Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Truyện ngắn hồ anh thái nhìn từ góc độ thi pháp thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ NGỌC HÂN

TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ NGỌC HÂN

TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TÙNG

HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Tùng – người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô giáo trong Ban giám
hiệu Trường ĐHSP Hà Nội 2, Viện Văn học Việt Nam, Trường ĐHKHXH và
NV, Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa học.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Chi ủy, BGH, các đồng chí trong
tổ nhóm chuyên môn Trường THPT Nguyễn Thị Giang, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành bản luận văn này.
Và xin được cảm ơn, chia sẻ niềm vui này với gia đình, bạn bè, những
người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc Hân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá
nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Văn Tùng.Trong khi
nghiên cứu luận văn, tôi đã kế thừa thành quả khoa học của các nhà khoa học
và đồng nghiệp với sự trân trọng và biết ơn.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu

của luận văn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc Hân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
Chương 1. VỀ THI PHÁP TRUYỆN NGẮNVÀ HIỆN TƯỢNG
TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI ................................................................. 9
1.1.Khái niệm truyện ngắn ................................................................................ 9
1.2. Một số vấn đề cơ bản về thi pháp thể loại truyện ngắn ........................... 12
1.2.1. Tình huống truyện ................................................................................. 12
1.2.2. Nhân vật ................................................................................................ 15
1.2.3. Kết cấu................................................................................................... 19
1.2.4. Cốt truyện .............................................................................................. 22
1.2.5. Điểm nhìn trần thuật.............................................................................. 25
1.2.6. Không gian và thời gian nghệ thuật ...................................................... 28
1.2.7. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật........................................................ 31
1.3. Hiện tượng truyện ngắn Hồ Anh Thái ..................................................... 36
1.3.1. Vài nét về tiểu sử, quá trình sáng tác văn học của Hồ Anh Thái .......... 36
1.3.2. Bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học của truyện ngắn Hồ Anh Thái ....... 39
1.3.3. Các tập truyện ngắn của Hồ Anh Thái .................................................. 41
Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH
THÁI ............................................................................................................... 45
2.1. Nhân vật thức tỉnh và mối quan hệ với cuộc sống bi hài, phồn tạp ......... 45
2.2. Nhân vật bi kịch và hành trình đi tìm lời giải cho thân phận, sự tồn tại và

ý nghĩa của con người ..................................................................................... 54
2.3. Nhân vật tha hóa và chân dung đa diện của người trí thức...................... 63
Chương 3.CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI ............................................... 74
3.1. Cốt truyện ................................................................................................. 74


3.1.1. Cốt truyện kỳ ảo .................................................................................... 74
3.1.2. Cốt truyện vay mượn sự tích ................................................................. 78
3.1.3. Cốt truyện phân mảnh ........................................................................... 80
3.2. Kết cấu...................................................................................................... 85
3.2.1. Kết cấu tuyến tính ................................................................................. 85
3.2.2. Kết cấu mở ............................................................................................ 86
3.2.3. Kết cấu đan xen sự kiện ........................................................................ 88
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................ 90
3.3.1. Ngôn ngữ miêu tả tâm lý qua độc thoại nội tâm nhân vật .................... 90
3.3.2. Ngôn ngữ thị dân hiện đại ..................................................................... 92
3.3.3. Ngôn ngữ sử dụng nhiều biện pháp tu từ .............................................. 96
3.4. Giọng điệu nghệ thuật .............................................................................. 99
3.4.1. Giọng điệu hài hước, châm biếm .......................................................... 99
3.4.2. Giọng điệu trữ tình, triết lý ................................................................. 102
3.4.3. Giọng điệu giễu nhại ........................................................................... 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 116


1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài

Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại chiếm ưu thế, có vị thế lấn át
cả về mặt số lượng và chất lượng trong văn học Việt Nam từ thời kì Đổi mới
(1986) đến nay. Trong số các nhà văn thời kì Đổi mới như Nguyễn Huy
Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ Duy Anh… Hồ Anh Thái là một cây bút trẻ
và có thể nói ông đã khẳng định được tên tuổi của mình trong thể loại truyện
ngắn và tiểu thuyết.Riêng về thể loại truyện ngắn, Hồ Anh Thái là cây bút có
nhiều điểm đặc sắc.Tác phẩm của ông tái hiện nhiều kiếp người, cảnh người
trong nhiều thời điểm, nhiều tình huống để qua đó nói lên cảm nhận về nhân
sinh. Bên cạnh đó, tác phẩm của Hồ Anh Thái thường đề xuất thể nghiệm
những nhận thức mới về xã hội, những cách nhìn mới về nghệ thuật nhằm tạo
sự phù hợp, hiệu quả trong việc thể hiện con người theo cảm quan của mình.
Với gần ba mươi năm sáng tác, hơn ba mươi đầu sách đã xuất bản, Hồ Anh
Thái đã và đang tiếp tục viết những tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị văn hóa,
văn học.Nhiều cuốn sách của ông đã được chọn dịch, giới thiệu ở nước ngoài
và tạo được dư luận tốt.
Chọn đề tài Truyện ngắn Hồ Anh Thái nhìn từ góc độ thi pháp thể loại,
chúng tôi muốn nghiên cứu một cách hệ thống những đặc trưng thi pháp về
truyện ngắn Hồ Anh Thái, để qua đó góp phần làm rõ những đóng về mặt
nghệ thuật truyện ngắn của cây bút Hồ Anh Thái đồng thời chỉ ra được sự độc
đáo, những tìm tòi cách tân trong sáng tác của ông so với các nhà văn viết
truyện ngắn thời kì Đổi mới.
Chúng tôi quyết định chọn đề tài này vì nó giúp cho người viết luận
văn rèn luyện năng lực nghiên cứu thi pháp truyện ngắn – một thể loại cơ bản
của văn học, một thể loại mà có số lượng tác phẩm được giảng dạy trong nhà


2

trường phổ thông rất lớn. Đólà việc cần thiết để giúp chúng tôi nâng cao khả
năng giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Việc thực hiện đề tài còn là dịp cho người viết luận văn nâng cao kiến
thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Hồ Anh Thái là nhà văn ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của
công chúng, các tác phẩm của ông luôn tạo được sự chú ý của dư luận và
bạn đọc.
Cho đến nay, các ý kiến đánh giá về tác phẩm của Hồ Anh Thái khá đa
dạng và phong phú. Có thể thấy, Hồ Anh Thái với những sáng tác của mình
đã thực sự thu hút và tạo được những ấn tượng tốt cả trong và ngoài nước.
Hiếm có tác giả nào có sức sáng tạo dồi dào và có nhiều ý kiến đánh giá khác
nhau như Hồ Anh Thái.
Liên quan tới đề tài luận văn có một số bài viết, công trình nghiên cứu:
2.1. Những bài viết về sáng tác của Hồ Anh Thái:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp khi khảo sát các sáng tác của Hồ
Anh Thái đã nhận xét: Rõ ràng, xuất phát từ quan niệm coi cuộc đời như
những mảnh vỡ, bản thân mỗi một con người lại mang những mảnh vỡ,
những xung lực khác nhau trong trăm ngàn mảnh vỡ kia đã trở thành nét
chính trong quan niệm về cuộc sống của Hồ Anh Thái. Chính quan niệm này
sẽ tạo nên tính đa cấu trúc trong các tác phẩm của anh [16].
Anh Chi đã nhận xét: Bây giờ nhìn nhận lại hiện tượng Hồ Anh thái,
chúng tôi thấy, ngay từ khi bắt đầu sáng tác, anh đã thể hiện tính chuyên
nghiệp trong việc viết văn. Điều này, sang đầu thế kỷ XXI hầu hết các nhà văn
nước ta còn chưa ý thức được[13].
Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: Văn viết lạ… có lẽ không chỉ ở sự
tinh tế ở văn phong, lối biểu đạt độc đáo, nhuần nhuyễn trong cấu tứ; mà


3

chính ở chỗ anh đã cho thấy những giao nhịp phức điệu giữa con người cá

thể và nhân loại[40, tr.3].
Báo Thể thao và Văn hóa ra ngày 23/8/2002 trong bài Hồ Anh Thái và
những quan niệm về văn chương đã ghi lại những lời bộc bạch của ông: Nếu
tác phẩm gây được ấn tượng ngẫu hứng tự nhiên thì đó thực sự là dụng công
của tôi… Tôi không thể viết văn mà lời lẽ kềnh càng, rườm rà hoặc cố tỏ ra
đao to búa lớn để thu hút sự chú ý của mọi người.
Phạm Xuân Thạch nhận xét về sức sáng tạo của Hồ Anh Thái: Nếu tìm
một hình mẫu của người viết văn chuyên nghiệp ở Việt nam thì có lẽ ông Hồ
Anh Thái là một trường hợp thuyết phục. Trong nhiều năm, ông Thái duy trì
được sức sáng tác đều đặn. Gần như ông có sách xuất bản hàng năm…[55].
2.2. Những bài viết về phong cách văn xuôi Hồ Anh Thái đáng chú ý:
Nhận xét về phong cách văn xuôi Hồ Anh Thái, Ngọc Ánh cho
rằng:Văn chương với Hồ Anh Thái là một nghiệp với đa tầng phong cách biểu
hiện, với một tiềm năng đọc mới và thấu suốt cuộc sống, con người, những gì
mà với nhiều người khác đã trở nên cũ kĩ. Anh biết vượt qua những lối mòn tư
duy coi văn học như là tấm gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản để
nhìn cuộc đời [3].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: Hồ Anh Thái đã lao động
cật lực trên từng con chữ như một nhà văn chuyên nghiệp, và với một vốn văn
hóa dày dặn, anh không rơi vào tình trạng tự thỏa mãn mà luôn tìm cách bứt
phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo[16].
Hoài Nam trong bài Hồ Anh Thái – người lúc nào cũng đang viết (Văn
nghệ Tết Mậu Tý 2008) đã khẳng định: Điểm qua ba giai đoạn sáng tác của
Hồ Anh Thái, rễ thấy rằng anh là người “ngọ nguậy không yên”, không tự
bằng lòng với sự ổn định của cái mà người ta vẫn quen gọi là “phong cách”.
Một nhà văn đa phong cách? Một gã Don Juan của sự sáng tạo? Giản dị hơn,


4


tôi nghĩ anh là nhà văn của tinh thần tự đổi mới liên tục, không lặp lại người
khác và cũng không lặp lại chính mình.
Chính Hồ Anh Thái cũng quan niệm: Nhà văn thì giọng điệu nào cũng
nên thực hiện, phương pháp nào cũng nên sử dụng.(Nhà văn phải có nhiều
giọng điệu – VnExpress 7/4/2005).
2.3. Những bài viết về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái:
Phạm Anh Tuấn nhận xét: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Hồ
Anh Thái hiện lên rất đa dạng, phong phú và phức tạp như chính hiện thực
cuộc sống. Nhu cầu phản ánh chân thực cuộc sống đã thôi thúc nhà văn khám
phá phát hiện, đưa vào tác phẩm những bức chân dung sinh động của nhiều
dạng người, nhiều kiểu người trải dài trong thời gian và không gian[55].
Hồ Anh Thái cũng đã từng nói về nhân vật của mình: Các nhân vật của
tôi không có người hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Ngay cả giễu nhại thì
tôi cũng thấy trong đối tượng có cả hình bóng của chính mình và người thân
của mình. Không thể có chuyện vô can theo kiểu: “Chắc nó trừ mình
ra!”.Một số độc giả phản ứng có lẽ vì họ chỉ thấy tôi phê phán người đời mà
không đọc ra được cái chất tự giễu nhại của chính tôi.Dù sao chăng nữa, nếu
để cho độc giả hiểu nhầm thì lỗi đầu tiên vẫn là của tác giả [60].
Nguyễn Thị Vân có nhận xét: Truyện ngắn Hồ Anh Thái có một thế
giới nhân vật phong phú, nhiều kiểu dạng người trải ra một không gian rộng
lớn, trên một chục thời gian khá dài. Có nhân vật thật của cuộc sống đời
thường, có nhân vật kỳ ảo, có nhân vật thuộc quá khứ, lịch sử, có nhân vật
thuộc hiện tại hôm nay, có nhân vật thuộc không gian đất nước mình, dân tộc
mình, có nhân vật thuộc không gian đất nước khác, dân tộc khác… Thế giới
nhân vật đông đúc, sinh động ấy thể hiện quan niệm sống, cách nhìn nhận,
đánh giá con người cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.Mỗi nhân vật


5


là một cuộc đời, một số phận trong cuộc sống, xã hội muôn màu, muôn vẻ mà
soi ngắm vào đó ta sẽ thấy những triết lý nhân sinh sâu sắc [79,tr.46].
Nhận xét tập Tự sự 265 ngày, Nguyễn Chí Hoan trong bài Nhà văn
không cười cho rằng Hồ Anh Thái đã xây dựng được một thế giới nhân vật
(những chân dung trí thức, những kẻ sĩ thời đại) thực sự sinh động, đủ tính
cách: hãnh tiến và gian manh, đố kỵ và hời hợt, khôn ngoan mà dung tục hẹp
hòi trong việc phơi bày những lộ trình, những hiện trạng tha hóa mà chúng
vừa là hiện thân, vừa là kẻ đầu cơ, vừa là kẻ ngộ nạn[67, tr.250].
Còn rất nhiều bài viết về tác phẩm của Hồ Anh Thái, nhưng qua
khảo sát chúng tôi thấy hầu hết các ý kiến đều khẳng định Hồ Anh Thái
là cây bút triển vọng, có phong cách đa dạng, có cái nhìn đa chiều về
hiện thực, có những cách tân về nghệ thuật… Cùng với những bài báo,
cũng đã có công trình khoa học tìm hiểu về tác phẩm Hồ Anh Thái theo
góc nhìn từ các chuyên ngành Văn học Việt Nam. Tuy nhiên, ở chuyên
ngành Lý luận văn học, nghiên cứu chuyên sâu về mảng truyện ngắn của
Hồ Anh Thái chưa nhiều. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu truyện
ngắn Hồ Anh Thái nhìn từ góc độ thi pháp thể loại có thể xem là một
hướng nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Vì
thế, đây chính là lý do thôi thúc chúng tôi chọn truyện ngắn Hồ Anh
Thái làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ góc nhìn thi pháp học, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn, có hệ
thống hơn những nét đặc sắc trong truyện ngắn Hồ Anh Thái và từ đó có cái
nhìn sâu sắc hơn, cụ thể hơn về thể tài truyện ngắn, một thể tài đã chiếm lĩnh
được vị trí quan trọng trong đời sống văn học Việt Nam.


6


Qua việc phân tích, đánh giá những đóng góp của Hồ Anh Thái, luận
văn đưa ra những nhận định về sự vận động của ngòi bút Hồ Anh Thái và
những đóng góp của ông vào xu thế cách tân nghệ thuật tự sự của văn xuôi
Việt Nam đương đại.
Luận văn cũng đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu truyện ngắn
từ góc độ thi pháp thể loại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng tới nhiệm vụ đưa ra những nhận định, kết luận mang
tính khái quát về những nét đặc sắc trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là Thi pháp thể loại truyện ngắn Hồ Anh Thái.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, phạm vi nghiên cứu của chúng
tôi là các tập truyện ngắn: Mảnh vỡ của đàn ông, Tiếng thở dài qua rừng kim
tước, Bốn lối vào nhà cười, Tự sự 265 ngày của Hồ Anh Thái.
Ngoài đối tượng khảo sát chủ yếu trong các tập truyện ngắn ở trên,
chúng tôi còn khảo sát một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái và một số truyện
ngắn của các nhà văn tiêu biểu cùng thời như Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy
Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ,… để từ đó nhận ra sự phát triển của truyện ngắn
Hồ Anh Thái, những dấu ấn riêng của nhà văn trong tiến trình phát triển
chung của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài chúng
tôi đã sử dụng các phương pháp sau:


7

5.1. Phương pháp hệ thống - loại hình

Phương pháp hệ thống giúp cho việc nghiên cứu truyện ngắn Hồ Anh
Thái hiện lên trong tính chỉnh thể chứ không phải là những phân tích đơn lẻ.
Việc sử dụng phương pháp hệ thống còn giúp chúng ta nhìn thấy sự
vận động của truyện ngắn Hồ Anh Thái cũng như sự vận động của truyện
ngắn Việt Nam trong những năm qua.
Phương pháp loại hình giúp chúng tôi có sự nghiên cứu truyện ngắn Hồ
Anh Thái trong cái nhìn từ các đặc trưng của thể loại.
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm làm rõ những nét đặc trưng
khác biệt của truyện ngắn Hồ Anh thái với truyện ngắn của các tác giả khác
để thấy được sự độc đáo của truyện ngắn Hồ Anh Thái.
5.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Phương pháp nghiên cứu theo hướng thi pháp học giúp người đọc tìm
hiểu tác phẩm của Hồ Anh Thái từ phương diện hình thức, nhận diện những
đóng góp mới, sáng tạo của nhà văn về mặt quan niệm nghệ thuật về con
người, các kiểu nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… trong một số tập truyện
ngắn của Hồ Anh Thái.
5.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Để cho vấn đề được sáng rõ, có tính thuyết phục và thấy được một cách
cụ thể, sâu sắc, toàn diện những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn qua thế giới
của họ, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn Hồ
Anh Thái nhìn từ góc độ thi pháp thể loại.Thông qua quá trình nghiên cứu,
chúng tôi muốn ghi nhận sự đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của
văn học Việt Nam đương đại.


8


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
triển khai nội dung thành 3 chương.
Chương 1:Về thi pháp truyện ngắn và hiện tượng truyện ngắn Hồ Anh
Thái
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
Chương 3: Cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện
ngắnHồ Anh Thái
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo


9

NỘI DUNG
Chương 1
VỀ THI PHÁP TRUYỆN NGẮN
VÀ HIỆN TƯỢNG TRUYỆN NGẮNHỒ ANH THÁI
1.1. Khái niệm truyện ngắn
Trong lịch sử phát triển của văn học, thể loại truyện ngắn ra đời muộn
hơn so với các thể loại khác.Nếu tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống
trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, thì truyện ngắn thường chỉ
hướng tới việc khắc họa một hiện tượng hoặc phát hiện một nét bản chất trong
quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người.
Truyện ngắn được định nghĩa là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, đặc điểm nổi
bật là ngắn gọn (có thể đọc liền một mạch). Nhưng ngắn gọn không phải ở mặt
câu chữ, số dòng, số trang mà chủ yếu ở dung lượng cuộc sống” [44,tr.89].
Như vậy, tuy có hình thức tự sự ngắn gọn, dung lượng nhỏ nhưng hiệu quả
phản ánh và biểu hiện của truyện ngắn lại rất lớn. Đặc biệt trong xã hội hiện
đại, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ để phù hợp với nhu cầu của độc giả. Nó có

ưu thế dễ đọc, dễ nhớ, khuôn khổ ngắn gọn nên dễ đăng tải trên báo chí. Hình
hài của truyện ngắn hiện đại ngày nay là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn
cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống riêng, mang đặc trưng thể loại.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều các định nghĩa về truyện ngắn do các
nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đề xuất. K.Pauxtopxki định nghĩa
về truyện ngắn: “thực chất truyện ngắn là gì? Truyện ngắn là một truyện
ngắn viết gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái bình
thường và cái bình thường hiện ra như một cái không bình thường” [72,tr.80]
Roymond Carver - Một trong những bậc thầy truyện ngắn ghi nhận:
thời nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều


10

mặt, thậm chí có lẽ là tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác
phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn” [72,tr.80].
Từ điển thuật ngữ văn họccho rằng truyện ngắn là: “tác phẩm tự sự cỡ
nhỏ; truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả
một mảnh của cuộc sống; một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một
giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính
cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [22,tr.370].
Theo các nhà biên soạn giáo trình đại học Lí luận văn học,“Truyện
ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Tác giả
truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét
bản chất trong quan hệ con người hay đời sống tâm hồn con người” [53].
Nhà nghiên cứu Phương Lựu đã phát biểu: “truyện ngắn là hình thức
ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi
với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ tích, giai thoại, truyện
cười hoặc gần với bài ký ngắn. Nhưng thực ra không phải.Nó gần với tiểu
thuyết hơn cả bởi hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời” [37,tr.150].

Nhà văn Nguyễn Minh Châu miêu tả về truyện ngắn đã cho rằng: “truyện
ngắn như một mặt cắt giữa cây cổ thụ, chỉ liếc qua đường vân trên các
khoanh gỗ tròn kia, dù trăm năm cũng thấy cả cuộc đời thảo mộc” [20,tr.67].
Truyện ngắn có tính hàm súc cao, độ căng lớn, khả năng cập nhật và
thích ứng uyển chuyển với mọi yêu cầu của xã hội, thường tái hiện và giải
quyết một vấn đề, một sự kiện hoặc một vài sự kiện. Đây là thể loại văn học
có nội khí “một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy” [29,tr.121]. Đối tượng
phản ánh của nó rất rộng lớn, từ những vấn đề thuộc về đời sống vật chất đến
những vấn đề của tinh thần con người, từ chuyện có thật đến chuyện hoàn
toàn bịa đặt. Nhìn chung, truyện ngắn thường được tiếp nhận một mạch,
người đọc ngày nay quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút hoặc


11

trong vài giờ bởi mạch cảm xúc không bị đứt đoạn. Nhà văn Nguyễn Công
Hoan đã khẳng định: “Ngắn (là hình thức) và thanh giản (là tinh thần) đó là
hai đức tính cơ bản của truyện ngắn” [72,tr.287]. So với tiểu thuyết, truyện
ngắn có dung lượng nhỏ hơn. Nhưng là thể loại có cách phát hiện nghệ thuật
đời sống theo chiều sâu cho nên sức chứa của truyện ngắn vẫn rất lớn. Nó có
thể trở thành “tòa đại lầu chứa đựng cả tinh thần của thời đại” nhờ vào
phương thức biểu hiện “qua một con mắt mà truyền đạt được cả tinh thần con
người” (Lỗ Tấn). Như vậy, ngắn gọn là đặc trưng cơ bản của truyện ngắn, nó
đồng nghĩa với cô đọng, tinh chất – nhìn vào đó có thể thấy cuộc sống hiện ra
với đủ sắc màu của nó. Điều cần chú ý ở đây là: cái vỏ hình thức bên ngoài
khá định hình của thể loại truyện ngắn đã buộc nó phải tạo nên sự biến đổi
của cấu trúc nội tại, đó là sự vận động phát triển đi từ cái cá biệt đến cái
chung, từ cụ thể hóa đến khái quát hóa, tức là quá trình điển hình hóa của
nghệ thuật văn chương. Đó chính là sự cách tân, đổi mới, sáng tạo của thể loại
truyện ngắn. Yếu tố mới lạ của truyện ngắn là phải tạo nên được sự cuốn hút

đối với người đọc vào những sự kiện đang diễn ra một cách đầy biến động
của cả đời thường và những chuyện lớn lao của thời đại. Như vậy, truyện
ngắn với khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho nó có vẻ gần gũi các hình thức
truyện kể dân gian như truyện cổ, truyện cười. Nhưng thực ra truyện ngắn lại
gần với tiểu thuyết hơn cả bởi nó là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương
thời. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là nếu nhân vật
chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là một
mảnh nhỏ của thế giới ấy. Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một
trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Qua việc tìm hiểu một số quan niệm về truyện ngắn của các nhà văn
trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn là một thể tài có hình
thức tự sự ngắn gọn, dung lượng tuy nhỏ nhưng hiệu quả phản ánh và biểu


12

hiện rất lớn. Cùng với đặc trưng ngắn gọn, hàm súc, truyện ngắn còn mang
tính cập nhật, nhanh chóng.Thể loại này có sự nhạy bén trước những đổi thay
của hiện thực đời sống, bắt kịp nhanh chóng với cuộc sống hiện đại.Chính vì
thế, nó thường gắn liền với hoạt động báo chí, có tác động và ảnh hưởng kịp
thời tới cuộc sống.Với đặc điểm này, truyện ngắn là thể loại năng động giúp
nhà văn phát huy khả năng nhạy bén trong việc phản ánh những vấn đề mang
tính thời sự đặt ra trong cuộc sống. Đến nay, truyện ngắn đã khẳng định vị trí
của mình trong hệ thống thể loại tự sự của văn học thế giới. Ở Việt Nam, sau
giai đoạn “buổi đầu” với những thành tựu đáng ghi nhận, truyện ngắn đã có
bước phát triển mới trong giai đoạn 1945 - 1975. Sau 1975, cùng với sự vận
động đổi mới của xã hội, truyện ngắn đã có sự chuyển mình lớn lao. Các nhà
văn lúc này dũng cảm nhìn vào sự thật, viết về sự thật. Truyện ngắn từ đó có
sự mở rộng biên độ phản ánh, có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về hiện thực và
con người nên đã đạt được những thành tựu nổi bật.

1.2. Một số vấn đề cơ bản về thi pháp thể loại truyện ngắn
1.2.1. Tình huống truyện
Truyện ngắn là một thể tài văn học ngắn gọn, có tính hàm súc cao. Vì
thế, tình huống là yếu tố không thể thiếu trong mỗi tác phẩm tự sự. Nó là điều
kiện, hoàn cảnh để nhân vật có “đất diễn”, có khả năng bộc lộ về bản thân
mình. Ngay cả những truyện không có biến cố, không có kịch tính thì vẫn
phải hình thành từ một tình huống cụ thể.
Theo quan điểm của Heghen trong Mỹ học thì: “Tình huống là một
trạng thái có tính chất riêng biệt”. Còn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Đôi
khi người ta nghĩ ra một tình thế xảy ra câu chuyện thật hay và thế là coi như
xong một nửa” [31]. Như vậy, tình huống truyện xét đến cùng là một sự kiện
đặc biệt quan trọng của đời sống được nhà văn sáng tạo trong đó chứa đựng
một tình thế bất thường của quan hệ đời sống. Tình huống trong truyện ngắn


13

biểu hiện quy luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ
nhưng khả năng phản ánh lớn.
Tình huống luôn là một trong những vấn đề quan trọng của nghệ thuật
truyện ngắn. Bởi nó “Là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng,
ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào để thực hiện đắc lực tất cả những
ý định của tác giả. Ví như một cây cọc vững chắc để cho một cây bí leo lên
mà ra hoa trái” [12]. Cuộc sống đa dạng, phong phú diễn ra trong những tình
thế khác nhau và truyện ngắn khi khái quát đời sống, muốn miêu tả được bản
chất của nó phải hướng tới xây dựng những tình huống tiêu biểu, nổi bật giữa
các tình huống phụ trợ khác, vì “mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình
thế nảy sinh trong cuộc sống”. Cho nên, khi viết truyện ngắn và sáng tạo tình
huống nhà văn luôn cố gắng tạo ra những tình huống tiêu biểu. Một người
cầm bút có biệt tài có thể sẽ chọn được trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh

khắc, một lát cắt thời gian mà ở đó có cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng
nhiều ý nghĩa nhất và có thể bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc
lộ ra cái phần ẩn náu sâu kín nhất trong tâm hồn, đó là khoảnh khắc chứa
đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [12]. Do đó, tình huống là những
thời khắc tiêu biểu có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người, tại đó con
người có cơ hội bộc lộ tính cách của mình. Những nhà văn có tài phải tạo ra
được tình thế vừa mang tính cá biệt vừa mang tính phổ biến.Và cái tình thế ấy
phải tự nó bộc lộ nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho
một hiện tượng xã hội [71,tr.43]. Điều này khẳng định việc khám phá tính cách,
số phận nhân vật cần bắt đầu từ việc khai thác tình huống truyện, bởi các tình
huống thường gắn liền với biến cố của sự kiện, của hành động nhân vật.
Như vậy có thể thấy, vấn đề tình huống được đề cập ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám
phá và tìm hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo nên


14

những bất ngờ và làm nên sự độc đáo cho câu chuyện. Trong tác phẩm tự sự
nói chung, tình huống giữ vai trò quan trọng chi phối sự phát triển của cốt
truyện và cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Với truyện ngắn nói riêng,
tình huống phải hợp lôgic cuộc sống thì truyện mới chân thực, tự nhiên. Qua
tình huống, nhà văn phải làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề tư tưởng thì
tác phẩm mới thành công.
Tình huống truyện trong truyện ngắn giữ vai trò là hạt nhân của cấu
trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện
đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng
của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Vì vậy khi tìm hiểu nhân vật, điều
cốt yếu trước hết chúng ta phải phát hiện ra hoàn cảnh đặc biệt, cái nền mà
nhân vật bộc lộ con người thực của mình.Trên cơ sở đó, người đọc sẽ giải mã

được những điều thầm kín mà nhà văn gửi gắm thông qua hình tượng nhân
vật. Vai trò của tình huống truyện luôn được các nhà văn đề cao. Chính vì thế,
với truyện ngắn, cần một tình huống, một khoảnh khắc giàu ý nghĩa giống
như cái trục xoay quần tụ mọi chi tiết của tác phẩm, làm bộc lộ tư tưởng của
tác giả.
Thông thường mỗi truyện ngắn có một tình huống. Tình huống ấy có
khi là những xung đột, va chạm gắn liền với các sự kiện trong đời sống hàng
ngày gây ra tác động mạnh tới suy nghĩ, tính cách hay số phận của nhân vật.
Cũng có khi đó là sự gặp gỡ tình cờ, cuộc đối đầu trớ trêu giữa những con
người xa lạ. Nhưng có thể nói, tình huống là hoàn cảnh, điều kiện để tác giả
gắn kết các nhân vật, hội tụ họ vào trong một sự kiện nào đó. Qua đó, tính
cách, bản chất của các nhân vật cọ xát nhau, bộc lộ hoàn toàn tự nhiên và
sống động. Nhìn chung, truyện ngắn hiện đại ngày càng xa dần lối kể dài
dòng với những biến cố dữ dội mà ngắn gọn, cô đúc hơn trong phương thức
biểu hiện. Truyện ngắn thường có ba loại tình huống phổ biến: Tình huống


15

hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Tình huống hành
động là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế chỉ
có thể giải quyết bằng hành động, do đó nó tạo kịch tính cho truyện ngắn, loại
tình huống này xuất hiện trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Nam
Cao,… Tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc
của nhân vật như trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Tình huống
nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút giác ngộ của nhân vật về con người và
cuộc sống, loại tình huống này xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của Nam
Cao, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,…
Đặc biệt, trong truyện ngắn hiện đại, tình huống đóng vai trò ngày càng
quan trọng. Việc giải quyết tình huống phụ thuộc vào quan niệm của mỗi nhà

văn về con người và cuộc đời. Tư tưởng, chủ đề và kĩ thuật kể chuyện cũng
được thể hiện qua những tình thế đặc biệt nảy sinh trong truyện.Vì vậy, việc
xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của một tác phẩm có giá
trị, một tác giả tài năng.
1.2.2.Nhân vật
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả, thể hiện trong tác
phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học rất đa dạng, có thể là con
người nhưng cũng có thể là những sự vật, loài vật mang bóng dáng con người.
Nhân vật văn học là đối tượng cụ thể được nhà văn miêu tả trong tác phẩm
nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống bằng nghệ thuật ngôn từ.
Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức
cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất của
văn học là quan hệ với đời sống. Nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể
nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Nhà văn xây
dựng nhân vật để khái quát những quy luật của đời sống con người và thể
hiện quan niệm của mình về con người. Nhân vật văn học: “thể hiện quan


16

niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế, nhân
vật luôn luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm” [22,tr.203]. Nói cách khác:
“Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá
nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó trong hiện
thực” [18, tr.126]. Như vậy, nhân vật văn học bao hàm cả nội dung, tư tưởng
và quan niệm của nhà văn về con người, về thế giới. Vì thế, nhân vật là
phương tiện “khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện
những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người.”[37, tr.279]
Nhân vật văn học, khác với nhân vật hội họa, điêu khắc, được bộc lộ
trong hành động và quá trình.Nó luôn hứa hẹn những điều sẽ xảy ra, những

điều chưa biết trong quá trình giao tiếp. Nhân vật văn học là con người cụ thể
sống trong một hoàn cảnh sống nhất định nhưng nó chỉ là “một đơn vị nghệ
thuật đầy tính ước lệ” [22,tr.235]. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc
không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một
ẩn dụ, nó không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà có khi chỉ là một hiện
tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm,nó không “… giản đơn là những bản dập
của những con người sống, mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp
với ý đồ tư tưởng của tác giả” [46,tr210], cho nên “không thể đồng nhất nó
với con người có thật trong đời sống” [22,tr235].
Nhân vật là yếu tố then chốt của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn
học. Với truyện ngắn, nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc
truyện. Thông qua nhân vật, nhà văn gửi gắm vào đó những quan điểm tư
tưởng của mình về con người và cuộc đời. Nhân vật là yếu tố quyết định việc
lựa chọn ngôi kể, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm
văn học. Nếu rút nhân vật ra khỏi chỉnh thể nghệ thuật ấy thì tác phẩm văn
học không còn là tác phẩm nghệ thuật nữa.Vì thế, nhân vật văn học là đơn vị


17

nghệ thuật đầy tính ước lệ, có những dấu hiệu để người đọc nhận ra cuộc sống
đời thường trong đó.
Nhân vật còn là nơi để tác giả thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình về
cuộc sống và con người. Do đó, nhân vật văn học nào cũng thể hiện cách hiểu
của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định và qua các đặc điểm
mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác
giả” [54, tr.65]. Ngoài ra, nhờ nhân vật mà kết cấu của nhiều tác phẩm đạt
được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các
phương tiện ngôn từ được phát lộ, để rồi tự chúng trở thành những phương
tiện nghệ thuật độc lập có thể được nghiên cứu riêng như một đối tượng thẩm

mỹ chuyên biệt. Như vậy, vấn đề của văn học là nhân vật. Điều này càng
đúng và rõ hơn đối với thể loại tự sự nói chung, với truyện ngắn nói riêng bởi:
“nhân vật là đơn vị cơ bản khi tìm hiểu truyện ngắn, truyện ngắn sống bằng
nhân vật” [43,tr.30]. Về vấn đề này, Nguyễn Tuân cho rằng thông qua nhân
vật nhà văn thể hiện được “suy nghĩ về cuộc sống qua cái hình thức duy nhất
của nhân vật, và cũng dựa vào nhân vật để biểu hiện cái tư tưởng tiến bộ của
mình. Nhân vật là người sứ giả truyền đi cái thế giới quan, cái nhân sinh
quan của mình” [76]. Còn Nguyễn Minh Châu cũng khẳng đinh, ở truyện
ngắn, qua nhân vật mà người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số
phận con người sống giữa xã hội và cuộc đời [12]. Nhân vật văn học vì thế là
đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra cuộc sống
đời thường trong đó. Qua nhân vật, người đọc nắm được phần nào thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương, nhân vật văn học
là hiện tượng đa dạng, là yếu tố phong phú, biến hóa vô cùng vô tận. Khả
năng sáng tạo dồi dào đòi hỏi nhiều công phu của người viết. Tên tuổi của nhà
văn gắn với tác phẩm chủ yếu thông qua nhân vật. Sức sống của nhân vật, giá


18

trị điển hình của nhân vật thể hiện rõ tài năng sáng tạo nghệ thuật và bản lĩnh
người nghệ sĩ. Những nhân vật thành công của các nhà văn lớn thường là
những sáng tạo độc đáo không lặp lại.
Xét một cách chung nhất, nhân vật văn học là đặc điểm quan trọng
trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ảnh đời sống và được nhà văn
xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu tác phẩm văn
học cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa
ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó.
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự

đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa
một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm
hồn của con người. Nếu nhân vật trong tiểu thuyết được miêu tả về nhiều mặt,
tinh tế, chi tiết, các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình,
trong tổng hòa mọi bình diện từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản
năng,… Sự miêu tả nhân vật ở đây đạt đến tính lập thể toàn vẹn.Tiểu thuyết
không chỉ viết về một số người, mà còn viết về cả gia tộc, cả thế hệ, thậm chí
nhiều thế hệ. Còn nhân vật trong truyện ngắn ít, thường có một hoặc hai nhân
vật chính, kèm đôi ba nhân vật phụ lướt đậm nhạt [14,tr.26] nhưng sức dồn
nén lại lớn, nó biểu hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm và cá tính sáng tạo
của nhà văn. Thông qua việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong tác phẩm, người
đọc không chỉ hiểu rõ bộ mặt của xã hội đương thời, những chuyển biến của
thời đại mà còn thấy được những vấn đề thân phận con người.
Khảo sát trong thực tiễn của văn học nói chung, thể loại truyện ngắn
nói riêng, nhân vật văn học đã và đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ
nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới văn học. Sự phản ánh của văn học ở thể
loại truyện ngắn trong thời kỳ đổi mới đã có những chuyển biến sâu sắc trong
cách tiếp cận, khai thác và biểu hiện thế giới riêng của con người. Nếu nhân


19

vật trong truyện ngắn ở giai đoạn trước, con người hiện lên chủ yếu là con
người cộng đồng, con người đại diện cho cái ta thì ở nhan vật trong truyện
ngắn thời kỳ đổi mới, các nhà văn còn thấy bên cạnh những con người cộng
đồng còn là con người cá nhân với chiều sâu bí ẩn của tâm hồn. Chính điều
này đã góp phần làm cho văn học thời kỳ đổi mới có sức ám ảnh lớn.Các nhà
văn đương đại đã bứt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của cách xây dựng nhân vật
trong truyện ngắn truyền thống để đi tìm những yếu tố, chất liệu mới mẻ trong
việc phản ánh đời sống ở bề sâu bí ẩn. Nhân vật được soi chiếu ở nhiều chiều,

nhiều hướng, đặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau, tránh được tính chất
phiến diện, giản đơn một chiều.
Trong hướng đi sâu vào con người cá nhân, có thể thấy nổi bật trong
truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới có một số kiểu nhân vật sau: nhân vật
bi kịch, nhân vật tự nhận thức, nhân vật cô đơn, nhân vật tha hóa, nhân vật kỳ
ảo,… Những kiểu nhân vật này xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh
Thái, Tạ Duy Anh,… Chúng ta có thể nhận thấy sự đổi mới cơ bản của các
cây bút này trên nhiều lĩnh vực, xong tập trung nhất vẫn là trong cách tiếp cận
và xây dựng nhân vật để phản ánh đời sống.
1.2.3. Kết cấu
Kết cấu là một phương diện cơ bản của tác phẩm nghệ thuật, nó đảm
nhiệm vai trò tổ chức các thành tố cơ bản trong tác phẩm, tạo nên một chỉnh
thể nghệ thuật đồng thời qua đó nhà văn biểu hiện tư tưởng, tình cảm của
mình.Với truyện ngắn, kết cấu nghệ thuật càng trở nên quan trọng hơn bởi
truyện ngắn thường tái hiện một khoảnh khắc của đời người, một lát cắt của
cuộc sống.
Thuật ngữ kết cấu được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu văn học. Nó
vốn được mượn từ thuật ngữ kết cấu trong nghệ thuật kiến trúc và hội họa.


×