Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Phát hiện kháng thể kháng tinh trùng trong tinh dịch bằng test sperm MAR của người chồng đến khám vô sinh tại bệnh viện đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 111 trang )

1

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

VI TH THY HNG

Phát hiện kháng thể kháng tinh trùng trong
tinh dịch bằng test sperm MAR của ngời
chồng
đến khám vô sinh tại bệnh viện đại học Y
Hà Nội
Chuyờn ngnh : Mụ phụi
Mó s

: 60720102

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. NGUYN MNH H
2. PGS.TS. NGUYN XUN BI


2

HÀ NỘI - 2016



3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Mô phôi Trường đại học Y Hà Nội,
Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội. Xin cảm ơn Trung
tâm hỗ trợ sinh sản, Công nghệ mô ghép Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và tiến
hành nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Mạnh Hà và
PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái là những người thầy hướng dẫn của tôi. Tôi vô
cùng biết ơn Thầy vì đã giới thiệu cho tôi một đề tài rất hấp dẫn, bổ ích và
mới mẻ. Thầy đã tận tình chỉ bảo, dẫn dắt tôi từ lúc chuẩn bị đề cương
nghiên cứu đến khi hoàn thành luận văn. Tôi sẽ luôn ghi nhớ sự kiên nhẫn,
nhiệt tình của Thầy qua mỗi buổi thảo luận và tìm kiếm tài liệu tham khảo.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các Thầy Cô trong hội
đồng chấm luận văn, đã dành thời gian đọc và cho tôi những đóng góp vô
cùng quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người luôn là
điểm tựa cho tôi không chỉ trong thời gian qua. Cảm ơn bạn bè tôi - những
người đã chia sẻ với tôi những tri thức mới và cho tôi sức mạnh để vượt qua
mọi khó khăn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Học viên
Vi Thị Thúy Hằng


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Vi Thị Thúy Hằng, học viên cao học khóa 22 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành mô phôi, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy TS. Nguyễn Mạnh Hà và Thầy PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, Ngày 12 tháng 12 năm 2016
Người viết cam đoan

Vi Thị Thúy Hằng


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
ICSI

: Intracytoplasmic sperm injection
Tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn

IUI

: Intra Uterine Insemination
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

IVF/ET


: Invitro Fertilization and embryo transfer
Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi.

TDĐ

: Tinh dịch đồ

TT

: Tinh trùng.

PR

: Progressive Motility
Di động tiến tới.

WHO

: World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới.


6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................... 26
CHƯƠNG 1.......................................................................................... 28
TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................28
1.1. Đại cương về vô sinh nam....................................................................28

1.1.1. Biểu mô tinh và quá trình sinh tinh trùng ở người........................28
Biểu mô tinh: là biểu mô tầng gồm 2 loại tế bào: tế bào Sertoli và tế bào
dòng tinh..............................................................................................28
Tế bào Sertoli nằm gần màng đáy. Đây là những tế bào lớn, hình trứng,
sáng màu, ít chất nhiễm sắc. Dưới kính hiển vi điện tử, tế bào Sertoli
có hình trụ, giữa 2 tế bào giáp nhau có khoảng gian bào hẹp 7 - 9nm, ở
vùng này có thể liên kết, vòng dính hay dải bịt. Ở mặt bên tế bào,
màng tế bào có những chỗ lõm vào bào tương để tạo ra các khoảng
trống chứa các tế bào dòng tinh..........................................................28
Tế bào Sertoli có chức năng chính đó là cấu tạo nên hàng rào máu tinh
hoàn và bảo vệ, vận chuyển, phóng thích các tế bào dòng tinh, tổng
hợp và bài xuất một số chất tham gia vào sự điều tiết quá trình sinh
tinh.......................................................................................................28
28
1. Tinh nguyên bào; 2. Màng đáy; 3. Nhân tế bào Sertoli; 4. Tinh bào 1
đang phân chia; 5. Tiền tinh trùng; 6. Tinh thể Charcot – Bottcher; 7.
Lysosom; 8. Giọt mỡ; 9. Tiền tinh trùng; 10. Tinh bào 2 đang phân
chia [1]................................................................................................28
Tế bào dòng tinh..........................................................................................29


7

Tế bào dòng tinh là những tế bào có khả năng sinh sản, biệt hóa và tiến
triển để cuối cùng tạo ra tinh trùng. Từ đầu đến cuối, các tế bào dòng
tinh bao gồm: tinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tiền tinh trùng
và tinh trùng........................................................................................29
Tinh nguyên bào..........................................................................................29
Tinh nguyên bào là những tế bào nhỏ (đường kính 9 - 15 µm), nằm ở vùng
ngoại bi biểu mô tinh, xen giữa màng đáy với tế bào Sertoli. Tinh

nguyên bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=44A+XY. Bào tương
chứa ít bào quan..................................................................................29
Dựa vào đặc điểm của nhân và bào tương, người ta phân biệt các loại tinh
nguyên bào: Loại A sẫm màu (Ad – the type A dark); Loại A nhạt màu
(Ap – type A pale); và tinh nguyên bào B...........................................29
Tinh nguyên bào loại Ad và Ap là những dòng tế bào gốc. Tinh nguyên bào
Ad gián phân nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào Ad khác và các tinh
nguyên bào Ap. Tinh nguyên bào Ap tiếp tục gián phân nhiều lần qua
các tinh nguyên bào trung gian để trở thành tinh nguyên bào B (những
tế bào đang biệt hóa không còn khả năng tái biệt hóa). Tinh nguyên
bào loại B biệt hóa rạo ra tinh bào 1...................................................29
Tinh bào 1....................................................................................................29
Tinh bào 1 có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 44A+ XY. Sau khi sinh ra,
nó lớn lên do tích lũy chất dinh dưỡng. Đó là tế bào lớn (đường kính
khoảng 25 µm), nằm xa màng đáy và cách màng đáy bởi một hàng
tinh nguyên bào. Nhân hình cầu, chất nhiễm sắc phân bố đều, hạt nhân
thường thấy. Bào tương chứa nhiều bào quan như ti thể, bộ Golgi.. . .29
Tinh bào 1 tiến hành lần phân chia thứ nhất của quá trình giảm phân (gián
phân giảm nhiễm) để sinh ra hai tinh bào 2........................................29
Tinh bào 2....................................................................................................30


8

Mỗi tinh bào 2 có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n=23 và có hai loại tinh bào 2:
Một loại mang thể nhiễm sắc X và một loại mang thể nhiễm sắc Y. Tỷ
lệ giữa hai loại là 1:1...........................................................................30
Vừa sinh ra, tinh bào 2 tiến hành ngay lần phân chia thứ 2 của quá trình
giảm phân để sinh ra hai tiền tinh trùng..............................................30
Tiền tinh trùng.............................................................................................30

Tiền tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n= 23 và có hai loại tiền tinh
trùng: loại mang nhiễm sắc thể X và loại mang nhiễm sắc thể Y.
Chúng xếp thành nhiều hàng gần lòng ống sinh tinh, hình hơi dài.
Nhân sáng, có một hạt nhân lớn. Bào tương chứa nhiều bào quan.....30
Tiền tinh trùng không có khả năng sinh sản mà qua quá trình biệt hóa rất
phức tạp để thành tinh trùng, bao gồm:...............................................30
• Những biến đổi của bộ Golgi để tạo túi cực đầu......................................30
• Những biến đổi của tiểu thể trung tâm và sự tạo ra đoạn cổ tinh trùng, dây
trục.......................................................................................................30
• Sự phân bố lại ti thể và sự tạo ra bao ti thể...............................................30
• Những biến đôi cấu tạo của bào tương.....................................................30
Quá trình sinh tinh.......................................................................................30
Ở biểu mô tinh của người trưởng thành thường xuyên diễn ra quá trình sinh
tinh trùng, tế bào giao tử đực có thể nhiễm sắc đơn bội (n= 22+X hoặc
n =22+Y). Quá trình sinh tinh trùng trải qua một loạt các thời kỳ kế
tiếp nhau: (1) Tạo tinh bào (2) Phân bào giảm nhiễm và (3) Tạo tinh
trùng....................................................................................................30
Ở thời kỳ tạo tinh bào, tinh nguyên bào (2n=44+XY) trải qua nhiều lần
gián phân để sinh ra các tinh nguyên bào khác và các tế bào sẽ biệt
hóa thành tinh bào 1 (2n= 44+XY). Ở người, có thể nhận biết 3 loại
tinh nguyên bào căn cứ vào đặc điểm nhân và bào tương của chúng,


9

đó là: tinh nguyên bào loại A sẫm màu (Ad- the type A dark); tinh
nguyên bào loại A nhạt màu (Ap – the type A pale); và tinh nguyên
bào loại B. Như vậy, tinh nguyên bào Ad là những tế bào nguồn của
các tế bào dòng tinh chúng thực hiện gián phân nhiều lần để sinh ra
các tinh nguyên bào Ad khác và các tế bào Ap. Tinh nguyên bào Ap

tiếp tục gián phân qua các tinh nguyên bào trung gian để trở thành tinh
nguyên bào loại B. Tinh nguyên bào loại B tiếp tục gián phân sinh ra
các tế bào loại B khác, và trở thành tinh bào 1. Tinh bào 1 hình thành,
đánh dấu kết thúc thời kỳ tạo tinh bào................................................30
Thời kỳ phân bào giảm nhiễm: ngay sau khi hình thành, tinh bào 1 đã hoàn
thành việc sao chép để nhân đôi số lượng AND (4N AND). Tinh bào 1
bước ngay vào kỳ đầu của sự phân chia lần thứ nhất để trường thành,
kéo dài khoảng 22 ngày (qua các giai đoạn: sợi mỏng, sợi gióng đôi,
sợi dày, sợi đôi và đạt tới giai đoạn hướng cực).Vì tinh bào 1 mang hai
thể nhiễm sắc X và Y đã kết đôi, khi phân ly sẽ phân bố cho 2 tinh bào
2. Kết quả của lần giảm phân thứ nhất là tạo ra tinh bào 2, kích thước
nhỏ, có 23 nhiễm sắc thể (n=22+X hoặc n=22+Y). Vừa được hình
thành, tinh bào 2 lập tức hoàn thành lần phân chia thứ 2 để trưởng
thành (gian kỳ rất ngắn). Lần phân chia này giống như gián phân
thông thường: mỗi tinh bào 2 sinh ra hai tiền tinh trùng (n=22+X và
n=22+Y)..............................................................................................31
Ở thời kỳ tạo tinh trùng, diễn ra quá trình các tiền tinh trùng chuyển dạng
thành tinh trùng. Quá trình này gồm 4 giai đoạn, xảy ra khi các tiền
tinh trùng đang được vùi trong các khoảng trống ở mặt tự do phía lòng
ống sinh tinh của các tế bào Sertoli.....................................................31
Giai đoạn Golgi: Xuất hiện những hạt trong những túi của bộ Golgi (hạt
này có phản ứng PAS (Periodic Acid Schiff) dương tính – còn gọi là


10

hạt tiền cực đầu). Sau đó những túi của bộ Golgi hợp với nhau tạo
thành một túi duy nhất gọi là không bào cực đầu, túi này nằm ngay ở
cực trước của nhân và là dấu hiệu để xác định cực trước của tinh
trùng....................................................................................................31

Giai đoạn mũ: Không bào cực đầu dần dần trải rộng ở cực trên của nhân,
những hạt tiền cực đầu trở thành một chất đồng nhất. Lúc này không
bào cực đầu trở thành một túi bao phủ nửa trước của nhân, gồm có 2
lá: lá ngoài và lá trong. Ở nơi tiếp giáp với túi cực đầu, màng nhân dày
lên, chất nhiễm sắc đậm đặc hơn.........................................................32
Giai đoạn túi cực đầu: Nhân dẹt lại, dài ra, cực trước nhân được che phủ
bởi túi cực đầu. Bào tương ở phía đầu chuyển dần về phía sau. Hai
trung thể chuyển tới cực sau (đối diện với cực trước của tinh trùng).
Trung thể ở phía ngoài, thẳng góc với màng bào tương tế bào sẽ phát
triển dài ra tạo nên phức hợp trục đuôi của tinh trùng. Ti thể cũng di
chuyển dần về phía sau: ở đoạn tương ứng với cổ tinh trùng, ti thể
thưa thớt, xếp song song với dây trục; ở đoạn bào tương xa hơn, ti thể
nối tiếp với nhau tạo thành vòng xoắn cuốn quanh dây trục gọi là bao
ti thể.....................................................................................................32
Giai đoạn trưởng thành: các mảng bào tương tạo thành những khối nhỏ,
thường ở cổ và đoạn trung gian phình lên gọi là giọt bào tương. Giọt
bào tương này sau đó rụng đi và được tế bào Sertoli thực bào...........32
Giới hạn giữa đoạn trung gian và đoạn đuôi màng bào tương dày lên gọi là
vòng Zensen. Tinh trùng non sau đó tách ra khỏi bề mặt tế bào Sertoli
và nằm tự do trong lòng ống sinh tinh, đánh dấu kết thúc của quá trình
sinh tinh trùng. Tinh trùng non (tế bào sinh dục đực chưa trưởng
thành) sau đó được hoàn thiện dần về cấu trúc và chức năng khi chúng
đi qua các đoạn của đường dẫn tinh....................................................32


11

Quá trình sinh tinh trùng từ tinh nguyên bào loại Ad để thành tinh trùng
non dài khoảng 70 ngày.......................................................................32
33

1. Bộ Golgi; 2. Túi chứa hạt của bộ Golgi; 3. Không bào cực đầu; 4. Di tích
bộ Golgi; 5. Túi cực đầu; 6. Khoảng dưới túi cực đầu; 7. Biên giới túi
cực đầu về phía nhân; 8. Tiểu thể trung tâm; 9. Tiểu thể trung tâm xa
đã biến hình; 10. Ti thể; 11. Sự tạo ra bao ti thể; 12. Ti thể dài; 13. Bao
ti thể hình lò xo; 14. Vùng Zensen; 15. Nếp gấp màng nhân; 16. Lưới
nội bào; 17. Giọt bào tương................................................................33
1.1.2. Sự hình thành và tính chất tinh dịch..............................................33
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng ở người.................34
1.1.4. Đặc điểm của mẫu tinh dịch bình thường.....................................36
1.1.5. Nguyên nhân vô sinh nam.............................................................38
1.2. Kháng thể kháng tinh trùng trong miễn dịch sinh sản nam giới..........40
1.2.1. Khái niệm về miễn dịch................................................................40
1.2.2. Sự hình thành kháng thể kháng tinh trùng....................................44
1.2.3. Các nghiên cứu về kháng thể kháng tinh trùng.............................47
1.2.4. Vô sinh nam giới do kháng thể kháng tinh trùng và hướng điều trị
hiện nay.........................................................................................51
1.3. Phát hiện kháng thể kháng tinh trùng bằng TEST SPERM MAR IgG và
IgA trực tiếp........................................................................................53

CHƯƠNG 2.......................................................................................... 56
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................56
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................56
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................56
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................56


12

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................57
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................57

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................57
2.2.5. Kỹ thuật khống chế sai sót............................................................57
2.2.6. Quy trình nghiên cứu.....................................................................58
2.3. Kỹ thuật và chỉ tiêu nghiên cứu............................................................59
2.3.1. Kỹ thuật nghiên cứu......................................................................59
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................65
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................66

CHƯƠNG 3.......................................................................................... 67
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................67
3.1. Đặc điểm mẫu tinh dịch nghiên cứu.....................................................67
3.2. Một số yếu tố liên quan với sự xuất hiện của kháng thể kháng tinh
trùng trong mẫu tinh dịch....................................................................73

............................................................................................................... 83
CHƯƠNG 4.......................................................................................... 84
BÀN LUẬN........................................................................................... 84
4.1. Một số đặc điểm của mẫu tinh dịch có kháng thể kháng tinh trùng.....84
4.1.1. Tỷ lệ người chồng có kháng thể kháng tinh trùng trong mẫu tinh
dịch................................................................................................84
4.1.2. Về độ tuổi......................................................................................85
4.1.3. Tỷ lệ gặp ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát và thứ phát
.......................................................................................................86
4.1.4. Đặc điểm tinh dịch đồ...................................................................87


13

4.1.5. Về đặc điểm kết dính của các mẫu có kháng thể kháng tinh trùng.
.......................................................................................................88

4.1.6. Quy trình phát hiện kháng thể kháng tinh trùng bằng test sperm
Mar IgA và IgG trực tiếp...............................................................90
Về cách lấy tinh dịch...............................................................................90
Quy trình tiến hành test sperm Mar IgA và IgG trực tiếp.......................91
4.2. Mối liên quan giữa sự xuất hiện kháng thể kháng tinh trùng với một số
thông số tinh dịch................................................................................92
4.2.1. Về mật độ tinh trùng......................................................................92
4.2.2. Khả năng sống của tinh trùng........................................................93
4.2.3. Khả năng di động của tinh trùng...................................................94
4.2.4. Hình thái tinh trùng.......................................................................96
4.2.5. Thời gian ly giải............................................................................97
4.2.6. Độ kết dính....................................................................................98
4.2.7. pH..................................................................................................99
4.2.8. Thể tích........................................................................................100
4.2.9. Tiền sử bệnh................................................................................100
Khi hỏi về tiền sử bệnh tật của các đối tượng tham gia nghiên cứu chúng
tôi đặc biệt quan tâm tới các tiền sử bị quai bị, nhiễm khuẩn sinh
dục (lậu, chlamydia, giang mai…), tiền sử chấn thương tinh hoàn,
và nhất là tiền sử có can thiệp phẫu thuật trước đó vào tinh hoàn
như các thủ thuật PESA, MESA, TESE… để chẩn đoán nguyên
nhân vô sinh và thu tinh trùng phục vụ cho thụ tinh trong ống
nghiệm. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm bệnh nhân có
xuất hiện kháng thể kháng tinh trùng trong tinh dịch thì phần lớn
bệnh nhân có tiền sử tổn thương vào tinh hoàn trong đó chiếm tỷ
lệ cao nhất là nhóm bệnh nhân có tiền sử bị quai bị và viêm sinh


14

dục 58,82% (Bảng 3.17). Nghiên cứu của Omu và cộng sự cũng

chỉ ra các nhóm bệnh nhân có tổn thương tinh hoàn bao gồm: quai
bị, chấn thương tinh hoàn, phẫu thuật tạo hình đường sinh dục, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, hút thuốc là, tinh hoàn lạc chỗ
thì cũng cho kết quả tương tự [35]. Từ kết quả này chúng tôi cho
rằng sự hình thành kháng thể kháng tinh trùng sẽ xảy ra khi có sự
tổn thương hàng rào máu- tinh hoàn. Trong quá trình biệt hóa và
trưởng thành tinh trùng luôn được bảo vệ bởi hàng rào máu –tinh
hoàn, ngăn không cho tinh trùng đóng vai trò là một tự kháng
nguyên có cơ hội tiếp xúc và hoạt hóa hệ thống miễn dịch của nam
giới. Khi hàng rào bảo vệ này bị phá vỡ thì cơ thể sẽ sinh ra kháng
thể chống lại tự kháng nguyên này. Cơ chế này được chấp nhận từ
lâu và phần lớn tình trạng tự miễn của cơ thể trong sự hình thành
kháng thể kháng tinh trùng được cho là do tự phát. Kháng thể
kháng tinh trùng được tìm thấy ở tinh dịch của nam giới đồng tính,
chấn thương tinh hoàn, quai bị, viêm tinh hoàn, chấn thương tủy
sống, bất sản ống dẫn tinh và thắt ống dẫn tinh. Chính vì vậy, sự
phát triển bất thường trong quá trình hình thành hàng rào máu tinh
hoàn hoặc phá vỡ hàng rào này thì sẽ làm xuất hiện kháng thể
kháng tinh trùng ở nam giới........................................................100
Ngoài cơ chế bảo vệ là hàng rào máu- tinh hoàn, cơ thể còn có nhiều cơ
chế khác để ngăn tình trạng tự miễn sinh ra kháng thể kháng tinh
trùng như các chất ức chế miễn dịch trong tinh dịch, sự hoạt động
của lympho T, các thành phần trong tinh tương và bạch cầu đa
nhân sẽ loại bỏ tinh trùng chết hoặc các mảnh vụn. Và gần đây, sự
phát hiện ra 3 protein điều hòa trên bề mặt tinh trùng (decayaccelerating factor, membrane cofactor protein và CD59) có vai


15

trò quan trọng trong việc bảo vệ ngăn không cho hình thànhkháng

thể kháng tinh trùng. Vì vậy mà chúng tôi vẫn gặp một tỷ lệ không
nhỏ nam giới có tổn thương tinh hoàn mà không có kháng thể
kháng tinh trùng hoặc ngược lại, nam giới không có tổn thương
tinh hoàn nhưng lại xuất hiện KTKTT trong tinh dịch...............101
4.3.10. Phân loại vô sinh.......................................................................102

KẾT LUẬN......................................................................................... 103
KIẾN NGHỊ....................................................................................... 104
Qua nghiên cứu một số đặc điểm tinh dịch có kháng thể kháng tinh
trùng của người chồng trên những cặp vô sinh, mặc dù cỡ mẫu còn
nhỏ do hạn chế về thời gian và kinh phí nhưng cũng bước đầu thu
được một số kết quả vì vậy chúng tôi xin có một vài kiến nghị:.....104
1.Tiến hành xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng tinh trùng cho
mọi bệnh nhân nam vô sinh như một xét nhiệm thường quy. Sử
dụng test sperm MAR IgG và IgA để sàng lọc do có ưu điểm nhanh
chóng, đơn giản và độ nhậy cao........................................................104
2.Khi làm kỹ thuật phải tuân thủ chặt chẽ quy trình để đưa ra được
kết quả chính xác nhất.......................................................................104
3.Cần tiến hành nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn và nhiều
thông số hơn để đưa ra kết luận khách quan hơn...........................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................105
1.Trịnh Bình (2005), Hệ sinh dục nam, Mô - phôi (phần Mô học),
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 212 – 222............................................105


16

2.Nguyễn Xuân Bái (2002), Nghiên cứu đặc điểm tinh dịch đồ của
1000 cặp vợ chồng vô sinh. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học
Y Hà Nội............................................................................................. 105

3.Hồ Mạnh Tường (2006) Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, Y học sinh sản,
NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh...............................................105
4.Bộ môn Sản trường Đại học Y Hà Nội (2004). Sản phụ khoa.
Trường Đại học Y Hà Nội..................................................................105
5.Bộ y tế (2010), Cẩm nang về xét nghiệm và xử lý tinh trùng người.
Hà Nội, 13-45...................................................................................... 105
6.Nguyễn Viết Tiến (2013), Các quy trình chẩn đoán và điều trị vô
sinh, Nhà xuất bản Y học, 303 - 306..................................................105
7.Nguyễn Xuân Quý, Phạm Ngọc Quốc Duy (2004), Khảo sát tinh
dịch đồ ở những cặp vợ chồng hiếm muộn điều trị tại Bệnh viện phụ
sản Từ Dũ, Vô sinh – nguyên nhân và kết quả điều trị, Bệnh viện
phụ sản Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh.........................................105
8.Poongothai J., Gopenath TS., Manonayaki S. (2009), Genetics of
human male infertility, Asian J Adrol; 50(4), 336-347....................105
9.Bài giảng sinh lý học – Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà
Nội. Nhà xuất bản Y học – 1990........................................................105
10.Nguyễn Triệu Vân (1993). Tìm hiểu sự xuất hiện tự kháng thể
chống tinh trùng ở nam giới sau thắt ống dẫn tinh. Đại học Y Hà
Nội....................................................................................................... 105


17

11.Lê Vương Văn Vệ và Cộng sự (2010). Nghiên cứu vô sinh nam
không do tinh trùng. Nam học và hiếm muộn Hà Nội....................105
12.Trần thị Chính và cộng sự (2008), Kháng thể kháng tinh trùng
sau thắt ống dẫn tinh. Tạp chí y học.................................................105
13.Những kỹ thuật cơ bản dùng trong Miễn dịch học – Tập I, II.
Nhà xuất bản y học – 1980 – 1982. 5-64...........................................106
14.Một số chuyên đề y học - Nhà xuất bản y học, tập IV (1971), 319

-339...................................................................................................... 106
15.Fjallbrant B (1968). Sperm antibody and Sterility in men. Acta
Obste Gynec Scand, 5-37...................................................................106
16.Rumker P.H (1975), Isoimmunity to sperm infertility clinic in
Endocrinology and Metabolist. 4, No 2............................................106
17.Vũ Triệu An (2007). Miễn dịch học. Nhà xuất bản Y học Hà nội
105-128................................................................................................ 106
18.V.A. Bozhedomov, M.A. Nikolaeva, I.V. Ushakova, N.A. Lipatova,
G.E. Bozhedomova, G.T. Sukhikh(2002). Functional deficit of sperm
and fertility impairment in men with antisperm antibodies...........106
19.A.J.H Adeghe, J. Zhang, J. Cuthbert, M. Obhrai (1993).
Antisperm antibodies and sperm motility: a study using timed
exposure photomicrography. International Journal of Andrology,
12:281-285........................................................................................... 106


18

20.Zini Armand, Lefebvre Josee, Kornitzer Gaelle, et al (2011). Antisperm antibody levels are not related to fertilization or pregnancy
rates after IVF or IVF/ICSI. J Reprod Immunol; 88:80–4.............106
21.Liu Yafeng, Zheng Keli, Dai Yuping, Ou Jianping, Zhang Xiubing
(2005). The effect of seminal plasma antisperm on infertility male,
and their semen parameters analysis. J China Healthy Birth Genet;
13(1):104–5......................................................................................... 106
22.Nguyễn Xuân Huy (2004). Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống
nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2003. Luận văn tốt
nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y hà Nội................106
23.Saad S. Al-Dujaily, Wathic K. Chakir & Sundus F. Hantoosh
University of Al-Nahrain/Iraq (2013). Direct Antisperm Antibody
Examination of Infertile Men............................................................106

24.Dong Cui, Gangwei Han, Yonggang Shang (2015). Antisperm
antibodies in infertile men and their effect on semen......................106
25.Alan C. Menge, Orit Heitner, M.D(1994). Interrelationships
among semen characteristics, antispermantibodies, and cervical
mucus penetration assays ininfertile human couples......................107
26.Rossato M, Galeazzi C, Ferigo M (2004). Antisperm antibodies
modify

plasmamembrane

functional

integrity

and

inhibit

osmosensitive calcium influx in humansperm. Hum Reprod; 19(8):
1816–20............................................................................................... 107


19

27.Garcia Patricia C, Rubio Eliana M, Pereira Oduvaldo CM
(2007). Antisperm antibodies in infertile men and their correlation
with seminal parameters. Reprod Med Biol,6: 33–8.......................107
28.Chu Yaling, Yue Lin (2004). Antisperm antibody in sperm
surface, and clinical analysis of semen parameters in infertility male.
J Fam Plann, 10(1):162–4..................................................................107

29.M.J. Munucea, C.L. Bertaa F. Pauluzzib A.M. Cailleb(1998).
Relationship between Antisperm Antibodies, Sperm Movement,
andSemen Quality..............................................................................107
30.Marshburn PB, Kutteh WH (1994). The role of antisperm
antibodies in infertility. Fertil Steril, 61:799–81..............................107
31.Deng Chao (2011). Discuss the seminal plasma antisperm
antibody, and the association between semen parameters and sperm
morphology. Asia Pac Tradit Med Nov; 7(11):104–5.......................107
32.Chiu WW, Chamley LW (2004). Clinical associations and
mechanisms of action of antisperm antibodies. Fertil Steril; 82:529–
35......................................................................................................... 107
33.Vazquez –Levin, MacDonald AA, Herbison GP, Showell M,
Farquhar CM (2010). The impact of body mass index on semen
parameters and reproductive hormones in human males: a
systematic review with meta-analysis. Hum Reprod Update;
16(3):293–311...................................................................................... 107


20

34.Matsuda Y, Oshio S, Yazaki T, et al (1994). The effect of some
proteinase inhibitors on liquefaction of human semen. Hum Reprod;
9(4):664–8........................................................................................... 107
35.Omu A.E., Makhseed M. (1997), Characteristics of men and
women with circulating antisperm antibodies in a combined
infertility clinic in Kuwait, Archives of Andrology, 39, 55-64.........107
36.Zaidoon

H.


Jabbar1

and

Muhammad-Baqir

M-R

Fakhirldin(2002). Assessment and correlation of Anti-sperm
antibodies to sperm parameters in normozoospermic men............108
37.O’Connell M., Meclure N. and Lewis S.E.M (2002), The effects of
cryopreservation on sperm morphology, motility and mitochondrial
function, Human Reproduction;17(3): 704-709...............................108
38.World Health Organization (2010), WHO laboratory manual for
the examination and processing of human semen, Human
Reproduction; 5th Edition.................................................................108
39.Hồ Mạnh Tường (2006), Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, Y học sinh sản,
NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh...............................................108
40.Phan Khánh Vy, Phan Trường Duyệt (2001), Thụ tinh trong ống
nghiệm (tài liệu dịch), NXB Y Học, Hà Nội......................................108
41.Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2004), Lịch sử phát triển của kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản trên thế giới và tại Việt Nam, NXB Y học, Thành phố
Hồ Chí Minh....................................................................................... 108


21

42.World Health Organization (1980). WHO laboratory manual for
the examination of human semen and semen-cervical mucus
interaction. 1st ed. Singapore: Press Concern.................................108

43.World Health Organization (1987). Laboratory manual for the
examination of human semen and sperm-cervical mucus interaction.
2nd ed. Cambridge: Cambridge University Press...........................108
44.World Health Organization (1999). Laboratory manual for the
examination

of

human

semen

and

sperm–cervical

mucus

interaction. 4th ed. Cambridge: Cambridge University Press.......108
45.World Health Organization (2010). Laboratory manual for the
examination and processing of human semen. 5th ed. Geneva: World
Health Organization Press................................................................108
PHỤ LỤC


22

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân có kháng thể kháng
tinh trùng và không có kháng thể kháng tinh trùng trong mẫu

nghiên cứu............................................................................................ 68
Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân có kháng thể kháng
tinh trùng trong mẫu nghiên cứu........................................................69
Bảng 3.3. Đặc điểm tinh dịch đồ của nhóm nghiên cứu theo WHO
2010....................................................................................................... 70
Bảng 3.4. Phân loại vô sinh..................................................................71
Bảng 3.5. Mức độ gắn kết hạt nhựa trong các mẫu dương tính.......72
Bảng 3.6. Tỷ lệ dương tính với IgG và IgA trong mẫu tinh dịch có
kháng thể kháng tinh trùng.................................................................72
Bảng 3.7. Vị trí kết dính hạt latex trên tinh trùng.............................73
Bảng 3.8. Thể tích tinh dịch của nhóm có kháng thể kháng tinh
trùng và nhóm không có kháng thể kháng tinh trùng......................73
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thời gian ly giải và sự xuất hiện kháng
thể kháng tinh trùng............................................................................74
Bảng 3.10. Độ kết dính tinh trùng ở những mẫu tinh dịch có kháng
thể kháng tinh trùng............................................................................74
Bảng 3.11. Độ kết dính ở mẫu có kháng thể kháng tinh trùng và mẫu
không có kháng thể kháng tinh trùng................................................75


23

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa độ pH và sự có mặt của kháng thể
kháng tinh trùng.................................................................................. 75
Bảng 3.13: Mật độ tinh trùng của hai nhóm có kháng thể kháng tinh
trùng và không có kháng thể kháng tinh trùng.................................75
Bảng 3.14: Hình thái tinh trùng bình thường trong 2 nhóm............76
Bảng 3.15. Tỷ lệ tinh trùng sống ở mẫu có kháng thể kháng tinh
trùng và mẫu không có kháng thể kháng tinh trùng.........................76
Bảng 3.16. Độ di động của tinh trùng ở hai nhóm có kháng thể

kháng tinh trùng và không có kháng thể kháng tinh trùng..............77
Bảng 3.17. Tiền sử can thiệp vào tinh hoàn của nhóm nghiên cứu. .79
............................................................................................................... 79
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tiền sử tổn thương tinh hoàn với sự
xuất hiện kháng thể kháng tinh trùng................................................80
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa loại vô sinh và kháng thể kháng tinh
trùng...................................................................................................... 80


24

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể kháng tinh trùng...........67
Biểu đồ 3.2. Phân loại tinh dịch đồ.....................................................69
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể kháng tinh trùng trong
nhóm có tinh dịch đồ bình thường và bất thường.............................71


25

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Siêu cấu trúc tế bào Sertoli..............................................28
Hình 1.2: Sơ đồ biệt hóa tiền tinh trùng thành tinh trùng................33
Hình 1.3. Mô hình cấu tạo kháng thể..............................................42
Hình 1.4. Sự kết dính tinh trùng với hạt nhựa.................................55
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................58
Hình 3.1: Hình ảnh dương tính với kháng thể kháng tinh trùng x40
.........................................................................................................81

Hình 3.2: Dương tính với test sau 3 phút x 40................................81
Hình 3.3: Dương tính với test sau 10 phút x40...............................82
Hình 3.4: Âm tính với test sau 3 phút x 40.....................................82
Hình 3.5: Âm tính sau 10 phút x 40................................................83


×