Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI TRUNG HIẾU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
TẠI CHI CỤC THUỶ LỢI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI TRUNG HIẾU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
TẠI CHI CỤC THUỶ LỢI PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Bùi Trung Hiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Đề tài này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường với
thực tiễn điều tra, phân tích cùng với sự hỗ trợ nỗ lực cố gắng của bản thân.
Để hoàn thành bản đề tài này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân,
tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung,

người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề
tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo cũng như
các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị
kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các bộ
phận tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả luận văn

Bùi Trung Hiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ...................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI.................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý công trình thủy lợi .............................................. 5
1.1.1. Khái niệm về thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi và quản lý
công trình thủy lợi ................................................................................... 5
1.1.2. Sự cần thiết của công tác quản lý công trình thủy lợi ............................. 7
1.1.3. Những nguyên tắc và cơ chế quản lý công trình thủy lợi ....................... 8
1.1.4. Nội dung quản lý công trình thủy lợi ...................................................... 9
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi ....................... 12
1.1.6. Công tác quản lý công trình thủy lợi tại Việt Nam ............................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý công trình thủy lợi......................................... 28
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý công trình thủy lợi của nước ngoài .................... 28
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý công trình thủy lợi của một số địa phương ........ 34
1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý công trình thủy lợi tại Chi cục
thủy lợi Phú Thọ.................................................................................... 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 38
2.1. Các câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu ........................................................... 38
2.2. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin ............................................ 38

2.2.2. Phương pháp phân tích .......................................................................... 39
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý công trình thuỷ lợi ..................... 41
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý công trình thủy lợi ................................. 41
2.3.2. Một số chỉ tiêu khác .............................................................................. 43
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
THUỶ LỢI TẠI CHI CỤC THUỶ LỢI PHÚ THỌ ........................ 44
3.1. Đặc điểm tỉnh Phú Thọ ............................................................................ 44
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ ........................................................... 44
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ .................................................. 48
3.2. Giới thiệu Chi cục Thuỷ lợi Phú Thọ....................................................... 54
3.2.1. Chức năng ............................................................................................. 54
3.2.2. Tổ chức bộ máy ..................................................................................... 55
3.2.3. Nhiệm vụ chính trị của Chi cục Thủy lợi.............................................. 57
3.3. Thực trạng công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Chi cục Thuỷ lợi
Phú Thọ ................................................................................................. 57
3.3.1. Hiện trạng công trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ ......................................... 57
3.3.2. Thực tra ̣ng quản lý công trình thuỷ lợi ta ̣i tỉnh Phú Tho ̣ ...................... 70
3.3.3. Thực trạng quản lý các công trình thủy lợi ở các huyện khảo sát ........ 79
3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi ....................... 85
3.4. Đánh giá công tác quản lý công trình thuỷ lợi tỉnh Phú Thọ và
nguyên nhân của chúng ......................................................................... 89
3.4.1. Những kế t quả đa ̣t đươ ̣c ........................................................................ 89
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 90
3.4.3. Mô ̣t số nguyên nhân chủ yế u ................................................................ 92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG
TRÌNH THUỶ LỢI TẠI CHI CỤC THUỶ LỢI PHÚ THỌ ................. 94

4.1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện Công tác quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi tỉnh Phú Thọ .................................................................... 94
4.1.1. Mục tiêu................................................................................................. 94
4.1.2. Phương hướng hoàn thiêṇ ..................................................................... 95
4.2. Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện Công tác quản lý khai thác
công trình thuỷ lợi Phú Thọ .................................................................. 96
4.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới công tác tổ chức quản lý công trình
thủy lợi .................................................................................................. 96
4.2.2. Giải pháp đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ................... 101
4.2.3. Giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác
quản lý công trình thủy lợi .................................................................. 107
4.2.4. Tăng cường mức độ kiên cố hóa kênh mương.................................... 108
4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 110
4.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan ............................................ 110
4.3.2. Kiến nghị đối với Chi cục Thuỷ lợi Phú Thọ...................................... 112
KẾT LUẬN .................................................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 118

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BĐKH


Biến đổi khí hậu

DN

Doanh nghiệp

HTX

Hợp tác xã

KTCTTL

Khai thác công trình thủy lợi

MTQG

Mục tiêu Quốc gia

MTV

Một thành viên

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTKTXH

Phát triển kinh tế xã hội


TLP

Thủy lợi phí

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT 56

Thông tư số: 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010
của Bộ Nông nghiệp & PTNT V/v quy định một số nội
dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác
công trình thủy lợi

TT 65

Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn tổ
chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình
thủy lợi

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT NT

Vệ sinh môi trường nông thôn


XN

Xí nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Hê ̣thố ng các tổ chức khai thác công trình thủy lợi thuộc Nhà nước ...... 21

Bảng 1.2.

Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý
khai thác công trình thủy lợi ở cấp tỉnh ...................................... 22

Bảng 1.3.

Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý
khai thác công trình thủy lợi ở cấp huyện .................................. 23

Bảng 1.4.

Năng lực cán bộ khối quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh ................... 24


Bảng 1.5.
Bảng 2.1.

Năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về thủy lơ ̣i ở cấp huyện...... 25
Tình hình phân bổ mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn ................. 39

Bảng 2.2.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý công trình thuỷ lợi ........ 41

Bảng 3.1.
Bảng 3.2.

Các đơn vi ha
̣ ̀ nh chính tỉnh Phú Tho ̣ .......................................... 49
Đă ̣c điể m nguồ n nhân lực tin̉ h Phú Tho ̣..................................... 50

Bảng 3.3.

Cơ cấ u kinh tế tin̉ h Phú Tho ̣ giai đoa ̣n 2007-2014 ..................... 51

Bảng 3.4.

Tốc độ tăng trưởng GTSX nông - lâm - thủy sản ....................... 52

Bảng 3.5.

Hiện trạng tưới lưu vực sông Lô................................................. 59

Bảng 3.6.


Hiện trạng tưới lưu vực sông Đà ................................................ 60

Bảng 3.7.

Hiện trạng tưới lưu vực sông Thao ............................................. 62

Bảng 3.8.

Tình hình kiên cố hóa kênh mương tỉnh Phú Thọ (2000-2015) . 63

Bảng 3.9.

Tình hình duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy
lợi tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 75

Bảng 3.10. Kết quả công tác tuyên truyền, ký cam kết trong khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi ........................................................... 77
Bảng 3.11. Tình hình quản lý công trình thủy lợi của 3 huyện khảo sát ...... 79
Bảng 3.12. Kết quả thu thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng của 3 huyện ........ 81
Bảng 3.13. Tình hình sử dụng thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng của 3
huyện khảo sát ............................................................................ 83
Bảng 3.14. Tình hình thanh tra, kiểm tra quản lý công trình thủy lợi
thông qua điều tra ....................................................................... 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác
công trình thủy lợi ....................................................................... 15

Hình 1.2.

Mô hình quản lý thủy lợi của Hàn Quốc .................................... 30

Hình 1.3.

Sơ đồ tổ chức của Hội tưới Đài Loan ......................................... 33

Hình 3.1.

Bản đồ tin
̉ h Phú Tho ̣................................................................... 44

Hình 3.2.

Cơ cấu tổ chức Chi cục Thủy lợi Phú Thọ ................................. 55

Hình 3.3.

Biểu đồ trình độ chuyên môn của cán bộ Chi cục Thủy lợi ....... 56

Hình 3.4.


Biểu đồ độ tuổi cán bộ Chi cục ................................................... 56

Hình 3.5.

Trạm bơm Đông Nam Việt Trì ................................................... 58

Hình 3.6.

Trình độ cán bộ quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến huyện .......... 73

Hình 3.7.

Trình độ cán bộ quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ ......................................................................... 73

Hình 3.8.

Buổi họp dân tại xã Cự Thắng - Huyện Thanh Sơn ................... 90

Hình 4.1.

Mô hình Cục Thuỷ lợi - cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ lợi ..... 97

Hình 4.2.

Mô hình quản lý hệ thống thuỷ lợi liên Huyện ........................... 99

Hình 4.3.


Mô hình tổ chức hợp tác dùng nước ......................................... 100

Hình 4.4.

Hình dạng mặt cắt kênh ............................................................ 110

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên phong
phú tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp, du lịch-dịch vụ, nông-lâm
nghiệp và thuỷ sản. Tỉnh có 13 đơn vị hành chính, gồm TP.Việt Trì, thị xã
Phú Thọ và 11 huyện thị.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự đóng góp của
nhân dân, tới nay tỉnh Phú Tho ̣ đã xây dựng được một hạ tầng cơ sở các công
trình thủy lợi phục vụ cấp, thoát nước kết hợp chống lũ, đáp ứng ở mô ̣t mức
đô ̣ nhấ t đinh
̣ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cu ̣ thể là, về hê ̣ thố ng tưới, toàn tỉnh hiện có 2.026 công trình tưới,
trong đó: 1.341 hồ, đập dâng; 432 phai dâng; 222 trạm bơm tưới, 31 trạm
bơm tưới tiêu kết hợp và nhiều công trình tạm. Nhờ đó, đã đảm bảo tưới đươ ̣c
28549ha/39727ha trong vu ̣ lúa chiêm, đạt 71,9% so với diện tích thiết kế,
25160ha/34664ha trong vu ̣ lúa mùa, đạt 72,6% so với diện tích thiết kế,
3443ha/5657ha diện tích màu, đạt 61% so với diện tích thiết kế, và 1649ha
diêṇ tích trồ ng cây công nghiệp và cây ăn quả.

Về hê ̣ thống tiêu, toàn tỉnh Phú Thọ hiêṇ có 45 trạm bơm tiêu, bao gồm
26 trạm bơm chuyên tiêu và 19 trạm bơm tưới tiêu kết hợp. Các trạm bơm có
diện tích tiêu thiết kế là 9.702ha, thực tế mới tiêu được 6.089 ha, đạt 62,7% so
với thiết kế. Trong đó, tiêu cho diện tích lúa chiêm là 2.565 ha, lúa mùa là
5.759 ha, diện tích màu là 330 ha. Ngoài ra, còn có 170 cống tiêu tự chảy bảo
vệ cho 20.000 ha.
Về chống lũ, toàn tỉnh Phú Tho ̣ đã xây dựng được một hệ thống đê,
gồm 21 tuyến đê từ cấp IV đến cấp I, tổng chiều dài 382km; 16km đê bối và
40,41km đê bao ngăn lũ nội đồng. Bên ca ̣nh đó, đã xây dựng được 37,5km kè
trên tổng số 122km bờ sông bị sạt lở. Hiện nay các tuyến kè đã được xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
dựng đang ổn định và phát huy tốt. Tuy nhiên còn trên 85km kè chưa được
xây dựng. Toàn tỉnh hiện có 342 cống qua đê, trong đó có 170 cống tiêu tự
chảy. Các cống hầu hết đã xây dựng (trên 20 năm) hiện nay đã xuống cấp.
Lañ h đa ̣o tin
̉ h Phú Thọ nhâ ̣n thức rấ t rõ nước là tài nguyên đặc biệt
quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, là giải pháp
hàng đầu cho phát triển nông nghiệp của tỉnh. Hiện nay, do những biến động
thất thường của thời tiết, rừng đầu nguồn bị suy giảm làm cho nguồn nước có
nguy cơ ngày càng cạn kiệt. Bên ca ̣nh đó, hạ tầng cơ sở thuỷ lợi của Phú Thọ
luôn chịu tác động của thiên nhiên và con người nên còn nhiều tồn tại, như: a)
hệ thống các công trình thủy lơ ̣i tuy đã được cải ta ̣o la ̣i, song thiế u đồ ng bô ̣ và
bi ̣xuống cấp nghiêm trọng trong quá trình sử du ̣ng, công trình tạm còn nhiều,
chỉ đáp ứng được 7072% năng lực thiết kế; b) quản lý khai thác còn nhiều
hạn chế, tình trạng hạn, úng còn xảy ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh; c) hoa ̣t

đô ̣ng sản xuấ t được mở rộng, do đó nhu cầu dùng nước, tiêu thoát nước,
phòng chống lũ và bảo vệ môi trường nước không chỉ phu ̣c vu ̣ liñ h vực nông
nghiệp, mà còn cho thuỷ sản, công nghiệp, du lịch - dịch vụ, đô thị, dân sinh
ngày càng tăng.
Đồ ng thời, các hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn
nhiều mặt hạn chế như tổ chức quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả, mối
quan hệ giữa doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi với địa
phương, các tổ chức hợp tác, hộ dùng nước còn lỏng lẻo, sử dụng nước còn
lãng phí, tuỳ tiện, trách nhiệm trong bảo vệ công trình không được quan tâm,
công tác duy tu bảo dưỡng công trình trông chờ vào sự quan tâm đầu tư của
Nhà nước. Vì những yêu cầu cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện
công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Chi cục Thuỷ lợi Phú Thọ” để
nghiên cứu trong quá trình làm luận văn thạc sĩ của mình với hy vo ̣ng góp
phần giải quyết được những tồ n ta ̣i nêu trên trong công tác quản lý các công
triǹ h thủy lơ ̣i của tỉnh trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực tra ̣ng quản lý công trình thuỷ lợi tỉnh Phú Tho ̣
trong giai đoạn 2012-2014, đề tài sẽ đề xuất mô ̣t số giải pháp nhằ m hoàn thiêṇ
quản lý công trình thuỷ lợi trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hê ̣ thố ng hóa những vấn đề, lý luận cơ bản về công tác quản lý công
trình thuỷ lợi.
Vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tiễn để đánh giá thực trạng, các tồn

tại hạn chế, những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý công trình thuỷ
lợi tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ
lợi nhằm tăng khả năng phục vụ của các công trình đối với đời sống dân sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý công trình thủy
lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu công tác quản lý công trình thuỷ lợi vừa
và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian: Các tài liệu được thu thập trong khoảng thời gian 3 năm
từ 2012-2014.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về quản lý công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số số giải pháp nâng
cao chất lượng công tác quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt khoa học cũng
như thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Về mặt khoa học: Đề tài đặt vấn đề và phân tích về khái niệm quản lý
công trình thủy lợi. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hình thành một khái niệm
cụ thể về quản lý công trình thủy lợi dựa trên cơ sở chắt lọc và tổng hợp nhiều
ý kiến khác nhau từ các nguồn tài liệu, sách báo về các vấn đề có liên quan.
Về mặt thực tiễn: Đề tài cung cấp cho nhà quản lý một cách nhìn tích

cực về vấn đề quản lý công trình thủy lợi. Đồng thời đề tài cũng giúp các nhà
quản lý nâng cao công tác quản lý công trình thủy lợi tại Phú Thọ trên cơ sở
các giải pháp đề xuất trong đề tài.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác công trình
thủy lợi.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thủy lợi tại Chi cục Thuỷ lợi
Phú Thọ.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi
tại Chi cục Thuỷ lợi Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý công trình thủy lợi
1.1.1. Khái niệm về thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi và quản lý công
trình thủy lợi
Thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi
Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu
khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên
nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Ngoài ra, thủy lợi còn
có tác dụng chống lại sự cố kết đất. Thủy lợi thường được nghiên cứu cùng

với hệ thống tiêu thoát nước. Hệ thống này có thể là tự nhiên hay nhân tạo để
thoát nước mặt hoặc nước dưới đất của một khu vực cụ thể.
Thuỷ lợi là biện pháp điều hoà giữa yêu cầu về nước với lượng nước
đến của thiên nhiên trong khu vực. Đó cũng là sự tổng hợp các biện pháp
nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những
thiệt hại do nước có thể gây ra.
"Công trình thủy lợi" là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác
mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và
cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường
ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại [1] [9].
"Hệ thống công trình thủy lợi" bao gồm các công trình thủy lợi có liên
quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định
[1] [13].
“Thủy lợi phí" là một phần phí dịch vụ về nước của công trình thủy lợi, để
góp phần chi phí cho công tác tu bổ, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi. [1]
Quản lý công trình thủy lợi
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến
động của môi trường. Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao
động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được
phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là
một loại hoạt động lao động. Bất kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức
thực hiện đều cần có sự quản lý dù ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp

những hoạt động cá nhân thực hiện những chức năng chung. Quản lý có thể
được hiểu là các hoạt động nhằm bảo đảm hoàn thành công việc qua nỗ lực
của người khác. Hoạt động quản lý phải trả lời các câu hỏi như phải đạt được
mục tiêu nào đã đề ra, phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào, phải
đấu tranh với ai và như thế nào, có rủi ro gì xảy ra và cách xử lý? Như vậy,
quản lý không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực, mà là sản phẩm
của sự phân công lao động để liên kết và phối hợp hoạt động chung của một
tập thể. Như vậy, thuật ngữ quản lý luôn gắn liền với tổ chức. [13]
Công tác quản lý là những quy định quản lý các bộ phận quản lý và các
mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn của từng người từng bộ phận nhằm hoàn
thành mục tiêu chung của tổ chức. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng
đã nói đến Công tác quản lý là hàm ý nói đến hệ thống tổ chức được sắp xếp
theo thứ bậc, thành từng nhóm, từng bộ phận và ứng với vai trò, nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể để cùng thực hiện mục tiêu chung của tổ chức; nói đến quản
lý là nói đến các hoạt động, tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý để đạt được mục tiêu. Tổ chức và quản lý có mối liên hệ mật thiết, khăng
khít lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau. Quản lý là tổng hợp các hoạt động nhằm
duy trì và hoàn thiện hệ thống tổ chức, thúc đẩy hoạt động của tổ chức bảo
đảm sự tồn tại và vận hành của tổ chức, có tổ chức mà không có Công tác
quản lý sẽ trở thành một tập hợp hỗn loạn. Giải quyết vấn đề tổ chức phải dựa
trên khả năng quản lý, hệ thống quản lý phải xuất phát từ hình thức và
phương pháp tổ chức. Công tác quản lý với 2 nội dung cơ bản là tổ chức và
quản lý không tách rời nhau, chúng gắn chặt với nhau, chi phối lẫn nhau. Để
thực hiện tốt chức năng quản lý phải xây dựng khung thể chế để mọi cá nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

tổ chức thực hiện, thông qua đó đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
mỗi người. [13]
Hiệu quả quản lý công trình thủy lợi chưa đáp ứng với kỳ vọng đầu tư
của nhà nước mà nguyên nhân chính được cho là sự bất cập về Công tác quản
lý. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Công tác quản lý phù hợp là yếu tố quyết
định tính hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi.
1.1.2. Sự cần thiết của công tác quản lý công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi được xây dựng để phục vụ cho những mục đích
khác nhau, trong những điều kiện tự nhiên về khí tượng thủy văn, địa hình,
địa chất… khác nhau. Do đó, công trình lợi rất đa dạng về biện pháp, về hình
thức kết cấu và quy mô công trình. [13]
Công tác quản lý công trình thủy lợi là một công tác nghiệp vụ kỹ thuật
phức tạp, nhiệm vụ của công tác là: Tận dụng triệt để năng lực thiết kế của
công trình để phục vụ sản xuất; Đảm bảo an toàn toàn tuyệt đối khi vận hành
và khai thác. [14]
Quản lý công trình thủy lợi là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác
quản lý khai thác hệ thống thủy lợi, nhằm bảo đảm công trình hoạt động
bình thường và phát huy hết tiềm lực của nước. [13] Đảm bảo hệ số tưới mặt
ruộng như đã xác định trong quy hoạch, cung cấp nước và thoát nước khi cần.
Hệ số lợi dụng kênh mương lấy tương ứng với tình trạng đất của khu vực theo
quy phạm thiết kế kênh tưới.
Các công trình thuỷ lợi đều được xây dựng theo phương châm "Nhà
nước và nhân dân cùng làm”. Nguồn vốn lấy từ ngân sách Nhà nước, vốn vay,
vốn địa phương hoặc trích từ thuỷ lợi phí của các Công ty khai thác công trình
thuỷ lợi và nhân dân đóng góp,... Công trình được hoàn thành sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế cao trong một thời gian dài nếu khai thác và quản lý tốt.
Khai thác và quản lý các công trình thuỷ lợi tốt sẽ nâng cao được hệ số sử
dụng nước hữu ích, giảm bớt lượng nước rò rỉ, thẩm lậu, nâng cao tính bền
vững của hệ thống, giảm bớt chi phí tu sửa. Mặt khác, khai thác và quản lý
tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch dùng nước, thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
hiện chế độ và kỹ thuật tưới phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nông nghiệp,
ngăn ngừa được hiện tượng đất bị lầy hoá, tái mặn hoặc bị rửa trôi do tình
trạng sử dụng nước bừa bãi gây nên. [13] Vì vậy, quản lý công trình thủy lợi
sẽ kéo dài thời gian sử dụng công trình, nâng cao hiệu ích dùng nước.
Các công trình thủy lợi có đặc điểm: Các công trình thi công kéo dài,
nằm dải rác trên diện rộng, chịu sự tác động của thiên nhiên và con người.
Thông qua công tác quản lý công trình thủy lợi để kiểm tra và đánh giá mức
độ chính xác của các khâu quy hoạch, thiết kế, thi công. Vì vậy không
ngừng cải tiến quản lý công trình làm cho công tác này ngày càng tốt
hơn là trách nhiệm rất lớn của những người làm công tác quản lý. [14]
1.1.3. Những nguyên tắc và cơ chế quản lý công trình thủy lợi
Công tác quản lý công trình thủy lợi là tổng hợp các đơn vị bộ phận có
mối liên hệ và quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên
môn hoá, được giao trách nhiệm quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng
cấp để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý công trình.
* Các nguyên tắc quản lý:
- Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp và sự thống nhất,
thông suốt từ trung ương đến địa phương, từ cấp cao đến cấp thấp.
- Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, phù hợp với từng địa phương, khu vực với
quy mô, phạm vi, tính chất, đặc điểm của từng công trình.
- Bảo đảm sự mềm dẻo, linh hoạt và thích nghi nhanh với sự thay đổi
của môi trường kinh doanh và đặc điểm tổ chức sản xuất nông nghiệp.
- Có phạm vi kiểm soát hữu hiệu, không chồng chéo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn.

- Bảo đảm hiệu quả, huy động triệt để sự phối hợp của các thành phần
kinh tế, người hưởng lợi và bộ máy chính quyền các cấp. Gắn quyền lợi và
trách nhiệm giữa Nhà nước, người hưởng lợi với tổ chức quản lý, giữa tổ
chức quản lý với người sử dụng dịch vụ, giữa cá nhân và tổ chức.
Các nguyên tắc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau vì vậy không
được xem nhẹ nguyên tắc nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
* Các văn bản quy đinh
̣ cơ chế quản lý các công trình thủy lợi:
Trong giai đoạn từ 2006 - 2014, Nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách, quy định trong đầu tư quản lý, khai thác công trình thủy lợi với 22 văn
bản gồm các Nghị định, Quyết định, Thông Tư đã tạo điều kiện tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về thủy lợi, nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ
thống công trình thủy lợi, như:
- Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;
- Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác
công trình thủy lợi;
- Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức
quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và

Bảo vệ công trình thủy lợi.
Trên cơ sở các văn bản đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Chi cục
Thủy lợi để giúp Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Sở Nông
nghiệp và PTNT tiến hành củng cố, hoàn thiện, đổi mới các tổ chức quản lý
công trình thủy lợi ở cơ sở có đủ năng lực, trình độ quản lý, khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên
tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật cho cán bộ quản lý, vận hành công trình
thủy lợi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác công trình
thủy lợi.
1.1.4. Nội dung quản lý công trình thủy lợi
Quản lý công trình thủy lợi: Qua tổng hợp và nghiên cứu tài liệu có liên
quan tôi đưa ra quan điểm về quản lý công trình thủy lợi như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
“Quản lý công trình thủy lợi là một nghệ thuật điều hành xây dựng hệ
thống hoạt động nghiên cứu triển khai, thiết kế, duy tu bảo dưỡng công trình
thủy lợi và kết hợp tổng thể các nguồn nhân lực với các nguồn vật chất thông
qua một chu trình khép kín của công trình, bằng việc sử dụng các kỹ năng
quản lý nhằm đạt được những mục tiêu như thiết kế ban đầu và mục đích
phục vụ của công trình, đồng thời nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực và
công suất làm việc của các công trình thủy lợi”.
Các công trình thủy lợi cần được quản lý theo pháp lệnh khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi. Cần phải ban hành các luật cụ thể về khai thác sử
dụng các công trình thủy lợi để hướng các cá nhân, các công ty, doanh nghiệp
có các hoạt động kinh doanh sản xuất phù hợp với mục đích bảo vệ công

trình. Công trình thủy lợi cần phải giao cho các tổ chức của địa phương đặc
biệt quan tâm tới cộng đồng quản lý dưới các hình thức ban tự quản và nhóm
sử dụng nước. Mặt khác, phải điều tra hiện trạng các công trình thủy lợi, lên
quy hoạch duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ công trình. Khẩn trương tiến
hành các chương trình dự án duy tu, sửa chữa, nâng cấp và làm mới các công
trình để đảm bảo cho sự phát triển. [13] [14]
Việc quản lý các công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:
Xây dựng quy trình và bộ máy tổ chức quản lý công trình thủy lợi
Vai trò nhà nước trong phát triển và xây dựng và quản lý công trình
thủy lợi chỉ được thực hiện tốt khi có được bộ máy quản lý đầy đủ và có hiệu
lực. Theo quy định hiện hành, Bộ máy quản lý Nhà nước để phát triển côn
trình thủy lợi nói chung, phát triển công trình thủy lợi nói riêng được hình
thành theo một hệ thống, từ Trung ương tới cấp xã phường. Cụ thể như sau:
Ở phạm vi toàn quốc, công tác quản lý của Chính phủ bao gồm nhiều
cơ quan và các Bộ ngành, chia thành: bộ phận chỉ đạo phối hợp, cơ quan chức
năng và các cơ quan có liên quan (Bộ Nông Nghiệp, Bộ tài Chính, Bộ Kế
hoạch và đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường...).
Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao
Chi cục Thủy lợi hoặc một đơn vị trực thuộc khác giúp Sở trực tiếp thực hiện
chức năng nhiệm vụ này. Ở cấp huyện, UBND huyện giao Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế giúp UBND huyện quản
lý Nhà nước về thủy lợi trên địa bàn huyện và ở cấp xã, UBND xã giao cho

cán bộ giao thông thủy lợi quản lý. [1] [2] [3] [4]
Tổ chức thực hiện quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ
công trình thủy lợi
- Sử dụng công trình: Dựa vào tình hình và đặc điểm công trình, điều
kiện dự báo khí tượng thuỷ văn và nhu cầu nước trong hệ thống bộ phận
quản lý phải xây dựng kế hoạch lợi dụng nguồn nước. Trong quá trình lợi
dụng tổng hợp cần có tài liệu dự báo khí tượng thuỷ văn chính xác để nắm
vững tình hình và xử lý linh hoạt nhằm đảm bảo công trình làm việc an toàn.
[1] [2] [3] [4]
- Công tác quan trắc: Cần tiến hành quan trắc thường xuyên, toàn diện.
Nắm vững quy luật làm việc và những diễn biến của công trình đồng thời dự
kiến các khả năng có thể xẩy ra. Kết quả quan trắc phải thường xuyên đối
chiếu với tài liệu thiết kế công trình để nghiên cứu và xử lý. [1] [2] [3] [4]
- Công tác bảo dưỡng: Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên
và định kỳ thật tốt để công trình luôn làm việc trong trạng thái an toàn và tốt
nhất. Hạn chế mức độ hư hỏng các bộ phận công trình. [1] [2] [3] [4]
- Công tác sửa chữa: Phải sửa chữa kịp thời các bộ phận công trình hư
hỏng, không để hư hỏng mở rộng, đồng thời sửa chữa thường xuyên, định kỳ.
- Công tác phòng chống lũ lụt: Trong mùa mưa, bão, cần tổ chức phòng
chống, chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và chuẩn bị các phương
án ứng cứu đối phó kịp thời với các sự cố xẩy ra. [1] [2] [3] [4]
Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
Đây là việc sử dụng các phương pháp tác động tới tinh thần, tư tưởng
đối với cộng đồng nhằm nâng cao ý thức tư tưởng, chính trị, chấp hành pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

luật và các quy định về sử dung và bảo vệ có hiệu quả các công trình thủy lợi.
Do công trình thuỷ lợi là tài sản công, nên công tác tuyên truyền giáo
dục người dân có ý thức bảo vệ các công trình thuỷ lợi là việc vô cùng cần
thiết và đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo cần phải quan tâm, sát sao. [1] [2] [3] [4]
Thanh tra, kiểm tra các công trình thủy lợi
Thanh tra, kiểm tra các công trình thuỷ lợi là một trong những công việc
cực kỳ quan trọng công tác quản lý các công trình thuỷ lợi. Việc này sẽ có hai lợi
ích vô cùng to lớn. Một là sẽ giúp lãnh đạo địa phương nắm được hiện trạng các
công trình thuỷ lợi. Từ đó có các biện pháp duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, sửa
chữa kịp thời để phục vụ bà con sinh sống và sản xuất. [1] [2] [3] [4]
Hai là sẽ giúp lãnh đạo kịp thời có phương án xử lý với những trường hợp
đột xuất theo biến động của tự nhiên, đáp ứng yêu cầu của người dân. Việc này
đồng thời cũng sẽ giúp lãnh đạo nắm được những tồn tại, vướng mắc trong công
tác quản lý để từ đó rút kinh nghiệm, khắc phục. [1] [2] [3] [4]
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý công trình thủy lợi bao
gồm những nhân tố sau:
1.1.5.1. Các nhân tố khách quan
Việc quản lý nhà nước đối với công trình thủy lợi có rất nhiều yếu tố
tác động tới, đối với các nhân tố khách, ta có thể kể đến như:
Sự tăng trưởng, ổn định và phát triển chúng của nền kinh tế thế giới,
kinh tế trong nước cũng có ảnh hưởng tới những chính sách phát triển hay
quản lý chợ.
Sự ổn định của nền kinh tế trong nước cũng có tác động mạnh tới việc
quản lý công trình thủy lợi bởi trong nền kinh tế thị trường thì bất kỳ hoạt
động quản lý kinh doanh nào cũng bị nền kinh tế dẫn dắt.
Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật có tính chất quản lý, định
hướng đối với việc quản lý. Vì thế, khi hệ thống pháp luật đầy đủ thuận tiện
thì cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý công trình thủy lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





13
Mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng, vì vậy trong công tác chỉ
đạo quản lý ngoài việc tuân thủ các quy định của nhà nước thì các cơ quan
cũng nên xem xét thực tế địa phương để đưa ra những văn bản, quyết định
cho phù hợp với địa phương ấy sao cho đạt hiệu quả cao.
Yếu tố xã hội: Bao gồm các đặc điểm và các yếu tố xã hội liên quan
đến người sử dụng như tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác
của nông dân. Đặc biệt những người dễ bị tổn thương có ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả quản lý và sử dụng công trình thủy lợi.
1.1.5.2. Các nhân tố chủ quan
- Điều kiện thi công: Các công trình thủy lợi vô cùng phức tạp, địa
điểm xây dựng thường là ở ngay lòng sông, lòng suối, luôn luôn bị nước lũ,
nước ngầm uy hiếp, vấn đề dẫn dòng, tháo lũ, giải quyết nước ngầm, hố móng
ở sâu xử lý nền móng phức tạp kéo dài, nên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả khai thác và sử dụng công trình.
- Yếu tố kỹ thuật: Bao gồm công nghệ được áp dụng vào công trình thủy
lợi như tưới tiêu tự chảy hay bơm đẩy, tưới ngầm, tưới tràn hay tưới phun.
- Yếu tố tổ chức quản lý và sử dụng: là hình thức tổ chức quản lý và sử
dụng công trình thủy lợi dưới hình thức hợp tác xã dùng nước hay nhóm hộ
dùng nước, sự kết hợp giữa quản lý của chính quyền địa phương với cộng
đồng, sự đồng nhất giữa người quản lý và người sử dụng công trình.
- Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản
lý là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý công trình thủy lợi.
1.1.6. Công tác quản lý công trình thủy lợi tại Việt Nam
1.1.6.1. Quá trình phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển thủy lợi gắn liền với sự hình thành và

phát triển các phương thức quản lý. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển,
ứng với thể chế chính trị xã hội và bộ máy quản lý Nhà nước mà có các hình
thức tổ chức với chức năng, nhiệm vụ và tên gọi khác nhau. Quá trình hình
thành và phát triển tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi có nhiều sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
thay đổi cùng với quá trình Đổi mới nề n kinh tế và có thể phân chia thành 2
giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn trước năm 1995:
Từ năm 1995 trở về trước, Bộ Thủy lợi là cơ quan của Chính phủ được
giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực thủy lợi trên toàn
quốc. Theo pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 1994 và
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy lợi quy định
tại Nghị định số 63-CP ngày 11/7/1994 xác định rõ "Bộ Thủy lợi là cơ quan
của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước (trừ
nước nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt); về quản lý khai thác công trình
thủy lợi và công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều trong cả nước".
Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các sở thủy lợi là cơ quan
chuyên môn của UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Các huyện thị có Phòng thủy lợi, là cơ
quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về thủy lợi trên địa bàn huyện. Ở cấp phường xã, ủy ban nhân dân xã phân
công một uỷ viên phụ trách thủy lợi (cùng với một số nhiệm vụ khác).
Giai đoạn từ năm 1995 đến nay:
Năm 1995, Chính phủ hợp nhất 3 Bộ là Nông nghiệp - Công nghiệp
thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp và Bộ Thủy lợi thành Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn. Các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương cũng sát nhập các
sở Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm, Sở Lâm nghiệp và Sở Thủy lợi
thành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chức năng quản lý Nhà nước
về lĩnh vực thủy lợi ở Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
giúp Chính phủ thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục
thủy lợi giúp Bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ này.
Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao
Chi cục Thủy lợi hoặc một đơn vị trực thuộc khác giúp Sở trực tiếp thực hiện
chức năng nhiệm vụ này. Ở cấp huyện, UBND huyện giao Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế giúp UBND huyện quản
lý Nhà nước về thủy lợi trên địa bàn huyện và ở cấp xã, UBND xã giao cho
cán bộ giao thông thủy lợi quản lý (xem hình 1.3).
Bộ Nông nghiệp
& PTNT

Tổng cục thủy lợi

Ủy ban nhân dân
tỉnh

Sở Nông nghiệp
& PTNT


Chi cục thủy lợi

Ủy ban nhân dân
huyện

Phòng

Tổ quản lý
thủy lợi

Ủy ban
nhân dân xã

Cán bộ phụ trách
thủy lợi

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước
về quản lý khai thác công trình thủy lợi
Bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi các cấp tham mưu, chỉ đạo thực
hiện tốt công tác thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống và
giảm thiểu thiệt hại do hạn hán và lũ lụt gây ra, bảo đảm nguồn nước sạch cho
cộng đồng và vệ sinh môi trường nông thôn, quản lý và phát triển các dòng
sông trên địa bàn các tỉnh, cụ thể là:
- Công tác kế hoạch, quy hoạch: Lập quy hoạch, rà soát quy hoạch các hệ
thống thủy lợi. Đến nay hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc đã có quy hoạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×