Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.79 KB, 97 trang )

Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc, các giáo sư, phó giáo
sư, tiến sỹ, các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính, đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với GS.TS. Đinh Văn Tiến người hướng
dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành được luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Cục hàng không dân dụng Việt Nam,
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và các đơn vị trực thuộc, cũng như các
cá nhân, tổ chức, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận
lợi trong thời gian tôi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để
tôi hoàn thành luận văn.
Do trình hạn chế về thời gian nên luận văn có thể có nhiều thiếu sót. Tôi
mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
HÀ TUẤN ANH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công: “Hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không trong xu thế hội nhập” là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Đinh Văn Tiến, Phó Giám đốc Học viện
Hành chính.
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây.
Tác giả
HÀ TUẤN ANH
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


EU : Liên minh Châu Âu
FIATA : Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế
ICAO : Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
IATA : Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
GDP : Tổng sản phẩm quốc dân
WTO : Thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu
thế tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Bên cạnh đó những tiến bộ
mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá
trình quốc tế hóa về kinh tế và mở ra cho mọi quốc gia và vùng lãnh thổ
những cơ hội phát triển nhất định.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà quá trình toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực với các hình thức và mức độ đa dạng khác
nhau, trong đó có lĩnh vực vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hóa
bằng đường hàng không nói riêng.
Ra đời năm 1956, ngành Hàng không Việt Nam đã có những bước
chuyển biến không ngừng, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, phục vụ công
cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nước ta hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, những thành tựu phát triển kinh tế – xã
hội do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước mang lại cũng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành Hàng không Việt Nam, trong đó có lĩnh
vực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. Cùng với trào lưu hội nhập
kinh tế quốc tế của đất nước thì ngành vận tải hàng không và vận tải hàng hóa
bằng đường hàng không đã mang tính quốc tế và ngày càng phát triển ở mức
độ cao. Đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho
phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại, không chỉ đóng vai trò to lớn và có
ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an

ninh và quốc phòng của đất nước.
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa ngành vận tải hàng
không đã trở thành hiện thực với chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế, cùng
1
với các ngành kinh tế khác, ngành vận tải nói chung và vận tải hàng không
nói riêng đã có những bước tiến nhảy vọt. Mạng lưới vận tải hàng không nội
địa được phủ kín, nhiều đường bay quốc tế được mở rộng và nâng cấp. Nhờ
đó khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường không đã tăng lên đáng
kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng nhanh, thị
trường được mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển.
Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế
thế giới nói chung đang gặp nhiều khó khăn, Hàng không Việt Nam cũng
không tránh khỏi những bước thăng trầm. Mặt khác, trong tình hình cạnh
tranh trên thị trường hàng không thế giới ngày càng gay gắt, cơ sở vật chất
cũng như công nghệ và kỹ thuật của Hàng không Việt Nam mặc dù đã có
nhiều nỗ lực cải tiến song vẫn còn chậm hơn rất nhiều so với các nước trong
khu vực khiến cho khả năng cạnh tranh của Hàng không Việt Nam còn thấp.
Với vai trò là một chiếc cầu nối liền Việt Nam với các nước trên thế giới
cũng như giữa các vùng trong cả nước đồng thời là một ngành kinh tế mang
lại một nguồn thu đáng kể cho đất nước do nhà nước cần có những biện pháp
hữu hiệu để thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động của vận tải hàng không
nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng nhằm tạo
điều kiện cho ngành hàng không Việt Nam có thể phát huy được những thế
mạnh của mình đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời
kỳ hội nhập.
Với kiến thức quản lý nhà nước được đào tạo và có thời gian học tập tại
Học viện Hành chính trong chương trình quản lý hành chính công, tội chọn đề
tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa
bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu

Vận tải hàng không và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là một
2
ngành kinh tế đặc thù có tính chuyên môn hóa cao nên chủ yếu được các
chuyên gia trên lĩnh vực hàng không và kinh tế vận tải nghiên cứu. Ở nước
ngoài vấn đề này được nghiên cứu và xuất bản tập trung trong một số tài liệu
và bài nghiên cứu về chuyên ngành hàng không, quản trị hàng không, dịch vụ
vận chuyển hàng không, thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không
của Hiệp hội vận chuyển Hàng không Quốc tế (IATA), của Tổ chức Hàng
không quốc tế (ICAO), của Liên đoàn vận tải hàng hóa quốc tế (FIATA) và tổ
chức Thương mại thế giới (WTO)
Còn ở Việt Nam, do vận tải hàng không nói chung và vận tải hành hóa
bằng đường hàng không nói riêng là một ngành kinh tế khá mới mẻ, mặc dù
cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm, các bài viết của các
học giả có uy tín nghiên cứu, phân tích, đánh giá về năng lực hoạt động của
ngành hàng không nói chung và vận tải hàng không nói riêng như: “Hàng
không dân dụng Việt Nam và Luật hàng không dân dụng Việt Nam”, Cục
Hàng không dân dụng Việt Nam, Tài liệu tham khảo, Hà Nội, 2006; “Dự báo
nhu cầu vận chuyển hàng không Việt Nam đến năm 2010”, Ban kế hoạch thị
trường – Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Hà Nội, 2005; “ Nghiên cứu
đề xuất hệ thống chính sách và chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành vận tải hàng không giai đoạn 2008- 2015”, Tác giả Dương Cao Thái
Nguyên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Hàng không Việt Nam, TP. Hồ
Chí Minh, 2008; “Chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng
không ở Việt Nam”, Tác giả Vũ Sỹ Tuấn, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2005; “Các giải pháp phát triển vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng không phục vụ chiến lược phát triển hướng về xuất
khẩu đến năm 2010”, Tác giả Nguyễn Thị Thanh An, Luận văn Thạc sỹ,
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2006; “Hoàn thiện chính sách quản
lý nhà nước đối với vận tải hàng không trong điều kiện hội nhập quốc tế”,
3

Tác giả Võ Huy Cường, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia,
Hà Nội, 2001; “Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với chiến
lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của Tổng
công ty Hàng không Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế”, Tác giả
Nguyễn Trọng Nam, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính, Hà Nội,
2007 Những công trình nghiên cứu trên đã góp phần giải đáp nhũng đòi
hỏi cấp bách về việc tăng cường năng lực hoạt động của ngành vận tải hàng
không ở Việt Nam. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu,
phân tích đánh giá một cách toàn thể những thành tựu, hạn chế và những giải
pháp nào để nâng cao năng lực và hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt
động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ở Việt Nam đặc biệt là trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là nhằm tổng quan những căn cứ lý luận và thực
tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hàng không và vận tải hàng
hóa bằng đường hàng không. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động quản
lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam đề
xuất ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với ngành kinh tế
còn non trẻ nhưng đã trở thành mũi nhọn của đất nước trong xu thế toàn cầu
hóa và khu vực hóa.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có nhiệm vụ:
Tổng quan lý luận về quản lý nhà nước về vận tải hàng không nói chung
và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng;
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không trong thời gian qua;
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng hoàn thiện hoạt động quản
lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đáp ứng yêu cầu
4
phát triển kinh tế của đất nước và khai thác có hiệu quả năng lực vận tải của

các hãng hàng không trong lĩnh vực vận tải hàng hóa.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và thực trạng hoạt động quản lý
nhà nước về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động vận tải
hàng hóa của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu chủ yếu trong thời kỳ thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta, mốc thời gian phân tích số liệu thực tế là từ năm
2000 đến năm 2010
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin. Quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử được
vận dụng để nhìn nhận, đánh giá về thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không trong thời gian qua. Bên cạnh đó luận văn chú trọng sử
dụng hàng loạt các phương pháp bổ trợ cần thiết khác trong quá trình nghiên
cứu như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu tư liệu,
phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh để có thể đưa ra những định
hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực vận tải hàng hóa của ngành hàng
không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay của Việt Nam.
6. Ý nghĩa của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài liệu tham
khảo trong việc học tập, nghiên cứu về lĩnh vực vận tải hàng không nói chung
và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng. Đồng thời sẽ tạo điều
kiện hiểu thêm về quy định của quốc tế cũng như những chính sách của Việt
Nam về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. Kết quả nghiên cứu của đề
5
tài này cũng góp phần vào việc định hướng chính sách quản lý nhà nước về
vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.

7. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Sau khi hoàn thành, Luận văn có những đóng góp quan trọng sau:
Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận và phân tích thực
trạng hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước
đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong điều kiện
Việt Nam trên đường hội nhập kinh tế quốc tế.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan quản lý nhà nước đối với việc vận tải hàng hóa
bằng đường hàng không
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải
hàng hóa bằng đường hàng không trong điều kiện hội
nhập ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt
động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu
thế hội nhập
6
Chương 1
TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không
1.1.1. Đặc điểm của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
So với các hình thức vận tải hàng hóa khác như vận tải hàng hóa bằng
đường biển, đường bộ, đường sắt thì vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
là một lĩnh vực vận tải có quá trình phát triển tương đối ngắn nhưng lại có tốc
độ phát triển khá nhanh và mang tính đặc thù cao. Thời gian đầu mới hình

thành các hãng hàng không, chủ yếu tập trung và chức năng vận chuyển hành
khách. Trải qua thời gian, vận tải hàng không đã phát triển thêm cả dịch vụ vận
tải hàng hóa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trên thế
giới. Ngày nay, vận tải hàng không đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật
quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới, là một trong những công cụ
quan trọng trong phát triển các mối liên hệ kinh tế, thương mại, du lịch giữa
các quốc gia và quốc gia; giữa các quốc gia và cộng đồng thế giới. Vận tải
hàng hóa bằng đường hàng không ngoài những đặc điểm cơ bản của vận tải
hàng không nói chung nó còn bao gồm một số những đặc điểm riêng biệt, cụ
thể:
Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai
điểm vận tải với nhau. Không giống như các loại hình vận tải khác là các
tuyến đường vận tải có thể qua rất nhiều điểm nối khác nhau trên toàn bộ
tuyến đường vận chuyển. Như vận chuyển hàng hải, thì trên một tuyến vận tải
hàng hóa có thể đi qua rất nhiều các quốc gia khác nhau, các điểm cảng khác
nhau. Do tính đặc thù về kỹ thuật và chi phí vận chuyển lớn nên hầu hết các
7
đường vận tải hàng không đều là tuyến đường thẳng. Đây là đặc điểm khác
biệt so với các loại hình vận tải hàng hóa khác.
Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận
chuyển nhanh. Do phương tiện sử dụng của vận tải hàng không là máy bay
một phương tiện vận tải có ưu thế về tốc độ, nên tạo nên ưu thế về thời gian
và tốc độ khai thác lớn trong vận chuyển hàng hóa. Yếu tố tốc độ thể hiện tính
ưu việt của vận tải hàng không. Tốc độ đem lại lợi ích kinh tế thực tế nhưng
thông thường lại chính là khía cạnh tâm lý gây hấp dẫn khách hàng hơn cả.
Tàu thủy chở khách nói chung, nhanh cũng chỉ 50km/h, xe lửa đến nay nhanh
cũng chỉ khoảng 200 km/h. Trong khi đó các máy bay phản lực siêu âm hành
khách TU – 144 và Concord bay với tốc độ 2500 km/h[19;tr41]. Những máy
bay hành khách trung bình ngày nay bay với tốc độ 800 km/h tức là lớn hơn
10 lần so với ô tô, xe lửa thông thường. Tốc độ của máy bay đã tiết kiệm cho

con người nhiều thời gian để dành cho các công việc khác như nghiên cứu
khoa học, sáng tạo nghệ thuật, nghỉ ngơi Tốc độ đặc biệt cần thiết cho việc
chuyên chở các mặt hàng như: Hàng mau hỏng, hàng cao cấp, hàng khẩn cấp,
thư từ, báo chí, hàng tươi sống
Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác do
vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến
nhất trên thế giới. Do vận tải hàng không sử dụng các phương tiện bay là loại
phương tiện giao thông đặc thù là kết tinh của tiến bộ khoa học – kỹ thuật trên
thế giới, đồng thời trong quá trình sử dụng đòi hỏi một quy trình bảo dưỡng,
sửa chữa hết sức nghiêm ngặt để đảm bảo duy trì khả năng bay. Đồng thời các
phương tiện bay đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng tích hợp nhiều
yếu tố. Bao gồm:
Cảng hàng không (Airport) là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay,
là nơi cung cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết liên
8
quan tới vận chuyển hàng hoá và hành khách. Cảng hàng không có các khu
vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải;
Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không. Máy bay có
nhiều loại. Loại chuyên chở hành khách cũng có thể nhận chuyên chở hàng
dưới boong. Loại chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả khách cả hàng;
Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng đa dạng và
phong phú. Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay.
Có trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị. Ngoài ra còn có các trang thiết bị
riêng lẻ như pallet máy bay, container máy bay, container đa phương thức
Vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các phương thức vận
tải khác. Có thể nói đây là một dịch vụ vận chuyển cao cấp nhất trong các loại
hình dịch vụ vận chuyển hàng hóa, điều này có được là những đặc điểm kỹ
thuật, tốc độ, thời gian của loại hình vận tải này.
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đơn giản hoá về chứng từ thủ

tục so với các phương thức vận tải khác.
Về hàng hoá thường vận chuyển bằng đường hàng không cũng có những
đặc điểm khác biệt so với loại hình vận chuyển khác. Đó là các lô hàng nhỏ;
hàng hoá đòi hỏi giao ngay, an toàn và chính xác; hàng hoá có giá trị cao;
hàng hoá có cự ly vận chuyển dài.
Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cũng
có những hạn chế sau:
Sức chứa của máy bay, so với xe lửa hay tàu thủy thì sức chứa của máy
bay là quá nhỏ bé. Một máy bay trung bình thường có sức chứa khoảng 120
chỗ ngồi và loại có sức chứa nhiều nhất theo thiết kế cũng chỉ khoảng trên
800 hành khách tương đương với khoảng gần 68 tấn hàng hoá (Airbus 380).
Trong khi đó trọng tải trung bình của một tàu thuỷ khoảng 20.000 DWT, của
9
một đoàn tàu là 10 – 20 nghìn tấn. Xét về khối lượng hàng hoá luân chuyển
tấn – km (Revenue Tonne Kilometre – RTK) toàn thế giới, cho đến nay vận
tải hàng không mới chỉ đạt 1%

so với 5% của vận tải nội thuỷ (Inland
Waterway), 7% của vận tải đường ống (Pipe Line ), 8% của vận tải ô tô
(Truck), 16% của vận tải đường sắt và 64% của vận tải đường biển. Về khối
lượng hàng hoá vận chuyển quốc tế thì vận tải hàng không thế giới chỉ chiếm
1%[19; tr43].
Tính đều đặn, thể hiện ở sự đáp ứng nguyện vọng của hành khách một
cách thường xuyên. Trong hàng không khó có thể có được sự đều đặn toàn
vẹn. Máy bay không tôn trọng được hoàn toàn giờ giấc do những chậm trễ lúc
khởi hành hoặc lúc đến. Những chậm trễ này thường do sự chờ đợi khi hạ
cánh ở các sân bay bị ùn tắc. Chẳng hạn, một sân bay có thể bị đóng cửa vài
tiếng đồng hồ vì sương mù, mây thấp, bão
Tính cơ động linh hoạt, do hoạt động trên những tuyến đường dài, cố
định nên tính cơ động, linh hoạt của máy bay kém xa so với vận tải ô tô, nhất

là trên những tuyến đường ngắn, ngõ ngách
Cước vận tải hàng không cao.
Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá kồng kềnh,
hàng hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp.
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, trong vận tải hàng không bắt buộc phải
có cảng hàng không. Đó là tổ hợp công trình rất phức tạp và đồ sộ đòi hỏi đầu
tư xây dựng rất lớn cả về vốn và thời gian. Ngoài ra còn phải kể đến chi phí
chế tạo hoặc mua sắm máy bay cùng các trang thiết bị hiện đại, tham gia hoà
nhập vào hệ thống kiểm soát không lưu, hệ thống đặt chỗ, hàng hoá.
1.1.2. Vai trò của vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không giúp thực hiện các hợp
10
đồng buôn bán thực hiện nhanh chóng hơn. Đặc biệt đối với những nước chủ
yếu xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản, các mặt hàng tươi sống đòi hỏi thời
gian vận chuyển nhanh như nước ta thì hàng không có vai trò rất quan trọng
trong việc phát triển buôn bán với nước ngoài. Ngày nay hàng không ở các
nước phát triển trở thành một phương tiện vận chuyển không thể thiếu được
không chỉ trong lĩnh vực chuyên chở hành khách mà trong cả chuyên chở
hàng hoá giữa các vùng trong một nước. Sự phát triển của vận tải hàng không
đã mở đường cho thương mại các nước nói riêng và thương mại trên toàn thế
giới nói chung được thuận tiện và tránh được nhiều rủi ro hơn.
Vận tải hàng không có vị trí số một đối với vận tải quốc tế những mặt
hàng mau hỏng, dễ thối, súc vật sống, thư từ, chứng từ, hàng nhậy cảm với
thời gian, hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng có giá trị cao Những mặt hàng đòi hỏi
giao ngay do tốc độ máy bay gấp hàng chục lần tốc độ của các phương tiện
vận tải khác. Thông qua vận tải hàng không mà các hợp đồng buôn bán các
loại hàng hoá trong lĩnh vực này phát triển mạnh
Mặt khác vận tải hàng không còn là một mắt xích quan trọng để liên kết
các phương thức vận tải, tạo ra khả năng kết hợp các phương thức vận tải với
nhau như: vận tải hàng không/ vận tải biển, vận tải hàng không/vận tải ô

tô nhằm khai thác được lợi thế của các phương thức vận tải làm cho “thời gian
vận tải ngắn hơn thời gian vận tải thuỷ bộ nhưng cước vận tải rẻ hơn cước vận
tải hàng không” như một nhà kinh tế học về hàng không đã nói[17]. Như vậy
với ưu thế về thời gian của mình vận tải hàng không đã góp phần không nhỏ
vào sự tăng trưởng của hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới.
Vận tải hàng không có mức độ an toàn cao do thời gian vận chuyển
ngắn, tuyến đường ở trên không ít chịu các ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên
cũng như con người nên tránh được những tai nạn, rủi ro bất ngờ, ăn cắp. Các
trang thiết bị phục vụ cho chuyên chở hiện đại hơn các phương tiện vận tải
11
khác rất nhiều. Chính vì thế hàng không là sự lựa chọn của các hợp đồng
buôn bán hàng hoá có giá trị cao, quý hiếm.
1.1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
1.1.3.1. Các điều ước quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Hoạt động vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hóa nói riêng là
một hoạt động có tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn trên toàn thế giới.
Do vậy các hoạt động này không chỉ được điểu chỉnh bởi hệ thống pháp luật
riêng của bất kỳ quốc gia nào mà nó phải được thống nhất điều chỉnh trên
phạm vi toàn thế giới bởi những Công ước quốc tế và những Nghị định thư
quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế, trong đó
bao gồm cả vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. Cơ sở pháp lý đầu tiên
của hoạt động vận tải hàng không và vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không mà mọi quốc gia có hoạt động vận tải hàng không cũng như các hãng
vận tải hàng không phải tuân theo đó chính là Công ước về vận tải hàng
không quốc tế được ký tại Wasaw – Ba Lan năm 1929. Trên cơ sở pháp lý
của Công ước này, hoạt động vận tải hàng không quốc tế chịu sự điều chỉnh
của hàng loạt các văn bản mang tính pháp lý quốc tế như:
Nghị định thư sửa đổi Công ước Wasaw. Nghị định thư này ký tại Hague
28/91955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955;
Công ước bổ sung cho công ước Wasaw được ký kết tại Guadalazala

ngày 18/9/1961, nên gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961;
Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Wasaw và nghị định thư
Hague. Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là
Hiệp định Montreal 1966;
Nghị định thư sửa đổi Công ước Wasaw 12/10/1929 được sửa đổi bởi
nghị định thư Hague 28/9/1995. Nghị định này ký tại thành phố Guatemala
8/3/1971, nên gọi tắt là Nghị định thư Guatemala 1971;
Nghị định thư bổ sung số 1là nghị định thư sửa đổi công ước Wasaw
12
1929. Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày 25 tháng 9 năm 1975
nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1;
Nghị định thư bổ sung số 2 là nghị định thư sửa đổi công ước Wasaw
1929 đã được sửa đổi bằng Nghị định thư Hague 1955. Nghị định thư này
được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư
Montreal 1975, bản số 2;
Nghị định thư bổ sung số 3 là nghị định thư sửa đổi công ước Wasaw
12/10/1929 đã được sửa đổi bởi các nghị định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và
tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971. Nghị định thư này được ký kết tại
Montreal 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 3;
Nghị định thư bổ sung số 4 là nghị định thư sủa đổi Công ức Wasaw
ngày 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi nghị định thư Hague ngày 28/9/1955.
Nghị định thư này ký kết tại Montreal, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal
năm 1975, bản số 4;
Các công ước, hiệp định, nghị định thư chủ yếu sửa đổi bổ sung giới
hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn
về hành khách, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất,
khiếu nại người chuyên chở
1.1.3.2. Trách nhiệm của người chuyên trở hàng hóa bằng đường hàng không
Khi nói tới trách nhiệm của người chuyên chở hàng không, Công ước
Wasaw1929 đề cập tới 3 nội dung: thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm,

giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở.
Thời hạn trách nhiệm
Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở là điều khoản quy định trách
nhiệm của người chuyên chở về mặt thời gian và không gian đối với hàng hoá.
Theo công ước Wasaw, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với
hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng máy bay. Vận chuyển bằng máy
bay bao gồm giai đoạn mà hàng hoá nằm trong sự bảo quản của người chuyên
13
chở hàng không ở cảng hàng không, ở trong máy bay, hoặc ở bất cứ nơi nào
nếu máy bay phải hạ cánh ngoài cảng hàng không.
Vận chuyển bằng máy bay không mở rộng tới bất kỳ việc vận chuyển
nào bằng đường bộ, đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảng hàng
không. Tuy nhiên, nếu việc vận chuyển như vậy xảy ra trong khi thực hiện
hợp đồng vận chuyển bằng máy bay nhằm mục đích lấy hàng, giao hoặc
chuyển tải hàng thì thiệt hại được coi là kết quả của sự kiện xảy ra trong quá
trình vận chuyển bằng máy bay.
Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không
Theo công ước Wasaw 1929, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về
thiệt hại trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá trong quá
trình vận chuyển hàng không. Người chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm
về thiệt hại xảy ra do chậm trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng máy
bay. Tuy nhiên, người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm nếu anh ta
chứng minh được rằng anh ta và đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết để tránh thiệt hại hoặc đã không thể áp dụng được những biện pháp
như vậy trong khả năng của mình.
Người chuyên chở cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu anh
ta chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy
hoặc vận hành máy bay hoặc trong mọi phương tiện khác mà anh ta và đại lý
của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng thiệt hại vẫn xảy ra.
Như vậy, theo Công ước Wasaw, người chuyên chở hàng không phải

chịu trách nhiệm bồi thường trong hai trường hợp sau: hàng hoá bị mất mát
hư hại và hàng hoá bị giao chậm trong thời hạn trách nhiệm của người chuyên
chở. Nhưng, theo công ước thì người chuyên chở được hưởng miễn trách
nhiệm không phải bồi thường khi tổn thất của hàng hoá là do lỗi trong việc
hoa tiêu, chỉ huy vận hành máy bay hoặc trong trường hợp người chuyên chở
14
hay người thay mặt họ cố gắng hết sức trong khả năng có thể nhưng tổn thất
về hàng hoá vẫn xảy ra.
Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không
Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là điều khoản quy định số
tiền lớn nhất mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hoá
trong trường hợp tính chất và trị giá không được kê khai trên vận đơn hàng
không. Theo công ước Wasaw 1929, trách nhiệm của người chuyên chở được
giới hạn ở một khoản 250 Franc/kg trừ phi người gửi hàng đã có tờ kê khai
đặc biệt trị giá ở nơi giao hàng, vào lúc hàng hoá được giao cho người chuyên
chở và một khoản phí bổ sung nếu người chuyên chở yêu cầu. Trong trường
hợp trị giá hàng hoá đã được kê khai trên vận đơn thì giới hạn trách nhiệm
của người chuyên chở là trị giá kê khai trên vận đơn. Nếu trị giá hàng hoá mà
người gửi hàng kê khai trên vận đơn lớn hơn giá trị thực tế của hàng hoá lúc
giao hàng thì người chuyên chở chỉ phải bồi thường tới giá trị của hàng hoá
lúc giao hàng nếu họ chứng minh được như vậy. Ðồng Franc nói ở đây là
đồng Franc Pháp có hàm lượng vàng là 65,5 mg vàng, độ tinh khiết 900/1000.
Khoản tiền này có thể đổi ra bất kỳ đồng tiền quốc gia nào theo số tròn.
Trong trường hợp người chuyên chở cố ý gây tổn thất cho hàng hóa thì
họ không được hưởng giới hạn trách nhiệm nói trên.
1.1.4. Các tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trên thế giới
Hoạt động vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không nói riêng là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều
lĩnh vực, nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, nên để thống nhất điều
chỉnh quan hệ của các bên trong lĩnh vực này cũng như việc thống nhất các

thủ tục pháp lý, phân chia khu vực hoạt động của các hãng hàng không dân
dụng trên thế giới. Do vậy, đã hình thành nên một số tổ chức quốc tế có liên
quan đến nghiệp vụ của hoạt động hàng không dân dụng. Nhờ hoạt động của
15
các tổ chức này mà mạng lưới hàng không quốc tế được tổ chức rộng khắp,
thống nhất tránh được những tranh chấp có thể xẩy ra giữa các hãng hàng
không và các quốc gia. Hiện tại, trên thế giới có một số tổ chức quốc tế về
hàng không tiêu biểu như sau:
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation
Organization- ICAO) là một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm
soạn thảo và đưa ra các quy định về hàng không trên toàn thế giới. Tổ chức
Hàng không dân dụng quốc tế được thành lập năm 1947, có tổng hành dinh
đặt tại Montreal, Canada và văn phòng đại diện tại Paris, Dakar, Cairo,
Bankok, Lima & Mexico. ICAO có nhiệm vụ hệ thống hóa các nguyên tắc và
kỹ thuật của dẫn đường hàng không quốc tế cũng như tạo điều kiện về kế
hoạch và phát triển ngành vận tải hàng không quốc tế để đảm bảo an toàn và
lớn mạnh một cách có thứ tự. Ủy ban ICAO đưa ra những tiêu chuẩn và
những điều thực tế liên quan đến dẫn đường hàng không, và ngăn chặn mọi sự
xuyên nhiễu trái luật cũng như làm thuận tiện quy trình bay từ nước này sang
nước khác trong hàng không dân dụng. Thêm vào đó, ICAO cũng là tổ chức
chịu trách nhiệm điều tra tai nạn hàng không dựa theo Công ước hàng không
dân dụng quốc tế được Liên Hợp quốc thông quan tại Chicago vào năm 1944.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport
Association - IATA) là một nhóm nghề nghiệp quốc tế của các hãng hàng
không có trụ sở tại Montreal, Quebec, Canada. IATA được thành lập tháng 4
năm 1945, ở Havana, Cuba. Đây là tổ chức kế nhiệm của Hiệp hội Vận chuyển
Hàng không Quốc tế (International Air Traffic Association) được thành lập ở
Den Haag năm 1919. Vào thời điểm thành lập, IATA có 57 thành viên từ 31
quốc gia, phần lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngày nay, hiệp hội này phát triển lớn
mạnh lên tới 270 thành viên từ 140 quốc gia ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó,

những hội viên chính thức của IATA là những hãng hàng không tham gia hoạt
16
động quốc tế, còn những hãng khác của nước hội viên mà hoạt động giới hạn
kinh doanh nội địa thì đóng vai trò là cộng tác viên của IATA.
Mục đích của IATA là đẩy mạnh việc vận chuyển hàng không an toàn,
thường xuyên và vì lợi ích kinh tế của nhân dân thế giới, khuyến khích phát
triển thương mại bằng đường hàng không và nghiên cứu những vấn đề có liên
quan đến vận chuyển hàng không. Cung cấp những phương tiện để phối hợp
hành động giữa các vụ vận tải hàng không quốc tế hợp tác với ICAO và các tổ
chức khác. Ngoài ra IATA còn nghiên cứu để thống nhất các quy định luật lệ
quốc tế về hàng không, nghiên cứu tập quán hàng không.
Hoạt động của IATA bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến các lĩnh
vực kỹ thuật, pháp lý, tài chính của vận tải hàng không nhưng quan trọng nhất
vẫn là sự điều chỉnh cơ cấu giá cước và giá vé của các tổ chức hội viên.
IATA có hai trụ sở chính ở Montreal – Canada để giải quyết các vấn đề ở
Châu Mỹ và ở Geneva - Thụy Sĩ để giải quyết các vấn đề ở Châu Âu, Trung
Đông và Châu Phi. Có một văn phòng khu vực ở Singapore kiểm soát các
hoạt động ở Châu Á và Thái Bình Dương.
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (Fédération Internationale des
associations de transitaires et assmilés) Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc
tế - FIATA được thành lập năm 1926, bao gồm các hội viên chính thức là
những hiệp hội quốc gia những người giao nhận và các hội viên công tác là
những hãng giao nhận cá thể trên thế giới. Tên viết tắt của FIATA bắt nguồn
từ tên tiếng Pháp: Fédération Internationale des associations de transitaires et
assmilés.
Đây là một tổ chức phi chính trị tự nguyện, đại diện cho 35000 người
giao nhận ở trên 130 nước. Các cơ quan của Liên hiệp quốc tế như Hội đồng
kinh tế xã hội Liên hiệp Quốc (ECOSOC), Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD), Ủy ban kinh tế Châu Âu ECE và Ủy
ban kinh tế và xã hội Châu á - Thái Bình Dương (ESCAP) đã công nhân địa

17
vị pháp lý toàn cầu của tổ chức này. Đối với tất cả các tổ chức trên FIATA
được hưởng quy chế tư vấn.
FIATA cũng được các tổ chức quốc tế có liên quan đến buôn bán và vận
tải thừa nhận như phòng Thương mại quốc tế (IATA) cũng như những tổ
chức của người vận chuyển và người gửi hàng.
Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và phát huy lợi ích của người giao
nhận, nghiên cứu các biện pháp, thủ tục giao nhận nhằm nâng cao hiệu quả
của nó. Việc vận chuyển hàng không của FIATA giải quyết những vấn đề
cước hàng không nhằm bảo vệ lợi ích chung của các đại lý hàng không
FIATA và IATA cùng những tổ chức quốc tế khác liên quan đến công nghệ
chuyên chở hàng không có quan hệ với nhau.
1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không
1.2.1. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa
bằng đường hàng không
Như chúng ta đã biết, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là hoạt
động mang tính đặc thù cao, với những đặc điểm khác biệt so với các hoạt
động vận tải hàng hóa khác. Hơn thế nữa đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật
đặc biệt đòi hỏi sử dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Do vậy, hoạt
động vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không nói chung cần phải có sự quản lý, giám sát, điều tiết một cách đặc biệt
của Nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không diễn ra trật tự, an toàn, hiệu quả, cân bằng lợi ích giữa Nhà nước với
các hãng hàng không, giữa các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch
vụ, giữa các hãng hàng không với nhau, phòng ngừa tai nạn, giữ vững chủ
quyền, an ninh và lợi ích quốc gia. Do đó, hoạt động vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không thực sự cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước. Vai trò
18
điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động này thể hiện ở một số nội dung cơ

bản như sau:
Nhà nước tạo môi trường và điều kiện để các hoạt động vận tải hàng hóa
nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không hoạt động. Trong nền
kinh tế thị trường, bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng cần phải được tạo lập
môi trường và điều kiện để hoạt động, nhất là đối với hoạt động vận tải hàng
không là một ngành kinh tế- kỹ thuật đặc thù. Để hoạt động vận tải hàng không
nói chung vận hành được thì cần đảm bảo rất nhiều các yếu tố khác nhau.
Trước hết, đó là môi trường pháp lý. Đây là một điều kiện bắt buộc đối
với bất kỳ một hoạt động kinh tế nào. Đặc biệt, vận tải hàng không không
phải là hoạt động kinh tế diễn ra trong biên giới quốc gia mà vận tải hàng hóa
bằng đường hàng không trở thành một ngành kinh tế có tính quốc tế hóa cao
khi các chuyến bay chuyên chở hàng hóa vượt ra ngoài biên giới quốc gia và
chịu sự điều tiết, kiểm soát của nhiều cơ quan quản lý, nhiều quốc gia có liên
quan. Với tính quốc tế hóa cao như vậy, thì Nhà nước sẽ có đảm nhận vai trò
là người thiết lập hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của hoạt động vận tải
hàng không. Với tư cách là chủ thể quốc gia, Nhà nước sẽ ký kết và tham gia
vào các quy định, Nghị định thư, Hiệp ước về vận tải hàng không giữa các
quốc gia trên thế giới để đảm bảo các hãng hàng không của nước mình có đầy
đủ điều kiện tham gia vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nhà nước với tư cách là
chủ thể quản lý của mọi hoạt động và quá trình kinh tế - xã hội còn thể hiện
vai trò của mình trong việc xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về vận tải hàng không, vận tải hàng hóa và vận tải hàng hóa
bằng đường hàng không để tạo cơ sở pháp lý trong hoạt động quản lý nhà
nước về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
Thứ hai, Nhà nước tạo điều kiện để các hoạt động vận tải hàng không
hoạt động, như phân tích ở trên để vận tải hàng không hoạt động được thì đòi
19
hỏi một hệ thống cơ sở hạ tầng tích hợp với rất nhiều yếu tố đòi hỏi kỹ thuật
cao và vốn đầu tư lớn. Đó chính là hệ thống các sân bay, nhà ga, hệ thống
trang thiết bị dẫn đường, các cơ sở sửa chữa bảo dưỡng phương tiện bay…

Trong thực tế, hệ thống cơ sở hạ tầng này chủ yếu thuộc về sở hữu nhà nước,
do nhà nước đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác. Mặc dù trên thế giới một
số quốc gia đã xuất hiện xu hướng là tư nhân có thể tham gia đầu tư xây dựng
hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động vận tải hàng không nhưng đây chỉ là
một số cơ sở sây bay và hệ thống dẫn đường nhỏ. Còn đại đa số các quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam ngoài ý nghĩa to lớn về kinh tế, thì tầm
quan trọng về an ninh quốc phòng thì hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt
động vận tải hàng không đều do Nhà nước quản lý.
Định hướng và hướng dẫn phát triển hoạt động vận tải hàng không trong
đó có hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. Trong mỗi một
giai đoạn phát triển khác nhau Nhà nước đều đề ra những chiến lược, kế
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các ngành kinh tế trong
điểm. Trong các chiến lược và kế hoạch phát triển này, Nhà nước sẽ đề ra
mục tiêu và định hướng cho các hoạt động kinh tế trong tương lai. Đây chính
là sự tiền định về tương lai, sự định hướng cho các hoạt động phát triển trong
tương lai. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa như Việt
Nam, đặc biệt là trong thời kỳ mới tạo lập nền kinh tế thị trường, thì mọi hoạt
động kinh tế còn chưa định hình rõ, các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp
trên mọi lĩnh vực còn đang thiếu kinh nghiệm dễ dàng gặp phải khó khăn dẫn
đến phá sản gây thiệt hại không chỉ với cá nhân, với ngành kinh tế đó mà còn
làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, nhất là đối với lĩnh vực kinh tế quan
trọng và hoạt động kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn như vận tải hàng không. Do
đó, Nhà nước với vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô cần định hướng, hướng
dẫn cho toàn bộ nền kinh tế phát triển theo quy đạo và mục tiêu kinh tế - xã
20

×