Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của cao lỏng sóng rắn trên bệnh nhân zona

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=======

ĐÀO THANH HOA

§¸nh gi¸ t¸c dông hç trî ®iÒu trÞ
cña cao láng sãng r¾n trªn bÖnh nh©n
Zona
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số

: 60720201

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. ĐỖ THỊ PHƯƠNG
2. PGS.TS. NGUYỄN QUÝ THÁI


HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, cơ quan, bệnh viện, gia
đình và bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng quản lý và


đào tạo Sau đại học, Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Đảng ủy, Ban giám hiệu, Khoa Y học cổ
truyền - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã quan tâm tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong công tác, học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Đỗ Thị Phương, PGS.TS. Nguyễn Quý Thái những người thầy đã
trực tiếp dạy dỗ, ân cần chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học Cao học, người đã
dìu dắt, hướng dẫn tôi học tập nghiên cứu và thực hiện luân văn này.
Để có được kết quả nghiên cứu hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn các
bác sỹ, điều dưỡng và các nhân viên Khoa Da liễu – Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên, những bệnh nhân thân yêu điều trị tại Khoa Da liễu đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu góp phần quan trọng cho thành
công của đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố, mẹ hai bên, chồng và con trai
yêu quý, gia đình, lớp Cao học y học cổ truyền khóa 23 và bạn bè đã luôn ở
bên hậu thuẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Đào Thanh Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đào Thanh Hoa, lớp Cao học khóa 23, chuyên ngành Y học Cổ
truyền, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện với sự hướng dẫn khoa
học của GS.TS. Đỗ Thị Phương và PGS.TS. Nguyễn Quý Thái.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam.
3. Những số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực
và khách quan. Những số liệu và thông tin này đã được cơ sở nơi
tiến hành nghiên cứu chấp nhận và cho phép lấy số liệu. Đối tượng
nghiên cứu đều tình nguyện tham gia và đồng ý cung cấp thông tin.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung cam kết này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Đào Thanh Hoa


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

:

Bệnh nhân

BV

:

Bệnh viện

ĐC

:

Đối chứng


ĐT

:

Điều trị

DTCT

:

Diện tích cơ thể

LS

:

Lâm sàng

N(N0, N3, N7, N10)

:

Ngày điều trị

NC

:

Nghiên cứu


NĐC

:

Nhóm đối chứng

NNC

:

Nhóm nghiên cứu

TCLS

:

Triệu chứng lâm sàng

VZA

:

Virus Zona

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới


(World Health Organization)
YHCT

:

Y học cổ truyền

YHHĐ

:

Y học hiện đại

(Varicella zoster virus)

MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................5


DANH MỤC BẢNG...................................................................16
DANH MỤC HÌNH....................................................................19
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................1
CHƯƠNG 1..................................................................................3
TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN,
ĐIỀU TRỊ ZONA THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI.....................3
1.1.1. Nguyên nhân......................................................................................................................3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh...............................................................................................................5
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng........................................................................................................5

1.1.3.1. Tổn thương trên da...........................................................................................................5
1.1.3.2. Các triệu chứng toàn thân................................................................................................6
1.1.3.3. Các thể lâm sàng...............................................................................................................6
1.1.3.4. Tiến triển...........................................................................................................................7
1.1.3.5. Biến chứng........................................................................................................................8
1.1.4. Đau do bệnh Zona.............................................................................................................8
1.1.5. Cận lâm sàng....................................................................................................................10
1.1.5.1. Bạch cầu và công thức bạch cầu.....................................................................................10
1.1.5.2. Chẩn đoán tế bào Tzanck................................................................................................10
1.1.6. Điều trị bệnh Zona...........................................................................................................11
1.1.6.1. Liệu pháp kháng virus.....................................................................................................11
1.1.6.2. Điều trị đau do Zona.......................................................................................................12

1.2. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN,
ĐIỀU TRỊ ZONA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.............15
1.2.1. Sơ lược quan niệm viêm và đau theo YHCT...................................................................15
1.2.2. Quan niệm về Zona theo YHCT.......................................................................................16
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Zona theo YHCT.......................................................17
1.2.4. Các thể Zona theo YHCT..................................................................................................18
1.2.4.1. Thể thấp nhiệt.................................................................................................................18
1.2.4.2. Thể thấp độc hỏa thịnh..................................................................................................18
1.2.4.3. Thể khí trệ huyết ứ..........................................................................................................18


1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC..............................................18
1.3.1. Nghiên cứu điều trị bệnh Zona trên thế giới..................................................................18
1.3.2. Nghiên cứu điều trị bệnh Zona trong nước....................................................................20

1.4. TỔNG QUAN VỀ VỊ THUỐC NGHIÊN CỨU................22

CHƯƠNG 2................................................................................28
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU......................................................................................28
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU.............................................28
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................28
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHHĐ..................................................................28
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHCT...................................................................29
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân........................................................................................29

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................................29
2.3.2. Mẫu nghiên cứu..............................................................................................................30
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu.................................................................................................30
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................................................32
2.3.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................................32
- Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh,................................................................................................32
- Dấu hiệu khởi phát..................................................................................................................32
- Phân bố vị trí tổn thương........................................................................................................32
- Triệu chứng đau do Zona (4 tính chất chính).........................................................................32
- Các loại tổn thương cơ bản.....................................................................................................32
- Dấu hiệu lâm sàng khác: sốt, hạch phụ cận, liệt VII ngoại biên,….........................................32
- Các bệnh kết hợp.....................................................................................................................32
- Phân bố thể bệnh YHCT..........................................................................................................32
2.3.4.2. Kết quả điều trị...............................................................................................................32
- Kết quả điều trị chung.............................................................................................................32
2.3.4.3. Tác dụng không mong muốn..........................................................................................32
Theo dõi các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng.............................32


- Lâm sàng: mệt mỏi, đau đầu,chóng mặt,buồn nôn, nôn, khó tiêu,dị ứng thuốc, trứng cá..32

2.3.5. Phương pháp đánh giá....................................................................................................32
2.3.5.1. Sự cải thiện mức độ đau.................................................................................................32
2.3.5.2. Tác dụng cải thiện giấc ngủ.............................................................................................33
2.3.5.3. Kết quả điều trị chung....................................................................................................33
2.3.6. Xử lý số liệu......................................................................................................................34
2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu..............................................................................................34

Chương 3.....................................................................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
35
3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi của 2 nhóm nghiên cứu.................................35
3.1.2. Phân bố theo giới............................................................................................................35
3.1.3. Phân bố thời gian bị bệnh của 2 nhóm nghiên cứu.......................................................36
3.1.4. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu khởi phát................................................36
3.1.5. Phân bố vị trí tổn thương da của 2 nhóm nghiên cứu...................................................37
3.1.6. Phân bố tính chất đau của 2 nhóm nghiên cứu.............................................................38
3.1.7. Các loại tổn thương cơ bản.............................................................................................39
3.1.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của 2 nhóm nghiên cứu....................................................39
3.1.9. Bệnh kết hợp với Zona....................................................................................................40
3.1.10. Đặc điểm phân bố theo thể bệnh YHCT giữa hai nhóm..............................................40

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.........................................................41
3.2.1. Kết quả cải thiện mức độ đau.........................................................................................41
3.2.1.1. Hiệu quả cải thiện mức độ đau theo thang điểm Likert................................................41
3.2.1.2. So sánh thời gian hết đau...............................................................................................43
3.2.1.4. Thời gian hết đau trung bình ở cả hai nhóm.................................................................43
3.2.2. Kết quả cải thiện một số triệu chứng ngoài da..............................................................45
3.2.2.1. Kết quả cải thiện các triệu chứng ngoài da theo thời gian............................................45
3.2.2.2. Thời gian hết các triệu chứng ngoài da..........................................................................46

3.2.3. Tác dụng cải thiện giấc ngủ.............................................................................................46
3.2.4. Kết quả điều trị chung sau 10 ngày điều trị ở hai NNC..................................................48
3.2.5. Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu............................................49


3.2.5.1. Kết quả giảm đau theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu........................................49
3.2.5.2. Kết quả cải thiện các triệu chứng ngoài da theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu 49
3.2.5.3. Kết quả cải thiện triệu chứng mất ngủ theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu.......52
3.2.5.4. Kết quả điều trị chung theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu.................................52

Nhận xét: Cả hai thể YHCT đều có số bệnh nhân đạt hiệu quả
tốt chiếm tỷ lệ cao với 73,7% ở thể thấp nhiệt và 63,6% ở
thấp độc hỏa thịnh. Không có bệnh nhân nào đạt kết quả
kém và trung bình. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với p > 0,05......................................................................53
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN..............................53
3.3.1. Một số tác dụng không mong muốn..............................................................................53
3.3.2. Chỉ số huyết học của 2 nhóm nghiên cứu......................................................................53
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm các chỉ số huyết học của hai nhóm nghiên cứu từ ngày đầu
tiên (N0) đến ngày thứ 10 điều trị (N10) cho thấy; các chỉ số Hồng cầu, chỉ số
Hemoglobin, chỉ số Bạch cầu và chỉ số Tiểu cầu của các bệnh nhân bị bệnh Zona đều
nằm trong giới hạn bình thường. Có sự tương đồng về các chỉ số huyết học ở các
nhóm nghiên cứu trước và sau khi điều trị với p > 0,05.............................................54
3.3.3. Chỉ số sinh hóa của 2 nhóm nghiên cứu.........................................................................54

Chương 4.....................................................................................56
BÀN LUẬN.................................................................................56
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
56
4.1.1. Phân bố theo tuổi............................................................................................................56


Bệnh Zona có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, nhưng đặc biệt
khi tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng và di chứng
đau càng nhiều. Khi điều trị kịp thời thì đa số bệnh nhân
triệu chứng đau sẽ giảm rõ rệt và ít để lại di chứng [2],
[16]........................................................................................56


Theo Đặng Văn Em (2005), nghiên cứu trên 43 BN Zona trên
50 tuổi chiếm 79,07% [18]. Nghiên cứu của Vũ Ngọc
Vương (2006), 100% bệnh nhân đều trên 50 tuổi, cao nhất
là 85 tuổi [37].......................................................................56
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh cũng xuất hiện ở mọi
lứa tuổi với nhóm bị bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 50 69 tuổi. Có sự tương đồng về tuổi giữa hai nhóm bệnh
nhân nghiên cứu với p > 0,05.............................................56
Nhìn chung, bệnh nhân thường gặp trong kết quả nghiên cứu
của chúng tôi chủ yếu trên 50 tuổi là tương đồng so với
các kết quả nghiên cứu trước đó. Đây là lứa tuổi cần lưu ý
trong khám xét và điều trị vì tuổi càng cao thì sức đề
kháng giảm và mắc nhiều bệnh kết hợp do đó tỷ lệ mắc
bệnh Zona càng tăng và di chứng để lại càng nhiều đồng
thời khả năng đáp ứng với điều trị cũng giảm so với tuổi
trẻ..........................................................................................56
4.1.2. Phân bố theo giới............................................................................................................56

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh Zona theo giới
gần xấp xỉ như nhau, hoặc nếu có sự khác biệt thì không
nhiều, các tác giả này cũng không tìm thấy sự liên quan
đặc biệt nào của bệnh về giới tính [1],[3],[23]..................56
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân nữ cao

hơn bệnh nhân nam ở cả hai nhóm nghiên cứu và nhóm
đối chứng, tỷ lỷ bệnh nhân nữ ở cả hai nhóm nghiên cứu


chiếm lần lượt 56,70% và 63,30%. Không có sự khác biệt
về giới giữa hai nhóm với p > 0,05. Như vậy sự khác biệt
về giới trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
các nghiên cứu trước, điều này cũng phù hợp với dịch tễ
của bệnh Zona có thể gặp ở cả hai giới với tỷ lệ mắc bệnh
ngang nhau...........................................................................56
4.1.3. Thời gian bị bệnh.............................................................................................................57
Thời gian bị bệnh được tính từ lúc bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh cho đến
khi bệnh nhân đến bệnh viện khám và điều trị...........................................................57
Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian bị bệnh của bệnh nhân chủ yếu là trong vòng 7
ngày, trong đó chủ yếu là các bệnh nhân bị bệnh trước 5 ngày, với 86,7% bệnh nhân
ở nhóm nghiên cứu đến khám và điều trị sau khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau
và nổi mụn 5 ngày. Có sự tương đồng về thời gian bị bệnh giữa hai nhóm bệnh nhân
với p > 0,05. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Vũ Ngọc Vương (2006)
với thời gian bị bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu là 5,3 ngày và 5,41 ngày ở
nhóm chứng [37]..........................................................................................................57
Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian bị bệnh của bệnh nhân được ghi nhận là tương
đối sớm. Vì Zona là một bệnh cấp tính triệu chứng rầm rộ với tính chất đau và rát rõ
rệt nên được phát hiện sớm. Và khi bệnh nhân đến viện càng sớm thì hiệu quả điều
trị sẽ càng cao vì thuốc điều trị có tác dụng tốt nhất trong tuần đầu bị bệnh và giảm
tối đa di chứng đau sau Zona.......................................................................................57
4.1.4. Dấu hiệu khởi phát bệnh.................................................................................................58
4.1.5. Vị trí tổn thương da.........................................................................................................58
4.1.6. Tính chất đau...................................................................................................................59
Bản chất của đau thần kinh do Zona là do varicella zoster virus phá hủy bao Myelin của sợi
thần kinh cảm giác [22]. Sự phá hủy này xảy ra trước khi tổn thương trên da xuất

hiện. Vì vậy, tùy thuộc vào vị trí tổn thương của dây thần kinh cảm giác mà bệnh
nhân có các biểu hiện đau và triệu chứng khác nhau. Đau do Zona có thể xuất hiện
trước, trong hoặc sau khi có thương tổn trên da. Đau cũng có thể chỉ khu trú ở vùng
tổn thương nhưng cũng có khi đau lan sang vùng khác [15],[40]..............................59
Triệu chứng đau do Zona được thể hiện qua 4 tính chất đau rát, đau nhói, tăng cảm giác đau
và dị cảm đau. Bốn tính chất đau này trong bệnh Zona không xảy ra riêng rẽ mà có


thể xảy ra đồng thời trên cùng một bệnh nhân. Tuy nhiên tính chất đau rát vẫn là
tính chất đau chính và đây là triệu chứng điển hình làm nên sự đặc trưng đau do
Zona trên bệnh nhân với 93,3% bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu có đau rát, kết quả
này ở nhóm đối chứng là 96,7%. Không có sự khác biệt về tính chất đau giữa 2
nhóm với p > 0,05.........................................................................................................60
4.1.7. Các loại tổn thương cơ bản.............................................................................................60
4.1.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của hai nhóm nghiên cứu.................................................61
4.1.9. Các bệnh kết hợp với Zona..............................................................................................61
Với nhóm đối chứng, các bệnh kết hợp cũng chia làm 4 nhóm: nhóm bệnh huyết áp chiếm
tỷ lệ cao nhất (chiếm 33,30%), thứ hai là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid
(chiếm 23,30%), nhóm bệnh tiểu đường chỉ chiếm 10,00%, cuối cùng là nhóm viêm
dạ dày, viêm đại tràng và gout (đều chiếm 3,30%). Đặc biệt, không ghi nhận sự xuất
hiện bệnh nhân hen phế quản trong nhóm đối chứng...............................................62
4.1.10. Phân bố bệnh theo thể YHCT........................................................................................62
Theo quan điểm YHCT chứng Sang dương được phân thành 3 thể theo tiến triển của bệnh
với thể thấp nhiệt là giai đoạn khởi phát của bệnh, thể thấp độc hỏa thịnh tương
ứng giai đoạn toàn phát và thể khí trệ huyết ứ tương ứng giai đoạn đau sau Zona. 62
Trong nghiên cứu của mình chúng tôi chọn lựa những bệnh nhân Zona có thời gian mắc
bệnh <7 ngày tương ứng với giai đoạn khởi phát và một phần của giai đoạn toàn
phát do đó thể YHCT mà chúng tôi gặp được thuộc thể thấp nhiệt và thể thấp độc
hỏa thịnh. Với số bệnh nhân đến viện khám và điều trị trong vòng 3 ngày chiếm tỷ lệ
cao nhất tức số bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát cao tương đồng với kết quả số

bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu là thể thấp nhiệt ở cả hai nhóm
với 63,3% ở nhóm nghiên cứu và 70,0% ở nhóm đối chứng. Không có sự khác biệt
về phân bố bệnh theo thể YHCT giữa hai nhóm với p > 0,05.....................................62
Tại thời điểm điều trị N10 hiệu quả cũng được cải thiện khả quan so với thời điểm nhập
viện. Với nhóm nghiên cứu có 66,7% số bệnh nhân hết đau, 33,3% số bệnh nhân
còn ở mức độ đau ít, nhóm đối chứng có 30,0% số bệnh nhân hết đau và 60,0% số
bệnh nhân còn ở mức độ đau ít và 10,0% bệnh nhân còn đau vừa. Không có bệnh
nhân nào còn đau mức độ nặng ở cả hai nhóm..........................................................62

4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ..................................63
4.2.1. Kết quả cải thiện mức độ đau.........................................................................................63
4.2.1.1. Hiệu quả cải thiện mức độ đau theo thang điểm Likert................................................63


Triệu chứng đau do Zona thông qua 4 tính chất đau rát, đau nhói, tăng cảm đau và dị cảm
đau được lượng hóa thành mức độ đau thông qua thang điểm Likert thể hiện ở 10
điểm với mức độ đau tăng dần từ 0 đến 10. Sự cải thiện mức độ đau được thể hiện
thông qua sự biến đổi của thang điểm Likert ở tại các thời điểm điều trị. Tại thời
điểm nhập viện 100% số bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều có mức độ đau theo thang
điểm Likert ở mức độ vừa và nặng. Trong đó nhóm nghiên cứu có 76,7% số bệnh
nhân có mức độ đau nặng (Likert ≥ 7 điểm), kết quả này ở nhóm đối chứng là
70,0%............................................................................................................................63
Sau 3 ngày điều trị nhóm nghiên cứu dùng cao Lỏng Sóng rắn cải thiện mức độ đau rõ rệt so
với thời điểm trước điều trị với p < 0,01. Likert trung bình giảm còn 5,67 ± 1,80. Kết
quả này khá hơn so với nhóm chứng đạt kết quả 5,80 ± 1,18. Điều này cho thấy Cao
lỏng Sóng rắn với tác dụng thanh can hỏa lương huyết giúp thanh nhiệt tiêu viêm
giúp giảm đau tốt hơn trên bệnh nhân. Tuy nhiên do thời gian dùng thuốc mới là 3
ngày thuốc chưa phát huy đầy đủ tác dụng nên hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân
giữa hai nhóm là tương đương với p > 0,05...............................................................63
Sau 7 ngày và 10 ngày điều trị, hiệu quả giảm đau ở hai nhóm bệnh nhân đều rõ rệt so với

trước điều trị với p < 0,01. Hiệu quả ở nhóm nghiên cứu cao hơn ở nhóm chứng với
p < 0,05. Điều này cho thấy sau khoảng thời gian 10 ngày dùng thuốc liên tục, đủ
thời gian để thuốc ngấm tốt hơn tại vị trí tổn thương da, giúp thuốc phát huy tối đa
tác dụng điều trị của chứng viêm đau trong bệnh Zona.............................................63
Với cơ chế đau trong Zona là do virus làm hủy myelin và những sợi lớn của thần kinh cảm
giác, làm mất đường dẫn truyền vào, do đó đau do Zona là tình trạng khó đáp ứng
với các loại thuốc giảm đau. Đau ở vùng da bị tổn thương rất khó chịu, đau dị cảm,
đau tăng mỗi khi bị các kích thích bởi các tác nhân như gió, nhiệt độ hay quần áo cọ
vào. Cao lỏng Sóng rắn bôi vào vùng tổn thương có tác dụng ngăn không cho các tác
nhân bên ngoài như gió, nhiệt độ, sự cọ sát của quần áo kích thích vào các đầu mút
thần kinh. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau của Sóng rắn
trên thự nghiệm. Kết quả NC trên thực nghiệm gây đau trên máy đo ngưỡng đau và
thời gian phản ứng đau của các lô chuột chứng sinh học, lô dùng Voltaren bôi, lô bôi
dịch triết sóng rắn tươi, lô bôi dịch triết sóng rắn khô lần lượt là: 8,29±1,07 và
1,58±0,21s; 9,28±1,78 và 1,89±0,36s; 10,69±2,9 và 2,28±0,48s; 12,04±2,33 và
2,34±0,47s cho thấy Voltaren, dịch chiết sóng rắn tươi và sóng rắn khô có tác dụng
làm tăng rõ rệt lực gây phản xạ đau và thời gian đáp ứng đau trên máy đo ngưỡng
đau của chuột so với lô chứng sinh học (p˂0,05 và 0,01). Tác dụng này của dịch chiết
sóng rắn khô mạnh hơn tác dụng của Voltaren với p˂0,05 [51].................................64


Như vậy bước đầu chúng tôi có thể nhận định rằng dùng Acyclovir + Neurontin kết hợp với
bôi Cao lỏng Sóng răn có hiệu quả trên bệnh nhân Zona. Kết quả cũng cho thấy tính
khả quan của việc áp dụng rộng rãi sử dụng Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh nhân Zona
thể nhẹ và vừa trong các cơ sở y tế.............................................................................64
4.2.1.2. Thời gian hết đau............................................................................................................64
4.2.2. Hiệu quả phục hồi da......................................................................................................65
Về hiệu quả hồi phục da, nghiên cứu của chúng tôi đánh giá dựa trên các chỉ số về thời gian
hết dát đỏ, thời gian hết phù nề, thời gian khô tổn thương cũng như thời gian đóng
vảy và bong vảy hoàn toàn trên hai nhóm bệnh nhân................................................65

Thời gian hết phù nề ở nhóm nghiên cứu với 26 bệnh nhân hết phù nề ≤ 7 ngày, kết quả này
ngắn hơn thời gian hết phù nề ở nhóm đối chứng với 19 bệnh nhân. Sự khác biệt
giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05......................................................66
Hai kết quả trên cho thấy khả năng khả năng chống viêm của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh
nhân của nhóm nghiên cứu bước đầu có hiệu quả tốt...............................................66
Thời gian khô tổn thương, đóng vảy cũng như bong vảy hoàn toàn cho thấy tiến triển tốt
trong điều trị bệnh từ giảm cho đến hết các triệu chứng ngoài da, từ bảng 3.17
chúng ta thấy thời gian khô tổn thương của 2 hai nhóm là tương đương nhau với p
> 0,05. Điều này cho thấy hiệu quả điều trị bằng thuốc nền uống Acyclovir và
Neurotin ở cả 2 nhóm trong điều trị Zona trên lâm sàng...........................................66
Ở nhóm nghiên cứu dùng kết hợp Acyclovir và Neurotin với Cao lỏng Sóng rắn cho thấy thời
gian đóng vảy cũng như bong vảy hoàn toàn của bệnh nhân ngắn hơn ở nhóm đối
chứng. Cụ thể là thời gian đóng vảy và thời gian bong vảy hoàn toàn ở nhóm nghiên
cứu lần lượt là 3,8 ± 1,63 và 7,6 ± 1,22, kết quả này ở nhóm đối chứng là 5,3 ± 2,49
và 8,4 ± 1,52..................................................................................................................66
4.2.3. Tác dụng cải thiện giấc ngủ.............................................................................................67
4.2.4. Kết quả điều trị chung.....................................................................................................69
4.2.5. Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu............................................70
4.2.5.1. Kết quả giảm đau theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu........................................70
4.2.5.2. Kết quả cải thiện các triệu chứng ngoài da theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu 70
4.2.5.3. Kết quả cải thiện triệu chứng mất ngủ theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu.......71
4.2.5.4. Kết quả điều trị chung theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu.................................72

Từ bảng 3.26 cho thấy cả hai thể YHCT đều có số bệnh nhân
đạt hiệu quả tốt chiếm tỷ lệ cao với 73,7% ở thể thấp nhiệt
và 63,6% ở thấp độc hỏa thịnh. Không có bệnh nhân nào


đạt kết quả kém và trung bình. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.................................................72

4.2.6. Tác dụng lâm sàng không mong muốn...........................................................................72

KẾT LUẬN.................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................76
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cách tính thang điểm đau Likert [7] 33
Bảng 3.1. Sự phân bố về tuổi của 2 nhóm nghiên cứu 35
Bảng 3.2. Phân bố theo giới 35
Bảng 3.3. Phân bố thời gian bị bệnh của 2 nhóm nghiên cứu
36
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu khởi phát bệnh 36
Bảng 3.5. Phân bố vị trí da bị tổn thương 37
Bảng 3.6. Phân bố tính chất đau của 2 nhóm nghiên cứu 38
Bảng 3.7. Các loại tổn thương cơ bản 39
Bảng 3.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của 2 nhóm nghiên cứu
39
Bảng 3.9. Một số bệnh kết hợp với Zona 40
Bảng 3.10. Đặc điểm phân bố theo thể bệnh YHCT 40
Bảng 3.11. Thay đổi thang điểm đau ở các thời điểm điều trị
41
Bảng 3.12. Mức chênh Likert ở các thời điểm so với N0 42
Bảng 3.13. So sánh thời gian hết đau của 2 nhóm 43
Bảng 3.14. Thời gian hết đau trung bình ở cả hai nhóm 44
Bảng 3.15. Kết quả cải thiện dát đỏ theo thời gian 45
Bảng 3.16. Kết quả cải thiện phù nề theo thời gian 45
Bảng 3.17. Thời gian khô tổn thương ở hai nhóm 45
Bảng 3.18. Thời gian hết các triệu chứng ngoài da 46



Bảng 3.19. Kết quả điều trị tác dụng cải thiện giấc ngủ 46
Bảng 3.20. Kết quả điều trị chung sau 10 ngày điều trị ở hai
NNC 48
Bảng 3.21. Kết quả giảm đau theo thể bệnh YHCT ở NNC 49
Bảng 3.22. Kết quả cải thiện dát đỏ theo thời gian 49
Bảng 3.23. Kết quả cải thiện phù nề theo thời gian 50
Bảng 3.24. Thời gian khô tổn thương ở hai thể 50
Bảng 3.25. Kết quả cải thiện triệu chứng mất ngủ theo thể
bệnh YHCT ở NNC 52
Bảng 3.26. Kết quả điều trị chung theo thể bệnh YHCT ở
NNC 52
Bảng 3.27. Một số tác dụng không mong muốn 53
Bảng 3.28. Kết quả xét nghiệm chỉ số huyết học của hai nhóm
nghiên cứu 53
Bảng 3.29. Kết quả xét nghiệm chỉ số sinh hóa của hai nhóm
nghiên cứu 54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Hiệu quả cải thiện mức độ đau theo thời gian 43
Biểu đồ 3.2. Hiệu quả cải thiện giấc ngủ 48


DANH MỤC HÌNH


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Zona là một tình trạng viêm hạch thần kinh gây nên do một loại
virus hướng da và thần kinh có tên là Varicella - Zoster Virus (VZA). Tổn
thương trong bệnh Zona là những mụn nước, bọng nước, khu trú đặc biệt một
bên cơ thể theo hướng đi của dây thần kinh, vì vậy bệnh Zona được xếp vào
nhóm bệnh da có mụn nước do virus [1],[2]. Ở Mỹ, gần 100% người lớn có
chứng cứ huyết thanh về việc nhiễm varicella zoster virus và đều có nguy cơ
bị Zona. Hàng năm có hơn 500.000 bệnh nhân bị herpes zoster. Ở nước ta,
theo nghiên cứu tại Bệnh viện da liễu Trung ương từ 1/2008 đến 12/2011 cho
thấy nhóm bệnh dưới 15 tuổi chiếm tỉ lệ thấp 4,17%, bệnh nhân trên 50 tuổi
chiếm tỉ lệ 43,53%, ngoài ra sự phân bố bệnh có thể gặp ở tất cả các thời gian
trong năm, tăng lên vào các tháng mùa hè và đầu mùa thu[2].
Bệnh Zona cũng thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch do
dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, hoá trị liệu điều trị ung thư, bệnh
nhân HIV/AIDS... [4],[5]. Riêng bệnh nhân HIV/AIDS thì bệnh Zona chiếm
tỷ lệ cao hơn (29,4/1000 người/ năm), thương tổn da nặng và lan toả hơn, đây
cũng là một dấu hiệu chỉ điểm của HIV/AIDS [2].
Đau là một triệu chứng quan trọng trong bệnh Zona. Đau có thể xuất
hiện trước (đau tiền triệu) hoặc cùng lúc có thương tổn trên da và có thể tồn
tại nhiều tháng thậm chí nhiều năm sau khi thương tổn da đã hoàn toàn lành
sẹo (đau sau Zona) [5],[6].
Các thương tổn da trong bệnh Zona thường khỏi sau 2-3 tuần [5].
Nhưng đau có thể còn kéo dài tuỳ thuộc vào tuổi, bệnh liên quan và thuốc
điều trị sớm. Các thuốc điều trị đau Zona và đau sau Zona có nhiều loại như:
Paracetamol, Neurontin, amitriptylin… tuy nhiên hiệu quả vẫn thất thường, có
nhiều tác dụng phụ. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về điều trị Zona với mong
muốn làm nhanh lành tổn thương và hạn chế đau Zona và đau sau Zona, song


2


kết quả đạt được không đáng kể. Ở Việt Nam có nhiều cây thuốc trong dân
gian được dùng để chữa bệnh có hiệu quả, cây Sóng rắn (Albizia) được phát
hiện mọc hoang khá phổ biến tại Thái Nguyên cũng như một số vùng đất
trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc...Tại những vùng này, nhân dân đã dùng
loại lá cây này để chữa các bệnh mụn rộp, Herpes, Zona (giời leo)...và một số
bệnh ngoài da khác. Trong đó đáng chú ý là bài thuốc dùng lá cây Sóng rắn
giã nhỏ đắp lên tổn thương mụn rộp để chữa bệnh giời leo (theo dân gian)
được cho là rất hiệu quả. Đặc biệt ở Thái Nguyên cây Sóng rắn đã được
nghiên cứu thực nghiệm độc tính cấp (LD50), độc tính bán trường diễn, phản
ứng kích ứng da, tác dụng giảm đau chống viêm và bước đầu thăm dò lâm
sàng trên một số bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên
thấy có hiệu quả điều trị khả quan. Để tiếp tục khẳng định tác dụng của vị
thuốc, hạn chế tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị cho bệnh
nhân chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị
của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh nhân Zona” nhằm các mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh
nhân Zona.

2.

Tìm hiểu tác dụng không mong muốn của Cao lỏng Sóng rắn trong hỗ
trợ điều trị Zona trên lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ
ZONA THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Nguyên nhân
Zona là bệnh da thường gặp với tỉ lệ bệnh nhân Zona mới mắc hàng
năm từ 1,5 - 3%. Theo nghiên cứu ở Mỹ và Châu Âu cho thấy, tỷ lệ mắc
Zona ở người dân nhóm tuổi từ 20 - 50 chiếm 2,5/1000 dân, nhóm từ 51 79 chiếm 5,1/1000 dân, nhóm từ 80 tuổi trở lên chiếm tỷ lên cao 10,1/1000
dân [8]. Cho thấy tuổi càng cao tỷ lệ mắc càng cao, nhất là nhóm bệnh
nhân trên 50 tuổi, là do hệ miễn dịch qua trung gian tế bào hoạt động kém
hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho vius tái hoạt động, chúng di chuyển
theo các trục thần kinh tới da và gây bệnh.
Ở Việt Nam, theo nguyên cứu tại bệnh viện Da liễu trung ương từ
1/2008 đến 12/2011 cho thấy nhóm bệnh nhân dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ
4,17%, bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 43,53%, ngoài ra sự phân bố
bệnh có thể gặp ở tất cả thời gian trong năm, tăng lên vào các tháng mùa hè
và đầu mùa thu [1].
Vào đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học đã xác định được tác nhân gây
bệnh là Varicella Zoster Virus (VZV) (virus gây bệnh thuỷ đậu), virus này
gây nên tình trạng viêm hạch thần kinh cấp tính. VZV có nhân là DNA và
thuộc họ α Herpes, còn gọi là virus herpes ở người (Human Herpes Virus HHV3) [4]. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy cấu trúc của VZV kích
thước 150 - 200nm, vỏ là protein gồm 162 đơn vị hình thái (Capsomeres),
có màng lipid bao quanh với những nhung mao. Chiều dài của những
nhung mao vỏ ngoài là 80A 0.


4
Vi nhung mao
Glycoprotein gB- gN
Màng Lipid
Vỏ


DNA
Hạt capxit
Hình 1.1. Siêu cấu trúc VZV
(Nguồn www.healthoma.com/ 30/5/2007)
Năm 1991, Agut thấy VZV lây truyền qua đường hô hấp, nhân lên ở đó
và được các lympho bào vận chuyển đến hệ liên võng nội mô rồi xâm nhập
vào máu sau 5 ngày, gây nhiễm Virus huyết lần đầu rồi đến khu trú tại gan,
lách. Từ gan, lách VZV lại tung vào máu lần thứ hai và cuối cùng mới đến da
để gây tổn thương (bệnh thuỷ đậu). Thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 ngày
đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với Virus. Khi thương tổn ngoài da cuối cùng
đóng vẩy tiết là lúc bệnh không còn khả năng lây. Cùng với việc gây tổn
thương da, Virus đi theo các dây thần kinh hướng tâm đến khu trú ở các hạch
giao cảm và tiềm ẩn ở đây hàng năm. Khi có điều kiện thuận lợi như suy giảm
miễn dịch, sang chấn tâm lý… VZV được tái hoạt và gây bệnh Zona.
Trong Zona, kháng thể IgG tăng còn IgM thay đổi thất thường. Các tác
giả cho rằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ chống lại Virus trong việc tồn tại lâu của VZV và chống lại
những đợt tái nhiễm. Miễn dịch trong Zona là miễn dịch suốt đời (trừ trường
hợp bệnh nhân bị các bệnh suy giảm miễn dịch).


5

1.1.2. Cơ chế bệnh sinh
VZV xâm nhập dây thần kinh và hạch giao cảm, tại đây Virus sẽ nhân
lên làm hạch rễ sau của đoạn thần kinh bị viêm cấp, hoại tử, xuất huyết, Virus
lan dọc theo chiều dài ngoại vi của dây thần kinh cảm giác làm tổn thương
bao Myelin, đôi khi lan cả vào rễ thần kinh. Sự nhân lên của Virus làm tổn
thương thực thể dây thần kinh gây tăng nhạy cảm ngoại vi, đồng thời các tế

bào thần kinh bị hủy hoại sẽ giải phóng các cytokine gây viêm. Tổn thương
thần kinh cảm giác làm xuất hiện các cơn đau lan dọc theo đường đi của dây
thần kinh cảm giác đó chi phối. Thời kỳ tiền triệu, người bệnh có thể đau đầu,
khó chịu, ít khi có sốt. Bệnh khởi đầu với các triệu chứng đau nhói, có khi đau
dữ dội ở các vùng da trước khi có tổn thương 1 - 5 ngày. Các mụn nước ban
đầu căng rồi loét chảy dịch và đóng vảy. Các vị trí tổn thương thường gặp
nhất là liên sườn và đầu - mặt - cổ. Các vị trí khác ít gặp hơn như chân, tay,
bẹn.... Các mụn nước khô và bong vảy da trong khoảng thời gian từ 2 - 4 tuần,
thường để lại sẹo nông. Các ban đỏ và mụn nước thường chỉ ở một bên cơ thể
và không vượt quá đường giữa. Bệnh có thể để lại di chứng là các cơn đau dai
dẳng, nhẹ từ 1 - 2 năm, nặng 10 năm, trung bình từ 2 - 5 năm.
Một số bênh nhân đặc biệt là trẻ em bị Zona nhưng lại không có tiền sử
thủy đậu, có thể họ mắc bằng con đường nhau thai [2].
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng
1.1.3.1. Tổn thương trên da
Trước khi tổn thương mọc 2 - 3 ngày thường có cảm giác báo hiệu
như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn
thân ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu... Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng
và đau.
Vị trí: Thường khu trú tập trung ở những vị trí đặc biệt và chỉ có một
bên của cơ thể thành một khoanh dọc theo các đường dây thần kinh chi phối


6

như trán - quanh mắt - đầu, hoặc cổ - vai - cánh tay, liên sườn một bên từ sau
lưng vòng ra ngực, hoặc dọc từ hông xuống đùi, nhưng cá biệt có thể bị cả hai
bên hay lan toả.
Tổn thương cơ bản: Thường bắt đầu là dát đỏ hình tròn, hình bầu dục
kích thước 0,5 - 1 cm, sau 1 - 2 ngày xuất hiện các mụn nước, bọng nước

không căng mọc thành từng đám từng chùm có dịch trong hoặc đục (mủ) hoặc
đỏ hồng (máu). Sau 3 - 5 ngày bọng nước dập vỡ ra thành vết loét trợt ướt,
dần đóng vảy tiết sau lành để lại sẹo. Từ khi bắt đầu mọc đến khi lành sẹo
khoảng 20 - 30 ngày. Trước hoặc cùng với tổn thương da, thường nổi hạch
sớm, đau ở vùng tương ứng. Hạch là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán bệnh.
Rối loạn cảm giác rất thường gặp biểu hiện là đau dây thần kinh từng
cơn lan toả, hoặc thành các điểm đau chói dai dẳng, cảm giác rát, nóng, khu
trú ở vùng có thương tổn da. Ở người trẻ đau chỉ nhẹ và thoáng qua, nhưng
người già đau thường dữ dội và khá dai dẳng. Tại vùng da tổn thương, cảm
giác da có thể tăng, giảm hoặc rối loạn cảm giác. Cá biệt có khi bị viêm tuỷ
leo gây tử vong.
Nếu Zona ở người bị suy giảm miễn dịch sẽ có mụn nước lưu vong, hai
bên hoặc rải rác khắp người.
1.1.3.2. Các triệu chứng toàn thân
Triệu chứng toàn thân có thể có, tuỳ theo từng trường hợp có thể gặp:
- Viêm hạch (sưng, đau) vùng lân cận.
- Sốt, thường ở mức độ nhẹ và vừa, bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh.
- Mệt mỏi, kém ăn, đau khớp…
1.1.3.3. Các thể lâm sàng
- Theo vị trí
+ Zona liên sườn và ngực, bụng: các mụn nước mọc theo thần kinh liên sườn.
+ Zona ngực - cánh tay.


×