Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, đánh giá đáp ứng điều trị bệnh nhân thiếu máu do thiếu vitamin b12 và hoặc acid folic tại viện huyết học – truyền máu trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀI THU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM,
ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THIẾU MÁU
DO THIẾU VITAMIN B12 VÀ/HOẶC ACID FOLIC
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀI THU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM,
ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THIẾU MÁU
DO THIẾU VITAMIN B12 VÀ/HOẶC ACID FOLIC
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG


Chuyên ngành: Huyết học – Truyền máu
Mã số: 60720151

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ANH TRÍ
TS. NGÔ MẠNH QUÂN
Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ
môn Huyết học - Truyền máu, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn và khóa học Cao học 2014 – 2016.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ
lòng biết ơn của mình tới:
AHLĐ.GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu
Trung ương, người thầy đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức về chuyên
môn, phương pháp nghiên cứu khoa học vô cùng quý giá và tạo cho tôi những
điều kiện tốt nhất để học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
GS.TS. Phạm Quang Vinh, Chủ nhiệm bộ môn Huyết học-Truyền máu, Phó
Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
TS. Ngô Mạnh Quân, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và chia sẻ
cho tôi những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
BS CKII Phan Quang Hoà trưởng khoa Bệnh máu tổng hợp I, TS. Nguyễn
Ngọc Dũng trưởng khoa Tế bào-Tổ chức học, những người thầy đã dìu dắt, chỉ
bảo những kiến thức chuyên môn, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu cho

tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
BS CKII Lê Quang Tường cùng toàn thể anh chị em đồng nghiệp trong
khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú, khoa Tế bào-Tổ chức học, khoa Bệnh máu
tổng hợp I, phòng Kế hoạch tổng hợp, đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình làm việc, thu thập số liệu và tiến hành nghiên cứu.


Sau cùng, tôi vô cùng biết ơn bố mẹ, bạn bè và những người thân trong gia
đình đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ và là nguồn sức mạnh, là chỗ dựa vững
chắc để tôi không ngừng phấn đấu trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016

Nguyễn Hoài Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này là của riêng tôi. Những số liệu trong
nghiên cứu là do tôi thu thập trong quá trình nghiên cứu và làm việc tại Viện
Huyết học – Truyền máu trung ương một cách tỷ mỷ, khoa học và chính xác.
Kết quả thu thập được trong nghiên cứu chưa được đăng tải và công bố trên
bất kỳ một tạp chí hay công trình khoa học nào. Các bài trích dẫn, các số liệu tham
khảo đều là những tài liệu đã được công nhận.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2016
Học viên

Nguyễn Hoài Thu


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ADN

:

acid deoxyribo nucleic

BC

:

bạch cầu

BCĐTT

:

bạch cầu đoạn trung tính

BN

:

bệnh nhân

DHF

:

dihydrofolate


dTMP

:

deoxythymidine monophosphate

dU

:

deoxyuridine

dUMP

:

deoxyuridine monophosphate

GT

:

gián tiếp

Hb

:

hemoglobin


HC

:

hồng cầu

HCT

:

hematocrit – tỷ lệ khối hồng cầu

HP

:

helicobacter pylori

IF

:

intrinsic factor – yếu tố nội dạ dày

LDH

:

lactate dehydrogenase


MCH

:

MCHC

:

MCV

:

mean cell volume – thể tích trung bình hồng cầu

MTC

:

mẫu tiểu cầu

NSC

:

nguyên sinh chất

RDW

:


mean cell hemoglobin –
lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
mean cell hemoglobin concentration –
nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu

red cell distribution width – dải phân bố kích
thước hồng cầu


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
SLBC

:

số lượng bạch cầu

SLHC

:

số lượng hồng cầu

SLTC

:

số lượng tiểu cầu

TB


:

tế bào

TC

:

tiểu cầu

TC I

:

transcobalamin I

TC II

:

transcobalamin II

TC III

:

transcobalamin III

THF


:

tetrahydrofolate

XN

:

xét nghiệm

HSM

:

hoá sinh máu


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................2
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 và/hoặc acid folic .........2
1.2. Sinh lý phát triển dòng hồng cầu ..............................................................................3
1.2.1. Cấu trúc của hồng cầu trưởng thành ................................................................3
1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và biệt hóa của hồng cầu ..............................................4
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hồng cầu ..................................................6
1.3. Vitamin B12 và acid folic.........................................................................................6
1.3.1. Vitamin B12 .......................................................................................................6
1.3.2. Acid folic .........................................................................................................10
1.3.3. Vai trò của vitamin B12 và acid folic trong quá trình tổng hợp ADN ............12
1.4. Đặc điểm bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 và/hoặc acid folic ......................13
1.4.1. Sinh lý bệnh .....................................................................................................13

1.4.2. Nguyên nhân gây bệnh ....................................................................................15
1.4.3. Đặc điểm lâm sàng ..........................................................................................17
1.4.4. Đặc điểm xét nghiệm .......................................................................................18
1.4.5. Điều trị ............................................................................................................20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................21
2.2.2. Các biến số, chỉ số nghiên cứu........................................................................22
2.3. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu ........................................................................25
2.3.1. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm ............................................................................25
2.3.2. Thiết bị và dụng cụ ..........................................................................................26
2.4. Các kỹ thuật xét nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá ....................................................26
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................28
2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................................28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................29
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................29
3.1.1. Đặc điểm đối tượng theo giới .........................................................................29
3.1.2. Đặc điểm đối tượng theo tuổi ..........................................................................29
3.1.3. Đặc điểm đối tượng theo nhóm bệnh ..............................................................30
3.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm..........................................................................30
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng ..........................................................................................30
3.2.2. ặc điểm xét nghiệm ..........................................................................................32
3.2.3. Một số đặc điểm gợi ý nguyên nhân gây bệnh ................................................45


3.3. So sánh trước và sau điều trị ..................................................................................47
3.3.1. Đặc điểm lâm sàng ..........................................................................................47
3.3.2. Đặc điểm xét nghiệm .......................................................................................48
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................51

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................................51
4.1.1. Đặc điểm đối tượng theo giới và tuổi .............................................................51
4.1.2. Đặc điểm đối tượng theo nhóm bệnh ..............................................................51
4.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm..........................................................................52
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng ..........................................................................................52
4.2.2. Đặc điểm xét nghiệm .......................................................................................55
4.2.3. Một số đặc điểm gợi ý nguyên nhân gây bệnh ................................................60
4.3. So sánh trước và sau điều trị ..................................................................................62
4.3.1. Đặc điểm lâm sàng ..........................................................................................62
4.3.2. Đặc điểm xét nghiệm .......................................................................................63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ...........................................................................................67
CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................69


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Xếp loại mức độ thiếu máu ...........................................................................26
Bảng 2.2: Xếp loại kích thước hồng cầu .......................................................................26
Bảng 2.3: Xếp loại đặc điểm hồng cầu ..........................................................................26
Bảng 2.4: Xếp loại các chỉ số tế bào máu khác .............................................................27
Bảng 2.5: Giá trị bình thường của một số chỉ số hoá sinh máu ....................................27
Bảng 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân giữa các nhóm bệnh ...........................................................30
Bảng 3.2: Các chỉ số hồng cầu máu ngoại vi ................................................................32
Bảng 3.3: Sự thay đổi các chỉ số hồng cầu máu ngoại vi ..............................................33
Bảng 3.4: Đặc điểm bạch cầu máu ngoại vi ..................................................................34
Bảng 3.5: Số lượng tiểu cầu máu ngoại vi ....................................................................34
Bảng 3.6: Mức độ giảm số lượng tiểu cầu máu ngoại vi ...............................................35
Bảng 3.7: Đặc điểm giảm số lượng 3 dòng tế bào máu ngoại vi ..................................35
Bảng 3.8: Các rối loạn hình thái tế bào máu ngoại vi ...................................................36
Bảng 3.9: Đặc điểm số lượng tế bào tủy xương ............................................................37
Bảng 3.10: Số lượng dòng tế bào tuỷ xương bị rối loạn ...............................................38

Bảng 3.11: Đặc điểm dòng hồng cầu trong tủy xương ..................................................39
Bảng 3.12: Đặc điểm dòng bạch cầu hạt trong tủy xương ............................................40
Bảng 3.13: Đặc điểm dòng mẫu tiểu cầu trong tủy xương ............................................42
Bảng 3.14: Xét nghiệm hóa sinh máu ...........................................................................44
Bảng 3.15: Một số đặc điểm gợi ý nguyên nhân gây bệnh ...........................................46
Bảng 3.16: Nồng độ vitamin B12 ở hai nhóm BN có và không có bệnh lý dạ dày ......47
Bảng 3.17: Đặc điểm lâm sàng trước và sau điều trị .....................................................47
Bảng 3.18: Các chỉ số tế bào máu ngoại vi trước và sau điều trị ..................................48
Bảng 3.19: Đáp ứng điều trị về huyết học .....................................................................48
Bảng 3.20: Chỉ số vitamin B12, acid folic trước và sau điều trị ...................................49
Bảng 3.21: Một số chỉ số hoá sinh khác trước và sau điều trị (n = 86) .........................49
Bảng 3.22: Số lượng tế bào tuỷ xương trước và sau điều trị .........................................50
Bảng 3.23: Số lượng dòng tế bào tuỷ xương bị rối loạn ...............................................50
Bảng 4.1: Tỷ lệ các nhóm bệnh của các nghiên cứu .....................................................51
Bảng 4.2: Lượng huyết sắc tố trung bình của các nghiên cứu ......................................55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm đối tượng theo giới ..................................................................29
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm đối tượng theo tuổi ..................................................................29
Biểu đồ 3.3: Các triệu chứng lâm sàng.........................................................................30
Biểu đồ 3.4: Các triệu chứng lâm sàng khác ................................................................31
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ các mức độ thiếu máu .....................................................................32
Biểu đồ 3.6: Các rối loạn hình thái dòng hồng cầu trong tuỷ xương ...........................39
Biểu đồ 3.7: Các rối loạn hình thái dòng bạch cầu hạt trong tuỷ xương ......................41
Biểu đồ 3.8: Các rối loạn hình thái dòng mẫu tiểu cầu trong tuỷ xương .....................42
Biểu đồ 3.9: Tương quan giữa nồng độ vitamin B12 và Hb ........................................45
Biểu đồ 3.10: Tương quan giữa nồng độ vitamin B12 và MCV ..................................45

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cấu trúc phân tử vitamin B12 () .................................7
Hình 1.2: Hấp thu vitamin B12 .......................................................................................8
Hình 1.3: Cấu trúc phân tử acid folic ............................................................................10
Hình 1.4: Hấp thu và vận chuyển acid folic ..................................................................10
Hình 1.5: Vai trò của vitamin B12 và acid folic trong quá trình tổng hợp ADN ..........12
Hình 1.6: Các giai đoạn của quá trình sinh hồng cầu ....................................................14
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu. ..........................................................................25

DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1 (huyết đồ): (1) BCĐTT nhân tăng đoạn, (2) HC kích thước lớn, (3) HC kích
thước nhỏ, (4) HC hình oval, (5) mảnh vỡ HC .............................................................36
Ảnh 2 (huyết đồ): (1) HC có nhân méo mó, (2) HC có nhân NSC bắt màu không đều
.......................................................................................................................................37
Ảnh 3 (huyết đồ): (1) tiểu cầu kích thước lớn ...............................................................37
Ảnh 4 (tuỷ đồ): Hình ảnh “tuỷ xanh” ............................................................................40
Ảnh 5 (tuỷ đồ): (1) Nguyên HC khổng lồ, (2) Nguyên HC hai nhân ............................40
Ảnh 6 (tuỷ đồ): (1): BC đũa kích thước lớn, (2) BC có NSC tăng hạt đặc hiệu ...........41
Ảnh 7 (tuỷ đồ): MTC kích thước lớn ............................................................................43
Ảnh 8 (tuỷ đồ): MTC kích thước nhỏ ............................................................................43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là một bệnh lý khá phổ biến [1]. Theo định nghĩa của Tổ chức Y
tế thế giới, thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ huyết sắc tố trong máu dưới mức
bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới, cùng trạng thái và cùng điều kiện
sống. Phân loại thiếu máu dựa trên đặc điểm hồng cầu bao gồm 3 loại chính: thiếu
máu bình sắc hồng cầu bình thường, thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ và thiếu
máu bình sắc hồng cầu to [2], [3].

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thiếu máu. Thiếu máu do thiếu dinh
dưỡng ngoài nguyên nhân phổ biến là do thiếu sắt còn nguyên nhân do thiếu
vitamin B12, acid folic [1]. Sự thiếu hụt vitamin B12, acid folic không phải là một
tình trạng phổ biến và tỷ lệ dự kiến sẽ tăng lên khi dân số già [4]. Thiếu máu do
thiếu vitamin B12 và/hoặc acid folic thuộc nhóm thiếu máu bình sắc hồng cầu to
(hay còn gọi là thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ) [2], [3].
Trên thế giới, những nghiên cứu về bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12
và/hoặc acid folic đã được thực hiện khá nhiều [5], [6], [7]. Tại Việt Nam có rất
ít những nghiên cứu về bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và những
nghiên cứu tổng quát về đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm cũng như đánh giá đáp
ứng điều trị bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 và/hoặc acid folic thì hầu như
chưa có. Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ có thể không luôn thấy ngay cả
khi thiếu vitamin B12 và/hoặc acid folic rõ ràng [8]. Cho nên bệnh lý này có thể
nhiều khi đã bị bỏ sót chẩn đoán ở một số chuyên khoa như tiêu hoá, thần kinh,
thậm chí cả chuyên khoa huyết học nếu như bác sỹ lâm sàng không nghĩ tới.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét
nghiệm, đánh giá đáp ứng điều trị bệnh nhân thiếu máu do thiếu vitamin B12
và/hoặc acid folic tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương” với 2 mục tiêu
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân thiếu máu do
thiếu vitamin B12 và/hoặc acid folic.
2. Bước đầu đánh giá đáp ứng điều trị ở bệnh nhân thiếu máu do thiếu vitamin
B12 và/hoặc acid folic tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ
tháng 1 năm 2012 đến tháng 6 năm 2016.


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 và/hoặc

acid folic
Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ đã được công nhận như là một thực
thể lâm sàng trong hơn một thế kỷ. Từ năm 1849 Thomas Addison đã mô tả ca
lâm sàng đầu tiên, khi đó được biết tới là bệnh thiếu máu ác tính, đây là một trong
những nguyên nhân gây bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Phần lớn các
mô tả đầu tiên về thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ đã được thực hiện trên
những nghiên cứu ở phương Tây [9].
Từ đầu thế kỷ thứ 19, các quan sát trên bệnh nhân thiếu máu liên quan đến
những bất thường về thần kinh và tiêu hóa được ghi nhận. Kể từ đó, đã có nhiều
tiến bộ trong hiểu biết về sinh lý bệnh, chẩn đoán, điều trị và quản lý của bệnh
[4]. Trong một nghiên cứu từ năm 1903, 744 trường hợp thiếu máu nguyên hồng
cầu khổng lồ đã được báo cáo tại Nhật Bản [10]. Năm1926, George Minot và
William Murphy phát hiện ra phương pháp điều trị bệnh bằng cách cho bệnh nhân
ăn một lượng lớn gan động vật [5],[11]. Năm 1948, Mary Shorb và Karl Folkers
chiết xuất được vitamin B12 từ gan động vật [12]. Đến năm 1956, Hodgkin xác
định được cấu trúc hóa học của phân tử vitamin B12 [13], đánh dấu một bước tiến
lớn trong việc tìm hiểu mối liên hệ giữa vitamin B12 với bệnh thiếu máu nguyên
hồng cầu khổng lồ, từ đó mở ra bước đột phá cho những hiểu biết về nguyên nhân
và cơ chế sinh bệnh. Tiếp theo là các nghiên cứu xác định những khiếm khuyết
trong yếu tố nội (IF) và sau đó là hiểu biết về sự tổng hợp cyanocobalamin, thiếu
cobalamin trở nên tương đối dễ dàng để chẩn đoán và điều trị [4].
Ngày nay, vai trò của vitamin B12 và acid folic trong quá trình sinh máu,
cũng như cơ chế gây bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 và/hoặc acid folic đã
được biết rõ. Phương thức điều trị bổ sung vitamin B12 truyền thống là bằng
đường tiêm. Bên cạnh đó, việc uống vitamin B12 hàng ngày có thể là một lựa
chọn phù hợp nhưng cần theo dõi để đảm bảo bệnh nhân tuân thủ chặt chẽ [4].


3


Vào đầu năm những năm 1950, bổ sung folate trước khi sinh đã được công
nhận như một phương pháp để ngăn ngừa thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở
phụ nữ mang thai, đặc biệt là liên quan với tăng nhu cầu folate vì sự phát triển
nhanh chóng của thai nhi và các cơ quan như tử cung, nhau thai [14].
Tại Việt Nam những nghiên cứu về bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng
lồ còn ít, những nghiên cứu tổng quát về đặc điểm thiếu máu do thiếu vitamin B12
và/hoặc acid folic, và theo dõi điều trị thì hầu như chưa có.
1.2. Sinh lý phát triển dòng hồng cầu
1.2.1. Cấu trúc của hồng cầu trưởng thành
Hồng cầu là một tế bào sống không nhân hình đĩa lõm hai mặt, đường kính
xấp xỉ 7,5 µm, dày khoảng 2 µm ở ngoại vi và ở trung tâm khoảng 1 µm [15].
Hồng cầu có thể thay đổi hình dạng khi đi qua mao mạch. Tế bào hồng cầu bao
gồm những thành phần sau:
Màng hồng cầu:
- Thành phần gồm: Protein 52%, Lipid 40% (chủ yếu cholesterol,
phospholipid, acid béo tự do và glucolipid), Carbohydrat 8%.
- Cấu trúc màng hồng cầu: dày 10nm, gồm các lớp:
+

Lớp ngoài cùng: Carbon hydrat kỵ nước, liên kết với lipid và protein
tạo thành glycoprotein. Trên lớp màng là các kháng nguyên nhóm máu.

+

Lớp lipid màng: có cholesterol, phospholipid và glycolipid.

+

Lớp protein màng gồm protein mặt ngoài màng và protein trong màng.


- Các kháng nguyên nhóm máu trên màng hồng cầu: các kháng nguyên này
phần lớn thuộc nhóm carbohydrat (hệ ABO, hệ Lewis, P, I). Kháng nguyên thuộc
hệ protein (hệ Rh, MNS, Kell, Kidd, Lutheran, Duffy, Gerbich,…) và một số
kháng nguyên không rõ nguồn gốc (hệ Dieg, Colton, Er).
- Hoạt động của màng: Màng hồng cầu có tính mềm dẻo, nhờ đó hồng cầu uốn
mình qua hệ thống mao mạch. Màng hồng cầu duy trì áp lực thẩm thấu giữa trong
và ngoài hồng cầu nhờ hoạt động bơm của “Natri - Kali”. Màng hồng cầu không
cho protein và các chất tan trong nước đi qua như albumin, globulin, Na, K,…


4

nhưng lại cho các chất hoà tan trong lipid đi qua như HCO3-, O2. Hoạt động của
màng hồng cầu cần năng lượng do đó có khả năng tạo ra các gốc tự do gây tác hại
cho hồng cầu bảo quản.
Nguyên sinh chất: Nguyên sinh chất trong hồng cầu không chứa một bào
quan nào. Bào tương chỉ chứa nước, huyết sắc tố, các ion chủ yếu là Kali, Natri,
Glucose, và một số men của hồng cầu như G6PD, Pyruvatkinase,…
Huyết sắc tố: Huyết sắc tố còn gọi là Hemoglobin (Hb) là một protein phức
có chứa Fe2+.
Mỗi tế bào hồng cầu trưởng thành chứa khoảng 640 triệu phân tử Hb, chiếm
33% trọng lượng hồng cầu. Trọng lượng phân tử của Hb là 64458.
Hemoglobin là đại phân tử có 4 dưới đơn vị, mỗi dưới đơn vị có hai phần là
hem và globin.
- Hem: là một sắc tố chứa hoá trị (+2), chiếm 4% trọng lượng của
Hemoglobin. Hem có cấu trúc là một vòng porphyrin có 4 nhân pyrol liên kết với
ion Fe2+.
- Globin: là một chuỗi polypeptid được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu gen
globin. Có nhiều loại globin thuộc hai họ (họ α và họ không α). Mỗi loại có số
lượng và trình tự acid amin đặc trưng. Các chuỗi thuộc họ α là: α và ζ (zeta) mỗi

chuỗi có chứa 141 acid amin. Các chuỗi thuộc họ không α là β, δ, γ, ε mỗi chuỗi
có 146 acid amin.
1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và biệt hóa của hồng cầu
Từ tế bào gốc dòng hồng cầu (CFU-e), dưới tác động của erythropoietin, tế
bào đầu dòng của hồng cầu được tạo ra, gọi là tiền nguyên hồng cầu [16].
- Tiền nguyên hồng cầu (Proerythroblast): Là tế bào có kích thước lớn
(đường kính khoảng 20 – 25 µm), nhân tròn, lưới màu nhân sáng và mịn, có một
hạt nhân, đôi khi không thấy rõ. Bào tương tròn đều, ưa bazơ mạnh (xanh thẫm)
do chứa nhiều ribosom cần thiết cho việc tổng hợp một lượng lớn huyết sắc tố.
Thường thấy khoảng sáng quanh nhân trên tiêu bản nhuộm Giemsa. Có khi thấy
bào tương lồi ra tạo thành hình “giả túc”.


5

- Nguyên hồng cầu ưa bazơ (Erythroblast bazophil): Một tiền nguyên
hồng cầu sinh ra hai nguyên hồng cầu ưa bazơ I, và thành bốn nguyên hồng cầu
ưa bazơ II. Nguyên hồng cầu ưa bazơ biệt hoá hơn so với nguyên tiền hồng cầu
được thể hiện bởi sự ngưng tụ đặc biệt của chất nhân tạo thành từng cụm nhỏ thẫm
màu, sắp xếp thành hình “nan hoa bánh xe”. Kích thước tế bào nhỏ hơn tiền
nguyên hồng cầu (đường kính 16 – 18 µm). Quá trình tổng hợp huyết sắc tố chỉ
mới bắt đầu với một tỷ lệ rất thấp.
- Nguyên hồng cầu đa sắc (Erythroblast polycromatophil): Một nguyên
hồng cầu ưa bazơ sinh ra hai nguyên hồng cầu đa sắc. Do bào tương có một lượng
đáng kể huyết sắc tố và vẫn còn tồn tại ribosom nên bào tương có màu pha trộn
giữa xanh và cam trên tiêu bản nhuộm giemsa. Tế bào có đường kính khoảng 12
– 15 µm. Nhân thường tròn, nằm ở trung tâm, lưới màu nhân bắt đầu đông vón
lại. Thông thường các nguyên hồng cầu đa sắc có khoảng sáng quanh nhân rất rõ
nét. Đây là giai đoạn cuối cùng tế bào có khả năng nhân đôi trong quá trình biệt
hoá dòng hồng cầu.

- Nguyên hồng cầu ưa acid (Erythroblast acidophil): được tạo ra do
nguyên hồng cầu đa sắc nhân đôi. Giai đoạn này sự tổng hợp huyết sắc tố đã gần
xong, tế bào không còn phân bào nữa. Đường kính tế bào 10 – 15 µm. Nhân tròn
nhỏ, màu rất sẫm, nằm chính giữa tế bào. Bào tương màu cam, màu sắc gần giống
hồng cầu trưởng thành.
- Hồng cầu lưới: là giai đoạn cuối cùng của sự trưởng thành dòng hồng cầu
còn vết tích nhân. Kích thước tế bào 7 – 11 µm. Nhân đã biến mất, trong bào
tương còn lại một vài ty lạp thể và ribosom, tế bào còn khả năng tổng hợp một ít
huyết sắc tố. Khi nhuộm tế bào bằng phương pháp tủa đặc biệt, có thể quan sát
được vết tích của nhân còn sót lại là hình lưới hoặc các hạt nhỏ bắt màu tím sẫm
trên nền bào tương xanh nhạt. Hồng cầu lưới ở lại tuỷ xương khoảng 24 giờ thì
được phóng thích ra máu ngoại vi. Tại đây chúng tồn tại thêm 24 – 48 giờ nữa rồi
mất nhân hoàn toàn để trở thành hồng cầu trưởng thành. Hồng cầu lưới ở máu
ngoại vi được coi là sự hiện diện khả năng sinh hồng cầu ở tuỷ xương. Khi hồng
cầu lưới tăng nghĩa là tuỷ xương đang tạo hồng cầu mạnh mẽ.


6

- Hồng cầu trưởng thành: ở máu ngoại vi, số lượng hồng cầu trưởng thành
của người khoẻ mạnh bình thường trong khoảng 4 – 6 x 1012/l, hình đĩa lõm hai
mặt, đường kính 7 – 8 µm, dày 1 – 3 µm, không có nhân. Trên tiêu bản nhuộm
giemsa, hồng cầu bắt màu đỏ hồng, ở giữa có khoảng sáng tròn.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hồng cầu
Đời sống của hồng cầu bình thường là 120 ngày, để duy trì được thời gian
tối đa thì hồng cầu phải giữ được tính nguyên vẹn của màng và các thành phần
trong bào tương để tự bảo vệ các sang chấn trong quá trình tuần hoàn [16].
Màng hồng cầu: có khả năng tự biến dạng cho phép hồng cầu lách qua các
mao mạch có đường kính chỉ bằng ¼ kích thước hồng cầu. Sau khi vận chuyển
O2 tới tổ chức hồng cầu lại trở về hình dạng ban đầu.

Huyết sắc tố: cần có năng lượng để duy trì nồng độ huyết sắc tố của hồng
cầu trong dung dịch ở nhiệt độ cơ thể. Một số men giúp duy trì các đặc tính chức
năng hồng cầu.
Các yếu tố môi trường: sang chấn cơ học quá mức, tăng thân nhiệt quá cao,
tiếp xúc với hoá chất độc hại như acen, đồng…
Các yếu tố miễn dịch: phản ứng kháng nguyên kháng thể gây phá vỡ hồng
cầu, đại thực bào nhận ra hồng cầu già.
Hồng cầu thường bị tiêu huỷ trong hệ liên võng nội mô, mà chủ yếu là ở lách.
Những hồng cầu già và hồng cầu bị tổn thương sẽ bị đại thực bào nhận ra do kháng
thể hoặc bổ thể gắn trên màng hồng cầu, sau đó bị thực bào.
1.3. Vitamin B12 và acid folic
1.3.1. Vitamin B12
1.3.1.1. Cấu tạo
Vitamin B12 (cobalamin) là 1 phân tử lớn chứa 1 hạt nhân cobalt ở trung
tâm [17], có cấu tạo gồm 3 phần:
- Cấu trúc porphyrin với 1 nguyên tử cobalt ở trung tâm, gọi là vòng corrin.
- Một base nucleotid đơn độc nối với vòng corrin và liên kết với phân tử
cobalt qua 1 nguyên tử Nitơ.


7

- Nhóm R gắn với nguyên tử cobalt qua nucleotid, xác định hình dạng phân
tử, gồm các nhóm như cyano (CN), methyl (CH3), hay adenosin…

Hình 1.1: Cấu trúc phân tử vitamin B12 ()
1.3.1.2. Hấp thu và vận chuyển
a, Hấp thu
Vitamin B12 có trong thức ăn, vào tới dạ dày được gắn với yếu tố nội của dạ
dày (IF: intrinsic factor) tạo thành phức hợp IF –B12 để bảo vệ cho vitamin này

khỏi bị phá hủy bởi các enzym khi nó di chuyển dọc theo dạ dày đến ruột non.
Sau đó phức hợp IF – B12 đi đến tế bào biểu mô hồi tràng qua các thụ thể trên bề
mặt niêm mạc ruột. Tại đây vitamin B12 gắn với chất mang mới là TCII
(transcobalamin II) trong tế bào biểu mô và được phóng thích vào máu, theo tuần
hoàn mạc treo đi đến các tế bào, tổ chức để sử dụng cho chuyển hóa tế bào, một
phần được đưa đến gan để dự trữ vitamin B12 [5],[17].


8

Hình 1.2: Hấp thu vitamin B12
Hấp thu vitamin B12 phụ thuộc vào yếu tố nội của dạ dày, đó là một
glycoprotein do tế bào viền của niêm mạc dạ dày tiết ra khi tế bào này gắn chặt với
vitamin B12 trong thức ăn. Yếu tố nội có vai trò then chốt trong hấp thu vitamin
B12. Thiếu yếu tố nội sẽ dẫn đến thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ [18].
b, Vận chuyển
Có nhiều loại protein mang vitamin B12, trong đó transcobalamin TCII là
protein mang vitamin B12 chủ yếu. Thiếu TCII sẽ gây thiếu máu nguyên hồng
cầu khổng lồ và triệu chứng trên lâm sàng. TCII vận chuyển vitamin B12 từ tế
bào biểu mô ruột non đến tủy xương để tổng hợp ADN và đến tổ chức gan để dự
trữ. TCII huyết thanh được đo gián tiếp từ lượng B12 huyết thanh và khả năng
gắn B12 huyết thanh [5],[17].
Ngoài ra còn có một số protein mang vitamin B12 khác như TCI, TCIII
nhưng vai trò ít quan trọng hơn TCII. TCII chủ yếu vận chuyển vitamin B12 trong
huyết thanh đến các cơ quan để sử dụng nó, trong khi TCI, TCIII chủ yếu vận
chuyển B12 đến gan để dự trữ [6].


9


1.3.1.3. Vai trò
Vitamin B12 là đồng yếu tố (cofactor) của hai loại phản ứng thiết yếu: phản
ứng đồng phân hóa (isomerase) và phản ứng methyl hóa (transmethyl). Hai loại
phản ứng này có những vai trò quan trọng liên quan đến những vấn đề sau:
- Hình thành các tế bào máu: trong tủy xương vitamin B12 tham gia vào quá
trình trưởng thành và nhân lên của các dòng tế bào máu, trong đó chủ yếu là dòng
hồng cầu. Thiếu vitamin B12 làm giảm số lần phân bào dẫn đến thiếu máu hồng
cầu to, có thể giảm nhẹ cả ba dòng tế bào máu.
- Tổng hợp tế bào thần kinh: vitamin B12 tham gia gián tiếp vào quá trình
tổng hợp bao myelin của tế bào thần kinh. Thiếu vitamin B12 dẫn đến thoái biến
dây thần kinh ngoại biên, tủy sống và thậm chí là não.
- Quá trình nhân đôi của ADN trong tế bào.
- Quá trình tổng hợp methionin: thiếu vitamin B12 làm giảm tổng hợp
methionin từ homocystein, dẫn đến tăng lượng homocystein trong tuần hoàn, gây
ra các biến chứng về tim mạch.
Nhìn chung vitamin B12 rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào, tham
gia vào chức năng của hệ thống thần kinh (trí nhớ, trí tuệ …) và quá trình phát
triển tâm lý hài hòa, nó cũng có tác dụng chống mệt mỏi và kích thích [7],[19].
1.3.1.4. Cung cấp và dự trữ
- Vitamin B12 có nhiều ở các thực phẩm chứa protein động vật như thịt, cá,
trứng, sữa.
- Nhu cầu vitamin B12 trung bình hàng ngày là 1 – 3 µg.
- Chế độ ăn bình thường cung cấp lượng vitamin B12 khoảng 5 – 7 µg/ngày.
Một chế độ ăn toàn rau, trái cây và những thực phẩm không có nguồn gốc động
vật sẽ không cung cấp vitamin B12.
- Gan là nguồn dự trữ vitamin B12 chủ yếu trong cơ thể, nguồn dự trữ khoảng
2 – 5 mg.
- Nếu không được cung cấp vitamin B12 do chế độ ăn thiếu hoặc kém hấp
thu sẽ dẫn đến thiếu từ 1 – 3 µg/ngày và phát sinh tình trạng thiếu vitamin B12
sau 2 – 4 năm, có khi lên đến 12 năm [6],[17].



10

1.3.2. Acid folic
1.3.2.1. Cấu tạo
Acid folic (acid pteroylglutamic) có cấu tạo gồm 3 phần [7]:
- Vòng kép pteridin.
- Acid p – aminobenzoic.
- Acid glutamic.

Hình 1.3: Cấu trúc phân tử acid folic
Acid folic là 1 monoglutamat được tạo thành do sự khử acid polyglutamic
folic có trong thức ăn khi chất này được tiêu hóa tại ruột non.
1.3.2.2. Hấp thu và vận chuyển

Hình 1.4: Hấp thu và vận chuyển acid folic
Đoạn trên hỗng tràng là vị trí đầu tiên hấp thu folat theo các bước sau [7]:
- Các acid polyglutamic folic ở thức ăn được đưa vào trong cơ thể, đến ruột
non chúng bị các men tại vi nhung mao ruột non phân hủy thành các


11

monoglutamat (FH1), diglutamat và triglutamat, làm cho phân tử có khả năng đi
vào tế bào biểu mô ruột để hấp thu.
- Trong tế bào biểu mô ruột, một lượng lớn folat dạng monoglutamat bị khử
và methyl hóa thành 5 – methyltetrahydrofolat (5 – methyl THF).
- Sau đó 5 – methyl THF được vận chuyển theo dòng máu đến các tế bào, tổ
chức trong cơ thể để sử dụng cho quá trình tổng hợp ADN. Đây cũng là dạng folat

duy nhất xuất hiện trong tuần hoàn. Giá trị bình thường của folat trong huyết thanh
dao động từ 3 – 20 ng/ml [6].
1.3.2.3. Vai trò
- Acid folic hoạt động như 1 coenzym trong nhiều phản ứng tổng hợp, nó
đóng vai trò như 1 chất cho các đơn vị carbon riêng lẻ như methyl, methylen…,
nó tham dự vào quá trình trưởng thành và phân chia của tế bào.
- Với hệ tuần hoàn, acid folic góp phần tạo nên các tế bào máu, thiếu acid
folic dẫn đến thiếu máu hồng cầu to.
- Với hệ thần kinh trung ương, folat tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều
chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, adrenalin, noadrenalin…
- Acid folic còn tham gia vào quá trình tổng hợp methionin – 1 acid amin
cần thiết cho cơ thể, đồng thời lọc homocystein làm giảm huyết khối và xơ vữa
động mạch [19].
1.3.2.4. Cung cấp và dự trữ
- Ở người lớn, nhu cầu folat bình thường khoảng 100 µg/ngày.
- Các thức ăn chứa nhiều folat dạng polyglutamat là rau xanh, các loại đậu,
rau cải. Chế độ ăn bình thường hàng ngày chứa khoảng 400 – 600 µg folat.
- Lượng folat toàn thể được dự trữ trong gan rất thấp, chỉ khoảng 6 – 10 µg
ở người bình thường. Do đó cơ thể cần phải được cung cấp folat đầy đủ và thường
xuyên. Chỉ sau 2 – 3 tháng với chế độ ăn thiếu folat, cơ thể sẽ cạn kiệt kho dự trữ
và xuất hiện các triệu chứng của thiếu folat [17].


12

1.3.3. Vai trò của vitamin B12 và acid folic trong quá trình tổng hợp ADN
Vitamin B12 và acid folic tham gia vào quá trình sinh tổng hợp thymidine
– một trong 4 gốc base nitơ (adenine, thymidine, guanine, cytosine) góp phần tạo
nên chuỗi xoắn kép ADN [6], [17].
dU


Thymidin

Thymidylate synthetase
dUMP

dTMP

5, 10 – Methylene –
THF

ADN

DHF
Glycin

Trong tế bào
Serin

DHF reductase
THF

Methionin
5 – Methyl THF

Methyl-cobalamin
(vitamin B12)

Methionine synthetase
Homocystein


Màng tế bào

Ngoài tế bào

5 – Methyl THF
(Folat)

Hình 1.5: Vai trò của vitamin B12 và acid folic trong quá trình tổng hợp ADN
Folat từ thức ăn vào cơ thể, được hấp thu và chuyển hóa thành dạng 5 –
methyl THF là dạng folat lưu hành trong máu và có khả năng xuyên qua màng tế
bào để vào trong tế bào. Trong tế bào, 5 – methyl THF cần được tách nhóm methyl
để chuyển từ dạng monoglutamat thành polyglutamat THF giúp giữ các folat ở lại
trong tế bào nhằm sử dụng cho việc tổng hợp ADN. Nếu không được chuyển


13

thành dạng THF thì 5 – methyl THF sẽ lại xuyên qua màng tế bào ra ngoài và do
đó tế bào không sử dụng được folat. Để phản ứng này xảy ra cần có sự tham gia
của vitamin B12 dưới dạng methylcobalamin đóng vai trò như 1 đồng yếu tố cho
phản ứng:
5 – methyl THF + homocystein  THF + methionin
Sau đó THF sẽ được chuyển thành 5,10 – methylen THF để tác dụng với
deoxyuridine monophosphate (dUMP) tạo thành deoxy thymidinmonophosphat
(dTMP), qua 1 quá trình tổng hợp thành deoxythymidine triphosphate (dTTP),
cùng với deoxyadenine triphosphate (dATP), deoxycytosine triphosphate (dCTP)
và deoxyguanine triphosphate (dGTP) tạo thành chuỗi kép ADN. Sản phẩm còn
lại của phản ứng này là DHF lại được chuyển thành THF (nhờ men DHF
reductase) và tiếp tục chu trình tổng hợp ADN [6], [7].

Như vậy vitamin B12 có tác dụng tạo ra dạng folat lưu giữ được trong tế bào.
Nếu thiếu vitamin B12, tế bào sẽ không sử dụng được folat, đồng thời làm tăng
lượng 5 – methyl THF ngoại bào. Ngoài ra thiếu vitamin B12 cũng dẫn đến giảm
tổng hợp methionin và tăng lượng homocystein trong tuần hoàn.
1.4. Đặc điểm bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 và/hoặc acid folic
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 và/hoặc acid folic là hình thái thiếu máu
hồng cầu to, tức là xuất hiện những hồng cầu có kích thước lớn trong máu ngoại
vi (MCV > 100 fl). Bệnh liên quan đến những bất thường trong quá trình tạo máu
với sự bất tương xứng giữa thành thục nhân và nguyên sinh chất của các tế bào
dòng hạt và dòng hồng cầu. Bệnh xảy ra do thiếu hụt acid folic và vitamin B12
đơn thuần hoặc kết hợp [7].
1.4.1. Sinh lý bệnh
Quá trình sinh hồng cầu trong tủy xương gồm 2 hiện tượng chính là sự tổng
hợp ADN của nhân và sự tổng hợp hemoglobin (Hb) của bào tương. Hai hiện
tượng này xảy ra đồng bộ sao cho mỗi giai đoạn tiến hóa của nhân đều tương ứng
về mặt hình thái với 1 giai đoạn biệt hóa của bào tương [15], [20].


14

 Sự tổng hợp ADN của nhân tế bào
Để đảm bảo cho sự phân bào, từ tiền nguyên hồng cầu đến nguyên hồng cầu
ưa acid có 4 lần phân bào: 1 tiền nguyên hồng cầu cho 2 nguyên hồng cầu ưa base
I rồi cho 4 nguyên hồng cầu ưa base II. Từ nguyên hồng cầu ưa base II cho ra 2
nguyên hồng cầu đa sắc, đây là giai đoạn cuối cùng tế bào còn khả năng nhân đôi
trong quá trình biệt hóa dòng hồng cầu. Đến nguyên hồng cầu ưa acid tế bào không
còn khả năng phân chia nữa, nhân tế bào trở nên đông đặc và bị đẩy ra ngoài,
nguyên hồng cầu ưa acid biệt hóa thành hồng cầu lưới không có nhân rồi trở thành
hồng cầu trưởng thành [16], [20]. Ta có sơ đồ sau đây [15]:


Hình 1.6: Các giai đoạn của quá trình sinh hồng cầu
 Sự tổng hợp hemoglobin trong bào tương
Sự tổng hợp này bắt đầu từ tiền nguyên hồng cầu và tăng dần lên trong quá
trình trưởng thành của dòng hồng cầu làm cho bào tương ngày càng trở nên ưa
acid, các bào quan trong tế bào dần biến mất. Đến giai đoạn hồng cầu trưởng
thành, tất cả các bào quan biến mất, hồng cầu lúc này không còn khả năng tổng hợp
hemoglobin mà chỉ làm chức năng chứa đựng và vận chuyển hemoglobin [20].


×