Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của bón mg và bo đến năng suất, chất lượng giống chè lai LDP2, trồng chu kỳ 2, thời kì kinh doanh tại huyện văn chấn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LẠI THẾ HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN Mg VÀ Bo
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ LAI LDP2,
TRỒNG CHU KỲ 2, THỜI KỲ KINH DOANH
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LẠI THẾ HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN Mg VÀ Bo
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ LAI LDP2,
TRỒNG CHU KỲ 2, THỜI KỲ KINH DOANH
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60 62 01 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ NGỌC OANH

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Lại Thế Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ

rất nhiều đơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tôi xin nghi
nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những tập thể, cá nhân đã dành cho
tôi sự giúp đỡ chân thành và quý báu đó.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt
tình của Tiến sỹ Đỗ Thị Ngọc Oanh là giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cô trong hoa Nông Học, các thầy cô trong phòng Đào tạo - Đào tạo Sau
đại học.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân thị trấn nông trường
Nghĩa Lộ, Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ và gia đình ông Nguyễn Văn Toản
đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự giúp đỡ, cổ vũ và động viên của gia đình, người thân, bạn
bè đã đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Lại Thế Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: .................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của bón phân cho chè ....................................................... 4
1.1.1. Vai trò các chất dinh dưỡng đối với cây trồng........................................ 4
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng đối với cây chè ...................................................... 6
1.1.3. Vai trò sinh lý và nhu cầu Mg đối với cây chè ....................................... 7
1.1.4. Vai trò sinh lý và nhu cầu của Bo đối với cây chè ................................. 8
1.1.5. Các nghiên cứu về bón Mg và Bo cho chè trên thế giới và Việt Nam ....... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 11
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới: ..................................................... 11
1.2.2. Tình hình sản xuất chè tại việt Nam ..................................................... 13
1.2.3. Tình hình sản xuất chè tại tỉnh Yên Bái ................................................ 13
1.3. Những vấn đề tồn tại trong sử dụng phân bón cho cây chè tại tỉnh
Yên Bái cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................... 16
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 18
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18
2.4.1. Nhân tố thí nghiệm: Gồm 2 nhân tố: Bo và Mg ................................... 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv
2.4.2. Công thức thí nghiệm ............................................................................ 19
2.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 19
2.4.4. Nền thí nghiệm ...................................................................................... 20
2.4.5. Các chỉ tiêu và phương pháp điều tra theo dõi ..................................... 21
2.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ....................................................... 26
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 27
3.1. Ảnh hưởng của lượng bón Mg và Bo đến một số chỉ tiêu đất ................. 27
3.2. Ảnh hưởng của lượng bón Mg và Bo đến sinh trưởng của cây chè ........ 28
3.2.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đến chiều cao cây ................... 29
3.2.2. Ảnh hưởng của bón bổ sung Mg và Bo đến chiều rộng tán chè ........... 32
3.3. Kế t quả nghiên cứu ảnh hưởng của bón bổ sung Mg và Bo đến năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây chè ........................................ 36
3.3.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đế n mâ ̣t đô ̣ búp chè ................ 36
3.3.2. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đến khối lượng búp ................ 40
3.3.3. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đến năng suất lý thuyết .......... 45
3.3.4. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đế n năng suấ t thực thu khi
áp du ̣ng phương pháp thu hoa ̣ch bằ ng máy hái chè ........................................ 50
3.4. Ảnh hưởng của bón bổ sung Mg và Bo đến thành phần cơ giới và
một số chỉ tiêu sinh hóa chè búp tươi.............................................................. 55
3.4.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đến thành phần cơ giới búp ... 55
3.4.2. Ảnh hưởng của lượng bón Mg và Bo đến một số chỉ tiêu chất
lượng chè búp tươi .......................................................................................... 58
3.5. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đến hiệu quả kinh tế .................. 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2. Đề nghị ........................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 66


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

:

Các nước đông nam á

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CT

:

Công thức

Đ/c

:

Đối chứng


FAO

:

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

Nomafsi

:

Viê ̣n khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t nông lâm nghiê ̣p

miề n núi phía Bắ c

PTNT

:

Phát triển nông thôn

TT

:

Trung tâm

TX

:

Thị xã

OTD

:

Othodox

USD

:


Đô la Mỹ

Vitas

:

Hiệp hội chè Việt Nam

WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất, chế biến chè trên thế giới năm 2015 ............... 12
Bảng 1.2. Kết quả sản xuất, chế biến chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 2015 và định hướng 2020 ............................................................. 14
Bảng 2.1. Kết quả phâ tích mẫu đất trước khi tiến hành thí nghiệm .............. 20
Bảng 3.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa tính đất trước và sau
thí nghiệm ............................................................................. 27
Bảng 3.2. Ảnh hưởng tương tác giữa Mg và Bo đến sinh trưởng chiều
cao cây .......................................................................................... 30
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo đến sinh trưởng chiều cao
cây chè ................................................................................. 31

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của bón bổ sung Mg đến sinh trưởng chiều cao
cây chè ................................................................................. 32
Bảng 3.5. Ảnh hưởng tương tác giữa Mg và Bo đến sinh trưởng chiều
rộng tán chè ................................................................................... 33
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo đến chiều rộng tán chè ................ 34
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của bón bổ sung Mg đến chiều rộng tán chè ............... 35
Bảng 3.8. Ảnh hưởng tương tác của bón bổ sung Bo và Mg đế n mâ ̣t đô ̣
búp chè .......................................................................................... 36
Bảng: 3.9. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo đến mật độ búp .......................... 38
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của bón bổ sung Mg đến mật độ búp ........................ 39
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đến khối lượng búp ....... 41
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo đế n khố i lươ ̣ng búp chè ............ 42
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của bón bổ sung Mg đế n khố i lươ ̣ng búp chè ........... 43
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đến năng suất lý
thuyết chè ...................................................................................... 45
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của Bo đến năng suất lý thuyết .................................. 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của lươ ̣ng bón Mg đế n năng suấ t chè ........................ 49
Bảng 3.17. Kế t quả thu hoa ̣ch bằ ng máy hái chè ............................................ 51
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của bón Bo đế n năng suấ t thu hoa ̣ch bằ ng máy
hái chè ........................................................................................... 52
Bảng 3.19. Kế t quả phân tích ảnh hưởng của bón Mg đế n NSTT .................. 53
Bảng 3.20. Tổ ng hơ ̣p kế t quả nghiên cứu ảnh hưởng của bón bổ sung
Bo và Mg đế n các chỉ tiêu cầ u thành năng suấ t và năng
suấ t cây chè .................................................................................. 54

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của bón bổ sung Mg và Bo đến Tỷ lệ già + bánh
tẻ trong thành phần cơ giới búp chè.............................................. 56
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của Bo đến thành phần cơ giới búp chè .................... 57
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của bón Mg đến thành phần cơ giới búp chè ............ 57
Bảng 3.24. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng chè búp tươi .......... 58
Bảng 3.25. Hiệu quả kinh tế của bón bổ sung Mg và Bo trong sản xuất ........ 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Đồ thị 3.1: Ảnh hưởng của bón bổ sung Bo đến mật độ búp/m2 của cây
chè tại các lần thu hoạch ............................................................... 38
Đồ thi 3.2:
So sánh ảnh hưởng của lươ ̣ng bón Mg đế n mâ ̣t đô ̣ búp chè ......... 40
̣
Đồ thị 3.3. Khối lượng búp tại các lần thu hoạch ........................................... 44
Đồ thi 3.4:
So sánh ảnh hưởng của bón Bo đế n năng suấ t các lứa thu hoa ̣ch ......48
̣
Đồ thi 3.5.
So sánh ảnh hưởng của các mức bón Mg đế n NSLT ................... 50
̣

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis O. Kuntze) có nguồn gốc nhiệt đới và á
nhiệt đới. Cây chè sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm,
diện tích chè tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Việt Nam là một trong
những nước được xác định là vùng khởi thủy của cây chè ở Châu Á. Theo số
liệu của Hiêp̣ hô ̣i chè Viê ̣t Nam và Viê ̣n khoa ho ̣c ký thuâ ̣t nông lâm nghiêp̣
miề n núi phía Bắc, hiê ̣n nay Việt Nam vẫn còn có khoảng trên 10 nghìn ha
chè Shan tại các vùng núi cao của các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có trên
4000 ha chè Shan cổ thụ có tuổi đời từ 300-700 năm. Diện tích chè của Việt
Nam được phát triển từ những năm 1913 và thời điểm tập trung nhất từ năm
1960-1970. Theo báo cáo của Hiê ̣p hô ̣i chè Viêṭ Nam diện tích và sản lượng
chè Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới. Tính đến năm 2015, diện tích
trồng chè của cả nước là 131.200 ha trong đó chè sản xuất kinh doanh
115.000 ha, năng suất bình quân đạt 82,0 tấn búp tươi/ha. Sản lượng chè khô
đạt 175 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu 134 nghìn tấn (76,6%), kim ngạch xuất
khẩu đạt 229 triệu USD. Sản xuất chè tại Việt Nam đã và đang mang lại sự ổn
định về kinh tế cho hàng chục nghìn hộ nông dân Việt Nam.
Yên Bái là một trong 5 tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn trong cả
nước. Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái, tính đến năm
2015 diện tích chè của tỉnh là 11.500 ha, sản lượng trên 85 nghìn tấn, chế biến
được trên 20 nghìn tấn sản phẩm trong đó 85% là chè đen xuất khẩu. Từ năm
1996, tỉnh Yên Bái có chủ chương không phát triển thêm diện tích đất trồng
mới chè mà chỉ tập trung trồng cải tạo thay thế giống cho các diện tích chè già
cỗi năng suất thấp (được gọi là trồng chu kỳ 2). Trong giai đoạn 1996 đến
2015 toàn tỉnh đã trồng cải tạo được 4.500 ha trên đất chu kỳ 2, dự kiến kế

hoạch từ 2015 đến 2020 sẽ trồng cải tạo trên 2000 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Trên những diện tích trồng chè chu kỳ 2 tại Yên Bái hiện nay đang xuất
hiện một hiện tượng phổ biến đó là: Mặc dù mức đầu tư phân bón cho cây chè
ở mức khá cao nhưng năng suất và chất lượng chè đang có chiều hướng giảm
dần. Khi quan sát những nương chè được trồng lại ở giai đoạn kinh doanh một
điều dễ nhận thấy đó là cây sinh trưởng chậm, búp nhỏ, lá mỏng, màu lá nhợt
nhạt, một số diện tích lá có biểu hiện cây bị rụng lá dẫn đến chết khô hàng
loạt, tầng đất canh tác khô cằn, độ nén cao, thiếu khả năng giữ nước. Một số
nghiên cứu của Viê ̣n khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t nông lâm nghiê ̣p miề n núi phía Bắ c
đã đưa ra nguyên nhân đó là sự lạm dụng phân bón vô cơ với một lượng lớn,
trong một thời gian dài nhưng không được bón bổ sung các loại phân hữu cơ
đã làm giảm “sức sống” của đất, khả năng thiếu hụt các chất hữu cơ và các
chất trung và vi lượng là rất lớn. Trong đó biểu hiện về thiếu Mg có biểu hiện
rõ rệt nhất.
Các nhà khoa học và quản lý cũng đã đưa ra các khuyến cáo về việc
bón bổ sung các loại phân bón hữu cơ và các loại phân đa lượng có bổ sung
Mg, Bo …, tuy nhiên hiện nay nguồn cung cấp phân hữu cơ là rất hạn chế vì
vậy cần có những giải pháp về kỹ thuật canh tác và bón bổ sung các chất
trung và vi lượng nhằm bổ sung lượng thiếu hụt trong đất là rất cần thiết.
Các nghiên cứu của Nguyễn Hữu La; Nguyễn Văn Ngọc; Lê Văn Đức
nghiên cứu ảnh hưởng của bón bổ sung Mg và Bo cho cây chè đề u khẳng
định khi bón bổ sung Mg hoặc bo hoặc kết hợp Mg và Bo có thể tăng năng
suất từ 7-18% và cải thiện đáng kể chất lượng chè búp tươi. Tuy nhiên
những nghiên cứu này mới chỉ tập trung nghiên cứu trên giống chè Shan và

PH1, LDP2 và tiến hành ở giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc thời gian đầu giai
đoạn kinh doanh, việc áp dụng những kết quả nghiên cứu này trong sản xuất
chè tại Yên Bái còn rất hạn chế.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trước đây và từ yêu cầu của thực tiễn
sản xuất, việc nghiên cứu ảnh hưởng của bón bổ sung Bo và Mg đến sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với những diện tích chè
trồng chu kỳ 2 tại Yên Bái sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn trong công tác chỉ
đạo phát triển sản xuất chè tại tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của bón Bo và Mg đến lý tính và sinh học đất
trồng chè; Ảnh hưởng của bón Bo và Mg đến sinh trưởng, năng suất, chất
lượng chè búp tươi; Ảnh hưởng của bón Bo và Mg đến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất búp chè.
3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả thực hiện của đề tài sẽ là cơ sở khoa học trong việc xây dựng
quy trình kỳ thuật và hướng dẫn việc bón bổ sung Mg và Bo cho các diện tích
chè trồng lại chu kỳ 2 tại tỉnh Yên Bái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của bón phân cho chè
1.1.1. Vai trò các chất dinh dưỡng đối với cây trồng
Trong suốt quả trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng cần rất nhiều
chất dinh dưỡng, mỗi chất có vai trò nhất định đối với sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng sản phẩm. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các loại
cây trồng, người ta chia các chất dinh dưỡng thành 3 nhóm:
Các chất dinh dưỡng đa lượng:
Đạm (N; Nitrogen): Cây trồng hấp thụ chất đạm ở dạng ion NH4 + và
NO3-. Đạm là nguyên tố đa lượng quan trọng với cây trồng vì đây là nguyên
tố cấu tạo nên tế bào. Đạm là thành phần chính của protein và diệp lục tố
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008.)
Lân (P; Phospho): Cây trồng hấp thu chất Lân dưới dạng H2PO4- và
HPO4--. Lân là nguyên tố đa lượng quan trọng thứ hai sau chất đạm. Trong
một số trường hợp, vai trò của chất lân quan trọng hơn chất đạm vì lân trở
thành yếu tố giới hạn năng suất như trường hợp canh tác trên đất phèn. Lân là
nguyên tố cấu tạo nên tế bào. Tác dụng của chất lân đến sự hình thành sinh
khối thể hiện ở nhiều mặt: Làm tăng sự phát triển của rễ nhất là cây trồng ở
giai đoạn đầu, cây còn nhỏ; Cần cho sự hình thành tế bào mới, tạo lá, tạo chồi,
sự phân hóa hoa và tạo trái, tạo hạt vì lân là thành phần cấu tạo nên acid
nucleic; Là thành phần của chất sinh năng cực kỳ quan trọng là ATP
(Adenosin Triphosphate).
Kali (K; Kali;Potassium): Cây trồng hấp thụ kali dưới dạng cation K+.
Kali không phải là nguyên tố cấu tạo vì người ta không tìm thấy kali ở bất cứ
thành phần hợp chất nào tạo nên thực vật (Võ Minh Kha,1996.). Tuy nhiên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





5
vai trò của Kali ngày càng được khẳng định vì các tính chất quan trọng rất đặc
thù của nguyên tố này: Kali tăng cường và điều hòa hiệu suất quang hợp để
tạo ra arbohydrate và sản sinh ra ATP, một nguồn năng lượng quan trọng cho
mọi phản ứng sinh hóa học bên trong của cây; Kali giúp vận chuyển
carbohydrate vào các cơ quan cần chuyển vận tới, giúp sự vận chuyển nước,
vận chuyển các chất dinh dưỡng; Kali kích hoạt trên 60 loại enzyme liên quan
đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Lượng kali vào được trong dịch
bào sẽ quyết định rất nhiều đến tốc độ phản ứng xảy ra trong cây; Kali kích
hoạt sự đóng mở khí khổng để cây trao đổi CO2, O2, hơi nước…Khi thiếu
kali,việc đóng khí khổng bị chậm, đình trệ, đưa đến việc hơi nước thoát nhiều,
cây bị héo.
Các chất trung lượng:
Lưu Huỳnh (S; Sulphur): Cây trồng hút S dưới dạng Sulphate SO4--.
Vai trò chính của S trong sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng được biết
đến: S là thành phần cấu tạo tế bào; S có mặt trong các protein có chứa sắt,
hình thành Chlorophyll nên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của
cây. Gốc -SH ở trong cấu trúc tế bào chất giúp cây trồng chống lại tình trạng
mất nước khi trời nắng nóng, khô hạn. Cây trồng khi thiếu S sẽ biểu hiện và
đưa đến một số hậu quả như lá vàng bị do mất diệp lục, đầu tiên xảy ra trên lá
non dần lan toàn cây giống như trường hợp thiếu N.
Magie (Mg; Magnesium): Cây trồng hấp thu Magie dưới dạng ion g++.
Magie là nguyên tố rất dể bị rửa trôi nhất là ở những loại đất có nhiều cát, đồi
dốc. Khi bón nhiều phân Đạm và phân Kali, các ion hóa trị 1 như NH4+, K+ sẽ
thay thế Mg trong hệ hấp thụ của keo đất, đẩy Mg ra dung dịch đất và do đó,
Mg càng dễ bị rửa trôi. Về vai trò sinh lý của Mg trong đời sống thực vật, có
những điểm rất quan trọng sau: Mg là yếu tố cấu tạo tế bào thực vật; là thành
phần tạo nên Chlorophyll, nên khi cung cấp đủ Mg, lá có màu xanh, cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6
quang hợp tốt. Mg ảnh hưởng đến việc hình thành Protein, Glucid và Lipid;
Mg ảnh hưởng đến quá trình hút và vận chuyển chất Lân, khi cung cấp đầy đủ
Mg, hiệu quả sử dụng chất Lân của cây trồng sẽ được tốt hơn.
Canxi. (Ca; Calcium): Cây trồng hấp thụ Ca dưới dạng Ca++. Canxi là
nguyên tố rất khó di động trong cây. Canxi là thành phần của một số Enzym
liên quan chặt đến quá trình trao đổi chất trong cây. Một tính chất quan trọng
khác của canxi chính là sự điều chỉnh độ pH của dịch bào, tạo sự cân đối giữa
các yếu tố dinh dưỡng khác như K+, Na+, Mg++….
Các chất vi lượng:
Vi lượng là những chất mà cây trồng sử dụng rất ít, đơn vị tính thường
là phần triệu (ppm). Mặc dù cây trồng cần rất ít, nhưng nó lại cực kỳ quan
trọng cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, các phản ứng sinh hóa xảy
ra trong cây đều cần đến các enzyme xúc tác và chính các chất vi lượng liên
quan chặt chẽ đến việc này. Việc hình thành diệp lục, sự tổng hợp protein,
carbohydrate,lipid, viatamin….đều có sự tham gia của các nguyên tố vi
lượng. Một số chất vi lượng có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây trồng: Kẽm (Zn); Đồng (Cu); Bo (B); Molybden (Mo); Sắt (Fe)
Mangan (Mn).
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng đối với cây chè
Chè là cây trồng có chu kỳ dài (40-50 năm), sản phẩm thu hoạch của
chè là búp chè tươi và chỉ chiếm 8 -13% tổng lượng chất khô mà cây tổng
hợp được nếu tính cả các phần trên và dưới mặt đất. Theo nguồn từ nhiều tác
giả Ấn Độ (www.storey.com. Diana Rosen, Chai the spice tea of India,
2005) thì trong 100 kg chè thương phẩm có chứa lượng dinh dưỡng là: 4 kg
N; 1,15 kg P2O5; 2,4 kg K2O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO; 100g Al; 6g Cl; 8g

Na. Ngoài lượng dinh dưỡng này cây còn lấy một số lớn dinh dưỡng cho
việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc hình thành thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
cành và rễ. Chính vì vậy, để hình thành nên 100 kg chè thương phẩm cây lấy
đi tổng số dinh dưỡng cho tất cả các bộ phận trên là: 16,9 kg N; 5,68 kg
P2O5; 8,8 kg K2O; 2,92 kg MgO; 6,7 kg CaO; 871g Al và 74g Na. Ngoài ra
cây còn lấy đi một lượng các nguyên tố vi lượng như: 38g Zn; 26g B; 38g
Cu; 241g Fe và 479g Mn.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây chè, các nhà khoa học và cơ
quan quản lý đã nghiên cứu và xây dựng quy trình bón phân cho chè, trong
giai đoạn kinh doanh lượng bón được căn cứ trên năng suất của nương chè
với mức bón được khuyến cáo 30N + 10P2O5+ 10K2O/1 tấn sản phẩm + 2030 tấn phân hữu cơ/ha/năm. Như vậy với những nương chè có năng suất cao
trên 20 tấn/ha/năm lượng bón có thể lên đến 600N+200P2O5+ 200K2O/ha.
Các loại phân bón được sử dụng phổ biến cho cây chè đó là: Đạm SA
(chứa 20-21% N), KalyClorua (chứa 60% K2O) Supe Lân (18-20% P2O5). Một
số địa phương cũng đã khuyến cáo người trồng chè bón các loại phân tổng hợp
NPK có bổ sung các chất trung và vi lượng như NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc
NPK-S 10.5.10-5 nhưng tỷ lệ số hộ và diện tích sử dụng còn thấp.
Với phương pháp bón như hiện nay chúng ta mới chỉ chú trọng đến
việc cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng cho cây chè, nguồn cung cấp các
chất trung và vi lượng chủ yếu phụ thuộc từ khả năng cung cấp từ đất và
nguồn phân bón hữu cơ, tàn dư thực vật.
1.1.3. Vai trò sinh lý và nhu cầu Mg đối với cây chè
Vai trò sinh lý: Magiê là thành phần cấu tạo chất diệp lục nên giữ vai
trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng hợp chất gluxit trong cây.

Magiê tham gia trong thành phần của nhiều loại men, đặc biệt các men
chuyển hóa năng lượng, đồng hóa lân, tổng hợp protein và lipit. Magiê giữ
cho độ pH trong tế bào cây ở phạm vi thích hợp, tăng sức trương của tế bào
nên ổn định cân bằng nước, tạo điều kiện cho các quá trình sinh học trong tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
bào xảy ra bình thường. Cây chè thiếu Mg thường lá có vệt vàng, hoặc mầu lá
bị loang lổ giữa vàng và xanh do diệp lục tố phân bố không đều đẫn đến khả
năng quan hợp giảm, năng suất thấp, hàm lượng chất hòa tan trong búp giảm.
Nhu cầu Mg đối với cây chè: Cây trồng hấp thu magie dưới dạng ion
Mg++. Magiê là nguyên tố rất dể bị rửa trôi nhất là ở những loại đất có nhiều
cát, đồi dốc. Khi bón nhiều phân Đạm và phân Kali, các ion hóa trị 1 như
NH4+, K+ sẽ thay thế Mg trong hệ hấp thụ của keo đất, đẩy Mg ra dung dịch
đất và do đó, Mg càng dễ bị rửa trôi. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong
100kg chè khô có chứa 0,4 kg MgO và để tạo ra 100 kg chè khô (tương
đương với 450 kg chè búp tươi) nếu tính cả lượng Mg có trong thân, cành lá,
cây hút từ đất 2,29 kg MgO. Như vậy với các nương chè có năng suất 10 tấn
búp tươi/ha, hàng năm cây hút từ đất khoảng 55-56 kg MgO.
Khả năng cung cấp: Nguồn cung cấp Mg chủ yếu từ đất do quá trình
phong hóa (vỏ trái đất chiếm khoảng 2,1% Mg) và từ các nguồn phân bón hữu
cơ, vì vậy ở những vùng chè có tập quán sử dụng nhiều tàn dư hữu cơ, đặc
biệt là bón kết hợp các phụ phẩm nông nghiệp thường không bị thiếu Mg.
Nhưng hiện nay việc bón phân hữu cơ cho chè bị thiếu hụt nghiệm trọng. Các
biện pháp để bổ sung Mg cho cây đã được áp dụng như bón MgO dưới dạng
đôlômit chứa từ 20 - 35% MgO, hoặc bón phối hợp MgSO47H2O kết hợp với
các lần bón phân khoáng trong năm với liều lượng trung bình 50-60kg/ha

/năm đã góp phần hạn chế tình trạng thiếu Mg
1.1.4. Vai trò sinh lý và nhu cầu của Bo đối với cây chè
Vai trò sinh lý: Bo liên quan đến việc thành lập tượng tầng của cây, liên
quan chặt đến sự phát triển đỉnh sinh trưởng và việc ra rễ của cây. Bo ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt phấn, làm tăng tỉ lệ thụ phấn thụ tinh. Bo
ảnh hưởng đến việc thành lập tầng rời, thiếu Bo, dễ dẫn đến rụng hoa,rụng
trái. Bo tổng hợp chlorophyll, hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
ảnh hưởng đến sự thành lập auxin nội sinh trong cây. Bo ảnh hưởng đến sự
đóng mở khí khổng, điều hòa sự bốc thoát hơi nước, chống khô hạn và nắng
nóng. Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa
không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị
dày lên.
Nhu cầu của Bo đối với cây chè: Nhu cầu Bo đối với cây chè không
lớn, để hình thành 100 kg chè thương phẩm, cây hút từ đất khoảng 38g B dưới
dạng anion B4O7--, HBO3--. Như vậy với nương chè có năng suất 10 tấn búp
tươi/ha, hàng năm cây hút đi từ đất khoảng 600-700 gam/ha/năm.
Nguồn cung cấp Bo: Ngoài lượng Bo có trong nước mưa hàng năm
cung cấp khoảng 20g/ha, lượng Bo được cung cấp cho đất chủ yếu qua phân
chuồng. Tuy nhiên sự rửa trôi và lượng Bo mà cây trồng đã lấy đi hàng năm
từ đất khoảng 0,2-0,3kg/ha càng làm đất bị suy kiệt chất Bo. Có thể sử dụng
Borax Na2B4O7.5H2O có chứa 14,9% Bo hoặc Acid Boric H3BO3 có chứa
17.5% Bo. Liều lượng bón vào đất khoảng 10-12,5 kg/ha/năm.
1.1.5. Các nghiên cứu về bón Mg và Bo cho chè trên thế giới và Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây chè đã được các

nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu khá sâu tập trung vào các yếu tố đa
lượng N,P, K, nhưng những nghiên cứu về bón Mg và Bo cho chè còn tương
đối hạn chế.
Tolhurst (1954) cho rằng bón Kaly có liên quan đến sự thiếu hụt Mg
trong đất, ông đã mô tả triệu chứng thiếu hụt Mg của cây chè. Đến năm 1959
ông đề nghị hỗn hợp phân bón gồm NPK + Mg.
Godisvili G. C và Beridze A. F (1962), đã nghiên cứu việc sử dụng
phân khoáng thuờng xuyên bón vào đất chè dẫn đến sự biến đổi hoá học của
đất. Các chất dinh dưỡng được hoà tan khi đất ẩm có mưa, nhất là những vùng
nhiệt đới và nhiệt đới ẩm các chất khoáng của đất thường bị rửa trôi. Sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
phân chua sinh lí ở điều kiện thâm canh cao làm thúc đẩy mạnh cường độ rửa
trôi các ion bazơ trong đất, trong đó có Mg. Khi bón NPK với mức cao độ
chua của đất tăng cao 102,4 ldl H+/100g đất, ngược lại hàm lượng bazơ lại
giảm thấp CaO 14,4mg/100g đất, đặc biệt MgO chỉ còn 1,8mg/ 100g đất.
Trong khi đó đối chứng tương tự là CaO 28,8; MgO 5,8 mg/100g đất.
Geus J. G.De (1983) cho rằng việc sử dụng lâu dài Amon sunphát và
các loại phân chua sinh lý đã làm thay đổi đáng kể tính chất lý hoá học của
đất. Trong môi trường sự rửa trôi MgO lớn hơn CaO, mặt khác CaO được bổ
sung cùng việc bón lân còn MgO bị lấy đi cùng búp chè thu hoạch, sự thiếu
hụt MgO ngày càng trầm trọng. Sự thể hiện thiếu MgO của cây chè có nhiều
nguyên nhân: Do nhiều năm sử dụng amôn sunphat liên tục, do nhiều năm sử
dụng Kali trên đất Liparit nghèo hoặc thiếu Mg, thừa Mangan trên đất tro núi
lửa. Khắc phục sự thiếu Mg người ta bón vào đất 125 kg dolomit/ ha, khi
thiếu Mg nặng hơn bón 100 - 125kg kieserite (24 % MgO), hoặc phun 4 lần/

năm với nồng độ 2% trên lá được thực hiện ở SriLanka, Daia, nam Ấn Độ đã
làm tăng sản lượng 11-16% trên các nương chè già.
Kết quả nghiên cứu bón phân cho một số giống chè mới giai đoạn
2010-2012 của Nguyễn Hữu La nghiên cứu bón phối hợp NPK với Mg và Bo
trên giống chè LDP1, LDP2 ở đầu thời kỳ kinh doanh tại Phú Hộ cho thấy:
Trên giống chè LDP1 bón NPK với tỷ lệ 80:40:60, phối hợp thêm 20 kg
MgSO4/ha + 6 kg Bo/ha cho mật độ búp cao nhất, tăng 17,6% so với đ/c (chỉ
bón NPK), năng suất cao nhất đạt 4,17 tấn/ha vượt 10,9% so với đ/c, tương
đương công thức bón NPK tỷ lệ 120:40:60. Bón bổ sung Mg và Bo cho chè
giống LDP1 đã cải thiện chất lượng búp rõ rệt như: tỷ lệ mù xòe giảm, hàm
lượng đường khử tăng và đạm tổng số trong búp chè giảm làm tăng chất
lượng sản phẩm chè (vị chè ngọt, không chát đắng). Trên giống chè LDP2
bón NPK tỷ lệ 80:40:60 bón phối hợp thêm MgSO4 20kg/ha + Bo 6kg /ha làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
cây sinh trưởng tốt hơn, hệ số diện tích lá tăng 14,2%, năng suất tăng 12,71%
so với đối chứng.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và Mg đến năng suất, chất
lượng giống chè PH1 trồng tại Phú Hộ - Phú Thọ của Lê Văn Đức: Bón Mg ở
các liều lượng 50kg và 70kg MgSO4/ha làm tăng mật độ búp chè 10,5% và
18,9%, tỷ lệ mù xoè giảm, khối lượng và chiều dài búp không tăng có tác
dụng tích cực đến năng suất và chất lượng giống chè PH1.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Magie Sunfat (MgSO4) đến năng
suất, chất lượng giống chè Shan Chất Tiền tại Phú Thọ của Đỗ Văn Ngọc và
cộng sự cho thấy: Bón bổ sung MgSO4 có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu sinh

khối giống chè Shan Chất Tiền tuổi 5-6 ở điều kiện Phú Hộ, Phú Thọ. Khi
bón bổ sung 50 kg MgSO4/ha đã cho chiều cao cây, đường kính thân tốt nhất.
Bón 75 kg MgSO4/ha đã làm tăng độ rộng tán tốt nhất. Bón bổ sung MgSO4 ở
mức 50 kg/ha cho mật độ búp cao nhất đạt 100,24 búp/m2, tỷ lệ búp có tôm
lớn nhất, đạt năng suất chè cao nhất 11,76 tấn/ha tăng so với nền 14,06%.
Hàm lượng MgO trong búp chè khô đạt cao nhất là công thức bón 50 kg
MgSO4/ha đạt 1,426 mg/g, công thức nền chỉ đạt 1,410 mg/g. Hàm lượng
tanin cao nhất là công thức bón 25 kg MgSO4/ha đạt 36,68%. Bón bổ sung
MgSO4 đã cải thiện đáng kể mầu nước và mùi hương chè đen thành phẩm.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới:
Theo số liệu của Hiêp̣ hô ̣i chè Viê ̣t Nam. Tổng sản lượng chè sản xuất
năm 2015 trên toàn thế giới đạt 2.720 nghìn tấn. Sản lượng nhập khẩu của các
nước đạt 620.900 tấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất, chế biến chè trên thế giới năm 2015
Các nước sản xuất

STT
1

Các nước nhập khẩu

Ấn độ: sản xuất 1.191.000 tấn, xuất khẩu UK 112.000 tấn

87.900 tấn.

2

Bangdalesh: sản xuất: 66.000 tấn.

Pháp 13.500 tấn

3

Srilanka: sản xuất 329.000 tấn, xuất khẩu Đức 24.000 tấn
276.700 tấn.

4

Kenya: sản xuất 399.000 tấn, xuất khẩu Balan 27.600 tấn
443.400 tấn.

5

Trung Quốc ( xuất khẩu) 287.000 tấn

Nga 117.000 tấn

6

Việt Nam: sản xuất 175.000, xuất khẩu Mỹ 119.600 tấn
133.500 tấn

7


Malawi sản xuất : 39.400 tấn.

Nhật 27.900 tấn

8

Tanzania : sản xuất 31.600 tấn ;

Đài Loan 27.500 tấn

9

Uganda sản xuất : 51.600 tấn

Pakistan 151.800 tấn

10

Indonesia (xuất khẩu) 50.800 tấn

11

Argentina ( xuất khẩu) 42.600 tấn

12

Ấn độ: sản xuất 1.191.000 tấn, xuất khẩu
87.900 tấn.


13

Bangdalesh: sản xuất: 66.000 tấn.
Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè trên thế giới (Hiê ̣p hô ̣i chè

Viê ̣t Nam): Năm 2015 Tiếp tục là một năm khó khăn cho ngành chè thế giới
vì lượng cung vượt cầu. Sản lượng chè cấp thấp tăng lên, giá bán tiếp tục
giảm. Xu hướng chè CTC thừa do sản lượng của các quốc gia Châu Phi tăng,
diện tích trồng chè tăng và xu hướng đầu tư vào khu vực này do lợi thế ít hoặc
không sử dụng thuốc BVTV và đất đai khí hậu phù hợp. Các quốc gia uống
chè nhiều: Nga, Anh đã có dấu hiệu giảm sút. Thị trường đang nổi: Mỹ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Trung Đông, Ấn độ, ASEAN. Xu hướng thị trường chè trên thế giới: Thanh
toán khó khăn do tình hình kinh tế thế giới. Nhu cầu về chè có chất lượng, đạt
tiêu chuẩn Châu âu, chè organic, các câu chuyện trách nhiệm xã hội. Xu
hướng đẩy mạnh nội tiêu tại các quốc gia sản xuất trước chỉ chú trọng đến
xuất khẩu như Ấn độ, Việt nam, Trung quốc. Xu hướng nhiều rào cản kỹ
thuật tại các quốc gia khác nhau kể cả các hiệp định thương mại được ký kết.
Trong trung hạn có thể nhu cầu sản phẩ m OTD nhích lên khi chi phí sản xuất
tại Srilanka quá cao
1.2.2. Tình hình sản xuất chè tại việt Nam: (Hiê ̣p hội chè Viê ̣t Nam-2015)
Diện tích: Tổng diện tích chè: 125.000 ha.
Sản lượng sản xuất: 175.000 tấn;
Xuất khẩu chính ngạch: 133.500 tấn;
Tiêu dùng trong nước khoảng: 33.000 tấn;

Tồn kho cuối năm khoảng: 18.500 tấn
Tỷ trọng xuất khẩu: Chè đen 47.3%, Chè xanh 51.5% (gồm chè ướp
hương, chè Oolong)
Giá bình quân chè đen OTD: 1.427 USD/tấn, Chè đen CTC 1.117
USD/tấn, Chè xanh 1.926 USD/tấn, Giá trung bình chung: 1.694 $/tấn
Số lượng công ty xuất khẩu: 350
Thị trường nhập khẩu: 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập
khẩu với số lượng lớn của Việt Nam gồm: Afganistan Taiwan Russia Pakistan
Indonesia USA China United Arab Emirates Malaysia
1.2.3. Tình hình sản xuất chè tại tỉnh Yên Bái
1.2.3.1. Quy mô diện tích, năng suất và sản lượng sản xuất chè tại tỉnh Yên Bái
Các vùng chè tập trung của tỉnh Yên Bái được đầu tư phát triển vào giai
đoạn 1967-1972, sau hơn 50 năm, diện tích chè của tỉnh Yên Bái hiện có là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
11.500 ha, sản lượng đạt trên 90 nghìn tấn/năm. Theo quy hoạch diện tích chè
của tỉnh Yên Bái đến năm 2020 sẽ ổn định với diện tích 13 nghìn ha, sản
lượng khoảng 120 nghìn tấn/năm.
Bảng 1.2. Kết quả sản xuất, chế biến chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 2015 và định hướng 2020
Năm
2000

2005

2014


2015

Chỉ tiêu

Mục tiêu
2020

Diện tích chè (ha)

12.290 11.899 11.500

11.500

13.000

Diện tích kinh doanh (ha)

10.280 11.185 10.827

11.000

12.500

D.tích giống TBKT(ha)

5.162

5.593

6.440


6.900

10.400

Năng suất búp tươi (tạ/ha)

58,8

76,8

84,1

91,0

96,0

Sản lượng búp tươi (tấn)

60.446 85.914 91.035 100.000

120.000

Sản lượng chè đen XK (tấn) 11.968 15.121 16.022

15.400

15.840

Sản lượng chè xanh (tấn)


6.600

10.560

1.330

3.780

4.006

(Nguồn Sở Nông nghiệp và PTNT Yên Bái)
1.2.3 2. Đất trồng chè tại tỉnh Yên Bái
Căn cứ kết quả điều tra phân tích đất (Quy hoạch vùng sản xuất chè an
toàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020). Đất trồng chè của tỉnh Yên Bái gồm 2 loại
chính sau:
Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Diện tích 8.593 ha =
72,22%. Đặc điểm của ở địa hình đồi núi, đất thường dốc và có đặc điểm: Đất
phản ứng từ rất chua đến chua (pHKCl: 3,66 - 5,41 ở tầng đất mặt). Hàm lượng
chất hữu cơ và đạm tổng số từ nghèo đến trung bình. Lân tổng số từ trung
bình đến giàu ở tầng đất mặt nhưng lân dễ tiêu đều nghèo ở tầng đất dốc. Kali
tổng số từ nghèo đến trung bình ở các tầng đất, nhưng kali dễ tiêu đều nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Tổng lượng canxi và magiê trao đổi thấp, trong đó can xi trao đổi chiếm ưu
thế hơn so với magiê trao đổi. Dung tích hấp thu (CEC) thường thấp. Thành

phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng, cấu trúc của đất từ viên đến cục.
Độ tơi xốp đất khá, khả năng thấm thoát nước tốt.
Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): Diện tích: 1.294 ha =
10,7% chủ yếu ở trên địa hình núi cao và dốc. Đất được hình thành do sản
phẩm phong hoá đá sét và các loại đá biến chất cùng với quá trình mùn hoá
xảy ra ở độ cao từ 900m trở lên, trên địa hình núi cao, phần lớn có độ dốc trên
250. Hình thái phẫu diện thường có màu đỏ vàng là chủ đạo. Tầng đất mặt
thường có màu xám đen, xám sẫm. Cấu trúc viên, tơi xốp, xuống các tầng
dưới có màu vàng đỏ hoặc đỏ vàng là chủ đạo.
1.2.3.3 Cơ cấu giống chè tại tỉnh Yên Bái
- Theo số liệu báo cáo của sở Nông nghiệp và PTNT Yên Bái, Tổng
diện tích chè năm 2015 là 11.500 ha. Cơ cấu giống chè như sau: Giống chè lai
LDP1, LDP2: 3.594 ha = 31,2%; chè Shan: 2.423 ha = 21%; Chè Trung Du,
PH1: 3.990 ha = 34,7%, các giống chè nhập nội: 12,8%.
- Đặc điểm của giống chè lai LDP2: Nguồn gốc: Giống chè LDP2 Được
tạo ra từ tổ hợp lai giữa cây mẹ Đại Bạch Trà (Trung quốc) và cây bố PH 1
(Ấn Độ), có năng suất cao, chọn lọc theo phương pháp chọn dòng, thích hợp
trồng ở những vùng đồi núi thấp dưới 500m so mặt biển. Cây giống được
nhân bằng phương pháp giâm cành. Diện tích lá trung bình 20-25cm2, lá có
màu xanh nhạt, lá thuôn dài, đầu lá nhọn, dài, có thời gian bật búp sớm. Sinh
trưởng khoẻ, tán rộng, phân cành sớm. Búp có màu xanh nhạt, non hơi phớt
tím, khối lượng búp (1 tôm, 2 lá) từ 0,45-0,55g. Khả năng chống chịu với điều
kiện bất lợi tốt. năng suất búp khá cao, tuổi 10 đạt 15 tấn/ ha. Chất lượng: Chế
biến chè đen chất lượng khá. Thành phần các hợp chất Tanin 34,1%; Chất hoà
tan 43,85%;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×