Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm gãy xương đốt sống ngực và thắt lưng trên x quang ở bệnh nhân nữ loãng xương nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 91 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

MC THY CHI

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM GãY XƯƠNG ĐốT
SốNG NGựC Và THắT LƯNG TRÊN X
QUANG ở BệNH NHÂN Nữ LOãNG XƯƠNG
NGUYÊN PHáT

LUN VN THC S Y HC

H NI 2016


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

MC THY CHI

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM GãY XƯƠNG ĐốT
SốNG NGựC Và THắT LƯNG TRÊN X
QUANG ở BệNH NHÂN Nữ LOãNG XƯƠNG
NGUYÊN PHáT
Chuyờn ngnh: Ni khoa


Mó s: 60720140

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. NGUYN MAI HNG


HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Đảng ủy- Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, bộ môn Nội tổng hợp trường đại học Y Hà
Nội. Đảng ủy - Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, Khoa Cơ – Xương
- Khớp, khoa Chẩn đoán hình ảnh - bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện
cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cám ơn
PGS.TS. Nguyễn Mai Hồng, người thầy luôn động viên dìu dắt, giành nhiều
thời gian quý báu, trực tiếp dạy bảo tôi về kiến thức chuyên môn cũng như
hướng dẫn, giúp đỡ tôi từng bước trưởng thành trên con đường nghiên cứu
khoa học và hoạt động chuyên môn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng thông qua đề
cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, các thầy cô đã đóng góp cho tôi
nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, lãnh đạo các khoa phòng
Bệnh viện Châm cứu Trung Ương, cùng các đồng nghiệp đã hết lòng ủng hộ
giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cám ơn gia đình, người thân và bạn bè.
Những người đã luôn ở bên tôi, động viện chia sẻ, giành cho tôi những điều
kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016
Học viên

Mạc Thùy Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Mạc Thùy Chi, học viên cao học khóa 23 - Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Nội khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Nguyễn Mai Hồng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016

Mạc Thùy Chi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMD

Bone mineral Density ( mật độ xương)

BMI

Body Mas Index (Chỉ số khối cơ thể)

CSTL


Cột sống thắt lưng

CXĐ

Cổ xương đùi

DEXA

Dual Energy Xray Absortiometry
(phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép)

GXĐS

Gãy xương đốt sống

IOF

International Osteoporosis Foundation
(Hiệp hội loãng xương Quốc tế)

MĐX

Mật độ xương

OB

Osteoblast (tế bào tạo xương)

OC


Osteoclast (tế bào hủy xương)

PTH

Parathyroid Hormone (hormone cận giáp)

T-score

Độ lệch so với MĐX trung bình của người trẻ, trưởng
thành, cùng giới

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3
1.1. Giải phẫu cột sống.....................................................................................3
1.1.1. Giải phẫu về cột sống.........................................................................3
1.2. Đại cương về cấu trúc, chức năng, chuyển hóa của xương...........................4
1.2.1. Cấu trúc xương...................................................................................4
1.2.2. Chức năng của xương.........................................................................5
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa xương.....................................6
1.3. Tổng quan về bệnh loãng xương.................................................................7
1.3.1. Định nghĩa..........................................................................................7

1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của loãng xương.....................................................8
1.3.3. Phân loại loãng xương......................................................................11
1.3.4. Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương................................................12
1.4. Chẩn đoán loãng xương...........................................................................13
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng.......................................................................13
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng.................................................................14
1.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương...................................................16
1.4.4. Chẩn đoán gãy xương đốt sống do loãng xương...............................16
1.5. Tình hình nghiên cứu loãng xương và gãy xương đôt sống do loãng xương
hiện nay..................................................................................................20
CHƯƠNG 2.....................................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................22
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................23
2.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................23
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................23
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................23
Bệnh nhân có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:....................................23


2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................23
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu.......................................................................23
2.3.3. Công cụ nghiên cứu..........................................................................23
2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.........................................................24
2.3.5. Chỉ số và biến số nghiên cứu............................................................24
2.4. Xử lý số liệu............................................................................................30
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................30
2.6. Sơ đồ nghiên cứu.....................................................................................31
CHƯƠNG 3.....................................................................................................32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................32

3.1. Đặc điểm chung.......................................................................................32
3.1.1. Tuổi..................................................................................................32
3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp......................................................................33
3.1.3. Đặc điểm chỉ số nhân trắc, tỷ số T-score, tuổi mãn kinh, số con trong
nhóm nghiên cứu............................................................................33
3.1.4. Hoàn cảnh xuất hiện bệnh.................................................................34
3.1.5. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng.........................................................35
3.1.6. Đặc điểm các yếu tố về tiền sử..........................................................36
3.2. Đặc điểm gãy xương đốt sống..................................................................36
3.2.1. Tỷ lệ gãy xương đốt sống.................................................................36
3.2.2. Vị trí gãy xương đốt sống.................................................................37
3.2.3. Số đốt sống bị gãy............................................................................37
3.2.4. Phân bố đốt sống gãy........................................................................38
3.2.5. Mức độ gãy xương cột sống ngực.....................................................38
3.2.6. Mức độ gãy xương cột sống thắt lưng...............................................39
3.2.7. Hình dạng đốt sống gãy....................................................................40
3.2.8. Mức độ gãy xương đốt sống.............................................................40
Xét trong tổng số 98 đốt sống gãy, mức độ gãy của các đốt sống cụ thể là:.40
3.3. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến gãy xương do loãng xương nguyên
phát........................................................................................................41
3.3.1. Tuổi..................................................................................................41
3.3.2. Mối liên quan giữa đặc thù nghề nghiệp với gãy xương đốt sống......42
3.3.3. Mối liên quan giữa tiền sử gãy xương với gãy xương đốt sống.........43
3.3.4. Mối liên quan giữa số năm mãn kinh với gãy xương đốt sống..........43


3.3.5. Mối liên quan giữa số người sinh trên 4 con với gãy xương đốt sống44
3.3.6. Mối liên quan giữa BMI với gãy xương đốt sống..............................44
3.3.7. Mối liên quan giữa T score và có gãy xương đốt sống......................45
3.4. Phân tích hồi qui logistic một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan

đến tình trạng gãy xương ĐS...................................................................46
3.5. Phân tích hồi quy linear một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan
đến số đốt gãy.........................................................................................47
3.6. Phân tích hồi quy linear một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan
đến mức độ gãy xương đốt sống...............................................................48
CHƯƠNG 4.....................................................................................................50
BÀN LUẬN....................................................................................................50
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân................................................................50
4.1.1. Tuổi..................................................................................................50
4.1.2. Chỉ số khối của cơ thể.......................................................................51
4.1.3. Tuổi mãn kinh..................................................................................52
4.1.4. Tỷ lệ giảm mật độ xương tại các vị trí đo..........................................52
4.1.5. Đặc điểm, triệu chứng lâm sàng........................................................54
4.2. Những đặc điểm về gãy xương đốt sống...................................................54
4.2.1. Tỷ lệ gãy xương đốt sống.................................................................54
4.2.2. Một số đặc điểm về tần suất gãy, hình dạng và vị trí gãy xương đốt
sống...............................................................................................57
4.3. Những ảnh hưởng của các YTNC đến giảm mật độ xương và biến dạng đốt
sống........................................................................................................60
4.3.1. Mối liên quan giữa tuổi, đặc thù nghề nghiệp với gãy xương đốt sống
.......................................................................................................61
4.3.2. Mối liên quan giữa tiền sử gãy xương với gãy xương đốt sống.........62
4.4. Chỉ số BMI..............................................................................................62
4.5. Chỉ số T- score.........................................................................................64
4.6. Mối liên quan giữa thời gian mãn kinh với nguy cơ gãy xương đốt sống.....65
4.7. Số con.....................................................................................................66
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ....................................................................................................69



TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................1


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của WHO dựa vào mật độ
xương tính theo T-score...............................................................16
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán gãy đốt sống theo phương pháp bán định
lượng...........................................................................................18
Bảng 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp.....................................................................33
Bảng 3.2. Đặc điểm chỉ số nhân trắc, tỷ số T-score, tuổi mãn kinh, số con
trong nhóm nghiên cứu...............................................................33
Hoàn cảnh xuất hiện bệnh xét trên 38 trường hợp có gãy xương đốt sống....34
Bảng 3.3. Đặc điểm về hoàn cảnh xuất hiện bệnh...........................................34
Bảng 3.4. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng..................................................35
Bảng 3.5: Mức độ gãy xương cột sống ngực...................................................38
Bảng 3.6. Mức độ gãy xương cột sống thắt lưng............................................39
Bảng 3.7. Hình dạng đốt sống gãy..................................................................40
Bảng 3.8. Mức độ gãy xương đốt sống...........................................................40
Bảng 3.9. So sánh tuổi trung bình ở 2 nhóm có gãy xương và không gãy
xương đốt sống............................................................................41
Bảng 3.10: Tỷ lệ GXĐS ở nhóm < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi.................................42
Bảng 3.11: Tỷ lệ GXĐS ở nhóm lao động nặng và lao động nhẹ...................42
Bảng 3.12: Tỷ lệ GXĐS ở nhóm có và không có tiền sử gãy xương..............43
Bảng 3.13: So sánh tuổi mãn kinh trung bình giữa 2 nhóm có và không GXĐS
.....................................................................................................43
Bảng 3.14: Tỷ lệ GXĐS ở nhóm có số năm mãn kinh < 15 năm và ≥ 15 năm
.....................................................................................................43
Bảng 3.15. Tỷ lệ GXĐS ở nhóm có số con ≤ 4 con và >4con........................44
Bảng 3.16. Tỷ lệ GXĐS ở nhóm có BMI < 18,5 và ≥ 18,5.............................44



Bảng 3.17. So sánh T- score trung bình ở 2 nhóm có gãy xương và không gãy
xương đốt sống............................................................................45
Bảng 3.18. Tỷ lệ GXĐS theo phân nhóm T-score CSTL................................45
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.......46
với tỷ lệ gãy xương ĐS...................................................................................46
Bảng 3.20. Phân tích hồi quy linear một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
liên quan đến số đốt gãy..............................................................47
Bảng 3.21. Phân tích hồi quy linear một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
liên quan đến mức độ gãy xương ĐS..........................................48
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ gãy xương đốt sống giữa các nghiên cứu.................56


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Giải phẫu xương cột sống..................................................................4
Hình 1.2. Xương bình thường và loãng xương.................................................8
Hình 1.3. Các dạng gãy xương cột sống qua đánh giá bằng X quang.............19
(chỉ số Genant)................................................................................................19
28
28
Hình 2.1. Xác định 6 điểm..............................................................................28
Hình 2.2. Đo chiều cao các thân đốt sống.......................................................28
Hình 2.3. Các loại gãy xương đốt sống [32]...................................................28
(a)bình thường (b) loại 1 độ 1 (c) loại 1 độ 2 (d) loại 2 độ 1..........................28
(e) loại 2 độ 2 (f) loại 3 độ 1 (g) loại 3 độ 2....................................................28


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố các nhóm tuổi................................32
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm yếu tố về tiền sử..........................36
Nhận xét:.........................................................................36
Trong 89 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có 16,9%
bệnh nhân có tiền sử gãy xương (100% nguyên nhân do
sang trấn – theo phiếu phỏng vấn trực tiếp). Số bệnh nhân
đã được điều trị loãng xương bằng canxi hoặc các thuốc
chống hủy xương trên 1 năm là 29,2%. Không có bệnh
nhân nào mãn kinh trước sớm trước 40 tuổi...................36
.........................................................................................36
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ gãy xương đốt sống...........................36
Biểu đồ 3.4. Vị trí gãy xương đốt sống...........................37
Biểu đồ 3.5. Số đốt sống gãy trên một bệnh nhân...........37
Biểu đồ 3.6. Số lượt đốt sống gãy...................................38
Biểu đồ 3.7. Mức độ gãy xương cột sống ngực...............39
Biểu đồ 3.8. Mức độ gãy xương cột sống thắt lưng........40
Biểu đồ 3.9. Mức độ gãy xương đốt sống.......................41
Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa chỉ số T- score và số
đốt gãy.............................................................................48
Biểu đồ 3.11. Mối tương quan giữa chỉ số T - score và
mức độ gãy......................................................................48


Biểu đồ 3.12. Mối tương quan giữa số năm mãn kinh và
mức độ gãy......................................................................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loãng xương là một bệnh lý của xương, đặc trưng bởi sự giảm khối lượng
xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương làm cho xương giòn và trở nên dễ
gẫy. Đây là một vấn đề đang được thế giới rất quan tâm vì quy mô và hệ quả
nghiêm trọng của nó trong cộng đồng. Với tuổi thọ ngày càng cao, tỷ lệ mắc
bệnh loãng xương cũng gia tăng ở mức báo động. Nhiều nghiên cứu trong vòng
30 năm qua cho thấy ở những phụ nữ tuổi từ 60 trở lên, có khoảng 20% người
mắc chứng loãng xương . Hiện nay ước tính loãng xương ảnh hưởng đến 200
triệu người trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, một nghiên cứu trên phụ nữ ăn chay
sau mãn kinh, cho thấy tần suất gãy xương đốt sống khoảng 23%, và yếu tố nguy
cơ bao gồm mật độ xương thấp ở vị trí cột sống thắt lưng và độ tuổi .
Hệ quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gãy xương. Đây là hai
vấn đề liên quan rất phổ biến ở những người lớn tuổi. Có khoảng 15% bệnh
nhân loãng xương là có gãy xương, trong đó gãy xương đốt sống chiếm
khoảng 33% . Ở những trường hợp loãng xương có gãy xương cột sống bệnh
nhân thường bị mất chức năng nhiều, chất lượng cuộc sống giảm, tăng chi phí
cho điều trị và đặc biệt là có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng bệnh diễn biến một cách âm thầm, phần lớn các bệnh nhân gãy
xương cột sống do loãng xương không được phát hiện. Chỉ có khoảng 30%
bệnh nhân gãy xương đốt sống do loãng xương là có biểu hiện triệu chứng
lâm sàng . Gãy xương đốt sống không triệu chứng là một yếu tố nguy cơ
chính cho các gãy xương kế tiếp, kể cả gãy cổ xương đùi , , . Những bệnh
nhân này họ thường phải chịu một mức chi phí chữa bệnh cao hơn và nguy cơ
tử vong lớn hơn , .
Vì những tác động nghiêm trọng của gãy xương đốt sống đối với cả cá thể
và cộng đồng, một bệnh nhân sống xót sau gãy xương họ cũng mắc nhiều
biến chứng và chất lượng cuộc sống giảm đáng kể. Vì vậy bệnh cần được


2


chẩn đoán sớm nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế những
biến chứng không mong muốn, giảm chi phí cho việc điều trị .
Bởi tầm quan trọng của nó, loãng xương đã được nhiều nước trên thế giới
tăng cường công tác dự phòng bằng các chương trình sàng lọc phát hiện bệnh
sớm trong cộng đồng. Ở Việt Nam những năm gần đây, vấn đề này cũng đã
được quan tâm hơn tuy nhiên những kiến thức về loãng xương và hậu quả của
bệnh vẫn chưa được nhận thức đúng mức.
Để góp phần nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương cũng như những hậu
quả của nó, đặc biệt là vấn đề gãy xương đốt sống, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm gãy xương đốt sống ngực và thắt lưng
trên X quang ở bệnh nhân nữ loãng xương nguyên phát” với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét tỷ lệ, mô tả đặc điểm gãy xương đốt sống ngực và thắt lưng
trên phim chụp X quang ở bệnh nhân nữ loãng xương nguyên phát.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan với đặc điểm gãy xương đốt sống ở
những đối tượng trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu cột sống
1.1.1. Giải phẫu về cột sống
- Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống chồng lên nhau, chúng
được sắp xếp tuần tự, được các hệ thống dây chằng và hệ thống cơ vững chắc
giúp tạo thành cột trụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể.
- Số lượng đốt sống: Mỗi người thường có từ 33 đến 35 đốt sống, phân
bố như sau: 24 đốt sống trên rời nhau: gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt ngực và 5
đốt thắt lưng. Xương cùng gồm 5 đốt sống cùng dính nhau. Xương cụt do 4 6 đốt sống cằn cỗi cuối cùng dính nhau tạo thành.

- Các đoạn cong của cột sống: Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng,
nhưng nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và
đoạn thắt lưng cong lồi ra trước, đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau.


4

Hình 1.1. Giải phẫu xương cột sống
1.2. Đại cương về cấu trúc, chức năng, chuyển hóa của xương
1.2.1. Cấu trúc xương
* Cấu trúc đại thể:
- Phần ngoài (vỏ xương, xương đặc): Chiếm 80% khung xương, 20%
diện tích xương, khoảng 3% xương đặc được làm mới hàng năm. Chức năng
chính là bảo vệ .
- Phần trong (xương bè, xương xốp): Chiếm 20% khối lượng, 80% diện
tích xương và khoảng 25% được tạo mới hằng năm. Chức năng chính là tham
gia vào quá trình chuyển hóa .


5

* Cấu trúc vi thể: Gồm các tế bào và chất cơ bản (Bone matrix).
- Chất cơ bản của xương:
+ Khung Protein: 95% là sợi collagen typ I là những sợi protein dài
xoắn chuỗi, đan chéo giúp xương đàn hồi, các sợi này và protein không
collagen tạo thành chất khuôn xương có khả năng hút các anion mạnh nên rất
quan trọng trong quá trình calci hóa và cố định các phân tử Hydroxyapatite
vào các sợi collagen.
+ Muối khoáng: chủ yếu là calci và phospho dạng tinh thể Hydroxyapatit
gắn song song vào các sợi collagen của khung protein.

- Các loại tế bào tạo xương :
+ Tiền tạo cốt bào (Pre-osteoblast): Có mặt ở bề mặt xương đang hình thành,
nó có khả năng tự làm mới và có thể chuyển thành tạo cốt bào trên bề mặt xương.
+ Tế bào tạo xương (Osteoblast - Tạo cốt bào): Biệt hóa từ các tiền tạo
cốt bào, tập trung từng đám dọc theo bề mặt xương ở những nơi xương đang
hình thành, có vai trò chính trong điều chỉnh chu chuyển xương, sinh tổng
hợp chất nền và quá trình khoáng hóa.
+ Tế bào xương (Osteocyte) là các nguyên bào xương đã ngừng tổng
hợp khuôn và gắn chặt vào khuôn xương đã calci hóa, chúng nằm trong ổ
khuyết xương và hoạt động như những bộ phận nhân cảm để cảm nhận và
khởi động quá trình tái tạo xương.
+ Tế bào hủy xương (Osteoclasts - Hủy cốt bào): Chức năng là hủy
xương và giải phóng các sản phẩm chuyển hóa vào dịch ngoại bào.
1.2.2. Chức năng của xương
* Chức năng cơ học: Tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể và là nơi bám
cho các cơ, gân để tạo thành hệ vận động .
* Chức năng bảo vệ: Các cơ quan trong hộp sọ, lồng ngực, các tạng
trong ổ bụng, tủy sống và các thành phần tạo máu của tủy xương.
* Chức năng chuyển hóa: Là nơi dự trữ duy trì cân bằng ion trong cơ thể.


6

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa xương
* Estrogen và testosteron ,
- Estrogen: Hormone sinh dục nữ tăng hoạt động của tạo cốt bào(vì có
thụ thể với estrogen), tăng vận chuyển calci vào xương, tăng phát triển sụn
liên hợp và tăng chuyển sụn thành xương , kích thích sản sinh calcitonin,
calcitriol, ức chế bài tiết PTH ảnh hưởng đến các yếu tố tăng trưởng tại chỗ
của xương interleukin-1, interleukin-6, prostaglandin E2. Nó làm giảm lượng

tế bào và hoạt động của tế bào hủy xương.
- Testosteron kích thích tăng trưởng cơ và tác động tích cực đến quá trình
tạo xương, nó còn kích thích sản sinh ra estrogen trong quá trình tác động đến
xương và cơ , .
* Các Polypeptid hormon:
- Parathyroid hormon (PTH): tăng giải phóng calci từ xương vào máu do
tác dụng lên sự biệt hóa và hoạt động của các loại tế bào xương, không tác
dụng trực tiếp lên tế bào hủy xương mà thông qua các tín hiệu được chuyển
vào từ tế bào xương và tế bào tạo xương. PTH vừa kích thích vừa ức chế tổng
hợp các sợi collagen và khuôn xương.
- Calcitonin: do tế bào cạnh nang tuyến của tuyến giáp tiết ra có tác dụng
ức chế hủy cốt bào làm giảm vận chuyển calci vào máu .
- Insulin: của tuyến tụy kích thích tổng hợp chất nền xương do tác dụng lên
tạo cốt bào, rất cần thiết cho sự calci hóa và sự phát triển bình thường của xương.
- Hormon tăng trưởng (Growth hormone - GH) của tuyến yên có tác dụng
kích thích mô sụn và xương phát triển, kích thích tạo xương.
* Các hormone khác:
- Calcitriol (1,25 Dihydroxy vitamin D3) có tác dụng tăng quá trình hấp
thu Ca2+ ở ruột và xương, cần thiết cho sự trưởng thành của xương. Ngoài ra
còn tác dụng kích thích hủy xương và ức chế tổng hợp collagen xương.


7

- Glucocorticoid: của vỏ thượng thận, có tác dụng với chuyển hóa và chất
khoáng của xương làm giảm khối lượng xương và gây loãng xương.
- Các Thyroid hormon: Hormon tuyến giáp có vai trò chuyển mô sụn
thành mô xương, kích thích hủy xương .
* Các yếu tố điều chỉnh tại chỗ:
- Yếu tố tăng trưởng giống insulin duy trì khuôn xương và khối lượng

xương. Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng β (TGF-β) tăng số lượng tạo cốt bào,
giảm hủy xương. Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi làm lành tổ chức xương
và yếu tố tăng trưởng bắt nguồn từ tiểu cầu (FDGF) làm lành tổ chức xương.
- Các Cytokin: các interleukin, các yếu tố hoại tử u, prostaglandin E2
kích thích sự tiêu xương và tái tạo tế bào xương.
* Các yếu tố khác: men phosphatase acid kháng Tartrate (TRAP), yếu tố
nhân Kappa B (RANK), Interferon vừa kích thích vừa ức chế hoạt động tế
bào xương.
1.3. Tổng quan về bệnh loãng xương
1.3.1. Định nghĩa
Theo WHO (1991) thì loãng xương là một bệnh lý của xương, đặc trưng
bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương làm cho
xương giòn và trở nên dễ gẫy .
Năm 2001, Viện Y tế Hoa Kỳ đã định nghĩa: Loãng xương được đặc
trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh này được đặc trưng bởi
mật độ xương và chất lượng của xương .


8

1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của loãng xương

Hình 1.2. Xương bình thường và loãng xương
Khi các tế bào hủy xương tạo ra những lỗ phân hủy sâu, hoặc khi các tế
bào tạo xương không có khả năng lấp vào những lỗ hổng do các tế bào hủy
xương để lại. Quá trình được lặp đi lặp lại trong nhiều năm, lâu dần làm
xương yếu và dễ gẫy, đặc biệt ở những người cao tuổi. Với bề mặt rộng và
nằm sát với những tế bào tủy có tham gia vào chu chuyển xương nên sự mất
xương ở xương xốp thường xảy ra sớm và trên diện rộng hơn xương vỏ vì
vậy rối loạn tái tạo biểu hiện ở xương xốp sớm hơn. Sau thời kì mãn kinh vài

năm ở nữ các tế bào hủy xương năng động hơn các tế bào tạo xương, dẫn tới
tình trạng suy giảm mật độ xương, loãng xương và gia tăng nguy cơ gãy
xương ở người cao tuổi.
Xương cần chất dinh dưỡng như calci, vitamin D, phospho để xây dựng
mô xương, những chất này thường được hấp thu qua thực phẩm, khi một
người không cung cấp đầy đủ các khoáng chất đó cho nhu cầu cơ thể, các
hormon điều tiết cơ thể phản ứng bằng cách lấy các chất khoáng này khỏi
xương để dùng cho các chức năng khác trong cơ thể. Khi quá trình này cứ xảy
ra liên tiếp sẽ dẫn đến giảm mật độ xương, loãng xương và gãy xương.


9

Như vậy, loãng xương là hệ quả của sự mất cân đối giữa hai quá trình tạo
xương và hủy xương: trong đó mức độ hủy xương tăng hơn mức độ tạo
xương. Sự mất cân đối dẫn đến việc cơ thể mất xương tăng dần, khiến lực của
xương suy giảm và làm tăng nguy cơ gãy xương .
* Cơ chế mất xương ở nữ giới sau mãn kinh
Trung bình phụ nữ mất khoảng 50% xương xốp và 35% xương đặc
trong quãng đời, có ước tính cho rằng trong đó có 25% xương xốp và 15%
xương đặc mất đi là do giảm hay thiếu estrogen . Estrogen tác động đến các tế
bào tạo xương và hủy xương để ức chế sự phân hủy xương trong mọi giai
đoạn của quá trình tái tạo xương. Điều đó giải thích rằng ngay những năm đầu
mãn kinh, lượng estrogen bị suy giảm đột ngột hệ quả là mật độ xương cũng
suy giảm nhanh chóng. Ảnh hưởng của Estrogen lên sự tái tạo xương là vấn
đề cơ bản của loãng xương sau mãn kinh .
Mất xương nhanh ngừng sau 5-10 năm, ngay sau đó người phụ nữ tiếp
tục giai đoạn mất xương chậm do thiếu estrogen, đồng thời lại vừa chịu mất
xương do tuổi già .
Giảm tái hấp

thucalci

Thiếu
estrogen

Mất calci
khỏi cơ
thể

Cường
PTH
thứphát

Giảm hấp
thu calci ở
ống thận
Giảm

Mất
xương
chậm
(xương vỏ
> xương
bè)

Tăng nhu cầu calci
trong khẩu phần ăn

chứcnăng
OB mất xương chậm do thiếu estrogen sau mãn kinh

Sơ đồ 1.1. Giai đoạn

Nguồn: Nguyễn Thy Khuê (2011)
- Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn không đầy đủ calci và vitamin D làm
tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương ở người cao tuổi. Một chế độ ăn


10

kiêng quá mức dẫn tới việc các cơ bị yếu đi không đủ sức chống đỡ khi có
nguy cơ ngã, và cơ cũng không đủ dày để đệm cho xương, không đủ căng để
giúp xương chịu lực ở những nơi xương bị loãng do đó càng làm tăng nguy cơ
gãy xương khi bị ngã.
- Cân nặng: người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn, tần xuất gẫy
cổ xương đùi và xẹp đốt sống cao hơn.
- Chiều cao: tầm vóc nhỏ dễ bị loãng xương hơn do có khối lượng xương
thấp hơn. Vũ Thị Thanh Thủy (1996), Trần Thị Tô Châu (2002) thấy rằng
chiều cao dưới 145cm là yếu tố nguy cơ gây giảm mật độ xương , .
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): có ảnh hưởng đến mật độ xương, BMI ≥ 25
như là yếu tố bảo vệ với mật độ xương, BMI < 22, đặc biệt ở những người
thiếu cân ( BMI < 18,5) lại tăng nguy cơ loãng xương .
- Vận động: tập thể dục thường xuyên làm giảm bớt nguy cơ loãng xương
và làm chậm quá trình mất xương ở người có tuổi, đồng thời làm cho cơ chắc
khỏe và giảm nguy cơ ngã, vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và
tăng khối lượng xương, giảm vận động sẽ gây mất xương nhanh .
- Hút thuốc lá, thói quen uống rượu và cà phê: Làm tăng mất xương, các
độc chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa làm ngăn cản sự hoạt động của
tạo cốt bào .
- Loãng xương do thuốc: sử dụng corticoid kéo dài làm tăng nguy cơ
loãng xương và gãy xương.

- Yếu tố cơ học: nằm bất động lâu trên 6 tháng…
- Các bệnh lý ảnh hưởng tới loãng xương: cường giáp, cường cận giáp,
Cushing, đái tháo đường, sau cắt dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy
thận, xơ gan, suy giáp, viêm khớp mạn tính .


11

Sơ đồ 1.2. Các yếu tố quyết định khối lượng xương đỉnh
(Nguồn Manolagas S.C 1995)
1.3.3. Phân loại loãng xương
Loãng xương chia 2 loại: loãng xương nguyên phát và loãng xương
thứ phát .
 Loãng xương nguyên phát: (chiếm khoảng 80%) là loại loãng xương
xuất hiện một cách tự nhiên mà không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài
tuổi và/hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Nguyên nhân do quá trình lão hóa
của tạo cốt bào dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa tạo xương và hủy
xương. Loãng xương nguyên phát được chia thành 2 typ:
+ Loãng xương sau mãn kinh - Typ 1: nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt
Estrogen, ngoài ra có sự giảm tiết PTH, tăng thải calci qua nước tiểu. Thường
gặp ở phụ nữ 50-60 tuổi đã mãn kinh hoặc cắt bỏ buồng trứng khoảng 5-15
năm. Tổn thương chủ yếu là sự mất chất khoáng ở xương xốp, biểu hiện bằng
sự gẫy lún các đốt sống hoặc gẫy đầu dưới xương quay.
+ Loãng xương tuổi già - Typ 2: xuất hiện ở cả nam và nữ trên 70 tuổi,
đây là hậu quả của sự mất xương trong nhiều năm, liên quan đến hai tếu tố:
giảm hấp thu calci ở ruột và giảm chức năng tạo cốt bào gây cường cận giáp
thứ phát làm tăng bài tiết calci qua nước tiểu. Tổn thương cả ở phần xương
xốp và xương vỏ, thường biểu hiện bằng gẫy cổ xương đùi.



×