Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ đơn TRỊ LIỆU VINORELBINE TRONG UNG THƯ vú tái PHÁT DI căn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
..........***.........

ĐINH THỊ LAN ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐƠN TRỊ LIỆU
VINORELBINE TRONG UNG THƯ VÚ TÁI PHÁT
DI CĂN
Chuyên ngành : Ung thư
Mã số

: 60720149

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN VĂN THUẤN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo
Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội; Ban giám đốc Bệnh viện K, các khoa
phòng Bệnh viện K, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong toàn bộ
quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Bộ môn Ung thư trường Đại học Y Hà
Nội, khoa Nội Quán Sứ Bệnh viện K, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong


suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới :
PGS – TS Trần Văn Thuấn Giám đốc Bệnh viện K. Người thầy đã hết
lòng giúp đỡ, dìu dắt và hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
PGS-TS Nguyễn Văn Hiếu –Nguyên Trưởng Bộ môn Ung thư Trường
Đại học Y Hà Nội– Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K, PGS-TS Lê Văn
Quảng- Trưởng Bộ môn Ung thư, là những người đã tận tình dạy dỗ, cung
cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận và cho tôi những lời khuyên
bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Bộ môn đã giúp đỡ, động
viên và đóng góp những ý kiến quí báu trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục,
yêu thương tôi để tôi có được ngày hôm nay, xin cảm ơn tới toàn thể gia đình,
bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2016
Học viên
Đinh Thị Lan Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS TS Trần văn Thuấn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Học viên

Đinh Thị lan Anh



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
CLVT
CR
CS
ĐMH
ĐNTT
ER
FISH
HBOC
Her-2/neu
HMMD
MBH
MRI
NCCN
OR
PD
PR
SD
STTT
TPDC
TTNT
UTBM
UT
UTV
WHO

Bệnh nhân
Cắt lớp vi tính

Complete response - Đáp ứng hoàn toàn
Cộng sự
Độ mô học
Đa nhân trung tính
Estrogen receptor - thụ thể estrogen
Fluorescence in situ hybridization Lai tại chỗ gắn huỳnh quang
Hereditary breast and ovarian cancer syndromes Hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền
Human Epidermal Growth factor receptor 2 –
Thụ thể yếu tố phát triển biểu mô
Hóa mô miễn dịch (immunohistochemistry)
Mô bệnh học
Magnetic Resonnace Imaging - Cộng hưởng từ
National Comprehensive Cancer Network Mạng lưới ung thư Hoa Kỳ
Overall response - Đáp ứng toàn bộ
Progressive disease - Bệnh tiến triển
Progesteron receptor - thụ thể progesteron
Stable disease - Bệnh ổn định
Sinh thiết tức thì
Tái phát di căn
Thụ thể nội tiết
Ung thư biểu mô
Ung thư
Ung thư vú
World Health Organization_Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3

1.1.Dịch tễ học...............................................................................................3
1.2.Sinh bệnh học ung thư vú......................................................................5
1.3.Chẩn đoán UTV......................................................................................7
1.3.1.Chẩn đoán xác định..............................................................................................................7
1.3.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh..................................................................................................7
Phân loại giai đoạn TNM (theo AJCC 2010) .................................................................................7
1.3.3. Chẩn đoán mô bệnh học, độ mô học, hóa mô miễn dịch..................................................8
1.3.4. Phân loại ung thư vú theo St Gallen năm 2013 .................................................................9

1.4. Chẩn đoán ung thư vú tái phát di căn...............................................10
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng ,,,,.......................................................................................................10
1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng ,,...................................................................................................11

1.5. Các yếu tố tiên lượng trong UTV.......................................................13
1.5.1. Kích thước và vị trí u..........................................................................................................13
1.5.2. Tình trạng hạch nách.........................................................................................................13
1.5.3. Thể mô bệnh học...............................................................................................................14
1.5.4. Độ mô học..........................................................................................................................14
1.5.5. Thụ thể Estrogen và Progesteron......................................................................................15
1.5.6. Tình trạng bộ lộ HER2........................................................................................................16
1.5.7. Sự tăng sinh tế bào............................................................................................................17
1.5.8. Yếu tố về tuổi.....................................................................................................................18
Tuổi bệnh nhân ở thời điểm chẩn đoán có liên quan tới tiên lượng bệnh. Những bệnh nhân
dưới 35 tuổi thường có tiên lượng bệnh xấu. Bệnh nhân mắc UTV dưới 35 tuổi
thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, TTNT âm tính chiếm tỷ lệ cao. Một nghiên
cứu chỉ ra tỷ lệ sống thêm 5 năm là 74,7% và 83,8% tương ứng với nhóm tuổi dưới 35
và trên 69 tuổi ở thời điểm chẩn đoán . Tuy nhiên, khi bệnh tái phát, di căn thì sự
khác nhau về mặt tiên lượng giữa các nhóm tuổi là chưa rõ ràng...............................18



1.5.9. Chủng tộc...........................................................................................................................18
Theo số liệu năm 2007 tại Mỹ, mặc dù phụ nữ da mầu có tỷ lệ mắc UTV thấp hơn phụ nữ da
trắng nhưng tỷ lệ tử vong lại cao hơn. Tỷ lệ mắc là 114,6/100.00; 121,9/100.000 và tỷ
lệ tử vong là 32/100.00; 22/100.000 phụ nữ tương ứng giữa phụ nữ da mầu và da
trắng ...............................................................................................................................18
1.5.10. Hút thuốc lá.....................................................................................................................18
Hút thuốc lá trước hay sau khi chẩn đoán UTV đều làm tăng nguy cơ tử vong. Các hướng dẫn
thực hành lâm sàng đều khuyến cáo bỏ thuốc lá khi được chẩn đoán UTV ...............18
1.5.11. Một số yếu tố kết hợp trong tiên lượng.........................................................................18
1.5.11.1. Hệ thống phân loại TNM..............................................................................................18
1.5.12. Các yếu tố tiên lượng khác..............................................................................................19

1.6. Điều trị UTV........................................................................................20
1.7. UTV tái phát di căn sau điều trị........................................................21
Tình trạng ER, PR, Her2-neu có sự khác biệt tại thời điểm chẩn đoán
ban đầu và khi bệnh tái phát di căn tương ứng là 13%, 30% và 35% hơn nữa một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân có ung thư thứ 2 sau điều
trị UTV. Vì vậy, việc sinh thiết lại đối với bệnh nhân UTV tái phát
di căn là cần thiết ,...............................................................................21
1.7.1. Các vị trí tái phát di căn thường gặp trong UTV...............................................................22
1.7.2. Điều trị UTV tái phát di căn...............................................................................................23

1.8. Một số nghiên cứu liên quan..............................................................28
1.9. Đặc điểm thuốc dùng trong nghiên cứu............................................29
1.9.1. Thuốc nghiên cứu..............................................................................................................30
- Navelbine 30mg dạng viên nang mềm.....................................................................................30
- Navelbine 10mg/ml – 50mg/ml dạng dung dịch đậm đặc để pha dịch truyền......................30
1.9.2. Cấu tạo và cơ chế tác dụng...............................................................................................30
Sơ đồ công thức hóa học của Vinorelbine..................................................................................30
30
1.9.3.Chỉ định định điều trị..........................................................................................................30

1.9.4. Liều lượng và cách sử dụng...............................................................................................30
Dạng uống:...................................................................................................................................30


1.9.5. Chống chỉ định...................................................................................................................31
- Khi dùng kết hợp với tiêm văc xin ngừa bệnh sốt vàng...........................................................31
- Chống chỉ định dùng đường nội tủy..........................................................................................31
- Phụ nữ có thai, cho con bú và phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản mà hiện không sủ dụng
các biện pháp tránh thai.................................................................................................31
1.9.6. Cảnh báo và thận trọng.....................................................................................................31
1.9.7. Tương tác thuốc.................................................................................................................32
1.9.8. Sử dụng ở đối tượng đặc biệt...........................................................................................33
1.9.9. Tác dụng không mong muốn.............................................................................................34
- Bất thường ở hệ tiêu hóa..........................................................................................................34
- Bất thường về tim mạch............................................................................................................34
- Bất thường về thần kinh............................................................................................................34
- Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng........................................................................................34
- Bất thường về mạch máu và mạch bạch huyết........................................................................34
- Bất thường về da và tổ chức dưới da.......................................................................................34
- Rối loạn toàn thân và tình trạng bản thân................................................................................34
- Rối loạn gan mật, các bệnh thận và tiết niệu...........................................................................34
- Mắt: viêm kết mạc, kích thích mắt............................................................................................34
- Hô hấp: khó thở, ho...................................................................................................................34
- Cơ xương khớp: đau lưng, đau cơ, đau khớp..........................................................................34
- Các rối loạn tâm thần................................................................................................................34
- Phản ứng dị ứng, phản ứng tại chỗ tiêm truyền......................................................................34
- Rối loạn trao đổi chất và dinh dưỡng.......................................................................................34
1.9.10. Quá liều............................................................................................................................34
Chưa có thông tin về thuốc giải độc để điều trị quá liều Vinorelbine.......................................35
1.9.11. Phác đồ kết hợp...............................................................................................................35


`........................................................................................................................35
CHƯƠNG 2....................................................................................................36
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................36
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................................................36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................................37


2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................................37
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................................................37
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................................37
2.2.4. Các bước tiến hành...........................................................................................................38

2.3. Phân tích và xử lý số liệu....................................................................43
2.4. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội Quán Sứ - Bệnh Viện K...............43
2.5. Thời gian nghiên cứu: Từ 6/2014 đến 9/2016....................................43
2.6. Khống chế sai số..................................................................................43
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................44
THU THẬP THÔNG TIN THEO BỆNH ÁN MẪU..................................45
.........................................................................................................................45
.........................................................................................................................45
PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................45
MỤC TIÊU 1 MỤC TIÊU 2........................................................................45
CHƯƠNG 3....................................................................................................46
KẾT QUẢ.......................................................................................................46
3.1. Một số đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu............................................46
3.1.1. Đặc điểm về tuổi................................................................................................................46
3.1.2. Giai đoạn ban đầu.............................................................................................................47

3.1.3. Đặc điểm mô bệnh học, độ mô học và di căn hạch nách.................................................47
3.1.4. Đặc điểm thụ thể nội tiết và Her2/neu.............................................................................48
3.1.5. Vị trí tái phát di căn...........................................................................................................49
3.1.6. Số cơ quan tái phát di căn.................................................................................................50
3.1.7. Triệu chứng cơ năng khi tái phát di căn............................................................................51
3.1.8. Thời gian xuất hiện tái phát di căn....................................................................................51

3.2. Kết quả điều trị....................................................................................52
3.2.1. Số tuần điều trị..................................................................................................................52
3.2.2. Đường dùng thuốc............................................................................................................52


3.2.3. Liều hóa chất điều trị.........................................................................................................54
3.2.4. Đáp ứng chung của phác đồ..............................................................................................54
3.2.5. Đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan....................................................................56
3.2.6. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển.....................................................................59
3.2.7. Một số yếu tố liên quan tới thời gian sống thêm bệnh không tiến triển........................60

3.3. Một số tác dụng không mong muốn..................................................63
3.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết................................................................................................64
3.3.2. Độc tính ngoài hệ tạo huyết..............................................................................................67
3.3.3. Độc tính theo đường dùng thuốc.....................................................................................69

CHƯƠNG 4...................................................................................................70
BÀN LUẬN....................................................................................................70
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu..............................................70
4.1.1. Đặc điểm về tuổi................................................................................................................70
Đối với bệnh ung thư vú, tuổi BN ở thời điểm chẩn đoán ban đầu là một yếu tố liên quan
chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh và tiên lượng bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy mắc ung
thư vú ở tuổi càng trẻ thì tiên lượng bệnh càng xấu . Phụ nữ mắc UTV ở độ tuổi <35

thường có kích thước khối u lớn hơn, di căn hạch nhiều hơn, độ mô học cao (độ III),
tỷ lệ TTNT (-) cao, tỷ lệ bộc lộ Her2/neu tăng quá mức, có các bộc lộ bất thường gen
P53 và tiên lượng bệnh xấu hơn các phụ nữ mắc bệnh ở độ tuổi lớn hơn ,................70
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi mắc UTV ở thời điểm chẩn đoán ban đầu và xuất
hiện di căn sau điều trị cao nhất ở nhóm bệnh nhân 40-60 tuổi, chiếm tỷ lệ 67,6%.
Tuổi thấp nhất là 32, cao nhất là 68, độ tuổi trung bình là 53,4 ± 8,9. Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước và nước
ngoài................................................................................................................................70
4.1.2. Giai đoạn ban đầu.............................................................................................................71
Giai đoạn bệnh ban đầu là yếu tố quan trọng có giá trị tiên lượng khả năng tái phát di căn
của bệnh. BN ở giai đoạn càng muộn thì tỷ lệ tái phát di căn càng cao và thời gian
xuất hiện tái phát di căn sau điều trị càng ngắn , . Theo biểu đồ 3.2 tỷ lệ BN ở giai
đoạn II, III tại thời điểm chẩn đoán khá cao, chiếm 88,7%...........................................71
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Quang (2004) trên 109 bệnh nhân cho thấy giai đoạn II chiếm
41,6%, giai đoạn III là 44,6% . Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bình (2014) trên 56 BN cho
kết quả giai đoạn II là 48,2%, giai đoạn III là 44,4% . Các kết quả này tương tự kết quả
nghiên cứu của chúng tôi...............................................................................................71
Theo nghiên cứu của Hanna Fredholm và CS (2009) cho kết quả 45,4% UTV giai đoạn II, III .
Theo Jiehua Li và CS (2015), nghiên cứu trên 475 BN UTV Trung Quốc, giai đoạn II


chiếm tỷ lệ cao nhất 36,2% . Hai nghiên cứu này cho kết quả thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt này là do chúng tôi không lựa chọn những BN
có chẩn đoán ban đầu là giai đoạn IV.............................................................................71
4.1.3. Đặc điểm mô bệnh học, độ mô học và hạch nách di căn.................................................71
4.1.4. Đặc điểm thụ thể nội tiết và Her2/neu.............................................................................72
4.1.5. Vị trí tái phát di căn...........................................................................................................73
Amari Masakaru và CS (2011), nghiên cứu trên 75 trường hợp UTV tái phát di căn đã chỉ ra di
căn xương, gan, phổi là các vị trí hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt là 59%, 47%, 29% .
Nghiên cứu của Theo Lê Thanh Đức (2013) chỉ ra tỷ lệ tái phát di căn xương, phổi, gan

trên 37 BN UTV TPDC tương ứng là 56,8%, 43,2% và 18,9% . Các nghiên cứu này cho
kết quả tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi.....................................................73
Như vậy xương, phổi và gan là những cơ quan hay di căn đến trong UTV tái phát di căn......74
4.1.6. Số cơ quan tái phát di căn.................................................................................................74
4.1.7. Một số triệu chứng cơ năng khi tái phát di căn................................................................74
4.1.8. Thời gian xuất hiện tái phát di căn....................................................................................75
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả thấp hơn nghiên cứu của Vũ Hữu Khiêm (2004), thời
gian trung bình xuất hiện di căn xa sau điều trị là 38,8 tháng, ngắn nhất là 3,1 tháng,
dài nhất là 77,4 tháng . Theo Bùi Diệu (2011) nghiên cứu trên 221 bệnh nhân UTV
TPDC ở Bệnh viện K thời gian TPDC trung bình là 40 tháng, TPDC thường xuất hiện
vào năm thứ 2 và năm thứ 3 sau điều trị. Điều này có thể giải thích do BN của chúng
tôi có nhiều yếu tố tiên lượng xấu hơn nên thời gian TPDC ngắn hơn.........................75

4.2. Đánh giá kết quả điều trị....................................................................75
4.2.1. Số tuần điều trị..................................................................................................................75
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số tuần điều trị là 1.754 tuần, số tuần điều trị trung
bình 24,7 tuần; BN được điều trị ít nhất 5 tuần, BN được điều trị nhiều nhất 63 tuần,
hiện tại có 8 BN đang tiếp tục điều trị. Đa số các BN điều trị từ 24 tuần trở lên, chiếm
76%. Tỷ lệ BN điều trị dưới 6 tuần thấp nhất, chiếm 7% (bảng 3.14)...........................75
Nghiên cứu của Fumoleau P và CS (2006) trên 145 BN UTV TPDC, tổng số tuần điều trị là
1.673 tuần, số tuần trung bình điều trị Vinorelbine bước 1 là 12, bước 2 là 11, bước 3
là 9 và bước 4 là 13 [15]. Nghiên cứu của chúng tôi là điều trị bước 2, 3, 4, do đó kết
quả của chúng tôi tương tự kết quả của nghiên cứu này. Số tuần điều trị liên quan
đến thời gian sống bệnh không tiến triển. Như vậy, với kết quả này có thể dự đoán
được phác đồ này giúp kéo dài đáng kể thời gian sống bệnh không tiến triển............75
4.2.2. Đường dung thuốc............................................................................................................76
4.2.3. Liều hóa chất được sử dụng..............................................................................................76
Kết quả ở biểu đồ 3.6 cho thấy, phần lớn BN được điều trị liều 100%, chiếm 90,1%; có 7 BN
phải giảm liều do độc tính trong quá trình điều trị, chiếm 9,9%; không có BN nào phải



dừng điều trị do độc tính không thể chấp nhận được. Điều này cho thấy độc tính của
thuốc là nhẹ và hầu hết BN đều có thể chấp nhận được độc tính này. Việc điều trị với
liều tối đa giúp làm tăng tác dụng ức chế tế bào ung thư của thuốc, do vậy sẽ ảnh
hưởng tốt tới đáp ứng chung của phác đồ....................................................................76
Theo Andres Garcia Palomo (2012), nghiên cứu trên 216 BN UTV tái phát di căn điều trị
Vinorelnine bước 1, 2 cho tỷ lệ BN phải giảm liều do độc tính là 17%, không bệnh
nhân nào phải ngừng điều trị. Nghiên cứu của M.Baweja (2008), tỷ lệ BN giảm liều khi
điều trị Vinorelbine đường tĩnh mạch là 12%. Fumoleau và CS (2006) nghiên cứu trên
175 BN có 19% phải giảm liều do tác dụng phụ của hóa chất. BN nghiên cứu của
chúng tôi cho kết quả thấp hơn các nghiên cứu này có thể do chúng tôi có sử dụng
một số thuốc và các phương pháp hỗ trợ làm giảm bớt các triệu chứng của độc tính.
.........................................................................................................................................77
4.2.4. Đáp ứng chung của phác đồ..............................................................................................77
Tác Giả 77
Năm nghiên cứu..........................................................................................................................77
Số bệnh nhân (n)..........................................................................................................................77
Đáp ứng (%).................................................................................................................................77
C Vogel và CS................................................................................................................................77
2010

77

56

77

38%

77


Fumoleu và CS..............................................................................................................................77
2006

77

175

77

41%

77

Ramuzzi và CS..............................................................................................................................77
1996

77

34

77

47%

77

Andres Palomo và CS...................................................................................................................77
2012


77

216

77

41,3% 77
Lê Thanh Đức...............................................................................................................................77


2013

77

37

77

40,5% 77
Bảng 3.14 và biểu đồ 3.6 cho kết quả tỷ lệ đáp ứng sau 6 tuần, 12 tuần, 18 tuần, 24 tuần, 30
tuần và sau 30 tuần lần lượt là 26,9%, 30,4%, 37,7%, 31,5%, 27,3% và 33,3%; tỷ lệ đáp
ứng chung của phác đồ là 40,8%, trong đó đáp ứng hoàn toàn 4,2%, đáp ứng một
phần 36,6%; 38,1% bệnh giữ nguyên và 21,1% bệnh tiến triển. Nghiên cứu của Lê
Thanh Đức (2013) cho tỷ lệ đáp ứng chung là 40,5%, trong đó 8,1% đáp ứng hoàn
toàn, đáp ứng một phần là 32,4%; 40,5% bệnh giữ nguyên và 18,9% bệnh tiến triển.
.........................................................................................................................................77
4.2.5. Đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan....................................................................79
4.2.6. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển.....................................................................81
4.2.7. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và một số yếu tố liên quan.........................82


4.3. Đánh giá một số độc tính của phác đồ...............................................86
4.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết................................................................................................87
Độc tính trên hệ tạo huyết là độc tính thường gặp nhất của nhiều phác đồ hóa chất, bao gồm
độc tính trên các dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ...................................................87
4.3.2. Độc tính ngoài hệ tạo huyết..............................................................................................88

KẾT LUẬN...................................................................................................91
- Tổng số tuần điều trị là 1.754, số tuần điều trị trung bình: 21±10,44 tháng; BN được điều trị
ít nhất 5 tuần, BN được điều trị nhiều nhất 88 tuần.....................................................91
+ Tỷ lệ đáp ứng sau 6 tuần, 12 tuần, 18 tuần, 24 tuần, 30 tuần và sau 30 tuần lần lượt là:
29,6%, 30,4%, 37,7%, 31,5%, 27,3% và 33,3%...............................................................91

KIẾN NGHỊ...................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1.1. PHÂN LOẠI UTV THEO ST GALLEN NĂM 2013................9
BẢNG 1.2. CÁC THUỐC NỘI TIẾT..........................................................26
BẢNG 1.3. MỘT SỐ ĐƠN CHẤT VÀ PHÁC ĐỒ PHỐI HỢP TRONG
ĐIỀU TRỊ UTV TÁI PHÁT DI CĂN (THEO NCCN GUIDELINE –
VERSION2. 2016).........................................................................................27
BẢNG 2.1. TỶ LỆ ĐÁP ỨNG THEO RECIST..........................................41
BẢNG 2.2. PHÂN LOẠI ĐỘC TÍNH HUYẾT HỌC THEO WHO.........41
BẢNG 2.3. PHÂN ĐỘ ĐỘC TÍNH NGOÀI HỆ TẠO HUYẾT................42
BẢNG 2.4. MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHÁC......43
BẢNG 3.1. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC, ĐỘ MÔ HỌC........................47
BẢNG 3.2. ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH NÁCH SAU PHẪU THUẬT. . .48
BẢNG 3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỤ THỂ NỘI TIẾT....................................48

BẢNG 3.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỤ THỂ HER2/NEU..................................49
BẢNG 3.5. THỜI GIAN XUẤT HIỆN TÁI PHÁT DI CĂN.....................51
BẢNG 3.6. SỐ TUẦN ĐIỀU TRỊ.................................................................52
BẢNG 3.7. ĐÁP ỨNG THEO SỐ TUẦN ĐIỀU TRỊ.................................54
BẢNG 3.8. LIÊN QUAN GIỮA ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ VỚI SỐ CƠ
QUAN TÁI PHÁT DI CĂN..........................................................................56
BẢNG 3.9. LIÊN QUAN GIỮA ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ VỚI TÌNH
TRẠNG THỤ THỂ NỘI TIẾT....................................................................56
BẢNG 3.10. LIÊN QUAN GIỮA ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ VỚI TÌNH
TRẠNG HER2...............................................................................................57
BẢNG 3.11. LIÊN QUAN GIỮA ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ VỚI MÔ BỆNH
HỌC................................................................................................................57


BẢNG 3.12. LIÊN QUAN GIỮA ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỘ MÔ
HỌC................................................................................................................58
BẢNG 3.13. LIÊN QUAN GIỮA ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ VỚI ĐƯỜNG
DÙNG THUỐC..............................................................................................58
BẢNG 3.14. THỜI GIAN SỐNG ĐẾN KHI BỆNH TIẾN TRIỂN..........59
BẢNG 3.15. THỜI GIAN SỐNG THÊM BỆNH KHÔNG TIẾN TRIỂN
LIÊN QUAN VỚI TUỔI...............................................................................60
BẢNG 3.16. THỜI GIAN SỐNG THÊM BỆNH KHÔNG TIẾN TRIỂN
LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG HẠCH NÁCH......................................60
BẢNG 3.17. THỜI GIAN SỐNG THÊM BỆNH KHÔNG TIẾN TRIỂN
LIÊN QUAN VỚI GIAI ĐOẠN BAN ĐẦU................................................61
BẢNG 3.18. THỜI GIAN SỐNG THÊM BỆNH KHÔNG TIẾN TRIỂN
LIÊN QUAN VỚI MÔ BỆNH HỌC VÀ ĐỘ MÔ HỌC............................61
BẢNG 3.19. THỜI GIAN SỐNG THÊM BỆNH KHÔNG TIẾN TRIỂN
LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG THỤ THỂ NỘI TIẾT VÀ HER2.......62
BẢNG 3.20. LIÊN QUAN GIỮA SỐ CƠ QUAN TÁI PHÁT DI CĂN VỚI

THỜI GIAN SỐNG THÊM BỆNH KHÔNG TRIẾN TRIỂN..................63
BẢNG 3.21. LIÊN QUAN GIỮA ĐƯỜNG DÙNG THUỐC VÀ THỜI
GIAN SỐNG THÊM BỆNH KHÔNG TIẾN TRIỂN................................63
BẢNG 3.22. MỨC ĐỘ ĐỘC TÍNH TRÊN GAN VÀ THẬN....................67
BẢNG 3.23. MỨC ĐỘ ĐỘC TÍNH TRÊN MỘT SỐ CƠ QUAN KHÁC68
BẢNG 4.1. TỶ LỆ ĐÁP ỨNG CHUNG CỦA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC........................................................................77
BẢNG 4.2. ĐÁP ỨNG THEO ĐƯỜNG DÙNG THUỐC CỦA MỘT SỐ
NGHIÊN CỨU...............................................................................................81


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 1.1. TỶ LỆ MẮC VÀ TỬ VONG CỦA UNG THƯ VÚ (TÍNH
TRÊN 100.000 PHỤ NỮ) TẠI CÁC KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI
(NGUỒN GLOBOCAN 2012) .......................................................................4
BIỂU ĐỒ 3.1. PHÂN BỐ BỆNH NHÂN THEO NHÓM TUỔI...............46
BIỂU ĐỒ 3.2. XẾP LOẠI GIAI ĐOẠN BỆNH BAN ĐẦU.......................47
BIỂU ĐỒ 3.3. CÁC VỊ TRÍ TÁI PHÁT DI CĂN.......................................49
BIỂU ĐỒ 3.4. TỶ LỆ SỐ CƠ QUAN TÁI PHÁT DI CĂN.......................50
BIỂU ĐỒ 3.5. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG KHI TÁI PHÁT DI CĂN....51
BIỂU ĐỒ 3.6. ĐƯỜNG DÙNG THUỐC.....................................................53
BIỂU ĐỒ 3.7. LIỀU HOÁ CHẤT ĐƯỢC SỬ DỤNG...............................54
BIỂU ĐỒ 3.8. TỶ LỆ ĐÁP ỨNG CHUNG.................................................55
BIỂU ĐỒ 3.9. THỜI GIAN SỐNG BỆNH KHÔNG TIẾN TRIỂN.........59
BIỂU ĐỒ 3.10. TỶ LỆ HẠ BẠCH CẦU.....................................................64
BIỂU ĐỒ 3.11. TỶ LỆ HẠ BẠCH CẦU HẠT............................................65
BIỂU ĐỒ 3.12. TỶ LỆ HẠ HUYẾT SẮC TỐ............................................65
BIỂU ĐỒ 3.13. TỶ LỆ HẠ TIỂU CẦU.......................................................66
BIỂU ĐỒ 3.14. ĐỘC TÍNH THEO ĐƯỜNG DUNG THUỐC.................69



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư (UT) phổ biến nhất và là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở nữ giới. Theo GLOBOCAN 2012,
trên toàn thế giới có 1.671.149 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán
và 521.907 phụ nữ tử vong do UTV, đứng hàng thứ 5 trong số các nguyên
nhân gây tử vong do ung thư, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 39/100.000 phụ
nữ [1]. Tại Mỹ, năm 2016 có khoảng 249.260 ca mới mắc và 40.890 ca tử
vong vì UTV .
Tại Việt Nam, theo số liệu ghi nhận ung thư từ Chương trình Mục tiêu
Quốc gia phòng chống Ung thư, năm 2010 nước ta có 12.533 trường hợp mới
mắc UTV, với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 28,1/100.000 phụ nữ .
Nhờ các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm và các tiến bộ vượt bậc
trong điều trị giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do UTV. Tuy nhiên, vẫn có xấp
xỉ 30% các trường hợp có hạch âm tính và 50-70% trường hợp có hạch dương
tính tái phát di căn (TPDC) sau điều trị, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tử
vong do UTV . Ung thư vú TPDC có tiên lượng xấu, tỷ lệ bệnh đáp ứng hoàn
toàn thấp, thời gian sống thêm ngắn. Bệnh nhân UTV TPDC có thời gian sống
thêm trung bình từ 18 đến 24 tháng khi được điều trị đầy đủ và có khoảng 520% sống thêm được sau 5 năm ,. Mục đích của việc điều trị UTV TPDC là
kéo dài thời gian sống thêm, giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao hoặc duy trì chất
lượng sống cho người bệnh. Trong đó, điều trị hệ thống đóng vai trò chủ yếu,
bao gồm điều trị hoá chất, nội tiết và sinh học ,.
Phần lớn bệnh nhân UTV TPDC đã được điều trị hóa chất trước đó với
phác đồ có Taxane và/ hoặc Anthracycline, việc lập kế hoạch điều trị dựa trên
nhiều yếu tố và khi có chỉ định điều trị hóa chất thì có thể sử dụng phác đồ kết
hợp hoặc đơn chất. Phác đồ kết hợp thường áp dụng điều trị cho các bệnh



2

nhân có triệu chứng rầm rộ, bệnh tiến triển nhanh, di căn lan tràn, cần kiểm
soát bệnh nhanh và bệnh nhân có thể trạng tốt, dung nạp được thuốc với mục
đích đạt được đáp ứng tối đa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra việc điều trị
đơn hóa chất tuần tự được ưu tiên lựa chọn với độc tính thấp hơn và chất
lượng cuộc sống cao hơn ,,. Vinorelbine là hóa chất thuộc nhóm Ancaloid dừa
cạn. Điều trị UTV tái phát di căn với Vinorelbine đơn thuần được chứng minh
có hiệu quả trong một số thử nghiệm lâm sàng trên thế giới với tỷ lệ đáp ứng
dao động trong khoảng 19 - 53%, kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển
từ 5,2-9,7 tháng với độc tính thấp, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm
nhẹ triệu chứng cho người bệnh ,,,.
Hiện tại Vinorelbine đang được sử dụng trên các bệnh nhân UTV tái
phát di căn tại bệnh viện K và cho những kết quả khả quan trên lâm sàng. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả và độc tính của
phác đồ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả
đơn trị liệu Vinorelbine trong ung thư vú tái phát di căn ” với các mục
tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả điều trị đơn hóa chất Vinorelbine trong ung thư vú tái
phát di căn.
2. Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của đơn trị liệu
Vinorelbine.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học
Ung thư vú chủ yếu gặp ở phụ nữ (chiếm đến 99%) và là loại ung thư

phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Theo số liệu ghi nhận của
GLOBOCAN 2012, trên toàn thế giới có 1.671.149 trường hợp ung thư vú
mới được chẩn đoán, chiếm 25,1% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ.
Tỷ lệ mắc cao hơn ở các nước phát triển (788.200 trường hợp, chiếm 27,9%)
so với các nước kém phát triển (882.949 trường hợp, chiếm 23,0%). Tỷ lệ
mắc chuẩn theo tuổi trên toàn thế giới là 39/100.000 phụ nữ, và có sự thay đổi
nhiều theo các vùng địa dư, chủng tộc, từ 19,3/100.000 ở khu vực Đông Phi
đến 89,9/100.000 phụ nữ ở khu vực Tây Âu (Biểu đồ 1.1). Tỷ lệ tử vong của
UTV lại ít có sự chênh lệch giữa các khu vực (thay đổi từ 6,3/100 000 phụ nữ
ở Đông Á đến 19,3/100.000 phụ nữ ở Nam Phi - Biểu đồ 1.1). Chỉ tính ung
thư ở nữ giới, tỷ lệ tử vong do ung thư vú chuẩn theo tuổi trên toàn thế giới là
12,5/100.000 phụ nữ với 521.907 trường hợp chiếm 14,7%, là nguyên nhân tử
vong hàng đầu ở nước kém phát triển (324.289 trường hợp, chiếm 14,3%) và
hàng thứ hai ở các nước phát triển (197.618 trường hợp, chiếm 15,4%) sau
ung thư phổi .
Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
và một số tỉnh trong cả nước, ước tính tỷ lệ mắc UTV chuẩn theo tuổi năm
2003 là 17,4/100.000 phụ nữ, đứng đầu trong các loại ung thư ở nữ. Tại Hà
Nội, theo ghi nhận ung thư giai đoạn 2004-2006, UTV có tỷ lệ mắc chuẩn
theo tuổi là 33,7/100.000 phụ nữ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo ghi nhận
năm 2003, tỷ lệ này là 19,4/100.000 phụ nữ. Năm 2004, tỷ lệ mắc UTV tại
các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế, Cần Thơ tương ứng là
10,5/100.000 phụ nữ; 19,6/100.000 phụ nữ; 19,3/100.000 phụ nữ và


4

19,4/100.000 phụ nữ. Nói chung, tính trên toàn quốc đây là loại ung thư có tỷ
lệ mắc đứng đầu các loại ung thư ở phụ nữ Việt Nam. Gần đây nhất, tại hội
thảo quốc gia phòng chống ung thư, theo Nguyễn Bá Đức, tỷ lệ mắc ung thư

vú 2010 là 28,1/100.000 phụ nữ, tăng gấp đôi so với năm 2000 và số ca mới
mắc là 12.533 ca (năm 2000 là 5.538 ca) .

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong của ung thư vú (tính trên 100.000 phụ
nữ) tại các khu vực trên thế giới (Nguồn GLOBOCAN 2012) .


5

1.2. Sinh bệnh học ung thư vú
Tế bào ung thư nguyên phát từ tiểu thùy tiếp tục phát triển lan sang mô
lân cận, phá vỡ tổ chức tuyến vú bình thường. Khi tế bào ung thư theo mạch
bạch huyết nông sẽ di căn đến các chặng hạch, theo dòng máu di căn đến
các cơ quan khác như di căn gan, phổi, não và các tạng khác, đây là cơ sở
của việc điều trị toàn thân .
Những tiến bộ về sinh học phân tử trong những năm gần đây đã chỉ rõ được
một số yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển UTV như thụ thể nội tiết estrogen (ER)
và progesterol (PR), thụ thể yếu tố phát triển biểu mô Her-2/neu, chỉ số tăng
sinh nhân Ki67, gen ung thư vú (BRCR1, BRCA2) và nhiều yếu tố khác ,.
Khoảng 70% BN UTV có TTNT (ER và/hoặc PR) dương tính, tình
trạng TTNT có liên quan tới tiên lượng bệnh và chiến lược điều trị. Bệnh
nhân UTV có TTNT dương tính đáp ứng tốt với điều trị nội tiết và thời gian
sống thêm lâu hơn so với nhóm TTNT âm tính. Một số nghiên cứu gần đây chỉ
ra rằng những BN có TTNT âm tính có tỷ lệ tái phát cao trong vòng 5 năm đầu
sau điều trị triệt căn so với nhóm có TTNT dương tính. Tuy nhiên sau 5 năm
những BN có TTNT dương tính lại có tỷ lệ tái phát cao hơn ,.
Khoảng 20% - 30% BN có khuyếch đại thụ thể yếu tố phát triển biểu mô
Her-2/neu. Những BN này có tiên lượng bệnh xấu nếu không được điều trị
thuốc kháng thể đơn dòng (KTĐD) và hóa chất toàn thân, đặc biệt trên nhóm
những BN có TTNT âm tính .

Chỉ số tăng sinh nhân Ki67 ở mức cao có liên quan tới tỷ lệ bệnh tái
phát cao, thời gian sống thêm ngắn ở cả nhóm BN có hạch dương tính và âm
tính .
Gen ung thư vú gồm hai loại là Breast Cancer Type 1 (BRCA1) nằm
trên nhiễm sắc thể 17, Breast Cancer Type 2 (BRCA2) nằm trên nhiễm sắc thể
13, đột biến những gen này làm tăng nguy cơ mắc UTV . Sự đột biến gen


6

BRCA liên quan mật thiết tới hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền
(Hereditary breast and ovarian cancer syndromes- HBOC). Nguy cơ mắc
UTV và ung thư buồng trứng ở những người phụ nữ có HBOC là rất cao,
50%-80% mắc UTV, 14%-40% mắc ung thư buồng trứng. Nguy cơ mắc các
bệnh ung thư khác như ung thư vòi trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tụy
tăng ở cả nam và nữ có HBOC . Hiếm gặp hơn, UTV còn liên quan đến các
hội chứng ung thư di truyền khác như hội chứng Li-Fraumeni và hội chứng
Cowden, do đột biến các gen TP53 và PTEN .
Một số tiến bộ mới về giải trình tự gen hiện nay đang được tiến hành
nghiên cứu ở nhiều trung tâm trên thế giới. Oncotype DX-gene (gồm 21 gen
liên quan đến di căn xa, thang điểm nguy cơ tái phát từ 0-100) có thể được sử
dụng để phân loại các yếu tố nguy cơ dựa vào điểm tái phát (Recurrence
Score - RS), RS từ 0-17 (nguy cơ thấp), RS từ 18-30 (nguy cơ trung bình),
RS 31-100 (nguy cơ cao), để lựa chọn điều trị. Hiện tại xét nghiệm này được
chỉ định cho các bệnh nhân có tiên lương tốt với hạch âm tính, TTNT dương
tính và Her-2/neu âm tính. Nghiên cứu TAILORx trên hơn 1.600 bệnh nhân,
nhóm nguy cơ thấp chỉ điều trị Tamoxifen, nhóm nguy cơ trung bình điều trị
Tamoxifen hoặc Tamoxifen + hóa chất, nhóm nguy cơ cao điều trị Tamoxifen
+ hóa chất hiện tại đã có kết quả sơ bộ tại thời điểm 5 năm ở nhóm nguy cơ
thấp với thời gian sống thêm không bệnh là 84%, thời gian sống thêm toàn bộ

là 98%, nhóm nguy cơ trung bình và nguy cơ cao vẫn chưa được báo cáo, hứa
hẹn một triển vọng mới cho điều trị UTV. Phân tích nghiên cứu NSABP- B20
cho thấy bệnh nhân có RS từ 0-17 có tỷ lệ sống thêm không bệnh 10 năm ở
nhóm chỉ dùng Tamoxifen và nhóm Tamoxifen + hóa chất là 96,8% và 95,6%;
tỉ lệ tương ứng ở nhóm có RS từ 18-30 là 90,9% và 89,1% và nhóm có điểm
RS từ 31-100 là 60,5% và 88,1% ,. Như vậy lợi ích của hóa chất chỉ có được
ở nhóm nguy cơ cao. Nghiên cứu PlanB trên khoảng 2.300 bệnh nhân có


7

TTNT dương tính, pN0-1 chỉ ra 3 năm sống thêm không tiến triển ở các nhóm
RS ≤ 11 (không điều trị hóa chất), RS từ 12-25 (có điều trị hóa chất) và RS ≤ 25
(có điều trị hóa chất) tương ứng 98%, 98% và 95%, một lần nữa chỉ ra không có
lợi ích từ việc điều trị hóa chất ở nhóm nguy cơ thấp .
Ngoài ra các thang điểm đánh giá nguy cơ tái phát khác như: Predictor
Analysiscof microarray 50 (PAM50), Endopredict và Breast cancer index
(BCI) cũng được đưa vào sử dụng có giá trị tiên lượng và cảnh báo .
Các xét nghiệm phân tích gen như The Amsterdam 70-gene, Genomic
grade index, IHC4 vẫn đang được nghiên cứu và chưa được sử dụng rộng rãi.
1.3. Chẩn đoán UTV
1.3.1. Chẩn đoán xác định
Bộ ba kinh điển trong chẩn đoán ung thư vú bao gồm thăm khám lâm
sàng, xét nghiệm tế bào học và chụp Xquang tuyến vú cùng cho kết quả ung
thư thì chẩn đoán ung thư vú được xác lập ,.
Sinh thiết u vú làm giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán xác
định ung thư vú, đánh giá trình trạng TTNT (ER, PR) và Her-2/neu, Ki67,
P53 nhằm lập kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh .
1.3.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Phân loại giai đoạn TNM (theo AJCC 2010) .

T (U nguyên phát)
N (Hạch vùng theo lâm sàng)
pN (Hạch vùng theo giải phẫu bệnh sau mổ)
M (Di căn xa)
Giai đoạn
Giai đoạn 0:
Giai đoạn IA:

Tis
T1

N0

M0

N0

M0 (bao gồm cả T1mi)


8

Giai đoạn IB:

T0,1 N1mi M0

Giai đoạn IIA:

T0,1 N1 M0; T2 N0 M0 (bao gồm cả T1mi)


Giai đoạn IIB:

T2 N1 M0; T3 N0 M0 (bao gồm cả T1mi)

Giai đoạn IIIA:

T0,1,2 N2 M0; T3 N1,2 M0 (bao gồm cả T1mi)

Giai đoạn IIIB:

T4

Giai đoạn IIIC:

Mọi T N3 M0

N0,1,2 M0

Giai đoạn IV: Mọi T mọi N M1
1.3.3. Chẩn đoán mô bệnh học, độ mô học, hóa mô miễn dịch.
1.3.3.1. Mô bệnh học: Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1981 .
- Không xâm nhập
- Xâm nhập
- Các loại khác
1.3.3.2. Độ mô học: Phân loại theo Elston Ellis .
G1: Biệt hóa cao
G2: Biệt hóa vừa
G3: Kém biệt hóa
Gx: Không rõ độ biệt hóa
1.3.3.3. Hóa mô miễn dịch

Bên cạnh đánh giá tình trạng thụ thể nội tiết ER, PR, còn đánh giá các
yếu tố có giá trị khác như Her2/neu, p53, Ki67 bằng nhuộm hóa mô miễn dịch
(HMMD) để có một phác đồ điều trị chuẩn mực cũng như tiên lượng bệnh .
Các phương pháp mới như FISH, CISH, SISH, được sử dụng để phát
hiện sự khuyếch đại Her2/neu.


9

1.3.4.

Phân loại ung thư vú theo St Gallen năm 2013 .
Bảng 1.1. Phân loại UTV theo St Gallen năm 2013
Phân loại

Tiêu chuẩn
Đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn sau:
• ER (+) và PR (+) ≥ 20 %
• Her2/neu (-)
• Ki-67 ≤ 14 %
• Yếu tố nguy cơ thấp dựa trên xét

Nhóm Luminal A

nghiệm bộc lộ gen (nếu làm được)

• ER (+)
• Her2/neu (-)
• Và ít nhất có 1 trong các tiêu
chuẩn:

- Ki67 cao > 14 %
- PR (-) hoặc PR (+) <20%
- Yếu tố nguy cơ cao dựa trên

HER2 (-)
Nhóm

Luminal

B

xét nghiệm sự bộc lộ gene
• ER (+)
• Her2/neu bộc lộ quá mức (dương
HER2 (+)

Nhóm HER2
Nhóm Basal-like
( Triple negative )








tính)
Ki67 bất kỳ
PR bất kỳ

HER bộc lộ quá mức
ER và PR (-)
ER và PR (-)
Her2/neu (-)


10

1.4. Chẩn đoán ung thư vú tái phát di căn.
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng ,,,,.
- Triệu chứng lâm sàng của ung thư vú tái phát di căn rất đa dạng, một số
bệnh nhân có triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh
lành tính hay không có triệu chứng.
- Xuất hiện hạch hay các tổn thương thành ngực: Ban đầu hạch thường
nhỏ mềm khó phát hiện trên lâm sàng, khi không được điều trị hạch to dần
lên, cứng chắc, đôi khi dính nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động
hạn chế.
- Đau xương thường là dấu hiệu gợi ý di căn xương sớm; ho, khó thở có thể
là biểu hiện di căn phổi; mệt mỏi, chán ăn, gầy sút có thể gợi ý di căn gan; các
triệu chứng bất thường về thần kinh có thể gợi ý di căn não.
+ Di căn xương: Xương là vị trí di căn thường gặp nhất trong ung thư vú.
Nghiên cứu của Rose cho thấy 65-75% bệnh nhân tử vong vì UTV có bằng
chứng của di căn xương. Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của di căn
xương bao gồm lớn hơn bốn hạch nách di căn tại thời điểm chẩn đoán ban
đầu, khối u nguyên phát lớn hơn 2 cm, thụ thể estrogen dương tính và độ tuổi
trẻ hơn 35 tuổi . Thời gian sống thêm trung bình của bệnh nhân UTV di căn
liên quan đến xương được ước tính là 2 năm, với khoảng 20% bệnh nhân sống
5 năm. Những bệnh nhân chỉ di căn xương đơn thuần có thể có thời gian sống
trung bình lâu hơn, ước tính 72 tháng. Đau xương thường là triệu chứng lâm
sàng thường gặp nhất của di căn xương. Đau tăng khi vận động, do đó ảnh

hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể có
dấu hiệu chèn ép tủy do di căn xương cột sống hoặc triệu chứng của gãy
xương bệnh lý.
+ Di căn não: Xảy ra ở khoảng 10-16% bệnh nhân UTV di căn. BN
thường có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn. Các triệu chứng khác của bệnh


×