ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MAI THỊ BIẾN
KINH TẾ, VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN
TỈNH TUYÊN QUANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MAI THỊ BIẾN
KINH TẾ, VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN
TỈNH TUYÊN QUANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN
THÁI NGUYÊN - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử
dụng trong công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng.
Thái Nguyên, tháng .... năm 2017
Tác giả
Mai Thị Biến
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Yên Bái, Bảo tảng tỉnh Yên Bái, UBND huyện Lục Yên, Phòng Thống kê,
phòng Văn hóa huyện Lục Yên và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong quá
trình khảo sát thực tế tại địa phương.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng
các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã chỉ
bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo trường Cao
đẳng Sư phạm tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi yên tâm học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và những người thân
trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng .... năm 2017
Tác giả
Mai Thị Biến
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang bia phụ
Lời cam đoan................................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục.......................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................. iv
Danh mục các bảng ..................................................................................................... v
Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ................................................................................................................ 4
4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................................. 7
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................... 12
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..................................................................................... 12
1.2. Lịch sử hành chính huyện Lục Yên................................................................................. 16
1.3. Các thành phần dân tộc..................................................................................................... 20
1.4. Khái quát tình hình chính trị - xã hội huyện Lục Yên .................................................... 26
Chƣơng 2. KINH TẾ CỦA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ......... 33
2.1. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .............................. 33
2.1.1. Tình hình các loại ruộng đất ở châu Lục Yên ...................................... 34
2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư .............................................................. 35
2.1.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ...................................... 36
2.1.4. Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ ...................................................... 37
2.1.5. Tình hình sở hữu ruộng đất của chức sắc ............................................. 38
2.2. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ........................ 41
iii
2.2.1. Tình hình các loại ruộng đất ở Lục Yên ............................................... 41
2.2.2. Sở hữu ruộng đất tư .............................................................................. 42
2.2.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ...................................... 43
2.2.4. Sở hữu ruộng đất theo nhóm họ ........................................................... 44
2.2.5. Sở hữu của chức sắc ............................................................................ 45
2.3. Tình hình kinh tế ............................................................................................................... 48
2.3.1. Nông nghiệp ......................................................................................... 48
2.3.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp ...................................................... 54
2.4. Thuế khóa .......................................................................................................................... 58
Chƣơng 3. VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX .................. 61
3.1. Làng bản và nhà cửa ......................................................................................................... 61
3.2. Dòng họ và gia đình.......................................................................................................... 65
3.3. Ẩm thực ............................................................................................................................. 68
3.4. Trang phục......................................................................................................................... 71
3.5. Tục lệ ............................................................................................................................... 74
3.6. Tín ngưỡng, tôn giáo ........................................................................................................ 90
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH
: Ký hiệu
Nxb
: Nhà xuất bản
PGS
: Phó giáo sư
M, s, th, t, p : Mẫu, sào, thước, tấc, phân.
Ví dụ
: 112 mẫu 5 sào 4 thước 6 tấc 7 phân sẽ viết tắt là 112.5.04.6.7.
Tr
: Trang
TS
: Tiến sĩ
TTLTQGI : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
HĐND
: Hội đồng nhân dân
UBND
: Uỷ ban nhân dân
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ............34
Bảng 2.2. Quy mô sở hữu ruộng tư .............................................................................35
Bảng 2.3. Bình quân sở hữu và bình quân thửa ...........................................................37
Bảng 2.4. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ ......................................................38
Bảng 2.5: Tình hình tư hữu ruộng đất của các chức sắc ..............................................39
Bảng 2.6: Quy mô sở hữu và bình quân sở hữu của các chức sắc ...............................40
Bảng 2.7. Thống kê ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .......41
Bảng 2.8. Quy mô tư hữu ruộng đất của chủ sở hữu năm (1840) ...............................42
Bảng 2.9: Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ .............................................43
Bảng 2.10: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ ....................................................44
Bảng 2.11: Sở hữu ruộng tư của các chức sắc .............................................................45
Bảng 2.12: Diện tích sở hữu và bình quân sở hữu của chức sắc .................................46
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1805 ........................................................36
Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1840 ........................................................42
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, tiếp giáp
với các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Tuyên Quang. Trước cách mạng tháng 8/1945,
huyện có tên gọi là Châu Lục Yên thuộc tỉnh Tuyên Quang, nằm án ngữ sườn phía
tây căn cứ địa Việt Bắc, giữ vị trí hết sức quan trọng trong tuyến hành lang bảo vệ
căn cứ hậu phương kháng chiến của cả nước, là cầu nối liền căn cứ địa Việt Bắc với
chiến trường Tây Bắc và tỉnh Lào Cai, Hà Giang.
Lục Yên là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tương đối màu
mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản, các dân tộc ở Lục Yên mặc dù có nguồn gốc lịch sử
khác nhau nhưng khi đã cùng nhau sinh sống tại nơi đây thì các dân tộc đã tích cực
khai phá, mở mang ruộng đồng, xây làng lập bản để làm nơi sinh cơ lập nghiệp và
phát triển lâu dài. Tình hình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá
trình phát triển lâu dài của đất nước. Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở các
vùng dân tộc miền núi nói chung và Lục Yên nói riêng, Đảng và Nhà nước rất quan
tâm đến việc xây dựng và phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Việc phân bố
lại dân cư gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về
kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, đảm bảo an
ninh quốc phòng, đồng thời góp bảo vệ môi trường sinh thái.
Là vùng đất rộng người thưa, núi non hiểm trở, có vị trí chiến lược về quốc
phòng, Lục Yên từ xa xưa luôn là một bộ phận của tổ quốc Việt Nam thống nhất.
Đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước, giàu lòng nhân ái,
dũng cảm trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức, đánh giặc ngoại xâm; cần cù,
sáng tạo trong lao động và có đời sống văn hoá tinh thần khá phong phú, độc đáo.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã
hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có nhân dân các dân tộc
Lục Yên.
1
Việc nghiên cứu về kinh tế, văn hóa châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX không
những góp phần làm rõ hơn lịch sử kinh tế cũng như đời sống văn hóa của các dân tộc
ở Lục Yên mà còn góp phần làm cơ sở nhận thức cho việc thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà trong việc đề ra đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng
khối đoàn kết các dân tộc, trên mảnh đất Lục Yên giàu truyền thống.
Cho đến nay, vấn đề kinh tế và văn hóa châu Lục Yên nửa đầu thế kỉ XIX
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, vì vậy tôi chọn đề tài “Kinh tế,
văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX” làm luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình của các tác giả đã xuất bản có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến đề tài, có thể kể đến như sau:
Vào những năm cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, ở nước ta
xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế và ruộng đất, trong đó có
cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê
do Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội xuất bản năm 1959. Mặc dù cuốn sách không đề
cập đến tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Lục Yên tỉnh Tuyên Quang nửa
đầu thế kỷ XIX, nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng để chúng tôi có thêm
nhận thức trong quá trình hoàn thiện luận văn của mình [22].
Trong tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”
của tác giả Vũ Huy Phúc, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm
1979 tác giả đã nêu lên những chính sách chủ yếu về ruộng đất của nhà Nguyễn, các
thiết chế và cơ cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách đó, đồng thời chỉ ra
những tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Nội dung
của tác phẩm không trực tiếp đề cập đến châu Lục Yên tỉnh Tuyên Quang, nhưng đây
là một trong những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về chế độ ruộng đất
của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX [31].
Cuốn sách “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII” của tác giả
Trương Hữu Quýnh do nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản. Cuốn sách
gồm 2 tập được xuất bản lần lượt vào năm 1982 và năm 1983. Cuốn sách đã thể hiện
2
những nét chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỷ XI đến thế
kỷ XVIII, bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu và tính chất kinh tế - xã hội của
nó dựa trên cơ sở là các nguồn tư liệu phong phú bao gồm các bộ chính sử và các
nguồn tư liệu địa phương (văn bia, gia phả…) [40].
Năm 1997, hai tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang đã cho xuất bản tác
phẩm Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn
do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành. Một trong những nội dung của sách đã bàn
về tình hình ruộng đất thông qua tài liệu địa bạ. Các chính sách về nông nghiệp
đặc biệt là các chính sách về ruộng đất dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, các tác
giả còn nêu được một số nội dung liên quan đến đời sống nông dân dưới triều
Nguyễn [42].
Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những chính sách của các
triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn Chính sách dân tộc của các triều đại
phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX) của tác giả Đàm Thị Uyên do Nhà
xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2007 tại Hà Nội [56].
Tác giả Ngô Đức Thịnh đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa có
thể kể đến: Tóm lược nội dung chính cuốn sách Văn hoá vùng và phân vùng văn
hóa ở Việt Nam (2003); Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam (1994); Tìm
hiểu các luật tục các dân tộc Việt Nam (2004); Một cách tiếp cận về lịch sử văn hóa
(2007); Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (2006). Là những sách có
nội dung đề cập về văn hóa, vùng văn hóa, cũng như sắc thái đa dạng của nền văn
hóa Việt Nam.
Tháng 4 năm 2000, tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Yên Bái đã cho xuất bản
cuốn Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (Nxb Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất
bản), cuốn sách đã trình bày về lịch sử Yên Bái với điều kiện tự nhiên và các nền văn
hóa cổ đã từng tồn tại trên đất Yên Bái xưa, về truyền thống yêu nước của nhân dân ở
đây qua các thời kỳ lịch sử khác nhau về việc thành lập tỉnh Yên Bái và về tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, truyền thống yêu nước, cách mạng, sáng tạo của
nhân dân Yên Bái từ đó đến nay [53].
3
Trong cuốn Một số nét đặc trưng các dân tộc Yên Bái của Ban Dân vận và
Dân tộc Tỉnh ủy Yên Bái xuất bản tháng 6 năm 2000, cuốn sách đã nêu được nguồn
gốc, phong tục tập quán cũng như các hình thái kinh tế - xã hội của các dân tộc tỉnh
Yên Bái [52].
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lục Yên xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện
Lục Yên (1930-2005), xuất bản năm 2005. Trong cuốn sách này đã nêu khá đầy đủ và có
hệ thống về lịch sử hành chính huyện Lục Yên, huyện Lục Yên trong thời kì kháng chiến
cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước [4].
Bên cạnh đó còn có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành của một số tác
giả có liên quan đến kinh tế, văn hóa châu Lục Yên như: Đàm Thị Uyên và Nguyễn Thị
Trang (2004), Vài nét về kinh tế tỉnh tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử số 8 năm 2014 [58].
Ngoài ra, còn phải kể đến một số khóa luận, luận văn có nội dung liên quan đến
đề tài của tác giả đó là: Tìm hiểu tục tang ma của người Nùng ở huyện Lục Yên - Yên
Bái của Lộc Thị Hà, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc, năm 2014. Tác giả đã đề
cập về tục tang ma của người Nùng ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái [15]. Luận văn: Kinh
tế, văn hóa huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái thế kỷ XIX của Trần Thị Xuyên, Luận văn thạc
sĩ Lịch sử, Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên, năm 2015 đã nghiên cứu về đặc
điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, chế độ ruộng đất, kinh tế, cũng như văn hóa nhân dân
huyện Trấn Yên thế kỷ XIX. Luận văn này giúp tác giả nghiên cứu được những nét
tương đồng, khác biệt giữa Lục Yên với các huyện khác trong cùng thời điểm nửa đầu
thế kỷ XIX [59].
Như vậy, đã có một số sách, các bài báo đề cập đến từng khía cạnh về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của Tuyên Quang nói chung và Lục Yên nói riêng. Nhưng đến
nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về Lục Yên một cách hệ thống, mặc dù
vậy các công trình nêu trên là nguồn tài liệu quý mà tác giả luận văn được kế thừa trong
quá trình thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ.
- Mục đích
Chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế
kỷ XIX” để nghiên cứu, tác giả mong muốn nêu lên một cách chân thực, khoa học về
4
kinh tế, nhất là tình hình ruộng đất và văn hóa của Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX.
Ngoài ra, luận văn cung cấp thêm tư liệu về kinh tế, văn hóa của châu Lục Yên góp
phần làm cơ sở nhận thức cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, trình bày lịch sử hành chính huyện Lục
Yên, khái quát về tình hình chính trị – xã hội của huyện Lục Yên, đồng thời trình bày
một số nét khái quát về các dân tộc ở Lục Yên.
Làm rõ tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu Lục Yên nửa đầu
thế kỷ XIX.
Nêu lên những nét cơ bản về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân
các dân tộc châu Lục Yên ở nửa đầu thế kỷ XIX.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Bao gồm các vấn đề về chế độ sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần của mảnh đất Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn
thuộc phủ Yên Bình tỉnh Tuyên Quang.
Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí,
Việt sử thông giám cương mục, Đồng Khánh địa dư chí, Kiến Văn tiểu lục, Đại Nam
nhất thống chí… Những tư liệu trên đã ghi chép tên trấn, tổng, xã thôn thời Gia Long,
Minh Mệnh; ghi lại số đinh tô thuế ở địa phương, miêu tả vị trí địa lý, thổ sản, phong tục
tập quán … của các địa phương, trong đó có những tư liệu liên quan đến địa bàn nghiên
cứu của tác giả luận văn.
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Yên, Yên Bái một thế
kỷ, Lục Yên đất ngọc …Những tài liệu này đã miêu tả vị trí địa lý của Lục Yên xưa và
nay, văn hóa của các dân tộc trên mảnh đất Lục Yên.
5
- Nguồn tư liệu địa bạ: Luận văn đã sử dụng 15 địa bạ có niên đại Gia Long 4
(1805), 9 địa bạ thời Minh Mệnh 21 (1840) hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu
trữ Quốc gia I. Tất cả những địa bạ trên là nguồn tư liệu chính để tác giả phục dựng lại
tình hình ruộng đất và sở hữu ruộng đất ở châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX.
- Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: Tác giả đã thu thập được một số tài liệu trên địa
bàn huyện Lục Yên, đến những làng bản của cộng đồng cư dân thiểu số quan sát, ghi
chép về các phong tục tập quán của họ, thu thập các câu chuyện dân ca, ca dao... liên
quan đến văn hóa cổ truyền của nhân dân Lục Yên trong quá khứ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện luận văn, tác giả đã vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được vận dụng để tái hiện quá khứ
thông qua tư liệu, đồng thời nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan.
- Trong nghiên cứu về Lục Yên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp hệ thống –
cấu trúc. Với phương pháp này, đối tượng nghiên cứu được coi như một hệ thống riêng
gồm những yếu tố hợp thành. Về lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành và những
chuyển thay đổi về địa giới, hành chính, các biến động lịch sử của địa phương. Về kinh
tế, gồm có tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, các nghề thủ công nghiệp, hoạt động
thương nghiệp và chế độ thuế khóa; Về văn hóa có các yếu tố như: Làng bản và nhà cửa,
ăn uống, các tục lệ xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,… Từ đó rút ra những mối liên hệ tương
tác giữa các yếu tố trong một hệ thống.
- Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm so sánh chọn điểm cùng vấn đề giữa
hai thời điểm lịch sử hoặc với huyện khác trong tỉnh nhằm làm rõ hơn đối tượng nghiên
cứu. Trong luận văn, chúng tôi đã so sánh ruộng đất ở Lục Yên với huyện khác trong
khu vực miền núi phía Bắc để rút ra điểm chung, riêng của ruộng đất ở Lục Yên.
- Phương pháp bản đồ giúp hình dung cụ thể, sinh động về sự phân bố sông
suối và đồi núi…của huyện.
- Với giới hạn của đề tài, chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định tư liệu, nhất là
các tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó.
- Trong quá trình thực hiện, một số phương pháp khác được sử dụng nhằm thu
thập và xử lý tối đa lượng thông tin như: phương pháp hồi cố, thống kê, phân tích, tổng
hợp bằng hệ thống các bảng biểu.
6
- Phương pháp điền dã giúp tác giả quan sát, phỏng vấn, ghi chép và chụp ảnh
những nội dung liên quan đến luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn bước đầu làm rõ hơn các vấn đề kinh tế, văn hóa của châu Lục Yên,
tỉnh Tuyên Quang trong nửa đầu thế kỷ XIX. Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được,
luận văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, mối quan hệ
tộc người, những vấn đề văn hóa vất chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân,
gắn với môi trường sinh thái địa phương, vùng miền, trong thời kì lịch sử xã hội hồi
nửa đầu thế kỷ XIX.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia
làm 3 chương
Chương 1: Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Kinh tế châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX
Chương 3: Văn hóa châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX
7
8
9
10
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH YÊN BÁI
Nguồn:Tác giả vẽ
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LỤC YÊN
Nguồn:Tác giả vẽ
11
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Lục Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái. Phía
Bắc giáp huyện Quang Bình, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang; phía Đông giáp
huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai;
phía Nam giáp huyện Văn Yên, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Theo sách Đại Nam
nhất thống chí: “Lục Yên ở cách phủ 51 dặm về phía bắc; đông tây cách nhau 125
dặm, nam bắc cách nhau 73 dặm; phía đông đến địa giới huyện Vĩnh Tuy 37 dặm,
phía tây đến địa giới huyện Trấn Yên tỉnh Hưng Hóa 88 dặm, phía nam đến địa giới
châu Thu 22 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Vĩnh Tuy 51 dặm” [34, tr.320]. Sách
Đồng Khánh địa dư chí cũng chép lại như sau: “Lục Yên là châu do phủ Yên Bình
thống hạt. Châu lỵ trước kia đặt ở xã Thuận Mục. Trước đây giảm bỏ, do phủ Yên
Bình kiêm nhiếp. Năm Tự Đức 17 (1864) khôi phục lại, sau đó lại dời về đặt ở xã
Đào Lâm, tiếp sau lại bị phỉ cướp phá hư hại. Châu hạt phía đông giáp giới huyện
Vĩnh Tuy, phía tây giáp giới hai huyện châu Trấn Yên, Văn Bàn tỉnh Hưng Hóa,
phía nam giáp giới Thu Châu, phía bắc giáp giới hai châu Thủy Vĩ, Văn Bàn tỉnh
Hưng Hóa. Đông tây cách nhau 3 ngày đường, nam bắc cách nhau 5 ngày đường”
[51, tr.867].
Trải qua những biến động về lịch sử hành chính, địa giới của huyện cũng đã
có sự thay đổi. Ngày nay, huyện Lục Yên có tổng diện tích tự nhiên là 81.001,40 ha
chiếm 11,76% diện tích toàn tỉnh Yên Bái.
Huyện Lục Yên có hệ thống giao thông khá thuận lợi. Từ trung tâm huyện
đi tới các huyện bạn như Yên Bình, Văn Yên, thành phố Yên Bái và các huyện
Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, Quang Bình tỉnh Hà Giang và Bảo Yên tỉnh Lào Cai
một cách thuận tiện. Tuyến Quốc lộ 70, tỉnh lộ 171, tỉnh lộ Yên Thế - Vĩnh Kiên
và hệ thống giao thông từ huyện tới trung tâm các xã, đường giao thông liên xã ô
tô đi lại thông suốt nên rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa giữa các
địa phương trong và ngoài huyện. Ngoài ra giao thông đường thuỷ qua hồ Thác Bà
với huyện Yên Bình và các xã phía Tây Nam của huyện. Hệ thống giao thông này
12
đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và phát triển
dịch vụ thương mại, nâng cao đời sống nhân dân.
Về điều kiện tự nhiên, huyện Lục Yên có độ cao phổ biến từ 80m đến dưới
300m; trong đó độ cao trung bình so với mặt nước biển là 100m. Địa hình bao gồm
thung lũng sông Chảy, cao ở phía Tây - Bắc, thấp dần theo hướng Đông - Nam.
Trong đó có nhiều dãy núi đá vôi xen kẽ và chia cắt.
Theo sách Đồng Khánh địa dư chí, khí hậu của Lục Yên cũng giống Thu
Châu và Hàm Yên: “Tháng giêng, tháng hai gió đông thi thoảng gió bắc, nhiều
lạnh rét, ít ấm nóng. Trời mây âm u cả tuần, sương mù dày đặc, buổi sáng phải
đến giờ Thìn mới thấy mặt trời, mới chừng nửa giờ Thân trời đã tối. Đến hạ tuần
tháng 3 mới cảm thấy ấm áp. Tháng 4,5,6 gió nam nắng gắt. Tháng 7,8 mưa lũ,
lốc bão. Tháng 9,10 ít mưa, nhiều ngày tạnh nắng, đã bắt đầu cảm thấy lạnh.
Tháng 11,12 gió bấc, rét đậm. Đó là khí hậu ấm, mát, lạnh, nóng trong một năm.
Còn khí lam chướng thì cả bốn mùa đều có. Còn thủy triều thì không dâng đến
huyện hạt” [51, tr.860].
Các yếu tố khí hậu của huyện Lục Yên mang đặc trưng của khí hậu chuyển
tiếp của miền Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,9 0c. Mùa lạnh
vào tháng 1 nhiệt độ trung bình là 15,8 0C. Mùa nóng vào các tháng 5,6 nhiệt độ
trung bình là 28,30C, cao nhất là khoảng 39 0C, thấp nhất là 3,10C.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500mm đến 2.200mm. Mùa mưa bắt
đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 9. Lượng mưa toàn mùa là 1.629mm, chiếm
76% lượng mưa toàn năm. Số ngày mưa trải đều các tháng. Mùa khô số ngày mưa
ít nhất cũng xấp xỉ 10 ngày. Lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 là 24mm và cao
nhất vào tháng 7 là 420mm. Lượng mưa phùn nhiều hơn các huyện phía Bắc, bình
quân mỗi năm có 39,3 ngày mưa phùn. Là một trong những huyện có số ngày mưa
lớn nhất tỉnh Yên Bái. Bình quân mỗi năm có 16,8 ngày mưa trên 50mm và 2,3
ngày mưa trên 100mm [4, tr.10].
Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn và hồ Thác Bà nên độ ẩm khá cao,
trung bình trong năm là 84%, có lúc lên tới 87%.
Nằm ở vị trí nội tuyến, lượng bức xạ mặt trời lớn và khá đồng đều. Huyện
Lục Yên có số giờ nắng trung bình một năm là 1.511 giờ.
13
Vào mùa lạnh, gió mùa đông bắc ở Lục Yên từ tháng 11 đến tháng 3. Trong
những ngày mùa đông, hiện tượng sương mù chủ yếu về sáng sớm và chiều tối.
Trong mùa này có một vài ngày sương muối. Gió mùa đông nam từ tháng 4 đến
tháng 11 tạo ra sự mát mẻ và mưa. Sang đầu thời kỳ mùa hè (tháng 5,6) có gió tây
nam xen kẽ tạo khí hậu khô nóng và độ ẩm thấp.
Tài nguyên đất có thể phân ra thành hai hệ đất chính đó là đất phù sa do sông
Chảy bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi
núi. Đất thung lũng ven sông Chảy, ven hồ có khả năng trồng hoa màu, lúa nước,
cây công nghiệp ngắn ngày, gồm nhiều cánh đồng phì nhiêu, vựa lúa của huyện như
Mường Lai, Vĩnh Lạc, Liễu Đô, Minh Chuẩn...Tổng diện tích tự nhiên của huyện là
81.001,40ha trong đó đất nông nghiệp là 12.792,50ha chiếm 15,8% tổng diện tích tự
nhiên, đất lâm nghiệp 57.973,00ha, đất chuyên dùng là 2.283,80ha, đất ở chiếm
795,50 ha.
Trước đây, ở Lục Yên diện tích rừng tự nhiên khá rộng với nhiều loại gỗ
quý như: lát hoa, sến, táu, chò chỉ...và bạt ngàn tre nứa. Thú quý có hổ, báo, gấu,
cầy hương... Nhưng do phá rừng làm nương rẫy và khai thác khá ồ ạt, kéo dài
dẫn đến diện tích rừng tự nhiên bị giảm, một số loài thú quý không còn. Rừng và
tài nguyên rừng là một trong những thế mạnh của huyện. Rừng núi Lục Yên có
hình dáng khác nhau. Có những ngọn núi, hang động được ghi vào sử sách. Lê
Quý Đôn đã viết: Trên bờ khe Đài Kỵ châu Lục Yên có núi Thần Áo Đen. Tương
truyền, Vua Áo Đen là một vị tướng, trong một cuôc chiến chống ngoại xâm, ông
chiến đấu rất dũng cảm, song do quân ít không chống cự được và phải lui dần,
cuối cùng bị vây chặt ở chân dãy núi đá vùng Tân Lĩnh ngày nay. Sau những trận
kịch chiến, không thể giải vây ông đã hóa đá cùng con ngựa bay lên trên ngọn
núi đá. Từ đó trở đi, ở vách núi, nơi không có cây cối nào mọc được còn lưu giữ
hình bóng của ông và con ngựa. Núi đấy được nhân dân trong vùng gọi là núi
Thần Áo Đen (hay Vua Áo Đen vì ông mặc y phục màu đen) [32, tr.194,195].
Chế độ thủy văn của huyện Lục Yên khá phong phú nhờ hệ thống sông, suối,
ngòi phân bổ đều, nguồn nước dồi dào phục vụ nhu cầu của đời sống sinh hoạt của
nhân dân và các ngành kinh tế quốc dân, có tiềm năng thủy lợi, thủy điện. Sông Chảy
14
(tên cổ là Trôi Hà hoặc sông Đạo Ngạn) là một phụ lưu lớn của sông Lô bắt nguồn từ
vùng Tây Côn Lĩnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa phận huyện dài 60
km, sách Đại Nam nhất thống chí :“Sông Chảy cũng gọi sông Trôi, ở cách châu Lục
Yên 60 dặm về phía Đông Bắc, phát nguyên từ châu Thủy Vĩ tỉnh Hưng Hóa, chảy
vào địa phận châu Lục Yên rồi chảy qua địa phận châu Thu làm sông Đạo Ngạn, lại
chảy 80 dặm, rồi vào địa phận tỉnh Sơn Tây. Bờ phía hữu thuộc địa phận hai huyện
Hạ Hòa và Tây Quan tỉnh Sơn Tây” [34, tr.335].
Lưu vực sông Chảy được giới hạn khá rõ, phía bắc là vùng núi cao trên 1.500m.
Địa hình của lưu vực thấp dần từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam. Phía Tây là
dãy Con Voi cao từ 700m đến 1.450m. Hướng dốc địa hình đã tạo ra hướng chảy ở
trung, hạ lưu là Tây Bắc - Đông Nam. Do sông Chảy xâm thực trên một nền đá rắn kết
tinh nên có thác ghềnh. Mùa mưa dòng chảy xiết nhưng thác ghềnh không nhiều vì vậy
thuyền, bè đi lai tương đối thuận tiện. Ngoài sông Chảy, Lục Yên còn có hệ thống ngòi,
rạch khá phong phú như ngòi Trúc Lâu, ngòi Vàn, ngòi Đại Cại, Khánh Thiện… lớn
nhất là ngòi Biệc (tên cổ là Bích Đà). Bắt nguồn từ vùng núi cao Mai Sơn, Lâm
Thượng chảy dọc thung lũng Bắc Pha, xuống làng Mường, làng Ói đổ vào sông chảy
tại cửa Đầu Đồng xã Ngọc Chấn huyện Yên Bình.
Ngoài hệ thống sông ngòi, hiện nay Lục Yên còn có hệ thống ao, hồ khá
phong phú, tiêu biểu là hồ Thác Bà. Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và
Lục Yên của tỉnh Yên Bái, được hình thành khi đắp đập ngăn dòng sông Chảy để
xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà đầu tiên của miền Bắc, hoàn tất vào năm
1970. Đây là là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, bao phủ hơn
1.300 hòn đảo lớn nhỏ. Diện tích vùng hồ trải rộng 23.400ha, diện tích mặt nước đạt
19.050ha, kéo dài khoảng 80km, mực nước dao động từ 46m - 58m, chứa được 3 - 4
tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà
còn có các sông lớn như ngòi Hành, ngòi Cát... đổ về, bồi lắng phù sa quanh năm,
tạo điều kiện cho hệ động thực vật phát triển phong phú.
Những yếu tố về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn đã tạo nên
nhiều yếu tố thuận lợi cho Lục Yên xây dựng cơ cấu kinh tế Nông - Lâm - Ngư Công nghiệp và dịch vụ khai khoáng. Lục Yên là nơi sản xuất lúa lớn thứ hai của
15
tỉnh Yên Bái. Bên cạnh cây lúa còn có điều kiện phát triển mạnh cây lạc, ngô, đỗ
tương. Đặc biệt với những vùng được thiên nhiên ưu đãi đất đai thích hợp, còn có
thế mạnh phát triển vườn cam, hồng đặc sản mang tính chất hàng hóa. Về chăn
nuôi, ngoài việc phát triển đàn lợn, trâu mang tính chất truyền thống, còn có nhiều
tiềm năng tăng nhanh về sản lượng nuôi đánh bắt cá.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, địa phương cũng chịu nhiều hậu quả do
đặc điểm của thời tiết gây ra. Mùa đông nhiều đợt gió lạnh buốt tràn về gây ra
sương muối, đầu mùa hè những đợt gió tây nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, súc vật và cây trồng. Thiên tai như hạn hán, lũ lụt, mưa đá, sương muối
đã gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện, đặc biệt là
đối với nông nghiệp, lâm nghiệp.
Tài nguyên, khoáng sản cũng là một trong những tiềm năng, thế mạnh của
huyện. Về khoáng sản quý có pirit, phôtphorit, đá quý, than, đã được xác định trữ
lượng và bước đầu đi vào khai thác. Vàng sa khoáng phân bố ở nhiều vùng. Đặc biệt
một số vật liệu xây dựng như đá hoa, đá vôi, đá trắng chất lượng cao, cát, sỏi có trữ
lượng lớn. Cũng chính vì vậy mà Lục Yên được mệnh danh là vùng đất Ngọc.
1.2. Lịch sử hành chính
Lịch sử hành chính huyện Lục Yên gắn liền với lịch sử phát triển của
vùng đất Tuyên Quang.
Tuyên Quang thời Hùng Vương là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt,
vùng đất này là địa bàn cư trú của vùng Tây Vu. Trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài
hàng nghìn năm, vùng đất này vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận
Giao Chỉ. Đến thế kỷ XI mang tên châu Bình Nguyên, thời Lý thuộc Phủ Phú
Lương, thời Trần là Trường Phú Linh.
thế k
Thời thuộc Minh. Minh Thành Tổ xuống chiếu đổi nước ta làm quận Giao Chỉ
16