Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thực trạng hoạt động của một trong các nhà đầu tư có tổ chức trên TTCK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.5 KB, 5 trang )

Họ và tên: Hồ Thu Trang
Mã sinh viên: 11144595
Lớp học phần: Thị trường chứng khoán_

BÀI TẬP LỚN
Đề tài: Bình luận thực trạng hoạt động của một trong các nhà đầu tư có tổ chức trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Chủ thể lựa chọn: Công ty chứng khoán

BÀI LÀM
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng
khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán
chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và
bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Công ty chứng khoán có thể
tham gia quá trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung gian.
Các công ty chứng khoán giữ vai trò rất quan trọng trên thị trường chứng khoán.
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình
luân chuyển của chứng khoán, từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao
dịch mua bán trên thị trường thứ cấp. Vì thế nó chính là cầu nối giữa cung – cầu chứng
khoán. Góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường, ở một số nước, các công ty
chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh phải dành ra một tỉ lệ nhất định giao dịch của mình
để mua chứng khoán vào khi giá giảm và bán chứng khoán dự trữ ra khi giá lê quá cao
nhằm góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường. Tuy nhiên sự can thiệp này có hạn
và phụ thuộc vào nguồn vốn tự doanh và quỹ dự phòng chứng khoán. Cung cấp các dịch
vụ cho thị trường chứng khoán như thực hiện đầu tư, góp phần giảm chi phí giao dịch cho
nhà đầu tư. Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư.
Năm 2015 vừa qua là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới cũng như
Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tương đối ổn định và hấp
dẫn đầu tư nước ngoài. Đáng kể nhất là sự gia tăng trong doanh thu và lợi nhuận của
những công ty chứng khoán lớn hàng đầu Việt Nam. Top 10 công ty chứng khoán lớn
nhất Việt Nam dưới đây được thống kê dựa trên doanh thu năm 2015: CTCP Chứng


khoán Sài Gòn – SSI: Với thị phần cả năm lần lượt là 13,07% và 9,57% trên hai sàn
HOSE và HNX; CTCP Chứng khoán Bản Việt – VCSC; CTCP Chứng khoán TP.HCM –
HS; CTCP Chứng khoán VNDIRECT; CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội; CTCP
Chứng khoán Ngân hàng ĐT và PT Việt Nam – BSC; Công ty chứng khoán Ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng – VPBS; CTCP Chứng khoán MB – MBS; CTCP Chứng khoán
Bảo Việt – BVSC; Công ty TNHH Chứng khoán ACB – ACBS.


Công ty chứng khoán thực hiện rất nhiều nghiệp vụ như: Môi giới chứng khoán,
Tự doanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng
khoán, Nghiệp vụ Repo chứng khoán, Cho vay cầm cố chứng khoán, ... Để thực hiện
được các nghiệp vụ này thì các công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ thực góp tối
thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định: Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt
Nam; Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam; Bảo lãnh phát hành chứng khoán:
165 tỷ đồng Việt Nam; Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
Các nghiệp vụ chính, đóng góp lớn vào doanh thu cho các công ty chứng khoán là
môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Nghiệp vụ đầu tiên – Môi giới chứng khoán: Là một trong những nghiệp vụ chủ
chốt của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đứng ra làm đại diện cho
khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán
hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao
dịch đó. Người môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí
hoa hồng, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động đó.
Chức năng của hoạt động môi giới là: Giúp khách hàng ra quyết định mua bán
(chứng khoán, giá cả, thời điểm, khối lượng); Hưởng và chịu trách nhiệm về kết quả mua
bán của mình và khách hàng phải trả phí cho công ty chứng khoán. Đối với các công ty
chứng khoán: Giúp lệnh mua, bán của các khách hàng gặp nhau; Cung cấp thông tin
chứng khoán cho khách hàng; Tư vấn, giúp khách hàng đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Tại Việt Nam, các công ty chứng khoán đều đăng kí thực hiện nghiệp vụ này và là
nghiệp vụ quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Đây là nghiệp cụ thường đóng góp

lớn vào doanh thu của các công ty chứng khoán.
Từ năm 2010, số lượng tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán đạt trên 1
triệu, tang 1,2 lần so với năm 2009. Hoạt động môi giới 5 tháng đầu năm tang trưởng khá
do sự khởi sắc của thị trường thì những tháng cuối năm lại chứng kiến sự đi xuống của
thị trường với sắc đỏ chiếm ưu thế trên các sàn khiến cho hoạt động môi giới chứng
khoán giảm sút rõ rệt. Nhìn chung trong năm 2010, doanh thu môi giới nhìn chung tương
quan với thị phần môi giới. Những công ty có doanh thu môi giới cao là SSI (176 tỷ),
HSC (152 tỷ), FPTS (130 tỷ), SBS (120 tỷ), VND (105 tỷ). Đối với đa số công ty chứng
khoán, hoạt động này đóng góp từ 20-30% doanh thu.
Năm 2014, Theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) về
thị phần giá trị giao dịch môi giới, các vị trí dẫn đầu năm 2014 không có thay đổi. SSI
tiếp tục dẫn đầu về thị phần môi giới chứng khoán trên HOSE với tỷ lệ 11,96% trong quý
4 và 12,53% cả năm 2014. Đứng thứ 2 là Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM - HSC
(mã HCM) với tỷ lệ thị phần quý 4 là 10,56% và cả năm là 11,74%. Hai đơn vị này vẫn
bám sát nhau ở đỉnh bảng xếp hạng như cặp bài trùng. Theo sau lần lượt là VCSC


(6,52%), VNDS (5,81%), ACBS (5,60%), MBS (4,55%), FPTS (4,19%), BVSC (3,87%),
MBKE (3,75%) và VCBS (3,57%).
Năm 2015, thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HOSE: 4 vị trí đầu tiên không có
sự thay đổi gì so với năm 2014. Dẫn đầu vẫn là công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) với
13,07% thị phần. Vị trí thứ 2 thuộc về công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HSC) với 11,97% thị phần. Các vị trí tiếp theo thuộc về công ty chứng khoán Bản Việt
(VCSC) và công ty chứng khoán VNDirect chiếm lần lượt 8,39% và 5,69% thị phần.
Công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) tăng thêm 1 bậc so với năm 2014 với 5,28%
thị phần. Các vị trí tiếp theo lần lượt là công ty chứng khoán MB (4,82%), công ty chứng
khoán ACB (4,51%), công ty chứng khoán FPT (4,03%), công ty chứng khoán Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (3,88%) và công ty chứng khoán Bảo Việt (3,73%).
Trong 6 tháng đầu năm 2016, theo số liệu thống kê từ 12 công ty chứng khoán dẫn
đầu về thị phần môi giới tại Việt Nam hiện nay là SSI mẹ, TCBS, HSC, VCSC, VNDS,

VPBS, FPTS, BVSC, ACBS, BSC, SHS, MBS đã tạo ra 3.910 tỷ đồng doanh thu, tăng
34,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ hoạt động môi giới chiếm tỷ
trọng bình quân 22,3%. Công ty chứng khoán SSI, VPBS, TCBS, HSC, và VCSC là 5
công ty có doanh thu lớn nhất. Trong đó, SSI dẫn đầu về doanh thu hoạt động môi giới
(gần 200 tỉ VND). Tuy nhiên xét về tỷ trọng, HSC đang là công ty có tỷ trọng doanh thu
môi giới/tổng doanh thu cao nhất (Gần 50%).
Nghiệp vụ thứ 2 – Tự doanh chứng khoán: Là hoạt động tự mua, bán chứng khoán
cho chính mình để hưởng lợi nhuận. Hoạt động này công ty phải chịu trách nhiệm với
quyết định của mình, tự gánh chịu rủi ro từ quyết định mua, bán chứng khoán. Nghiệp vụ
tự doanh khá phức tạp, bởi vì muốn tự doanh thành công phải trải qua nhiều bước như:
xây dựng chiến lược đầu tư; khai thác và tìm kiếm cơ hội đầu tư; phân tích, đánh giá chất
lượng cơ hội đầu tư; thực hiện đầu tư; quản lý đầu tư và thu hồi vốn.
Năm 2010, có 88 trên 94 công ty được thống kê có doanh thu từ hoạt động tự
doanh với tổng giá trị đạt 5.164 tỷ đổng, chiếm 36,14% tổng doanh thu. Công ty dẫn đầu
trong doanh thu tự doanh là SBS (1.131 tỷ đồng), SSI (710 tỷ đồng) và ARG (642 tỷ
đồng). Đặc biệt số công ty chứng khoán có doanh thu đến chủ yếu từ hoạt động tự doanh
như Chứng khoán Á – Âu (82.61%), chứng khoán SBS (82,12%), Chứng khoán Bản Việt
(70,11%). Các công ty chứng khoán lớn đang niêm yết trên sàn như SSI, HPC, SHS cũng
có doanh thu từ hoạt động tự doanh chiếm tỉ lệ khá lớn. Tự doanh luôn là hoạt động tạo ra
lợi nhuận chính của các công ty chứng khoán.
Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán năm 2013: Tính chung trong 11 phiên
cuối tháng 6, khối tự doanh công ty chứng khoán đã mua ròng gần 7 triệu cổ phiếu, giá trị
mua ròng 138,6 tỷ đồng. Trong tháng 6, khối này mua ròng hơn 5 triệu cổ phiếu, giá trị
mua ròng 126 tỷ đồng.


Năm 2014, công ty chứng khoán SSI có quy mô lớn nhất trong các công ty chứng
khoán đang hoạt động tại Việt Nam, là đơn vị dẫn đầu về doanh thu tự doanh. Lũy kế 6
tháng đầu năm, thu 509 tỷ đồng, chiếm 60% tổng doanh thu
Quý I/2016, có nhiều lần VnIndex về ngưỡng rất thấp, đơn cử giữa tháng 1/2016,

VnIndex có thời điểm về 521 điểm nhưng tự doanh không mua bán nhiều và trạng thái
chủ yếu là bán ròng. Trong tháng 1, tự doanh mua bình quân 15 tỷ đồng/phiên và bán
ròng khoảng 16 tỷ đồng/phiên. Như vậy, tháng 1 tự doanh rút ròng khỏi thị trường
khoảng trên dưới 30 tỷ. Sang tháng 2, quy mô giao dịch của khối tự doanh không thay đổi
nhiều (cũng khoảng 31 tỷ đồng/phiên) nhưng giá trị bán ròng tăng mạnh lên hơn 3 tỷ
đồng/phiên giao dịch. Bán ròng mạnh mẽ nhất tháng 2 thuộc về nhóm tài chính và công
nghiệp với quy mô bán ròng cổ phiếu ngành tài chính lên đến gần 5 tỷ đồng. Tính chung
cả tháng 2, tự doanh rút ròng khoảng 75 tỷ đồng ra khỏi thị trường. Tuần đầu tháng 3,
tình trạng bán ròng của khối tự doanh chưa dứt. Giá trị mua của tự doanh 2 tuần qua đạt
bình quân 25,6 tỷ/phiên và giá trị bán đạt quanh 28,7 tỷ. Như vậy có nghĩa ra, chỉ tính
riêng 2 tuần đầu tháng 3, tự doanh rút ra khỏi thị trường 31 tỷ đồng.
Nghiệp vụ thứ 3 – Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là việc tổ chức bảo lãnh
tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình phát hành chứng khoán nhằm tư
vấn tài chính cho nhà phát hành, giúp nhà phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào
bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán
trong thời gian sau đợt phát hành chứng khoán.
Từng được coi là một nghiệp vụ chủ đạo cho sự phát triển của các công ty chứng
khoán, thế nhưng nghiệp vụ bảo lãnh phát hành dường như “mất hút” vào thời điểm hiện
tại. Số công ty chứng khoán có được doanh thu tốt từ nghiệp vụ này chỉ đếm trên đầu
ngón tay.
Trước năm 2008, nhu cầu phát hành của doanh nghiệp cao và nhu cầu mua cổ
phiếu của NĐT cao, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán phát triển dịch vụ bảo
lãnh phát hành. Không ít công ty chứng khoán còn giữ lại một phần cổ phiếu của doanh
nghiệp phát hành cho hoạt động tự doanh. Bảo lãnh phát hành và tự doanh là hai mảng
đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty chứng khoán thời đó. Tuy nhiên, khi khủng hoảng
kinh tế xảy ra, thị trường chứng khoán sụt giảm, giá nhiều cổ phiếu lao dốc, thì hoạt động
này cũng ảm đạm theo, bởi rủi ro về giá cổ phiếu là không thể đoán định được.
Hiện nay, nghiệp vụ này gần như biến mất khỏi hầu hết các công ty chứng khoán.
Chỉ có một số ít công ty chứng khoán là có ghi nhận doanh thu tốt từ mảng bảo lãnh phát
hành chứng khoán. công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) là cái tên đầu tiên được

nhắc tới trong mảng nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Những năm trước, VCBS thường
xuyên hiện diện trong các thương vụ phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn như
FLC, KLF…Năm 2015, VCBS tiếp tục thực hiện các thương vụ bảo lãnh phát hành cổ
phiếu (cho HAI) và bảo lãnh phát hành trái phiếu (cho Masan, Sungroup, Vneco). Tuy


nhiên, các thương vụ này chủ yếu được thực hiện trong nửa đầu năm, VCBS ghi nhận
doanh thu bảo lãnh phát hành 68,1 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng doanh thu trong kỳ.
Quý III/2015, VCBS không ghi nhận doanh thu từ nghiệp vụ này. Theo ghi nhận của Đầu
tư Chứng khoán, ngoài VCBS, có 3 công ty chứng khoán khác ghi nhận doanh thu tốt từ
mảng tư vấn và bảo lãnh phát hành. Cụ thể, doanh thu tư vấn của công ty chứng khoán
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) trong quý II/2015 đạt trên 23 tỷ đồng,
tăng hơn 107%; 6 tháng đầu năm tăng 140% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, doanh
thu tư vấn của công ty chứng khoán VPBank (VPBS) trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt
32,4 tỷ đồng, tăng gần 70%. Đối với công ty chứng khoán Kỹ thương (TechcombankSc),
công ty này trước đây ghi nhận các khoản doanh thu từ tư vấn, bảo lãnh phát hành vào
mục “doanh thu tư vấn”, nhưng trong quý II/2015 đã tách biệt hai khoản doanh thu này.
Theo đó, doanh thu tư vấn đạt 1,1 tỷ đồng, doanh thu bảo lãnh phát hành chứng khoán đạt
45 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng 2 khoản này chỉ bằng một nửa của quý II năm trước.
Năm 2016, hoạt động bảo lãnh chứng khoán tại các công ty chứng khoán lớn đã
khởi sắc hơn năm 2015. công ty chứng khoán Kỹ thương (TCBS) trong nửa đầu năm đạt
lãi ròng gần 300 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ chủ yếu nhờ tăng mạnh doanh thu bảo
lãnh. Cũng nhờ đẩy mạnh hoạt động môi giới, hoạt động cho vay margin và ứng trước, lãi
ròng của công ty chứng khoán IB (VIX) đã tăng đến 134% lên 34.3 tỷ đồng. Lũy kế nửa
đầu năm, doanh thu từ hoạt động môi giới của VIX tăng 7 lần, doanh thu hoạt động cho
vay margin và ứng trước tăng gấp 9 lần; hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành cũng ghi
nhận doanh thu hơn 3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước không ghi nhận doanh thu ở
mảng này.




×