Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Đánh giá kết quả ban đầu điều trị sụp mi bằng phẫu thuật treo cơ trán sử dụng ống silicon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 94 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học y hà nội

bộ y tế

MAI HNG LIấN

ĐáNH GIá KếT QUả BAN ĐầU ĐIềU TRị
SụP MI
BằNG PHẫU THUậT TREO CƠ TRáN
Sử DụNG ốNG silicon
Chuyờn ngnh : Nhón khoa
Mó s

: 62725601

LUN VN BC S NI TR

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. PHM TRNG VN

Hà nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu
của các tập thể và cá nhân thân thiết. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo Sau đại học,
Bộ môn Mắt, Ban giám đốc Bệnh viện mắt Trung ương, Phòng kế hoạch tổng
hợp, các bạn đồng nghiệp tại bệnh viện Mắt Trung Ương đã cung cấp tư liệu
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin cảm ơn PGS.TS Phạm Trọng Văn,
người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn PGS.TS Phạm Thị Khánh Vân, và các thầy cô trong hội
đồng chấm luận văn đã cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn TS. Phạm Hồng Vân, TS Nguyễn Văn Huy, TS Nguyễn
Quốc Anh và toàn thể nhân viên khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, chấn thương, Mắt
Trẻ em, bệnh viện Mắt Trung ương đã hỗ trợ tôi rất nhiều khi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn bố, mẹ, và những người thân trong gia
đình đã động viên chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Hà Nội, Tháng 11 năm 2016
BS. Mai Hồng Liên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Mai Hồng Liên, bác sĩ nội trú khóa 38, chuyên ngành Nhãn
khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của thầy PGS.TS. Phạm Trọng Văn.
2. Công trình này không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả


Mai Hồng Liên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPEO

Bệnh xơ cơ vận nhãn tiến triển
(Chronic Progressive External Opthalmoplegia

cs

Cộng sự

LF

Chức năng cơ nâng mi (Levator Function)

MED

Liệt vận nhãn lên trên (Monocular Elevation Deficiency)

MRD1

Khoảng cách từ bờ mi trên đến điểm phản quang trên
giác mạc ở tư thế nguyên phát (Margin Reflex Distance)

MRD2

Khoảng cách từ bờ mi dưới đến điểm phản quang trên
giác mạc ở tư thế nguyên phát (Margin Reflex Distance)



MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sụp mi là tình trạng bờ mi trên xuống thấp hơn bình thường. Bình thường
mi trên phủ lên rìa trên giác mạc khoảng 1 - 2 mm. Sụp mi gây ảnh hưởng đến
chức năng thị giác do che trục thị giác, gây nhược thị hoặc lác và ảnh hưởng
đến thẩm mỹ. Khoảng 23,9% trẻ sụp mi bẩm sinh có nhược thị[1]. Sụp mi
được điều trị bằng phẫu thuật, và có nhiều phương pháp phẫu thuật khác
nhau, nhưng hiện nay chỉ còn hai phương pháp có hiệu quả là: làm ngắn cơ
nâng mi và treo cơ trán[2]. Treo cơ trán thường được chỉ định cho những
trường hợp sụp mi có chức năng cơ nâng mi kém. Trong phương pháp treo cơ
trán, các tác giả dùng nhiều vật liệu khác nhau, chia làm hai nhóm là vật liệu
có nguồn gốc sinh học và vật liệu tổng hợp.
Về chất liệu sinh học, các nghiên cứu đều cho thấy cân cơ đùi tự thân là
một trong những vật liệu tốt nhất để thực hiện phẫu thuật treo cơ trán[3]. Tuy

nhiên, đối tượng của phẫu thuật sụp mi chủ yếu là trẻ em, nên việc lấy cân cơ
đùi có độ dài theo yêu cầu rất phức tạp, và cũng có thể có một số biến chứng do
việc lấy cân cơ đùi như để lại sẹo lớn ở đùi, thoát vị cơ đùi. Do đó việc tìm một
loại vật liệu thích hợp thay thể cho cân cơ đùi tự thân là rất cần thiết.
Về chất liệu tổng hợp, chất liệu silicon được lựa chọn sử dụng do có độ đàn
hồi tốt, tính tương hợp sinh học cao, và được các tác giả đánh giá là mang lại
hiệu quả tốt cho phẫu thuật treo cơ trán. Theo Hersh và cs (2006) tỷ lệ tái phát
chỉ khoảng 13%[4]. Chất liệu silicon có hai dạng là thanh (rod) và ống silicon
(tube), các nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả sau phẫu thuật treo cơ trán bằng
thanh và ống silicon gần tương đương nhau. Tuy nhiên thanh silicon thường đắt


9

tiền, và hiếm. Trong nước các nghiên cứu về sử dụng silicon treo cơ trán chủ
yếu tập trung vào thanh silicon. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên
cứu: “Đánh giá kết quả ban đầu điều trị sụp mi bằng phẫu thuật treo cơ trán
sử dụng ống silicon” nhằm hai mục tiêu:
1

Đánh giá kết quả điều trị sụp mi bằng phẫu thuật treo cơ trán

2

sử dụng ống silicon.
Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.


10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 . Cấu tạo giải phẫu các cơ tham gia vào động tác nâng mi.
Bình thường mi trên ở phía dưới hơn rìa giác mạc trên khoảng 1 mm,
mi dưới nằm ngay ở rìa củng giác mạc dưới. Độ mở khe mi là khoảng cách
giữa hai bờ mi trên và dưới, bình thường khoảng cách này là 9 mm. MRD1
là khoảng cách từ bờ mi trên đến điểm phản quang trên giác mạc ở vị trí
nguyên phát, bình thường MRD1 từ 4 - 5 mm. Động tác mở mắt của mi
trên nhờ tác dụng của ba cơ là: cơ nâng mi trên, cơ Müller và cơ trán. Bất
thường về giải phẫu hoặc chức năng của cơ nâng mi trên là nguyên nhân
chủ yếu gây ra sụp mi[5].
1.1.1. Cơ nâng mi trên
Phôi thai học: cơ nâng mi trên có nguồn gốc từ trung bì cùng với cơ
trực trên và cơ chéo trên. Trong quá trình phát triển phôi thai, phần thân cơ
nâng mi được hình thành trước. Cân cơ nâng mi phần sát sụn mi được hình
thành sau và biệt hóa ngược về phía đỉnh hốc mắt để tạo thành phần cân cơ
phía trên và dây chằng Whitnall. Bởi vậy hiện tượng dị sản cân cơ nâng mi
hay xuất hiện ở phần sát dây chằng Whitnal nói trên[6].
Giải phẫu cơ nâng mi trên: Cơ nâng mi trên có nguyên ủy từ đỉnh hốc
mắt, bám từ cánh nhỏ xương bướm, ở trên vòng Zinn. Cấu tạo gồm hai phần
là thân cơ trong hốc mắt là cơ vân dài khoảng 40 mm và phần cân cơ dài
khoảng 14 - 20 mm. Dây chằng Whitnall gồm các sợi collagen nằm ngăn cách
giữa hai phần thân cơ và phần cân cơ nâng mi. Phần cơ từ nguyên ủy đi ra
trước sát thành trên hốc mắt và đi trên cơ trực trên, bao xơ quanh thân cơ
nâng mi dính với bao xơ quanh cơ trực trên, tổ chức xơ này chia nhánh xuống


11

cùng đồ mi trên và bao Tenon nên khi nhãn cầu liếc lên trên hoặc xuống dưới

thì mi trên cũng vận động theo. Đến gần sát bờ trên hốc mắt cơ bám vào dây
chằng Whitnall và chuyển thành cân. Cân cơ nâng mi tiếp tục tỏa theo hình
nan quạt ra trước chia làm hai sừng là sừng trong và sừng ngoài. Sừng trong
bám vào mào lệ sau, sừng ngoài chia tuyến lệ thành thùy hốc mắt và thùy mi
trước khi bám vào mặt trong của xương thành ngoài hốc mắt. Trước khi tới bờ
trên sụn mi trên, cân cơ nâng mi trên hợp nhất với cân vách hốc mắt, một
phần sợi cân đi xuống bám vào mặt trước của 1/3 trên trước sụn mi, phần lớn
sợi cân bám vào cơ vòng mi và cho sợi đi lên bám ngay dưới bề mặt da mi
giúp hình thành nếp mi[7].
Dây chằng Whitnall là một mốc giải phẫu rất quan trọng nâng đỡ mi
trên và tổ chức phía trên hốc mắt. Dây chằng chia làm hai nhánh: nhánh trên
bám vào lồi củ xương ròng rọc và bao xơ tuyến lệ, nhánh dưới bám vào
xương góc trong mắt và màng xương trán phía ngoài. Nhánh dưới hộ trợ cho
mi trên và đóng vai trò như một đòn bẩy để cơ nâng mi chuyển lực kéo từ
hướng trước - sau thành hướng trên - dưới. Khi cơ nâng mi ở trạng thái nghỉ,
dây chằng Whitnall giữ nguyên tại vị trí trong khi cân cơ nâng mi co rút vào
phía trong hốc mắt. Khi cơ nâng mi hoạt động, dây chằng cũng di chuyển lên
xuống, hỗ trợ mi di chuyển.
Thần kinh chi phối cơ nâng mi trên là nhánh trên thần kinh III, thần
kinh này còn chi phối cả cơ trực trên. Liệt nhánh trên thần kinh III gây sụp mi
và hạn chế vận nhãn lên trên.
Cấp máu cho cơ nâng mi trên nhờ nhánh cơ của động mạch mắt.


12

Hình 1.1. Cơ nâng mi (nhìn từ phía trên)[8]
1.1.2. Cơ Müller
Cơ Müller là cơ trơn, được chi phối bởi dây thần kinh giao cảm có
nguyên ủy từ đám rối cổ nông (H 1.2). Nguyên ủy của cơ từ mặt dưới cân cơ

nâng mi trên khoảng ngang mức dây chằng Whitnall, trên bờ sụn mi 12 - 14
mm, nằm ngay sau cân cơ nâng mi, bám chặt vào kết mạc phía sau, đặc biệt là ở
ngay trên bờ sụn mi. Động mạch vòng cung mi nằm ở giữa cân cơ nâng mi trên
và cơ Müller, ngay trên bờ sụn mi, đây là mốc giải phẫu rất quan trọng trong
việc xác định cơ Müller trong phẫu thuật. Cơ có tác dụng hỗ trợ nâng mi trên
khoảng 2 mm, phẫu thuật can thiệp rút ngắn cơ Müller cũng được áp dụng trong
những trường hợp sụp mi nhẹ. Liệt dây giao cảm gây sụp mi nhẹ có liên quan
đến hội chứng Horner[5].


13

Hình 1.2. Cơ Müller[5]
1.1.3. Cơ trán
Cơ trán nằm hai bên trán cùng với hai cơ chẩm (nằm ở vị trí tương ứng
trên xương chẩm) tạo nên hệ cân cơ sọ. Cơ trán bắt nguồn từ các cân sọ ở
khoảng giữa của khớp vành và bờ ổ mắt trên, chúng bám vào chiều dày da và
lông mày. Các sợi ở trong hơn thì liên quan chặt chẽ với cơ tháp vắt ngang
qua sống mũi, các sợi cơ trán tận cùng có xu hướng đan xen với các sợi phần
hốc mắt của cơ vòng cung mi trước khi bám vào da lông mày.
Các cân cơ sọ và mạc đan xen nhau, nằm ở giữa da đầu và lớp màng
xương sọ, chúng bám lỏng lẻo vào màng xương trong khi dính rất chắc vào da
đầu. Chức năng chủ yếu là rướn mày, đồng thời tạo các nếp trán ngang, biểu
lộ nét mặt. Tuy nhiên khi các cơ co mạnh, các nếp nhăn nhiều hơn, và cong
theo cung mày, nét mặt thay đổi.
Liên quan chặt chẽ với cơ trán và cơ vòng cung mi là hai cơ cau mày. Cơ
cau mày đi từ đầu trong cung mày ra phía ngoài, tới da ở giữa cung mày. Khi cơ
co làm da nhăn thẳng ở giữa sống mũi, gây ảnh hưởng đến vẻ mặt.
Co cơ sọ được dây VII chi phối. Cơ trán bởi nhánh thái dương, còn cơ
chẩm được chi phối bởi nhánh tai sau của thần kinh này. Các dây thần kinh đi

vào mặt sâu của các cơ này và ở gần bờ ngoài của cơ[9].


14

1.2. Bệnh học sụp mi
1.2.1. Định nghĩa
Sụp mi là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường của nó.
Bình thường mi trên phủ lên rìa giác mạc cực trên khoảng 1 - 2 mm hay quá
rìa trên giác mạc 1 mm.
1.2.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại sụp mi, theo Nerad[5] có thể chia làm 3 nhóm là
sụp mi bẩm sinh đơn thuần, sụp mi do thoái triển và sụp mi hiếm gặp. Hầu hết
sụp mi ở trẻ em đều là sụp mi đơn thuần bẩm sinh, ở người già là sụp mi do thoái
triển, sụp mi hiếm gặp thường đi kèm theo các hội chứng mắt và toàn thân khác.
Dựa vào chức năng cơ nâng mi để phân loại sụp mi và đưa ra chỉ định
điều trị. Trong sụp mi đơn thuần bẩm sinh thường có chức năng cơ nâng mi
giảm. Sụp mi thoái triển chức năng cơ nâng mi có thể bình thường hoặc giảm
nhẹ. Sụp mi hiếm gặp thường chức năng cơ nâng mi giảm, tuy nhiên một số
trường hợp chức năng cơ nâng mi gần bình thường.
1.2.2.1. Sụp mi bẩm sinh đơn thuần
Nguyên nhân là do loạn dưỡng cơ nâng mi trên, phần cân cơ bị thâm
nhiễm tổ chức mỡ. Tùy mức độ thâm nhiễm mà màu sắc cân cơ có thể nhạt
màu hoặc vàng nhạt. Thường bị hai mắt, mức độ sụp mi không đối xứng. mức
độ sụp mi có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc mức độ suy giảm chức năng cơ
nâng mi. Nếp mi mờ hoặc không có nếp mi, mi mắt xuống chậm khi nhìn
xuống [5].


15


Hình 1.3. Sụp mi bẩm sinh đơn thuấn mắt trái[10]
1.2.2.2. Sụp mi do thoái triển
Nguyên nhân do cân cơ nâng mi đến bám ở mặt trước sụn bị đứt, nứt,
giãn hoặc yếu, bệnh còn gọi là sụp mi do cân cơ. Bệnh thường xảy ra ở người
già. Chức năng cơ nâng mi bình thường. Nếp mi thường cao, mi mắt rơi
nhanh khi nhìn xuống. mức độ sụp mi có thể từ nhẹ đến nặng, có thể cả hai
mắt hoặc đôi khi chỉ bị ở một mắt [5].

Hình 1.4. Sụp mi do tuổi già
Sụp mi hai mắt do cân cơ rời khỏi chỗ bám, nếp mi cao[7]
1.2.2.3. Sụp mi hiếm gặp
Các loại sụp mi hiếm gặp được chia là hai nhóm là sụp mi hiếm gặp
bẩm sinh và mắc phải. Nhóm sụp mi hiếm gặp bẩm sinh bao gồm: sụp mi
kèm yếu cơ trực trên, hội chứng đồng vận mắt hàm Marcus Gunn, và hội
chứng hẹp khe mi bẩm sinh. Nhóm sụp mi hiếm gặp mắc phải chia làm nhóm
sụp mi do thần kinh, sụp mi do bệnh lý cơ, do nguyên nhân cơ học và mắc
phải sau chấn thương.


16

Các loại sụp mi hiếm gặp bẩm sinh
- Sụp mi kèm yếu cơ trực trên: chiếm khoảng 5% các trường hợp sụp
mi bẩm sinh. Yếu cơ trực trên cũng ít gây biến chứng. Thường dấu hiệu Bell
giảm, nhưng cũng ít ảnh hưởng đến phương pháp điều trị sụp mi[5].
- Hội chứng đồng vận mắt hàm Marcus Gunn: do tái sinh nhầm đường
của dây III và nhánh vận động của dây V. Bình thường mắt có biểu hiện sụp mi,
nhưng khi bệnh nhân há miệng hoặc đưa hàm về phái đối diện với bên sụp mi thì
mắt hết sụp mi hoặc mi trên nâng cao bất thường. Bệnh thường biểu hiện ở một

mắt, đôi khi ở cả hai mắt, và có thể kèm theo rối loạn vận nhãn như liệt cơ thẳng
trên. Có thể phẫu thuật treo cơ nâng mi vào cơ trán điều trị sụp mi nặng[5].

A
B
Hình 1.5. Hội chứng đồng vận mắt hàm Marcus Gunn
A. Mắt phải sụp mi khi bình thường. B. Mắt phải mở to khi há miệng[5]
- Hội chứng hẹp khe mi bẩm sinh: Cân cơ thường bị dị sản đi kèm theo
khe mi với khe mi hẹp, hai mắt xa nhau, nếp da che góc trong mắt, kèm các
rối loạn vận nhãn khác. Bệnh thường mang tính di truyền và phẫu thuật treo
cơ trán hay được áp dụng[5].


17

Hình 1.6. Hội chứng hẹp khe mi
(1) Hẹp khe mi, (2) Sụp mi, (3) Nếp quạt ngược,
(4) Hai góc trong mắt xa nhau[7]
Các loại sụp mi hiếm gặp mắc phải
- Nguyên nhân thần kinh:
+ Nhược cơ: là bệnh tự miễn do giảm số lượng điểm cảm thụ
acetylcholine ở thần kinh cơ. Cơ thường yếu nhanh, phục hồi chậm. Chẩn
đoán dựa vào thử nghiệm edrophonium (Tensilon), xét nghiệm kháng thể
kháng chất trung gian thần kinh. Mức độ sụp mi thay đổi trong ngày hoặc
giảm đi khi chườm lạnh[11]. Bệnh nhân nên được điều trị thuốc toàn thân
uống pyridostigmine phối hợp thuốc ức chế miễn dịch corticoid[7]. Nếu điều
trị nội khoa không được, có thể điều trị sụp mi bằng kĩ thuật treo cơ trán[12]
hay phẫu thuật cắt ngắn cân cơ nâng mi.
+ Liệt thần kinh III: thường do chấn thương, nhiễm trùng, bệnh lý mạch
máu (đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch) hoặc do u não. Liệt

dây III có thể hoàn toàn gây rối loạn vận nhãn đi kèm hay không hoàn toàn.
Dấu hiệu Bell thường âm tính. Tiến triển liệt III do bệnh lý mạch máu
thường tự khỏi sau 3 tháng. Nếu sụp mi không bớt sau 6 tháng, cần tìm các
nguyên nhân do u hay phình mạch[2].
+ Hội chứng Horner: thường gặp do u đỉnh phổi, phình tách động mạch
cảnh, hoặc sau chấn thương hoặc phẫu thuật vùng cổ gây chèn ép đám rối
thần kinh giao cảm cổ. Biểu hiện: sụp mi, đồng tử co nhỏ, giảm tiết mô hôi
mặt cùng bên. Chẩn đoán dựa vào test cocain hoặc apraclonidine 0,5%. Chụp
MRI tìm nguyên nhân[5].


18

Hình 1.7. Hội chứng Horner
Mắt trái sụp mi, đồng tử co nhỏ[7]
- Nguyên nhân do cơ:
+ Hội chứng xơ cơ vận nhãn tiến triển (chronic progressive external
ophthalmoplegia - CPEO) là nguyên nhân hay gặp nhất trong nhóm bệnh sụp
mi có nguyên nhân tổn thương cơ toàn thân. Bệnh có các biểu hiện như: sụp
mi hai bên, chân tay yếu, khó nuốt, kèm theo lác. Chức năng cơ nâng mi, cơ
vòng mi và khả năng chớp mắt thường kém. Khám có thể thấy đục thể thủy
tinh, bệnh võng mạc sắc tố, bất thường về tim mạch. Bệnh nhân cũng có thể
gặp song thị nhưng ít khó chịu hơn so với song thị do bệnh lác. Bệnh hay gặp
ở người trẻ[13]. Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết cơ. Có thể phẫu thuật
treo cơ trán điều trị triệu chứng sụp mi nhưng không nâng mi quá cao đề
phòng loét giác mạc do chức năng nhắm mắt kém.
+ Rối loạn chức năng cơ (myotonic dystrophy) là bệnh rối loạn cơ di
truyền, có thể gây sụp mi, bệnh có thể gặp tiến triển ở mọi lứa tuổi. Cơ hay bị
co thắt và khả năng phục hồi kém (bệnh nhân không thể mở được bàn tay sau
khi đã nắm chặt tay để mở cửa). Bệnh được phân thành loại 1 và 2 tùy theo vị

trí các cơ hay gây tổn thương. Loại 1 có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, hay gây yếu
cơ vùng cẳng chân, bàn tay, cổ và mặt. Trẻ thường yếu cơ, bàn chân vẹo vào
trong và ngược lên trên, khó thở, thiểu năng trí tuệ. Loại 2 hay gặp kèm theo
bệnh nhân tiểu đường type 2, chủ yếu liên quan đến các cơ bắp ở cổ, vai,
khuỷu tay, hông. Bệnh nhân có thể có đục thể thủy tinh, rối loạn vận động
nhịp tim, ở nam giới có thể có hói đầu và vô sinh. Chẩn đoán bằng test nhược
cơ và bản đồ gen. Có thể điều trị triệu chứng sụp mi bằng cách treo cơ
trán[14].


19

- Sụp mi do nguyên nhân cơ học: do khối u mi hoặc u hốc mắt, sẹo mi
co kéo, sẹo kết mạc dính…
- Sụp mi sau chấn thương: do chấn thương trực tiếp làm đứt cơ hoặc cân
cơ nâng mi, hoặc chấn thương làm tổn thương thần kinh. Việc cấp cứu xử trí
ban đầu phục hồi giải phẫu cơ nâng mi và cấu trúc mi là rất quan trọng.
- Giả sụp mi: trong các trường hợp như sa da mi, teo nhãn cầu một bên...
- Liệt VII, co rút mi một bên cũng dễ chẩn đoán nhầm là sụp mi mắt còn
lại. Cần chẩn đoán phân biệt giữa giả sụp mi và sụp mi. Trường hợp giả sụp mi
thường bờ mi trên vẫn ở vị trí bình thường, và chức năng cơ nâng mi tốt.
1.3. Phẫu thuật treo cơ trán điều trị sụp mi
1.3.1. Lịch sử phẫu thuật sụp mi và chất liệu treo cơ trán
Phẫu thuật sụp mi đã được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ 19, với
kỹ thuật chỉ đơn giản là cắt bớt một phần da mi trên. Theo thời gian, y học phát
triển với hiểu biết rõ ràng hơn về giải phẫu mi, hốc mắt và cơ trán mà phẫu thuật
sụp mi ngày càng được cải tiến về kỹ thuật và chất liệu. Trong lịch sử đã có rất
nhiều tư liệu phong phú về các phương pháp phẫu thuật sụp mi. Đây là một phần
quan trọng của tạo hình nhãn khoa cho nên các nghiên cứu về sau liên tục thúc
đẩy hoàn thiện phẫu thuật điều trị sụp mi[15].

Năm 1831, Hunt mô tả kỹ thuật Scarpa để treo mi vào trán bằng cách
cắt bớt da mi. Tuy nhiên hiệu quả mang lại trong thời gian ngắn với việc tái
phát sụp mi nhanh chóng. Đến năm 1882, Von Graefe mô tả kỹ thuật cắt bớt
một phần cơ vòng mi và da mi trên để điều trị sụp mi. Đến năm 1857
Bowman mô tả phương pháp rút ngắn cơ nâng mi qua đường kết mạc. Năm
1961, Fasanella và Servat báo cáo phương pháp rút ngắn và gấp kết mạc, sụn
mi và cơ nâng mi để điều trị sụp mi chức năng cơ nâng mi tốt[15].
Vào những năm 1880, phẫu thuật treo mi vào cơ trán mới được quan
tâm nhiều hơn khi Dransart sử dụng chỉ catgut để treo mi vào cơ trán[16]. Từ
đó đến nay phẫu thuật treo cơ trán đã có nhiều tiến bộ kể cả mặt kỹ thuật và


20

chất liệu treo mi. Chất liệu treo cơ trán có thể chia làm hai nhóm lớn: là nhóm
các chất liệu có nguồn gốc sinh học và các vật liệu tổng hợp.
Nhóm chất liệu có nguồn gốc sinh học: vào năm 1882, De Wecker báo
cáo về việc sử dụng phối hợp da, cơ vòng mi và chỉ lụa để treo cơ trán, đây có
thể coi là bước tiến đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu tự thân trong phẫu
thuật treo cơ trán. Sau đó, Pannus đã cải tiến chỉ dùng vạt da treo cơ trán
nhằm giải quyết vấn đề nhiễm trùng liên quan đến phẫu thuật. Năm 1895,
Tansley sử dụng nhiều hình thái da khác nhau để làm vật liệu treo. Đến năm
1897 Darier báo cáo sử dụng cơ vòng mi treo cơ trán[15]. Năm 1909, Payr lần
đầu tiên mô tả việc dùng cân cơ đùi để treo mi, tiếp đó là Wright (1922),
Derby (1928). Năm 1956, Crawford khuyên dùng phương pháp này với trẻ
em trên 3 tuổi[17], [18].
Song song với việc sử dụng chất liệu sinh học, chất liệu tổng hợp cũng
được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi như: chỉ prolen, supramid, Mersilen,
silicon, Gore - tex[19].
1.3.2. Chỉ định phẫu thuật và một số kỹ thuật treo cơ trán hiện nay

Phẫu thuật treo cơ trán được chỉ định cho các trường hợp sụp mi nặng
có chức năng cơ nâng mi kém dưới 5mm, hay sụp mi kèm hội chứng Marcus
Gunn bẩm sinh. Kỹ thuật này nhằm tạo ra mối liên kết giữa cơ trán với tổ
chức trên sụn mi trên và sụn mi trên nhằm nâng mi trên tốt hơn ở vị trí nhìn
thẳng. Nhược điểm của phương pháp là nguy cơ hở mi và mi trên không vận
động khi nhìn xuống. Ngoài ra các yếu tố cần cân nhắc về mặt thẩm mỹ bao
gồm sẹo ở trẻ nhỏ, biến dạng phần da mi trước sụn và trước cân vách hốc mắt,
mất nếp mi và mất chuyển động nhìn xuống tự nhiên do mi trên không vận
động khi nhìn xuống[20]. Những khiếm khuyết về kết quả thẩm mỹ có thể
liên quan đến chất liệu treo cơ trán và vị trí của chất liệu cố định trên sụn mi.
Trong nghiên cứu của Yagci (2003) khi so sánh kết quả thẩm mỹ của phương
pháp treo cơ trán với đường rạch mi theo đường nếp mi và đường rạch nhỏ,


21

thì phương pháp rạch mi theo đường nếp mi mang lại hiệu quả thẩm mỹ tốt
hơn về độ cong bờ mi và đảm bảo cân xứng nếp mi hai bên[21].
Hai phương pháp treo cơ trán phổ biến hiện nay là kỹ thuật treo cơ trán
hình tam giác kép của Crawford, và treo cơ trán đặt hình ngũ giác Fox. Trong
nghiên cứu của tác giả Simon[19] về đánh giá kết quả sau phẫu thuật treo cơ
trán theo hai kỹ thuật này cho thấy không có sự khác biệt về kết quả nâng mi,
thẩm mỹ và tỷ lệ tái phát.
1.3.2.1. Kỹ thuật treo cơ trán hình tam giác kép của Crawford
Bước 1: Đánh dấu vị trí và rạch da tại 6 điểm ở mi trên và cung mày.
+

Rạch da mi trên cách bờ mi 3 - 4 mm, tại 3 điểm, một đường ở chính giữa, vài hai

+


đường bên, mỗi đường rạch khoảng 3 mm và cách nhau 5mm.
Rạch 2 đường ngay trên cung mày tại vị trí ngang góc mắt trong và ngoài,
một đường trên cung mày cao hơn ở chính giữa hai đường trên, các đường
rạch này sát màng xương.
Bước 2: Luồn chất liệu vào sụn mi bằng kim Wright
Luồn kim Wright dưới cơ vòng mi tới ngay trước bề mặt sụn mi, đặt
chất liệu vào kim rồi luồn các chất liệu dưới đường rạch mi.
Bước 3: Luồn và treo đính vật liệu vào cơ trán, kéo nhẹ và buộc chặt các
dải cân.
Bước 4: Cố định hai đầu dải cân vào cơ trán. Vùi đầu cân và khâu đóng các
đường rạch da.


22

A

B

C

D

E

F

Hình 1.8. Treo cơ trán kiểu Crawford
A. Đánh dấu vị trí rạch da. B. Đặt dải cân bằng kim Wright. C. Luồn cân cơ

vào sụn mi. D. Luồn cân cơ vào cơ trán. E Kéo và buộc chạt các dải cân.
F. Cố định dải cân ở trán[10].


23

1.3.2.2. Kỹ thuật treo cơ trán kiểu Fox
Bước 1: Đánh dấu và rạch da mi trên và cung mày tại 5 điểm.
+

Rạch da mi trên cách bờ mi khoảng 3 - 4mm hoặc ngay trên nếp mi tại 2 điểm

+

nối đoạn 1/3 giữa nếp mi, mỗi đường rạch khoảng 2 mm.
Rạch 2 đường ngay bờ trên cung lông mày tại vị trí ngang góc mắt trong và
ngoài, Một đường trên cung lông mày nằm chính giữa và cách đều hai đường
bên. Các đường rạch sát xương.
Bước 2: Luồn chất liệu vào sụn mi bằng kim Wright.
Luồn kim Wright qua cơ vòng mi tới ngay trước bề mặt sụn mi, đặt
chất liệu vào kim rồi luồn các chất liệu dưới đường rạch mi.
Bước 3: Luồn và treo đính vật liệu vào cơ trán. Cố định hai đầu dải cân vào
cơ trán. Vùi đầu cân và khâu đóng các đường rạch da.


24

A

B


C

D

E
F
Hình 1.9. Treo cơ trán theo phương pháp Fox
A. Đánh dấu nếp mi. B. Luồn chỉ treo vào sụn mi bằng kim Wright. C. Luồn
chỉ treo vào cơ trán. D. Cố định chỉ treo vào trán. E. Khâu đóng da sau mổ
F. Kết quả sau mổ[10].


25

1.3.2.3. Một số kỹ thuật treo cơ trán khác
Treo cơ trán đặt hình tam giác đơn.

A

B

C
Hình 1.10. Treo cơ trán bằng cân cơ đùi đặt kiểu hình tam giác
A. Cố định cân cơ đùi vào sụn mi. B. Luồn cân cơ đùi lên đường rạch.
C. Điều chỉnh độ cao của mi[22]
Treo cơ trán đặt theo kiểu hình thang được mô tả bởi Friedenwald và
Guyton năm 1948[23].

Hình 1.11. Treo cơ trán theo kiểu đặt theo hình thang



×