Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

LUAN VAN thạc sỹ: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến nông Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THIẾT LĨNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA QUỸ KHUYẾN NÔNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THIẾT LĨNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA QUỸ KHUYẾN NÔNG HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Trung Thành

Hà Nội - Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Tác giả

Lê Thiết Lĩnh


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho
vay của Quỹ Khuyến nông Hà Nội” đã được hoàn thành.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi
xin chân thành cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới các tập thể, cá nhân đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Trung Thành - Người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo; Quý thầy cô giáo khoa
Tài chính Ngân hàng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận

văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp &
PTNT, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội; Trạm Khuyến nông
các huyện, thị xã và nhân dân trên địa bàn Thành phố đã giúp đỡ về mọi
mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung
cấp thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn./.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ...............................4
LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG.................................4
CHO VAY CỦA QUỸ KHUYẾN NÔNG.............................................................................4
1.2.4 Ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến nông.......34
3.2.1. Thực trạng các nhân tố nội tại của Quỹ Khuyến nông Hà Nội..........................67
3.2.2. Các nhân tố từ phía người dân và điều kiện sản xuất.........................................71
3.2.3. Thực trạng các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Quỹ
Khuyến nông Hà Nội....................................................................................................75
PHỤ LỤC...............................................................................................................................1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1

CLB

Câu lạc bộ

2

FAO

3

HTX

Hợp tác xã

4

KN

Khuyến nông

5

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

6


NHNN

Ngân hàng Nông nghiệp

7

PTNT

Phát triển nông thôn

8

QKN

Quỹ Khuyến nông

9

QTC

Quỹ tài chính

10

QTD

Quỹ tín dụng

11


QTDND

Quỹ tính dụng nhân dân

12

UBND

Uỷ ban nhân dân

Tổ chức lương thực
và nông nghiệp thế giới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên
bảng

Tên bảng

Trang

1

Bảng 3.1


Tổng hợp hoạt động cho vay vốn của QKN từ
2009-2015

60

2

Bảng 3.2

Tổng hợp số hộ vay vốn và tổng dư nợ cuối các
năm 2009-2015

60

3

Bảng 3.3 Tổng hợp hoạt động thu nợ của QKN

61

4

Bảng 3.4 Dư nợ cho vay của QKN năm 2009-2015

62

5

Bảng 3.5 Kết quả hoạt động QKN Hà Nội từ năm 2009-2015


63

6

Bảng 3.6

Nhu cầu và khả năng đáp ứng vốn của Quỹ Khuyến
nông từ năm 2009 đến năm 2015

65

7

Bảng 3.7 Tình hình sử dụng vốn vay của hộ dân

66

8

Bảng 3.8 Tình hình thu nợ của QKN từ năm 2009-2015

66

ii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên

biểu

Tên Biểu đồ, hình vẽ

Trang

1

Biểu 1.1

Ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động cho vay của
QKN

41

2

Biểu 2.1 Quy trình nghiên cứu

3

Biểu 3.1

4

Biểu 3.2 Quy trình cho vay QKN

48

5


Biểu 3.3 Tình hình thu nợ QKN 2009-2015

61

6

Biểu 3.4 Tình hình dư nợ theo ngành sản xuất (2009-2015)

64

Thực trạng nguồn NSNN cấp cho QKN Hà Nội từ
2002-2015

iii

4
47


DANH MỤC CÁC HỘP
STT

Tên
hộp

1

Hộp 1


Không vay được chỉ vì Quỹ thiếu vốn

68

2

Hộp 2

Đội ngũ nhân lực Quỹ còn mỏng và yếu

69

3

Hộp 3

Số lượng dịch vụ còn hạn chế

71

4

Hộp 4

Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tới hoạt động sản
xuất

73

5


Hộp 5

Mức vốn cho vay còn thấp

79

6

Hộp 6

Thủ tục vay còn rườm rà

79

Tên Biểu đồ, hình vẽ

iv

Trang


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp nông thôn Hà Nội có vai trò hết sức quan trọng
đối với sự phát triển bền vững của thủ đô; Nông nghiệp Hà Nội có vai trò
cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn cho người dân thành phố; góp phần
quan trọng bảo đảm an ninh, chính trị cho thủ đô; định hướng phát triển nông
thôn vừa mang lại lợi ích kinh tế cho dân cư khu vực ngoại thành, vừa có vai
trò là lá phổi xanh để bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần đưa Thủ đô Hà

Nội trở thành một đô thị xanh, sạch, đẹp trong bạn bè trên thế giới và trong
khu vực.
Để thực hiện được điều này các cấp chính quyền đã bắt tay vào cuộc,
Thành ủy, UBND Thành phố đã ban hành nhiều nhiệm vụ cụ thể bằng các
Chương trình, dự án, đề tài... Một trong những nhiệm vụ quan trọng được đề
ra đó là xây dựng, quản lý và phát triển Quỹ khuyến nông để giúp cho người
dân, hộ cá thể, tổ chức... phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần vào sự
nghiệp phát triển ngành nông nghiệp thủ đô nói riêng và kinh tế, xã hội thủ đô
nói chung. Tuy nhiên với trình độ hiểu biết của người nông dân hiện nay còn
nhiều hạn chế, cơ chế chính sách vẫn chưa đầy đủ, đặc điểm sản xuất vùng
miền phân tán và đa dạng với nhiều chủng loại sản phẩm cũng như tính chất
khác nhau, Nguồn vốn vay của quỹ cũng vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu
vay vốn thực tế, đội ngũ cán bộ của Quỹ khuyến nông chủ yếu là cán bộ quản
lý nhà nước kiêm nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ cho vay và quản lý vốn vay chưa
chuyên sâu.... nên việc sử dụng nguồn vốn này thực sự vẫn còn chưa hiệu
quả, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng trong công cuộc phát triển ngành
nông nghiệp thủ đô.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Quỹ Khuyến nông Hà Nội đã có đóng góp
nhất định cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn của Thủ đô. Cho đến

1


nay, thành phố Hà Nội vẫn là địa phương duy nhất cả nước đã thành lập được
Quỹ Khuyến nông. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào đánh giá đầy
đủ về thực trạng, hiệu quả hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến nông Hà Nội
cũng như việc xây dựng cơ chế hoạt động cho Quỹ vẫn chưa hoàn thiện do đó
vẫn chưa thể nhân rộng mô hình Quỹ khuyến nông ra các tỉnh thành trong cả
nước.
Việc nghiên cứu, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay

của Quỹ khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tồn tại
đối với hoạt động cho vay của Quỹ, giúp các nhà quản lý đưa ra những chính
sách phù hợp, tạo tiền để cho các địa phương khác trên cả nước có thể xây
dựng và nhân rộng mô hình Quỹ khuyến nông.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động cho vay của Quỹ Khuyến nông Hà Nội” với mục đích tìm và phân
tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến nông
Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần cải thiện, phát triển hoạt động
cho vay của Quỹ khuyến nông trong công tác phát triển ngành nông nghiệp
nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
của Quỹ Khuyến nông Hà Nội, từ đó tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hoạt động
cho vay của Quỹ Khuyến nông Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
cho vay của Quỹ khuyến nông.
- Phân tích nhằm làm rõ thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động cho vay của Quỹ.

2


- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến
nông Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn của Quỹ Khuyến
nông Hà Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động cho vay vốn của Quỹ Khuyến nông Hà Nội.
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng thông tin được công bố trên các tài
liệu, báo cáo,…trong các năm từ 2008-2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động cho vay của Quỹ khuyến nông.
- Phương Pháp nghiên cứu.
- Phân tích thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho
vay của Quỹ Khuyến nông Hà Nội.
- Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến nông
Hà Nội.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA QUỸ KHUYẾN NÔNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, những nguồn vốn mà người Nông dân
có thể tiếp cận được để phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của bản thân
gồm có 2 nhóm chính là tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức.
Tín dụng chính thức gồm có các ngân hàng, quỹ tín dụng, tổ chức tín dụng
nhà nước..., tín dụng không chính thức là các tổ chức, cá nhân cho vay với
tính chất tự phát không thuộc quản lý của nhà nước (tín dụng chợ đen). Thông
thường người nông dân rất khó để tiếp cận với những nguồn vốn từ những tổ

chức tín dụng chính thức do cơ chế, chính sách, nguyên tắc quản lý, cho vay,
nhiều quy định rườm rà, mất nhiều thời gian .... trong khi nguồn vốn từ những
tổ chức tín dụng chợ đen thì dễ dàng được tiếp cận hơn do giảm thiểu các thủ
tục cần thiết. Tuy nhiên đối với nhóm tín dụng chính thức thì người nông dân
phải chịu các khoản phí và lãi thấp hơn nhiều so với nhóm còn lại, bên cạnh
đó hoạt động nông vụ lại có tính chất thời vụ nên người nông dân luôn đứng
trước khó khăn giữa việc lựa chọn thời gian vay vốn, điều kiện tiếp cận vốn
với mức lãi xuất, chi phí sử dụng vốn nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản
xuất nông nghiệp của bản thân. Đây có thể nói là một trong những vấn đề
nhức nhối đối với các nhà nghiên cứu chính sách có mong muốn giúp cho
người nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp và cũng là một đề tài được
nhiều học giả làm đề tài nghiên cứu, đặc biệt khi mà ở Việt Nam trên 70%
người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trên 60% trong số đó có nhu
cầu sử dụng vốn vay để phát triển sản xuất nông nghiêp nhất là trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

4


Những năm qua, cùng với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước ta,
nguồn vốn tín dụng chính thức đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối
với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nền nông nghiệp, kinh tế nông
thôn nói riêng. Nguồn vốn này đã góp phần giúp cho sản xuất nông nghiệp có
những bước chuyển biến đáng mừng, đáp ứng được nhu cầu đầu tư thâm canh
làm tăng sản lượng nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng vật nuôi và tăng thu
nhập cho hộ nông dân. Ngoài ra nguồn vốn góp phần tạo điều kiện đầu tư
phát triển mở rộng ngành nghề nông thôn, đa dạng hóa nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ. Đời sống dân cư nông thôn ngày càng được
nâng cao.

Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ người nông
dân tiếp cận với những nguồn vốn vay chính thống cũng như có nhiều đóng
góp trong việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với
các hộ nông dân, tiêu biểu như:
- Công trình nghiên cứu "Cho vay hỗ trợ cho người nghèo tại tỉnh Tiền
Giang - Thực trạng và giải pháp" luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Anh
Tuấn (Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011) đã khai
thác được vấn đề cho vay đối với các hộ nghèo; Đối tượng nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Anh Tuấn với đối tượng của đề tài nghiên cứu đều tập trung vào
những hộ nông dân có mức thu nhập thấp (hộ nghèo), nhằm hỗ trợ giúp đỡ cải
thiện đời sống. Tại Việt Nam hiện nay trên 95% hộ nghèo là người nông dân
do đó công trình nghiên cứu này có nhiều điểm tương đồng với đề tài nghiên
cứu. Tại công trình nghiên cứu tác giả Tuấn đã đề cập tới những tổ chức tín
dụng cho hộ nghèo vay, một số kinh nghiệm cho các hộ nghèo vay tại một số
nước trong khu vực,...Bên cạnh đó công trình cũng đã nêu lên được những tồn
tại đối với hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo cụ thể: Dân trí thấp khả

5


năng tiếp cận khoa học kỹ thuật cho sản xuất kém do đó hiệu quả sử dụng vốn
không cao; Có nhiều tổ chức cung ứng vốn phục vụ cùng đối tượng dẫn đến
chồng chéo khó quản lý; Thủ tục vay vốn rườm rà, nhiều công đoạn dẫn đến
thời gian để người dân nhận được vốn vay lâu; đội ngũ cán bộ tham gia vào
chương trình cho vay còn thiếu kinh nghiệm; Công tác giám sát hỗ trợ sau khi
cho vay chưa tốt ...
- Các công trình nghiên cứu "Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ
nông dân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh huyện Mai Sơn - Sơn La" Luận văn thạc sĩ của tác giả Hà Đình Mùi
(Trường Đại học Kinh tế quốc dân - năm 2013); “Mở rộng và cho vay đối với

hộ nông dân tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam” luận văn thạc sĩ của tác giả
Đào Thanh Tùng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - năm 2005), đề tài
“Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng No &
PTNT Hà Tây” Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Văn Dự (Trường Đại học
kinh tế quốc dân - năm 2000), đề tài “Giải pháp mở rộng và nâng cao chất
lượng tín dụng đối với hộ nông dân nghèo ở NH NN&PTNT tỉnh Thái Bình”
luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thanh Cầm (Trường Đại học Kinh tế
quốc dân - năm 1999). Trong các đề tài nghiên cứu này, các tác giả đã hệ
thống hoá, phân tích và đưa ra sự lựa chọn khái niệm về chất lượng tín dụng
đối với hộ nông dân; làm rõ vai trò và sự cần thiết của nó trong hoạt động
kinh doanh; định hướng cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các bài viết cũng đều đưa ra được
những lý luận cơ bản về vai trò của kinh tế hộ nông dân trong quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng,
đến chất lượng tín dụng cho hộ nông dân. Đánh giá thực trạng tín dụng Ngân
hàng đối với hộ nông dân của mỗi ngân hàng, từ đó tổng quát và đưa ra các
giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân ở các NHTM và

6


đánh giá những hạn chế của công tác này để từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại mỗi ngân hàng. Các
đề tài nghiên cứu trên đã giúp tác giả có thêm góc nhìn đối với hoạt động
cho vay hỗ trợ người nông dân nhưng có vì mục tiêu lợi nhuận của một
trong những hệ thống ngân hàng lớn là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
- Công trình nghiên cứu “Quản lý chương trình nhận ủy thác cho vay
tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Đoàn thanh niên tại tỉnh Hòa Bình”.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Gia Vũ (Trường đại học Nông nghiệp Hà

Nội - năm 2011). Công trình đã đi sâu nghiên cứu một hình thức cầu nối giữa
các tổ chức tín dụng phi lợi nhuận với các hộ nghèo. Công trình đã khai thác
và đánh giá được những mặt được của hình thức này gồm: có sự tham gia sâu
rộng của đội ngũ thanh niên ở địa phương góp phần nâng cao năng lực giám
sát và kiểm soát khoản vay; giúp cho nhiều hộ nghèo tiếp cận được với vốn
vay ưu đãi;... Tuy nhiên bên cạnh đó công trình cũng đã nêu lên được một số
hạn chế nhất định của hoạt động này cụ thể: Mới chỉ chú trọng đến nội dung
cho vay và thu lãi chưa chú trọng tới các hoạt động hỗ trợ về kỹ thuật, tư duy
đầu tư, sản xuất, kinh doanh; Trình độ quản lý nguồn vốn vay của các cán bộ
Đoàn chưa tốt dẫn đến hiệu quả khoản vay chưa cao; Sự phối hợp giữa các tổ
chức tín dụng với đoàn thanh niên vẫn chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến nhiều
rủi ro, thất thoát trong hoạt động cho vay....
- Công trình nghiên cứu "Nâng cao năng lực tiếp cận vốn tín dụng
chính thống của các hộ nông dân ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên" luận văn
thạc sĩ của tác giả Phan Văn Hưởng (Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2010) đã nêu lên được 2 mặt của vấn đề vốn vay đối với các hộ nông
dân: mặt thứ nhất là khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân, mặt
thứ 2 là hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Từ đó đưa ra những giải

7


pháp nhằm nâng cao năng lực tiếp cận vốn tín dụng chính thống cho các hộ
nông dân. Công trình nghiên cứu này giúp tác giả có một cái nhìn tổng quan
về mối quan hệ biện chứng giữa người nông dân vay vốn và các tổ chức tín
dụng cho vay vốn tạo tiền đề cho cơ sở lý luận của bài luận văn.
- Công trình nghiên cứu “Vai trò của Quỹ Khuyến nông Hà Nội đối với
sản xuất nông nghiệp tại Huyện Đông Anh” luận văn Thạc sĩ của tác giả
Nguyễn Xuân Quyết (Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội - năm 2010) đã
nêu lên được vai trò của Quỹ khuyến nông đối với hoạt động sản xuất nông
nghiệp Hà Nội nói chung, đối với huyện Đông anh nói riêng. Thêm vào đó

công trình đã đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, ưu điểm, nhược điểm của
mô hình Quỹ khuyến nông khi áp dụng tại Hà Nội.
- Công trình nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của Quỹ Khuyến nông Hà Nội” Luận văn thạc sĩ của tác giả
Vũ Thị Hương (Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội - Năm 2012) đã đi sâu
đánh giá hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến nông trong mối tương tác giữa
Quỹ và Người nông dân, tập trung giải quyết một số vướng mắc cơ bản giữa
hộ vay vốn và Quỹ Cho vay. Các giải pháp đưa ra cũng nhằm mục đích giải
quyết trực tiếp các mâu thuẫn đó. Như vậy về cơ bản công trình nghiên cứu
này của tác giả Vũ Thị Hương đã đưa ra được các giải pháp kịp thời đáp ứng
được mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Khuyến nông Hà Nội.
Tại Hà nội là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là trái tim của cả
nước luôn đi đầu trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, cũng đã xây dựng
nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân về vốn phục vụ hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Một trong những bước đi mạnh mẽ là việc thành lập Quỹ
Khuyến nông Hà Nội tại quyết định số 26/2002/QĐ-UB ngày 27/02/2002.
Tính đến thời điểm hiện tại Hà Nội hiện là địa phương duy nhất trên cả nước
xây dựng được Quỹ Khuyến nông. Định hướng chính của Quỹ Khuyến nông

8


Hà Nội là hỗ trợ, giúp đỡ cho người nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp
không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm đẩy mạnh nên kinh tế khu vực nông thôn,
phát triển kinh tế - xã hội thủ đô. Sau hơn 10 năm hoạt động Quỹ Khuyến
nông Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển kinh tế của các hộ nông dân. Đã có nhiều bài báo, đề tài ca ngợi sự
trưởng thành, và đóng góp của quỹ trong công cuộc phát triển kinh tế nông
nghiệp thủ đô cụ thể:
- Tại tạp san Trung tâm khuyến nông quốc gia ngày 17/4/2013 đã có bài

viết tổng kết đánh giá sau hơn 10 năm hoạt động của Quỹ Khuyến nông Hà
Nội. Cả hai bài viết đều nêu lên vai trò của Quỹ khuyến nông trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp: “Quỹ khuyến nông ra đời tạo
thêm một kênh tài chính ưu đãi, giúp cho các chủ trang trại, hộ sản xuất được
vay vốn với mức phí thấp để đầu tư sản xuất hàng hóa tập trung, với khối
lượng sản phẩm nông nghiệp lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
thủ đô và hướng tới xuất khẩu.” ; “Quỹ Khuyến nông hoạt động không nhằm
mục đích lợi nhuận. Quỹ khuyến khích hỗ trợ cho các hộ nông dân, chủ trang
trại vay vốn, mở rộng và phát triển các mô hình Khuyến nông tiên tiến đã
được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả thành vùng sản xuất hàng hóa
chất lượng cao”. Từ những thành công đã đạt được hai bài viết cũng có kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quỹ cụ thể tại bài viết có đề xuất Các
cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ thêm cho quỹ khuyến nông, nghiên cứu điều
chỉnh cơ chế giúp cho quỹ khuyến nông dễ dàng được người nông dân tiếp
cận hơn, tăng cường tuyên truyền phổ biến để người nông dân thấy được lợi
ích từ việc sử dụng vốn Vay của Quỹ... Tại bài viết “Quỹ Khuyến nông Hà
Nội: Giúp bà con nông dân làm giàu” trên tạp chí của trung tâm khuyến nông
Quốc Gia có nêu: “để nâng cao hiệu quả khuyến nông, trong thời gian tới,
cần chuyên môn hóa hoạt động đào tạo. Cụ thể, cấp trung ương tập trung

9


đào tạo cán bộ cấp tỉnh, huyện để cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới trong và
ngoài nước. Việc đào tạo khuyến nông sẽ được giao cho cán bộ khuyến nông
cấp tỉnh, thành phố. Cùng với đó, việc đầu tư, triển khai các mô hình khuyến
nông cần có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc điểm thực tế của từng
địa phương. Ngoài ra, nên cân đối hỗ trợ đầu tư một cách đồng bộ, gắn phát
triển sản xuất với chế biến và tiêu thụ.”. Như vậy hoạt động của Quỹ khuyến
nông trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế nông nghiệp đã được

nhiều cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người
nông dân có một kênh vay vốn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế nông
nghiệp được hiệu quả.
- Tại tạp chí Kinh tế và phát triển số 200 (II) tháng 02/2014 có bài viết
“ Đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động của Quỹ Khuyến nông Hà Nội” của
tác giả Phạm Bảo Dương, Đậu Thị Bích Hoài, Nguyễn Thị Thanh Minh cho
rằng “Mô hình tổ chức và hoạt động của QKN bước đầu đã phần nào giải
quyết được nguồn lực, một vấn đề nóng của người sản xuất nông nghiệp
(SXNN) hiện nay. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của nông dân vẫn còn rất lớn
và khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này còn hạn chế”.
- Bài viết “Nâng cao tính khả thi chính sách khuyến nông trên địa bàn
Hà Nội” của tác giả Phạm Bảo Dương, Phôm Sa Vath Khăm Thiêng, Đậu Thị
Bích Hoài đăng trên tạp chí Khoa học và phát triển năm 2014, Tập 12 số 4
trang 610-619 cho rằng: “Khuyến nông được xác định là chìa khóa thúc đẩy
phát triển sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu tại thành phố Hà Nội
chỉ rõ bên cạnh các thành tựu nổi bật như góp phần phát triển nông nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, quá trình thực thi chính sách khuyến
nông cũng gặp không ít những khó khăn, bất cập do cách tiếp cận, nhận thức,
nguồn lực và tổ chức thực hiện chính sách. Bên cạnh các hoạt động thông tin,
tuyên truyền và các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, truyền nghề được đánh

10


giá tốt, một vài chính sách khác chưa thực sự khả thi do số lượng đối tượng
thụ hưởng và phạm vi tác động của chính sách tương đối rộng, lực lượng cán
bộ làm công tác khuyến nông lại mỏng, chế độ đãi ngộ không cao đã ảnh
hưởng tới hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách.” Như vậy tại bài viết này
các tác giả đánh giá cao vai trò của chính sách cũng như tầm ảnh hưởng của
chính sách đối với các hoạt động của khuyến nông....

- Tại công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Minh: “Mô hình quỹ khuyến
nông, Hiệu quả nhưng khó nhân rộng” cũng đã nêu lên hiệu quả của quỹ trong
suốt hơn 10 năm hoạt động. Bài viết đã khẳng định hiệu quả của Quỹ Khuyến
nông Hà Nội là không thể phủ nhận, tầm ảnh hưởng của Quỹ khuyến nông tới
sự phát triển của kinh tế nông nghiệp là rất lớn, hỗ trợ rất lớn cho người nông
dân trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên trong bài viết cũng đã nêu lên một số
khó khăn khi triển khai áp dụng xây dựng quỹ khuyến nông trên tất cả các địa
phương khác trong cả nước, một trong những vấn đề khó khăn lớn nhất là
nguồn vốn hoạt động của Quỹ và cơ chế hoạt động của Quỹ, ngoài ra yếu tố
con người, nhân lực, chính sách hỗ trợ.... cũng là những vấn đề khiến cho Quỹ
khó có thể áp dụng cho các địa phương khác trên cả nước. Bài viết có đề cập
tới những vấn đề cụ thể:
+ Công tác Khuyến nông cần nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là
nhân rộng mô hình Quỹ Khuyến nông của Hà Nội, để nông dân được tiếp cận
nguồn vốn ưu đãi, thiết thực nhất. Tuy nhiên, việc triển khai Quỹ Khuyến
nông còn gặp nhiều khó khăn bởi nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa có cơ chế và
quy định hoạt động.
+ Việc triển khai hoạt động của Quỹ Khuyến nông Hà Nội là một sáng
kiến hay, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông,
đồng thời cũng là kinh nghiệm quý cho các địa phương. Từ thành công của
Quỹ Khuyến nông Hà Nội, Chính phủ cần sớm có chính sách nhân rộng và

11


triển khai trên cả nước. Thực tế, người sản xuất đang thiếu kinh phí đầu tư;
nguồn vốn đầu tư các mô hình khuyến nông theo quy định tại Nghị định
02/2010/NĐ-CP còn hạn chế. Đặc biệt, nông nghiệp là ngành luôn tiềm ẩn
những yếu tố rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, giá cả bấp bênh... nên khó thu hút
đầu tư. Chính phủ và các bộ, ngành nên có chính sách hỗ trợ các tỉnh thành lập

Quỹ Khuyến nông theo mô hình Hà Nội và bố trí nguồn vốn phù hợp.
+ Để Quỹ Khuyến nông phát huy tác dụng và hiệu quả lớn, cần sớm
xóa bỏ cách làm dàn trải - mỗi hộ được vay một ít vốn để xóa đói giảm nghèo
- mà nguồn vốn từ Quỹ Khuyến nông cần cho vay tập trung theo vùng sản
xuất hàng hóa, áp dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, giúp cho việc
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được thuận lợi.
+ Hoạt động khuyến nông gắn liền với công tác xây dựng các mô hình
trình diễn, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, quản lý trong sản
xuất nông, lâm thủy sản, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Để Quỹ
Khuyến nông hoạt động có hiệu quả, rất cần những chính sách cho vay tín
dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất trong khoảng thời gian nhất định, để nông
dân có đủ vốn mua những thiết bị, vật tư, phương tiện đồng bộ, phục vụ sản
xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản theo quy trình công nghệ hiện đại. Đặc
biệt, nên xem xét điều chỉnh điều kiện thế chấp bằng hiệu quả mô hình từ
nguồn vốn vay.
Như vậy bản chất của QKN là một tổ chức tài chính nông thôn,
Hiệu quả của Quỹ khuyến nông trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế nông nghiệp là không thể phủ nhận, nhiều cấp chính quyền cũng rất quan
tâm tới mô hình này, nhiều địa phương cũng muốn được áp dụng mô hình để
hỗ trợ cho người nông dân trong việc phát triển nên nông nghiệp của địa
phương mình. Tuy nhiên thực tế từ những bài học kinh nghiệm áp dụng mô
hình quỹ khuyến nông tại Hà Nội cho thấy còn nhiều vấn đề khó khăn dẫn

12


đến khó có thể áp dụng rộng rãi cụ thể: Nguồn vốn, nhân lực, cơ chế hoạt động,
chính sách hỗ trợ, quy trình thẩm định, xét duyệt, giám sát.... Hiện tại vẫn chưa
có một công trình nghiên cứu nào có tính chuyên sâu đối với hoạt động cho vay
của Quỹ khuyến nông nhằm giải quyết những khó khăn nêu trên.

1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài.
- Từ tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động
cho các hộ nông dân vay vốn đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, từ nhiều giác
độ khác nhau, tuy nhiên các tác giả mới tập trung cho việc nâng cao chất
lượng tín dụng cho hộ nông dân theo tiêu chí đánh giá từ góc nhìn của Ngân
hàng, vẫn mang nặng mục tiêu lợi nhuận do đó chưa thực sự hỗ trợ cho người
nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo đúng chủ trương chính sách
của đảng và nhà nước. Một vài công trình nghiên cứu về các mô hình công
ích, hỗ trợ vốn vay cho người nghèo vì mục tiêu phi lợi nhuận tuy nhiên vẫn
chưa đồng bộ chưa triệt để nên vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả. QKN là
một tổ chức tài chính nông thôn có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều hạn
chế khiến cho mô hình Quỹ khuyến nông vẫn chưa thể áp dụng được rộng rãi
ra các địa phương khác trong cả nước.
Qua tổng quan nghiên cứu khoảng trống của đề tài là chưa có “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến nông
Hà Nội” với mục tiêu nghiến cứu để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động cho vay của Quỹ Khuyến nông Hà Nội, từ đó tìm kiếm giải pháp thúc
đẩy hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến nông Hà Nội, thực hiện đúng nhiệm
vụ và chức năng quản lý nhà nước của mình, hỗ trợ tối đa cho người nông dân
thành phố Hà nội. Ngoài ra làm tiền đề giúp cho mô hình Quỹ khuyến nông
có thể được nhân rộng ra các địa phương khác trong cả nước, hỗ trợ cho
người nông dân trên cả nước trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp nước
nhà. Đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao

13


trong nền kinh tế quốc gia.
1.2. Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
của Quỹ Khuyến nông.

1.2.1 Khái niệm, vai trò của Khuyến nông đối với phát triển sản
xuất nông nghiệp, nông thôn.
1.2.1.1. Khái niệm
Đã có rất nhiều khái niệm về khuyến nông được đưa ra dựa theo nhiều
cách thức tổ chức khuyến nông khác nhau nhưng tựu chung lại đều có đối
tượng chính là người nông dân với mục tiêu là phát triển nông nghiệp nông
thôn:
Theo nghĩa từ Hán Việt, "Khuyến" có nghĩa là khuyên bảo người ta cố
gắng sức, "nông” có nghĩa là nghề nông. “Khuyến nông” là khuyên mở mang
phát triển sản xuất nông nghiệp. Còn theo tiếng Anh, thuật ngữ "Agricultural
Extension" được dịch là “ khuyến nông” là từ ghép giữa “Extension” (nghĩa là
“mở rộng”, “thêm vào”) với “Agriculture” (nghĩa là “nông nghiệp”). Do vậy,
“Khuyến nông là một thuật ngữ có ý nghĩa rất rộng được tổ chức thực hiện
bằng nhiều biện pháp khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích có quy mô
khác nhau
“Khuyến nông là phương pháp động, nhận thông tin có lợi tới người
dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần
thiết nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này” (B.E.
Swanson và J.B.Claar).
“Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông
dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn”
(A.W.Van den Ban và H.S Hawkins - Khuyến nông, 1988).
“Khuyến nông được xem như một tiến trình của việc hoà nhập các kiến
thức khoa học kỹ thuật hiện đại, các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái gì

14


cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn
tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vượt qua các

trở ngại gặp phải” (D.Sim và H.A.Hilmi - FAO Forestry paper 80, 1987, FAO
Rome).
“Khuyến nông là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn,
các nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề chính của họ” (Malla A Munual for training Field Workers, 1989).
“Khuyến nông là một quá trình giáo dục. Các hệ thống khuyến nông
thông báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy các dòng thông tin giữa
nông dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu, các
nhà quản lý và các nhà lãnh đạo” (Falconer, J. - Forestry, A Review of Key
Issues, Social Forestry Network Paper 4e, 1987, O.D.I., London).
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên
quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài
nhà trường, trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành”
(Thomas, G. Floes).
“Khuyến nông là một quá trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng
và trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để họ có đủ khả
năng tự giải quyết được những công việc của chính mình nhằm nâng cao đời
sống vật chất của gia đình và cộng đồng” (Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV,
Tổ chức Đoàn kết quốc tế vì Hợp tác và phát triển CIDSE, Dự án phát triển
lâm nghiệp xã hội sông Đà SFDP và các Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lai
Châu, Sơn La, Thái Nguyên).
Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) định nghĩa Khuyến
nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông
dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông
nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những

15


thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của
gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao

dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Hiểu theo nghĩa hẹp, Khuyến nông là một tiến trình giáo dục người
nông dân một cách không chính thức. Nó đem đến cho người nông dân những
thông tin và lời khuyên để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Khuyến
nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi trồng.
Khuyến nông là sử dụng các cơ quan, các Trung tâm khoa học nông nghiệp để
phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới người nông dân bằng các
phương pháp thích hợp để họ áp dụng nhằm thu được nhiều nông sản hơn.
Với khái niệm này thì Khuyến nông được hiểu chỉ là chuyển giao kỹ thuật
đơn thuần.
Hiểu theo nghĩa rộng, khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả
những hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn như hướng dẫn tiến
bộ kỹ thuật, định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp người nông dân
hiểu biết chính sách, pháp luật của nhà nước, phát triển khả năng tự quản lý,
điều hành và tổ chức các hoạt động xã hội, tăng cường liên kết cộng đồng
nông thôn…
Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân, đó là
quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo người nông dân theo nguyên tắc tự
nguyện, không áp đặt. Đây cũng là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng
một cách dần dần và tự giác của người nông dân.
1.2.1.2. Vai trò của công tác khuyến nông
a. Cầu nối:
Thông qua hệ thống khuyến nông, các chủ trương chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước sẽ được chuyển tải đến nông dân và được nông dân đón
nhận, thực hiện và ngược lại. Thông qua hệ thống khuyến nông những nhu

16



×