Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái tổn thương của bệnh nhân phình động mạch chủ bụng điều trị tại viện tim mạch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 118 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch chủ là nguyên nhân tử vong quan trọng của bệnh tim
mạch . Ngoài bệnh động mạch vành và bệnh động mạch ngoại biên, bệnh
động mạch chủ góp phần vào phổ rộng của bệnh lý động mạch . Trong đó
phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) là một bệnh lý không hiếm gặp và có
khả năng đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời ,,.
Theo Hiệp hội phẫu thuật mạch máu Hoa Kì, PĐMCB chiếm khoảng
4% trong dân số ,, nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tần suất mắc bệnh tăng theo dân
số cao tuổi, ở độ tuổi trên 60 ít nhất có 5% số người có PĐMCB, có 6% người
mắc bệnh ở độ tuổi 60, 10% ở độ tuổi 70 và 12% ở độ tuổi 80 . Nam giới
cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự tiến triển của bệnh, tỷ lệ mắc
bệnh nam/nữ là 4/1 ,, PĐMCB đứng hàng thứ 10 trong các nguyên nhân gây
tử vong ở nam giới trên 55 tuổi .
Số người mắc PĐMCB ngày càng tăng . Theo các nghiên cứu ở Châu
Âu PĐMCB tăng từ 1,5% lên 3% vào những năm 1960 và 1980 . Ở Việt Nam,
theo Văn Tần nghiên cứu 1007 bệnh nhân PĐM chủ – chậu từ năm 1991 đến
2005 thấy số bệnh nhân tăng dần theo từng năm. Tại bệnh viện Chợ Rẫy trong
13 năm (1976 - 1989) chỉ có 5 bệnh nhân PĐMCB được phẫu thuật thì trong
3 năm (1995 - 1997) đã có 33 bệnh nhân ,. Tại bệnh viện Bình Dân, năm 1984
chỉ mổ cho 6 bệnh nhân PĐMCB thì năm 1994 đã mổ cho 60 bệnh nhân và
trong 10 năm (1991 - 2000) đã có 510 bệnh nhân được mổ . BÖnh viÖn
ViÖt §øc mæ trung b×nh 50 trêng hîp P§MCB / n¨m, sè lîng
bÖnh nh©n n¨m sau cao h¬n n¨m tríc .
Biến chứng quan trọng và nguy hiểm nhất của PĐMCB là vỡ túi
phình, PĐMCB vỡ gần như sẽ gây tử vong, trong 50% BN bị PĐMCB vỡ
đến được bệnh viện để điều trị thì từ 30 - 50% số đó sẽ chết trong bệnh


2



viện ,,. Tại Hoa Kỳ, PĐMC bụng vỡ ước tính là nguyên nhân gây ra 4% 5% các ca tử vong đột ngột và đứng thứ 13 trong các nguyên nhân phổ biến
gây tử vong .
Hiện nay cùng với sự phát triển khoa học và kỹ thuật là sự phát triển
của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và các biện pháp điều trị, trong đó c an
thiệp ĐMC bằng Stent Graft đang được xem như là một biện pháp điều trị
thay thế phẫu thuật đầy hứa hẹn, đem lại hiệu quả cao, ít xâm lấn. Do đó đòi
hỏi phải lựa chọn bệnh nhân, đánh giá kỹ lưỡng hình thái tổn thương cho
đúng với chỉ định là rất cần thiết. Bởi vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái tổn thương của bệnh
nhân phình động mạch chủ bụng điều trị tại Viện tim mạch Việt Nam”
nhằm hai mục tiêu:
1.

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái tổn thương của
bệnh nhân phình động mạch chủ bụng.

2.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ phình động mạch chủ bụng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ PĐMCB

1.1.1. Tình hình trên thế giới
Lịch sử phát hiện và điều trị PĐMCB gắn liền với những tiến bộ của

ngành phẫu thuật mạch máu
Từ thế kỷ XVI nhà giải phẫu học Vesalius đã có những mô tả đầu tiên
về PĐMCB. Trước khi các kỹ thuật mổ hiện đại phát triển, kết quả điều trị
PĐMCB rất kém. Cho tới cuối thế kỷ XIX mới xuất hiện những cố gắng điều
trị PĐMCB bằng phương pháp nội khoa, nhưng không có kết quả.
Vào đầu thế kỷ XX người ta phẫu thuật thắt đầu gần và đầu xa của khối
phình nhưng đều bị thất bại (Matas, Bigger). Phẫu thuật bọc khối phình bằng
Cellophane, hy vọng tạo được xơ hóa xung quanh khối phình, không cho nó
phát triển, nhưng không có hiệu quả . Năm 1864 Moore đã luồn một đoạn chỉ
kim loại vào trong lòng khối phình động mạch với mục đích tạo ra huyết khối
bên trong túi phình .
Điều trị triệt để nhất và cũng là mục đích cuối cùng quan trọng nhất,
chính là phẫu thuật cắt bỏ được khối phình và tái lưu thông mạch máu.
Những phình động mạch chủ hình túi được cắt bỏ đầu tiên vì khi phẫu
thuật không làm gián đoạn dòng chảy trong động mạch chủ. Vào những năm
1947 đến 1951 các tác giả như Monod, Dubostt, Bahson đã mổ thành công cắt
khối phình hình túi của động mạch chủ .
Điều trị phẫu thuật khối PĐMCB hình thoi từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi
việc không thể duy trì tính liên tục của dòng chảy động mạch chủ trong và sau
mổ. Năm 1951, ở Paris Ch. Dubostt là người đầu tiên phẫu thuật cắt bỏ khối
phình hình thoi và ghép nối thành công bằng một ĐMC đồng loại bảo quản,


4

mở ra kỷ nguyên mới cho phương pháp điều trị triệt để và hợp lý của
PĐMCB. Sau đó De Bakey đã xây dựng và tiêu chuẩn hóa ngành phẫu thuật
động mạch chủ. Ngày nay hàng trăm khối PĐMCB đã được cắt đoạn và ghép
thành công ở các trung tâm chuyên khoa .
Khi có ống ghép bằng Dacron, Teflon và sự phát triển của tuần hoàn

ngoài cơ thể cũng như sự hoàn thiện của các kỹ thuật chỉ khâu, đã cho phép
tiếp cận tất cả các vị trí PĐM và tăng liên tục tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Vào năm 1990, Parodi và Volodos thực hiện kỹ thuật can thiệp nội mạch
đầu tiên để điều trị PĐMCB, kỹ thuật này ngày càng phát triển và được chỉ
định rộng rãi ở các nước phát triển . Nguyên lý của kỹ thuật này là đưa đoạn
mạch nhân tạo vào trong lòng mạch qua động mạch đùi lên đặt ngang mức
khối PĐMCB.
1.1.2. Tại Việt Nam
Vào năm 1971 Bệnh viện Việt Đức đã phát hiện và điều trị ngoại khoa
thành công bệnh nhân PĐMCBDT đầu tiên. Từ đó đến nay phẫu thuật điều trị
PĐMCBDT đã có nhiều tiến bộ và thu được kết quả thành công rõ rệt, nhiều
công trình đã nghiên cứu và được công bố ,.
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Thành, Đoàn Quốc Hưng tại khoa
phẫu thuật tim mạch và lồng ngực bệnh viện Việt - Đức thì tỷ lệ tử vong do
mổ cấp cứu sau vỡ khối phình 9% và chưa có trường hợp nào tử vong sớm
sau mổ phiên .
Theo báo cáo của Cao Văn Thịnh, Văn Tần tại BV Bình dân (thành phố
Hồ Chí Minh) tỷ lệ tử vong sớm sau mổ cấp cứu do vỡ khối phình là 25% và
tử vong sớm do mổ phiên là 2,4% . Theo Văn Tần nghiên cứu 1007 bệnh
nhân PĐM chủ – chậu từ năm 1991 đến 2005 thấy số bệnh nhân tăng dần
theo từng năm.


5

Ngày nay, nhiều bệnh viện lớn trong cả nước đều đã điều trị phẫu thuật
thành công PĐMCB đạt chất lượng cao.
1.2. GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG

1.2.1. Nguyên ủy và đường đi

ĐMC được chia làm 2 phần chính là ĐMC ngực và ĐMC bụng. ĐMC
ngực lại được chia làm ĐMC lên, quai ĐMC và ĐMC xuống. ĐMC bụng chia
làm ĐMC đoạn trên thận và ĐMC đoạn dưới thận .
ĐMC vào trong bụng qua một cung nhọn, do hai trụ hoành tạo nên,
ngang gian đốt D11 – D12 và đổi tên thành ĐMCB.
ĐMCB đi xuống dọc ổ bụng trước cột sống và lệch nhẹ sang bên trái
của đường giữa, dài khoảng 10 -15 cm, kích thước của ĐMCB giảm đều đi từ
lỗ cơ hoành (D12) khoảng 24 ± 2 mm đến chỗ phân chia ĐM chậu gốc (L4)
15 ± 2 mm. Nó cong lồi về phía sau nằm sâu ở sau gan rồi dần dần ra nông
đến chỗ phân chia ĐM chậu gốc .
Theo Cao Văn Thịnh khảo sát đường kính ngang ĐMCBDT bằng siêu
âm, chụp cắt lớp vi tính và đo trực tiếp khi phẫu thuật ổ bụng ở thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy nam giới trung bình 54 tuổi là 19 mm và ở nữ giới trung
bình 58 tuổi là 17 mm, kích thước này có số đo gần bằng với kết quả của chụp
cắt lớp vi tính . So với các nước phương tây đường kính ĐMCBDT ở người
Việt nam nhỏ hơn, theo Steinberg và cộng sự chụp động mạch và đo đường
kính ĐMCB ở người lớn 40 tuổi được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.1. Đường kính động mạch chủ bụng bình thường
Vị trí
Trªn c¸c §M thËn

§êng kÝnh §MCB (mm)
Nam

23,9 ± 3,92
21,6 ± 3,16

Díi c¸c §M thËn

21,4 ± 3,92


18,7 ± 3,36

Ngay trªn ch¹c ba

18,4 ± 3,34

17,5 ± 2,52


6

1.2.2. Các nhánh phân chia từ cao đến thấp
+ Hai ĐM hoành dưới: Tách ra ở chỗ ĐMC chui qua lỗ hoành.
+ ĐM thân tạng (ĐMTT): Đi từ mặt trước của ĐMCB và tạo với ĐM
này một góc khoảng 600 ngay ở mức bờ trên của tụy, đi ra trước 1 cm phân
chia tiếp thành 3 ĐM.
+ ĐM mạc treo tràng trên (ĐMMTTT): Xuất phát từ mặt trước, dưới
ĐMTT 0,5 – 1 cm (ngang L1) và ở sau tụy rồi ra trước tụy ở vùng móc tụy.
Trục chính của ĐM đi xuống dưới sang phải.
+ Hai ĐM thận: Xuất phát từ hai bên của ĐMCB, dưới ĐMMTTT
khoảng 1 cm (ngang mức trên L2), đi ra ngoài và ra sau, hơi xuống thấp, ĐM
thận phải ở phía sau tĩnh mạch chủ dưới và trước vột trụ hoành phải.
+ Hai ĐM tinh hay ĐM tử cung – buồng trứng: Xuất phát từ mặt trước
ĐMCB, trong khoảng giữa các ĐM thận và ĐM mạc treo tràng dưới.
+ ĐM mạc treo tràng dưới (ĐMMTTD): Xuất phát từ mặt trước
ĐMCB, trên chỗ chia ĐMCB 0,5 cm đi xuống dưới và sang trái, khó tìm thấy
nó trên siêu âm.
+ Các ĐM thắt lưng: Đi ra từng đôi từ mặt sau của ĐMCB (thường
có 4 đôi).

+ ĐMCB đến ngang L4 chia thành hai ĐM chậu gốc (ĐMCG), hai ĐM
này đi xuống dưới, ra ngoài, ĐMCG phải bắt chéo trước nguyên ủy của tĩnh
mạch chủ dưới hay tĩnh mạch chậu trái.
+ Ngoài ra các nhánh ĐM tiểu khung và đôi khi có những ĐM thận phụ
tùy theo dị dạng của nhu mô thận .
1.2.3. Liên quan của ĐMCB
Phần trên ĐMCB đè lên gốc của ống ngực, bể pecquet và các nhánh đến
của nó. Phía dưới, tĩnh mạch chậu gốc chạy bắt chéo phía sau chạc ba ĐMC.


7

Tĩnh mạch chủ dưới bắt nguồn ngang đốt sống thăt lưng V, mới đầu đi
sau chạc ĐMC rồi đi song song áp bên phải nó, để rồi lên tới lỗ cơ hoành thì
tách nhau bởi cột phải cơ hoành. Bên trái, ĐMCB liên quan với tuyến thượng
thận trái, bờ trong và cuống thận trái.
Tĩnh mạch thận trái bắt chéo ngang mặt trước ĐMCB, ngang bờ dưới
chỗ phát sinh các ĐM thận.
Cần lưu ý liên quan với các nhánh bên của chính ĐMCB như: ĐMTT,
ĐMMTTT, ĐMMTTD,… vì khi bị phình to ta có thể nhầm với ĐMCB.
Liên quan của các ĐM chậu gốc cần lưu ý sự bắt chéo của niệu quản,
cũng như các mạch tử cung – buồng trứng, phía sau là tĩnh mạch chậu
tương ứng.
Qua phúc mạc ĐMCB liên quan tới các tạng như: gan, tụy,…ở phía
trên và liên quan tới các quai ruột .
Giải phẫu ĐMCB

ĐM CHỦ BỤNG

Hình 1.1: Cấu tạo giải phẫu động mạch chủ bụng



8

1.3. CẤU TẠO MÔ HỌC CỦA ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG

Từ trong ra ngoài, thành ĐMC được cấu tạo từ 3 lớp, lớp áo trong, lớp
áo giữa và lớp áo ngoài.

Hình 1.2: Cấu trúc thành động mạch
1.3.1. Lớp áo trong
Lớp nội mạc ở trong cùng, mỏng, gồm một lớp tế bào nội mạc đơn
nhân lát mặt trong lòng mạch, tiếp theo là lớp mô liên kết lót ngoài lớp tế bào
nội mạc rồi được bao phủ bởi lá chun trong. Lớp tế bào nội mạc nối với nhau
bởi các lỗ nối, nằm trên một màng nền là lưới sợi fibrin, collagen typs III, các
sợi chun và một số tế bào cơ trơn. Chúng tạo thành màng liên tục, có tính chất
trơn nhẵn để giảm ma sát và chống kết dính tiểu cầu .
1.3.2. Lớp áo giữa
Còn gọi là lớp trung mạc, là phần dày nhất của động mạch (chiếm 8/10
của thành mạch và dày khoảng 1mm ở động mạch chủ bụng), nằm ngoài lá
chun trong, bao gồm những mảnh đàn hồi, uốn lượn và đan xen vào nhau tạo
thành một mạng lưới, trong đó có các tế bào liên kết và tế bào cơ trơn, được
bao phủ bởi lá chun ngoài. Đây là lớp giữ vai trò đảm bảo trương lực của
thành mạch.


9

Lớp các sợi chun quyết định tính giãn nở và phụ hồi đường kính của
động mạch. Nhờ tính chất này mà động mạch giãn ra thụ động khi huyết áp

tăng và sẽ tự co lại kích thước ban đầu khi huyết áp giảm.
Các sợi collagen có tính chịu lực cao, nhưng tính đàn hồi kém, nó có
vai trò bảo vệ thành mạch trước áp lực cao. Khi về già hay bệnh nhân tăng
huyết áp, lớp collagen dầy lên làm giảm tính đàn hồi và tăng tính cứng, khi đó
động mạch giảm chức năng đệm giữa tim và mao mạch.
Các sợi cơ trơn giúp ĐM co nhỏ lại, đây là sự co chủ động (có tiêu tốn
năng lượng) thường xảy ra sau, tiếp theo sự co thụ động do các sợi thun. Các
thuốc chống tăng hay giảm huyết áp đều tác động lên lớp này.
Động mạch chủ bụng có lớp chun và lớp collagen rất phát triển, lớp cơ
rất mỏng so với hai lớp trên, do đó ĐM đàn hồi, giãn nở và chịu lức tốt.
1.3.3. Lớp áo ngoài
Mỏng, dai, bản chất là tổ chức liên kết với chất chun và chất keo
(collagen chiếm ưu thế, chủ yếu là collagen tysp I). Trong lớp này chứa đựng
các mao mạch nuôi thành mạch và các nhánh tận cùng thần kinh vận mạch.
Nó có vai trò gia cố, đệm và bảo vệ động mạch.
1.4. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA ĐMCB

Chức năng cơ học của ĐMCB rất quan trọng, nhất là lớp giữa. Hình
dạng, kích thước và cấu trúc của ĐMCB có thể thích ứng thường xuyên để
giữ thành mạch, làm giảm áp lực thành mạch và phân phối dòng máu. Tính
chất đàn hồi của thành mạch là tính chất cơ bản của ĐMC. Với áp lực ≤ 70
mmHg nó là một ống đàn hồi đơn thuần, khi áp lực ≥ 200 mmHg nó mất dần
tính đàn hồi và trở thành một ống cứng ,.
Tính đàn hồi của thành động mạch chủ bụng là do sự sắp xếp không gian
của các thành phần chính ở lớp giữa, tổ chức đàn hồi, các tế bào cơ trơn và
một số sợi tạo keo. Nhờ đó mà ĐMCB có thể tăng đường kính lên gấp đôi khi


10


áp lực cao rồi trở lại bình thường. Chất tạo keo đã tham gia hạn chế sự giãn
căng của thành động mạch dưới áp lực cao do đó làm giảm nguy cơ vỡ .
Sự lão hóa động mạch chủ là quá trình liên tục từ lúc còn trẻ và được
chia thành nhiều giai đoạn: mới đầu đàn hồi, cơ đàn hồi, rồi xơ và dày lên.
Diễn biến sinh lý tự nhiên này người ta gọi là xơ vữa sinh lý.
1.5. ĐỊNH NGHĨA PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG

Phình động mạch là hiện tượng giãn khu trú cố định với sự mất tính
song song của các bờ động mạch, có đường kính ngoài cắt ngang tăng ít nhất
50% so với đường kính bình thường của nó hoặc đường kính trên 30 mm đối
với động mạch chủ bụng dưới thận .
Đa số các tác giả thống nhất khái niệm có PĐMCB khi đường kính
ngang đoạn ĐMC phình lớn hơn ít nhất 1,5 lần đoạn ĐMC bình thường lân
cận ,,.
Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, Phình ĐMC (khối phình thật): là sự
giãn vĩnh viễn, khu trú, một phần ĐMC; với đường kính tăng lên tối thiểu
50% so với đường kính lòng mạch thông thường. Mặc dù thành mạch vẫn còn
cả ba lớp (áo trong, áo giữa, áo ngoài); nếu khối phình lớn, lớp áo trong và áo
giữa bị mỏng đi, đôi khi không thể xác định được ở một số đoạn của thành
mạch. Phình giãn ĐMC (Ectasia): ĐM giãn dưới 150% so với đường kính
lòng mạch bình thường .
Theo Hội Phẫu thuật mạch máu Mỹ, gọi là phình động mạch thường
trực và khu trú với khẩu kính lớn hơn trên 50% khẩu kính bình thường, nếu
chỉ lớn hơn dưới 50% thì gọi là giãn .
1.6. NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

Phình động mạch chủ, chính xác hơn là hiện tượng thoái hóa lớp áo
giữa, được đặc trưng bằng rách và mất lớp xơ chun, đồng thời tăng lắng đọng
proteoglycan. Nói chung có những vùng mất cơ trơn ở lớp áo giữa, tuy nhiên
người ta chưa biết có phải toàn bộ thành mạch mất lớp cơ trơn hay không.



11

Một số tài liệu gần đây ủng hộ giả thuyết có sự tăng sinh tế bào viêm trong
phình động mạch chủ. Nghiên cứu các trường hợp phình ĐMC do đột biến
chuỗi nặng myosin 11, cơ trơn (MYH11), actin, alpha2, hay đột biến cơ trơn
động mạch (ACTA2) cho thấy sự tăng sản tế bào cơ trơn lớp áo giữa. Khi sinh
thiết lớp áo giữa động mạch ở vùng phình ĐMC của những bệnh nhân có các
đột biến trên, người ta nhận thấy có sự mất cấu trúc song song của thành
mạch, do các tế bào cơ trơn phát triển lộn xộn không theo định hướng. Nhiều
tài liệu đã đề cập hiện tượng tăng tính hóa mô miễn dịch của hệ proteinase á
kim (matrix metalloproteinase, MMP), một loại peptid nội bào của lớp áo
giữa trong bệnh PĐMCB, đặc biệt là MMP-2 và MMP-9. Nhuộm hóa mô
miễn dịch lớp áo giữa của các bệnh nhân mắc hội chứng Marfan cho thấy có
tăng MMP-2 và MMP-9, những peptide liên quan với tế bào cơ trơn ở vùng
rìa mạch thoái hóa và nằm trên bề mặt sợi xơ chun đứt gãy. Một nghiên cứu
khác cho thấy tăng MMP-2 và MMP-9 khi nhuộm hóa mô miễn dịch ở bệnh
nhân phình động mạch chủ ,. Đây là hai loại peptide có hoạt tính giảm sự đàn
hồi. Mặc dù sự lắng đọng proteoglycan ở lớp áo giữa là một đặc điểm khác
của phình ĐMC, người ta chưa biết tại sao lại có sự lắng đọng này và nó có
phải là nguyên nhân gây bệnh hay không .
Các bệnh lý về gen liên quan đến động mạch chủ: hội chứng Turner,
hội chứng Marfan, hội chứng Ehler – Danlos type IV (thể mạch máu), hội
chứng Loeys – Dietz, hội chứng động mạch xoắn vặn ,.
PĐMCB còn gặp ở một số bệnh lý nhiễm trùng (nhiễm trùng máu, lao,
giang mai), viêm không đặc hiệu (Horton, Takayasu…), chấn thương, sau
phẫu thuật ổ bụng hay mổ đĩa đệm, đăt ống đỡ động mạch.
PĐMCB dưới ĐM thận là đoạn hay gặp nhất, có thể giải thích hiện
tượng này là do:

Do giải phẫu: lớp áo giữa của ĐMCB dưới ĐM thận mỏng hơn nhiều
so với lớp áo giữa của nhiều đoạn ĐMC khác.
Do huyết động học: vị trí chạc ba chủ - chậu là nơi áp lực cao nhất của
dòng máu trước khi phân luồng, rõ nét nhất ở người có tăng huyết áp.


12

Do bệnh lý: mảng xơ vữa thường hình thành ở mặt sau bên của ĐMCB
nơi xuất phát các ĐM thắt lưng và ĐM nuôi thành mạch, gây hẹp tắc các
mạch này, làm cho thành ĐMC tại đoạn này nuôi dưỡng kém, suy yếu, là
điểm khởi phát cho quá trình hình thành PĐMCB.
Yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp động mạch tạo điều kiện thuận lợi và
thúc đẩy sự phát triển của phình mạch. Người hút thuốc lá, rối loạn lipid máu,
đái tháo đường ,.
Yếu tố thuận lợi: nam giới chiếm 90%, nhất là sau 70 tuổi, theo khuyến
cáo mới nhất của ESC nên tiến hành sàng lọc PĐMCB ở tất cả các BN nam
giới > 65 tuổi(mức độ IA), ở phụ nữ > 65 tuổi và có tiền sử đang hoặc đã từng
hút thuốc lá(mức độ IIB) . Xơ vữa động mạch gặp ở 90% bệnh nhân PĐMCB,
xơ vữa ĐMCB thường kết hợp với xơ vữa nhiều ĐM khác như ĐM vành
(40%), động mạch cảnh (10%)… ,.
1.7. GIẢI PHẪU BỆNH KHỐI PĐMCB

1.7.1. Hình thái đại thể khối PĐMCB
Hầu như PĐMCB có dạng hình thoi chiếm khoảng 96,3% (khi khối
phình phát triển tương đối đều về cả hai phía đối diện của thành động mạch
chủ). Một số ít phình hình túi chiếm khoảng 3,6% (khi khối phình phát triển
về một phía của thành động mạch, nguyên nhân thường do nhiễm trùng, lao,
giang mai). Khối phình chủ yếu nằm dưới các động mạch thận, chiếm khoảng
90%, có thể lan tới động mạch chậu một bên hoặc cả hai bên và các nhánh

của nó ,.
Đường kính ngang của khối phình có thể chỉ 3 – 4 cm nhưng cũng có
thể đạt tới 12 – 15cm .
Thành túi phình mỏng đi so với thành ĐM bình thường, mặt trong có
những mảng xơ vữa điển hình nổi lên trên bề mặt niêm mạc. Những vết loét
và đám vôi hóa được phủ bởi những cục máu dính, lấp đầy dần khối phình, có
khi chỉ còn lại một ống nhỏ không đều và lệch tâm.


13

Đôi khi thành túi phình có những chỗ yếu dẫn đến giãn thứ phát tạo
thành những túi nhỏ gọi là “Blister”. Huyết khối hình thành có thể được coi là
tự chữa bệnh, tuy nhiên máu cục có thể hoại tử và tự tan, khởi động một quá
trình bóc tách rồi dẫn đến vỡ hoặc bội nhiễm .
1.7.2. Cấu trúc của thành khối PĐMCB
Nhìn chung, thành khối phình có đủ cả ba lớp của thành động mạch,
nhưng tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà các lớp này bị biến dạng đi, nhất là
trong xơ vữa động mạch làm lớp giữa bị thoái hoá, dẹt mỏng, lớp cơ bị đứt
đoạn, ngấm đầy cholesterol, tế bào khổng lồ, mảng vôi hoá, có khi thành
mạch bị bóc tách lớp nội mạc hay bị đứt đoạn (phình vỡ) làm máu chảy ra
ngoài lòng mạch…. Có đám nhày thâm nhiễm viêm bao quanh túi phình,
không đặc hiệu và gần như tỷ lệ thuận với diễn tiến của túi phình và liên quan
chặt chẽ với nghẽn mạch, hoại tử ngoại vi và những kẽ nứt nhỏ .
Nhiều huyết khối làm hẹp lòng mạch được phân làm hai vùng: Bên
ngoài sát thành mạch có màu trắng nhạt, xếp thành lá xơ dính do tổ chức hóa.
Bên trong màu đỏ, lổn nhổn, dễ mủn, do ứ trệ .
Túi phình có thể tắc hoàn toàn bởi huyết khối hoặc có thể còn có dòng
chảy ở trung tâm. Sự nghẽn mạch này lại tạo điều kiện và tác động gây phình
ĐMC do có những ổ hoại tử và tiêu cục máu ở vùng ngoại vi của túi phình.

1.7.3. Biến chứng khối PĐMCB
Vỡ là biến chứng nguy hiểm nhất . Khối PĐMCB to dần và tiến triển
tới vỡ, tuỳ theo giai đoạn và vị trí chỗ chảy máu, có thể chia PĐMCB vỡ
thành 4 giai đoạn ,:
+ Vỡ mở: “ Open rupture” vào ổ phúc mạc tự do.
+ Vỡ kín: “Closed rupture” với sự hình thành khối máu tụ sau phúc mạc.
+ Vỡ vào tạng kế cận: tĩnh mạch thận, TMCD, tá tràng…


14

+ Vỡ mạn tính: “Chronic rupture” hay dò khối PĐMCB với lỗ vỡ to hoặc
nhỏ được hàn lại bằng tổ chức xung quanh ĐMCB và khối máu tụ sau phúc
mạc. Khái niêm này được Szilagy đưa ra lần đầu tiên vào năm 1961,
Davidovic gặp 5/137 PĐMCB vỡ mạn tính (3%).
Vỡ sau phúc mạc gặp nhiều hơn vào trong ổ bụng, biểu hiện bởi tụ máu
sau phúc mạc, hình thái đa dạng. Tụ máu sau phúc mạc kèm theo truỵ mạch
hay gặp nhất, với tỷ lệ tử vong cao (60 – 70%) .
Tất cả PĐMCB đều có thể bị vỡ và đường kính khối phình là yếu tố số một
của nguy cơ vỡ khối PĐMCB. Theo Gore và Hurst nghiên cứu trên mổ xác, ước
tính tỷ lệ vỡ khoảng 27,7%. Tỷ lệ vỡ liên quan đến kích thước của túi phình,
Gore đã thống kê trên 7 lô mổ xác và Darling nghiên cứu 473 ca mổ xác của
những bệnh nhân không mổ PĐMCB cho ta thấy kết quả: (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Liên quan kích thước và vỡ khối phình
Gore (1973)
Kích thước PĐMCB
Tỷ lệ vỡ
< 5 cm
9,5 %
5 – 7 cm

36 %
> 7 cm
76 %

Darling (1977)
Kích thước PĐMCB
Tỷ lệ vỡ
< 4 cm
9,5 %
4 – 7 cm
25 %
7 – 10 cm
45 %
> 10 cm
60 %

Những PĐMCB tuy nhỏ nhưng vẫn có thể vỡ mặc dù tỷ lệ thấp, khối
phình có kích thước càng lớn tỷ lệ vỡ càng cao .
Biến chứng huyết khối và nghẽn mạch: huyết khối bám thành hay
mảng vữa mỡ trong túi phình bong ra trôi theo dòng máu gây tắc mạch ngoại
vi. Dấu hiệu tắc mạch ngoại vi có thể cấp tính như đau đột ngột, dữ dội ở một
hay cả hai chi dưới, khám thấy chi lạnh, nhợt nhạt, giảm vận động và cảm
giác hoặc có thể gây ra thiếu máu mạn tính biểu hiện đau cách hồi, mạch
ngoại vi yếu hoặc mất. Các ổ nhồi máu đến từ ĐMCB gây ra (10%) hội chứng
nhồi máu cấp chi dưới .


15

Chèn ép vào tổ chức xung quanh: do khối PĐMCB to hoặc có phản ứng

viêm xung quanh chèn ép lâu ngày làm ăn mòn thân đốt sống thắt lưng, có giả
thuyết cho rằng thân đốt sống gây ra sự chèn ép, ngăn chặn sự phát triển và
lan rộng của khối máu tụ khi khối phình vỡ và dòng máu chảy làm sói mòn
thân đốt sống. Khi khối phình chèn ép vào đoạn 3 tá tràng có thể gây ra hẹp
môn vị (hiếm). Chèn ép vào hệ thống tiết niệu (niệu quản trái) gây cơn đau
quặn thận, ứ nước thận, có nguy cơ vô niệu, suy thận. Chèn ép vào rễ thần
kinh gây cơn đau thắt lưng cấp, đau thần kinh hông. Chèn ép vào TMCD và
tĩnh mạch chậu gây phù chi dưới.
1.8. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG

1.8.1. Sự tiến triển tự nhiên của khối PĐMCB
PĐMCB khi đã hình thành thì ngày càng to dần và tiến triển dẫn đến vỡ
khối phình, điều này có nghĩa là nếu để khối PĐMCB phát triển tự nhiên, thì
không bao giờ tự khỏi, mà to lên dần và tiến triển tới vỡ .
Tốc độ tăng kích thước khối PĐMCB thì rất khác nhau, thậm chí ngay
trên cùng một bệnh nhân PĐMCB ở thời gian khác nhau, thì tốc độ tăng cũng
khác nhau. Theo các tác giả tốc độ tăng kích thước PĐMCB trung bình 4mm
trong một năm .
Tốc độ tăng kích thước khối phình phụ thuộc nhiều vào kích thước của
khối, khi kích thước khối phình lớn, thì tốc độ tăng nhanh hơn kích thước
khối phình nhỏ.
Kích thước khối phình có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ gây vỡ. Theo
các nghiên cứu cho thấy kích thước khối phình 4cm có nguy cơ vỡ là 15%,
khối phình lớn trên 7cm nguy cơ vỡ 95% ,.


16

1.8.2. Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu PĐMCB
PĐMCB thường không

có triệu chứng lâm sàng, ở

KHỐI PĐMCB

các nước Âu, Mỹ có 72%
bệnh nhân PĐMCB không có
triệu chứng lâm sàng . Đa số
bệnh nhân được phát hiện
PĐMCB một cách tình cờ, sờ
thấy U trong ổ bụng, khối đập
và giãn nở theo nhịp đập của
tim, hoặc đi thăm khám một
bệnh lý khác, khám sức khoẻ

Hình 1.3: Khối phình ĐMCB

định kỳ hàng năm. Số còn lại
tới bệnh viện khi đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng rầm rộ do biến chứng
của khối phình giãn to như bệnh nhân đau bụng, đau lưng, tắc hẹp động mạch
ngoại vi gây thiếu máu chi dưới, hoặc bệnh nhân truỵ tim mạch và đau dữ dội
do vỡ khối phình. Một số bệnh nhân được phát hiện PĐMCB khi phẫu thuật
bệnh lý khác ở bụng. Thậm chí có bệnh nhân PĐMCB không được chẩn đoán
cho tới khi tử vong vì một bệnh lý khác và được phát hiện khi mổ tử thi .
1.8.2.1. Phình động mạch chủ bụng chưa vỡ.
Đa số bệnh nhân PĐMCB có thể phát hiện được bằng phương pháp khám
bụng, tuy nhiên phương pháp này rất hạn chế đối với người béo, thành bụng
dầy nhiều mỡ hoặc thành bụng đã mổ cũ. Khi sờ thấy một khối đập, giãn nở
theo nhịp tim, nghe tại chỗ có tiếng thổi tâm thu phải nghĩ đến PĐMCB. Tuy
vậy, rất khó phân biệt PĐMCB với tổn thương các tổ chức xung quanh nó và
khó nhận biết được ĐMCB giãn theo chiều dọc và chạy ngoằn ngoèo hay phình

theo chiều ngang thực sự. Đôi khi người bệnh quá gầy cũng dễ dàng sờ thấy
ĐMCB bình thường đập ngay dưới rốn và nhầm với PĐMCB .


17

Trong thăm khám lâm
sàng có thể xác định được vị trí
của khối phình liên quan với
ĐM thận. De Bakey đã nêu ra
một dấu hiệu lâm sàng có giá
trị để xác định tương đối vị trí
đầu trên của khối phình là “nếu
bàn tay còn luồn được xuống
dưới bờ sườn trái để sờ thấy

Hình 1.4: Dấu hiệu De Bakey

cực trên của khối phình, thì
khối phình đó nằm dưới động mạch thận”.
Do sự di chuyển của huyết khối xuống hạ lưu gây ra bệnh lý tắc nghẽn
một số động mạch ở đùi, cẳng chân hoặc động mạch mu chân. Ta cũng có thể
gặp trường hợp PĐMCB to tới mức chèn ép làm tắc nghẽn TMCD hoặc các
nhánh của nó gây phù một hoặc cả hai chân. Một số dấu hiệu khác có thể gặp
do PĐMCB gây ra như thiếu máu nuôi chi dưới, hẹp môn vị do khối phình
chèn ép vào tá tràng, nhồi máu các tạng trong ổ bụng, thận ứ nước do chèn ép
vào niệu quản. PĐMCB có thể kèm theo phình một số động mạch khác như
động mạch cảnh, động mạch thận, động mạch chậu… Có 10% phình động
mạch cảnh có kèm theo PĐMCB .
1.8.2.2. Phình động mạch chủ bụng dọa vỡ

Đây là giai đoạn quan trọng gồm các triệu chứng của tiền vỡ khối
phình, cần phải phát hiện và điều trị cấp cứu, tránh để vỡ khối phình thực sự,
bệnh nhân sẽ mất máu nhiều và nguy cơ tử vong cao. Triệu chứng lâm sàng
chủ yếu gồm: bệnh nhân đã được phát hiện có PĐMCB, xuất hiện đau bụng
đột ngột, khám thấy đau khi sờ nắn vào khối phình, một số trường hợp bệnh
nhân có thể sờ thấy khối u to lên nhanh, căng và đau .


18

1.8.2.3. Phình động mạch chủ bụng vỡ
Vỡ khối phình thường xuất hiện những cơn đau hoặc cơn đau từ trước
trở nên dữ dội hơn, cơn đau này thường không thay đổi, đột ngột và dữ dội ở
vùng hạ vị hoặc đau lan ra sau lưng, đôi khi đau xuống bẹn, mông hoặc cẳng
chân một hoặc hai bên .
Khi khối PĐMCB vỡ thực sự xuất hiện cơn đau đột ngột, liên tục và dữ
dội ở vùng lưng, vùng hạ vị. Khoảng 1/3 PĐMCB vỡ có tam chứng: đau bụng
dữ dội, tụt huyết áp, shock và u bụng giãn nở theo nhịp đập của tim .
Tuy nhiên trong một số trường hợp, PĐMCB vỡ có triệu chứng lâm
sàng giống như những cơn đau bụng cấp cứu ngoại khoa khác như: cơn đau
quặn thận, thủng tạng rỗng, chảy máu dạ dày – tá tràng … do đó chúng ta có
thể sai trong chẩn đoán PĐMCB vỡ khoảng 30% .
Khi bệnh nhân PĐMCB vỡ thường dẫn đến tình tạng sốc do mất máu,
gây tụt huyết áp, rối loạn ý thức, thiểu niệu sau đó rối loạn nhịp tim và có thể
dẫn đến ngừng tim. Khối PĐMCB vỡ thì ranh giới của khối phình không còn
rõ nữa. Nếu khối phình vỡ ra khoang sau phúc mạc, xuất hiện khối máu tụ lớn
ở sau phúc mạc, ta có thể nhận biết được các dấu hiệu của nó ở vùng thành
bụng – bẹn hoặc thắt lưng. Khối phình vỡ vào trong khoang phúc mạc gây đau
bụng, gõ đục vùng thấp, bụng căng chướng đầy hơi và bệnh nhân trong tình
trạng trụy tim mạch. Nếu khối phình vỡ vào tá tràng (D3) gây ra tình trạng xuất

huyết tiêu hoá nặng, thường gặp ở bệnh nhân đã được chẩn đoán PĐMCB,
thuộc nhóm nguy cơ cao như nam giới, có tiền sử tăng huyết áp, xơ vữa ĐM,
uống rượu và hút thuốc nhiều, hoặc có tính chất gia đình. Khối phình có thể vỡ
vào tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch chậu, tĩnh mạch thận … gây ra tình trạng
suy tuần hoàn và suy tim trái cấp. Bệnh nhân đau bụng, nghe có tiếng thổi ở
bụng, có thể vô niệu, phù cấp tính hai chi dưới và thường được phát hiện nhờ
siêu âm Doppler hoặc chụp mạch có thuốc cản quang .


19

1.8.3. Biểu hiện cận lâm sàng
Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh được lựa chọn tùy thuộc theo tình
trạng ổn định của bệnh nhân. Mục tiêu của các biện pháp chẩn đoán hình ảnh
là nhằm xác định được đặc điểm, vị trí và tương quan của đoạn ĐMC bị tổn
thương cũng như sự ảnh hưởng của các nhánh ĐMC nhằm chuẩn bị cho việc
lựa chọn chiến lược điều trị cho bệnh nhân .
1.8.3.1. Siêu âm
* SÂ ĐMCB bình thường
ĐMCB dưới siêu âm cắt dọc có cấu trúc hình ống, di động theo nhịp
đập của tim, hai thành chạy song song nhau. Thành trước dễ thấy, âm vang
đều, không lồi lõm, ngược lại thành sau khó phân biệt với mặt trước của cột
sống . Kích thước ĐMCB bình thường không vượt quá 3 cm. Lòng ĐM rỗng
âm nhưng âm vang tăng so với lòng tĩnh mạch chủ bụng do tốc độ của dòng
máu (ĐM chảy nhanh hơn và xoáy hơn TM).

Hình 1.5: Hình ảnh siêu âm Doppler ĐMCB bình thường


20


* Siêu âm PĐMCB
Siêu âm là phương tiện tốt để chẩn đoán PĐMCB, với độ nhạy gần
100%, có khả năng đo kích thước túi phình đạt độ chính xác tới ± 0,3 cm .
Là phương tiện sử dụng đầu tiên trong chiến lược chẩn đoán và theo
dõi PĐMCB, đây là kỹ thuật thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, không xâm
phạm, ít tốn kém và dễ dàng nhắc lại, thậm chí có thể làm ngay trên giường
bệnh nhân và nó còn giúp ta theo dõi lâu dài về sau .
Siêu âm xác định được chính xác kích thước của khối phình theo chiều
trước sau, chiều ngang và chiều dài. Hình dạng của khối phình (hình túi hay
hình thoi). Xác định được vị trí của khối phình trên hay dưới động mạch thận,
ảnh hưởng của khối phình với động mạch thận một hoặc hai bên. Tình trạng
xơ vữa, vôi hoá thành mạch. Xác định huyết khối thành mạch, độ dầy huyết
khối, mật độ huyết khối đồng đều hay không đồng đều. Tình trạng bóc tách
nội mạc động mạch, hình thành lòng thật, lòng giả của túi phình . Thăm khám
và đánh giá giới hạn dưới của khối phình ở trên chạc ba hay lan xuống động
mạch chậu một bên hay hai bên. Ngoài ra siêu âm còn cho ta thấy trực tiếp sự
giãn nở và tính chất đập của khối phình ĐM, kích thước và độ gấp khúc của
khối PĐMCB .
Siêu âm có thể giúp ta tìm được vị trí vỡ của khối PĐMCB, thành động
mạch không liên tục, có hình thoát dịch ra ngoài thành mạch.

Hình 1.6: Siêu âm PĐMCB vỡ


21

Siêu âm mầu giúp ta nhận biết được chuyển dịch của dòng máu theo
không gian và thời gian. Tốc độ và lưu lượng tuần hoàn máu ở chỗ phình,
nhất là đánh giá tình trạng cấp máu cho các động mạch chậu và động mạch

vùng hạ lưu. Khi dòng chảy rối cho ta màu sắc đa dạng như hình khảm. Nó
phát hiện và đánh giá tổn thương nhanh, chính xác và khách quan hơn, nhất là
các mạch máu tổn thương kín đáo, chạy quanh co, phức tạp .

Hình 1.7: Hình ảnh phình ĐMCB trên siêu âm (cắt ngang và cắt dọc)
1.8.3.2. Chụp bụng không chuẩn bị
PĐMCB có thể thấy mờ hình bầu dục, giới hạn không rõ, đậm độ nhạt
nằm trên đường đi của động mạch chủ bụng, hay bên cạnh cột sống.
Vôi hóa hình dải cong biểu hiện bằng đường không liên tục, bờ lồi của
túi phình (vỏ trứng), dấu hiệu này không khẳng định nhưng có giá trị.
Khi hình vôi hoá nội mạc động mạch cách xa bờ viền ngoài của động
mạch trên 6 mm gợi ý có bóc tách nội mạc động mạch. Có 20% bóc tách nội
mạc động mạch có hình ảnh Xquang bình thường.
Đôi khi có dấu hiệu gián tiếp là chèn ép, đè đẩy các tổ chức kề bên hoặc
làm xói mòn thân đối sống thấy rõ trên phim chụp nghiêng


22

Khi ta chụp bụng có chuẩn bị như chụp dạ dày, UIV … có thể thấy dấu
hiệu chèn ép của phình ĐMCB vào các tạng lân cận như khung tá tràng giãn
rộng, thay đổi hình dạng và vị trí của bể thận và niệu quản….



Mßn
th©n
®èt




sèng
th¾t l-

Hình 1.8: Mòn thân đốt sống thắt lưng do PĐMCB
1.8.3.3. Chụp mạch bằng cộng hưởng từ (MRI)
Đây là phương pháp rất có hiệu quả trong chẩn đoán PĐMCB, phát
hiện các biến chứng cũng như ảnh hưởng của khối phình tới các tạng lân cận.
Trong vùng thăm khám có cấu trúc mạch máu, khi phát sóng RF 900 thì
toàn bộ các proton đều bị kích thích, nhưng khi ghi tín hiệu, các proton trong
dòng chảy đã rời vị trí lớp cắt nên không có tín hiệu, do đó mạch máu sẽ xuất
hiện trên ảnh là hình đen. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng thời gian bay
(Time of Flight = TOF).


23

Tạo ảnh bằng cộng hưởng từ là một trong những kỹ thuật tạo ảnh y học
hiện đại, có nhiều ưu điểm và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới .
Nó cho phép ta thấy được hình ảnh ĐMCB theo nhiều trục khác nhau như
trục ngang, đứng dọc và đứng ngang.
Đây là kỹ thuật không cần dùng tới thuốc cản quang để chẩn đoán
PĐMCB, mà bằng kỹ thuật ghi hình đặc biệt như hiệu ứng thời gian bay.
Khi tiêm thuốc đối quang từ, lòng mạch có tín hiệu cao cho ta hình ảnh
trắng đối quang rõ với tổ chức xung quanh.
Hình ảnh MRI động mạch chủ bụng có thể giúp ta phân biệt rõ các cấu
trúc sau phúc mạc quanh động mạch. Tuy nhiên đối với thành động mạch
mỏng ta khó phân biệt được các lớp cấu trúc thành mạch .
Kỹ thuật này không dùng tia Xquang do đó không độc hại cho bệnh
nhân và nhân viên y tế. Tuy nhiên giá thành còn quá cao chưa phù hợp với thu

nhập của nhiều người dân lao động. Bệnh nhân không được giữ trong cơ thể
các vật bằng kim loại như máy tạo nhịp tim, một số van tim nhân tạo, kẹp
mạch máu, đinh nội tuỷ….

Hình 1.9: MRI tái tạo PĐMCB theo chiều đứng ngang và đứng dọc


24

1.8.3.4. Chụp ĐMCB bằng chụp mạch thường quy hoặc chụp mạch số hoá
xóa nền (D.S.A)
Từ năm 1953 sự xuất hiện của cathéter, phương pháp chụp mạch máu
bằng kỹ thuật Seldinger đã phát triển rộng rãi và được dùng chụp tất cả các
mạch máu trong cơ thể . Chụp mạch máu đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong
chẩn đoán một số bệnh lý mạch máu, nó giúp ta quyết định phương pháp điều
trị thích hợp.
Chụp mạch máu bằng số hóa xóa nền (DSA - Digital Subtraction
Angiography): bệnh nhân được chụp phim trước và sau khi tiêm thuốc cản
quang và chuyển thông tin vào bộ lưu trữ, máy xử lý chồng hai ảnh lên nhau
và xoá đi các thông tin của ảnh trước khi tiêm thuốc cản quang (hình xương
và phần mềm), còn lại ta thu được hình ảnh mạch máu có thuốc cản quang.
Chụp mạch cho ta rất nhiều thông tin chính xác như: hình dạng và kích
thước khối phình, đầu trên của khối phình so với các ĐMT và mức độ ảnh
hưởng (khoảng 80%). Phình vào động mạch thận, làm hẹp ĐM thận một hoặc
hai bên. Trong đa số các trường hợp cổ trên của khối phình xuất phát từ dưới
chỗ gốc của động mạch thận 2 – 3cm .
Ảnh hưởng của khối phình tới các ĐM như làm hẹp hoặc tắc ĐM thân
tạng, ĐMMTTT, ĐMMTTD, ĐM sinh dục … đặc biệt là các động mạch chậu.
PĐMCB có thể lan xuống ĐM chậu một bên hoặc hai bên.
Phương pháp này hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng ít

được sử dụng trong chẩn đoán PĐMCB do có những khó khăn nhất định: đây
là phương pháp can thiệp gây chảy máu có thể tai biến trong khi chụp, nhiễm
tia xạ và giá thành cao, chỉ thực hiện được ở trung tâm lớn. Sử dụng thuốc cản
quang liều lượng cao và bơm thuốc cản quang nhiều lần có thể gây biến
chứng. Trong khối phình, thuốc cản quang bị pha loãng, tốc độ dòng chảy
không đều, xoáy làm khối phình ngấm thuốc không đều. Khó đánh giá tình


25

trạng huyết khối, cấu trúc thành mạch, và ảnh hưởng của khối phình tới các
tạng lân cận. Hơn nữa do có nhiều huyết khối bám thành, làm hẹp lòng động
mạch do đó kích thước thật của khối phình trên phim chụp mạch không tương
ứng với thể tích cảm thấy trên lâm sàng
1.8.3.5. Chụp mạch máu bằng cắt lớp vi tính (CLVT)
Ở các nước phát triển, chụp CLVT được xử dụng thường xuyên để
chẩn đoán PĐMCB vì nó cho nhiều thông tin và có thể khắc phục được hầu
hết những nhược điểm mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thường
gặp, nhất là khi thực hiện ở máy chụp đa dãy đầu dò. Đây là phương pháp thăm
khám không can thiệp, cho kết quả nhanh chóng hơn so với phương pháp chụp
mạch máu .

Hình 1.10: Hình ảnh PĐMCB trên phim CLVT
Chụp mạch bằng cắt lớp vi tính cho phép nghiên cứu một cách chính
xác vị trí PĐMCB, đầu trên khối phình, liên quan khối PĐMC với động mạch
thận, đầu dưới và độ dài của khối phình giúp cho phẫu thuật viên chuẩn bị tốt
ống ghép trước khi mổ,kích thước đo được trên chụp cắt lớp vi tính PĐMCB
tương tự như kích thước thấy được khi phẫu thuật .



×