Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MINH SƠN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ
GIỐNG LÚA THUẦN CHẤT LƯỢNG
TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MINH SƠN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ
GIỐNG LÚA THUẦN CHẤT LƯỢNG
TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ NGUYÊN

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Minh Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN

Bằng tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
- Phòng Đào tạo và Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại
học Thái Nguyên; các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu học và tập tại trường.
- TS. Dương Thị Nguyên, giảng viên Khoa Nông học - Trường Đại học
Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
- Chính quyền địa phương nơi thực hiện đề tài, các cơ quan chuyên
môn của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cung cấp thông
tin, số liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
- Bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên,
khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Minh Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
NHỮNG CỤM TỪ, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................... 2
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 5
1.2.1. Tình hình sản xuất gạo trên thế giới........................................................ 5
1.2.2. Tình hình sản xuất gạo ở Việt Nam ........................................................ 6
1.3. Nhu cầu về gạo chất lượng trên thế giới và Việt Nam............................... 7
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa chất lượng trên thế giới và
Việt Nam ............................................................................................... 7
1.4.1. Sản xuất lúa chất lượng trên thế giới ...................................................... 7
1.4.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng trên thế giới ....................... 8
1.4.3. Sản xuất lúa chất lượng ở Việt Nam ....................................................... 8
1.4.4. Định hướng sản xuất giống lúa của nước ta trong thời gian tới ............. 9
1.4.5. Nghiên cứu chọn, tạo giống lúa chất lượng ở Việt Nam ...................... 10
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo ............................................ 11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

1.5. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .............................. 13
1.6. Tình hình sản xuất lúa gạo tại thị xã Đông Triều .................................... 15
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 18
2.1. Vâ ̣t liê ̣u nghiên cứu .................................................................................. 18
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
2.4. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 20
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20
2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 22
2.6.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm nông sinh học ........................................... 22
2.6.2. Đánh giá khả năng chống chịu với một số loại sâu, bệnh hại chính
và khả năng chịu lạnh của các giống lúa thí nghiệm .......................... 25
2.6.3. Chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất ............................................ 28
2.6.4. Đánh giá chất lượng bộ giống lúa khảo nghiệm ................................... 28
2.7. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiê ̣m
trong vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh ......................................................................................... 31
3.1.1. Đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm ................................. 31
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm ....... 34
3.2. Khả năng chống chịu với một số loại sâu, bệnh hại chính và điều
kiện lạnh của các giống thí nghiệm trong vụ Mùa 2015 và vụ
Xuân 2016 tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ........................... 45
3.3. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí
nghiệm trong vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................... 51
3.4. Chất lượng gạo và chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm

trong vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh ......................................................................................... 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 62
1. Kết luận ....................................................................................................... 62
2. Đề nghị ........................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

NHỮNG CỤM TỪ, CHỮ VIẾT TẮT

CV

Hệ số biến động

DT


Diện tích

Đ/c

Đối chứng

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

NS

Năng suất

P

Xác xuất

P 1.000

Khối lượng 1.000 hạt

TB

Trung bình


TGST

Thời gian sinh trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Sản lượng gạo của một số quốc gia trên thế giới ......................... 5

Bảng 1.2.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam giai đoạn
2005 đến 2015 .............................................................................. 6

Bảng 1.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Quảng Ninh từ
2011 - 2016 ........................................................................... 14

Bảng 1.4.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Đông Triều từ

2011 - 2016 ........................................................................... 15

Bảng 1.5.

Cơ cấu và năng suất các giống lúa ở thị xã Đông Triều vụ
Mùa 2015 và vụ Xuân năm 2016 ............................................... 17

Bảng 2.1.

Danh sách giống sử dụng trong nghiên cứu ............................... 18

Bảng 3.1.

Một số đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm trong
vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Đông Triều, Quảng Ninh .... 33

Bảng 3.2.

Đặc điểm nông ho ̣c các giống lúa trong vụ Mùa 2015 và vụ
Xuân 2016 tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ................... 37

Bảng 3.3.

Khả năng đẻ nhánh của giống lúa thí nghiệm trong vụ Mùa
2015 và vụ Xuân 2016 tại Đông Triều, Quảng Ninh ................. 40

Bảng 3.4.

Đặc điểm sinh trưởng các giống khảo nghiệm trong vụ Mùa
2015 và vụ Xuân 2016 tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ... 42


Bảng 3.5.

Các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa trong vụ Mùa 2015
và vụ Xuân 2016 tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ......... 45

Bảng 3.6.

Khả năng chống chịu với một số loại sâu ha ̣i của các giống
thí nghiệm trong vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại thị xã
Đông Triều, 48tỉnh Quảng Ninh................................................. 48

Bảng 3.7.

Khả năng chống chịu một số bệnh hại chính và khả năng
chịu lạnh của các giống thí nghiệm trong vụ Mùa 2015 và
vụ Xuân 2016 tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .............. 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

Bảng 3.8.

Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống thí
nghiệm vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 56


Bảng 3.9.

Chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Mùa
2015 và vụ Xuân 2016 tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ....59

Bảng 3.10. Chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Mùa
2015 và vụ Xuân 2016 tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ....61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chính xếp
hàng thứ hai sau lúa mì. Ở Việt Nam, năm 2014, mặc dù diện tích trồng lúa
giảm 54 nghìn ha, nhưng do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng suất đạt
57,7 tạ/ha (tăng 1,7 tạ/ha so với 2013), sản lượng lúa của Việt Nam đạt 45
triệu tấn (tăng 1 triệu tấn so với năm 2013). Đến tháng 12/2014, cả nước đã
xuất khẩu 5,95 triệu tấn gạo (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2015) [24].
Năm 2014, tổng diện tích trồng lúa của Quảng Ninh là 43.114,7 ha,
năng suất lúa bình quân đạt 54 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực cả năm đạt
233.246,6 tấn bằng 100,2% so với năm 2013. Cơ cấu giống lúa của Quảng
Ninh bao gồm: (i) lúa chất lượng cao (Hương thơm, TBR, RVT, nếp,...) với
diện tích gieo cấy đạt 18.514 ha chiếm 43% toàn bộ diện tích lúa; (ii) lúa lai
các loại (Bồi tạp 49, Nhị ưu, Bắc ưu, Syn6,...) với diện tích 4.770 ha chiếm

11%; và (iii) các giống lúa thuần khác là 19.830,7 ha chiếm 46% (Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh, 2016) [22].
Từ một tỉnh chủ yếu phải nhập lương thực; đến nay, tỉnh Quảng Ninh
cơ bản đã tự đáp ứng được nhu cầu lương thực cho nhân dân trên địa bàn. Tuy
nhiên, sản xuất lúa vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; chưa có nhiều những
vùng lúa chuyên canh chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Cơ cấu các giống lúa chất lượng trong cơ cấu giống của tỉnh chiếm tỷ lệ thấp.
Hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa còn ở mức thấp.
Xuất phát từ tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh công
nghiệp, dịch vụ và là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, nhu cầu về nông
sản phục vụ cho các ngành kinh tế rất lớn, nhất là nhu cầu về lương thực chất
lượng cao. Do vậy, việc đánh giá và chọn tạo những giống lúa có chất lượng
cao, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đáp ứng nhu cầu của nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

dân, khách du lịch trên địa bàn tỉnh; đồng thời, cung cấp bổ sung một số hàm
lượng chất vi khoáng cho cơ thể con người là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thuần chất lượng tại thị
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Tuyển chọn được 1 - 2 giống lúa thuần mới ngắn ngày, năng suất khá,
chất lượng cao phù hợp cho vụ Xuân và Mùa tại thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.

2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống lúa thuần
tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá một số chỉ tiêu nông học của các giống tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại lúa chính và khả năng chịu
lạnh của các giống lúa thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống lúa thí nghiệm.
- Đánh giá chất lượng gạo, cơm của các giống thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để bổ sung giống lúa
thuần mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái
của tỉnh Quảng Ninh.
- Làm cơ sở khoa học để chọn lọc và nhân rộng các giống lúa chất
lượng có triển vọng tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để bổ sung một số giống lúa
thuần mới có chất lượng cao, chống chịu tốt vào cơ cấu giống cây trồng của
thị xã Đông Triều và một số vùng lân cận có điều kiện sinh thái tương tự.
Ngoài ra, kết quả của đề tài nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất
nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Đối với cây lúa, ngoài các yếu tố kỹ thuật thì yếu tố giống đóng một
vai trò rất quan trọng; giống tốt sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt, giảm
chi phí đầu tư và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đặc tính của
giống, yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác quyết định đến năng suất. Kiểu
gen tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi trường. Vì
vậy, tính ổn định và thích nghi của giống với môi trường thường được sử
dụng để đánh giá giống.
Một giống lúa tốt, phù hợp với địa phương thì giống lúa đó phải đạt các
yêu tiêu chí sau: (i) Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, thời
tiết và thổ nhưỡng của địa phương; (ii) Chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh bất thuận như: lạnh, hạn, sâu và bệnh hại; (iii) Chịu thâm canh, có tiềm
năng năng suất cao và năng suất ổn định qua các năm; (iv) Thời gian sinh
trưởng không quá dài, đặc biệt là trong vụ Xuân, độ thuần đồng ruộng cao và
không bị lẫn giống; và (v) Chất lượng gạo tốt và đáp ứng được yêu cầu của
người dân.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành thử nghiệm nhiều
giống lúa mới để tìm ra những giống có tiềm năng năng suất cao thay thế
những giống lúa cũ hoặc giống lúa địa phương cho năng suất thấp, tiến tới
nâng cao năng suất và sản lượng lúa của tỉnh. Một loạt các giống lúa mới như

lúa lai: Nghi hương 2308, Thục hưng 6, Nam dương 99 và LC25… hay các
giống lúa thuần như: Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1 và Khang dân 18 đã
được đưa cơ cấu giống thay thế các giống lúa cũ.
Tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn cần có những giống lúa có khả năng chống
chịu tốt, đặc biệt là chịu lạnh trong điều kiện vụ Xuân, có thời gian sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

trưởng ngắn để thuận lợi cho việc bố trí vụ Mùa là điều hết sức cần thiết. Vì
vậy, cần lựa chọn thêm các giống lúa mới để bổ sung vào cơ cấu giống của
tỉnh Quảng Ninh nói chung và cho thị xã Đông Triều nói riêng.
1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất gạo trên thế giới
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đứng đầu thế giới về sản lượng gạo
chiếm 22 - 31% tổng sản lượng gạo trên toàn thế giới. Trong năm 2015, sản
lượng gạo của Việt Nam chiếm 6% tổng sản lượng gạo của toàn thế giới.
(bảng 1.1) (FAO, 2015) [36].
Bảng 1.1. Sản lượng gạo của một số quốc gia trên thế giới
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm

Quốc Gia
2011

2012


2013

2014

2015

Trung Quốc

140.700

143.000

142.530

144.560

145.500

Ấn Độ

105.310

105.240

106.646

104.800

103.500


Indonesia

36.500

36.550

36.300

35.760

36.300

Bangladesh

33.700

33.820

34.390

34.500

34.600

Việt Nam

27.152

27.537


28.161

28.074

28.200

Thái Lan

20.460

20.200

20.460

18.750

16.400

Myanmar

11.473

11.715

11.957

12.600

12.200


Brazil

7.888

8.037

8.300

8.465

8.000

Nhật Bản

7.812

7.923

7.937

7.842

7.900

390.995

394.022

396.681


395.351

392.600

Tổng của thế giới

Nguồn (FAO, 2015) [36]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

1.2.2. Tình hình sản xuất gạo ở Việt Nam
Diện tích lúa cả năm của cả nước tăng lên từ 7.329,2 nghìn ha lên
7.813,8 nghìn ha năm 2014. Diện trồng lúa giảm đi, nhưng do luân canh tăng
vụ nên tổng diện tích lúa cả năm vẫn tăng; so với năm 2000 thì năm 2010
diện tích đất lúa giảm 380 nghìn ha. Nhờ việc đưa một số các giống mới vào
cơ cấu giống và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất lúa tăng lên rõ rệt và
đã đạt 48,9 tạ/ha vào năm 2014, tăng gần 10 tạ/ha trong vòng 10 năm từ 2005
đến 2014, dẫn đến sản lượng của cả nước tăng lên đạt mức 44.975,0 nghìn tấn
(bảng 1.2).
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam
giai đoạn 2005 đến 2015
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2005

7.329,2

48,9

35.832,9

2006

7.324,8

48,9

35.849,5

2007

7.207,4

49,9

35.942,7


2008

7.400,2

52,3

38.729,8

2009

7.437,2

52,4

38.950,2

2010

7.489,4

53,4

40.005,6

2011

7.655,4

55,4


42.398,5

2012

7.761,2

56,4

43.737,8

2013

7.902,5

55,7

44.039,1

2014

7.813,8

57,6

44.975,0

Sơ bộ 2015

7.834,9


57,7

45.215,6

Năm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2015)[24]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

1.3. Nhu cầu về gạo chất lượng trên thế giới và Việt Nam
Do đời sống của người dân ngày càng tăng, nên người tiêu dùng có nhu
cầu ngày càng cao đối với loại gạo chất lượng tốt và ngon hơn (Randall và
cs., 2009) [52]. Người tiêu dùng có sở thích và thị hiếu sử dụng gạo khác
nhau; trong các loại gạo, gạo Indica chiếm 75%, tiếp theo là Japonica chiếm
15% và gạo giống như Basmati và Jasmine chiếm 9%, còn lại là gạo nếp (Hsu
và cs., 2014) [42]. Gạo nhập trên thị trường thế giới được phân loại theo
nhiều tiêu chí khác nhau theo giống, theo dạng hạt, tỷ lệ tấm, hàm lượng
amylose hay theo hương thơm (Nelissa và cs., 2012) [50]. Thị hiếu người tiêu
dùng thường thích gạo có hàm lượng amylose thấp đến trung bình, cơm có đặc
điểm dẻo và mềm (Chaudhary, 2003) [33].
Tại Việt Nam, diện tích gieo trồng các loại giống lúa có hạt gạo dài (7
mm) chiếm tỷ lệ >80% tổng diện tích trồng lúa, các giống có hàm lượng
amylose trung bình chiếm >60% và các giống bạc bụng chiếm 16,69%. Đa số

các giống đều có độ bền thể gel ngắn hơn 60 mm (Bùi Chí Bửu, 2005) [4].
Nhu cầu tiêu dùng gạo tính bình quân trên đầu người của người Việt Nam sẽ
có xu hướng giảm đi nhưng yêu cầu chất lượng gạo ngày càng tăng lên
(Nguyễn Trọng Khanh và Nguyễn Văn Hoan, 2014) [9].
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa chất lượng trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Sản xuất lúa chất lượng trên thế giới
Trên thế giới, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Bangladesh, Nepal, Iran,
Afghanistan và Myanmar là những nước có những giống lúa thơm đặc sản
được đánh giá cao và bán giá cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu
(Chaudhary, 2003) [33]. Jasmine được trồng nhiều ở Đông Bắc Thái Lan,
Basmati được trồng truyền thống ở phía Bắc và phía Tây Bắc của Ấn Độ và
Paskistan trong nhiều thế kỷ (Georges, 2013) [37]; giống lúa thơm Dubraj phổ
biến nhất tại thị trường Chattisgarh của Ấn Độ (Patnaik và cs., 2015) [51].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

Các giống lúa Japonica cũng đang được quan tâm bởi khả năng chịu
lạnh tốt và chất lượng gạo cao (Hill và cs., 2002) [41]. Trung Quốc là nước
đứng đầu thế giới về sản xuất lúa Japonica. EU cũng là nơi sản xuất chủ yếu
của lúa Japonica chiếm khoảng 65 - 70% tổng sản lượng gạo EU (Jena và
Hardy, 2012) [44].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng trên thế giới
Giống lúa Basmati 370 được ra đời nhờ chọn lọc bằng kỹ thuật chọn
dòng thuần ở Kala Shah Kaku, Pakistan; đây là giống gạo thơm, chất lượng
tốt nhưng năng suất thấp. Từ những năm 1945, giống Khao Dawk Mali 105
đã được chọn lọc và đã trở thành giống xuất khẩu chủ lực của Thái Lan

(Shobha và cs., 2006; Giraud, 2010) [53], [38]. Nhiều giống lúa thơm khác
cũng được chọn tạo như giống lúa thơm MRQ50, MRQ74 ở Malaysia; giống
lúa cải tiến Tainung Sen 72 ở Đài Loan (Choi, 2004) [34]. Bằng phương pháp
chọn lọc phả hệ để, dòng IET 21.044 có năng suất cao, cây thấp, hạt lúa ngắn
và thơm và đã được đưa vào xuất tại Ấn Độ (Patnaik và cs., 2015) [51].
Giống Basmati được đặc trưng bởi hàm lượng amylose trung gian, thấp đến
trung bình, nhiệt độ hóa hồ và độ bền thể gel trung bình so với các giống
Jasmine của Thái Lan (Singh và cs., 2000) [54].
1.4.3. Sản xuất lúa chất lượng ở Việt Nam
Chất lượng gạo của Việt Nam vẫn còn thấp và chưa xây dựng được
thương hiệu trên thị trường quốc tế (Nguyễn Văn Bộ, 2009) [3]. Các giống
lúa đặc sản đặc trưng cho thương hiệu lúa gạo Việt Nam như: Tám thơm, Di
hương và Dự lùn ở phía Bắc; Nàng thơm, Nàng hương Chợ đào, Tàu hương
và Móng chim rơi ở miền Nam (Nguyễn Văn Luật và Nguyễn Đức Lộc,
2014) [15].
Đồng bằng Sông Cửu Long cung cấp lúa hàng hóa chủ yếu của cả
nước. Tuy nhiên, diện tích lúa duy trì nguồn gạo chất lượng phục vụ xuất
khẩu chủ yếu được trồng trong vụ mùa từ các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

chiếm trên dưới 10% (800.000 tấn/năm) (Nguyễn Văn Sơn, 2013; Trần Minh
Vĩnh và Phạm Vân Đình, 2014) [58], [30].
Đồng bằng Sông Hồng đứng thứ 2 về sản xuất lúa đặc sản; trong đó,
Tám thơm và Tám xoan là hai giống lúa được ưa chuộng hơn cả (Lê Quốc
Doanh và cs., 2004) [6]. Ngoài ra, trong bộ giống lúa chất lượng được sử

dụng ngoài sản xuất phong phú hơn còn có nhiều giống lúa cải tiến chất lượng
như T10, Bắc thơm Số 7, Hương thơm số 1, HT6, LT2 và N46 (Nguyễn Xuân
Dũng và cs., 2013) [7].
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ 2000 - 2010,
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 73,58%, bình quân mỗi năm tăng
7,36% (Nguyễn Thanh Hải, 2013) [8]. Tuy diện tích trồng lúa không lớn
nhưng có những cánh đồng lớn như Mường Thanh ở tỉnh Điện Biên, Mường
Lò ở tỉnh Yên Bái với lợi thế về điều kiện tự nhiên để gieo trồng giống lúa
đặc sản chất lượng cao (Hoàng Công Mệnh và cs., 2013) [16]. Tại Văn Chấn,
Yên bái, các giống lúa đặc sản và chất lượng như Chiêm hương, Séng cù, Bắc
thơm số 7, Hương thơm số 1, Tẻ đỏ, Bao thai, ĐS 1, Nếp tan và Nếp cái hoa
vàng chiếm trên 54,6% diện tích lúa của huyện (Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện Văn Chấn, 2014) [21].
Như vậy, bộ giống lúa thơm chất lượng cao của Việt Nam cũng rất
phong phú, nhưng chưa chiếm được tỷ phần lớn trong xuất khẩu (Nguyễn
Công Thành, 2013) [59].
1.4.4. Định hướng sản xuất giống lúa của nước ta trong thời gian tới
Chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao, đặc biệt là chất lượng dinh
dưỡng, chất lượng chế biến và có giá trị thương phẩm hàng hóa cao, có khả
năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, có đặc tính nông sinh học
phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và người tiêu dùng trong và
ngoài nước (Lê Duy Thành và cs., 2010) [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10


1.4.5. Nghiên cứu chọn, tạo giống lúa chất lượng ở Việt Nam
Các giống lúa mới đã góp phần làm tăng sản lượng từ 60 đến 70% so
với các giống lúa cũ (Lê Duy Thành và cs., 2010) [23]. Trong thời kỳ đổi mới
(1986 - 2005), năng suất lúa tăng bình quân từ 2,81 lên 4,82 tấn/ha tức là tăng
1,71 lần là do kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố giống đóng
vai trò đặc biệt quan trọng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [2]. Chỉ cần
nâng cao phẩm chất hạt giống đã phổ biến trong sản xuất cũng có thể nâng
cao năng suất lúa từ 10 - 20%, (Nguyễn Văn Luật, 2008) [14]. Nếu giống tốt
và thích hợp tốt với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết thì sẽ cho mùa màng bội
thu (Nguyễn Trí Ngọc, 2006) [18].
Bộ giống lúa của Việt Nam chủ yếu là giống du nhập từ nước ngoài, còn
những giống do các cơ quan nghiên cứu trong nước lai tạo/chọn tạo ra chưa đủ
khả năng cạnh tranh (Lê Duy Thành và cs., 2010) [23]. Có nhiều giống lúa
thơm của Việt Nam mang nguồn gen quý, có chất lượng gạo rất cao và được
người Việt Nam ưa chuộng như: Nàng thơm Chợ đào và Tám xoan ở Đồng
bằng Sông Hồng. Một số giống cải tiến có thời gian sinh trưởng ngắn và năng
suất tiềm năng cao như: Hoa nhài 85, VD20 và OM3536 (Buu, 2000) [31].
Bằng phương pháp chọn lọc trên quần thể lai, giống lúa thơm Hương cốm
đã chọn tạo được từ các giống Hương 125S, MR365, Tám xoan đột biến
(TX93), Maogô và R9311 có hàm lượng amylose 17,5%, hàm lượng protein
8,7%, nhiệt hóa hồ thấp, độ bền thể gel mềm và khả năng chống đổ ngã rất tốt.
Giống Tẻ thơm số 10, được chọn tạo từ tổ hợp lai giữa DT10 và Amber, có
đặc điểm như: thơm, ngon cơm, mềm dẻo, ráo rời, gạo trắng đục và hàm
lượng protien đạt 9,8% (Nguyễn Thị Trâm và cs., 2006; Nguyễn Thanh Tuyền,
2007) [27], [29].
Để đánh giá mùi thơm của lúa, phương pháp chọn lọc phả hệ từ quần
thể phân ly F2 và các thế hệ tiếp theo của tổ hợp lai giữa 5 giống bố mẹ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11

nguồn gốc xa nhau. Đánh giá độ thơm trên lá và nội nhũ thực hiện từ G0
(F12) đến G2 cho thấy, tính trạng mùi thơm không ổn định qua các thế hệ
nhân (Nguyễn Văn Mười và cs., 2009) [17].
Bằng phương pháp lai kết hợp nhiều bố mẹ đã chọn được giống lúa
thơm mới ST20 có thời gian sinh trường ngắn 115 ngày, cây thấp, tiềm năng
năng suất cao, hạt dài, hàm lượng amylose 12,4%, hàm lượng protein 10,84%,
cơm thơm đậm, mềm dẻo, có chứa gen thơm badh2.1, có hàm lượng chất 2acetyl-1-pyrroline (2-AP) (Trần Tấn Phương và cs., 2011) [19].
Kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein đã được áp dụng để phân tích,
sàng lọc các giống lúa có nguồn gốc địa phương và các dòng lai và lựa chọn
được 11 giống/dòng gồm TPCT1, TPCT2, TPCT6, Jasmine 01, Jasmine 08,
Jasmine 10, VĐ20-03, VĐ20-07, VĐ20-17 và VĐ20-17. Các giống này có
mùi thơm, thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị sâu bệnh, có năng suất cao, có hạt
gạo thon dài và chất lượng hạt gạo tốt (Phạm Văn Phượng và cs., 2011) [20].
Bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn của 20 tổ hợp lai, các tổ hợp có tỷ lệ
tái sinh cao như IR64/OM 3536, OM 1490/Hoa lai, OM3536/IR75997-159
(Nguyễn Thị Lang và cs., 2012) [13].
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo
1.4.6.1. Yếu tố di truyền
Di truyền các tính trạng chất lượng ở cây lúa khá phức tạp, chịu tác
động nhiều của môi trường như tính thơm, hàm lượng amylose, nhiệt độ hóa
hồ, hàm lượng protein. Phân tích di truyền của các tính trạng chất lượng nhằm
hỗ trợ cho công tác chọn tạo giống chất lượng có cơ sở và dễ thành công hơn.
1.4.6.1. Tính thơm
Di truyền của tính trạng thơm khá phức tạp, tính thơm do 4 gen bổ sung
kiểm soát, trong đó một liên kết với màu sắc vỏ trấu và một liên kết với màu
sắc đỏ của mỏ hạt (Dhulappanavar, 1976) [35]. Tính thơm của lúa Tám Xuân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

Đài được kiểm soát bởi ít nhất 2 gen lặn tác động cộng tính (Nguyễn Minh
Công và cs., 2002) [5]. Allen hương thơm trong gạo thơm, gạo Japonica nhiệt
đới và Indica nhiều hơn so với Japonica ôn đới (Kovach và cs., 2009) [47].
Đã ghi nhận có 33 giống có gen BAD2 ở trạng thái đồng hợp tử lặn, 9
giống có gen BAD2 ở trạng thái đồng hợp tử trội, 8 giống lúa có gen BAD2
ở trạng thái dị hợp tử. Do tự phối mà quần thể tồn tại cả gen đồng hợp tử
lặn, đồng hợp tử trội và dị hợp do đó biểu hiện mùi thơm ở mức độ khác
nhau (Khuất Hữu Trung và Nguyễn Thúy Điệp, 2012) [28]. Chất 2-AP đóng
vai trò chính trong mùi thơm của lúa (Yoshihashi, 2002) [57]; tuy nhiên, có
những giống có mùi thơm nhưng không chứa 2-AP. Do đó, trong nghiên cứu
người ta vẫn phải mô tả đinh
̣ tính về mùi thơm là: thơm đậm, thơm, thơm nhẹ
và không thơm (Hien và cs., 2006) [40].
1.4.6.2. Chiều dài hạt gạo
Tính trạng kích thước hạt là tính trạng di truyền số lượng, hiện tượng
phân ly tăng tiến dương về chiều dài lẫn chiều rộng hạt, chiều dài và chiều rộng
hạt được kiểm soát bởi những gen số lượng (McKenzie và cs., 1983) [49].
Chiều dài hạt được kiểm soát bởi các alen trội (Kato, 1989) [45].
1.4.6.3. Hàm lượng amylose
Độ dẻo được kiểm soát bởi một gen lặn wx (Lin, 1989) [48], nội nhũ
của gạo nếp chỉ chứa amylopectin với kiểu gen 3n=wxwxwx, ngược lại ở gạo
tẻ bao gồm cả amylose và amylopectin được kiểm soát bởi gen trội Wx (Heu

và Park, 1976) [39]. Alen Wxa nâng cao lượng amylose mạnh hơn so với Wxb
(Hsu và cs., 2014) [42]. Alen Wxb chiếm ưu thế trong các giống Japonica, các
giống Indica có chứa alen Wxa (Zhao và cs., 2010) [57].
1.4.6.4. Hàm lượng protein tổng số
Di truyền tính trạng protein do đa gen điều khiển và có hệ số di truyền
khá thấp, (Chang và Somrith, 1979) [32]. Giống có hàm lượng protein cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

thường liên kết với đặc tính thời gian sinh trưởng ngắn và khối lượng hạt nhẹ
(Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu, 2005) [10].
1.4.6.5. Nhiệt độ hóa hồ
Nhiệt độ hóa hồ liên quan một phần với lượng amylose của tinh bột.
Nhiệt độ hóa hồ trung bình từ 70 - 74oC là tiêu chuẩn tối ưu cho phẩm chất
gạo tốt (Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu, 2006) [12] và phụ thuộc vào môi
trường (Nguyễn Thị Lang và cs., 2005) [11].
1.4.6.6. Độ bền thể gel
Độ bền thể gel được kiểm soát bởi đơn gen, như gec a điều khiển độ bền
thể gel trung bình, gecb điều khiển độ bền thể gel mềm (Tang và cs., 1991)
[55]. Trong cùng một nhóm có hàm lượng amylose cao giống nhau (>25%),
giống lúa nào có độ bền thể gel mềm hơn, giống lúa đó được ưa chuộng nhiều
hơn (Khush và cs., 1979) [46].
1.5. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên tính đến ngày 01/01/2016
là 610.233,5 ha; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 49.454 ha, đất chuyên

trồng lúa nước là 20.429 ha, đất trồng lúa một vụ là 7.671 ha.
Từ năm 2011 - 2016, diện tích trồng lúa vụ Đông Xuân dao động xung
quanh 17.000 ha, năng suất trung bình dao động từ 53,4 (năm 2013) đến 55,1
tạ/ha (năm 2011). Tổng sản lượng đạt từ 91.919 tấn (năm 2013) đến 94.9000
tấn (năm 2011). Diện tích trồng lúa vụ Mùa cao hơn so với diện tích trồng lúa
Đông Xuân và dao động từ 25.288 (năm 2016) đến 26.600 ha (năm 2011).
Năng suất trung bình tăng từ 44,1 tạ/ha (năm 2011) lên 46,8 tạ/ha (năm 2016)
và tổng sản lượng đạt từ 117.700 tấn (năm 2011) lên 124.172 tấn (bảng 1.3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Quảng Ninh
từ 2011 - 2016
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

17.200,0

17.160,0

17.226,0

17.176,0

17.044,9

16.952,0

55,1

54,4


53,4

54,3

54,7

54,6

94.900,0

93.407,0

91.919,0

93.285,0

93.273,4

92.558,0

26.600,0

26.432,0

25.847,0

25.938,0

25.480,8


25.288,0

44,1

46,6

45,8

45,5

46,5

46,8

Lúa Đông Xuân
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
Lúa Mùa
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)

117.700,0 123.115,0 124.172,0 117.968,0 118.607,0 118.348,0


(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh, 2016) [22]
Về cơ cấu giống, từ năm 2010 trở về trước, người dân thường chú trọng
sử dụng các giống lúa lai nhằm nâng cao năng suất lúa. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, người nông dân đang dần chuyển hướng đưa các giống
lúa thuần chất lượng cao vào cơ cấu giống. Trong vụ Mùa 2016, cơ cấu giống
là 10,8% lúa lai, 80,3% lúa thuần, còn lại là lúa nếp và lúa địa phương như:
Nếp cái hoa vàng, Bao thai và Tẻ nương.
Sản xuất lúa của Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể
trong những năm qua; đã hình thành nhiều vùng sản xuất lúa chất lượng cao,
tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng quy trình VietGap vào sản
xuất nâng cao chất lượng gạo. Đã xây dựng thương hiệu như Nếp cái hoa vàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

Đông Triều; Tám Quảng Yên và Bao thai Đầm Hà (Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh Quảng Ninh, 2016) [22].
1.6. Tình hình sản xuất lúa gạo tại thị xã Đông Triều
Đông Triều là một trong những địa phương trọng điểm của tỉnh Quảng
Ninh trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Diện
tích sản xuất lúa nước của Đông Triều đạt 4.942 ha trong năm 2016; trong đó,
tập trung chủ yếu ở các xã Bình Khê (308 ha), Hồng Thái Đông (356 ha),
Hưng Đạo (290 ha), Xuân Sơn (234 ha), Hồng Thái Tây (300 ha) và Hồng
Phong (270 ha), còn lại tập trung ở 14 xã còn lại. Năng suất lúa bình quân của
toàn thị xã Đông Triều đạt 63,7 tạ/ha trong vụ Xuân 2016 và 56,7 tạ/ha trong
vụ Mùa 2016 (bảng 1.4).

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Đông Triều
từ 2011 - 2016
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

4.541,40


4.401,20

4.450,90

4.383,00

4.160,20

4.397,80

70,79

62,20

63,30

61,40

63,00

63,70

Lúa Đông Xuân
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)


32.149,00 27.393,00 28.174,00 26.916,00 26.209,00 27.951,00

Lúa Mùa
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)

4.942,00

4.961,00

4.906,00

4.903,00

4.866,00

4.710,00

52,18

55,70

50,30

51,00


52,50

50,50

25.791,4 27.627,00 24.676,00 25.026,00 25.546,50 23.789,00

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh, 2016) [22]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×