Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG MẠNH LINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG MẠNH LINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hòa

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi và mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các tài liệu tham
khảo có.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nông Mạnh Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin chân thành
cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế &
Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và tỏ lòng kính trọng sâu sắc
tới TS. Bùi Đình Hòa - Người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo UBND
huyện Thạch An, phòng LĐTB&XH, Phòng NN&PTNT và các phòng, ban
chức năng của huyện; UBND các xã Đức xuân, Quang Trọng và xã Kim
Đồng huyện Thạch An cùng các hộ nông dân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin ở địa phương để
thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo, đồng nghiệp
trong đơn vị và các thành viên trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi
cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành khóa học cũng như luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nông Mạnh Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Quan niệm chung về nghèo đói và các tiêu chí đánh giá nghèo đói .................... 4
1.1.1. Quan niệm chung về nghèo đói ......................................................................... 4
1.1.2. Quan niệm về nghèo đói ở trên thế giới ............................................................ 4
1.1.3 Quan niệm về nghèo đói ở Việt Nam................................................................. 8
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói ......................................................................... 9
1.2. Nghèo đa chiều ................................................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm nghèo đa chiều ............................................................................... 14
1.2.2.Các tiêu chí trong tiếp cận đo lường nghèo đa chiều ....................................... 14
1.2.3. Xác định chuẩn hộ nghèo tiếp cận đa chiều .................................................... 20
1.3. Nguyên nhân của nghèo đói ............................................................................... 21
1.3.1. Nguyên nhân lịch sử, khách quan ................................................................... 21
1.3.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................... 22
1.4. Khái niệm về giảm nghèo và sự cần thiết phải giảm nghèo ....................... 25
1.5. Giảm nghèo bền vững ........................................................................................ 25
1.6. Kinh nghiệm GN ở các nước trên thế giới ......................................................... 27
1.6.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới .................................................................... 27
1.6.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước ........................................................ 29
1.6.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam ............................................................ 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
1.6.4. Các bài học vận dụng vào khu vực nghiên cứu .............................................. 37

1.7. Các chính sách GN ............................................................................................. 38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 40
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 40
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 40
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 41
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 41
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 46
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thạch An, Cao Bằng .................. 46
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 46
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 46
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường ............. 50
3.2. Thực trạng đói nghèo và GN ở Thạch An ......................................................... 51
3.2.1. Thực trạng ....................................................................................................... 51
3.2.2. Tình hình giảm nghèo bền vững ở huyện Thạch An giai đoạn 2011-2015 .......... 54
3.3. Nghèo đói và Nguyên nhân nghèo đói qua điều tra ........................................... 62
3.3.1 Thực trạng nghèo đói qua điều tra ................................................................... 62
3.3.2 Nguyên nhân nghèo đói ................................................................................... 63
3.3.3. Mức độ tiếp cận và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản ................................. 68
3.4. Mục tiêu phương hướng và Giải pháp giảm nghèo bền vững............................ 80
3.4.1 Mục tiêu phương hướng nhằm giảm nghèo bền vững của huyện từ nay
đên năm 2020 ................................................................................................... 80
3.4.2. Các giải pháp chủ yếu giảm nghèo bền vững ................................................. 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 89
1. Kết luận ................................................................................................................. 89
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 96


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban chỉ đạo

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CSXH

: Chính sách xã hội

DTTS

: Dân tộc thiểu số

GN

: giảm nghèo

KT-XH


: Kinh tế - xã hội

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LĐTB&XH

: Lao động thương binh và xã hội

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

PRA

: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

UB

: Ủy Ban

UBND

: Ủy Ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Chuẩn đói nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn .......................... 10
Bảng 1.2. Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam............................................. 15
Bảng 3.1. Sản lượng lương thực qua các năm 2011 - 2015 ............................ 47
Bảng 3.2. So sánh diện tích và sản lượng tăng/giảm qua các năm so với
năm trước ...................................................................................... 47
Bảng 3.3. Số lượng gia súc qua các năm (con) ............................................... 48
Bảng 3.4. So sánh số lượng gia súc tăng/giảm qua các năm so với năm
trước (con)..................................................................................... 48
Bảng 3.5: Kết quả rà soát hộ nghèo huyện Thạch An từ 2011- 2015 .................... 51
Bảng 3.6: Kết quả rà soát hộ nghèo huyện Thạch An (Theo kết quả điều
tra khảo sát hộ nghèo theo Quyết định số 59/QĐ - TTg ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ)......................................... 52
Bảng 3.7: Tổng hợp các nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghèo của các
hộ nghèo ....................................................................................... 53
Bảng 3.8. Kết quả giảm tỉ lệ hộ nghèo 2 năm 2014 - 2015 ............................ 54
Bảng 3.9: Tình trạng nghèo ở 03 xã điều tra .................................................. 62
Bảng 3.10. Tổng hợp các nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghèo của các
hộ điều tra ..................................................................................... 63
Bảng 3.11. Tổng hợp tình hình vay vốn các hộ điều tra ................................. 64
Bảng 3.12: Diện tích đất nông hộ quản lý, sử dụng ........................................ 65
Bảng 3.13: Đặc điểm về chỉ báo vốn vật chất của các hộ điều tra ................. 67
Bảng 3.14. Phân tích hộ nghèo theo chỉ số thiếu hụt xã hội cơ bản ............... 69
Bảng 3.15: Nước sinh hoạt và nhà vệ sinh của nhóm hộ điều tra................... 70
Bảng 3.16: Chất lượng và diện tích nhà ở bình quân của nhóm hộ điều tra ......... 71
Bảng 3.17: Mức độ tiếp cận thông tin của nhóm hộ điều tra .......................... 72
Bảng 3.18: Trình độ giáo dục của người lớn và tình trạng đi học của trẻ
em tại nhóm hộ điều tra ................................................................ 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp thu thập thông tin ............................................ 43
Hình 3.1. Sơ đồ các nhân tố đói nghèo ........................................................... 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nhiều thập kỷ qua, nghèo đói luôn là vẫn đề bức xúc của tất cả các
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam giảm
nghèo (GN) luôn là một trong những mục tiêu trọng tâm của Đảng, Nhà nước
và nhân dân. Trong thực tế, đến nay hoạt động giảm nghèo đã đạt được những
tiến bộ đáng kể nhưng còn không ít khó khăn, thách thức cần vượt qua để
thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.
Việc tìm kiếm giải pháp GN cho địa phương không chỉ là mối quan tâm hàng
đầu của tỉnh Cao Bằng mà nó đã trở thành vấn đề thời sự mang tính quốc gia
và toàn thế giới.
Thạch An là huyện miền núi, vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Nam
tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm tỉnh 39 km, Có 16 đơn vị hành chính gồm 15

xã và 01 Thị trấn, trong đó có 13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn; Dân số
toàn huyện 31.537 người tương ứng với 7.509 hộ. gồm 05 thành phần dân tộc:
Kinh, Tày, Nùng, Mông và Dao. Theo tiêu chí giai đoạn 2011- 2015 toàn
huyện có 3.930 hộ nghèo, chiếm 54,05%. Là một trong 23 huyện được áp
dụng cơ chế, chính sách đầu tư theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05
tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ
ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ
chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Trong những năm qua thực hiện các chương trình GN huyện Thạch An
đã xây dựng các kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết nhằm đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội, xác định tính toán các nguồn lực cần thiết, các biện pháp
phù hợp để tổ chức thực hiện nhằm tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, ổn định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
và cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực
hiện Chương trình giảm nghèo bền vững vẫn còn những hạn chế, cần tập
trung khắc phục. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, khoảng cách
giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, số hộ nghèo của
huyện chủ yếu tập trung tại các xóm vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số Mông, Dao, nhiều thôn đặc biệt còn có 100% hộ đồng bào dân tộc
thiểu số là hộ nghèo.
Việc thực hiện GN đã thực hiện nhiều năm và theo các chương trình GN
của nhà nước, của tỉnh, của huyện...nhưng nguy cơ tái nghèo rất lớn, đời sống
nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn rất cao. Vì vậy thực

hiện mục tiêu GN bền vững đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh Cao Bằng
nói chung và huyện Thạch An nói riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển.
Chính điều này đã làm cho việc nghiên cứu vấn đề giảm nghèo trở nên cấp
thiết và tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” để làm đề
tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa được lý luận thực tiến về giảm nghèo.
- Đánh giá thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng. chỉ ra những nguyên nhân gây nên đói nghèo của huyện.
- Đưa ra những phương hướng và giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề
GN bền vững ở huyện Thạch An trong giai đoạn 2016 - 2020.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Thông qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp cho tôi có cơ hội
rèn luyện, nâng cao kỹ năng của mình. Vận dụng được những kiến thức đã
học ở nhà trường vào thực tiễn và bổ sung những kiến thức, kỹ năng tiếp cận
các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Đề tài nghiên cứu, về một vấn đề mang tính cấp thiết, nên kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ là tiền đề, là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và cũng là
những yếu tố cơ bản góp phần cho địa phương vận dụng trong công cuộc
GN, tiến nhanh đến con đường công nghiệp hóa, hiên đại hoá đất nước.
Đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho trường, khoa và cho sinh viên
các khóa tiếp theo trong ngành phát triển nông thôn.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc điều tra phân tích và đưa ra những biện pháp thiết thực sẽ góp phần
cho chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác GN và nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của người dân, từng bước hội nhập vào sự phát
triển chung của toàn xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan niệm chung về nghèo đói và các tiêu chí đánh giá nghèo đói
1.1.1. Quan niệm chung về nghèo đói
Nghèo đói là một khái niệm mang tính tương đối, phụ thuộc vào điều
kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng quốc gia, vùng miền, và khu
vực trên thế giới. Hiện nay, khi đánh giá về nghèo đói người ta không chỉ
quan tâm đến vấn đề nghèo lương thực mà khía cạnh nghèo phi lương thực
như các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, sự bình đẳng trong việc tiếp cận các
thành tựu phát triển xă hội và tăng trưởng kinh tế... cũng được xem xét. Theo
đó, khi đưa ra chuẩn nghèo hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới bên cạnh
việc sử dụng phương pháp tính toán nhu cầu chi tiêu còn xem xét cả yếu tố tài
sản như nhà ở, đất đai, công cụ sản xuất... Cách tiếp cận mới này cho phép
nhìn nhận sâu sắc hơn mối quan hệ nhân quả giữa các tiêu chí xác định nghèo,
từ đó có thể đề ra chiến lược giảm nghèo toàn diện hơn trên cơ sở đầu tư vào
các lĩnh vực y tế, giáo dục, mạng lưới an sinh xã hội cho những người không
có khả năng tham gia vào tăng trưởng... Dưới đây là một số quan niệm về
nghèo đói được đưa ra trong ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam [21].

1.1.2. Quan niệm về nghèo đói ở trên thế giới
Quan niệm về đói nghèo hay nhận dạng về đói nghèo của từng quốc gia
hay từng vùng, từng nhóm dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng
kể, tiêu chí chung nhất để xác định đói nghèo vẫn là mức thu nhập hay chi
tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau chung
nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng,
từng quốc gia.
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan (1993),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng “Nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ
bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo
trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương” [20].
Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo, một định nghĩa có
tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ
biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn để ngỏ về mặt lượng
hóa (định lượng), bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa
các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể qui định trình độ phát triển ở mỗi nơi.
Quan niệm hạt nhân có trong định nghĩa này là ở nhu cầu cơ bản của con
người; căn cứ xác định nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản ấy, con
người không được hưởng và thỏa mãn.
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen - Đan Mạch năm 1995 đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về

nghèo đói “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la
Mỹ mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm
thiết yếu để tồn tại”.
Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn,
triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông
Abapia Sen, người được giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng
“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển
của cộng đồng”.
Như vậy, xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu,
người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội
lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội
lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
Ngân hàng Thế giới còn đưa ra quan điểm: Nghèo là một khái niệm đa
chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như:
dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền
phát ngôn và không có quyền lực (Ngân hàng Thế giới, 2004).
UNDP (1998) công bố một bản báo cáo nhan đề “Khắc phục sự nghèo
khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo:
Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người
như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định của cộng đồng và
được nuôi dưỡng tạm đủ.
Sự nghèo khổ tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng
chi tiêu tối thiểu.

Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng, tức là không có khả năng
thoả mãn những nhu cầu tối thiểu.
Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác
định như sự không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi
lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở
nước này hoặc nước khác.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về đói nghèo, nhưng nhìn chung các
quan niệm đó đều phản ánh ba khía cạnh của người nghèo: Không được thụ
hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức độ tối thiểu dành cho con người; có mức
sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; thiếu cơ hội lựa
chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng. Có hai dạng nghèo[8].
Nghèo tuyệt đối, là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống. Nhu cầu cơ bản, tối
thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nước sinh hoạt, y tế, giáo
dục, vệ sinh môi trường, hưởng thụ văn hóa, thông tin, tiếng nói trong cộng đồng.
Nghèo tương đối, là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định.
Khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song không thể
thống nhất về mặt định lượng. Bởi vì mỗi quốc gia khác nhau thì mức sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
của người dân cũng khác nhau hoặc ngay trong một quốc gia mức sống giữa
các vùng, miền cũng có sự khác nhau. Hơn nữa mặt định lượng của mức
nghèo cũng biến động theo thời gian tương ứng với sự biến động về sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Do vậy, mỗi quốc gia đã xây dựng một thước
đo mức độ đói nghèo riêng thông qua những tiêu chí cụ thể được xác định gọi là

chuẩn nghèo và lấy đó làm cơ sở xác định tỷ lệ nghèo đói của quốc gia.
Tỷ lệ nghèo: Là tỷ lệ phần trăm số người hoặc số hộ có mức sống thấp
hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu (Vũ
Cương và Phạm Văn Vận, 2005). Trong đó mức sống được đo bằng các
thước đo như sau:
Thước đo đơn chiều, thước đo này đo khía cạnh về kinh tế của mức sống
và được tính theo thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình
từ các cuộc điều tra thu nhập, chi tiêu hoặc điều tra mức sống hộ gia đình. Các
nước lựa chọn thu nhập làm thước đo đơn chiều mức sống cho rằng: Thu
nhập phản ánh thực chất mức sống của các hộ gia đình hơn là chi tiêu. Các
nước chọn chi tiêu làm thước đo đơn chiều mức sống lại cho rằng độ chính
xác của số liệu chi tiêu điều tra thường cao hơn so với số liệu điều tra về thu
nhập, mức chi tiêu phản ánh thực chất mức sống của các hộ gia đình hơn là
thu nhập. Trong khi thu nhập thường có tính ổn định không cao trong một
thời kỳ nhất định. Trên thực tế là có thể kiểm soát được chất lượng số liệu thu
nhập hơn số liệu chi tiêu của các hộ nghèo. Nhưng tùy điều kiện nhất định mà
mỗi quốc gia sẽ lựa chọn thu nhập hoặc chi tiêu làm thước đo để xác định tỉ lệ
đói nghèo của quốc gia mình [20].
Thước đo đa chiều, thước đo đa chiều xem xét mức sống của dân cư một
cách đầy đủ, toàn diện hơn. Nó đo lường mức sống cả mặt kinh tế lẫn chất
lượng cuộc sống theo các chiều khác nhau như: Tình trạng phi tiền tệ, tình
trạng dễ bị tổn thương, rủi ro, quyền tự do, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân
biệt đối xử, bị vi phạm quyền con người.
Tóm lại, hai thước đo đơn chiều và đa chiều về đói nghèo đều có những
ưu, nhược điểm hay tác động đến giảm nghèo khác nhau. Thước đo nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





8
đơn chiều giải quyết các vấn đề về nghèo một cách ngắn hạn trong khi thước
đo đa chiều giải quyết nghèo trong dài hạn [21].
1.1.3 Quan niệm về nghèo đói ở Việt Nam
Trước đây, quan niệm về nghèo đói ở Việt Nam khá tương đồng với
những định nghĩa về nghèo đói được thừa nhận rộng rãi hiện nay trên thế giới.
Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói
nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc,
Thái Lan tháng 9/1993: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này
đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong
tục tập (18) quán của địa phương. Tương tự định nghĩa nghèo đói là tình trạng
bị thiếu thốn ở nhiều phương diện. Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo
thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ
bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu
và những khó khăn tới người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá
trình ra quyết định.
Như vậy, Nghèo của Việt Nam đang được nghiên cứu là nghèo tuyệt đối,
thước đo đói nghèo mà Việt Nam đang áp dụng là cách tiếp cận đơn chiều.
Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu tiếp cận nghèo theo thước
đo đa chiều.
Hiện nay ở Việt Nam Có Nhiều ý kiến khách nhau sung quanh khái niệm
Nghèo đói. Song ý kiến chung nhất cho rằng Ở Việt Nam nên tách đói và
nghèo thành hai khái niệm riêng biệt.
+ Đói: là một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Hay nói
cách khác là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, phai vay mượn
cộng đồng và không có khả năng trả nợ.
+ Nghèo: Là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mán một phần
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sông trung

bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện [21].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói
Khái niệm chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu)
bình quân đầu người mà một quốc gia quy định dùng làm tiêu chuẩn để xác
định người nghèo hoặc hộ nghèo (Bộ LĐ-TB&XH, 2005). Theo đó, những
người hoặc những hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp
hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.
Các tiêu chí đánh giá nghèo đói trên thế giới:
Thứ nhất: là tiêu chí phát triển con người (HDI) của Chương trình Phát
triển Liên Hiệp Quốc (UNDP). Tiêu chí này dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản
như tuổi thọ dân cư, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập bình quân
trên đầu người trong năm để đánh giá mức sống của người dân.
Thứ hai là tiêu chí đánh giá nghèo theo đường nghèo: Theo đó Ngân
hàng thế giới phân chia đường nghèo đói theo hai mức: đường nghèo đói
lương thực thực phẩm và đường nghèo đói chung. Đường nghèo về lương
thực thực phẩm được xác định dựa trên lượng calo tối thiểu cho một người
trên một ngày. Mức calo tối thiểu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một
số tổ chức khác xác định rộng rãi hiện nay là 2100kalo/người/ngày. Tuy
nhiên, khi áp dụng thực tế mỗi nước sẽ có những mức điều chỉnh phù hợp.
Chẳng hạn mức kalo tối thiểu của 1 người/ngày ở Trung Quốc là
2150kalo/ngày/người, ở Thái Lan là 1978 kalo/người/ngày và Việt Nam là
2100 kalo/người/ngày [20]
Thứ ba là tiêu chí đánh giá nghèo theo mức chi tiêu tối thiểu cho các nhu
cầu cơ bản của con người. Trong Chương trình phát triển Liên hiệp quốc năm

1997, Ngân hàng thế giới đã đưa ra mức chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức
mua tương đương của địa phương so với đôla thế giới để thỏa mãn nhu cầu
sống tổng quát cho nghèo khổ tuyệt đối là 1 USD; và mức 2 USD/ người/ngày
trở xuống là nghèo cho các nước châu Mỹ la tinh và Carribean; 4 USD
/người/ngày trở xuống cho những nước Đông Âu và 14 - 40 USD/người/ngày
cho các nước công nghiệp phát triển.
Từ năm 2005 chuẩn nghèo mới mà Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) áp dụng đối với các nước đang phát triển là 1,25 USD/người/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
ngày cho chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tương đương (PPPs) thay
cho đường chuẩn nghèo trước đó vẫn dùng là mức 1 USD/người/ngày theo
mức giá năm 1993 [20].
Thứ tư là tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập bình quân đầu người.
Tại Đại hội lần thứ II của Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn nghèo chung cho
thế giới là mức thu nhập bình quân dưới 370USD/người/năm. Bên cạnh đó
khi sử dụng chỉ tiêu này các quốc gia thường xác định thu nhập bình quân của
hộ gia đình so sánh với thu nhập bình quân đầu người của quốc gia. Người có
thu nhập bình quân đầu người ít hơn 1/2 hoặc 1/3 thu nhập bình quân của
quốc gia được coi là nghèo.
Trên thực tế nhiều quốc gia thường áp dụng kết hợp 1 hay nhiều chỉ tiêu
để đánh giá nghèo đói nhằm mang lại kết quả chính xác và khách quan hơn.
Chẳng hạn như ở Việt Nam thời gian qua cũng kết hợp cả hai tiêu chí là đánh
giá (19) nghèo theo mức chi tiêu tối thiểu cho các nhu cầu cơ bản và đánh giá
nghèo theo thu nhập bình quân đầu người.
Chỉ tiêu về nghèo đói ở Việt Nam:

Thời gian qua, chuẩn nghèo của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể
nhằm phù hợp hơn với tình hình phát triển của Việt Nam và hướng đến tiếp
cận gần hơn chuẩn nghèo của thế giới. Việt Nam đã 6 lần điều chỉnh chuẩn
nghèo từ 1993 - 2015.
Bảng 1.1 Chuẩn đói nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn
Hộ đói
Giai đoạn
1993 - 1996
1997 - 2000
2001 - 2005
2006- 2010
2011 - 2015
2016 - 2020

Nông thôn

Thành thị

< 8kg gạo
< 13kg gạo
< 13kg gạo

< 13kg gạo
< 13kg gạo
< 13kg gạo

Hộ nghèo
Nông thôn
miền núi


Nông thôn
đồng bằng

Thành thị

< 15kg gạo
< 15kg gạo
80.000 đ
< 200.000 đ
< 400.000 đ
< 700.000 đ
700.000 1.000.000

< 15kg gạo
< 20kg gạo
100.000 đ
< 200.000 đ
< 400.000 đ

< 20kg gạo
< 25kg gạo
150.000 đ
< 260.000 đ
< 500.000 đ
< 900.000đ
900.000 - 1.300.000

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11
Qua bảng trên cho thấy:
Giai đoạn 1993 - 1996
Hộ đói: Bình quân thu nhập đầu người quy ra gạo/tháng là dưới 13kg đối
với thành thị, dưới 08kg đối với khu vực nông thôn.
Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy ra gạo/tháng là dưới 20kg
đối với khu vực thành thị và dưới 15kg đối với khu vực nông thôn.
Giai đoạn 1997 - 2000:
Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy
ra gạo dưới 13 kg, tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dưới 15kg/người/tháng.
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: Dưới 20kg/người/tháng.
+ Vùng thành thị: Dưới 25kg/người/tháng.
Giai đoạn 2001 - 2005 (Công văn số 175/LĐ-TB&XH):
- Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001 - 2005 trên phạm vi toàn
quốc đối với từng vùng (Quyết định số 1143/ 2000/QĐ-LĐTBXH) được xây
dựng dựa trên thu nhập bình quân đầu người như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.
+ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.
+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.
Giai đoạn 2006 -2010 (Quyết định số 170/ 2005/ QĐ-TTg) quy định hộ
nghèo cho hai khu vực nông thôn và thành thị như sau:
+ Vùng nông thôn (cả miền núi và đồng bằng): 200.000 đồng/người/tháng.
+ Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/ tháng.
Giai đoạn 2011 - 2015 đã được điều chỉnh lại có tính đến các nhân tố
ảnh hưởng để tiếp tục công cuộc giảm nghèo góp phần phát triển kinh tế - xã

hội đất nước. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy
định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thu nhập cụ thể như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Hộ nghèo:
+ Vùng nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng.
+ Thành thị:

500.000 đồng/người/tháng.

Hộ cận nghèo:
+ Vùng nông thôn: 401.000 đồng đến 520.00 đồng/người/tháng.
+ Thành thị:

501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Giai đoạn 2016 - 2020 Giai đoạn này vừa được thủ tướng chính phủ
quyết định ban hành chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều với mức cao hơn để
đảm bảo giá trị đồng tiền, mức sống của người nghèo. Ngoài ra, người nghèo
phải tiếp cận được những dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch…
Quyết định Số: 59/2015/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015. Mức
thu nhập cụ thể như sau:
Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận

các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Nhìn vào chuẩn nghèo của Việt Nam ta thấy, mức chuẩn nghèo được
nâng lên qua từng giai đoạn: Chuẩn nghèo vùng nông thôn giai đoạn 20112015 so với giai đoạn 2005-2010 tăng gấp 2 lần (từ 200.000đ lên 400.000đ),
chuẩn nghèo khu vực thành thị giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn 20052010 tăng gấp 1,92 lần (từ 260.000đ lên 500.000đ). Giai đoạn 2016 - 2020
Mức thu nhập cho chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều này đã tăng lên gần 1,8 lần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
so với mức trước đó. Theo quy định mới, ngưỡng thiếu hụt đa chiều đối với
một hộ gia đình là từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.
Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đối với đời sống của
người nghèo, đồng thời từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa
chuẩn nghèo Việt Nam với chuẩn nghèo thế giới.
Sau gần 30 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đại đa số người dân
đã được cải thiện, do vậy đối tượng nghèo đói cũng có sự thay đổi. Trước
đây, do nguồn lực hạn chế nên chương trình giảm nghèo chủ yếu tập trung
cho đối tượng nghèo về lương thực, thực phẩm - nghèo tuyệt đối (nhu cầu ăn
no, mặc ấm). Hiện nay do mức sống được nâng lên nên nhu cầu phi lương
thực, thực phẩm (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, giáo dục,
văn hóa, đi lại, giao tiếp xã hội) cũng tăng thêm và nhiệm vụ của chương trình
là hỗ trợ để giảm đối tượng nghèo phi lương thực, thực phẩm - nghèo tương
đối. Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các thành quả của sự phát triển cũng như sự

khác biệt đáng kể giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, do sự phân hóa giàu nghèo
đang có xu hướng gia tăng cho nên chuẩn nghèo cũng có sự thay đổi.
Tuy nhiên, việc sử dụng chuẩn nghèo dựa vào thu nhập trong một thời gian
dài đã không còn phù hợp, bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: bỏ sót đối tượng,
độ bao phủ chưa cao, thiếu công bằng trong việc thực hiện chính sách giảm
nghèo, chưa đánh giá, đo lường mức độ chuyển biến về tiếp cận các nhu cầu xã
hội cơ bản của người dân. Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ
Chí Minh việc áp dụng mức chuẩn nghèo này để xác định hộ nghèo không còn
phù hợp do thu nhập bình quân đầu người cao hơn rất nhiều so với cả nước.
Chuẩn cận nghèo giai đoạn 2011- 2015: Hộ cận nghèo là hộ có mức thu
nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng ở nông thôn
và từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng ở thành thị (Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg của thủ tướng CP ngày 30/01/2011).
Việt Nam cũng áp dụng tiêu chí do Tổng cục Thống kê tính toán đánh
giá nghèo dựa trên cả tiêu chí thu nhập và chi tiêu cho đầu người. Theo đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
dựa vào điều tra mức sống dân cư áp dụng tiêu chí đường nghèo đói của Ngân
hàng thế giới đưa ra cho các nước đang phát triển.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020: Cận Nghèo là 1.000.000 đồng/
người/ tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực
thành thị.
*. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước
sạch và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10

chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người
lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân
đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ
viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. (Quyết định số 59/QĐ-TTg của
thủ tướng CP ngày 19/11/2015) [21].
1.2. Nghèo đa chiều
1.2.1. Khái niệm nghèo đa chiều
Nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp
ứng một hoặc một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
1.2.2.Các tiêu chí trong tiếp cận đo lường nghèo đa chiều
Chuẩn nghèo giai đoạn 2015-2020 bao gồm người có thu nhập 700.000
đồng/người/tháng ở nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở thành thị. Bên
cạnh đó, chuẩn nghèo đa chiều còn được sử dụng để khắc phục những điểm
yếu của phương pháp nghèo thu nhập đã bộc lộ những bất cập trong bối cảnh
hiện nay.
Trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo, Bộ LĐTB&XH đã xây dựng và đề xuất
10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều tương ứng là: giáo
dục người lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước
sạch, hố xí, dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Các chỉ số
đo lường này được trình bày trong Bảng 1.2 dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Bảng 1.2. Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam
Chiều
nghèo


1) Giáo
dục

2) Y tế

Chỉ số đo
lường

Mức độ thiếu hụt

Cơ sở pháp lý

- Hộ gia đình có ít - Hiến pháp 2013
nhất 1 thành viên đủ - NQ 15/NQ-TW
1.1 Trình 15 tuổi sinh từ năm - Một số vấn đề chính sách
độ giáo dục 1986 trở lại không tốt xã hội giai đoạn 2012-2020.
của người nghiệp trung học cơ sở Nghị
quyết
số
lớn
và hiện không đi học
41/2000/QH (bổ sung bởi
Nghị định số 88/2001/NĐCP)
Hộ gia đình có ít nhất - Hiến pháp 2013.
1 trẻ em trong độ tuổi - Luật Giáo dục 2005.
1.2 Tình
đi học (5 - 14 tuổi) - Luật bảo vệ, chăm sóc và
trạng đi học hiện không đi học
giáo dục trẻ em.
của trẻ em

- NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.
- Hộ gia đình có - Hiến pháp 2013.
người bị ốm đau - Luật Khám chữa bệnh
nhưng không đi khám 2011.
chữa bệnh (ốm đau
được xác định là bị
2.1 Tiếp
bệnh/ chấn thương
cận các
nặng đến mức phải
dịch vụ y tế nằm một chỗ và phải
có người chăm sóc tại
giường hoặc nghỉ
việc/học không tham
gia được các hoạt
động bình thường)
Hộ gia đình có ít nhất Hiến pháp 2013.
1 thành viên từ 6 tuổi Luật bảo hiểm y tế 2014.
2.2 Bảo
trở lên hiện tại không NQ 15/NQ-TW Một số vấn
hiểm y tế
có bảo hiểm y tế
đề chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





16
Chiều
nghèo

Chỉ số đo
lường

Mức độ thiếu hụt

Cơ sở pháp lý

Hộ gia đình đang ở Luật Nhà ở 2014.
trong nhà thiếu kiên cố NQ 15/NQ-TW Một số vấn
3.1. Chất
lượng nhà ở

hoặc nhà đơn sơ

đề chính sách xã hội giai

(Nhà ở chia thành 4 đoạn 2012-2020.
cấp độ: nhà kiên cố,
bán kiên cố, nhà thiếu
kiên cố, nhà đơn sơ)

3) Nhà ở

Diện tích nhà ở bình Luật Nhà ở 2014.

3.2 Diện
tích nhà ở

quân đầu người của hộ Quyết
gia đình nhỏ hơn 8m2

định

2127/QĐ-Ttg

của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Chiến lược phát

bình quân

triển nhà ở quốc gia đến

đầu người

năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030

4.1 Nguồn

Hộ gia đình không NQ 15/NQ-TW Một số vấn

nước sinh

được tiếp cận nguồn đề chính sách xã hội giai


4)Điều

hoạt

kiện sống

4.2. Hố

Hộ gia đình không sử NQ 15/NQ-TW Một số vấn

xí/nhà vệ

dụng hố xí/nhà tiêu đề chính sách xã hội giai

sinh
5.1 Sử
dụng dịch
vụ viễn
thông
5) Tiếp
cận thông
tin

nước hợp vệ sinh

đoạn 2012-2020.

hợp vệ sinh

đoạn 2012-2020.


Hộ gia đình không có Luật Viễn thông 2009.
thành

viên

nào

sử NQ 15/NQ-TW Một số vấn

dụng thuê bao điện đề chính sách xã hội giai
thoại và internet

đoạn 2012-2020.

Hộ gia đình không có Luật
5.2 Tài sản
phục vụ
tiếp cận
thông tin

Thông

tin

Truyền

tài sản nào trong số thông 2015.
các tài sản: Tivi, đài, NQ 15/NQ-TW Một số vấn
máy vi tính; và không đề chính sách xã hội giai

nghe được hệ thống đoạn 2012-2020.
loa đài truyền thanh
xã/thôn

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×