Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài tập phát triển khả năng tiềm ẩn với sinh trắc vân tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.72 KB, 19 trang )

Tìm hiểu sinh trắc học vân tay
(Introduction to dermatoglyphics)
 Các thông tin cơ bản cần nắm vững
 Thứ nhất, bộ não của bạn được chia thành 2 bán cầu trái
và phải. Các ngón tay phải đại diện cho não trái, các ngón
tay trái đại diện cho não phải, những ngón tay sẽ nói lên
những chức năng hiệu quả riêng biệt tương ứng với từng
vùng não bộ. Hai vùng não chênh nhau tầm 5-8 % được coi
là bình thường, nếu cao hơn mức đó bạn sẽ có phong cách
của người não trái hoặc người não phải, với những thế
mạnh và phương pháp cân bằng chuyên biệt.
 Thứ hai, tất cả những gì bạn tìm hiểu dưới đây giúp bạn
tìm thấy bức tranh 0 tuổi của bạn, những đặc điểm này
theo thời gian có thể thay đổi một chút phụ thuộc vào môi
trường sống của bạn, nhưng nhìn chung nếu bạn tìm hiểu
con người mình thật kỹ lưỡng qua những điều dưới đây,
và tạo môi trường lý tưởng riêng cho mình thì những đặc
điểm tài năng của bạn sẽ phát triển nhanh chóng.
 Thứ ba, các chủng vân tay là những thiên hướng của tư
duy, và tính cách mang tính trung lập, chúng tốt hay xấu,
tích cực hay tiêu cực là do sự nhận thức, cân bằng liên tục
của bạn trong đời sống
 Thứ tư, mạng lưới não bộ chúng ta là một mạng lưới kỳ
diệu, nếu bạn sử dụng đúng cách, thường xuyên thì các
liên kết thần kinh sẽ xuất hiện nhiều giúp bạn hấp thụ xử lý
thông tin mạnh mẽ và chính xác hơn, bạn giỏi theo cách


riêng của bạn, bạn sẽ được tập duyệt bộ não dưới những
chỉ dẫn dưới đây, cùng các bài tâp luyên não thú vị.
 Trước hết ta tìm hiểu và phân tích 5 thùy của não


1. Thùy trước trán: giữ vai trò trong việc kiểm soát cảm xúc
thấu hiểu, tự giác về giá trị bản thân và cuộc sống và khả
năng dự đoán các tình huỗng xã hội, lập kế hoạch quản lý,
lãnh đạo, một phần cá tính và hành vi biểu hiện ra bên
ngoài
2. Thùy trán: Liên quan đến khả năng suy luận, tính toán,
đánh giá logic, sang tạo tưởng tượng và liên kết không
gian; năng lực xử lý con số, ngôn ngữ và biểu tượng, cùng
với thùy trước trán góp phần tạo lên thiên hướng tính
cách con người.
3. Thùy đỉnh: Kiểm soát chức năng vận động toàn thân, sự
linh hoạt của cơ khớp ngón tay và cổ tay, xử lý tổng hợp
thông tin cảm giác, mô phỏng động tác mới, nắm bắt quy
trình và lắp ghép tinh xảo, ảnh hưởng lớn đến hoạt động
phản xạ cơ thể sức bền, khả năng giữ thăng bằng
4. Thùy thái dương: Liên quan đến khả năng thu nhận và xử
lý ngôn ngữ nói, học tập thông qua cách lắng nghe, khả
năng tiếp thu, độ nhạy bén, dễ xúc cảm với âm nhạc, âm
thanh, ngữ điệu khi giao tiếp
5. Thùy chẩm: Liên quan đến khả năng quan sát và nắm bắt
thông tin thị giác, ước lượng khoảng cách, tỉ lệ và kích
thước, cảm nhận đường nét, màu sắc, bố cục, năng khiểu
thẩm mĩ trong nghệ thuật hình họa


 Phân tích khả năng vượt trội của 2 bán cầu não
Mẫu người thiên học về não trái












Thích xử lý câu đố thông qua lập luận
Phân tích suy nghĩ có chiều sâu
Dễ dàng theo dõi nhiệm vụ, chia nhỏ từng bước một
Học bằng cách nghe thông qua các cuộc trò chuyện, bài
giảng
Có khả năng làm việc tốt với những con số
Sẽ hoàn thành nhiệm vụ thông qua việc theo dõi các
hướng dẫn cụ thể
Giỏi về tổ chức lãnh đạo người khác
Đôi khi gặp vấn đề về những câu hỏi mở
Dễ dành tiếp thu phương pháp giảng dạy lặp lại nhiều lần
Có thế mạnh khi làm việc đội nhóm

Mẫu người thiên học về não phải
 Hay sử dụng trực giác, gợi ý từ trí thông minh để tìm ra
câu trả lời
 Thích nhìn sự việc theo bức tranh lớn hơn là theo từng
bước một
 Tập trung trí tưởng tượng tầm nhìn khi học tập
 Yêu thích học bằng thực hành
 Có khiếu âm nhạc, tầm nhìn nghệ thuật
 Thích chứng minh hơn hướng dẫn, như các trình chiếu

phim ảnh, đồ thị
 Có thể làm việc với những rắc rối có tổ chức
 Phản ứng mạnh với màu sắc


 Giỏi trong việc suy nghĩ các ý tưởng ban đầu
 Đôi khi hoàn thiện công việc không đúng thời hạn và bị áp
lực về thời gian
Từ sự phân bổ của não qua 2 bán cầu trái và bán cầu phải ta có
thể nói đến chi tiết 10 chức năng đặc thù của não như sau:
1. Kỹ năng quản lý
2. Kỹ năng lãnh đạo
3. Kỹ năng lý luận
4. Kỹ năng tưởng tượng
5. Kỹ năng kiểm soát
6. Kỹ năng vận động
7. Kỹ năng ngôn ngữ
8. Kỹ năng nhạy cảm âm thanh
9. Khả năng quan sát
10.Khả năng cảm thụ hình ảnh
Sau đây là những khuyến nghị giúp tăng cường, nâng cao
các kỹ năng kể trên một cách chi tiết để dễ dàng áp dụng
1. Tăng cường kỹ năng quản lý
 Lưu tâm đến quá trình sống của mình, hãy lập ra
một kế hoạch tổng quát về sự nghiệp, tài chính
trong vòng 5-10 năm tới, thường xuyên theo dõi
sự tiến bộ của mình, phân tích mọi thuận lợi và
bất trắc, điều chỉnh định hướng phương thức sao
cho phù hợp với từng thời điểm
 Suy nghĩ rằng luôn có nhiều cách hay hơn để giải

quyết vấn đề mà không cần căng thẳng về cảm
xúc


 Tuân thủ cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về
hành động của mình
 Đọc nhiều sách như tiểu sử, khoa học nhân văn,
sách giúp kích thích tư duy, và điều chỉnh cảm
xúc
 Tạo thói quen suy ngẫm nhiều hơn về giá trị cuộc
sống và bản thân.
2. Tăng cường kỹ năng lãnh đạo
 Hãy hiểu rõ chất lượng của những mối quan hệ
giao tiếp giữa bạn và gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp. Chủ động tham gia bắt chuyện, biết cách
khen ngợi và tri ân một cách thích hợp và biết
thích nghi với môi trường xung quanh, môi
trường mới, con người mới.
 Tham gia nhiều hơn các hoạt động đào tạo kỹ
năng mềm, công tác thiện nguyện, lễ hội cộng
đồng. Tích cực tham gia các buổi học hỏi từ các
buổi thảo luận, nhóm theo chuyên đề, các diễn
đàn trực tuyến, sự kiện trên mạng xã hội
 Chủ động tổ chức các buổi gặp gỡ gia đình nhiều
hơn, dã ngoại với bạn bè, đồng nghiệp
 Nhớ tên xưng hô với mọi người một cách lịch sự
chính xác, đúng phép tắc. Điều đó khiến mọi
người cảm thấy được quan tâm.
 Tạo dựng mối quan hệ thân tình vì điều đó sẽ có
lợi theo hướng tích cực hãy học hỏi tin tưởng lẫn

nhau nhiều hơn.
 Học cách bày tỏ và lắng nghe, khen ngợi và khích
lệ.


 Tích cực, cố gắng rèn luyện ngôn ngữ cơ thể
nhằm tạo sự thu hút
3. Tăng cường kỹ năng lý luận
 Tham gia nhiều trò chơi đòi hỏi khả năng phán
đoán
 Tin vào sức mạnh câu hỏi, đừng ngại ngần nêu ra
ngay cả những câu hỏi đơn giản nhất ở cơ quan
hay bất kỳ nơi nào khác
 Khi cùng đi mua sắm với chồng vợ của mình, hãy
chủ động ghi chép các khoản chi tiêu
 Trao đổi với người khác về thời sự tài chính, hay
những vấn đề quan trọng trong cuộc sống ngày
nay
 Quan sát mọi thứ xung quanh có liên quan gì đến
nguyên lý hay khái niệm khoa học
 Tìm kiếm cơ hội sử dụng khả năng phân tích và
tổng hợp trong quá trình phát triển tư duy
 Sử dụng tư duy logic của mình để phân tích và
tìm ra các lỗi trong câu cú của người khác
 Tìm ra lý lẽ trong thực nghiệm và quan sát
 Hãy giải thích và phân tích dữ liệu và thông tin
nhiều hơn đối với những thứ như lãi suất, thu
nhập…



4. Tăng cường kỹ năng tưởng tượng
 Nếu muốn phát triển tưởng tượng sáng tạo, bạn
phải mở rộng tư duy, sẵn sàng đón nhận những
hướng đi chưa được khai phá, nghĩ ra những
cách khác thường để giải quyết vấn đề, biến điều
khó khăn thành điều đơn giản.
 Hãy tò mò tìm hiểu mọi thứ, thế giới đầy rẫy
những điều kỳ diệu để bạn học hỏi. Những điều
ấy sẽ trở thành kho tàng ký ức và ý tưởng mà
bạn có thể sử dụng khi cần thiết
 Nhìn sâu vào vấn đề bạn phải đối mặt và tưởng
tượng ra những biện pháp khác nhau để giải
quyết vấn đề đó. Thử nghiệm những hướng đi
mới, đừng chấp nhận những gì sẵn có, nếu thất
bại ở việc nào đó hãy thử nghiệm một cách tiếp
cận mới, làm gì cũng phải thận trọng, hãy mở
rộng tư duy
 Cố gắng kết giao với người có đầu óc sáng tạo,
với những người cùng chia sẻ về các ý tưởng
 Hãy luôn lưu tâm đến những sáng tạo mới mà
bạn có thể làm cho tốt hơn nữa. Khi một sản
phẩm, thiết bị hay cỗ máy được phát minh, thì
bản thân nó đã sẵn sàng đón nhận những biện
pháp cải thiện. Công nghệ không ngừng phát
triển.


 Điều này luôn đúng với mọi sản phẩm, luôn luôn
có cơ hội phát triển , cải thiện. kể cả khi bạn nghĩ
một cách có vẻ rồ dại để giải quyết một vấn đề

thì cũng hãy cứ ghi chép lại và suy ngẫm về điều
đó, có thể nó sẽ bất ngờ trở thành một ý tưởng
hay.
5. Tăng cường kỹ năng kiểm soát
 Học đánh máy thư pháp, đan lát, thêu thùa… để
tăng cường sự phối hợp hài hòa giữa cả hai bàn
tay
 Khi viết thư từ lời nhắn nhật ký có tính chất riêng
tư, hãy viết tay thay vì đánh máy vi tính
 Khi có thể thì hãy rèn sự linh hoạt kiểm soát bằng
việc viết trên cát
 Tự làm vòng cổ bằng cách sâu các hạt và khuy áo
lại với nhau để nâng cao sự linh hoạt giữa các
ngón tay
 Sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, gấp giấy
Origami, cắt dán, hội họa, sắp xếp các thiết bị có
thể gập…. để trang hoàng cho không gian sống
của mình
 Quay bút, xoay bóng hay những vật thể hình tròn
để luyện tập sự phối hợp giữa tay và mắt.


6. Tăng cường khả năng vận động
 Tham gia nhiều hơn các trò chơi hoạt động thể
chất
 Khi có thời gian rảnh rỗi tìm đến môi trường
thiên nhiên bằng những hoạt động leo núi, đi bộ
đạp xe….
 Quan sát, bắt chước nét mặt, điệu bộ và cử động
trên cơ thể các diễn giả và nghệ sĩ biểu diễn

 Lãnh đạo, huấn luyện cho đồng đội bạn bè của
mình về một số bài tập thể chất và động tác cơ
thể
 Luyện tập với người thân hay bạn bè bằng cách
sử dụng các động tác những ngôn ngữ cơ thể
khác để diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình rõ
ràng
 Thực hành ngôn ngữ cơ thể của mình nhiều hơn
bằng cách nhìn vào gương để học và cải thiện
bản thân
 Tập các môn võ thuật judo( Nhu đạo), Thái Cực
quyền, Aikido( hiệp khí đạo ) để tăng tính uyển
chuyển của cơ thể.
 Tham gia các hoạt động cùng bạn bè liên quan
đến sáng tạo đổi mới tiếp xúc nhiều hơn với tất
cả các loại hình nghệ thuật dân gian.


7. Tăng cường khả năng ngôn ngữ
 Tham gia nhiều hơn các trò chơi ghép chữ, ghép
từ để cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ, hãy
vận dụng phương pháp tạo ra nhiều câu bằng
một từ
 Tập kể chuyện
 Sau khi đọc sách thì hãy viết đánh giá của mình,
đọc kỷ yếu hội thảo….
 Mua từ điển phát âm để học từ mới và nâng cao
khả năng sử dụng từ vựng
 Học từ bài học cuộc sống. Xem phim bằng ngoại
ngữ nghe bài hát tiếng anh

 Luyện tập để tham gia lớp học phát âm, hung
biện các hội nghĩ chuyên đề
 Ghi âm lại bài phát biểu chủ đề của mình, sau đó
trao đổi với bạn bè để chỉnh sửa phát âm, nôi
dung…
 Chú ý hơn cách phát âm chuẩn của các phát
thanh viên đài truyền hình và phát thanh
 Để ý những từ ngữ mọi người thường sử dụng
trong cuộc sống hàng ngày, nhớ lại những lời hay
ý đẹp, cách chơi chữ hoặc ngữ điệu không chuẩn
 Đặt ra khung thời gian học ngoại ngữ cùng gia
đình bạn bè để sửa những lỗi phát âm không
chuẩn
 Đọc sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tìm
hiểu cấu trúc bố cục các dạng tài liệu


8. Tăng cường khả năng nhạy cảm âm thanh
 Chơi các trò chơi sử dụng giọng nói như đọc thơ,
luyện phát âm, nghe các âm thanh khác nhau để
cải thiện khả năng phát cùng nhiều âm có nhịp
 Nghe các âm thanh khác nhau để cải thiện khả
năng phát cùng nhiều âm có nhịp
 Ru con bằng những bài hát du của thế giới để
học ngoại ngữ dễ dàng hơn
 Chơi các trò chơi bịt mắt để cải thiện khả năng
cảm âm, đoán âm
 Nghe các buổi hòa nhạc hay chương trình biểu
diễn opera
 Đến cửa hàng kinh doanh đĩa nhạc, chọn cho

mình những bản nhạc yêu thích
 Làm ra các nhạc cụ đơn giản, thí dụ bằng chai lọ,
có chứa nhiều hạt đậu xanh,…
 Tham gia thật nhiều các hoạt động ca hát, nhạc
kịch, ngân nga, ngẫu hứng
 Lắng nghe các âm thanh xung quanh, cảm nhận,
ví dụ tiếng lảnh lót của chuông gió, những âm
thanh của thiên nhiên và tiếng nói của người
thân
 Cùng gia đình hồi tưởng những bài hát, những
cảnh cảm động từ bộ phim
 Tham gia khóa đào tạo học cách chơi nhạc cụ
 Tạo thói quen âm nhạc với cuộc sống hàng ngày,
buổi sáng hãy bật những bản nhạc vui vẻ, năng


lượng. Trước khi ngủ bật những bản nhạc du
dương, nhẹ nhàng
9. Tăng cường khả năng quan sát
 Hãy lưu ý đến những quan sát của mình trước
các vấn đề hâm nóng toàn cầu như bão, lũ lụt
hạn hán, nạn đói,…
 Dùng kính lúp để quan sát các loại thực vật, bông
hoa, hình dạng, kích thước cây cành lá
 Nuôi những con vật nhỏ và ghi lại đặc tính của
loài vật cùng quá trình tăng trưởng
 Thăm vườn thú, vườn chim, thảo cầm viên, cố
gắng, tìm hiểu và tập phân loại
 Sưu tầm tranh ảnh thông tin về thiên nhiên và sự
phân loại của những hình ảnh đó

 Tham gia cắm trại ngoài thiên nhiên
 Dành thời gian để đi chơi ngoài bãi biển, nông
thôn, rừng núi
 Phát triển khả năng nhìn mọi vật từ nhiều góc độ


10.

Tăng cường khả năng cảm thụ hình ảnh
 Thưởng thức hội họa, điêu khắc tham gia
triển lãm nghệ thuật
 Ngắm nhìn hình ảnh và lưu ý đến những
cảm nhận và cách quan sát
 Hứng thú với những hình minh họa trong
sách
 Tự làm văn phòng phẩm, thiệp chúc mừng
 Đăng ký học lớp nghệ thuật
 Tự thiết kế trang phục
 Trang trí phòng ốc và các góc nhà
 Rèn luyện cách nhìn hình ảnh để kể chuyện
 Rèn luyện cách phân biệt màu sắc, hình
dạng
 Tự phát triển khả năng đánh giá nhiều
phong cảnh màu sắc trang phục khác nhau
 Đọc tạp chí thời trang, tạp chí du lịch để
phát triển sự nhạy cảm về hình ảnh màu sắc

 Phân tích chỉ số TFRC và khả năng học tập
 TFRC là đại diện cho mật độ tế bào ở tầng vỏ
não. Đây cũng là số lượng tế bào thần kinh bẩm

sinh. TFRC cũng phản ánh khả năng bẩm sinh của
mỗi người thường được biết đến như tốc độ liên
kết giữa các tế bào não
 Khi sinh ra mỗi cá nhân có khoảng trung bình
khoảng từ 86 tỷ đến 100 tỷ tế bào thần kinh của
não bộ, và phân bố 75 % ở tầng vỏ não. Chúng









kết nối với nhau tạo thành mạng lưới phức tạp(
mỗi tế bào thần kinh có khoảng 5000 -10000 kết
nối )
Nhờ cơ chế học tập, não bộ liên tục kết nối và
thay đổi mạng lưới trong suốt cuộc đời của
chúng ta vì vậy việc học tập rất quan trọng để
kích thích các tế bào thần kinh kết nối với nhau.
Vân tay có chủng Arch chỉ ra giá trị tiềm năng từ
0 đến vô cực và cho thấy tiềm năng đặc thù có
khả năng hấp thu vô hạn
Các mức TFRC
Nếu TFRC < 60  cần kiên nhẫn tập trung qua
quá trình học tập và làm việc
Nếu 60 < TFRC < 100  Học từng bước theo
trình tự sẽ giúp học tập dễ dàng hơn

Nếu 100 < TFRC < 140  Tạo môi trường học tập
rèn luyện thường xuyên với hướng dẫn sẽ phát
huy tiềm năng
Nếu 140 < TFRC < 200 + Khả năng thực hiện
nhiều việc cùng lúc, và tiếp thu kiến thức khác
nhau. Tuy nhiên nên cân bằng học tập, tập trung
vào chiều sâu kiến thức, chi tiết công việc, đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến mất hứng thú học
tập khi học nhiều lần những thứ tương tự

 Phân tích phương pháp tiếp nhận thông tin VAK
Phương pháp tiếp thu thông tin VAK là cách thức sử dụng 3
giác quan thị giác, thính giác, xúc giác/ vận động để tiếp thu


kiến thức. Hiểu được VAK của bản thân sẽ cải thiện được
hiệu suất trong các tình huống môi trường học tập, tương tác
khác nhau. Vận dụng đúng VAK sẽ giúp ta thích ứng nhanh,
đem lại hiệu quả cao trong công việc, truyền đạt tiếp nhận
thông tin. Khi sử dụng khả năng tiếp thu nổi trội, kết hợp với
cách tiếp cận thông tin khác sẽ giúp tăng cường duy trì trí
nhớ tốt hơn.
Tỷ lệ VAK phản ánh cách tiếp nhận thông tin của bạn như thế
nào là tốt nhất.
 Bằng thị giác( visual )
Người “thị giác” thích học các dụng cụ trực quan như
tranh ảnh, sơ đồ, trưng bày phim và biểu đồ, vật
trưng bày, phim và biểu đồ. Họ luôn thành công sau
khi thực hiện nhiệm vụ mới sau khi đọc hướng dẫn
hoặc quan sát người làm mẫu. Các danh sách hướng

dẫn bằng văn bản hữu ích cho họ.
 Bằng thính giác( Auditory )
Người “thính giác” thích học bằng cách lắng nghe
mình hoặc người khác. Họ là những người thực hiện
nhiệm vụ tốt nhất sau khi nghe hướng dẫn từ chuyên
gia. Họ có xu hướng tư duy âm thanh, chẳng hạn
nghe nói chuyện khi đang đọc thường nhớ lời tất cả
các bài hát.
 Bằng vận động ( Kinesthetic )
Người “vận động” thích học bằng các kinh nghiệm cơ
thể như tiếp xúc cảm nhận hay tai nghe mắt thấy. Họ
thích học thông qua hoạt động, là những người thực
hiện nhiệm vụ tốt nhất bằng cách đi trước học tập


qua những lỗi mắc phải, họ thích thử nghiệm không
muốn được hướng dẫn trước.
 Phân tích 4 Q bẩm sinh
 eQ : Thay đổi thích nghi với môi trường xung quanh,
tiếp thu những cái mới. Bất kỳ, khi nào bạn cảm thấy
tức giận, chỉ cần đứng sang bên 5 phút để điều khiển
cảm xúc. Tránh xung đột tranh cãi. Đọc những quyển
sách về quản trị cảm xúc, tham gia các khóa học kiểm
soát cảm xúc và tự đặt mục tiêu
 iQ: Đọc sách giúp cải thiện trí thông minh. Lắng nghe
đặt câu hỏi cũng sẽ giúp gia tăng IQ của mỗi cá nhân.
Những trò chơi câu đố, sudoku và đánh cờ sẽ tăng
khả năng IQ của bạn lên khá nhiều
 aQ: Học cách chấp nhận thưc tại, chủ động đối mặt
với những khó khăn, tình huống phải đương đầu. Học

cách nhìn mặt tích cực thay mặt tiêu cực. Xoay
chuyển nghịch cảnh thành thách thức để tạo cơ hội
học tập thêm kinh nghiệm. Những cá nhân này cần
được khích lệ, quan tâm và thấu hiểu nhiều hơn
 cQ: Đắm chìm trong những tưởng tượng cá nhân và
tránh những hạn chế bởi truyền thống, cần tiếp cận
những ý kiến mảng tư duy mới và tham gia vào các
buổi động não để kích thích sáng tạo cá nhân. Tham
gia các hội trại sáng tạo các lớp học viết, vẽ, âm nhạc


 Tìm hiểu về những thuyết đa thông minh
Năm 1983, giáo sư tiến sĩ Howard Gardner của đại học
Harvard Mỹ công bố công trình nghiên cứu rất nhiều năm
của ông về trí thông minh được gọi là Frame of mind cung
cấp một cái nhìn mới mẻ về trí thông minh và đã được đón
nhận mạnh mẽ, rộng rãi kể từ khi xuất bản và hiện đã đưa
vào chương trình giáo dục trên toàn nước Mỹ
Thuyết đa thông minh của ông đã thách thức sự thống trị của
định nghĩa truyền thống của trí thông minh( IQ ) -giới hạn bởi
chỉ 2 khả năng toán học và ngôn ngữ. Theo thuyết đa thông
minh, con người có 8 loại hình trí thông minh, đại diện chính
xác hơn cho sự đa dạng của con người trong việc thu nhập và
ứng dụng kiến thức.
1. Thông minh logic – toán học
2. Thông minh ngôn ngữ
3. Thông minh tương tác giao tiếp
4. Thông minh nội tâm
5. Thông minh vận động
6. Thông minh thiên nhiên

7. Thông minh thị giác
8. Thông minh âm nhạc


Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu 8 loại hình này:
 Thông minh logic – toán học
Người có trí thông minh logic- toán học giải quyết phân
tích các vấn đề trừu tượng. Tại các nước phương tây, trẻ
em được rèn luyện kỹ năng này qua các môn học logictoán học, nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học toán
học, kỹ sư đều có trí năng logic – toán học rất cao. Cũng
như thông minh ngôn ngữ, việc rèn luyện trí thông minh
toán học được nhà trường đặc biệt quan tâm
 Thông minh ngôn ngữ
Người thông minh về ngôn ngữ có khả năng giao tiếp tốt,
lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ rất khéo léo, Những người
thuộc trí thông minh này có năng lực từ ngữ tinh tế, sắc
sảo và khả năng diễn đạt tốt. Công việc viết lách như nhà
văn, luật sư có thể phát huy được sở trường này
 Thông minh tương tác giao tiếp
Mẫu người này có khả năng thấu hiểu làm việc với mọi
người. Họ dễ dàng cảm nhận, quan tâm, chia sẻ tâm trạng,
ý đinh mong muốn của đối phương. Vì vậy, họ luôn biết
cách truyền cảm hứng, gây ảnh hưởng lớn đến mọi người
 Thông minh nội tâm
Đây là dạng thông minh tự nhận thức bản thân, thấu hiểu
bản thân như các điểm mạnh, điểm yếu, tận dụng lợi thế
ấy để đạt mục tiêu đề ra. Mẫu người này hiểu rõ bản thân,
dễ dàng đinh hướng, phát triển các khái niệm, lý thuyết
dựa trên kinh nghiệm cá nhân để điều tiết tâm trạng, tính
khí bản thân. Từ đó hình thành quan điểm sống

 Thông minh vận động


Khả năng sử dụng toàn bộ hoặc một phần cơ thể để giải
quyết vấn đề, biểu đạt cảm xúc,… Vận động viên, vũ công,
diễn viên là những người minh chứng sống động cho kiểu
thông minh này
 Thông minh thiên nhiên
Mẫu người này nhạy cảm với những vấn đề thiên nhiên,
môi trường, như động thực vật, cây cối. Thuở xưa, các thợ
săn, thợ làm vườn và nông dân thường có trí năng này,
năng lực phát triển thành kỹ năng của các nhà sinh vật học
hay bếp trưởng
 Thông minh thị giác
Mẫu người này có khả năng tư duy thị giác – không gian
tốt, thường là các thủy thủ, phi công tìm ra hướng đi rộng
lớn, những người chơi cờ, nhà điêu khắc
 Thông minh âm nhạc
Mẫu người này có khả năng cảm nhận, thưởng thức âm
nhạc, tạo tiết tấu nhịp điệu. Họ nhạy cảm với âm thanh
như nước chảy, dế kêu, tiếng chuông,…Cảm hứng âm nhạc
tràn ngập
# Website:

/>


×