Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.74 KB, 22 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH VĂN DŨNG

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội
Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ THỊ THƯ

Phản biện 1: TS. Nguyễn Hải Hữu
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội, hồi ...... ,ngày .... tháng..... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người cao tuổi (NCT) là lớp người có uy tín, kinh nghiệm và vai trò
quan trọng trong gia đình và xã hội, là người có công sinh thành, nuôi dạy
con cháu hình thành nhân cách và phát triển giống nòi. Ở nước ta, việc
"kính lão, trọng thọ" đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
luôn được gìn giữ qua các thế hệ.
Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm nhất quán về việc chăm sóc NCT và
coi đây là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, được thể
hiện thông qua các Văn kiện đại hội đảng và các Chỉ thị như: Chỉ thị
59/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương “Về chăm sóc người cao tuổi”, quy
định: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là
trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội... Trước hết cần quan tâm
chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn
tật và bất hạnh”; Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng cũng đã nêu:
“Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ
văn hoá, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc…
giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”.
Ở Việt Nam già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh,
quy mô ngày càng lớn. Từ năm 1979 đến 2009 tỷ lệ NCT (60+ tuổi) đã
tăng từ 7,1%, 7,2%, 8,2% và 9,0% trong tổng dân số. Theo kết quả điều
tra biến động dân số năm 2013, tỷ lệ NCT trong tổng dân số là 10,2% và
như vậy dân số Việt Nam đã ở trong thời kỳ “bắt đầu già” [27].
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa,
toàn tỉnh có 119.968 người cao tuổi (chiếm 9,99% tổng dân số). Tại thành
phố Nha Trang có 40.407 người cao tuổi (chiếm 10,01% tổng dân số)
Trong tổng số người cao tuổi có: 1.437 người cao tuổi đang hưởng trợ cấp

1


ưu đãi người có công, 5.172 người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội,
7447 người cao tuổi đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Như vậy, còn 24.551 người cao tuổi (chiếm 60,75% tổng số người cao
tuổi) trên địa bàn thành phố Nha Trang đang sống bằng sự nỗ lực của bản
thân, gia đình[ 27].
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách với người cao tuổi,
đặc biệt quan tâm chăm sóc NCT là người có công với nước, NCT không
nơi nương tựa, NCT khuyết tật. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ chủ yếu
là trợ giúp xã hội trực tiếp bằng nguồn lực tài chính đối với NCT có hoàn
cảnh khó khăn và không tự lo được cuộc sống, trong khi hiện nay nhu cầu,
đối tượng NCT cần trợ giúp đa dạng. Với hình thức trợ giúp truyền thống
không mang tính bền vững, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của NCT.
Nghề công tác xã hội (CTXH) tại tỉnh Khánh Hòa nói chung và
thành phố Nha Trang nói riêng đang trong giai đoạn hình thành, kinh
nghiệm CTXH với NCT chưa có, và những hạn chế về ý thức, nhận thức
của xã hội… Từ những khó khăn chung nêu trên, công tác xã hội đối với
NCT trên địa bàn thành phố Nha Trang đã được quan tâm chưa? Thực
trạng CTXH đối với NCT thành phố Nha Trang như thế nào? Để trả lời
câu hỏi này cần phải làm rõ đặc điểm, nhu cầu của NCT, nghiên cứu đánh
giá thực trạng CTXH đối với NCT trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Các công trình nghiên cứu về CTXH đối với NCT ở một số địa phương đã
có, tuy nhiên nghiên cứu về CTXH đối với NCT trên một địa bàn cụ thể là
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là một vấn đề mới.
Do đó, tác giả chọn đề tài “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ
thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài nghiên cứu.
Luận văn sẽ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng CTXH đối với NCT
hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt CTXH


2


đối với NCT tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn
hiện nay và trong những năm tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước những thách thức của vấn đề già hóa dân số cho việc phát
triển kinh tế - xã hội đi đôi với vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi
xã hội, các nghiên cứu dân số người cao tuổi đã được tiến hành từ những
năm 50 của thế kỷ XX tại các quốc gia phát triển, đã chuyển sang giai
đoạn “già hóa dân số”. Nhiều viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội đã
nghiên cứu NCT trên nhiều phương diện, đặc biệt là những đặc điểm tâm
lý và sinh lý của lứa tuổi. Các tài liệu, bài viết và các công trình nghiên
cứu về NCT nhằm mục đích là chăm sóc NCT , trong đó có chăm sóc sức
khoẻ NCT.
Trong những năm gần đây tiếp tục có thêm một số đề tài nghiên cứu
về hoạt động CTXH với NCT tại các địa bàn cụ thể. Một số công trình
tiêu biểu có thể kể đến như: Năm 2014 có đề tài: “Hỗ trợ xã hội đối với
Người cao tuổi từ thực tiễn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” của tác giả
Man Khánh Quỳnh. Năm 2015 có đề tài: "Công tác xã hội với người cao
tuổi từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" của tác giả Lê
Thị Mai Hương. Trong các đề tài nói trên, các tác giả đã đi sâu nghiên
cứu các vấn đề về thực tiễn trong hoạt động CTXH với người cao tuổi ở
các địa phương, tập trung vào các nội dung như: Đặc điểm của người cao
tuổi; các vấn đề người cao tuổi thường gặp phải; vai trò của nhân viên
CTXH trong trợ giúp người cao tuổi... [14,22].
Có thể thấy, rất nhiều các nghiên cứu về NCT thời gian trước và
gần đây mới chỉ thu thập thông tin về NCT, các nghiên cứu tập trung vào
một số đặc thù về NCT hoặc nghiên cứu NCT ở một số địa bàn đặc thù

nhằm đưa ra thực trạng về NCT, chất lượng chăm sóc NCT và khuyến

3


nghị về chăm sóc NCT, nâng cao chất lượng chăm sóc NCT theo phương
pháp tiếp cận từ nghề công tác xã hội.
Vì vậy, việc nghiên cứu CTXH đối với NCT từ thực tiễn thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có giá trị tham khảo đối với cơ quan, tổ chức
hữu quan của thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa trong quá trình
xây dựng, hoàn thiện và phát triển nghề công tác xã hội nói chung, công
tác xã hội đối với người cao tuổi nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về CTXH đối với NCT, các yếu tố
ảnh hưởng đến vấn đề này; ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân đối
với NCT vào giải quyết vấn đề cụ thể, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả CTXH đối với NCT tại thành phố Nha Trang nói
riêng và CTXH đối với NCT tỉnh Khánh Hòa nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về CTXH
đối với NCT.
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng CTXH đối với NCT và
các yếu tố ảnh hưởng tới CTXH đối với NCT.
- Ứng dụng tiến trình CTXH cá nhân đối với NCT giải quyết một
vấn đề cụ thể
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện tốt
CTXH đối với NCT tại thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa.
4.3. Phạm vi về nghiên cứu
4


- Phạm vi về đối tượng
CTXH đối với NCT có nhiều nội dung hoạt động, tuy nhiên trong
phạm vi đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 04 nội dung chủ yếu
sau: (1) Hoạt động truyền thông nhằm tăng cường phổ biến thông tin,
tuyên truyền về NCT; (2) Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đối với
NCT; (3) Hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ về tâm lý cho
NCT; (4) Hoạt động kết nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất,
tinh thần và môi trường an toàn cho NCT.
- Phạm vi về khách thể
Nghiên cứu trên 100 người cao tuổi đang sống tại cộng đồng trên địa
bàn thành phố Nha Trang và 22 cán bộ lãnh đạo/cán bộ đang làm công tác
NCT tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội người cao tuổi,
Mặt trận tổ quốc và Hội Cựu chiến binh thành phố Nha Trang và cộng tác
viên công tác xã hội xã/phường.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Từ những đánh giá thực
trạng về đời sống của NCT, thực trạng của CTXH đối với NCT trên địa
bàn rút ra những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp nâng
cao hiệu quả CTXH đối với NCT trên địa bàn thành phố Nha Trang và tỉnh
Khánh Hòa.
- Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống
những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có
liên quan như dịch vụ hỗ trợ của CTXH đối với NCT hệ thống chính sách

trợ giúp xã hội đối với NCT...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
* Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
5


* Phương pháp chuyên gia
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Phương pháp quan sát
* Phương pháp phỏng vấn sâu
* Phương pháp thống kê toán học
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong
phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về CTXH đối
với NCT nói riêng và lý luận về CTXH nói chung. Đồng thời luận văn là
nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực CTXH
đối với NCT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, nhóm NCT đang phải đối
mặt với nhiều thử thách và khó khăn, khả năng thích nghi nhanh với những
quy luật, những đòi hỏi khắc nghiệt của cơ chế thị trường hạn chế. NCT là
nhóm người khó khăn nhất, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, bởi Chính
phủ chưa chuẩn bị cho sự già hóa dân số nhanh, các chương trình dự án về
NCT mới bắt đầu được triển khai thực hiện.
CTXH đối với NCT là hoạt động cần thiết nhằm trợ giúp NCT vượt
qua khó khăn, giúp họ đánh giá, xác định vấn đề, tìm kiếm tiềm năng,
điểm mạnh từ đó nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề. Từ đó tạo điều
kiện để NCT có thể tự nâng cao năng lực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu

của cuộc sống của chính bản thân NCT góp phần giúp NCT sống vui,
sống khỏe, sống hạnh phúc. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức, thực hiện,
công tác này gặp rất nhiều khó khăn. Với luận văn này tôi mong muốn sẽ
cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng CTXH đối với NCT từ thực

6


tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; gợi mở một số giải pháp để
bảo đảm thực hiện hiệu quả CTXH với NCT tại địa phương.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người
cao tuổi
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với người cao tuổi tại
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Chương 3: Ứng dụng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi
và biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với người
cao tuổi từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Người cao tuổi: khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Như vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về NCT theo quan điểm của

CTXH như sau: “Người cao tuổi l người từ 60 tuổi trở lên do có sự thay
đổi về tuổi tác l m N thay đổi về tâm sinh l , lao động – thu nhập, quan
hệ xã hội khiến NCT dễ g p phải những khó khăn trong cuộc sống v cần
sự trợ giúp từ các hoạt động của công tác xã hội”.
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý - xã hội và nhu cầu của người cao tuổi
1.1.2.1. Đ c điểm tâm l - xã hội của người cao tuổi
* Đ c điểm về sinh lý
* Đ c điểm về tâm lý
* Đ c điểm về kinh tế - xã hội
1.1.2.2. Nhu cầu của người cao tuổi
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm công tác xã hội
Có nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội như :
Như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất theo như định nghĩa của
Bùi Thị Xuân Mai: “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp
nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình v cộng đồng nâng cao năng lực đáp
ứng nhu cầu v tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia
đình v cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần
đảm bảo an sinh xã hội” [16,tr.19].
* Khái niệm công tác xã hội đối với người cao tuổi
Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất CTXH đối với
NCT như sau:
XH đối với NCT là một hoạt động chuyên nghiệp của
8


CTXH nhằm giúp đỡ, hỗ trợ N
vượt qua khó khăn, giúp họ đánh giá,

xác định vấn đề, tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh từ đó nâng cao năng lực
tự giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động như hỗ trợ chăm sóc sức
khỏe, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ về tâm lý, truyền thông, kết nối
nguồn lực chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần v môi trường an toàn
cho NCT.
1.2.2. Nguyên tắc công tác xã hội trong làm việc với người cao tuổi
* Nguyên tắc chấp nhận người cao tuổi
* Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của người cao tuổi
* Nguyên tắc tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia giải quyết vấn
đề
* Nguyên tắc bảo đảm tính khác biệt của mỗi trường hợp
1.2.3. Nội dung công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.2.3.1. Hoạt động truyền thông nhằm tăng cường phổ biến thông
tin, tuyên truyền về người cao tuổi
* Các hình thức truyền thông
* Các nội dung truyền thông
1.2.3.2. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đối với người
cao tuổi
1.2.3.3. Hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ về tâm lý
cho người cao tuổi
1.2.3.4. Hoạt động kết nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc đời sống vật
chất cho người cao tuổi
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.3.1. Đặc điểm của đối tượng
1.3.2. Năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội
1.3.3. Nhận thức của chính quyền địa phương, của cộng đồng
1.3.4. Khả năng nguồn lực kinh tế
1.4. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.4.1. Luật pháp và chính sách xã hội đối với người cao tuổi
9



1.4.2. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với người cao tuổi
Kết luận chương 1
Trong Chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về công
tác xã hội đối với người cao tuổi, các khái niệm về người cao tuổi, về công
tác xã hội và công tác xã hội đối với người cao tuổi. Những khái niệm này
làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với người cao
tuổi, nội dung Chương 1 trình bày 04 hoạt động cơ bản trong công tác xã
hội đối với người cao tuổi và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
từng hoạt động, cụ thể là hoạt động truyền thông nhằm tăng cường phổ
biến thông tin, tuyên truyền về người cao tuổi; hoạt động hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe đối với người cao tuổi; hoạt động hỗ trợ NCT tiếp cận các dịch
vụ và hỗ trợ về tâm lý cho người cao tuổi; hoạt động kết nối nguồn lực hỗ
trợ chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và môi trường an toàn cho người
cao tuổi.
Trong Chương 1 cũng đề cập đến 04 nguyên tắc làm việc của CTXH
đối với NCT gồm : (1) Nguyên tắc chấp nhận, (2) Nguyên tắc tôn trọng
quyền tự quyết của NCT, (3) Nguyên tắc tạo điều kiện để NCT tham gia giải
quyết vấn đề, (4) nguyên tắc bảo đảm tính khác biệt của mỗi trường hợp;
Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với người cao tuổi và 04
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với người cao tuổi đó
là: (1) Đặc điểm đối tượng; (2) Trình độ, năng lực của nhân viên công tác
xã hội; (3) Nhận thức của chính quyền địa phương, của cộng đồng; (4)
Khả năng nguồn lực kinh tế.
Như vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở Chương 1 sẽ định hướng cho
việc nghiên cứu đề tài: “ ông tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực
tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”.


10


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
2.1.Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người cao tuổi
tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
2.2.1. Hoạt động truyền thông, phổ biến thông tin, tuyên truyền về
người cao tuổi
2.2.2. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi
2.2.3. Hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ v hỗ trợ về tâm l
cho NCT
2.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cao
tuổi
2.3.1. Đặc điểm của đối tượng
2.3.2. Yếu tố về đ c điểm của nhân viên công tác xã hội
2.3.3. Nhận thức của chính quyền địa phương
2.3.4. Yếu tố thuộc về cơ sở chính sách, pháp luật
2.3.5. Khả năng nguồn lực kinh tế
Kết luận chương 2
Công tác hoạt động truyền thông về Luật Người cao tuổi, các văn bản
quy phạm pháp luật quy định về chính sách và các vấn đề liên quan đến
NCT đã được chính quyền địa phương cùng với các đoàn thể, Hội NCT
quan tâm thực hiện. Hình thức và nội dung truyền thông đa dạng, phong
phú. Tuy nhiên kết quả của hoạt động truyền thông hiệu quả chưa cao,
nguyên nhân một phần do một số phương pháp chưa phù hợp, trình độ và

11


kỷ năng của đội ngũ NVXH và cán bộ làm công tác NCT còn hạn chế, một
số NCT hạn chế trình độ, sức khỏe kém, trí nhớ giảm sút, khó khăn trong
đi lại, thiếu phương tiện nghe, nhìn…do vậy việc tiếp nhận thông tin
truyền thông hiệu quả thấp.
Công tác chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu
cho NCT, phần lớn NCT sống ở khu vực nông thôn, làng chài ven biển,
các đảo, do điều kiện về cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, một số nơi môi
trường sống ô nhiễm, thiếu nước sạch, thiếu nhà vệ sinh…, trình độ dân trí
còn thấp nên điều kiện sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe còn gặp nhiều khó
khăn, một số NCT, nhất là NCT sống độc thân, không có người thân chăm
sóc, NCT thuộc diện hộ nghèo, NCT khuyết tật thiếu thốn cả về vật chất
lẫn tinh thần, khó khăn trong đi lại và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,
vì thế cho nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống tinh thần
của NCT ở địa phương rất cần thiết.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe, chăm sóc về y tế, mạng lưới y
tế, quản lý chăm sóc sức sức khỏe ban đầu, khám và điều trị bệnh cho
NCT được quan tâm thực hiện và ngày càng tiến bộ, tuy nhiên việc chăm
sóc sức sức khỏe ban đầu, hỗ trợ dinh dưỡng, hoạt động khuyến khích
luyện tập thể dục, rèn luyện sức khỏe của NCT ở khu vực nông thôn, hải
đảo chưa được quan tâm đúng mức.
Hoạt động hỗ trợ tâm lý cho NCT cơ bản đã được quan tâm thực
hiện tốt. Tuy nhiên, nhận thức của gia đình, nhân viên, chính quyền địa
phương vẫn còn hạn chế, chưa nắm bắt được hết tâm tư, nguyện vọng, nhu
cầu của NCT khi họ gặp khó khăn trong cộng sống để có biện pháp hỗ trợ
sớm và kịp thời. Gia đình, cán bộ nhân viên chưa thật sự theo sát diễn biến
tâm lý của người NCT để chủ động tiếp cận, tìm hiểu vấn đề của NCT.
Chưa có cán bộ chuyên gia về công tác tư vấn, tham vấn.


12


Vấn đề huy động nguồn lực, trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta
còn nhiều khó khăn, các chế độ, chính sách trợ cấp cho NCT còn thấp, mới
chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản. Trong khi các hoạt động huy động
nguồn lực góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT ở
địa phương còn hạn chế. Việc sử dụng các nguồn lực hỗ trợ về vật chất
chưa đạt hiệu hiệu quả cao.
Nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với
NCT, trong đó có các yếu tố từ chính những đặc điểm của người NCT, từ
năng lực, trình độ của nhân viên CTXH, từ nhận thức của cộng đồng,
chính quyền địa phương các cấp và nguồn lực kinh tế. Các yếu tố này có
thể ảnh hưởng tích cực, giúp thúc đẩy sự phát triển các hoạt động CTXH
một cách sâu rộng và lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, nhưng ngược lại,
các yếu tố này cũng có ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động CTXH, nó
kìm hãm sự phát triển cũng như hiệu quả của các hoạt động.

13


Chương 3
ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI CAO TUỔI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA
3.1. Ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi
3.1.1. Lý do ứng dụng
CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp đầu tiên của ngành

CTXH, thông qua mối quan hệ một – một, giữa nhân viên xã hội và cá
nhân, nhằm giúp cá nhân đang gặp khó khăn bằng cách tăng năng lực để
họ có thể tự giải quyết vấn đề nảy sinh từ sự thay đổi kinh tế - xã hội của
môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và cách thức tương tác với môi
trường.
Mục đích của CTXH cá nhân là giúp cho cá nhân giải quyết vấn đề
nảy sinh từ mối quan hệ, từ những thay đổi của môi trường xung quanh
như cá nhân gặp khó khăn về tâm lý, sức khỏe, kinh tế, việc làm, chỗ ở….
Đối tượng trợ giúp là cá nhân. Người trợ giúp là NVXH có kiến thức
chuyên môn, có kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Nội dung hoạt động là:
Tư vấn, tham vấn cho đối tượng và kết nối giúp đỡ các cá nhân tiếp cận
thuận lợi với các dịch vụ xã hội…
NCT do tuổi cao, sức yếu và có những đặc điểm tâm sinh lý, do đó
NCT là những người yếu thế, đều có những nhu cầu được CSSK, chăm
sóc về đời sống vật chất và tinh thần, mong muốn được mọi người tôn
trọng, yêu mến, sống trong môi trường thân thiện, tiếp cận giao thông, tiếp
cận cơ sở hạ tầng thuận tiện, nhu cầu được phát huy vai trò của mình tiếp
tục đóng góp cho gia đình, họ tộc, làng xóm, là người có ích cho xã hội,
nhu cầu được giao lưu kết bạn. Đặc biệt NCT ở vùng nông thôn, hải đảo,
các làng chài ven biển, NCT cô đơn, NCT thuộc hộ nghèo, khuyết tật…Để
đáp ứng các nhu cầu chính đáng của NCT có hiệu quả, thiết thực chúng ta
cần phải áp dụng CTXH cá nhân đối với NCT là cần thiết.
3.1.2. Kết quả ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân
14


Một trường hợp ứng dụng tiến trình CTXH cá nhân NCT thành công
trên địa bàn thành phố Nha Trang. Trong khuôn khổ và điều kiện không
cho phép, tác giả trình bày tóm tắt các bước thực hiện tiến trình CTXH cá
nhân như sau:

Bà Nguyễn Thị Bậm 73 tuổi, thường trú tại 6/18 đường Trường
Sơn, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang (làng chài ven biển) là
đối tượng lang thang xin ăn, tái diễn hành vi lang thang xin ăn nhiều lần,
được tập trung chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh 7 lần.
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước 2. Thu thập thông tin
Bước 3: Đánh giá
Bước 4. Lập Kế hoạch trợ giúp cho người cao tuổi
Bước 6. LƯỢNG GIÁ
3.2. Các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với
người cao tuổi
3.2.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh truyền thông nhằm chuyển đổi
nhận thức, thái độ thực hiện các hoạt động công tác xã hội đối với người
cao tuổi
Căn cứ theo các phân tích về thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động
CTXH đối với NCT từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa,
trong các hoạt động truyền thông, hoạt động CSSK; hỗ trợ tâm lý và kết
nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng
môi trường thân thiện cho NCT trong chương 2, trong đó hạn chế căn bản
là sự nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về hoạt động CTXH nói chung,
hoạt động CTXH đối với NCT nói riêng. Còn một bộ phận chính quyền
địa phương, các đoàn thể, cộng đồng và người dân chưa nắm bắt hết các
chính sách của nhà nước dành cho NCT cho nên công tác chăm sóc NCT
vẫn còn một số hạn chế, Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, người dân và bản thân

15



NCT về các hoạt động CTXH đối với NCT, những vấn đề liên quan đến
NCT.
* ăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, hính
quyền các cấp
* Đẩy mạnh truyền thông đến người dân, gia đình v N
về những vấn
đề liên quan đến người cao tuổi
* ăng cường truyền thông huy động xã hội nhằm tạo sự ủng hộ đồng
thuận v tham gia của cá tổ chức xã hội, cộng đồng trong hoạt động công
tác xã hội nhằm hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi
3.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện công tác xã hội trong hoạt động hỗ
trợ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
* ăng cường cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe N , củng cố phát
triển v nâng cao chất lượng phong tr o thể dục thể thao cho N
* Phát triển mạng lưới CTXH trong các bệnh viện, hệ thống ngành y
tế từ tỉnh, thành phố đến trạm xá, kết nối với Trung tâm CTXH tỉnh và
công tác viên XH xã, phường và các Hội, đo n thể
3.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ về
tâm l cho người cao tuổi, nâng cao năng lực công tác xã hội với người
cao tuổi từ thực tiễn thành phố Nha Trang.
3.3. Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện các hoạt động hỗ trợ chăm
sóc sức khỏe, tinh thần, kết nối nguồn lực cung cấp dịch vụ nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần , xây dựng môi trường thân thiện cho người cao
tuổi
Căn cứ theo số liệu báo cáo về NCT và các đặc điểm NCT, nhu cầu NCT
và căn cứ theo đánh giá thực trạng về các hoạt động CTXH đối với NCT
tại thành phố Nha Trang, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối
với NCT và qua quan sát, tìm hiểu về các hoạt động CTXH đối với NCT
tại địa phương. Tác giả đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện các
hoạt động công tác xã hội đối với NCT:

* Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ nhân viên công tác xã hội, nhân
viên l m việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội
16


* ó chính sách thu hút đối với đội ngũ
V
XH cấp xã, phường
nhằm phát triển mạng lưới V XH đạt chuẩn về trình độ chuyên môn
* riển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kết nối cung cấp dịch vụ xã hội
của rung tâm ông tác xã hội tỉnh
* Phát huy vai trò của N nhằm góp phần thực hiện tốt chức năng phòng
ngừa của công tác xã hội
3.4. Giải pháp thực hiện chính sách đối với người cao tuổi
Bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các các chính sách đối với NCT là một
trong những nhiệm vụ của CTXH cần được quan tâm để bảo đảm tính hiệu
quả trong hoạt động trợ giúp đối với NCT góp phần thúc đẩy sự công bằng
xã hội thông qua phát triển chính sách xã hội.
- Lồng ghép vấn đề già hoá dân số, NCT và chăm sóc NCT vào tất cả các
chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các chương trình mục tiêu
quốc gia. Các chính sách cần một tầm nhìn dài hạn đó là các chính sách
liên quan đến ASXH, việc làm, đời sống vật chất, văn hoá, chăm sóc sức
khoẻ… Triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách dành cho NCT theo
quy định của Luật người cao tuổi. Củng cố và tăng cường hoạt động của
Hội Người cao tuổi và Ban công tác NCT các cấp, tập hợp và phát huy vai
trò của mọi lực lượng xã hội, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã
hội nhằm tổ chức tốt việc chăm sóc và phát huy của NCT ở mọi nơi, từ
thành thị đến nông thôn. Coi trọng việc tổng kết thực hiện ở các cấp để rút
kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các
Sở, ngành của tỉnh, chính quyền các địa phương trong việc phối hợp triển

khai thực hiện các chính sách đối với NCT bảo đảm kịp thời, đồng bộ.
Nâng cao nhận thức qua việc truyền thông thay đổi hành vi, đặc biệt quan
tâm tới việc phổ biến văn bản chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc
triển khai thực hiện chính sách ở tất cả các cấp, đặc biệt là tại cấp cơ sở.
- Tăng cường sự giám sát của các cơ quan, ban ngành ngành trong quá
trình triển khai chính sách, chương trình về NCT. Đẩy mạnh sự tham gia
của Hội NCT tại địa phương trong quá trình giám sát thực hiện Luật NCT.

17


Kết luận chương 3
Nghiên cứu các giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả các hoạt
động CTXH đối với cao tuổi, Luận văn rút ra một số kết luận sau:
Để bảo đảm thực hiện tốt các hoạt động CTXH đối với NCT tác giả đề
xuất 03 nhóm giải pháp, gồm:
- Nhóm giải pháp về đẩy mạnh truyền thông nhằm chuyển đổi nhận
thức, thái độ thực hiện các hoạt động công tác xã hội đối với người cao
tuổi từ đó tạo được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ
của cộng đồng trong hoạt động CTXH đối với NCT nói riêng và CTXH
nói chung; tăng cường kiến thức, hiểu biết về NCT cho cộng đồng và cho
chính NCT để có sự chuẩn bị cho tuổi già;
- Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện các hoạt động hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe, tinh thần, kết nối nguồn lực cung cấp dịch vụ nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần và xây dựng môi trường thân thiện cho người cao tuổi,
nhóm giải pháp này nhằm thúc đẩy hoạt động CTXH đối với NCT được
thực hiện đạt hiệu quả.
- Giải pháp hoạch định và triển khai thực hiện các chính
sách đối với NCT nhằm thúc đẩy sự công bằng xã hội.
Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu

của NCT và thực trạng hoạt động CTXH đối với NCT từ thực tiễn thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Các giải pháp cần phải được sự đồng tình
và ủng hộ của cả hệ thống chính trị và triển khai đồng bộ, thống nhất của
cả cộng đồng.

18


KẾT LUẬN
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, thu nhập quốc dân còn
thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đời sống của NCT còn nhiều khó khăn.
Vì vậy, để góp phần thực hiện tốt chính sách chăm sóc NCT, hỗ trợ NCT
đáp ứng nhu cầu xã hội cơ bản và có cuộc sống tốt hơn, nội dung CTXH
đối với NCT cần được triển khai thực hiện hiệu quả nhằm phòng ngừa
những và ứng phó với khó khăn đối với NCT.
Đề tài “ ông tác xã hội đối với N

từ thực tiễn th nh phố Nha

rang, tỉnh Khánh Hòa ” đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Cụ thể :
- Đề tài đã làm rõ hệ thống những vấn đề lý luận về CTXH đối với
NCT. Trên cơ sở các khái niệm về NCT, về CTXH các đặc điểm và nhu
cầu cơ bản của NCT tác giả đã xây dựng khái niệm về NCT và CTXH đối
với NCT.
- Đề tài đã đưa ra các nội dung của từng hoạt động CTXH đối với
NCT, vai trò của NV CTXH trong từng hoạt động CTXH đối với NCT mà
tác giả tập trung nghiên cứu phân tích.
- Đề tài cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH đối với NCT
(đặc điểm NCT; trình độ, năng lực của nhân viên CTXH; nguồn lực kinh

tế và nhận thức của chính quyền địa phương, của cộng đồng)
- Đề tài phân tích đánh giá thực trạng CTXH đối với NCT từ đó rút
ra những hạn chế, tồn tại, làm rõ mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến
CTXH đối với NCT.
- Đề tài tập trung phân tích đánh giá thực trạng 04 hoạt động cơ bản
trong CTXH đối với NCT đó là hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý,
hoạt động truyền thông nhằm tăng cường phổ biến thông tin, tuyên truyền,
hoạt động kết nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất cho NCT.
19


Đồng thời phân tích đánh giá thực trạng 04 yếu tố ảnh hưởng đến CTXH
đối với NCT.
- Xuất phát từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng CTXH
đối với NCT, luận văn đưa ra 03 nhóm giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện
hiệu quả hoạt động CTXH đối với NCT. Các giải pháp đưa ra phù hợp với
đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội điều kiện phát triển kinh tế xã hội của
thành phố Nha Trang, vì vậy giải pháp mang tính khả thi./.

20



×