Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.31 KB, 27 trang )

 Tào Tháo 

MÔN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC
Mục lục
Mục lục..............................................................................................................................................................1
Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích các thành tố tạo nên chất lượng sản phẩm đào tạo, những năng lực then
chốt, kĩ năng, kĩ xảo, trình độ nhận thức, trình độ tư duy, năng lực xã hội của người lao động cần có để
định hướng cho sinh viên nâng cao chất lượng học và tự học.......................................................................2
Câu 2: Anh/Chị hãy phân tích mục tiêu đào tạo bậc đại học ở Việt Nam, của hiệp hội các trường đại học
trên thế giới, của hiệp hội các trường đại học ở châu Á và của Mĩ để định hướng cho sinh viên nâng cao
chất lượng học và tự học..................................................................................................................................3
Câu 3: Anh/Chị hãy phân tích những chuẩn kiến thức, kĩ năng của thế kỉ XXI và mục tiêu giáo dục theo
quan điểm của UNESCO để định hướng cho sinh viên nâng cao chất lượng học và tự học..........................6
Câu 4: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng học và tự học............................................................10
Câu 5: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng nghe giảng và ghi bài...............................................12
Câu 6: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng đọc tài liệu và ghi nhớ..............................................13
Câu 7: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng viết bài luận..............................................................17
Câu 8: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng ôn tập và làm bài thi................................................20
Câu 9: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng học ngoại ngữ..........................................................22
Câu 10: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng quản lí thời gian để nâng cao chất lượng học và tự
học...................................................................................................................................................................24

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích các thành tố tạo nên chất lượng sản phẩm đào tạo, những năng
lực then chốt, kĩ năng, kĩ xảo, trình độ nhận thức, trình độ tư duy, năng lực xã hội của người
lao động cần có để định hướng cho sinh viên nâng cao chất lượng học và tự học.
-


2 thành tố tạo nên “Kĩ năng cứng”
o Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo
o Kĩ năng, kĩ xảo thực hành được đào tạo
- 2 thành tố tạo nên “Kĩ năng mềm”
o Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo
o Phẩm chất nhân văn được đào tạo
a. Năng lực then chốt : Năng lực gồm những kĩ xảo và kĩ năng nhận thức học được hoặc sẵn có
của cá thể nhằm giải quyết các vấn đề xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và
khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và có trách nhiệm trong
những tình huống linh hoạt, kết hợp cùng với then chốt càng nhấn mạnh thêm sự chọn lọc ra
những năng lực thật sự quan trọng và có tác động đến toàn bộ.
- Sau đây là một số kiến nghị về các năng lực then chốt dành cho người lao động ở các nước
Châu Úc, Châu Mỹ, Australia (9/1992), kiến nghị về 8 năng lực then chốt của người lao động
cần có được như sau:
1. Thu thập, phân tích và tổ chức thông tin
2. Truyền bá những tư tưởng và thông tin
3. Kế hoạch hóa và tổ chức các hoạt động
4. Làm việc với người khác và đồng đội
5. Sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật toán học
6. Giải quyết vấn đề
7. Sử dụng công nghệ
8. Cảm thụ văn hóa nghệ thuật (mới bổ sung cuối thập kỷ 90)
- Châu Âu, kiến nghị về 8 năng lực then chốt của người lao động cần có được như sau:
1. Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ
2. Giao tiếp bằng tiếng nước ngoài: khả năng nghe, nói, đọc, viết
3. Năng lực tính toán và những hiểu biết cơ bản về KH & CN
4. Năng lực số hóa: làm chủ CN thông tin và truyền thông
5. Khả năng học cách học
6. Các năng lực xã hội và dân sự
7. Tinh thần sáng tạo, khả năng chuyển các suy nghĩ thành hành động

8. Sự nhạy cảm và hiểu biết về văn hóa
b. Kỹ năng, kỹ xảo
- Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, phương pháp, cách thức,…) để giải
quyết một nhiệm vụ mới. Kỹ năng học tập là vận dụng những đã được học để thực hiện vào các
hành động học tập. Những kỹ năng được phải được quan sát bằng mắt, ở phạm vi hẹp. Hình
thành cho sinh viên nắm vững được hệ thống phức tạp các thao tác biến đổi và sáng tỏ, từ đó tự
tìm tòi, so sánh các mối quan hệ giữa các khái niệm, tự hình thành mô hình để giải quyết vấn đề
(các bài tập, các tình huống).

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
- Kỹ xảo là hành động được củng cố và tự động hoá. Được hình thành chủ yếu thông qua
luyện tập có mục đích, đánh giá về mặt kỹ thuật thao tác thành thục kỹ năng thì mới tiến bộ. Cần
hướng dẫn sinh viên luyện tập nhiều lần để trở nên thành thục, luyện tập nhiều lần, tự động hoá.
1. Bắt chước: quan sát và cố gắng lặp lại một kĩ năng nào đó của người khác.
2. Thao tác: hoàn thành một kĩ năng nào đó theo chỉ dẫn không còn là bắt chước máy
móc
3. Chuẩn hóa: lặp lại kĩ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn, thực hiện một
cách độc lập, không phải hướng dẫn.
4. Phối hợp: kết hợp được nhiều kĩ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng và ổn định.
5. Tự động hóa: hoàn thành một hay nhiều kỹ năng dễ dàng, trở thành tự nhiên, không đòi hỏi sự
gắng sức về thể lực và trí tuệ.
c. Trình độ nhận thức
1. Biết: ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà sinh viên đã được
học.
2. Hiểu: các tư liệu đã được học, sinh viên phải có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu
nhận được.
3. Vận dụng: được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học.

4. Phân tích: biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó đối
với nhau theo cấu trúc của chúng.
5. Tổng hợp: biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu.
6. Đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí xác
định.
7. Chuyển giao: có khả năng diễn giải và truyền thụ kiến thức đã tiếp thu được cho đối tượng
khác.
8. Sáng tạo: sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được.
d. Trình độ tư duy
- Được dùng để chỉ hoạt động của trí óc, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật
và ứng xử tích cực với nó. Đây là một trình độ không phải tự nhiên sẵn có mà phải tích luỹ từ rất
nhiều nguồn và rất lâu mới có thể rèn luyện được sự tư duy logic tốt. Muốn có được điều này,
không chỉ ở nơi giảng viên mà tự bản thân sinh viên cũng là phải nổ lực để tìm tòi, sáng tạo mới
nâng cao được trình độ tư duy, từ đó dùng nó để áp dụng vào các tình huống có vấn đề trong
cuộc sống thực tiễn.
1. Tư duy trừu tượng: suy luận một cách khái quát hóa, tổng quát hóa vượt ra khỏi khuôn khổ có
sẵn.
2. Tư duy hệ thống: suy luận một cách tổng thể, toàn diện để có cái nhìn tổng quát.
Câu 2: Anh/Chị hãy phân tích mục tiêu đào tạo bậc đại học ở Việt Nam, của hiệp hội các trường
đại học trên thế giới, của hiệp hội các trường đại học ở châu Á và của Mĩ để định hướng
cho sinh viên nâng cao chất lượng học và tự học.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Theo Điều 39 – Mục 4 – Luật Giáo dục số: 38/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005./.

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Mục tiêu của giáo dục đại học:

1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý
thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ
đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành
cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
3. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng
thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc
chuyên ngành được đào tạo.
4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có
khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc
chuyên ngành được đào tạo.
5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có
năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học,
công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
MỤC TIÊU ĐT CỦA HIỆP HỘI CÁC TRƯỜNG ĐH THẾ GIỚI
SV phải là những người:
1. Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để đảm bảo tính
chuẩn mực;
2. Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một chỗ làm duy
nhất;
3. Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ những điều đã được định sẵn;
4. Biết đặt những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lời giải đúng;
5. Có kĩ năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứ không tuân thủ theo sự phân
bậc quyền uy .
6. Có hoài bão để trở thành những nhà KH lớn, các nhà doanh nghiệp giỏi, các nhà lãnh đạo xuất
sắc chứ không chỉ trở thành những người làm công ăn lương;
7. Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin chứ không chỉ áp dụng những kiến thức đã biết;
8. Biết kết luận, phân tích, đánh giá chứ không chỉ thuần túy chấp nhận;
9. Biết nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai;
10.Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc;

11. Biết dự báo, thích ứng chứ không chỉ phản ứng thụ động;
12. Biết chấp nhận sự đa dạng chứ không chỉ tuân thủ điều đơn nhất;
13. Biết phát triển chứ không chỉ chuyển giao,...
MỤC TIÊU ĐT CỦA HIỆP HỘI CÁC TRƯỜNG ĐH CHÂU Á
Sản phẩm ĐT của các trường ĐH phải ĐT qua 7 tiêu chí cao:
1. Chỉ số thông minh (IQ - Intelligence Quotient);
2. Chỉ số sáng tạo (CQ - Creation Quotient);
3. Chỉ số cảm nhận (EQ - Emotional Quotient);
4. Chỉ số đạo đức (MQ - Morality Quotient);
5. Chỉ số say mê (PQ - Passion Quotient);
6. Chỉ số số hóa (DQ - Digitizing Quotient);
7. Chỉ số quốc tế hóa (InQ - Internationalization Quotient);

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
MỤC TIÊU ĐT BẬC ĐH CỦA MĨ
Hệ mục tiêu gồm 6 nhóm:
1. Rèn luyện các KN tư duy bậc cao (Higher order thinking skills);
2. Rèn luyện các KN nhận thức cơ bản (Basic academic success skills);
3. Rèn luyện KT, KN về ngành học cụ thể (Discipline specific knowledge and skills);
4. Rèn luyện các giá trị về KHXH - NV, KHTN (Liberal arts and academic values);
5. Chuẩn bị các KN về nghề nghiệp (Work and career preparation);
6. Rèn luyện các KN phát triển cá nhân (Personal development).
ĐỊNH HƯỚNG CHO SINH VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC VÀ TỰ HỌC
20 BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỂ HỌC NHANH HƠN, TỐT HƠN, DỄ DÀNG HƠN
1. Hãy bắt đầu qua những loại hình thể thao
2. Dám mơ ước và phác họa tương lai của bạn
3. Đặt mục tiêu cụ thể và đưa ra giới hạn

4. Hãy tìm một người thầy nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và nhanh nhẹn
5. Hãy bắt đầu bằng bức tranh toàn cảnh trước
6. Hãy hỏi
7. Hãy tìm ra nguyên lí chính
8. Hãy tìm 3 cuốn sách hay nhất mà tác giả của chúng là những người thành công trong thực tế
9. Học lại cách đọc để đọc nhanh hơn, tốt hơn và dễ dàng hơn
10. Dùng hình ảnh và âm thanh để tăng hiệu quả học
11. Học bằng cách thực hành
12. Sử dụng lược đồ liên tưởng thay cho ghi chép
13. Học nghệ thuật của sự tỉnh táo
14. Thực hành, thực hành và thực hành
15. Ôn tập và kiểm tra lại
16. Sử dụng cách liên hệ giống như dấu nhớ
17. Hãy vui lên và hãy chơi
18. Dạy người khác
19. Hãy tham gia khoá học cấp tốc
20. Những cách dễ dàng để vận dụng những điều đã học
Muốn học tốt cần:
1. Có động cơ học tập
a. Mỗi người học:
 phải nhận thức rõ ràng, cụ thể về mục đích, động cơ, nội dung, quá trình và các công đoạn HT;
 cần nắm vững các thao tác cơ bản của từng hành động HT;
 biết áp dụng khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo để xây dựng các chiến lược HT phù hợp với: năng
lực bản thân và các điều kiện bên ngoài.
b. Người học phải tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng: ý thức tự giác và năng lực trí
tuệ.
c. Người học phải biết gắn nhu cầu đối với tri thức với mục đích, quá trình, kết quả HT - tạo
thành động cơ, thúc đẩy hoạt động HT:
 tự phát hiện ra những điều mới lạ ở bản thân tri thức và cách giành lấy tri thức.
 giải quyết thông minh các nhiệm vụ học tập;

 tạo được những ấn tượng tốt đẹp với việc học.
2. Có mục đích học tập
 Mục đích HT chỉ có khi người học bắt đầu một hành động học cụ thể.

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
 Mỗi khái niệm của mỗi môn học thể hiện trong từng tiết, từng bài là những mục đích của
hoạt động HT.
3. Có nguyên tắc học tập
1. Thường xuyên gặp gỡ với GV
2. Tăng cường sự hợp tác giữa người học
3. Học tập chủ động
4. Tạo ra thông tin phản hồi nhanh
5. Tập trung vào quản lí thời gian
6. Những kì vọng lớn lao
7. Tôn trọng những tài năng và cách học khác nhau
4. Có kế hoạch học tập
8. Lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn Năm, quý, tháng, tuần, ngày
 Lường trước và ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình sống và học tập
 Quản lí được tiến độ công việc, cuộc sống dễ dàng hơn
 Kiểm soát công việc dễ dàng khi nhiều việc chồng chéo, phát sinh
 Kiểm soát được rủi ro và phát hiện những cơ hội
5. Có phương pháp học tập
 Học cách học và suy nghĩ
 Hệ thống tốt nhất là “thực học”: sử dụng trí thông minh và các giác quan
 Tâm trạng: Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học và chọn một
khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.
 Sự hiểu biết: Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại và Cố tập trung

vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được
 Nhắc lại: Sau khi đã học được một phần, dừng lại và Chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn
ngữ của chính bạn.
 Hấp thụ: Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện và Có
thể tham khảo thêm các tài liệu khác (một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô).
 Mở rộng: đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học
Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì?
Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị?
Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các sinh viên
khác?
 Ôn lại: Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành và Xem xem phương thức nào đã giúp
bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.
Câu 3: Anh/Chị hãy phân tích những chuẩn kiến thức, kĩ năng của thế kỉ XXI và mục tiêu
giáo dục theo quan điểm của UNESCO để định hướng cho sinh viên nâng cao chất
lượng học và tự học.
a. Chuẩn kiến thức và kĩnăng:
* Về kiến thức:
1. Nắm vững kiến thức chuyên môn:
Tất nhiên đây là điều kiện tiên quyết đểsinh viên có thểxin được công việc phù hợp với
ngành nghềmình đã học. Chẳng ai muốn bỏphí mấy năm học đại học, cao đẳng đểphải đi làm

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
việc trái với chuyên môn và muốn thành công vềmột việc làm nào đó nhất định phải có kiến thức
vềlĩnh vực đó.
2. Cố gắng học thêm ít nhất một ngoại ngữ:
Ngày nay, xu thếhội nhập là tất yếu và trong bất kỳcông việc nào giao lưu, quan hệluôn đóng
vai trò hết sức quan trọng. Chính vì thế, thông thạo ngoại ngữsẽlà một trong những điều kiện đầu

tiên cho nhà tuyển dụng lựa chọn nhân sựvà góp phần thuận lợi rất lớn khi đi làm.
3. Biết sử dụng vi tính:
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số. Vi tính đang trở thành một công cụkhông
thể thiếu để trợ giúp con người trong hầu hết mọi lĩnh vực. Hiện nay thật khó để có thể kiếm
được một tân cử nhân tốt nghiệp đại học nhưng không biết sử dụng máy tính. Tuy nhiên, cũng
giống như tiếng Anh, chúng ta không nên sử dụng máy tính ởmức độ“biết” mà phải học hỏi để
có thể sử dụng một cách thành thạo, làm chủ được chiếc máy tính. Có như thế, chúng ta mới
không bị tụt hậu.
4. Thường xuyên cập nhật thông tin xã hội
Chúng ta nên dành ra mỗi ngày từ 30 đến 45 phút để đọc báo và xem tin tức. Một người làm
việc giỏi không chỉ thành thạo về chuyên môn mà còn phải nhanh nhạy với những vấn đề của xã
hội. Bởi trái đất luôn quay, thế giới luôn vận động. Nếu ta không bắt kịp những thông tin, xu
hướng bên ngoài thì rất dễ bị người khác bỏlại phía sau.
* Về kỹ năng:
1. Làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc
đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn
thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa
quan trọng trong tổchức cũng như trong cuộc sống.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo
nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập
trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng
hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm
việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẫn với nhau gay
gắt do họ rất coi trọng cá nhân...
Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm các kỹnăng nhỏ:
- Xây dựng vai trò chính trong nhóm
- Kỹ năng quản lýhội họp.
- Phát triển quá trình làm việc nhóm
- Sáng tạo và kích thích tiềm năng

2. Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ ràng và đưa ra giải pháp thực thi để
cải tiến cho một vấn đề. Nói dễ hiểu hơn Giải quyết vấn đề: trả lời những câu hỏi như: "Ta sẽ
vượt trở ngại như thế nào?" hay "Tôi sẽ đạt làm như thế nào để mục đích của mình trong những
điều kiện này?". Cốt lõi của vấn đề là tìm cách đạt được mục đích khi gặp trở ngại hoặc khi ta

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
chỉ có những điều kiện rất hạn chế để thực hiện mục đích. Kỹ năng này thường bao gồm một số
nhân tố chính:
- Xác định vấn đề
- Phân loại vấn đề
- Mô hình hóa vấn đề
- Sử dụng các công cụ giải quyết vấn đề
- Qui trình giải quyết vấn đề
3. Kỹ năng giao tiếp
Mục đích của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là quá trình liên quan đến
cảngười gửi và người nhận thông điệp. Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một
cách thành công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ýtưởng của mình một cách hiệu quả.
Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó
của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con đường đạt tới mục
tiêu của bạn - cả trong đời tư và trong sự nghiệp. Kỹ năng giao tiếp cực kì quan trọng và nó là
nhân tố thể hiện rõ nhất sự năng động của một sinh viên. Việc tham gia các câu lạc bộ Thanh
niên, hoạt động Đoàn thanh niên là điều kiện nâng cao kỹ năng này.
Thông thường trong trường Đại học sinh viên thường ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua các
hoạt động sau:
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
- Kỹ năng truyền đạt thông tin

- Kỹ năng lắng nghe và thu thập thông tin
4. Quản lý nghề nghiệp
Trong một khảo sát mới nhất tại trường Đại học Bách khoa, gần như có tới hơn 60% sinh
viên tự nhận mình chưa định hướng nghề nghiệp đúng đắn cũng như cũng như là không biết kế
hoạch nghề nghiệp cho 5 năm, 10 năm.
Thuật ngữ quản lý nghề nghiệp nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực
như: đánh giá nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp... Vì vậy có thể thấy
rằng việc định hướng nghề nghiệp là một quá trình liên tục và kéo dài cho đến những năm cuối
cùng của cuộc đời mỗi con người.
Trong giai đoạn Đại học sinh viên hiện nay sau khi đã lựa chọn ngành nghề ở trường đại học,
sinh viên năm nhất cần được tiếp tục hướng dẫn những kỹ năng cần thiết như làm thế nào có thể
hòa nhập môi trường đại học, làm thế nào đểcó một phương pháp học đại học hiệu quả. Sinh viên
năm cuối cần được đào tạo kỹ năng để tìm một công việc tốt, kiến thức xây dựng một kế hoạch
nghề nghiệp cho năm năm, mười năm... Như vậy có thể thấy sinh viên cần được hướng dẫn
hướng nghiệp một cách liên tục trong giai đoạn đại học.
5. Tư duy phản biện
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông
tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính
chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công
tâm.

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học
nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần
là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận
phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.
b. Về mục tiêu giáo dục theo quan điểm của UNESCO

Theo UNESCO (1996) các mục tiêu trụ cột của việc học trong thời đại ngày nay là "học để
biết, học để làm, học để chung sống với nhau và học để tồn tại"
1. Học để biết (learning to know)
Học trước tiên để hiểu biết (learn to know) và là mục tiêu truyền thống của việc học. Khi
người học khao khát muốn biết thì sẽ say sưa học tập để tìm kiếm kiến thức. Chính vì thế mà các
nền giáo dục tiên tiến như giáo dục Mỹ đang dày công giúp cho học sinh, sinh viên có "khuynh
hướng muốn biết". Giáo dục Thái Lan đặt cũng ra mục tiêu “giúp cho học sinh khao khát tìm
kiếm tri thức mới, khám phá bản thân và cuộc sống”. Tuy nhiên, kiến thức nhân loại, dù trong
một lĩnh vực chuyên môn hẹp, không ngừng được cập nhật và trong xã hội đầy biến động làm
sao một con người có thể hiểu biết hết tất cả những gì xung quanh và sử dụng lượng kiến thức
học được ở trường đại học trong một số năm để tác động vào thực tiễn? Cách duy nhất là học để
không ngừng cập nhật kiến thức trong suốt cuộc đời (life-long learning). Do vậy, cái biết quan
trọng nhất của người học là để biết cách học (knowing how to learn), đặc biệt là cách tự học. Nói
cách khác, dạy học không chỉ lấy việc thuyết giảng nhằm trang bị kiến thức cho học viên làm
nhiệm vụ cơ bản mà phải tạo cơ hội cho người học chủ động tích cực trong việc tìm kiếm kiến
thức theo những cách thức nhất định (phương pháp học) và vận dụng những kiến thức đã học
được để tiếp tục học. Rõ ràng sinh viên làm các bài tập toán với mục đích cụ thể là tìm ra đáp số
cho bài toán, nhưng có lẽ không ai nhớ được và cũng không cần nhớ để làm gì những đáp số đó.
Mục tiêu của việc làm bài tập đó là để biết được cách giải toán, để hiểu và vận dụng những
nguyên lý toán học cho việc tiếp tục học được các môn học sau. Học để biết quan trọng nữa là
biết sử dụng các phương tiện để giúp học tập có hiệu quả cao. Trong số các phương tiện cần học
nhất trong thời đại toàn cầu hoá và bùng nổ thông tin hiện này thì phải là ngoại ngữ (mà quang
trọng nhất là tiếng Anh) và tin học. Khi sinh viên chủ động sử dụng được ngoại ngữ và tin học
thì chắc chắn họú ngay mê học tập hơn vì họ tiếp cận được thông tin không hạn chếcủa nhân loại
một cách có hiệu quả hơn.
2. Học để làm (learning to do)
Khi người học xác định được việc học là để trang bị cho mình năng lực làm việc với một
nghề nghiệp đã được định hướng (theo chương trình đào tạo) thì người học sẽ học nhằm có được
những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Khi xác định được mục tiêu này thì người học
sẽ say sưa học tập, học không vì mục đich đối phó thi cửhay bằng cấp mà học vì mục đích làm

việc trong cả cuôc đời. Về khía cạch này thì học đại học cũng giống như học lái xe, mục đích của
việc học lái xe không phải là để lấy bằng lái (mặc dù đó là yêu cầu bắt buộc phải có) mà cơ bản
là để sau này biết lái xe mà không nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi học lái xe không ai lại

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
không tích cực học cả vì người học đều nhận thức rõ đó là học cho chính mình và học để làm (lái
xe) thực sự. Tuy nhiên, học ở đại học còn phải nhằm mục tiêu xa hơn nữa là học để biết sáng tạo
(learning to be creative). Học tập đối với sinh viên đôi khi chỉ vì sự thúc ép của gia đình, hoặc
chỉ đơn thuần là để lấy tấm bằng vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm mà thiếu hẳn sự say mê
vươn tới đỉnh cao tri thức và sáng tạo và vì thế mà thiếu đi sự đam mê. Khi có mục tiêu vươn tới
đỉnh cao tri thức và sáng tạo thì sinh viên mới say mê trong học tập. Chính vì thế giáo dục Nhật
Bản đặt ra mục tiêu "Đào tạo một lớp người mới đầy năng lực sáng tạo có khả năng khám phá và
thích ứng nhanh chóng với xã hội thông tin". Một khi người học không khát khao sáng tạo thì sẽ
không tự giác, nỗ lực và say sưa trong học tập. Một sinh viên ngành giống cây trồng chẳng hạn
chắc chắn sẽ say mê học tập nếu có khát khao và tin rằng rằng sau này mình sẽ tạo ra được
những giống cây trồng mới có giá trị cao cho thực tiễn sản xuất.
3. Học để chung sống (learning to live together)
Vì thế giới ngày càng xích lại gần nhau, mỗi cá nhân là một mắt xích trong xã hội và phụ
thuộc lẫn nhau cho nên bản thân mỗi cá nhân không chỉ học cho riêng mình mà còn học cho cả
cộng đồng, học lẫn nhau, để làm việc với nhau và để chung sống với nhau. Khái niệm học để
chung sống nhấn mạnh vào việc phát triển sự hiểu biết, quan tâm và tôn trọng người khác, kể cả
niềm tin, giá trị và văn hoá riêng của họ. Điều này được coi là sẽ tạo cơ sở cho việc tránh được
xung đột, giải quyết một vấn đề không bằng bạo lực và chung sống hoà bình với nhau. Hơn thế
nữa, điều này cũng có nghĩa là thừa nhận sự khác biệt của nhau và sự đa dạng như là cơ hội, là
nguồn lực có giá trị để khai thác vì mục tiêu chung, chứ không phải là mối đe do ạ. Chính vì vậy
nhiều nước đang tìm những cách khác nhau nhằm khuyến khích việc học để chung sống. Khi
người học xác định được mục tiêu này thì ngoài việc học để lấy kiến thức và kỹ năng để làm việc

thì họ sẽ thấy cần phải và hứng thú học với nhau, học cách học cùng nhau để phát triển khả năng
chung sống và làm việc cùng nhau sau này. Đó là một động cơ để sinh viên nhiết tình học tập.
4. Học để tồn tại (learning to be)
Xã hội luôn luôn biến đổi, kiến thức nhân loại luôn luôn bùng nổ, trong xã hội hiện đại ai
muốn tự khảng định mình, muốn tồn tại được bình đẳng với mọi người thì không thể không học
tập. Học tập không ngừng trong suốt cuộc đời là con đường mà mỗi người phải xây cho mình tồn
tại được trong xã hội học tập ngày nay mà đất nước nào cũng đang xây dựng. Đây cũng chính là
điều mà mỗi sinh viên phải ý thức được để lấy việc học làm động cơ tự thân cho chính mình, từ
đó mới say mê học, học cho chính sự tồn tại của bản thân mình.
Câu 4: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng học và tự học.
1. Kỹ năng học:
Học là quá trình tích luỹ kiến thức của con người trong nhà trường và ngoài xã hội. Học là
thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức: Học ở trên lớp,
học ở trường, học thầy, học bạn…
Để cho việc học có hiệu quả, sinh viên cần trang bị những kỹnăng sau:
1.1. Xác định mục tiêu học tập, duy trì nó và luôn đam mê với việc học

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Xác định mục tiêu chung cho cả quá trình học. Sau đó, lại chia nhỏ mục tiêu ấy thành những
mục tiêu cho từng giai đoạn học tập. Rồi tiếp tục chia thành các mục tiêu cho từng môn học. Sau
khi xác định mục tiêu, phải gắng duy trì mục tiêu, không được từ bỏvà phải cố gắng hết mình.
1.2. Chọn thời điểm và không gian yên tĩnh
Một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào như vậy sẽ giúp người học dễ dàng tập trung hơn. Nên
bố trí nơi học ở những khu vực tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên tốt và luồng không khí được lưu
thông đều.
1.3. Học một cách tích cực
Học tích cực là tự học và học nội dung cốt lõi là chính. Cụthể, nếu như giờ lý thuyết chủ yếu

là nghe, viết và suy ngẫm thì giờ thảo luận phải là nói nhiều và tranh luận. Ưu tiên đặt câu hỏi
hơn là trả lời. Tránh đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp và mất nhiều thời gian.
Không nôn nóng hiểu sâu, mà chỉ cần hiểu những vấn đề cơ bản trước.
Tự đọc tài liệu để hiểu sâu nội dung của từng chương và cả học phần cũng rất quan trọng. Tự
triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, chuẩn bị những câu hỏi, thắc mắc
cần thiết để lên lớp trao đổi với thầy cô và bạn bè.
1.4. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết
Suy nghĩ, hoạch định kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học. Xác định rõ những kĩ
năng, những kiến thức cần bổ sung, cần có về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học liên quan đến
chuyên ngành đang học, từ đó dự tính sẽ rèn luyện tất cả những kỹ năng ấy vào học tập.
1.5. Học nhóm
Học nhóm sẽ giúp các thành viên cùng nhau đào sâu kiến thức, nghiên cứu và hỗ trợ nhau
trong học tập. Tăng cường trao đổi bài theo nhóm. Người biết thì giảng cho người chưa biết sẽ
càng giỏi hơn, người chưa biết hỏi người biết sẽ hiểu được vấn đề. Nhóm học tập còn giúp nhau
ôn bài trước khi thi. Học cùng nhau thường sẽ tăng sự hứng thú khi lên lớp.
1.6. Tham gia các câu lạc bộ, ngoại khóa, diễn đàn v.v.
Để trau đồi thêm vốn kiến thức của mình, người học cũng nên tham gia vào các khoá học,
câu lạc bộ ngoại khóa. Ngoài ra, cũng nên tham gia các diễn đàn, trả lời một số câu hỏi của các
thành viên trong diễn đàn, để từ đó trau dồi thêm khả năng áp dụng thực tiễn.
1.7. Duy trì một thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp lý
- Ăn uống đầy đủ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cơthể.
- Nghỉ ngơi, ngủ điều độ (không quá nhiều và cũng không quá ít).
- Giải trí lành mạnh để giảm căng thẳng sau những giờ học dài.
2. Kỹ năng tự học
Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, nghiên
cứu để lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình.
Để cho việc tự học có hiệu quả, sinh viên cần trang bị những kỹ năng sau:
2.1. Tự đọc tài liệu, nội dung bài giảng trước khi lên lớp
Trong quá trình học, trước khi đến lớp, sinh viên nên đọc trước nội dung bài học ngày hôm
đó, để nắm một số khái niệm cơ bản. Những chỗ không hiểu nên đánh dấu lại để khi đến lớp lắng

nghe bài giảng của thầy cô giáo, so sánh để biết chỗ nào hiểu đúng hiểu sai và làm rõ những điều

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
mình chưa hiểu, đồng thời chỉ ghi lại những điều mà thầy cô giáo giảng thêm, những ví dụkinh
nghiệm thực tế, những điều mình tựrút ra trong quá trình học.
2.2. Liên hệ với thầy cô giáo khi gặp khó khắn trong quá trình học tập
Trong quá trình học tập, có những vấn đềgì không hiểu, và gặp khó khăn trong việc tìm tài
liệu, sinh viên nên tìm gặp thầy cô để được giải đáp, và được hướng dẫn cách tìm tài liệu cũng
như được thầy cô chia sẻthêm các tài liệu cần thiết. Nhưvậy việc học sẽ đảm bảo hiệu quảcao
hơn.
2.3. Tựlập cho mình một thời gian biểu hợp lý
Tựtập thói quen ước lượng khối lượng công việc mà mỗi ngày phải làm. Và phải luôn tâm
niệm hoàn thành một cách hoàn chỉnh, không đểcông việc của hôm nay bịdồn qua ngày mai.
Đời với các môn học lýthuyết, sinh viên nên lập đềcương chi tiết cho riêng mình. Sau khi lập
xong, chia đều sốcâu trong đềcương cho mỗi ngày đểhọc, không đểdồn tới ngày thi mới học vì
dễcảm thấy chán và học một cách qua loa thì sẽrất mau quên.
Đối với những môn cần phải làm bài tập nhiều, sinh viên nên chú ý đến những bài tập mà
giáo viên tập trung giải và giải nhiều trên lớp. Điều này sẽgiúp phát hiện ra nhiều lỗi sai của bản
thân, nhiều vấn đềkhông hiểu và nâng cao kĩnăng thực hành.
2.4. Học qua hình ảnh, tưởng tượng
Tìm cách liên hệnhững vấn đềchính nhưcác nguyên lý, khái niệm, định đề, đặc trưng, đặc
điểm v.v. với những hình ảnh, sựkiện quen thuộc, dễnhớ, xâu chuỗi các kiến thức ấy thành một
mạch liên tưởng trong não.
2.5. Tựhọc qua phương pháp ghi nhớhiệu quảnhưsơ đồ Mind map
- Ghi thành dàn bài
- Nhẩm trong óc
- Ghi ra giấy

Khi ghi, chỉnên tóm tắt phần quan trọng, tránh ghi rườm rà, dưthừa, vừa mất thời gian vô ích
mà lại phí sức.
Cốgắng tập trung nhớnhững kiến thức cơbản. Khối kiến thức này thường tập trung ởmột
sốmảng, ví dụ: khái niệm, giảthuyết, quy luật, lýluận...
Học đến đâu hiểu rõ bản chất vấn đề đến đó. Từ đó, nâng cao lên, luyện tập đểhình thành
kỹnăng giải quyết vấn đề.
2.6. Tăng cường thực hành
Học phải đi đôi với hành. Quá trình học sẽkhông đạt hiệu quảcao nếu kýthuyết tách rời với
thực hành. Vì vậy sinh viên cần sửdụng các giác quan và cốgắng học bằng các hành động.
2.7. Tựôn tập và kiểm tra
Sau khi học xong những kiến thức, kĩnăng, kĩxảo cần thiết, cốgắng luyện tập nhiều đểkhông
bịquên (nhất là học tiếng Anh) và thường kiểm tra các kiến thức, kĩnăng thực hành khoảng 1 tuần
1 lần.
Câu 5: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng nghe giảng và ghi bài.
- Nghe giảng:
+ Giữgìn sức khỏe tốt, đi ngủsớm
+ Chuẩn bịdụng cụhọc tập

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
+ Đọc lướt nội dung bài mới trước ởnhà
+ Chuẩn bịsẵn những câu hỏi không hiểu, đánh dấu
+ Nghiêm túc, tập trung trong giờhọc
+ Nhìn người nói
+ Kiểm soát bản thân không làm việc riêng
+ Đánh dấu những câu chưa hiểu đểhỏi GV
- Ghi chép:
+ Chuẩn bịdụng cụghi chép

+ Xem trước nội dung bài mới, viết câu hỏi, vấn đềko hiểu
+ Tập trung lắng nghe
+ Ghi chép tốc kí nội dung chính, từkhóa, sốtrang, tên sgk,…theo hệthống thứtựbài giảng có
khoa học bằng nhiều phương pháp trình bày khác nhau (liệt kê, sơ đồtưduy, lập bảng,…) và ghi
theo ýhiểu của bản thân
+ Viết ra những câu hỏi, vấn đềchưa hiểu đểcùng thảo luận
+ Vềnhà xem lại bài, tìm hiểu thêm và bổsung thêm kiến thức vào bài nếu cần
Câu 6: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng đọc tài liệu và ghi nhớ.
KỸ NĂNG ĐỌC TÀI LIỆU
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên,
việc đọc sách để tiêp nhận đầy đủ và chính xác thông điệp của người khác là việc xảy ra thường
xuyên, liên tục. Muốn nắm bắt nội dung thông tin, muốn hiểu được một cuốn sách, đặc biệt là
giáo trình một cách sâu sắc buộc người đọc phải có kĩ năng đọc cơ bản. Việc đọc giáo trình
trước khi nghe giảng là một khâu bắt buộc đầu tiên của người học trong quá trình tự học mà sinh
viên phải làm tốt. Sau đây là các kỹ năng để đọc tài liệu một cách hiệu quả:
Xác định xem tài liệu mình muốn tìm đọc để nhằm mục đích gì (học tập, nghiên cứu khoa
học…) để tìm nguồn đọc phù hợp.
Tạo sự tập trung cho chính mình bằng cách xem lướt qua bài đọc trước khi bạn thật sự ngồi đọc
từng chữ: xem tựa đề bài đọc, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm,
xem qua những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu đồ.
Tự hỏi và trả lời những câu hỏi còn thắc mắc trong giáo trình.
Qua tất cả các chương mục đã học hãy tìm ra vấn đề trung tâm của môn học và xác định mối
quan hệ nội tại giữa vấn đề trung tâm và các vấn đề còn lại. Từ đó vẽ ra được sơ đồ quan hệ giữa
chủ đề chung và chủ đề bộ phận và các tiểu ý.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ đọc sách như: bút ghi nhớ, sơ đồ tư duy…
Ghi chép 1 cách khoa học những gì đã đọc.

 Tào Tháo 



 Tào Tháo 
Phân bố thời gian phù hợp: Khoảng thời gian đọc tốt nhất giống như khoảng gian hoạt động tốt
nhất của não bộ, cứ 45 hoặc 60 phút bạn hãy dành thời gian cho mắt và não nghỉ ngơi, chỉ 5 phút
mát xa mắt, hay nghe một bài hát việc đọc của bạn sẽ tốt hơn.
Lựa chọn không gian phù hợp: Cũng giống với học bài, để tập trung đọc bạn cũng cần có một
không gian đọc phù hợp. Bạn hãy thử đọc sách trong nhiều không gian khác nhau, và khi thấy
phù hợp nhất thì hãy lựa chọn không gian đó.
Kỷ luật với bản thân: Hãy rèn luyện cho mình một thói quen đọc sách. Những điều khó khăn
nhưng nếu có lợi thì chúng ta nhất định phải làm.
* CÁC QUY TẮC KHI ĐỌC SÁCH
Quy tắc 1: Đọc và hiểu theo khối thuật toán tích hợp. Phải thường xuyên nhớ lại nội dung của
từng khối kiến thức. Trong quá trình đọc, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi tiêu chuẩn đề ra cho
mỗi khối của thuật toán thường là đầu khối hay cuối khối.
Quy tắc 2: Tập trung tư tưởng cao độ khi đọc sách. Tập trung chính là chất xúc tác của quá trình
đọc sách. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cực cao hơn để tư duy và
nắm bắt vấn đề nhanh hơn.
Quy tắc 3: Hiểu những điều mình đã đọc trong quá trình đọc sách. Khi đọc sách cần làm rõ các
từ khoá, các điểm tựa suy luận, tức là các điểm tựa để hiểu bài và nhận thức vấn đề nhanh nhất
có thể.
Quy tắc 4: Áp dụng các cách nhớ chủ yếu mà bạn biết trong khi đọc. Mục đích của việc đọc sách
để nhớ thông tin. Nhớ cái gì là tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và chỉ nên nhớ những gì
hiểu được chứ đừng nhớ những thứ linh tinh, vô bổ không cần thiết. Không cần nhớ từng câu,
từng chữ nhưng phải nhớ đại ý và thông điệp của tác giả cuốn sách.
Quy tắc 5: Đọc với tốc độ biến đổi theo mức độ. Biết đọc với các tốc độ khác nhau cũng rất quan
trọng cho việc đọc hiểu và chọn lọc xử lý thông tin. Có chỗ chỉ cần đọc lướt qua nhanh, song có
trang thì nên đọc chậm lại để hiểu được thực chất vấn đề là gì. Hãy biết chọn cách đọc cần thiết,
đúng lúc và đúng chỗ cho từng đoạn nội dung.
Quy tắc 6: Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc sách mỗi ngày.
GHI NHỚ
Ghi thành dàn bài: Phần nào cũng có những tiêu đề riêng. Nhưng trong mỗi phần đều có những

yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của
dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ. Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp
bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Nhẩm trong óc: Bạn hệ thống bài bằng cách “nhẩm trong óc” nhẩm từng phần một của dàn bài,
chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần
khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như
vậy cho đến hết toàn bài.
* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:
Có kỹ năng trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.
Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.
Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác.
Ghi ra giấy: Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những
công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên
bạn có thể mở ra xem.
MỘT SỐ THỦ THUẬT ĐỂ GHI NHỚ
Phục hồi lại kí ức: Những tấm "thẻ ghi chú" ghi lại thông tin, được dán ở nhiều góc sẽ khiến bạn
"lục tìm" ý tưởng đã từng xuất hiện trong đầu mình, từ đó khắc sâu hơn ý nghĩa vào não bộ.
Kết nối khái niệm mới với những gì đã có sẵn: Nếu bạn có thể liên tưởng những gì mình mới
học được với những kiến thức trước đây (trong thực tế đời sống), bạn sẽ thấy mình ghi nhớ được
bài học mới đó nhanh hơn và lâu hơn rất nhiều.
Hãy tách các vấn đề ra, đừng cố nhớ một đống lộn xộn: Hằng ngày chúng ta phải tiếp xúc với
rất nhiều việc, rất nhiều thứ cần nhớ, cần làm. Thay vì cố gắng nhớ một đống lộn xộn, hãy chia
tách chúng ra để bạn có thể nhớ chúng một cách khoa học và dễ dàng hơn.
Đa dạng hóa và lồng ghép các ví dụ cụ thể: Trong trường hợp cố hiểu về một chủ đề nào đó,
bạn hãy thử hình dung rồi lồng ghép ví dụ cụ thể với nhau. Từ đó rút ra kinh nghiệm chung cho

bản thân về vấn đề đang nghiên cứu.
Tự trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án: Bằng cách tự mình suy nghĩ cố gắng giải đáp các câu
hỏi mà không dựa vào đáp án có sẵn, chúng ta sẽ học và ghi nhớ được lời giải đó lâu hơn rất
nhiều lần.
Để dễ ghi nhớ, hãy dùng chữ viết tắt và hình ảnh: Cách liên tưởng đến các chữ cái đầu tiên
của một từ hay nghĩ đến hình ảnh liên quan đến từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ nó hơn.
Phương pháp này giúp bạn chuyển hóa thông tin thành dạng mà não bộ dễ dàng lưu trữ nhất, từ
đó cải thiện trí nhớ lâu dài của bạn. Ngoài những chữ cái viết tắt và hình ảnh, định dạng của một
bài thơ ngắn, câu nói có vần điệu, một âm thanh đơn giản nhịp nhàng hay cử động cơ thể cũng có
thể giúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn.

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Luôn sẵn sàng tiếp nhận cái mới: Nếu bạn thực sự muốn ghi nhớ và học hỏi điều gì
đó, bạn phải thực sự sẵn sàng chấp nhận những thứ mới mẻ.
"Biết" những gì mình không biết: Khi một ai đó nói cho bạn biết những điều mà bản thân
mình chưa nhận ra, hãy ghi nhớ nó một cách sâu sắc. Chúng ta cần phải học cách sử dụng những
yếu tố khách quan để xóa bỏ đi ảo tưởng của bản thân và điều chỉnh các quan điểm cá nhân theo
chiều hướng tốt hơn (thực tế hơn).
CÁC KỸ NĂNG GHI NHỚ
Học từ tổng quát đến cụ thể: Trước khi bắt đầu đọc, nên lướt qua để lấy ý chính. Nếu vẫn chưa
hiểu, hãy đọc lại một lần nữa. Từng chi tiết sẽ có thể sáng tỏ hơn.
Hiểu: Bạn phải biết rõ mình học để đạt được gì? Sau đó tìm kiếm mối liên hệ giữa cái bạn cần
và cái bạn đang học Nếu việc học có thể cung cấp cho bạn những thông tin mà bạn cần thì bạn sẽ
rất dễ dàng ghi nhớ nó. Ðó là một trong những lý do tại sao phải làm rõ những gì bạn mong
muốn.
Sắp xếp dữ liệu: Những dữ liệu bạn đã ghi nhớ được sắp xếp theo một trật tự mà bạn cho là hợp
lý. Khi có thêm dữ liệu mới, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ nếu bạn sắp xếp nó gần với những dữ liệu

tương tự hoặc có liên quan.
Học đi đôi với hành, học tập trung: Thực hành là một cách ghi nhớ rất tốt. Bạn có thể sử dụng
những phương pháp trực tiếp, đơn giản để chuyển những gì được học thành thực tiễn. Học lý
thuyết suông có thể dễ không đúng với thực tế lắm. Đặc biệt càng lên cao, môi trường học sẽ
càng bị động. Sinh viên chỉ ngồi lắng nghe, im lặng, và thờ ơ. Bạn không nên bị động như vậy!
Học như vậy sẽ tốn năng lượng. Chẳng thà bạn cứ ngồi vào bàn và đọc sách còn hiệu quả hơn.
Thư giãn: Ở trạng thái thư giãn, bạn sẽ hấp thụ thông tin mới rất nhanh chóng và nhớ nó một
cách chính xác và thoải mái. Thư giãn không có nghĩa là buồn ngủ, uể oải. Đó là trạng thái hoàn
toàn tỉnh táo, tự do, thoải mái.
Sử dụng hình ảnh: Vẽ những bức tranh ngộ nghĩnh, biểu đồ,…những hình ảnh này có thể minh
hoạ cho những thuật ngữ trừu tượng và rất dễ nhớ. Quan trọng là bạn phải sử dụng được trí
tưởng tượng của mình. Ngoài ra, việc tạo những hình ảnh chính là cơ hội để bạn có thể ghi nhớ
thông tin đó thêm một lần nữa.
Lặp lại: Khi bạn lặp lại một điều gì đó thật to, bạn đã nắm được khái niệm của nó theo 2 cách
khác nhau. Thứ nhất, bạn đã ghi nhận và diễn đạt được nó thông qua lưỡi và miệng. Thứ hai, bạn
đã lắng nghe nó thêm một lần nữa. Lặp lại là một kỹ thuật rất quan trọng khi ghi nhớ. Nó chỉ
được phát huy tốt nhất nếu bạn lặp lại theo chính ngôn ngữ của bạn.

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Viết: Kỹ thuật này rất rõ ràng. bạn có thể mở rộng bằng cách không chỉ viết một lần mà có thể
nhiều lần. Lựa chọn những từ ngữ cần phải nhớ và viết đi viết lại nhiều lần là một kỹ thuật ghi
nhớ hiệu quả. Khi viết, bạn sẽ có ý thức làm sao để viết mạch lạc, logic và hoàn chỉnh. Thông
qua các bộ phận của cơ thể như cách tay, bàn tay, ngón tay, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ những gì mình
đã viết.
Hạn chế ôm đồm nhiều việc cùng một lúc: Chỉ chú tâm làm một công việc vào một thời điểm,
bạn sẽ ghi nhớ nó lâu hơn.
Thái độ học tích cực: Nếu bạn muốn học nhanh chóng và ghi nhớ lâu, bạn phải tạo

được niềm hứng thú khi học.
Chọn lọc những gì cần phải ghi nhớ: Đối với những kiến thức cần thiết để ghi nhớ, bạn sẽ áp
dụng những kỹ thuật trên để lưu vào bộ nhớ. Không nên bắt bản thân mình phải nhớ hết mọi thứ!
Kết hợp những kỹ thuật ghi nhớ: Mỗi kỹ thuật có điểm hay riêng, bạn nên kết hợp chúng với
nhau.
Liên tưởng: Khi bạn bị bế tắc và không thể nhớ ra một vấn đề mà bạn biết chắc chắn, hãy nghĩ
đến vấn đề khác liên quan đến nó.
Lưu lại các cách ghi nhớ: Mỗi người có một cách nhớ riêng. Để phát triển khả năng ghi nhớ
của bản thân, bạn nên tập thói quen xác định kỹ thuật ghi nhớ nào mà bạn đã sử dụng. Nên kết
hợp thực tiễn với những gì bạn muốn ghi nhớ.
Hãy thường xuyên lục lại bộ nhớ: Kiến thức mà bạn đã ghi nhớ sẽ dễ dàng mất đi nếu bạn
không thường xuyên nhắc lại.
Và cố gắng nhớ lại, đừng bao giờ quên.
Câu 7: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng viết bài luận.
Đểviết 1 bài tiểu luận hoàn chỉnh, sinh viên cần phải tuân thủnhững bước sau:
Bước 1: Xác định đềtài
- Sinh viên phải tìm kiếm và lựa chọn đềtài nghiên cứu (có thểdo giảng viên đưa ra hoặc sinh
viên tựtìm). Đềtài được chọn phải nêu rõ được lýdo hoặc tính cấp thiết của đềtài.
- Sinh viên cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đềtài nhưgiới hạn vềnội dung, vềmức
độnghiên cứu, đối với một sốngành cũng phải giới hạn vềthời gian, không gian của sựkiện, điều
kiện thực hiện... Vì thời gian làm tiểu luận có hạn nên cần chọn những đềtài vừa sức và phải đưa
ra những giới hạn phù hợp, đừng nên chọn những đềtài quá khó, quá rộng
Bước 2: Tài liệu sửdụng

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Sau khi xác định được đềtài nghiên cứu của tiểu luận, sinh viên cần phải tiến hành tập hợp các
thông tin có liên quan đến đềtài. Thông tin có thểtập hợp từcác nguồn cơbản sau:

- Giảng viên cung cấp
- Sách
- Internet
Bước 3: Lập đềcương chi tiết
Đềcương là cái khung của tiểu luận. Đềcương là các nét chính vềphương cách giải quyết vấn
đềnghiên cứu được nêu ra. Ởbước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽgồm bao nhiêu
phần, chương, mục; cách bốtrí ra sao, nội dung chủyếu của mỗi mục là gì.
Nói chung nội dung chính của bài tiểu luận gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu:Phải nêu lên được tính cấp thiết của việc nghiên cứu đềtài, ýnghĩa khoa học và thực
tiễn, mục đích nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu…
Phần nội dung chính:phần này có thểchia làm 2 hoặc 3 chương. Chương một của tiểu luận phải
đềcập và giải quyết những vấn đềlýluận cơbản của đềtài được nghiên cứu. Chương hai của tiểu
luận phải đềcập đến những khía cạnh thực tiễn của đềtài một cách cụthể, chi tiết… Nói chung,
phần nội dung chính phải thểhiện nhất quán mạch tưduy từkhái quát đến cụthể.
Các chương và đềmục nhỏphải thểhiện đươc tưtưởng chủ đạo của người viết - tức là thểhiện
đươc trục chính của tưduy khoa học.
- Phần kết luận:(Yêu cầu ngắn gọn). Phải khẳng định lại những kết quảnghiên cứu, tìm hiểu đềtài
và tóm tắt những đềxuất
- Phần cuối tiểu luận:phải có danh mục tài liệu đã được tham khảo (có trích dẫn) trong khi viết
tiểu luận. Danh mục tài liệu tham khảo phải được trình bày theo một hình thức thống nhất (sẽ
được nói đến ởphần tiếp theo).
Bước 4: Giải quyết nội dung nghiên cứu
Tiểu luận phải thểhiện được là kết quảcủa hoạt động nghiên cứu nghiêm túc, nội dung tiểu luận
phải giải quyết tốt các nhiệm vụvềmặt lýluận cũng nhưthực tiễn mà đềtài nghiên cứu đã đặt ra.
- Vềmặt lýluận: Tiểu luận phải chứa đựng những nhận định, những kết luận, những kiến giải có
giá trị, cung cấp kiến thức có tính hệthống, đào sâu kiến thức chuyên ngành dựa trên những
cơsởvà lập luận có tính khoa học. Người viết phải thểhiện được mạch tưduy lô-gíc nhất quán
vềcác vấn đềmà đềtài nghiên cứu đã đặt ra. Mỗi khái niệm, thuật ngữhay chế định pháp luật phải
được trình bày theo trình tựnhất quán từkhái quát đến cụthể.


 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
- Vềthực tiễn: Tiểu luận phải có những đóng góp nhất định, có giá trị đối với thực tiễn áp dụng
pháp luật. (Xác định những vướng mắc, bất cập và đềxuất hướng giải quyết có cơsởkhoa học).
Bước 5: Hoàn thiện bài tiểu luận
Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận. Chính
trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽphát huy tác dụng rất tốt. Với máy tính,
ta có thểthêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết sức tựdo, có thểchọn các hình ảnh,
biểu bảng, sơ đồ, công thức... rất tiện lợi.
Trong bước này, cần phải:
+ Điều chỉnh nội dung và bốcục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quảnghiên cứu, đồng
thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng. Lược bỏnhững phần,
những ýchưa thật chắc chắn hoặc quá lan man.
+ Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ýtứsao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác,
dễhiểu và trong sáng.
+ Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh... Nhập danh mục tài liệu tham khảo.
+ Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận nhưcác tiêu đề, chú thích, tham chiếu...
Tạo các phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như: trang bìa, mục lục.
• Vềhình thức trình bày
Tiểu luận phải được đánh máy vi tính trên khổgiấy A4 với sốlượng trang không dưới 40 và
không quá 70. Hình thức trang bìa và trang áp bìa phải được trình bày trên một trang giấy A4,
thống nhất theo mẫu sau:
Lề:Trên: 3,5 cm (số trang)
Dưới: 3,0 cm
Phải: 2,0 cm
Trái: 3,5cm
Tiểu luận tốt nghiệp phải đóng thành sách bìa cứng. Trang bìa ngoài in chữnhũ. Cỡchữtrong tiểu
luận thống nhất là 13; Font chữTimes New Roman theo dãn dòng đặt chế độtựđộng1,5 line.

Lềtrên 3,5cm, lềdưới 3,0cm hoặc ngược lại tùy vịtrí đánh sốtrang, lềtrái 3,5cm, lềphải 2,0cm.
- Cách ghi đềmục trong tiểu luận phải thống nhất như sau:
+ Các chương có thểdùng kýhiệu La mã I, II; đềmục phải được kýhiệu bằng chữsố Ảrập (không
dùng chữsốLa mã).
+ Các mục và tiểu mục được đánh bằng kýhiệu nhóm 2 hoặc 3 chữsố(tối đa là 4 chữsố). Ví dụ:

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Chương 1:
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
Câu 8: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng ôn tập và làm bài thi.
Kỹnăng thi và ôn thi
Với mỗi môn học, việc kiểm tra hay thi kết thúc môn học nhằm đánh giá kết quảhọc của sinh
viên cũng như đánh giá giảng viên là điều không thểthiếu. Song có rất nhiều môn học kết quảthi
không được đúng nhưlực học của sinh viên. Vì vậy, không chỉcác kỹnăng học trên lớp, học ởnhà
thì kỹnăng ôn thi và thi cũng rất cần thiết với mỗi sinh viên.
Kỹnăng thi và ôn thi được chia làm 2 phần, đó là kỹnăng ôn thì, tức là kỹnăng chuẩn bịtrước và
kỹnăng thi - kỹnăng vận dụng kiến thức đã học.
* Vềkỹnăng ôn thi:
- Phạm vi của mỗi môn học đều có và rộng hay hẹp là do đặc thù mỗi môn học. Sinh viên xác
định phạm vi ôn thi của môn học dựa vào đềcương môn học và giớhạn ôn tập (nếu có) đểôn thi
và đạt kết quảtốt nhất.
- Vềtài liệu học: Với bài giảng của giảng viên đã có đầy đủlượng kiến thức cho môn học. Vì vậy

sinh viên trong quá trình học có nghe giảng, chép bài thì sẽcó 1 lượng kiến thức khá đầy đủ. Bên
cạnh đó, đểtránh sựrập khuôn và đểmởrộng kiến thức, mỗi sinh viên có thểtham khảo những tài
liệu ngoài bài giảng của giảng viên nhưtài liệu trên Internet, Tài liệu tham khảo mà giảng viên đã
cho học sinh tìm đọc và nên tham khảo đềthi của những khóa trước. Qua những tài liệu bên
ngoài, sinh viên có kiến thức rộng hơn, tựtin hơn với môn học.
- Việc ôn thi cũng phụthuộc vào mỗi hình thức thi.
+ Tựluận: thường gồm đề đóng hoặc mở
+ Trắc nghiệm: cần nắm ýchính và học những kỹnăng làm trắc nghiệm
+ Vấn đáp: soạn trước theo chủ đềhoặc câu hỏi cho trước và tập luyện trảlời trước

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
+ Thực hành: Đểthực hành tốt mỗi sinh viên nắm vững kiến thức vềlýthuyết và tập luyênn thực
hành trước. Với những môn đặc thù không thểthực hành trước thì sinh viên nên chú ýmỗi lần
giảng viên cho thực hành trước hoặc lần giảng viên làm thực hành trước lớp
+ Thuyết trình: Với hình thức thuyết trình, sựchuẩn bịvới mỗi slide, tập thuyết trình trước
đểkhông bịrun và không quá thời gian. Ngoài ra, không thểtránh những câu hỏi liên quan đến bài
thuyết trình nên sinh viên hoặc nhóm sinh viên cần chuẩn bịcâu hỏi và câu trảlời trước
- Đểôn thi đạt kết quảtốt, lên kếhoạch ôn thi là điều tuy nhỏnhưng mang lại kết quảrất tích cực.
Xác định thời gian ôn tập từng phần, sau đó lên thời gian ôn tập tổng hợp cho phù hợp với thời
gian ôn thi của cảkỳhọc.
- Ngoài ra, vấn đềsức khỏe cũng rất cần thiết trong thời gian ôn thi cũng nhưthời gian thi.
Đểchuẩn bịtâm lýtốt, ngoài thời gian ôn tập, sinh viên cũng cần chú ývềchế độ ăn uống,
nghỉngơi. Chuẩn bịtâm lýtốt trước khi thi vì có nhiều sinh viên vào phòng thi rất run và chuẩn
bịtâm lýtrước là điều rất cần thiết.
* Kỹnăng thi:
- Trước khi thi, đểkhông bịthụ động, sinh viên nên đến trước giờthi, làm thủtục vào phòng thi.
Tham khảo trước kết quảthi những lần trước và chuẩn bịtâm lýthoải mái, tựtin. Tránh rơi vào tình

trạng hồi hộp, quên bài và kết quảthi không được nhưmong đợi.
- Khi làm bài:
+ Khi nhận đề, sinh viên nhận dạng đề, là loại đềgì, câu hỏi nhưthếnào nhằm xác định câu trảlời
nhưthếnào.
+ Để ưu tiên thời gian và đảm bảo kết quảchắc chắn. Sinh viên nên làm câu dễ, câu học thuộc
chắc chắn hơn, sau đó sẽlàm câu khó hoặc câu không nắm rõ.
+ Với mỗi câu, sinh viên lập dàn ýnhững ýchính cần trảlời.
+ Sau đó, dựa vào dàn ýtrình bày bài một cách logic, hợp lývà đầy đủnhất.
+ Cuối cùng, sinh viên làm chủthời gian, chia thời gian làm bài hợp lý, không bịthiếu cũng
không dưthời gian.
- Nộp bài kiểm tra, trước khi hết giờ, sinh viên kiểm tra lại bài, kiểm tra lại các thông tin cá nhân
ghi trên bài thi đểkhông xảy ra trường hợp không mong muốn. Cuối cùng, nộp bài đúng thời gian
cũng sẽgiúp cho sinh viên có tâm lýthoải mái hơn nộp sớm hay quá muộnKỹnăng thi và ôn thi
không chỉgiúp sinh viên có kết quảthi tốt mà còn giúp sinh viên tổng hợp lại kiến thức của môn
học một cách logic và mởrộng hơn

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
Câu 9: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng học ngoại ngữ.
1. Xác định mục đích và yêu cầu của việc học ngoại ngữ(NN)
- Bạn cần xác định rõ việc học là cho chính bản thân, không ai ép buộc, vì thếluôn giữtâm
thếthoải mái khi học.
- Lựa chọn NN phù hợp với công việc mà bạn đang hướng đến, tránh học theo trào lưu vì sẽmau
chán nản khi gặp phải một NN khó hay xuất hiện một trào lưu khác.
- Nên học ởtrình độphù hợp với khảnăng. Đa phần các trung tâm NN đều có tổchức các buổi thi
nhằm phân cấp trình độ, các bạn nên tham gia thi thử đểbiết được khảnăng của mình và có
kếhoạch học tập phù hợp.
2. Lập kếhoạch

- Đềra thời gian hoàn thành
- Kinh phí dựtính
- Lựa chọn kỹnăng cần thiết (nghe, nói, đọc, viết)
- Lựa chọn phương pháp học:
+ Tựhọc:
• Ưu điểm: rẻtiền, chủ động được thời gian, thu thập được nhiều nguồn tài liệu phong phú qua
Internet, sách , phim ảnh, âm nhạc, vv..
• Nhược điểm: mau chán, khó tiếp thu nếu là NN không thuộc bảng chữcái La-tinh, tài liệu
phong phú và đa dạng nên không biết chọn lọc cái nào là phù hợp,vv...
+ Học tại trung tâm ngoại ngữ:
• Ưu điểm: cơhội tiếp cận với phương pháp học hiện đại, giáo viên nhiều kinh nghiệm, môi
trường giao tiếp thuận lợi đềrèn luyện kĩnăng,... Được cấp chứng chỉsau khi kết thúc khóa học và
có giá trịtrên thếgiới. VD: chứng chỉTOEFL, IELTS, TOEIC đối với tiếng Anh; DELF, DALF,
TCF đối với tiếng Pháp hay các cấp độtừN1 đến N5 đối với tiếng Nhật,vv...
• Nhược điểm: tốn kém, nhiều khi không sắp xếp được thời gian. +Hình thức khác:
• Tham gia CLB, đội nhóm chuyên kỹnăng NN đểrèn luyện, trau dồi vốn từvà khảnăng giao tiếp;
khắc phục sựyếu kém của bản thân ởbất kỳkỹnăng nào.
• Nếu có điều kiện đi du lịch thì nên luyện tập kỹnăng giao tiếp với người bản xứ.
3. Thực hiện kếhoạch
- Đảm bảo thực hiện đúng kếhoạch đặt ra vềthời gian và kết quả đạt được

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
- Tựtặng bản thân một phần thưởng nếu nhưhoàn thành kếhoạch
4. Đánh giá
- Đánh giá kết quảsau khi thực hiện một cách khách quan, trung thực
- Nhìn nhận đúng khảnăng của bản thân, còn thiếu sót điểm nào và đềra biện pháp khắc phục.
5. Chia sẻbí quyết học ngoại ngữcủa chuyên gia Matthew:

5.1.Có nguyện vọng học hành chỉnh chu:
Với nhiều người thì động lực học tập là điều đương nhiên phải nghĩtới khi muốn theo đuổi một
NN, nhưng không phải ai cũng tìm được cho mình cảm hứng và mục tiêu phấn đấu ngay từ đầu.
Nếu bạn không biết tại sao mình lại muốn học tiếng Pháp, bạn sẽchẳng đủkiên nhẫn đểtheo học
nó trong một thời gian dài, khi mà xung quanh bạn toàn những người chọn tiếng Anh. Và đã
chọn tiếng Pháp thì hãy tìm đến cơhội trò chuyện với người Pháp, thay vì thực hành nó với
những người Anh biết nói ngôn ngữnày. Việc trò chuyện với người bản xứsẽkhiến bạn thêm thích
thú, tò mò với ngôn ngữmình lựa chọn.
5.2.‘Bơi’ trong ngôn ngữ đó
Vậy một khi bạn đã xác định được động lực học hành của mình rồi thì làm thếnào đểhọc một
cách hiệu quả? Matthew khuyên bạn nên chọn cách “360”, tức là đắm mình trong việc thực hành
ngôn ngữ đó mỗi ngày. Ngay từ đầu, anh chàng đã tạo cho mình thói quen suy nghĩ, viết lách,
nghe đài, đọc báo và thậm chí là tựnói chuyện với chính mình bằng thứtiếng đó. Anh chia sẻ,
chìa khóa thành công chính là có thểsuy nghĩ được theo cách của người bản xứ.
5.3.Tìm cho mình bạn đồng hành
Matthew đã học ngoại ngữcùng anh trai sinh đôi của mình và họchính thức học chung với nhau
tiếng Hy Lạp khi cà hai vừa mới tròn 8 tuổi. Hai anh em Michael và Matthew có thểhọc ngoại
ngữtốt một phần cũng vì.... ganh tỵvới nhau. Một khi một trong hai người nhỉnh hơn người còn
lại ởmột thứtiếng nào đó, người kia sẽcốgắng vượt qua người anh em của mình. Nếu không có
anh em, bạn cũng có thểtìm đến một người bạn, một đồng nghiệp, tóm lại là bất kỳai có thểcùng
bạn học tốt môn ngoại ngữmà bạn đang đểmắt tới.
5.4.Hữu ích hóa khảnăng ngoại ngữ
Biết nói một thứtiếng là mục tiêu hàng đầu, hẳn rồi, nhưng nói trong hoàn cảnh cụthểnào và nói
vềvấn đềgì? Đừng ngồi chờthời cơgặp được người bản xứmà hãy tạo cho chính mình cơhội ấy,
bằng việc đi ăn ởnhà hàng nước ngoài, trởthành thành viên của các hội hướng dẫn viên tình
nguyện thành phố.... Bạn sẽthích học một thứtiếng hơn khi bạn hiểu được sựhữu dụng của nó
trong cuộc sống. Đừng chỉhọc ngữpháp, những nội dung hàn lâm thiếu tinh tế.
5.5.Học một cách thoải mái

 Tào Tháo 



 Tào Tháo 
Hai anh em đa ngôn ngữnày đã thực hành tiếng Hy Lạp bằng cách viết lời bài hát bằng thứtiếng
ấy. Nếu bạn mê nhạc kịch, tại sao không thửsoạn kịch bằng tiếng Tây Ban Nha. Là dân học vẽ
đang luyện tiếng Nhật, tại sao không thiết kếtruyện tranh bằng ngôn ngữnày. Hay đơn giản bạn
cũng có thểrủbạn bè cùng nhóm luyện ngoại ngữra caffe tán gẫu. Khi kết nối việc học với một
hoạt động yêu thích, áp lực học hành sẽgiảm đi đáng kể.
5.6.Hành xửnhưmột đứa trẻ
Các nghiên cứu gần đây đã chỉra rằng cách học ngoại ngữnhanh và hiệu quảnhất đó là học với
tâm thếcủa trẻcon: học một cách không có gì là quá nghiêm túc, vừa chơi vừa học và chẳng
sợphạm lỗi. Trẻcon xem việc mắc lỗi là bình thường, chỉcó người trưởng thành mới xem đấy là
chuyện lớn. Khi học một ngoại ngữmới, hãy chấp nhận thực tếrằng còn rất nhiều cái mà bạn
không biết và còn lâu lắm mới thành công được.
5.7.Lắng nghe
Bạn phải nhìn ngắm trước khi bắt tay vào vẽmột vật gì đó. Bất kỳngôn ngữnào khi mới nghe lần
đầu cũng sẽkhiến bạn cảm thấy lạlẫm, nhưng dần sẽquen thuộc.Matthew kểrằng, anh có thểphát
âm tất cảnhững âm tiết mà họnghe thấy. Bản thân anh cũng đã gặp khó khăn với âm “R” (uốn
lưỡi) trong tiếng Tây Ban Nha khi phát âm những từnhư“perro” và “reunión”, vì âm này không
có trong tiếng Anh, ngôn ngữbản địa của anh chàng. Khi đó, cách tốt nhất là bạn phải lắng nghe
người khác nói để“bắt chước” lại y hệt.
5.8.Nhìn người khác nói
Việc phát âm có tốt hay không phụthuộc rất nhiều vào cảhai yếu tốtinh thần lẫn khẩu hình miệng.
Thếnên, cách hay nhất theo Matthew, đểnói đúng nhưngười bản địa đó là chú ýnhìn người ta
để.... bắt chước theo từng cách uốn lưỡi, cách lấy hơi...Nếu ít có cơhội gặp gỡngười bản xứ, bạn
có thểxem phim, xem truyền hình vì sau cùng thì cách này cũng sẽgiúp bạn đạt được nguyện
vọng nhìn người khác nói. Hay việc xem một gameshow bằng tiếng Anh vừa xảstress vừa trau
dồi được khảnăng nghe.
5.9.Tựnói chuyện
Nếu không có người nghe, tại sao bạn không tựnói với chính mình? Việc này nghe có vẻkỳquặc,

nhưng cách này cũng sẽgiúp bạn thực hành khảnăng nói của mình mà không cần người đối thoại.
Nó còn là cách giúp bạn lưu trữ được từvựng trong đầu cũng nhưgiúp bạn tựtin hơn trong những
cuộc nói chuyện thực tế.
Câu 10: Anh/Chị hãy hướng dẫn cho sinh viên kĩ năng quản lí thời gian để nâng cao chất lượng
học và tự học.
Học và tựhọc là yếu tốquyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo. Nó là con đường tối ưu
đểsớm đưa sựnghiệp giáo dục và nền kinh tếnước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên

 Tào Tháo 


 Tào Tháo 
thếgiới. Thực tếgiảng dạy cho thấy dù giảng viên có dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình
độnghiệp vụvững vàng đến mấy, nếu sinh viên không chịu khó học tập, đào sâu nghiên cứu,
mởrộng thêm kiến thức bằng cách học và tựhọc thì chất lượng học tập cũng không thểcao. Trong
điều kiện học tập ởnhà trường nhưnhau nhưng kết quảhọc tập của sinh viên là khác nhau rõ rệt,
điều đó phần nào đã minh chứng cho vấn đề: ngoài việc học trên lớp sinh viên cần phải có
khảnăng tựhọc của mình. Vì vậyngười giảng viên cần nhận thức rõ vấn đềnày và phải biết hướng
dẫn cho sinh viên vận dụng khảnăng tựhọc. Trong quá trình học và tựhọc có yếu tốquan trọng chi
phốiđó là: Sinh viên phải biết cách quản lýthời gian đểnâng cao chất lượng học tập.
Thực hiện tốt cách thức quản lýthời gian đểnâng cao chất lượng học tập tứclà sinh viên phải biết
cách ưu tiên cho những việc quan trọng và quản lýthời gian tốt đểhoàn thành những nhiệm vụ
đềra. Nếu không nắm được kỹnăng quản lýthời gian, sinh viên sẽbối rối không biết cách phân
bổthời gian cho những yêu cầu trong học tập, hoạt động ngoại khóa, gia đình và giải trí….
Vì thếngười giảng viên cần dạy sinh viên cách sửdụng sổtay vào việc tổchức, lên kếhoạch và
quản lýthời gian cho những hoạt động: học tập, vui chơi giải trí, ngoại khóa, gia đình, bạn bè,…
Cùng với việc quản trịthời gian, người Sinh viên cần phải biết xác lập và thực hiện theo các bước
dưới đây để đạt được kết quảcao trong học tập, đó là: thiết lập mục đích động cơ, thiết lập mục
tiêu cụthểthông minh, giải quyết sựchần chừ, có phương pháp học trên lớp và ngoài lớp, ôn thi
giữa và cuối học phần, học kỳ; biết phương pháp kiêm tra và thi; Điều đầu tiên người giảng viên

cần hướng dẫn cho sinh viên của mình cần phải xác định được mục đích hướng tới trong tương
lai là gì? Từ đó hình thành động cơnhằm đạt tới mục đích (chẳng hạn sinh viên phải xác định học
đểlàm gì?).
Tiếp đến người giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên xác định mục tiêu cụthểthông minh, mục
tiêu càng cụthể, càng rõ ràng, càng chi tiết, có thể đo lường được, có giàng buộc vềthời gian
hoàn thành, thì sẽcàng dễthực hiện, càng mau đạt tới mục đích cuối cùng ( VD: việc nào là khẩn
cấp và quan trọng cần làm trước, việc nào quan trọng nhưng chưa khẩn cấp? việc nào khẩn cấp
nhưng chưa quan trọng, việc nào không khẩn cấp và cũng không quan trọng…)
Sau đó Giảng viên cần chỉcho sinh viên cách lên kếhoạch làm việc theo thời gian ( 1 giờ, 1 buổi,
1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm,…) đểsinh viên biết cách quản trịthời gian, tránh lãng phí thời
gian vào những việc không có ích ( nhưlướt web, chơi game, facebook, tụtập nhậu nhẹt….quá
mức sẽ ảnh hưởng đến việc học). Ví dụnhưcách sửdụng sổtay vào việc tổchức, lên kếhoạch và
quản lýthời gian cho những hoạt động: học tập, vui chơi, thểthao, giải trí, thăm gia đình…. Khi
lập kếhoạch cần lưu ýchọn những công việc lớn đặt lên hàng đầu (trước), rồi đến các công việc
nhỏhơn tiếp theo, nếu có trởngại thì phải nỗlực vượt qua, thậm chí nếu cần phải “khai hỏa”. Lưu
ýsinh viên phải liên tục lập kếhoạch cho bản thân, chứkhông chỉlên kếhoạch 1 lần là xong.

 Tào Tháo 


×