Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận cao học Tư tưởng hồ chí minh về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.72 KB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
Suốt chặng đường 77 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
nhân dân ta vượt qua bao thử thách khắc nghiệt đưa cách mạng nước ta giành
nhiều thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử sâu xa. Sự lãnh đạo của Đảng là
nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hành trình
giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp và kinh nghiệm lịch
sử gần 80 năm hoạt động, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo nhân dân
đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Trong hành
trình đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, để
ngang tầm với những đòi hỏi mới của đất nước và thời đại, Đảng phải thường
xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu, làm cho Đảng thật trong sạch vững mạnh. Đó là vấn để quy
luật trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng
và rèn luyện Đảng Cộng sản thành một đảng cách mạng chân chính, bộ tham
mưu sáng suốt và kiên cường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, để
lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong những di
sản tư tưởng mà Người để lại, những luận điểm của Người về Đảng Cộng sản,
về xây dựng Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng là một
phần vô cùng quan trọng. Chính nhờ những luận điểm rõ ràng, sáng rõ của Hồ
Chí Minh về vấn đề này đã góp phần xây dựng và củng cố Đảng. làm cho
Đảng thật sự trong sạch vững mạnh, xứng đáng là lý luận chính trị lãnh đạo
toàn xã hội. Nhận thấy đây là một vấn đề có tính cấp thiết và quan trọng trong
công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay và cũng nhằm mục đích có
một cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn này em chọn đề tài:” Tư tưởng Hồ
Chí Minh về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng” để làm bài tiểu luận hết
môn học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng


Đảng. Mặc dù đã tham khảo nhiều tài liệu và đã rất cố gắng, song đề tài
không tránh được những sai sót. Vì vậy em rất mọng nhận được những lời
nhận xét từ thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Để em sử chữa tiếp thu cho các
bài tiểu luận tới được tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn!
1


Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo nội dung của tiểu luận gồm có:
Chương I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ
chức và sinh hoạt Đảng.
Chương II. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức
và sinh hoạt Đảng.
Chương III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt Đảng trong giai đoạn hiện nay.

2


B NI DUNG
CHNG I: C S HèNH THNH T TNG H CH MINH V
NGUYấN TC T CHC V SINH HOT NG.

1.1

T tởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm, toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng
tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nớc ta, là sự
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh

hoa văn hoá nhân loại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con ngời.
Dới đây ngời viết xin trình by cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của
t tởng Hồ Chí Minh v nguyờn tc t chc v sinh hot ng.
C s lý lun.
Cui th k XIX, u th k XX, ch ngha Mỏc Lờnin ó tr thnh v
khớ t tng ca giai cp vụ sn trong cuc u tranh chng ch ngha t bn
trờn ton th gii. Hc thuyt Mỏc ó ch ra quy lut phỏt trin ca lch s xó
hi loi ngi l cuc u tranh giai cp, khng nh s mnh lch s ca giai
cp cụng nhõn l gii phúng giai cp, gii phúng ton xó hi. Giai cp cụng
nhõn ch cú th tr thnh mt giai cp t mỡnh, vỡ mỡnh thc hin vai trũ
lónh o cuc cỏch mng vụ sn khi t chc c mt chớnh ng cỏch mng
ca riờng mỡnh. Nhng lm trũn vai trũ lónh o ca mỡnh thỡ chớnh ng
ú cn cú nguyờn tc t chc hot ng ca mỡnh cho t chc trong ng,
ng viờn tuõn theo.
Nm 1917, Lờnin v ng Cng sn Bụnsevich Nga ó lónh o cuc
cỏch mng thỏng Mi thnh cụng. Cỏch mng thỏng Mi ó chng t giỏ
tr hin thc v sc sng ca ch ngha Mỏc-Lờnin, chng t kh nng v vai
trũ lónh o ca ng Cng sn.
Nh vy, vn v cỏc nguyờn tc t chc ca ng ó c Mỏcngghen, Lờnin t c s lý lun, c bit quan trng trong xõy dng ng.
1.2 C s thc tin.
Vit Nam cui th k XIX u th k XX l nc thuc a na phong
kin. Mõu thun gia dõn tc Vit Nam vi thc dõn Phỏp xõm lc v phong
kin tay sai l mõu thun c bn, bao trựm lờn ton xó hi. Di ỏch ụ h
ca thc dõn Phỏp, phong tro yờu nc, gii phúng dõn tc din ra mnh
m,lụi cun ụng o cỏc tng lp nhõn tham gia. Kt qu cỏc t chc chớnh
3


trị đã xuất hiện, như: Đảng lập hiến đại diện cho tư sản miền nam(1923), Việt

Nam nghĩa đoàn, tức phục Việt(1925)…Nhưng rút cuộc không có đảng chính
trị nào có khả năng quy tụ được nhân dân, đại diện được cả dân tộc.
Sự phát triển của phong trào yêu nước, phong trào công nhân đã tạo
điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc
truyền bá vào Việt Nam. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước luôn đòi
hỏi phải có tổ chức lãnh đạo thống nhất và đường lối chính trị đúng đắn tức
phải có chính đảng lãnh đạo, chính đảng đó phải có nguyên tắc tổ chức hoạt
động của mình.
Và thực tế rút được kinh nghiệm tổ chức và sinh hoạt của các Đảng trên
thế giới như thắng lợi của công xã Pari, cách mạng tháng Mười Nga nhờ có
nguyên tắc tổ chức hoạt động mà Đảng đạo nhân dân đứng lên đấu tranh
giành được chính quyền về tay mình . Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh sinh ra
trong điều kiện ở nước thuộc địa, hoạt động trong phong trào cách mạng ở
nhiều nước và các châu lục khác nhau. Thực tiễn hoạt động cách mạng phong
phú ấy của Nguyễn Ái Quốc không giống với C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin.
Cùng với việc tiếp thu chủ nghĩa MácLênin Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng
sáng tạo, có bổ sung, phát triển lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, lý luận
về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Đặc biệt là sự tham gia của Người
vào việc sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

4


CHƯƠNG II. NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ SINH HOẠT ĐẢNG

-

2.1






Nguyên tắc tổ chức của Đảng là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó đảm
bảo cho Đảng tồn tại và phát triển.
Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt tới vấn đề xây dựng Đảng cộng sản
Việt Nam về mặt tổ chức, ngay từ những năm chẩn bị về mọi mặt để thành lập
Đảng và cả sau này khi trở thành Chủ tịch Đảng. Cho đến cả văn bản cuối
cùng là Di chúc. Người vẫn quan tâm, trăn trở đến việc xây dựng Đảng, chỉnh
đốn Đảng nói chung và vấn đề tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt
Đảng nói riêng.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và thực hiện các
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam quy tụ ở mấy
nguyên tắc cơ bản sau:
Tập trung dân chủ.
Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Tự phê bình và phê bình.
Ngoài ra Hồ Chí Minh còn đề cập tới mối quan hệ Đảng gắn bó mật
thiết với nhân dân và đoàn kết quốc tế.
Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng cơ bản và
quan trọng nhất trong học thuyết về Đảng kiểu mới của Lênin, Hồ Chí Minh
rất coi trọng nguyên tắc này và luôn luôn vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể để
xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các quan niệm về tập trung dân chủ.
Quan điểm của Mac-Ăngghen:
Mác-Ăngghen là những người đầu tiên đưa nội dung của nguyên tắc
tập trung dân chủ vào điều lệ của liên đoàn những người cộng sản. Trong điều
lệ Mác-Ănghhen đã đề cập đến nội dung: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên

đoàn là đại hội hàng năm và giữa hai kỳ đại hội là Ban chấp hành Trung
ương. Liên đoàn được xây dựng trên cơ sở dân chủ triệt để, mọi đảng viên
đều bình đẳng, đảng viên được tự do phát biểu ý kiến, các cơ quan lãnh đạo
của Đảng được bầu ra và có thể bị thay thế hoặc bãi miễn bất kỳ lúc nào để ngăn
chặn âm mưu và thủ đoạn độc quyền trong liên đoàn.Tuy nhiên Mác và
Ăngghen chưa gọi đây là nguyên tắc tập trung dân chủ.
Lênin
5




-








Lênin phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen về nguyên tắc tập trung
dân chủ, năm 1905 tại hội nghị Tamacpho của các đảng viên Bônsevich Nga
lần đầu tiên thuật ngữ tập trung dân chủ được sử dụng để đặt tên cho nguyên
tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Sau này nguyên tắc này được ghi trong điều lệ
và được thông qua tại đại hội IV của đảng công nhân dân chủ xã hội Nga.
Quan điểm Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển nguyên tắc tập trung dân chủ
phù hợp với tình hình của Việt Nam. Trở thành nguyên tắc cơ bản của nguyên
tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Thể hiện như sau:

Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Khái niệm “dân chủ tập trung” hay “tập trung dân chủ” Hồ Chí Minh
cho một nội hàm giống nhau.
Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ, theo Hồ Chí Minh dân chủ
không đối lập với tập trung, mặt đối lập với dân chủ là quân chủ, là quan liêu,
độc tài. Mặt đối lập với tập trung là phân tán cục bộ. Trong tác phẩm “Thường
thức chính trị”, ở mục 42. Chế độ tập trung dân chủ của Đảng, Hồ Chí Minh
viết “toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp, tổ chức thống nhất theo một
nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc ấy tức là dân chủ tập trung nghĩa là:
Tập trung trên nền tảng dân chủ.
Cơ quan lãnh của Đảng có uy tín và quyền lực chân chính, những
phương châm, chính sách, nghị quyết của Đảng, mọi đảng viên nhất định phải
tuân theo. Thế là tập trung. Nhưng tập trung ấy không phải là cá nhân chuyên
chính nó là xây dựng trên nền tảng dân chủ nghĩa là:
Các cơ quan lãnh đạo đều do quần chúng đảng viên bầu cử lên.
Phương châm, chính sách, nghị quyết của đảng đều do quần chúng đảng viên
tập trung kinh nghiệm và ý kiến lại mà thành. Rồi lại do các cuộc hội nghị của
Đảng thảo luận giải quyết, chứ không ai được tự ý độ đoán.
Quyền lực của cơ quan lãnh đạo là do quần chúng đảng viên giao phó cho,
chứ không phai ai tranh giành được. Vì vậy người lãnh đạo phải gần gũi và
học hỏi quần chúng đảng viên, nghe ngóng ý kiến của họ
Trật tự của đảng là các nhân phải phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số
nhiều,cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
Dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung.
Ở trong Đảng, mọi đảng viên đều có quyền ý kiến, đạt đề nghị, tham
gia giải quyết vấn đề. Nhưng quyết không được trái sự lãnh đạo tập trung của
Đảng trái nghị quyết và trái kỷ luật của Đảng. Quyết chống không xét thời
gian, địa điểm, điều kiện mà nói lung tung,tự do hành động.
6








-



Chỉ có cơ quan lãnh đạo có quyền khai các cuộc hội nghị
Tất cả các nghị quyết của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng,
rồi giao cho các cấp thảo luận.
Khi bầu cử các cơ quan lãnh đạo trong Đảng, phải xem xét rất kỹ lưỡng để lập
danh sác những đảng viên ứng cử.
Toàn thể đảng viên phải tuân theo đúng đảng chương thống nhất, kỷ luật
thống nhất của Đảng.
Một nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng là hệ luận của nguyên tắc
tập trung dân chủ được Hồ Chí Minh chỉ ra là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách. Người cho rằng: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập
trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung” 1. Và
“Làm việc mà không theo đúng cách đó, tức là trái với dân chủ tập trung” 2.
Có lãnh đạo tập thể mới huy động được trí tuệ của toàn Đảng vào việc xây
dựng chủ trương, đường lối, biện pháp thực hiện đúng, mang lại hiệu quả, trái
lại, “lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan.
Kết quả là hỏng việc”3. Còn phụ trách phải do cá nhân thì công việc mới chạy.
Nếu “phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô
chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc”4.
Phạm vi và nội dung biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ phải được quán triệt trong mọi hoạt động

của Đảng: xây dựng đường lối, tổ chức thực hiện, công tác tư tưởng, công tác
cán bộ, công tác kiểm tra.
Trong xây dựng chủ trương, đường lối.
Đảng xây dựng đường lối, chủ trương phải theo đúng nguyên tắc dân
chủ tập trung. Trước những vấn đề quan trọng, mọi đảng viên đều có quyền
và trách nhiệm thảo luận, tự do nêu ý kiến, tranh luận cởi mở, thẳng thắn. Tuy
nhiên, sự tự do tư tưởng đó phải đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, bởi lẽ cái đích
đi đến của nó là những kết luận mang tính chân lý và sự tự giác phục tùng
chân lý. Mà chân lý là những gì phù hợp với quy luật, lợi ích nhân dân. Hồ
Chí Minh viết: “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do
là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp
phần tìm ra chân lý… Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý,
1 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG,HN 2002, tập 5, trang 505
2 Hồ Chí Minh: Sđd, trang 297
3 Hồ Chí Minh: Sđd, trang290
4 Hồ Chí Minh: Sđd, trang291

7


lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý” 5. Đây
chính là bản chất của thực hành dân chủ trong Đảng. Và chỉ có trên cơ sở thực
hành dân chủ thực sự như vậy, Đảng mới tập trung được ý kiến của cấp dưới
và đảng viên, đưa ra được quyết sách đúng. Tuy nhiên, theo Người, sự tự do
bàn bạc của đảng viên trong Đảng vẫn chưa đủ mà phải với lực lượng trí thức
ngoài Đảng, với nhóm trung kiên hăng hái trong quần chúng và với rộng rãi
quần chúng nhân dân. “Đó là một vấn đề rất trọng yếu cho cách làm việc của
Đảng”6. Chỉ có cách làm đó mới làm cho tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân
thông suốt, mới có được sự tập trung thống nhất ý kiến và sự tập trung đó mới
đảm bảo tính khoa học.

Để đảm bảo cho sự thảo luận đó có chất lượng tốt, hiệu quả, trước khi
đưa ra thảo luận rộng rãi trong các tổ chức đảng, cần có sự định hướng của
các cơ quan lãnh đạo của Đảng có thẩm quyền về nội dung thảo luận. Đây là
một khâu rất quan trọng trong quy trình xây dựng đường lối của Đảng và phải
được chuẩn bị thật chu đáo, đảm bảo đưa ra các phương án trước khi thảo
luận. Hồ Chí Minh viết: “Tất cả các nghị quyết của Đảng phải do cơ quan
lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, rồi giao cho các cấp thảo luận. Không được làm
qua loa sơ sài”7. ở đây có hai điều Người nhấn mạnh: Một là, làm sao cho các
dự thảo nghị quyết phản ánh đúng và đầy đủ nhu cầu của thực tiễn, tâm
tư,nguyện vọng của nhân dân. Hai là, khi các dự thảo đó được đưa ra thảo
luận đều được mọi đảng viên trong Đảng thảo luận thật tự do tâm huyết và
sang suốt để đi đến được những nghị quyết,chỉ thị, chính sách đúng.
Để làm tốt những điều đó, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải lãnh đạo
theo phương châm “từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng” 8. Nghĩa là
cán bộ, đảng viên phải gần gũi quần chúng, nắm bắt hết mọi ý kiến rời rạc, lẻ
tẻ của quần chúng, từ dữ liệu đó, các cấp uỷ phân tích, tổng hợp lại có hệ
thống, hình thành các phương án dự kiến để thảo luận. Trên cơ sở các phương
án đó, một lần nữa, vấn đề được đưa ra thảo luận rộng rãi trong các tổ chức
đảng và cuối cùng đưa ra kết luận thống nhất và quyết tâm thực hiện. Đối với
những vấn đề mới và khó, cần phải làm thí điểm ở một địa phương nào đó
trước, qua đó, Đảng phải có sự tổng kết, xem xét lại chỗ nào đúng, chỗ nào
5 Hồ Chí Minh:sđd, tập 8, trang 216
6 Hồ Chí Minh:sđd, tập 5, trang 291
7 Hồ Chí Minh:sđd, tập 7, trang 241
8 Hồ Chí Minh:sđd, tập 5, trang 291

8





sai và trên cơ sở ý kiến của quần chúng, phải có sự sửa đổi, bổ sung. Khi thực
tiễn đã kiểm nghiệm tính đúng đắn của chủ trương, chính sách đó, mới nhân
rộng ra các địa phương khác. Theo Hồ Chí Minh, “Đó là cách lãnh đạo cực kỳ
tốt”9.
Trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.
Mọi chủ trương, đường lối của Đảng sau khi đã được tập thể đảng viên
thông qua và biểu quyết theo ý kiến của đa số thì phải giao cho một nhóm ít
người hoặc cá nhân phụ trách tổ chức thực hiện. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ,
đảng viên phụ trách bất kỳ công việc nào đều phải chịu trách nhiệm trước
Đảng, Chính phủ và trước nhân dân, mà trong đó phụ trách trước nhân dân là
nhiều hơn. Nếu cán bộ chỉ phụ trách trước Đảng và Chính phủ thì mới phụ
trách có một nửa, bởi vì, Đảng và Chính phủ vì dân mà làm các việc và cũng
phụ trách trước nhân dân. Vì vậy, nếu cán bộ không phụ trách trước nhân dân
tức là không phụ trách trước Đảng và Chính phủ, có thể đi tới chỗ đưa nhân
dân đối lập với Đảng và Chính phủ. Chính vì vậy, khi tổ chức thực hiện mọi
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cán bộ, đảng viên
phải chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước mà trước hết là trước nhân
dân.
Theo Hồ Chí Minh, phụ trách trước Đảng và Chính phủ thì đa số cán
bộ ta ai cũng hiểu, nhưng phụ trách trước nhân dân thì không phải cán bộ nào
cũng ý thức và làm đúng được. Phụ trách trước nhân dân bao gồm những nội
dung sau:
Thứ nhất, tổ chức thực hiện bất cứ việc gì, cán bộ phụ trách đều phải
giải thích, bàn bạc với nhân dân. Hồ Chí Minh viết: “Việc gì cũng bàn bạc với
nhân dân, giải thích cho nhân dân. Thế là phụ trách trước nhân dân. Trái lại
việc gì cũng dùng cách quan liêu, cũng chỉ ra mệnh lệnh, thế là không phụ
trách trước nhân dân”10. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa
Đảng với dân là quan hệ máu thịt. ý Đảng là lòng dân, chính sách của Đảng
và Chính phủ là mang lại lợi ích cho nhân dân. Nếu cán bộ quan liêu, mệnh

lệnh trong cách lãnh đạo tức là tạo ra bức tường ngăn cách giữa Đảng và
Chính phủ với nhân dân, tách rời lợi ích của nhân dân với chính sách của
Đảng và Chính phủ. Hậu quả tệ hại hơn của cách làm việc áp đặt, “khoét chân
cho vừa giày” này là làm dân chúng nghi ngờ, uất ức, bất mãn. Ngược lại, nếu
9 Hồ Chí Minh:sđd, tập 5, trang 294
10 Hồ Chí Minh:sđd, tập 5, trang 294

9




cán bộ có tinh thần phụ trách trước nhân dân - việc gì cũng giải thích, bàn bạc
cởi mở, khéo khơi cho họ thành thật bày tỏ ý kiến, đưa ra cách làm, thì cán bộ
mới có cơ sở thực tiễn hình thành cách làm phù hợp nhất với quần chúng. Một
khi cách làm phù hợp, thì họ vui vẻ và ra sức làm, do đó mà động viên được
đông đảo quần chúng tham gia.
Thứ hai, phụ trách trước nhân dân tức là phải biết lắng nghe và dựa vào
ý kiến của nhân dân mà đề nghị lên cấp trên sửa đổi những khuyết điểm trong
chủ trương, chính sách. Hồ Chí Minh viết: “Nếu trong những chính sách,
những chỉ thị, những khẩu hiệu của cấp trên, có gì khuyết điểm cán bộ phải có
tinh thần phụ trách trước nhân dân mà đề nghị những chỗ nên sửa đổi.
Không làm như vậy, tức là cán bộ không phụ trách trước nhân dân, mà
cũng không phụ trách trước Đảng và Chính phủ”11.
Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước dân chủ thì bao nhiêu lợi
ích đều vì dân, cho nên trong khâu tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối,
cán bộ phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ và trước nhân dân phải
thi hành bằng được, mang lại lợi ích cho nhân dân. Do vậy, cách làm nào phù
hợp thì quyết tâm thực hiện, cách làm nào không phù hợp thì đề nghị cấp trên
sửa đổi, cách làm nào mà quần chúng cần mà chưa có thì đề nghị lên cấp trên

đặt ra, thậm chí “nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được
việc”12.
Như vậy, ở khâu tổ chức thực hiện, nguyên tắc tập trung dân chủ được
biểu hiện ở tinh thần phụ trách trước Đảng, Chính phủ và trước nhân dân của
cán bộ, đảng viên khi tổ chức thực hiện nghị quyết, chính sách của Đảng. Sự
phụ trách đó một mặt đảm bảo sự tập trung để đưa chính sách, nghị quyết của
Đảng vào cuộc sống, mặt khác, không phải là sự tập trung độc đoán, chuyên
quyền của cá nhân phụ trách, mà là sự tập trung trên cơ sở thực hành dân chủ
rộng rãi trong toàn Đảng và toàn dân.
Trong công tác kiểm tra, đánh giá và đề bạt cán bộ.
Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác kiểm tra, đánh giá và đề bạt cán
bộ có quan hệ mật thiết với nhau và phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung
dân chủ.
Kiểm tra tạo ra cơ sở, tiền đề cho công tác đánh giá và cất nhắc cán bộ.
Cách kiểm tra hiệu quả nhất là kết hợp kiểm tra từ trên xuống và từ dưới lên.
11 Hồ Chí Minh:sđd, tập 5, trang 246
12 Hồ Chí Minh:sđd, tập 5, trang 246

10


Với sự kết hợp kiểm tra theo hai chiều như vậy, có thể thu được những thông
tin khá chính xác. Mặt khác, kiểm tra và đề bạt cán bộ dựa vào ý kiến của
quần chúng là rất quan trọng. Bởi vì, “tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe,
cũng thấy” và sự nhận xét của họ về cán bộ là rất khách quan, công bằng,
không thiên tư thiên vị. Hơn nữa, việc cất nhắc cán bộ mà dựa vào ý kiến của
quần chúng không những đúng đắn, chính xác mà còn tạo ra được sự gắn kết
chặt chẽ hơn giữa cán bộ và quần chúng. Hồ Chí Minh viết: “để cho dân
chúng phê bình cán bộ, dựa theo ý kiến họ mà cất nhắc cán bộ, nhất định
không xảy ra việc thiên tư, thiên vị, nhất định hợp lý và công bằng. Đồng

thời, do sự dùi mài của dân chúng, cán bộ và dân chúng đều tiến bộ, lại do đó,
cán bộ và dân chúng đoàn kết chặt chẽ thêm”13.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, trong các cuộc sinh hoạt đảng, đảng viên
thẳng thắn phê bình, chỉ ra các mặt ưu, khuyết điểm của đồng chí mình, từ đó
nêu rõ chính kiến của mình. Đó chính là cách kiểm soát theo nguyên tắc tập
trung dân chủ.
Như vậy, trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ
được quán triệt trong tổ chức và mọi mặt hoạt động của Đảng. Bất kỳ ở mặt
nào, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc thực hành dân chủ thật sự, đến phong
cách làm việc dân chủ của cán bộ, đảng viên. Theo Người, việc thực hành dân
chủ thật sự trong Đảng là cách lãnh đạo tốt nhất đảm bảo cho Đảng không chỉ
xây dựng được đường lối, chính sách đúng, tổ chức thực hiện thành công,
kiểm soát và cất nhắc cán bộ chính xác, mà còn củng cố ngày càng vững chắc
vai trò lãnh đạo của mình, nâng cao được ý thức và năng lực làm chủ của
quần chúng nhân dân, phát triển dân chủ xã hội.
2.2 Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Giữ gìn đoàn kết nhất trí trong Đảng được Hồ Chí Minh đề cập có tính
xuyên suốt công tác xây dựng Đảng và cả cuộc đời lãnh đạo cách mạng của
người.
Vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng,
toàn dân ta bản Di chúc lịch sử. Trong đó, tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả Di
chúc cũng như đã xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm: Đoàn kết trong
Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.

13 Hồ Chí Minh:sđd, tập 5, trang 296

11



Mở đầu Di chúc, Người viết: “Trước hết nói về Đảng-Nhờ đoàn kết
chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ
quốc cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và
lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân tộc ta” 14.
Để giữ vững và phát huy truyền thống đó, “các đồng chí từ Trung ương đến
các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con
ngươi của mắt mình”15. Theo Người, đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc
để xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân.
Một yếu tố cực kỳ quan trọng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc là “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi”, “mỗi đảng viên và cán
bộ phải thưc sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là ngưòi đầy tớ thật trung thành của nhân dân” 16. Và chỉ trên
cơ sở đó, mới mở rộng dân chủ xã hội, tạo môi trường nuôi dưỡng sức mạnh
đại đoàn kết-sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí
Minh quan niệm rằng, đoàn kết trong Đảng phải thể hiện ở tư tưởng và hành
động, tư tưởng và hành động phải thống nhất. Đảng tuy có nhiều đảng viên,
song khi tiến hành nhiệm vụ cách mạng thì chỉ như một người, trong Đảng
không cho phép có tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Sự đoàn kết
thống nhất trong Đảng trước hết phải dựa trên nền tảng đường lối, quan điểm
của Đảng. Người không chỉ kêu gọi, vận động toàn Đảng, toàn dân phải đoàn
kết, mà chính Người là hiện thân của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là
linh hồn của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Người đã tập hợp, cảm hóa
mọi người bằng chính tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tận
trung với nước, tận hiếu với dân, bằng tình thương yêu vô hạn đối với con
người, trước hết là những người lao động. Sự thống nhất giữa tư tưởng và
hành động, nói luôn đi đôi với làm và đạo đức, nhân cách của Người đã quy
tụ mọi lực lượng trong xã hội, trở thành động lực, sức mạnh đoàn kết trong
Đảng. Mong muốn cháy bỏng cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân

ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc

14 Hồ Chí Minh, NXBCTQG. HN.1996, tập 12, trang 510
15 Hồ Chí Minh: sđd, tập 12, trang 511
16 Hồ Chí Minh: sđd, tập 12, trang 512

12


2.3
-

-

lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng
thế giới”17.
Tự phê bình và phê bình.
Khái niệm tự phê bình và phê trong Đảng.
Theo đại từ điển tiếng việt,”tự phê bình là tự nêu ra, phân tích, đánh
giá đầy đủ và thẳng thắn ưu điểm, khuyết điểm của mình; phê bình là góp ý
kiến, chê trách về khuyết điểm của đối tượng, nhận xét, đánh giá cái hay, cái
đẹp cũng như cái chưa đạt của tác phẩm nghệ thuật…
C.Mác và Ăngghen cho rằng, tự phê bình là đảng xem xét, đánh giá
những hoạt động đã qua, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, từ đó Đảng tìm cách hoạt
động tốt hơn.
V.I.Lênin cho rằng, tự phê bình là Đảng nói thật bệnh tật của mình ra,
chuẩn đoán bệnh một cách thẳng tay và tìm phương cứu chữa.
Trong tác phẩm”Sửa đổi lối làm việc”, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê
bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình

phải đi đôi với nhau. Mục đi cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhà và giúp
nhau sửa chữa những khuyết điểm”
Nội dung của tự phê bình và phê bình.
Hồ Chí Minh coi tự phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng:
“ Làm cách mạng thì có đúng sai. Cố nhiên đúng phải là chính, sai là phụ. Có
sai thì chúng ta kiên quyết sửa chữa và cùng nhau hăng hái tiến lên”. “Tự phê
bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh. Nhờ
nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không
ngừng.” “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết
tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tôt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê
bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình
thì nhất định sẽ lạc hậu, thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi”.
“Một Đảng mà giấu khuyết điểm là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan
thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết
điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó. Như thé là một Đảng tiến
bộ, mạnh dạn chắn chắn, chân chính”. Đối với mỗi cán bộ đảng viên thực
hiện tự phê bình và phê bình có ý nghĩa sâu sắc, chỉ có không ngừng đấu
tranh, phê bình và tự phê bình, nhận rõ đúng sai, phát huy cái đúng, khắc phục
cái sai, mới có thể làm cho mình, cho Đảng, cho cách mạng tiến bộ mãi.
17 Hồ Chí Minh: sđd, tập 12, trang 518

13


Cách thức tự phê bình và phê bình, Hồ Chí Minh viết:”Mục đích phê
bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm
việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê
bình cũng như phê bình người phải ráo riết triệt để,thật thà, không nể nang,
không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ
dung những lời mỉa mai, chua cay, đâm chọc. Phê bình việc làm chứ không

phải phê bình người.
Thái độ phê bình”phải thật thà”, “chân thành”, “cởi mở”, “giữa đảng
viên và càn bộ với nhau, phải kiên quyết bỏ hết thành kiến.
Tác hại của không thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình, Hồ
Chí Minh cho rằng”khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như
uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống
thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết”cũng la lết quả dưa”.
2.4 Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân.
Lịch sử hơn 81 năm xây dựng và phát triển của Đảng đã chứng minh
rằng: liên hệ mật thiết với nhân dân, đổi mới và tăng cường mối liên hệ mật
thiết với nhân dân, không chỉ là nhu cầu tự thân của bản thân quần chúng
nhân dân, của sự nghiệp cách mạng, mà đó còn là nhu cầu tự thân của Đảng
cầm quyền. Thông qua thực tiễn, quần chúng nhân dân biết rất rõ ai là những
người trung kiên, ai xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành
của nhân dân, song, muốn để quần chúng nhân dân nói và đóng góp những ý
kiến quý báu nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thì mỗi người cán
bộ, đảng viên phải Sửa đổi lối làm việc của mình, “phải thành tâm, phải chịu
khó, phải khéo khơi cho họ nói”. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế,
để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng, thì bài học kinh nghiệm, ý nghĩa to lớn của việc Sửa đổi
lối làm việc giữa những năm tháng ác liệt của thời kỳ chiến tranh vẫn còn
nguyên giá trị. Thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên
trong toàn Đảng và toàn xã hội, và nhất là để “toàn bộ hoạt động của Đảng
phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân… xa rời
nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất
nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng” 18, thì nhất định phải thực
hiện những nội dung sau:
18


14


Thứ nhất, phải đổi mới tác phong, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến các địa phương, cơ sở. Đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng bất hợp lý trong mọi
mặt công tác; sâu sát thực tế và nói đi đôi với làm.
Thứ hai, phải gần dân, hiểu rõ dân, phải kiên trì tuyên truyền, vận động
nhân dân và thực hiện dân chủ. Công việc của cách mạng thì có nhiều, song
người cán bộ đảng viên muốn tổ chức và lãnh đạo được dân chúng, thì nhất
định phải quán triệt sâu sắc những điều Hồ Chí Minh đã căn dặn, đó là không
bao giờ được “làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình, rồi
đem cột vào cho quần chúng”, không được “khoét chân cho vừa giầy”, mà
“bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn
hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham,
ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc,
cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng”, đồng thời
“chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì
việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ.
Nhưng trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng:
Những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm”.
Thứ ba, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng là nhiệm vụ quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, để lãnh đạo
và tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện thành công mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì mỗi cán bộ,
đảng viên phải luôn rèn luyện cả đức và tài, gương mẫu và làm mực thước
trước dân chúng. Cán bộ, đảng viên là “chiếc cầu nối”, là những người đem
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến, giải thích để dân chúng thi
hành, song ngược lại, họ cũng chính là những người đem tình hình của dân
chúng báo cáo lại với Đảng và Nhà nước, “để đặt lại chính sách cho đúng”, cho

phù hợp với thực tiễn, do đó, họ sẽ thực sự là công bộc của dân, chí công vô tư,
làm tròn nhiệm vụ của mình khi lòng họ thấm nhuần những điều Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã căn dặn trong Sửa đổi lối làm việc.
Thứ tư, bài học sâu sắc, không bao giờ cũ đối với một Đảng chân
chính, cách mạng luôn là tự đổi mới, tự chỉnh đốn, mà một trong những
nguyên tắc quan trọng nhất, chính là phải không ngừng tăng cường mối liên
hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Để mối liên hệ mật thiết này luôn được
củng cố và tăng cường, thì phải kiên quyết phòng, chống, đấu tranh với nạn
quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi của đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Những căn bệnh và hệ quả
15


xấu của nó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Sửa đổi lối làm việc
chính là sự cảnh báo nghiêm khắc, đồng thời cũng là những chỉ dẫn và yêu
cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện, để họ không chỉ “biết lãnh đạo”
như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, mà còn luôn xứng đáng với niềm tin và
sự ủy thác của nhân dân.
2.5. Đoàn kết quốc tế.
Theo Hồ Chí Minh, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều do
Đảng Cộng sản lãnh đạo với sự đoàn kết, thống nhất về đường lối đúng đắn,
sáng tạo; toàn dân đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất; nhân dân thế
giới đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Người kết luận: ''Đó là ba
bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên ta cần ghi sâu vào lòng và phát huy
thêm mãi''.
Đoàn kết quốc tế là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó
được Người đề cập khá đậm nét trong Di chúc.
Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam không thể tách rời sự đoàn kết,
sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình của các nước xã hội chủ nghĩa và bầu bạn khắp

năm châu. Vì vậy, một trong những dự kiến đầu tiên, ngay sau khi chiến tranh
kết thúc của Hồ Chí Minh là thay mặt nhân dân ta, Người sẽ đi thăm, cảm ơn
và mở rộng hơn nữa khối đoàn kết quốc tế đối với Việt Nam.
Trước khi qua đời, điều Hồ Chí Minh băn khoăn, day dứt nhất là sự bất
hoà trong phong trào cộng sản quốc tế. Thực tế cho thấy, với uy tín nhiệt tình
cách mạng và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, ngay từ những năm 1920, Hồ Chí
Minh đã có những đóng góp quan trọng vào sự đoàn kết, thống nhất giữa các
lực lượng cách mạng trên thế giới. Khi đi vào cõi vĩnh hằng, chắc Hồ Chí
Minh cũng thấy yên lòng, bởi vì, tuân theo Di chúc của Người. ''trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình'', Đảng Cộng
sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục làm hết sức mình vì
hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.
Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh gắn bó trọn vẹn với dân tộc, với
Đảng Cộng sản Việt Nam: với nhân dân và bạn bè quốc tế. Cũng suốt đời
mình, Người phấn đấu, cống hiến cho sự đoàn kết thống nhất của Đảng của
dân tộc và quốc tế. Vì vậy, trước khi qua đời Người ''để lại muôn vàn tình
thân yêu” cho toàn Đảng, toàn dân toàn quân cho các cháu thanh niên, nhi
đồng Việt Nam và cho đồng chí bầu bạn, thanh niên, nhi đồng quốc tế.

16


Ba mươi năm ba, những tư tưởng, quan điểm nêu trên của Hồ Chí
Minh vẫn được Đảng, nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đón nhận suy
ngẫm và vận dụng. Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về đoàn kết
được để hiện sâu sắc trong Di chúc của Người vẫn sống động cùng nhân dân
đất nước và thời đại.

17



CHƯƠNG III: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ SINH HOẠT ĐẢNG TRONG
TÌNH HÌNH HIỆN NAY.
Trong giai đoạn Đảng lãnh đạo cả nước xậy dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ tổ quốc. Thì việc thực hiện tốt, nghiêm túc các nguyên tác tổ chức và
sinh hoạt Đảng là rất quan trọng. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức sinh
hoạt Đảng ta hiện nay có một số ưu, khuyết điểm như sau:
3.1 Ưu điểm.
Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng trong tình hình
hiện nay đã đạt được một số kết quả như sau:
Đại hội X của Đảng đánh giá “Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân
chủ” chế độ tập trung trong Đảng được giữ vững, các cấp ủy đảng đã thực
hiện tốt hơn nguyên tắc tập trung dân chủ. Những nghị quyết lớn được thảo
luận rộng rãi trong Đảng và được phổ biến tới chi bộ để mỗi đảng viên có
điều kiện nắm rõ và tổ chức thực hiện, chế độ dân chủ được thực hiện và phát
huy.
Đánh giá của Đảng ta về đoàn kết thống nhất. Đại hội IV từ ngày thành
lập đến nay, Đảng ta luôn luôn giữ vững đoàn kết thống nhất trước mọi thử
thách. Cán bộ đảng viên đoàn kết trong Đảng.
Từ sau đại hội IV, việc tự phê bình và phê bình đã được nhiều cấp ủy,
tổ chức đảng coi trọng, duy trì đều đặn, thực hiện nghiêm túc và thu được kết
quả quan trọng, góp phần to lớn vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên, tạo nên những
chuyển biến lớn về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc
phòng. Toàn Đảng đã tiến hành các đợt tự phê bình và phê bình gắn với các
cuộc vận động đổi mới chỉnh đốn Đảng, thực hiện nghị quyết Trung ương
sáu(lần 2) khóa VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây
dựng Đảng hiện nay.
Nhìn chung chủ trương, đường lối của Đảng đều xuất phát từ lợi ích và

sự cụ thể hóa chủ trương đường lối đó đều xuất phát từ lợi ích và nguyện
vọng của nhân dân, dân tộc từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Những chủ
trương đường lối đúng đắn là cơ sở quan trọng để duy trì và phát triển long tin
của nhân dân đối với Đảng. Dân chủ ở cơ sở được phát huy nhân dân tham
gia xây dựng đóng góp ý kiến đối với các chủ trương mới của tổ chức đảng và
18


chính quyền các cấp thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo
phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhiều tổ chức và hoạt
động của cấp ủy các cấp được thực hiện công khai(nghị quyết Trung ương 3
khóa IX).
Tích cực thực hiện đoàn kết quốc tế, mở rộng giao lưu với các nước
trong khu vực và thê giới.
3.2 Khuyết điểm.
Bên cạnh việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng đạt
được những thành tựu lớn vẫn còn tồn tại những khuyết điểm như:
Thiếu tập trung. Chưa có sự thống nhất cao với chủ trương, chính sách
lớn, có nơi người đứng đầu nhân danh tập thể ra nghị quyết trái với quyết
định của cấp trên, trong phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng cụ thể chưa xác
định được trách nhiệm cá nhân, cán bộ không dám chịu trách nhiệm. Mất dân
chủ. Một số tổ chức Đảng cấp ủy thiếu tôn trọng trong phát huy quyền của
đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, thậm chí coi thường cấp dưới, coi
thường quần chúng, một số cán bộ lãnh đạo, gia trưởng độc đoán chuyên
quyền trù dập bóp méo trù dập dân chủ.
Sau 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội X Đảng ta đánh giá còn một số
cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nguyên tắc chưa thực sự
tôn trọng và thực hiện tốt quy chế làm việc.
Đại hội X”sự đoàn kết nhất trí ở không ít cấp ủy còn yếu”

Việc tự phê bình và phê bình trong Đảng vẫn còn nhiều khuyết điểm
hạn chế. Một số tổ chức đảng và đảng viên nhận thức chưa đúng về vai trò,
nội dung, phương pháp tự phê bình và phê bình. Đánh giá việc thực hiện tự
phê bình và phê bình trong nhiệm kỳ đại hội XI. Trong thực tế hiện nay, việc
thực hiện nguyên tắc vẫ là khâu yếu chưa trở thành nhiệm vụ thường xuyên
của cấp ủy và đảng viên thực hiện tự phê bình chủ yếu được thực hiện vào dịp
kiểm điểm cuối năm, ít phê bình trong hội nghị, nhất là đảng viên trẻ, đảng
viên mới kết nạp.
Vẫn còn một số chủ trương, chính sách của đảng, Nhà nước còn thiếu
tính khả thi chưa được sự ủng hộ đồng tính cao của nhân dân. Việc báo cáo
kết quả hoạt động trước nhân dân, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân
dân, việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với nhân dân có nơi làm chưa
hiệu quả, còn một số cán bộ đảng viên cửa quyền hách dịch, tham ô, lãng phí.

C. KẾT LUẬN
19


Qua sự nghiên cứu và trình bầy trên đây, ta có thể khẳng định rằng: T tởng Hồ Chí Minh nói chung và t tởng Hồ Chí Minh về nguyờn tc t chc v
sinh hot ng nói riêng, thực sự là cái cần kíp cho chúng ta, là kim chỉ
nam cho Đảng ta hành động. T tởng Hồ Chí Minh đã cung cấp cho Đảng ta
cách thức, phơng pháp để xây dựng nờn nhng nguyờn tc t chc v sinh
hot ng.Lm cho ng ta ngy cng vng mnh phỏt huy vai trũ lónh o
ca mỡnh, xng ỏng l i tiờn phong ca giai cp cụng nhõn, nhõn dõn lao
ng v ton th dõn tc.
Đất nớc ta đang bớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH thực hiện nền
kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và quốc
tế. Hơn bao giờ hết vic nõng cao cỏc nguyờn tc t chc sinh hot ng l rt
quan trng nú giỳp nõng cao sc chin u ca ng, lm cho ng hot
ng ỳng hng, cỏn b, ng viờn lm trũn trỏch nhim ca mỡnh.Trỏnh

c nhng tiờu cc ca nn kinh t th trng, thc hin dõn ch, phỏt huy
quyn lm ch ca nhõn dõn.
Bng cỏc phng phỏp duy vt bin chng, phng phỏp phõn tớch,
ỏnh giỏ thng kờ, su tm ti liu. ti ó nờu ra c c s lý lun thc
tin ca t tng H Chớ Minh v nguyờn tc t chc v sinh hot ng.
Mc dự ó cú rt nhiu c gng song, ti chc chn s khụng trỏnh khi
nhng thiu sút v hn ch. Rt mong nhn c s phn hi ca cỏc bn sinh
viờn, v c bit nhng ỏnh giỏ, nhn xột ca cỏc thy cụ giỏo. Qua ti
ny l mt thnh viờn trong lp xõy dng ng k29 em xin cỏm n cỏc thy
cụ trong khoa xõy dng ng ó ging dy v hng dn em hon thnh
ti. Em xin chõn thnh cỏm n!

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.

Tác phẩm sửa đổi lối làm việc,Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1995, tập 5
Hồ Chí Minh, tập 7 .

Hồ Chí Minh, tập 12 .
Hố Chí Minh, tập 8 .
Tác phẩm thường thức chính trị.
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các cán bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội-2003.
Đảng cộng sản Việt Nam những vấn đề cở bản về xây dựng Đảng, Nxb lao
động.
Giáo trình Học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây
dựng Đảng, Học viện báo chí và tuyên truyền.
Giáo trình nguyên tắc xây dựng Đảng, Ts Trương Ngọc Nam.

21


MỤC LỤC

.................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................20

22



×