Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân có rò động mạch vành kích thước nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 92 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị dạng động mạch vành là loại bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng
0,25- 0,4% bệnh tim bẩm sinh ,,, trong đó rò động mạch vành chiếm khoảng 1350 % trong số các bệnh nhân có dị dạng động mạch vành ,. Rò ĐMV là sự nối
thông bất thường giữa một trong những ĐMV với một buồng tim hoặc mạch
máu. Tỷ lệ bệnh phát hiện ngày càng gia tăng sau khi ra đời hệ thống máy chụp
động mạch vành qua da. Các nghiên cứu dịch tễ trên các bệnh nhân chụp động
mạch qua da cho thấy có hơn một nửa số rò ĐMV là đổ vào tim phải như rò vào
động mạch phổi, thất phải, nhĩ phải. Ngoài ra có một số vị trí đổ vào của lỗ rò ít
gặp hơn như vào nhĩ trái, thất trái .
Sinh lý bệnh của rò động mạch vành là hiện tượng “ăn cắp máu” do
có sự nối thông bẩm sinh bất thường giữa các động mạch vành với các
buồng tim, tĩnh mạch chủ trên, xoang vành, động mạch phổi…
Bệnh tiến triển nhanh khi lưu lượng rò lớn gây lên quá tải phổi, nhĩ trái,
thất trái, thất phải. Lâu dài có thể gây ứ huyết phổi, suy tim, tăng áp lực động
mạch phổi, thiếu máu cơ tim, viêm nội tâm mạc, đột tử do vỡ đường rò ,. Tuy
nhiên vị trí đổ vào của lỗ rò lại có sinh lý bệnh khác nhau. Nếu đổ vào động
mạch phổi thì cơ chế bệnh sinh giống như bệnh còn ống động mạch, đổ vào
thất phải thì giống bệnh thông liên thất, đổ vào hệ tĩnh mạch hay nhĩ phải lại
giống như thông liên nhĩ... Ngoài ra, ảnh hưởng của rò động mạch vành lên
huyết động còn phụ thuộc đường kính lỗ rò đổ vào, số lượng rò như type I có
01 đường rò, type II có 2 đường rò trở lên ,.
Các nghiên cứu dịch tễ trên thế giới cho thấy cứ 1000 trẻ ra đời thì có
08 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Tại Việt Nam với dân số trên 90 triệu người
thì tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh hiện cũng được ước tính theo tỷ lệ chung


2

của thế giới do hiện chưa có các nghiên cứu rộng rãi, trong đó có bệnh rò


động mạch vành .
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán rò động mạch vành như siêu
âm tim, chụp cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ nhưng tiêu chuẩn vàng để
chẩn đoán rò động mạch vành hiện nay vẫn là chụp động vành qua da.
Phương pháp kinh điển điều trị triệt để rò động mạch vành là phẫu
thuật thắt lỗ rò, nhưng những tiến bộ trong bít rò động mạch vành qua da đã
thay thế dần và tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội đã được báo cáo lần đầu từ
năm 1983 . Điều trị nội khoa bằng beta giao cảm và chẹn kênh calci chỉ áp
dụng với các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhẹ ,.
Mặc dù đa số bệnh nhân không có triệu chứng nhưng các khuyến cáo
vẫn đề nghị nên bít lỗ rò sớm để tránh biến chứng, một số tác giả nhấn mạnh
nên đóng tất cả lỗ rò ĐMV từ thời điểm sơ sinh .
Rò động mạch vành nhỏ có thể giãn ra, lỗ rò lớn rộng theo thời gian và
có thể gây ra các biến chứng . Lỗ rò nhỏ thường ít biểu hiện trên lâm sàng và
đa số BN đi khám vì bệnh lý khác do vậy phát hiện triệu chứng rò ĐMV nhỏ
là cần thiết. Tuy có một số các nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị rò ĐMV
kích thước lớn, nhưng triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và theo dõi rò ĐMV,
đặc biệt những rò nhỏ không có triệu chứng còn nhiều ý kiến và chưa thống
nhất. Tại Việt Nam chưa có nhiều đánh giá về triệu chứng lâm sàng và cận
lâm sàng của rò ĐMV nhỏ. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân có rò động mạch vành
kích thước nhỏ” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân có rò
động mạch vành kích thước nhỏ tại Viện Tim Mạch- Bệnh viện Bạch Mai.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả
chụp ĐMV ở những bệnh nhân trên.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về rò động mạch vành
1.1.1. Tình hình mắc bệnh rò ĐMV trên thế giới và ở Việt Nam
Josef Hyrth báo cáo ca rò động mạch vành (ĐMV) lần đầu tiên năm
1851 . Các nghiên cứu của các tác giả khác chủ yếu dựa trên mổ tử thi, phẫu
thuật tim trước khi có kỷ nguyên của các biện pháp chẩn đoán hình ảnh khác
như siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính, chụp động mạch vành qua da. Một số
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc rò ĐMV thay đổi tùy thuộc di truyền, yếu tố sắc
tộc và các vùng miền khác nhau. Gillebert (1986) nghiên cứu trên 14.708 BN
nhưng chỉ có 20BN có rò ĐMV . Một nghiên cứu khác trên 126 ngàn BN ở
Mỹ(Yamanaka 1990) thì tỷ lệ rò ĐMV là 0,18% . Yigit (2010) nghiên cứu
trên12.450BN thì tỷ lệ rò ĐMV chỉ là 0,09% . Một số nghiên cứu gần đây như
của Said (2006) và Chiu (2008) cho tỷ lệ tăng cao hơn lần lượt là 0,16% và
0,44% ,. Kết quả nghiên cứu có tỷ lệ khác nhau có thể do lựa chọn đối tượng,
địa lý, giới tính có khác nhau giữa các nghiên cứu
Ảnh hưởng của giới lên tỷ lệ mắc rò ĐMV vẫn còn tranh cãi. Chiu và
cộng sự (2008) nghiên cứu trên các BN Trung Quốc cho kết quả là không có
mối liên quan giữa giới tính và bệnh rò ĐMV , nhưng kết quả của Ata và cộng
sự lại cho thấy nam giới mắc rò ĐMV cao hơn nữ giới gấp 2,3 lần .
Ở Việt Nam, Đinh Thu Hương (2008) cũng đã báo cáo kết quả giá trị siêu
âm tim trong chẩn đoán bệnh rò ĐMV . Tác giả Lê Anh Minh (2013) nghiên cứu
trên các BN rò ĐMV được bít thì tỷ lệ nam cao gấp 2,2 lần nữ nhưng số lượng
BN ít (32BN) .


4

1.1.2. Đặc điểm giải phẫu chức năng ĐMV
1.1.2.1. Giải phẫu ĐMV

Có 2 ĐMV là ĐMV phải và ĐMV trái xuất phát ở gốc ĐMC qua trung
gian là những xoang Valsalva, và chạy trên bề mặt của tim (giữa cơ tim và
ngoại tâm mạc). Những xoang Valsalva có vai trò như một bình chứa để duy
trì một cung lượng vành khá ổn định.
 ĐMV trái
ĐMV trái có một đoạn ngắn là thân chung trước khi chia ra thành 2
nhánh: Động mạch liên thất trước (ĐMLTTr) và ĐM mũ.
ĐM mũ đoạn gần

Hình 1.1: Giải phẫu ĐMV trái
ĐMLTTr: Chạy dọc theo rãnh liên thất trước về phía mỏm tim, phân
thành những nhánh vách và nhánh chéo.
Những nhánh vách chạy xuyên vào vách liên thất.Số lượng và kích
thước rất thay đổi, nhưng đều có một nhánh lớn đầu tiên tách ra thẳng góc và
chia thành các nhánh nhỏ.


5

Những nhánh chéo chạy ở thành trước bên, có từ 1-3 nhánh chéo.
Trong 80% trường hợp, ĐMLTTr chạy vòng ra tới mỏm tim, còn 20% trường
hợp có ĐMLTS của ĐMV phải phát triển hơn.
ĐM mũ: Chạy trong rãnh nhĩ thất, có vai trò rất thay đổi tùy theo sự ưu
năng hay không của ĐMV phải. ĐM mũ cho 2-3 nhánh bờ cung cấp máu cho
thành bên của thất trái.Trường hợp đặc biệt, ĐMLTTr và ĐM mũ có thể xuất
phát từ 2 thân riêng biệt ở ĐMC.
 ĐMV phải .
ĐMV phải chạy trong rãnh nhĩ thất phải. Ở đoạn gần cho nhánh vào nhĩ
(ĐM nút xoang) và thất phải (ĐM phễu) rồi vòng ra bờ phải, tới chữ thập của
tim chia thành nhánh ĐMLTS và quặt ngược thất trái. Khi ĐMV ưu năng trái

thì ĐMLTS và nhánh quặt ngược thất trái đến từ ĐM mũ.

Hình 1.2: Giải phẫu ĐMV phải
 Cách gọi tên theo Nghiên cứu phẫu thuật ĐMV(CASS: Coronary
Artery Surgery Study) ,.
* Thân chung ĐMV trái: từ lỗ ĐMV trái tới chỗ chia thành ĐMLTTr và ĐM mũ.


6

* Động mạch liên thất trước chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn gần: từ chỗ chia cho tới nhánh vách đầu tiên
+ Đoạn giữa: từ nhánh vách đầu tiên cho tới nhánh chéo hai.
+ Đoạn xa: từ sau nhánh chéo thứ hai
* Động mạch mũ chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn gần: từ chỗ chia cho tới nhánh bờ 1.
+ Đoạn xa: từ sau nhánh bờ 1.
* ĐMV phải chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn gần: 1/2 đầu tiên giữa lỗ ĐMV phải và nhánh bờ phải
+ Đoạn giữa: giữa đoạn gần và đoạn xa
+ Đoạn xa: từ nhánh bờ phải cho tới ĐMLTS.
Ngoài ra còn một số cách gọi tên khác chúng tôi không sử dụng trong
nghiên cứu này.
1.1.2.2. Sinh lý tưới máu của tuần hoàn vành ,,.
Tuần hoàn vành diễn ra trên một khối cơ rỗng co bóp nhịp nhàng nên
tưới máu của tuần hoàn vành cũng thay đổi nhịp nhàng. Tưới máu cho tâm
thất trái chỉ thực hiện được trong thì tâm trương, còn tâm thất phải được tưới
máu đều hơn, tuy vậy trong thì tâm thu cũng bị hạn chế ,.
Có rất ít hệ thống nối thông giữa các ĐMV, vì vậy nếu một ĐMV nào bị
tắc thì sự tưới máu cho vùng cơ tim đó sẽ bị ngừng trệ, và nếu tắc nghẽn kéo dài

sẽ gây hoại tử cơ tim. Có sự khác biệt về tưới máu cho cơ tim ở lớp dưới nội tâm
mạc và lớp dưới thượng tâm mạc. Trong thì tâm thu, cơ tim co làm tăng áp xuất
riêng phần trong cơ tim. Có một bậc thang áp xuất tăng dần từ ngoài vào trong,
và mạnh nhất ở lớp dưới nội tâm mạc, vì vậy trong thì tâm thu dòng máu đến lớp
dưới nội tâm mạc rất ít so với lớp dưới thượng tâm mạc.


7

Bình thường lưu lượng máu qua ĐMV khoảng 60-80 ml/ph/100 gram
cơ tim (250 ml/phút), chiếm 4,6% lưu lượng tuần hoàn của toàn cơ thể. Chênh
lệch nồng độ oxy giữa Tĩnh mạch vành là 14% thể tích.
Dự trữ oxy của cơ tim hầu như không có. Chuyển hoá của cơ tim chủ
yếu là ái khí, nên khi có tăng nhu cầu oxy cơ tim thì phải đáp ứng bằng cách
tăng cung lượng vành. Cung lượng vành tăng lên chủ yếu bằng cách giãn
mạch, cơ chế giãn mạch là giảm oxy trong máu tại chỗ gây giảm trương lực
mạch, kích thích giải phóng các chất gây giãn mạch như Adenosin…
Vai trò của hệ thần kinh thực vật trực tiếp hay gián tiếp lên hệ ĐMV và
các chất chuyển hóa trong tim như nồng độ CO2, Lactate, Piruvat, Kali…
1.1.2.3. Phân loại bất thường động mạch vành
Năm 2007 Angelini đã phân loại các bất thường của ĐMVnhư sau:
Bảng 1.1: Phân loại bất thường ĐMV theo Angelini
Bất thường xuất phát và đường đi ĐMV
• Khuyết thiếu thân nhánh chính ĐMV trái.
• Bất thường vị trí lỗ ĐMV trong gốc ĐMC hoặc gần đúng vị trí của ĐMV
trong xoang Valsalva (cho mỗi động mạch): Cao hơn, thấp hơn, hoặc ở
mép xoang
• ĐMV xuất phát bên ngoài xoang vành bình thường
• Bất thường vị trí lỗ động mạch vành xuất phát không đúng xoang vành.
• Một động mạch vành

Bất thường về giải phẫu ĐMV
• Hẹp hoặc không có lỗ ĐMV bẩm sinh.
• Lỗ ĐMV lõm xuống.
• Giãn hoặc phình ĐMV.
• Không có ĐMV.
• Thiểu sản ĐMV.
• Cầu cơ ĐMV.
• ĐMV đi dưới nội tâm mạc.
• ĐMV xuất phát từ mặt trước ĐMC xuống.
• Bất thường phân nhánh ĐMV trái hoặc phải.
• Lạc chỗ nhánh vách đầu tiên của ĐMV.
Bất thường về nhánh tận ĐMV


8

• Nhánh tận hoặc mao mạch phân nhánh không tương xứng.
• Rò ĐMV
Bất thường các mạch nối.

Rò ĐMV chiếm 13-50% những bất thường ĐMV bẩm sinh . Vị trí xuất
phát lỗ rò từ ĐMV phải chiếm khoảng 40-60%, từ ĐM liên thất trước (3060%) tùy các nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu báo cáo tỷ lệ
lỗ rò đổ vào tim phải chiếm đa số là trên 90%, trong đó vào thất phải 41%, nhĩ
phải 26%, xoang vành 7%, ĐM phổi 17% và TM chủ dưới 1% .
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy cũng cho thấy rò ĐMV phải
thường gặp nhất(50% trường hợp), rồi đến ĐMV trái (40 %), rò cả hai ĐMV
(5%). Vị trí đổ vào chủ yếu là buồng tim phải(90%): Tâm thất phải (40%),
tâm nhĩ phải (25%), thân ĐMP(15%), xoang vành(7%), tĩnh mạch chủ
trên(3%). Hơn một nửa các trường hợp rò cả hai ĐMV đổ vào ĐMP, đôi khi
dưới dạng một đám rối các mạch máu. Có 10 % rò ĐMV đổ vào buồng tim

trái(nhĩ trái 3-5%, thất trái 5 %),
Bảng 1.2: Vị trí đổ vào của rò ĐMV theo Said, 2010
Tác giả

McNamara
1969

Nơi đổ

(n=172)

Levin 1978

Hobbs 1982

Kaniya 2002

(n=363)

(n=122)

(n=266)

Thất phải

40

41

3


34

Nhĩ phải

35

26

7

18

ĐM phổi

16

17

66

38

Xoang vành

-

7

-


-

Nhĩ trái

6

5

7

2

Thất trái

3

3

17

5

TM chủ dưới

-

1

-


-

Phân loại hình thái rò ĐMV được mô tả kỹ lưỡng và rõ ràng trong
nghiên cứu của của Chiu và cộng sự năm 2008 khi nghiên cứu trên 28 ngàn


9

BN được chụp ĐMV qua da. Theo tác tác giả thì rò ĐMV được chia làm 2
type dựa trên sự khác nhau về hình thái học và giải phẫu bệnh học .
Type I: Có 1 đường rò xuất phát từ ĐMV tới 1 buồng tim hoặc mạch máu lớn.
o Kích thước nơi đổ vào của ĐMV rò ≥ 1.5mm: Rò lớn
o Kích thước nơi đổ vào của ĐMV rò < 1.5 mm: Rò nhỏ
Type II: Có nhiều đường rò ĐMV cùng xuất hiện trên bệnh nhân.
Tại Việt Nam, tác giả Đinh Thị Thu Hương (2008) nghiên cứu rò ĐMV trên
siêu âm tim thì cho rằng rò ĐMV được coi là lớn khi ĐK nơi đổ vào ≥ 4mm .

Hình 1.3: Hình ảnh 1 đường rò (A), và nhiều đường rò (B)
Kose và cộng sự năm 2005 cho rằng đường rò có 1 lỗ đổ chiếm tỉ lệ cao
hơn so với nhiều lỗ đổ . Các nghiên cứu khác cho thấy nếu theo phân loại của
Chiu (2008) thì type 1 chiếm đa số .
1.1.2.4. Sinh lý bệnh rò ĐMV
Phôi thai của rò ĐMV:
Bình thường ĐM sẽ xuất phát từ hệ thống nội mạc của ĐM chủ và kết
nối với hệ thống mạo mạch bề mặt của tim. Các xoang trong cơ tim thu hẹp
và tồn tại chỉ như mao mạch ở người trưởng thành. Rò ĐMV là do bất thường
trong phát triển thời kỳ bào thai của hệ tuần hoàn và được cho là còn sự tồn
tại của ống nối gấp khúc ở ống tim nguyên thủy cấp máu cho cơ tim trong giai
đoạn đầu của bào thai. Rò động mạch vành xảy ra khi không có mặt bất cứ sự



10

tắc nghẽn nào. Cơ chế khác có thể do khiếm khuyết trong quá trình phát triển
các nhánh xa của hệ mạch vành. Nếu các xoang dải cơ tim không thoái triển,
lỗ rò giữa động mạch và các buồng tim hoặc tĩnh mạch hình thành. Khi các
kênh này vẫn tồn tại gắn với tắc nghẽn (ví dụ như hẹp động mạch phổi)
,chúng có thể là một dạng biến thể của rò gọi là kết nối ĐMV – xoang ống nối
(sinusoidal) . Hội chứng thường thường gặp kết hợp với bất thường trên bao
gồm hẹp động mạch phổi hoặc hẹp với thông liên thất.
Trong mô cơ tim phôi thai, có nhiều khoang cơ bè, hay các xoang mô.
Sự hợp dính của các xoang trong mô cơ tim này và các mạch máu màng ngoài
tim tiên phát là nguồn gốc của các đường rò thường gặp nhất: Thông giữa các
buồng tim và các ĐMV. Những lỗ rò thông giữa ĐMV vào các tĩnh mạch chủ
hay các mạch máu đổ vào chúng cũng có chung nguồn gốc phôi thai với các
loại rò động- tĩnh mạch khác của cơ thể. Cuối cùng, những đường rò vào
ĐMP được coi như ĐM phụ sinh ra từ ĐMP và nối với hệ ĐMV bình thường.
Bất thường nơi xuất phát của ĐMV từ ĐMP có thể khó phân biệt ngay cả khi
đã chụp ĐMV ,

Hình 1.4: Minh họa quá trình hình thành rò ĐMV
Rò ĐMV thường xuất xuất phát từ 1 nhánh ĐMV (type 1 theo phân loại
của Chiu – 2008), có đường đi ngoằn ngoèo rồi đổ các vị trí khác nhau (nhiều


11

nhất là vào tim phải chiếm trên 90%), tạo nên sự thông thương bất thương
giữa tiểu tuần hoàn và đại tuần hoàn hiện tượng “ăn cắp máu”. Tùy mức độ

ĐK lỗ rò mà hiện tượng này có gây hậu quả nhiều hay ít lên vùng cơ tim được
tưới máu bởi các nhánh ĐMV cấp máu cơ tim sau lỗ xuất phát rò ĐMV.
Những trường hợp rò nhỏ thường không gây rối loạn huyết động, thường
được phát hiện tình cờ trên siêu âm tim, MSCT hoặc chụp ĐMV qua da vì
nhiều lý do khác nhau.
Tuy nhiên các lỗ rò lớn hơn có thể gây nên thiếu máu cơ tim cục bộ do
áp lực tưới máu tâm trương trong mạch vành sẽ giảm dần . Để tăng cấp máu
cho vùng cơ tim bị giảm tưới máu ĐMV tiếp tục giãn rộng các động mạch
nuôi. Tổn thương lâu dài ĐMV dẫn đến đường rò giãn rộng, loét nội mạc,
thoái hóa lớp áo giữa ĐMV, rách nội mạc, lắng đọng xơ vữa, vôi hóa, tắc
nghẽn các nhánh bên, và có thể gây vỡ khối phình .
Nếu rò ĐMV mà đổ vào tiểu tuần hoàn như thất phải, nhĩ phải, ĐMP
gây tăng tải thể tích tiểủ tuần hoàn. Nếu đổ vào ĐMP cơ chế bệnh sinh giống
bệnh còn ống động mạch, nếu đổ vào thất phải thì giống bệnh cảnh thông liên
thất, còn nếu đổ nhĩ phải thì giống thông liên nhĩ. Nếu lưu lượng shunt trái –
phải lớn gây ảnh hưởng lâu dài là tăng áp lực ĐMP, giãn thất phải, giãn nhĩ
phải, suy tim ứ huyết
Các lỗ rò ĐMV đổ vào tim bên trái như nhĩ trái hoặc thất trái sẽ gây
tăng cung lượng của các buồng tim này, nhưng không làm tăng lưu lượng máu
phổi. Vị trí đổ vào nhĩ trái gây ảnh hưởng huyết động như hở van hai lá trong
khi đổ vào thất trái lại ảnh hưởng như hở van động mạch chủ.
Các lỗ rò mà không được can thiệp sẽ tiến triển đến giai đoạn muộn,
suy tim phải xuất hiện do tình trạng TAĐMP kéo dài trước khi có suy tim toàn
bộ.


12

Trên lâm sàng, nếu BN nhỏ tuổi xuất hiện triệu chứng suy tim ứ huyết,
suy hô hấp sớm ngay sau sinh chủ yếu là do có lỗ rò lớn, ảnh hưởng huyết động

nặng nề cần can thiệp đóng lỗ rò sớm nhưng có những BN được phát hiện bệnh
khi đã lớn tuổi, khi các thay đổi sinh lý bệnh được tích luỹ theo thời gian gây
triệu chứng. Thực tế cũng có những BN không có triệu chứng lâm sàng và cận
lâm sàng mà chỉ được phát hiện trên chụp ĐMV qua da ,,.
1.2. Chẩn đoán và điều trị rò động mạch vành
1.2.1. Lâm sàng
1.2.1.1. Triệu chứng toàn thân và cơ năng
Triệu chứng thường không đặc hiệu. Ở trẻ nhỏ hay có các biểu hiện như
chậm phát triển thể chất, viêm phổi tái diễn, khó thở khi chạy nhảy.
Suy tim hiếm gặp, mặc dù có thể thấy ở trẻ sơ sinh với lỗ rò ĐMV lớn.
BN thường không có biều hiện lâm sàng. Khó thở khi gắng sức gặp khoảng
1/3 trường hợp, khi có lỗ rò lớn. Đau ngực có thể thấy ở người lớn nhưng
không bao giờ gặp ở trẻ dưới 15 tuổi
Ở các BN lớn tuổi thì hiện tượng “ ăn cắp máu” ĐMV điển hình hơn
với các triệu chứng hay gặp như đau ngực, khó thở khi gắng sức. Một số triệu
chứng khác có thể gặp nhưng ít hơn như mệt mỏi, hồi hộp đánh trống ngực,
khó thở kịch phát về đêm. Đột tử hay tràn dịch màng ngoài tim thì rất hiếm ,.
Một số bệnh nhân không có triệu chứng gì và chỉ được phát hiện tình cờ khi
khám kiểm tra sức khoẻ.
1.2.1.2. Triệu chứng thực thể
- Đôi khi có biến dạng lồng ngực điển hình: lồng ngực nhô ra trước ở
khoang liên sườn III-IV trái.
- Mỏm tim ở vị trí bình thường hoặc hạ thấp và sang trái (dấu hiệu của
giãn buồng tim trái).
- Sờ: có rung miu tâm thu ở vị trí đổ vào của đường rò.


13

- Nghe: Ting thi liờn tc hay gp khỏ nụng, ging nh ting thi liờn

tc ca CễM, nhng cú th bt k v trớ no, khụng cú c im c trng,
thng nghi ng rũ MV khi nghe thy ting thi khụng cú biu hin gỡ c bit
trờn lõm sng. V trớ nghe rừ nht ting thi ph thuc vo v trớ vo tim ca
l rũ. Nếu động mạch vành đổ vào nhĩ phải hay xoang vành,
tiếng thổi rõ nhất ở giữa thì tâm thu. Nếu đổ vào nhĩ trái
thì ngợc lại, thành phần tâm trơng rõ nhất. Khi động mạch
vành đổ vào tâm thất phải, cả hai thành phần tâm thu và
tâm trơng đều nghe rõ với cờng độ nh nhau
Ting thi thng nghe ờm du, t 2/6-4/6, Cờng độ tiếng thổi rõ
nhất hoặc ở vùng giữa tim, hoặc dọc theo bờ xơng ức, nhng rất
hiếm khi ở vị trí ổ van động mạch phổi hay ở dới đòn trái. Đôi
khi có kèm theo rung miu, ,
Cn chn oỏn phõn bit vi cỏc bnh tim bm sinh khỏc nh cũn ng
ng mch, thụng liờn tht, ca s ph ch
- Nu ó cú tng ALMP thỡ cú th nghe thy vựng di ũn trỏi
ting thi khỏc: ting thi ụi, ting thi tõm thu, ting thi tõm trng, hoc
khụng nghe thy ting thi no.
- Ting T2 ỏy tim mnh hoc tỏch ụi (du hiu TAMP).
- ụi khi, cú th nghe thy thi tõm thu van MC (do tng lu lng).
- Mch ngoi biờn ny mnh.
1.2.1.3. Cỏc d tt tim bm sinh khỏc phi hp
Rũ MV a s l n thun, tuy nhiờn cng cú th phi hp mt s bnh
tim bm sinh khỏc nh: Thụng liờn tht, thong liờn nh, Fallot 4, thiu sn van
MP, hp van MC.


14

1.2.2. Cận lâm sàng
1.2.2.1. Điện tâm đồ

Hình ảnh điện tâm đồ có thể bình thường nếu lỗ rò nhỏ, ít ảnh hưởng
huyết động. Điện tâm đồ thường không đặc hiệu, bình thường ở 40 % trường
hợp. Phì đại cả hai tâm thất khi luồng thông lớn. Phì đại nhĩ phải có thể gặp
khi rò ĐMV vào tâm nhĩ phải Các dấu hiệu hay gặp như trục trái hoặc xu
hướng trái, dày thất trái. Nhịp xoang hoặc có các rối loạn nhịp : rung nhĩ,
ngoại tâm thu nhĩ hoặc ngoại tâm thu thất. Các rối loạn dẫn truyền : Bloc nhĩ
thất cấp I, II, III. Hình ảnh thiếu máu cục bộ cơ tim(ST chênh,T dẹt ở các ở
các miền chuyển đạo được cấp máu bởi động mạch vành rò) ít gặp mặc dù
vùng cơ tim cạnh ĐMV bị rò có thể bị giảm tưới máu do hiện tượng “ ăn cắp
máu ĐMV”, ,
1.2.2.2. X quang tim phổi
Hình ảnh Xquang tim phổi bình thường nếu lỗ rò nhỏ. Có thể có gặp
các hình ảnh như cung thất trái giãn rộng (suy tim trái), cung ĐMP phồng
(tăng áp ĐMP). Hình ảnh tăng tuần hoàn phổi thể hiện sự tăng tưới máu phổi
do shunt trái-phải.
1.2.2.3. Siêu âm Doppler tim
 Thăm dò siêu âm Doppler tim rò động mạch vành được tiến hành theo
các bước:
Đặc điểm giải phẫu của rò động mạch vành, mô tả điểm xuất phát động
mạch vành, đường đi, vị trí đổ vào và Các tổn thương phối hợp, , ,
 Đặc điểm giải phẫu của rò động mạch vành, nơi xuất phát động
mạch vành và vị trí đổ vào.
Trong rò động mạch vành, có sự thông thương giữa hệ thống động
mạch vành có áp lực cao và các buồng tim hoặc mạch máu có áp lực tương
đương hoặc thấp hơn. Rò động mạch vành có thể bắt nguồn từ đoạn gần của


15

động mạch vành, hoặc một nhánh, cũng có khi từ đoạn giữa, hoặc đoạn xa của

động mạch. Lớp trung mạc của ĐMV phì đại, với sự tăng sinh số lượng sợi
đàn hồi giữa những sợi cơ, và dày phần nội mạc gần chỗ đổ vào của lỗ rò.
Nhìn chung, có một lỗ đổ vào, nhưng đôi khi có tới 2 hay 3 vị trí đổ vào. Cá
biệt có thể tạo thành mạng lưới mạch máu với 1 hoặc nhiều chỗ đổ vào.
Khi rò ĐMV vào nhĩ phải, thất phải, ĐMP, xoang vành, tĩnh mạch hệ
thống, siêu âm Doppler ghi được luồng thông trái - phải (từ đại tuần hoàn đến
tiểu tuần hoàn). Còn khi rò ĐMV đổ vào nhĩ trái, thất trái, sẽ có shunt từ
ĐMV - mạch hệ thống. Đường rò có thể gây ra những rối loạn về tưới máu cơ
tim, từ đó dẫn đến thiếu máu cơ tim, suy tim, nhồi máu cơ tim. Viêm nội tâm
mạc nhiễm khuẩn, xơ vữa mạch vành, huyết khối thuyên tắc hay vỡ giãn
phình mạch vành gây đột tử cũng có thể xảy ra.
Siêu âm 2D cùng với Doppler màu (color Doppler flow mapping) tỏ ra
hữu ích để xác định rò ĐMV. Vị trí, đường đi, lỗ đổ vào của rò ĐMV được
nghiên cứu trên mặt cắt trục dọc, trục ngắn, 4 buồng, 2 buồng từ mỏm và các
mặt cắt dưới bờ sườn. Giãn ĐMV đoạn gần, hoặc giãn một nhánh ĐMV trong
khi ĐMV khác có kích thước bình thường, đặc biệt phối hợp với tiếng thổi
liên tục trên lâm sàng, rất gợi ý chẩn đoán rò ĐMV. Đường đi và vị trí đổ vào
của rò ĐMV cần được xác định. Có thể quan sát thấy giãn buồng tim hoặc
mạch máu nơi ĐMV rò vào. Phổ Doppler màu cho thấy dòng rối liên tục
trong ĐMV bị rò hay trong mạch máu nơi ĐMV rò vào, hoặc dòng jet trong
buồng tim có rò ĐMV. Phổ Doppler liên tục với sự tăng tốc cuối tâm thu và
đầu tâm trương. Trong trường hợp rò ĐMV vào ĐMP, sự có mặt của 2 ĐMV
cùng xuất phát từ ĐMC cho phép phân biệt dị tật ĐMV xuất phát lạc chỗ từ
ĐMP. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phân biệt được và đòi hỏi phải chụp
động mạch chủ kèm theo chụp chọn lọc ĐMV. Có thể quan sát thấy dòng tâm
trương phụt ngược ở ĐMC xuống nếu như luồng shunt rộng.


16


 Tìm tổn thương phối hợp
Rò động mạch vành có thể kèm theo thông liên thất, còn ống động
mạch, hẹp van ĐMP, thông liên nhĩ, sa van hai lá, hở ba lá, hở hai lá, thất phải
hai đường ra phối hợp hẹp van ĐMP, hẹp van ĐMC và tồn tại TMC trên đổ
lạc chỗ vào xoang vành.
 Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán rò ĐMV với các ưu điểm là biện
pháp không xâm nhập, nhanh chóng nhưng có một số trường hợp phục
thuộc kinh nghiệm người làm siêu âm, khó phát hiện nếu lỗ nhỏ, vị trí
sâu, phức tạp. Siêu âm doppler màu giúp chẩn đoán rõ hơn về huyết
động của đường rò cũng như ảnh hưởng của nó nên hình thái và chức
năng tim. Ngoài ra kỹ thuật này còn góp phần chỉ định điều trị, lựa
chọn phương pháp điều trị, theo dõi kết quả điều trị lâu dài sau can
thiệp phẫu thuật đóng rò ĐMV ,,. Có các kiểu đánh giá trên siêu âm tim
như sau:
Siêu âm TM:
- Đo đường kính các buồng tim: kích thước thất trái (Dd,Ds), nhĩ trái,
thất phải (cuối tâm trương) giúp trả lời có hay không có giãn buồng tim trái
(trong trường hợp rò ĐMV rất nhỏ, lưu lượng shunt không đáng kể).
- Đường kính gốc ĐMC.
- Bề dày vách liên thất (VLT-d, VLT-s), bề dầy thành sau thất trái
(TSTT-d, TSTT-s).
- Đánh giá chức năng tâm thu thất trái (FR, FE): Nếu chức năng tâm
thu thất trái đã giảm thì tiên lượng lâu dài của BN không được tốt.
Siêu âm 2D:
- Đánh giá vị trí xuất phát, đường đi, ĐK lỗ đổ vào, kích thước đường rò.
- Tìm các tổn thương phối hợp nếu có như TLT, tứ chứng Fallot...
Siêu âm Doppler:


17


Doppler màu:
- Tìm dòng chảy ở vị trí siêu âm 2D nghi ngờ rò ĐMV là dòng màu khảm
trong lòng ĐMV (tuỳ thuộc vào lưu lượng shunt và chênh áp qua rò ĐMV).
Doppler xung:
- Thấy dòng chảy rối của rò ĐMV ở vị trí siêu âm 2D nghi ngờ là rò
ĐMV: nếu còn dòng chảy liên tục tâm thu-tâm trương qua rò ĐMV thì cho hình
ảnh phổ Doppler là phổ dương liên tục. Hạn chế là không đo được tốc độ dòng
máu cao mà phải nhờ đến phương pháp khác do mắc phải hiện tượng aliasing
Doppler liên tục:
- Doppler liên tục giúp khẳng định có shunt, xác định hướng của shunt,
đo được chênh áp tối đa qua đường rò.
- Trong giai đoạn đầu của bệnh có hình ảnh phổ dương, liên tục qua rò ĐMV.
- Khi ALĐMP tăng nhiều thì có thể thấy shunt 2 chiều qua rò ĐMV
- Tính được ALĐMP nhờ Doppler liên tục bằng các công thức tính toán
+ Xác định độ chênh áp giữa ĐMC và tim phải qua rò ĐMV để ước
tính ALĐMP tâm thu (mmHg).
ALĐMPtt

=HAtt – Gradient qua rò ĐMV
= HAtt - 4V2

Gradient qua rò ĐMV: chênh áp qua rò ĐMV (mmHg).
HAtt: huyết áp tâm thu đo ở tay.
V: vận tốc tối đa của dòng chảy qua rò ĐMV (m/sec).
Trong trường hợp ALĐMP tăng nhiều thì độ chênh áp thấp.
+ Ước tính áp lực tâm thu ĐMP qua phổ HoBL theo công thức:
ALĐMPtt = 4 (Vmax)2 + 10 (mmHg).
Vmax : vận tốc tối đa đo được trên phổ Doppler của HoBL (m/sec).
10 : áp lực tâm thu nhĩ phải (mmHg).

+ Ước tính áp lực tâm thu ĐMP qua phổ HoP . Công thức tính:
ALĐMPtt = 3 ALĐMPtb - 2 ALĐMPttr


18

ALĐMPtt: áp lực tâm thu của ĐMP (mmHg).
ALĐMPtb: áp lực trung bình ĐMP (mmHg).
ALĐMPttr: áp lực cuối tâm trương của ĐMP (mmHg).
+ Các mức độ tăng áp ĐMP được chia như sau:
TAĐMP nhẹ : ALĐMPtt 31-39mmHg.
TAĐMP vừa: ALĐMPtt 40-59mmHg.
TAĐMP nhiều: ALĐMPtt ≥ 60 mmHg hoặc ALĐMP trung bình ≥ 40
mmHg.
- Ngoài ra, chúng ta có thể đánh giá lưu lượng shunt bằng cách tính tỷ
lệ giữa dòng chảy qua van ĐMPvà qua van ĐMC: Qp/Qs. Shunt được coi là
lớn khi Qp/Qs >1,5-2.
Siêu âm tim qua thực quản: giúp chẩn đoán rò ĐMV bởi khả năng quan sát và
chất lượng hình ảnh của nó mặc dù có hạn chế là kỹ thuật làm phức tạp hơn .

Hình 1.4: Giãn ĐMV phả
1.2.2.4. Thông tim
Lịch sử thông tim:
Werner Forssman là người tiến hành thông tim đầu tiên năm 1929 trên
chính ông và đã mở đầu cho một phương pháp thăm dò mới trong tim mạch ,
đó là thăm dò huyết động. Những năm 1970 khi ống thông Swan-Ganz ra đời
thì kỹ thuật thông tim phải càng phát triển mạnh mẽ. Seldinger (1953) mô tả
kỹ thuật chọc động mạch và đưa ống thông qua dây dẫn (guide wire) để thông
tim trái. Hiện nay với sự tiến bộ trong kỹ thuật cũng như dụng cụ, thông tim



19

ngày càng được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý tim
mạch, đặc biệt trong bệnh lý của ĐMV.
Các bước tiến hành:
* Thông tim phải, đo áp lực động mạch phổi:
Đường vào thường là tĩnh mạch đùi phải, đưa ống thông (thường dùng
catheter Multipurpose) lên nhĩ phải qua van ba lá xuống thất phải, rồi lên
ĐMP. Trên đường đi ta lần lượt đo áp lực tại ĐMP, thất phải, nhĩ phải và lấy
máu đo độ bão hòa oxy trong các buồng tim phải và các mạch máu lớn bên
tim phải. Đo áp lực ở động mạch phổi cho phép xác định chắc chắn có
TALĐMP hay không. Đo áp lực mao mạch phổi bít từ đó gián tiếp xác định
áp lực trung bình của buồng nhĩ trái và cho biết tăng ALĐMP trước hay sau
mao mạch. Ở các trường hợp tăng ALĐMP sau mao mạch chênh áp giữa áp
lực động mạch phổi trung bình và áp lực mao mạch phổi bít trung bình không
vượt quá 10mmHg. Khi vượt quá 10mmHg thì có chẩn đoán tăng ALĐMP
trước mao mạch. Đây là một tiêu chuẩn rất quan trọng trong quyết định chỉ
định điều trị, vì nếu có chẩn đoán tăng ALĐMP trước mao mạch hoặc
TALĐMP cố định sẽ là chống chỉ định của phẫu thuật ghép tim hay các can
thiệp ngoại khoa khác ở các bệnh nhân tim bẩm sinh (thông liên nhĩ, Thông
liên thất hay còn ống động mạch…) với ròng shunt đã đổi chiều. Mặt khác ở
bệnh nhân có tăng ALĐMP nặng, nghi ngờ tăng ALĐMP cố định, có thể dùng
test oxy hay một số thuốc giãn mạch chứa Nitơ Oxyt (NO) hoặc có thể bít rò
ĐMV tạm thời bằng bóng có lỗ bên để đánh giá khả năng giảm ALĐMP. Nếu
ALĐMP giảm rõ chứng tỏ chưa có tăng ALĐMP cố định và có thể áp dụng
các biện pháp điều trị triệt để, ngược lại nếu ALĐMP không giảm hoặc giảm
không có ý nghĩa, chống chỉ định can thiệp ,.
- Thăm dò huyết động xác định dòng shunt và đo các dòng chảy ở động
mạch phổi và đại tuần hoàn: đo độ bão hòa oxy ở ĐMP nếu cao hơn ở tĩnh mạch



20

chủ trên khoảng 3-5% là dấu hiệu gợi ý nhiều đến có dòng shunt từ trái sang
phải, từ đại tuần hoàn sang tiểu tuần hoàn (có bước nhảy oxy). Nếu chênh lệch
hơn 3% ở thất phải và ĐMP nghĩ đến shunt giữa các động mạch lớn. Khi shunt
đảo chiều thành phải- trái (hội chứng Eisenmenger) độ bão hòa oxy ở ĐMC
xuống sẽ thấp hơn ở ĐMC lên lúc này sẽ không còn chỉ định can thiệp nữa.
* Thông tim trái xác định vị trí, kích thước đường rò
Đường vào thường là động mạch đùi phải, đưa ống thông (thường dùng
Catheter Pigtail) lên ĐMC bụng tới quai ĐMC ngay trên van ĐMC. Tại vị trí
này khi bơm thuốc cản quang sẽ thấy thuốc từ ĐMC sang tim phải qua rò
ĐMV. Ta có thể đo kích thước của rò ĐMV, xác định chính xác vị trí đổ vào
tim phải của đường rò.
Ưu điểm của phương pháp thông tim:
- Cho chẩn đoán xác định bệnh.
- Đánh giá được khá chính xác tình trạng huyết động của tim, đặc biệt
là đo trực tiếp được tỷ lệ Qp/Qs, ALĐMP, sức cản ĐMP-những yếu tố quan
trọng trong điều trị cũng như tiên lượng bệnh nhân.
- Phát hiện được những tổn thương phối hợp tại tim.
Ngày nay, thông tim càng đóng vai trò tích cực hơn, và đó cũng là phương
pháp điều trị bệnh rò ĐMV thay thế phẫu thuật ở các nước phát triển .
Nhược điểm:
- Là thăm dò chảy máu, có một số tai biến nguy hiểm (ví dụ: thủng
thành tim gây chảy máu màng ngoài tim, nguy cơ nhiễm trùng...
- Nếu chỉ để chẩn đoán bệnh thì phương pháp này khá tốn kém.


21


Hình 1.5: Hình ảnh rò ĐMV phải vào ĐMP
1.2.2.5. Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ tim
Chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt MSCT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) tim
ứng dụng trong chẩn đoán bệnh ĐMV cũng có giá trị trong chẩn đoán rò ĐMV
nếu có kèm theo. Các nghiên cứu cho thấy mặc dù chưa phải là tiêu chuẩn vàng
xong nó lại là biện pháp không xâm nhập, có độ nhậy và độ đặc hiệu cao trong
chẩn đoán bệnh ĐMV nói chung và rò ĐMV nói riêng. Ngoài ra nó còn giúp
đánh giá giải phẫu tim và các cơ quan lân cận ,,,.

Hình 1.6: Hình ảnh rò động mạch mũ vào xoang vành


22

1.2.3. Các biến chứng của rò động mạch vành
- Thiếu máu cơ tim do hiện tượng “ăn cắp máu”
- Suy tim ứ huyết,suy tim trái sau đó là suy tim toàn bộ: cũng là một
nguyên nhân thường gặp gây tử vong.
- Huyết khối, tắc mạch
- Rung nhĩ, RL nhịp…
- Viêm nội tâm mạc.
- TAĐMP.
- Tăng gánh các buồng tim trái.
- Một số biến chứng khác: giãn phình, vỡ đường rò.
1.2.4. Điều trị rò động mạch vành
Điều trị rò ĐMV phụ thuộc vào ĐK lỗ đổ vầo, các triệu chứng lâm sàng
hiện tại, giải phẫu của đường rò, tuổi bệnh nhân và các dị tật tim phối hợp
khác . Lỗ rò nhỏ có thể tự bít nhưng rất hiếm, chủ yếu trẻ < 2 tuổi có lỗ rò nhỏ
vào thất phải . Nếu ĐK lỗ đổ vào có ĐK nhỏ, không có triệu chứng thì chỉ cần

điều trị nội khoa hoặc theo dõi . Nếu lỗ lớn, tiến triển lớn dần theo thời gian,
gây nên các biến chứng thì nên được bít sớm.
Rò ĐMV gây triệu chứng trên lâm sàng thì các khuyến cáo thống nhất
cần được điều trị bằng can thiệp qua da hoặc phẫu thuật. Lựa chọn phương án
bít rò ĐMV qua da cho tất cả các trường hợp rò lớn nhưng nơi đổ vào nhỏ,
được ưu tiên lựa chọn trước tiên. Các chỉ định của bít rò ĐMV bằng dụng cụ
phụ thuộc kích thước điểm cuối của đường rò, số lượng đường rò, điểm cuối
của đường rò xa các ĐMV bình thường khác, tuổi bệnh nhân, không có các
khuyết tật khác kèm theo yêu cầu phải phẫu thuật . Các hạn chế của kỹ thuật
bít rò ĐMV qua da bằng dụng cụ như giải phẫu của đường rò ngoằn ngoèo,


23

khẩu kính của ĐMV quá nhỏ, nhiều đường rò, có các nhánh ĐMV bình
thường ở sát vị trí đặt dụng cụ. Các dụng cụ dùng để bít rò vành: Gianturco
coil, dụng cụ Amplatzer, Stent, , keo và các dụng cụ khác.
Nếu rò ĐMV có nhiều lỗ đổ vào hoặc phình giãn đáng kể thường
không thuận lợi cho việc can thiệp thì phẫu thuật là biện pháp thay thế. Một
số trường hợp rò ĐMV không có triệu chứng nhưng chỉ định can thiệp bít rò
nếu có kèm những bệnh TBS có luồng thông trái - phải khác gây hậu quả
(Qp/Qs> 1.5 hoặc tăng gánh thất phải…)
Một số dụng cụ bít rò ĐMV:

Hình 1.7: Coil đóng rò ĐMV

Hình 1.8: Dụng cụ Amplatzer, Cocoon và dụng cụ SearCare của Lifetech


24


Hình 1.9: Dụng cụ Amplatzer pug
Điều trị nội khoa nên là lựa chọn trong những trường hợp rò ĐMV với
triệu chứng lâm sàng nhẹ. Nếu có đau thắt ngực do rò ĐMV thì điều trị như
trong các bệnh cảnh khác. Thuốc chẹn beta giao cảm và chẹn kênh calci được
lựa chọnnếu trường hợp đau ngực liên quan đến bệnh. Nitroglycerin gây giãn
đường rò và giảm áp lực cuối tâm trương của buồng nhận, dẫn tới làm tăng
dòng chảy trong ĐMV rò, làm tăng hiện tượng “ăn cắp máu”, do đó cần thận
trọng trước khi cho.
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về bệnh rò
động mạch vành
Mặc dù ca rò động mạch vành (ĐMV) lần đầu tiên được báo cáo năm
1851 trên thế giới nhưng tỷ lệ bệnh vẫn còn thấp. Các nghiên cứu sau này chủ
yếu dựa trên các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại hơn như siêu âm doppler tim,
MSCT động mạch vành, MRI tim và nhiều nhất là chụp động mạch vành qua
da. Các nghiên cứu cho các kết quả khác nhau phục thuộc mẫu BN và địa
lý…Ảnh hưởng của giới lên tỷ lệ mắc rò ĐMV vẫn còn tranh cãi. Chiu và
cộng sự (2008) nghiên cứu trên các BN Trung Quốc cho kết quả là không có
mối liên quan giữa giới tính và bệnh rò ĐMV nhưng kết quả của Ata và cộng
sự lại cho thấy nam giới mắc rò ĐMV cao hơn nữ giới gấp 2,3 lần .


25

Ở Việt Nam, Đinh Thu Hương (2008) báo cáo giá trị của siêu âm
Doppler tim trong chẩn đoán rò ĐMV được bít trên 17 BN bao gồm : ĐMV bị
rò, vị trí rò vào buồng tim/động mạch, hậu quả huyết động. Kết quả được so
sánh với chụp ĐMV qua da. Kết quả cho thấy:
- Tuổi trung bình là 16 ± 25,5 năm
- Siêu âm chẩn đoán có rò ĐMV thì khi được chụp ĐMV qua da có độ

nhạy và đặc hiệu là 100%.
- Chẩn đoán vị trí đổ vào của rò ĐMV bằng siêu âm tim có độ nhạy:
88,2%; độ đặc hiệu: không xác định.
- Đánh giá mức độ giãn của ĐMV với độ nhạy: 94 %, độ đặc hiệu: 100%.
Kết luận của nghiên cứu cho thấy siêu âm Doppler tim là phương pháp
thăm dò không chảy máu cho phép chẩn đoán xác định rò ĐMV khá chính
xác, đặc biệt là việc xác định hình thái, vị trí, mức độ rò ĐMV.
Tác giả Lê Anh Minh (2013) nghiên cứu trên các 32 BN rò ĐMV được
bít thì tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1, các triệu chứng hay gặp nhất là đau ngực và khó
thở lần lượt là 46.9% và 43.7%. Mặc dù nghiên cứu trên các BN có chỉ định
bít rò ĐMV nhưng tỷ lệ có tiếng thổi liên tục chỉ là 37.5% nhưng tỷ lệ tăng
tưới máu phổi trên phim X quang là đến 62,5%. Các bệnh nhân khó thở độ 23 đều có thất trái giãn nhiều và tăng ALĐMP theo kết quả siêu âm-Doppler
tim .
Nghiên cứu của Yigit (2012) ở các BN có đau ngực và được chụp ĐMV
qua da cho thấy ảnh hưởng gây giãn thất phải là 27,7%, giãn thất trái là
36,1%, ALĐMP trung bình là 33mmHg. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là
có nhiều BN mắc bệnh ĐMV có hẹp đáng kể, tuổi trung bình cao (56,7 tuổi)
nên kết quả đánh giá tác động của rò ĐMV lên tim khó đánh giá chính xác.


×