Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma tuý tỉnh lâm đồng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.78 KB, 23 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ LỆ QUYÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN
MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ
ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝ TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Đỗ Hạnh Nga

Phản biện1:TS. Nguyễn Hải Hữu
Phản biện 2:PGS.TS Nguyễn Hữu Chí

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội
.............giờ............ngày.........tháng.......năm.............

Có thể tìm hiểu luận văn tại :
Thư viện học viện Khoa học xã hội

1




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình trạng nghiện ma tuý đã trở thành hiểm hoạ không những ở
Việt Nam mà trên toàn thế giới, gây ra nhiều tổn thất về nguồn lực xã hội
như kinh tế, con người, rối loạn an ninh trật tự an toàn xã hội làm cho giá
trị và chất lượng cuộc sống giảm sút.
Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng là
một cơ sở đa chức năng ngày càng thu hút nhiều người đến cai nghiện và
nhiều loại hình cai nghiện như tự nguyện, bắt buộc, đối tượng xã hội...
Để đáp ứng những đòi hỏi phát triển mới Trung tâm phải tổ chức nhiều
loại hình hoạt động và để làm phong phú, đa dạng trong việc áp dụng các
phương pháp công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý. Chính vì vậy
đề tài “Công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma túy từ thực
tiễn Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng” là
một trong những yêu cầu bức thiết cần thực hiện tại Trung tâm hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới:
Nhiều nghiên cứu liên quan đến việc nghiện ma tuý và hỗ trợ
người nghiện ma tuý.
Nghiên cứu lý giải tại sao người ta nghiện ma tuý.
Chương trình nghiên cứu của NIDA (các chuyên gia Viện Nghiên
cứu Quốc gia Hoa Kỳ về Lạm dụng ma túy) [6] trải rộng từ các nghiên
cứu cơ bản về não bộ, hành vi của người nghiện cho đến các dịch vụ y
tế.
Nghiên cứu hỗ trợ cho người nghiện ma tuý cai nghiện:

2



Nghiên cứu “Quản lý trường hợp đối với những đối tượng mới ra
tù có sử dụng ma túy” của Inciardi JA, Martin SS, Scarpitti FR [25]
Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến vấn đề ma túy hiện nay
trên thế giới tập trung vào nghiên cứu các tác động về mặt y tế, nghiên
cứu các thuốc thay thế ma túy.
2.2. Tại Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc Hội và Chính phủ đã tiến hành nhiều
hoạt động và nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều Quốc gia, để giải quyết
bài toán về người nghiện ma túy theo quan điểm mới. Nhiều văn bản,
luật, chính sách có liên quan đến ma tuý được điều chỉnh, thay đối.
Với quan điểm khuyến khích cai nghiện tự nguyện, áp dụng cai
nghiện bắt buộc đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đa dạng
các loại hình cơ sở cai nghiện để người nghiện ma tuý tiếp cận các dịch
vụ theo nhu cầu...
Có khá nhiều nghiên cứu đối với người nghiện ma túy tập trung
vào giải quyết các vấn đề nghiện và chống tái nghiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người cai
nghiện ma túy tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm
Đồng. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các
hoạt động của công tác xã hội nhóm giúp cho việc hỗ trợ người cai
nghiện tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng
ngày một chất lượng và có chiều sâu hơn.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiện, nghiện ma tuý, người
nghiện ma tuý và lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người nghiện
ma tuý.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xã hội nhóm đối với
người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị ma tuý Lâm
Đồng.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội
nhóm đối với người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị
nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma túy tại Trung
tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể nghiên cứu: người cai nghiện ma tuý, nhân viên
công tác xã hội và lãnh đạo của Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma
tuý tỉnh Lâm Đồng.
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về công tác xã hội
nhóm và thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma
tuý.
- Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn Trung tâm Tư
vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017

4


5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả luận văn tiến hành phỏng vấn sâu đối với 05 người đang
cai nghiện tại Trung tâm, 03 nhân viên phụ trách triển khai các hoạt động
nhóm, 02 lãnh đạo của Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh
Lâm Đồng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo
hữu ích tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về công tác xã hội.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các chuyên đề, khóa luận trong
lĩnh vực công tác xã hội nhóm.
Góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc
phân tích lý luận về công tác xã hội nhóm với người cai nghiện ma tuý.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các phát hiện và đề xuất của nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao
chất lượng cung cấp dịch vụ điều trị nghiện, nâng cao hiệu quả hoạt động
công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma tuý. Làm phong phú
và hoàn thiện hơn các giải pháp hỗ trợ người nghiện tại Trung tâm. Kết
quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về vai
trò của nghề Công tác xã hội, các nhân viên Công tác xã hội cũng như

5


vai trò của hệ thống cung cấp dịch vụ trong hoạt động hỗ trợ người cai
nghiện ma túy.
Đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu có lĩnh vực liên quan.
7. Kết cấu của luận văn


Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với
người nghiện ma tuý.
Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã
hội nhóm đối với người nghiện ma tuý.
Một là hệ thống các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu bao
gồm: Thuyết hệ thống, thuyết tâm lý- xã hội, thuyết hành vi và học tập
xã hội, thuyết lãnh đạo, thuyết tương tác biểu trưng, thuyết nhân quyền
(quyền con người)
Hai là luận văn đi vào làm rõ các nội dung, khái niệm nghiện chất,
nghiện ma tuý và người nghiện ma tuý.
Ba là tìm hiểu các khái niệm về công tác xã hội, công tác xã hội
nhóm và công tác xã hội nhóm với người nghiện ma tuý.
Công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma túy là phương
pháp trong Công tác xã hội ứng dụng những kiến thức, kĩ năng liên quan
đến tâm lí nhóm nhằm giúp người nghiện tăng cường, củng cố chức năng
xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó
với các vấn đề của cá nhân làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm để giải

6


quyết vấn đề của mình giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng
sử dụng ma túy trái phép.
Nhân viên công tác xã hội làm việc trực tiếp với nhóm người
nghiện ma tuý bằng việc áp dụng các kiến thức làm việc nhóm, trong quá
trinh tương tác với nhau và với môi trường xung quanh giúp các thành
viên năng cao năng lực và tham gia giải quyết các vấn đề nảy sinh, các
vấn đề thiết yếu nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày của họ.
Bốn là nêu các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với
người làm công tác xã hội nhóm (nhân viên xã hội).

Lý luận về các giai đoạn, tiến trình công tác xã hội nhóm:
Người làm công tác xã hội nhóm (nhân viên xã hội) cần nắm
vững kiến thức về phương pháp công tác xã hội nhóm trong đó chú ý đến
các giai đoạn phát triển nhóm và tiến trình các giai đoạn giúp đỡ nhóm
đối với người sử dụng ma tuý.
Các giai đoạn phát triển nhóm:
Có 5 giai đoạn phát triển:

* Giai đoạn hình thành:

* Giai đoạn bão tố (cạnh tranh và liên kết):
* Giai đoạn ổn định (Lập quy chuẩn mới):
* Giai đoạn trưởng thành (Phát huy tối đa năng suất|):
* Giai đoạn kết thúc

7


Tiến trình công tác xã hội nhóm đối với người đang sử dụng ma
túy dựa trên 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm
Bước 2: Nhóm bắt đầu hoạt động
Bước 3: Can thiệp – thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Lượng giá – kết thúc hoạt động nhóm
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người nghiện
ma tuý từ thực tiễn Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý
tỉnh Lâm Đồng.
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.2. Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma tuý
tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng

2.2.1.Thực trạng người nghiện ma tuý đang cai nghiện
Biểu đồ 2.1.Độ tuổi của người nghiện ma tuý tại Trung tâm
Qua biểu đồ ta thấy độ tuổi của người nghiện ma tuý tại Trung
tâm hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hoá, tập trung chủ yếu ở người
trẻ tuổi: có đến 81% người nghiện từ 30 tuổi trở xuống, chỉ có 19% trên
30 tuổi.
Việc không phân chia nhiều cấp độ lứa tuổi khác nhau có thể là
điểm thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động cho học viên bởi đồng
trang lứa thông thường sẽ có những nét giống nhau.
Ở lứa tuổi còn rất trẻ nên người nghiện ma tuý rất thích tham gia
vào các hoạt động cùng sở thích như thể thao, văn nghệ, thể hình...Bên

8


cạnh tuổi trẻ sôi nổi, hiếu động cần có những hoạt động hỗ trợ tư vấn
giúp họ giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống do họ chưa chín chắn,
trưởng thành.
Biểu đồ 2.2. Giới tính của người nghiện ma tuý tại Trung tâm
Biểu đồ về giới tính của người nghiện ma tuý có sự chênh lệch giữa
tỷ lệ nam và nữ. Nam giới chiếm tỷ lệ 96%, nữ giới 4%. Tuy vậy, mặc dù
nữ giới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng tỷ lệ trên cho ta thấy người nghiện
cai nghiện ma tuý tại Trung tâm có cả nam và nữ, với quan niệm của người
Á Đông thì người phụ nữ nghiện ma tuý hẳn sẽ bị nhiều sự dị nghị hơn so
với người nam nghiện ma tuý. Chính vì thế trong tổ chức chương trình cai
nghiện cho nữ giới cũng cần có nhiều loại hình phù hợp.
Biểu đồ 2.4 về trình độ học vấn cho thấy người nghiện ma túy ở
Trung tâm có trình độ học vấn khác nhau. Tuy nhiên chiếm tỷ lệ cao là
nhóm có trình độ học vấn trung học cơ sở 44% và trung học phổ thông
40%, đại học chiếm tỷ lệ 12%, tiểu học 3% và 1% là chưa biết chữ.

Không có sự phân biệt nhiều về trình độ văn hoá giữa những
người cai nghiện tại trung tâm, có thể tham gia các hoạt động, các nhóm
mà mọi thành viên cơ bản có trình độ ngang nhau. Tuy nhiên người phụ
trách, cung cấp kỹ năng kiến thức cho họ cần nắm được đặc điểm đối
tượng để có chương trình phù hợp.
Người nghiện ma tuý cần được cung cấp kiến thức, kỹ năng để
có thể tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận các dịch vụ xã
hội, khả năng giao tiếp và ứng phó với các tình huống có nguy cơ giúp
họ phòng tránh tái nghiện.

9


Biểu đồ 2.5 cho ta thấy người nghiện ma tuý đi cai nghiện tại
trung tâm với những thời hạn khác nhau nhưng chủ yếu là thời gian cai
06 tháng. Điều này phản ánh một thực tế là học viên hiện nay chủ yếu là
người đi cai nghiện tự nguyện, với tỷ lệ 67 %.
Theo quy định của Trung tâm nếu học viên phấn đấu tốt thì sẽ
được về trước thời hạn 03 tháng (quy chế của Trung tâm) như vậy với
thời gian 03 tháng về hẳn sẽ có ảnh hưởng đến việc duy trì tham gia các
nhóm ở các người cai nghiện.
20% người cai nghiện có thời gian 12 tháng, 3% là 24 tháng và
khác (có thể là 18 hoặc 36 tháng...) có thể là học viên tự nguyện hoặc đối
tượng quản lý sau cai hay người cai nghiện thuộc diện bị bắt buộc.
Như vậy tương ứng với mỗi diện cai nghiện cụ thể có thể có kế
hoạch hoạt động nhóm phù hợp
Ma tuý có rất nhiều loại tuy vậy hiện nay tại Trung tâm theo kết
quả khảo sát thì người nghiện ma tuý chủ yếu sử dụng ma tuý đá chiếm
tỷ lệ 57%, heroin 36%, cần sa 6% và cỏ mỹ là 1%. Trên thực tế thì có
những người vừa sử dụng ma tuý đá vừa sử dụng heroin nhưng theo

khảo sát thì 36% người sử dụng heroin ở đây là chưa dùng đến đá và
57% người dùng ma tuý đá thì có người sử dụng đá hoàn toàn và có
người sử dụng heroin sau đó sử dụng đá.
Các loại ma tuý khác nhau nên người sử dụng chúng cũng bị ảnh
hưởng khác nhau cần có sự can thiệp, điều trị phù hợp.
Biểu đồ 2.7.Nghề nghiệp của người nghiện ma tuý

10


Qua biểu đồ 2.7. về tình trạng nghề nghiệp của người nghiện ma
tuý tại Trung tâm cho thấy 48% người nghiện có nghề nghiệp, 43 %
không có nghề nghiệp ổn định và 9% người nghiện đang là học sinh,
sinh viên. Như vậy có đến 52% người nghiện ma tuý chưa tạo thu nhập
nuôi sống bản thân, chưa có nghề nghiệp, việc làm ổn định.
Người nghiện ma tuý cần được hỗ trợ định hướng nghề nghiệp
cũng như cần nâng cao năng lực, sự tự tin vượt qua mặc cảm vì nghiện
ma tuý để tích cực tham gia vào các hoạt động góp phần giảm gánh nặng
cho xã hội.
Xu hướng ngày càng trẻ, thuận lợi cho tổ chức các hoạt động
nhóm và có thể tổ chức hoạt động giống nhau, tuy vậy chính vì còn trẻ
nên họ thiếu chín chắn cần tư vấn hỗ trợ nhiều hơn.
Người nghiện tập trung chủ yếu trong tỉnh thuận lợi cho việc vận
động nguồn lực hỗ trợ trong tỉnh, hợp tác với thân nhân và có thể duy trì
mở rộng nhóm trợ giúp học viên khi về cộng đồng.
Người nghiện sử dụng các loại ma tuý khác nhau bị các tác
dụng khác nhau nên cần can thiệp hỗ trợ khác nhau.
Cần định hướng nghề nghiệp, tạo sự tự tin cho người nghiện
tham gia các hoạt động.
2.2.2. Thực trạng các hoạt động nhóm tại trung tâm

Theo số liệu ở bảng 2.1. thì người nghiện ma tuý tại trung tâm
tham gia vào nhiều hoạt động trong đó mức độ tham gia thường xuyên
theo thứ tự là hoạt động lao động trị liệu gồm đan hàng thủ công mỹ
nghệ, phục vụ hậu cần, chăm sóc cảnh quan, cây cảnh... chiếm tỷ lệ 76%;

11


học chuyên đề chiếm 54 %; thể dục, thể thao (bóng đá, bóng chuyền,
bóng rổ...) 48%; văn hoá văn nghệ 36%; tư vấn 36%.
Hoạt động người nghiện cho rằng thỉnh thoảng tham gia chiếm tỷ
lệ cao nhất là tư vấn 50% .
Hoạt động có tỷ lệ người nghiện không tham gia nhiều nhất là văn
hoá văn nghệ 33%.
Mức độ tham gia của học viên qua các hoạt động không đồng đều,
chưa đạt 100%, nhiều hoạt động thỉnh thoảng tham gia và có hoạt động
không tham gia. Có thể có nhiều nguyên nhân như do người nghiện mới
vào chưa tham gia, vì lý do sức khoẻ hay vì do các hoạt động chưa thu
hút người nghiện tham gia.
Qua bảng 2.2.ta thấy người nghiện ma tuý tham gia các hoạt động
ở Trung tâm hầu hết theo nhóm, tỷ lệ cao nhất là nhóm học chuyên đề
90%; nhóm lao động trị liệu 81%; nhóm thể dục, thể thao 80% nhóm văn
hoá, văn nghệ 66% và cuối cùng là tư vấn 28%.
Riêng hoạt động tư vấn tỷ lệ tham gia tư vấn nhóm chỉ 28% chủ
yếu là tư vấn cá nhân 58%.
Như vậy thực trạng Trung tâm có nhiều hoạt động với nhiều nhóm
khác nhau.
Khi hỏi người nghiện tại trung tâm trong các nhóm làm việc, sinh
hoạt họ có được ai hướng dẫn nội dung hoặc hỗ trợ thì có 86% trả lời có
nhận sự hỗ trợ, hướng dẫn và 14% không nhận được (theo kết quả bảng

hỏi). Và qua bảng 2.3. kết quả khảo sát cho ta thấy có 57% cho rằng
người hỗ trợ mình là cán bộ phụ trách nhóm, 21% nói nhóm trưởng, 19%
tự thân mình giúp mình không có ai khác và 3% ý kiến chưa rõ.

12


Số liệu trên cho thấy Trung tâm có các nhóm hoạt động nhưng
vai trò của cán bộ phụ trách là chính.
Bảng 2.4. thống kê số liệu người nghiện ma tuý tại Trung tâm khi
được hỏi về cảm nhận của họ khi tham gia làm việc, sinh hoạt nhóm: có
64% cảm thấy vui vẻ, hoà đồng, thú vị; 14% có thêm bạn bè; 10% bình
thường, 7% cho rằng nhóm mang lại bực bội, không giúp ích được gì 1%
thấy mất thời gian khi tham gia và 3% không rõ.
Điều đó chứng tỏ người nghiện tại trung tâm thích tham gia sinh
hoạt nhóm vì nhận thấy nhiều lợi ích từ nhóm. Khi tham gia nhóm họ
học được nhiều điều từ các thành viên nhóm: “đó là tinh thần đoàn kết,
tự cường, biết chia sẻ nhau vượt qua khó khăn; rèn luyện tính tự giác, kỷ
luật, tính tự lập, biết thêm kỹ năng sống, thay đổi cách nhìn nhận, có
trách nhiệm hơn trong công việc và không cảm thấy đơn độc” (nguồn
khảo sát thống kê từ bảng hỏi).
Theo bảng 2.5. thì người nghiện tại Trung tâm khi tham gia nhóm
xuất phát chủ yếu từ yêu cầu của trung tâm 46%, tham gia vì sở thích cá
nhân là 39% và 19% là do ảnh hưởng từ bạn bè thấy bạn bè tham gia, rủ
tham gia nên tham gia.
Chính vì chủ yếu nhóm được chỉ định hình thành nên một số
người nghiện tham gia miễn cưỡng, cho rằng nhóm không giúp ích được
gì. Mặc dù vậy thì đa số người nghiện đều nhìn nhận “tham gia nhóm
đem đến sự hoà đồng, niềm vui” cho họ và họ đề xuất “Trung tâm nên
chuyên nghiệp hơn, phát huy hơn nữa”, giúp họ vào “những nhóm phù

hợp với bản thân để có thể phát triển tốt hơn”, giúp họ “giải quyết các

13


vấn đề của bản thân cũng như của những người đồng cảnh ngộ” (nguồn
từ bảng hỏi học viên cung cấp).
Theo số liệu từ bảng 2.6 thì nhóm người nghiện ma tuý tại Trung
tâm chủ yếu ở giai đoạn 1: Hình thành nhóm (các thành viên mới làm
quen, thường dựa vào người lãnh đạo để có được cách thức làm việc)
44% nhận thấy điều này, 30% ý kiến các nhóm đang ở giai đoạn 4: Tập
trung vào công việc (nhóm đã trưởng thành, mỗi thành viên trong nhóm
được phân chia vai trò nhưng với sự quan tâm của cả nhóm); 16% cho
rằng nhóm đang ở giai đoạn 3: Hình thành quy ước chung (các thành
viên trong nhóm hình thành quy ước chung, chấp nhận nhau thông qua
biểu lộ tình cảm thân mật, yêu thương, giận hờn), 7% nhìn thấy nhóm
trong giai đoạn 2: Sóng gió/ bão táp (xuất hiện xung đột trong các mối
quan hệ và cách thức tổ chức công việc) và 3% kết luận nhóm đang ở
giai đoạn 5: Kết thúc (lượng giá các hoạt động của nhóm).
Như vậy nhóm có trải qua các giai đoạn từ hình thành cho đến
kết thúc. Tuy nhiên với nhóm cùng sở thích mọi người có ấn tượng về
nhóm ở giai đoạn đầu mới thành lập nhóm và giai đoạn 4 giai đoạn
trưởng thành.
Đối với nhóm đồng cảnh ngộ có đến 56% người nghiện ma tuý
tại Trung tâm lựa chọn nhóm đang ở giai đoạn 1: Hình thành nhóm (các
thành viên mới làm quen, thường dựa vào người lãnh đạo để có được
cách thức làm việc), 20% ý kiến các nhóm đang ở giai đoạn 4: Tập trung
vào công việc (nhóm đã trưởng thành, mỗi thành viên trong nhóm được
phân chia vai trò nhưng với sự quan tâm của cả nhóm); 11% cho rằng
nhóm đang ở giai đoạn 3: Hình thành quy ước chung (các thành viên

trong nhóm hình thành quy ước chung, chấp nhận nhau thông qua biểu lộ

14


tình cảm thân mật, yêu thương, giận hờn), 14% nhìn thấy nhóm trong
giai đoạn 2: Sóng gió/ bão táp (xuất hiện xung đột trong các mối quan hệ
và cách thức tổ chức công việc) và 1% kết luận nhóm đang ở giai đoạn 5:
Kết thúc (lượng giá các hoạt động của nhóm).
Ấn tượng về nhóm đối với người nghiện là giai đoạn đầu mới thành lập.
Hoạt động nhóm đã diễn ra xong cách thức làm việc còn dựa vào người
lãnh đạo điều hành nhóm, nhóm chưa thể tự vận động, chưa trưởng
thành.
Khi tham gia các nhóm có 63% người nghiện biết rõ mục đích của
nhóm mình tham gia, 56% biết được các kế hoạch của nhóm đề ra và
59% hiểu về các thành viên trong nhóm của mình. Mặc dù vậy vẫn có
đến 37% người nghiện khi tham gia nhóm không biết mục đích của
nhóm, 41% không hiểu các thành viên trong nhóm và 31% không rõ kế
hoạch của nhóm. Có thể có nhiều lý do để lý giải cho số liệu trên song
chung quy lại số liệu trên phản ánh một thực tế là tổ chức nhóm sinh
hoạt chưa thật sự chất lượng, chưa đúng với yêu cầu của công tác xã hội
nhóm.
Theo bảng 2.9 thì người nghiện tham gia nhóm có sự hỗ trợ về tư
vấn tâm lý 73% và trị liệu tâm lý 61% . Mặc dù vậy có 27% người
nghiện cho rằng không có tư vấn tâm lý và 39% không trị liệu tâm lý vì
họ “đi cai nghiện chứ không bị thần kinh” hay “Trung tâm không có
chuyên gia tâm lý” (nguồn từ bảng hỏi học viên)
Thực tế học viên sử dụng ma tuý nhất là ma tuý đá nên có ảnh
hưởng rất lớn đến thần kinh, nhiều trường hợp hoang tưởng, luôn suy
nghĩ về một hình ảnh gì đó và có những hành động để tìm kiếm, chém

giết, theo dõi, điều tra cho ra ... họ cần được điều trị không chỉ bằng

15


thuốc mà còn phải áp dụng các phương pháp khác trong đó có biện pháp
tư vấn.
Trung tâm có nhiều hoạt động với nhiều nhóm khác nhau nhưng
mức độ tham gia của người cai nghiện tại Trung tâm (học viên) chưa
đều, bản thân họ thích tham gia nhóm vì nhận thấy lợi ích từ nhóm mang
lại: “đó là tinh thần đoàn kết, biết chia sẻ nhau vượt qua khó khăn, rèn
luyện tính tự giác, tự lập, biết thêm kỹ năng sống, thay đổi cách nhìn
nhận, có trách nhiệm hơn trong công việc và không cảm thấy đơn độc”.
Trung tâm cần tổ chức nhóm chuyên nghiệp hơn, giúp họ giải quyết
những vấn đề của bản thân và của những người đồng cảnh ngộ.
Hoạt động nhóm đã diễn ra xong chưa đạt chất lượng, chưa ổn
định và chưa thực hiện đúng tiến trình công tác xã hội nhóm.
2.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động nhóm tại Trung tâm
2.3.3.1 Thực trạng qua cái nhìn của người nghiện ma tuý
-

Những chia sẻ từ thực tế của những người cai nghiện tại Trung

tâm cũng nói lên bản thân họ rất thích được tham gia các nhóm tại nhóm
họ có thể thực hiện các mục đích của nhóm và dù có là nhóm sở thích
hay do chỉ định thì trong sinh hoạt nhóm họ đều nhận thấy nhóm giúp họ
giải quyết nhiều vấn đề và hỗ trợ tốt các mục đích nhóm đặt ra.
-

Tuy vậy, một thực tế là việc thành lập và duy trì nhóm chưa đạt


chất lượng, chưa thật sự áp dụng công tác xã hội nhóm. Vai trò của
nhóm trưởng chưa thật sự được chú ý, họ chưa được trang bị các kỹ năng
như điều hành nhóm. Nhân viên công tác xã hội chưa sát cánh cùng
nhóm để động viên hỗ trợ khi nhóm gặp mâu thuẫn. Công tác tổ chức
nhóm, duy trì hoạt động chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch rõ ràng.

16


-

Yếu tố gia đình ảnh hưởng khá lớn đến việc duy trì các nhóm trợ

giúp người nghiện trong giai đoạn trở về hoà nhập cộng đồng.
2.3.3.2. Thực trạng qua cái nhìn của nhân viên công tác xã hội
-

Qua cái nhìn của các nhân viên xã hội được học đúng chuyên

ngành công tác xã hội thì công tác xã hội nhóm rất cần thiết để áp dụng
cho người nghiện ma tuý đang cai nghiện tại Trung tâm.
-

Đã có nhiều nhóm được thành lập và được ứng dụng những kiến

thức của ngành công tác xã hội vào nhằm hỗ trợ người nghiện giải quyết
các vấn đề của cá nhân, của nhóm.
-


Tuy vậy họ cũng đã nhận thấy nhóm chưa thực sự theo tiến trình

của công tác xã hội nhóm, nhân viên công tác xã hội đôi khi lại kiêm cả
vai trò trưởng nhóm (mặc dù không phải ở giai đoại thành lập nhóm)
thậm chí nhóm được thành lập không có trưởng nhóm, thư ký, và chưa
thể giải quyết mâu thuẫn trong nhóm vì nhiều lý do trong đó chủ yếu là
thời gian, nhiều việc.
2.3.3.3. Thực trạng qua nhìn nhận của lãnh đạo đơn vị
-

Qua trả lời phỏng vấn sâu của Ban lãnh đạo Trung tâm thì Trung

tâm rất coi trọng việc ứng dụng các kiến thức về công tác xã hội nói
chung và các phương pháp công tác xã hội nói riêng trong đó có công tác
xã hội nhóm vào thực tế hỗ trợ cho người nghiện tại Trung tâm.
-

Thực trạng công tác xã hội nhóm chưa ứng dụng tốt vào Trung

tâm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nhân sự ít vì chỉ tiêu biên
chế ít hay chưa phát huy hết vai trò năng lực của đội ngũ nhân viên công
tác xã hội.Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả.

17


Từ nghiên cứu thực trạng công tác xã hội nhóm từ thực tiễn
Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng tôi nhận
thấy cần phải thay đổi, cải tiến cách thực hiện. Công tác xã hội nhóm cần

thiết để ứng dụng cho người đi cai nghiện tại Trung tâm bởi nó có thể
khắc phục được việc ít biên chế nhưng vẫn
phải hỗ trợ học viên. Nhân viên công tác xã hội làm việc với nhóm sẽ
giúp cho nhiều học viên được nâng cao nâng lực giải quyết các vấn đề
của mình.
Bản thân những người đi cai nghiện họ cũng rất thích tham gia
nhóm để có thể chia sẻ cùng nhau vượt qua thời gian cai nghiện.
Trung tâm có lợi thế là có cán bộ được đào tạo đúng chuyên
ngành công tác xã hội và họ có niềm đam mê gắn bó với công việc bên
cạnh quan điểm của lãnh đạo Trung tâm cũng rất tiến bộ và tạo điều kiện
môi trường để cho viên chức áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn công
tác nên việc thành lập nhóm, xây dựng hoạt động nhóm rất thuận lợi.
Nhóm có thể được thực hiện tốt ở môi trường này và điều quan trọng là
ứng dụng lý thuyết về công tác xã hội nhóm vào thực tiễn Trung tâm như
thế nào để nhóm được phát triển tốt, đúng với tiến trình của nó mà vẫn
hài hoà với tính chất đặc thù của Trung tâm.
Chương 3: Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ người cai nghiện
ma túy và một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác xã
hội nhóm đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung tâm
Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.

18


Luận văn đã áp dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ người
nghiện ma tuý đang cai nghiện tại Trung tâm, một nhóm cụ thể: Nhóm
chuẩn bị hoà nhập cộng đồng.
Kết quả nhóm đã đạt được là qua quá trình làm việc với nhóm kết
quả mang đến là nhóm đã cố kết với nhau hơn, mọi người đã thân thiện,
tin tưởng nhau để chia sẻ các vấn đề mình gặp phải.

Các thành viên nhóm từ chỗ chưa hiểu nhau, đôi lúc chê nhau
hoặc mâu thuẩn nhau đã biết quan tâm đến nhau nhiều hơn, học hỏi lẫn
nhau và thành thật góp ý nhận xét cho các thành viên của nhóm nên khắc
phục tồn tại cũng như phát huy các điểm mạnh của mình. Nhóm khen
ngợi trưởng nhóm là một người nói được làm được, nhiệt tình, trách
nhiệm, nhẹ nhàng với anh em...
Nhóm đã tìm hiểu các dịch vụ hỗ trợ như biện pháp quan hệ tình
dục lành mạnh, tìm hiểu kiến thức và phòng ngừa lây nhiễm, liên hệ
chuyển gửi dịch vụ uống ARV qua vấn đề của bạn Nguyễn Thành Nh;
cùng trao đổi cách lấy lại niềm tin từ gia đình, sống tốt và cố gắng để hạn
chế kỳ thị của cộng đồng; trao đổi và nắm được các kỹ năng để tìm kiếm
việc làm phù hợp với bản thân.
Trưởng nhóm phát huy được vai trò của mình có nhiều đóng góp
cho nhóm và không ngại học hỏi trau dồi các kỹ năng để điều hành nhóm
tốt hơn.
Về phía nhân viên xã hội qua làm việc cùng với nhóm cũng nhận
thấy cần phải trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng như kỹ năng giải quyết
xung đột, kiến thức về phòng chống tái nghiện cho các thành viên nghiện
ma tuý lâu năm...

19


Các thành viên nhóm cũng đã chia sẻ cới gia đình về các kiến thức
đã được trang bị cùng với sự hỗ trợ cùng nhau vươn lên từ các bạn trong
nhóm nên cũng tạo được sự đồng tình, động viên từ phía gia đình.
Từ đó đề xuất ba biện pháp chủ yếu nhằm nhằm thúc đẩy hiệu
quả công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
Một là biện pháp về nâng cao năng lực của nhân viên công tác
xã hội tại Trung tâm, đây là biện pháp quan trọng nhất vì nó có thể quyết

định đến chất lượng cai nghiện tại Trung tâm.
Bằng cách có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho nhân
viên làm việc tại Trung tâm tham gia các lớp học về công tác xã hội
(nhất là các viên chức tốt nghiệp ngành khác)
Nhân viên xã hội phải tích cực học hỏi nghiên cứu ứng dụng kết
hợp lý thuyết và thực tế từ đó đề xuất tham mưu với lãnh đạo tốt hơn.
Trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng làm việc cho nhóm nhất là
trưởng nhóm
Chú ý đến đặc điểm người cai nghiện trẻ tuổi, năng động cần có
phương thức sinh hoạt phù hợp, kết nối vận động nguồn lực giải quyết
vấn đề việc làm cho người cai nghiện.
Hai là biện pháp về tuyền truyền nâng cao nhận thức đối với
chính quyền các ngành các cấp, các tổ chức cá nhân, với thân nhân người
nghiện và chính bản thân người nghiện.
Nâng cao nhận thực, thay đổi quan niệm xem nghiện ma túy là
bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy (gọi tắt là
điều trị nghiện) là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp
hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm
tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.

20


Biểu dương những con người, mô hình tốt.
Ba là khuyến nghị về cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy hiệu quả
công tác cai nghiện nói chung và công tác xã hội nhóm nói riêng.
Thực hiện đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng và
nhà nước quan điểm đổi mới về công tác cai nghiện.
Tạo môi trường lành mạnh cho thanh niên
Đầu tư khuyến khích nghiên cứu thuốc cai nghiện ma tuý phù

hợp.

KẾT LUẬN
Nghề công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi
người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
của đất nước, nghề công tác xã hội đã được công nhận là một nghề với
nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.
Ngày 15/9/2016 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số
1791/QĐ- TTg lấy ngày 25 tháng 3 hằng năm là “Ngày Công tác xã hội
Việt Nam”. Nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề
công tác xã hội; ghi nhận vai trò và đóng góp của người làm công tác xã
hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng
đồng và xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công
bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân; Phát huy truyền thống
“Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn
nhau của người Việt Nam; Thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân

21


dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp
hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội.
Thực tế cho thấy, đa phần nhân viên làm công tác xã hội chưa
được đào tạo cơ bản. Đội ngũ nhân viên này phát triển có tính tự phát
chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,
Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã đôi khi là
những người dân tự nguyện. Họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm,
chưa được đào tạo kỹ năng khoa học xã hội, kỹ năng nghề cần thiết về
công tác xã hội. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề
của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính

bền vững.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề công tác xã hội còn một số
bất cập như: chương trình nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên
thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp…
Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng với
quan điểm ứng dụng nhiều “hàm lượng công tác xã hội” trong quá trình
hỗ trợ cai nghiện cũng có những bất cập đó.
Thực trạng công tác xã hội nhóm tại Trung tâm thời gian qua có
được đề cập đến xong chưa được duy trì ổn định và chưa được thực hiện
đúng tiến trình công tác xã hội nhóm.
Nghiên cứu đề tài “công tác xã hội nhóm đối với người nghiện
từ thực tiễn Trung tâm tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng”
là một bước kiểm nghiệm lại quá trình ứng dụng các kiến thức công tác
xã hội vào đối tượng cai nghiện tại trung tâm từ thực trạng thực tế để có
những biện pháp thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với người
cai nghiện ma túy tại Trung tâm.

22



×