Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

báo cáo công tác xã hội với cá nhân ( đối tượng trẻ khuyết tật tại trung tâm khuyết tật nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 51 trang )

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, tôi đã hoàn thành đề tài
báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân của mình. Quá trình thực hành công
tác xã hội cá nhân là khoảng thời gian quý báu, tạo điều kiện cho tôi được tiếp
tục học hỏi, thực hành những kiến thức đã được học tập tại trường học, từ đó tìm
hiểu, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn để từng bước hoàn thiện, nâng cao
nhận thức và thực hành đã được đào tạo. Đây cũng là cơ hội để tôi có thể phát
huy tính sáng tạo của mình đi đôi với tích lũy kinh nghiệm phục vụ công việc
sau khi ra trường.
Và trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo tôi nhận được sự giúp đỡ rất
nhiều từ phía thầy cô giáo, thân chủ và trung tâm dạy nghề khuyết tật. Trước hết
tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo ThS. Phạm Thị Oanh là người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành báo cáo này. Đồng thời tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong tổ Công tác xã hội, khoa Lịch
sử, trường Đại học Vinh. Ban lãnh đạo, thầy cô và cán bộ trung tâm dạy nghề
khuyết tật tỉnh Nghệ An. Và đặc biệt cảm ơn em Thò Bá Dũng là thân chủ của
tôi trong đợt thực hành này.
Vì thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế nên bài báo
cáo không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp
ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được bổ sung và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Hồng Dương

1


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN


1. Tiếp nhận thân chủ
Ngày 16 tháng 3 năm 2017 tại trung tâm dạy nghề khuyết tật tỉnh Nghệ
An em đã được thầy Thành giới thiệu đến làm việc với thân chủ Thò Bá Dũng là
một người bị khuyết tật vận động. Theo kế hoạch ngày 16 tháng 3 tôi đã tới
trung tâm dạy nghề khuyết tật để bắt đầu quá trình thực hành công tác xã hội cá
nhân với em Thò Bá Dũng là một người bị khuyết tật vận động.
Qua quá trình tìm hiểu ban đầu, được biết thân chủ không cần dùng đến
nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp.
Thân chủ là người gặp vấn đề về tập trung, tư duy trong các hoạt động
học tập, đời sống. Sau khi đánh giá những thông tin ban đầu về vấn đề của đối
tượng NVXH nhận thấy đủ khả năng thực hiện tiến trình CTXH cá nhân để hỗ
trợ thân chủ.
• Giới thiệu thân chủ:
- Họ và tên: Thò Bá Dũng
- Giới tính: Nam
- Năm sinh: 2003
- Tình hình sức khỏe:
+ Em Thò Bá Dũng bị khuyết tật vận động, tay phải yếu khó hoạt động.
+ Khả năng tập trung tư bị giảm sút do bị chấn động mạnh
+ Không vận động mạnh được do đau đầu
+ Sức khỏe thể chất, tinh thần ổn định
- Chế độ được hưởng:
- Nơi sinh: xã Tri Lễ - huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An.
- Hiện cư trú tại: Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người khuyết tật tỉnh
Nghê An – đường Nguyễn Trãi – xã Nghi Phú – Thành phố Vinh – Nghệ An.

2


PHÚC TRÌNH TIẾN TRÌNH CTXH VỚI CÁ NHÂN

( Ghi chép tại hiện trường )
- Họ và tên : Thò Bá Dũng
- Lần thứ : nhất

Tuổi: 14

Ngày: 16/3/2017

- Địa điểm: tại Trung tâm dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An
- Mục tiêu: Tiếp cận, làm quen tạo lập mối quan hệ tìm hiểu khái quát
Tự đánh giá về
Cảm xúc, hành vi cảm

xúc,

suy

của đối tượng khi nghĩ, lo lắng, hiểu
Mô tả vấn đàm

tiếp xúc với Nhân biết,

bài

học

viên công tác xã được của NVXH
hội (NVXH)

khi tiếp xúc với

thân chủ (TC)

Thầy Thành: nào các em tập hợp lại
đây. Minh Anh xem bạn nào chưa
đến thì đi gọi giúp thầy.
Như thầy đã nói trước hôm nay có
các anh chị sinh viên Đại học Vinh
xuống làm việc với chúng ta, các em
cố gắng giúp đỡ các anh chị nhé
( sau đó thầy bàn giao công việc lại
cho sinh viên ).
NVXH: chào em, em là Dũng phải
không ? Anh là Dương anh được
phân công làm việc với em.
TC: dạ vâng, em chào anh

Tươi cười, bắt tay

NVXH: anh em mình ra ghế đã ngồi NVXH
nói chuyện cho rõ hơn nhé.
3


( NVXH cùng TC di chuyển ra ghế
đá)
NVXH: chỗ này cũng được rồi anh
em mình ngồi đây nhé, em ngồi đi.
TC: dạ anh
NVXH: như thầy Thành cũng đã nói


Kỹ năng tạo lập

với em rồi. Anh là Dương tên đầy đủ

mối quan hệ

là Lê Hồng Dương, anh là sinh viên
năm 3 ngành công tác xã hội – đại
học Vinh. Trong khoảng thời gian
này anh được sự phân công giới
thiệu của trung tâm cũng như nhóm
tới làm việc với em. Mong em có thể
vui vẻ, thoải mái cùng anh thực hiện
những công việc trong thời gian tới.
TC: … dạ vâng.

Vẻ mặt thân chủ

NVXH: em chưa hiểu lắm thì phải biểu hiện của việc
để anh giải thích cho em nhé. Công chưa hiểu vấn đề.
tác xã hội cá nhân là tiến trình làm
việc mà anh sẽ sử dụng kiến thức, kỹ
năng chuyên môn, những gì anh
được học để giúp đỡ, hỗ trợ em giải
quyết khó khăn của mình. Tất nhiên
là anh chỉ là người hỗ trợ em thôi,
em vẫn là người thực hiện nhé.
Cái này cũng giống như em học điện
có lý thuyết rồi sau đó áp dụng để


NVXH cố gắng

sửa chữa những chỗ hỏng vậy.

giải

TC: em cũng hiểu hơn chút rồi ạ

cách dễ hiểu nhất
4

thích

bằng


NVXH: thật ra nếu như để em có thể

cho thân chủ.

hiểu ngay được lúc này sẽ hơi khó
nên trong quá trình làm việc anh em
mình sẽ trao đổi để hiểu thêm.
Rồi bây giờ thì ta bắt đầu nhé, trong
quá trình làm việc anh có thể kết hợp
ghi chép để lấy tư liệu làm việc chứ? Thân chủ ậm ừ suy
TC:… dạ được

nghĩ rồi mới đưa ra


NVXH: em có thể cho anh biết hiện câu trả lời.
tại em có việc gì cần giải quyết ngay
như an toàn tính mạng, sức khỏe hay
vấn đề nào khác không?
TC: không anh à, em thấy mọi việc
vẫn bình thường.
NVXH: trước tiên thì em có thể cho
anh biết chút thông tin về bản thân
như tên, tuổi, quê quán được chứ?
TC: em tên Thò Bá Dũng, em sinh
năm 2003 nhưng đó là giấy khai sinh
thôi ạ.
NVXH: là sao vậy, em có thể giải Thoải mái chia sẻ
thích cho anh biết rõ hơn không?
TC: trên giấy khai sinh là 2003
nhưng em lớn hơn vì bố mẹ em
không được đi học nên không biết
làm khai sinh sai.
NVXH: à thì ra là vậy, nhưng theo
anh thấy thì cũng không ảnh hưởng
quá đến học tập nhỉ.
5


TC: vâng em vẫn được học lực khá,
à còn quê em ở Quế Phong.
NVXH: em ở Quế Phong à, đợt
trước anh cũng lên đó rồi mà mới
đến thị trấn thôi. Nhà em có xa thị
trấn không?

TC: nhà em cách thị trấn 30 về Hào
hướng Lào ấy ạ.

hứng

khi

NVXH nói chuyện

NVXH: vậy mỗi lần về nhà có xe về quê mình
đến gần nhà không hay gia đình phải
ra ngoài thị trấn đón em?
TC: không có xe vào người nhà ra
ngoài đón em, đường nhỏ xấu quá xe
không đi được.
NVXH: vậy là đi lại cũng tương đối
khó khăn, nhưng anh thấy em được

Cảm thấy khâm

học lực khá là chứng tỏ em cũng cố

phục

tinh

thần

gắng rất nhiều rồi.


quyết

tâm

vượt

TC: dạ vâng

qua khó khăn học

NVXH: ừ vậy, ở trường em có gặp

tập của thân chủ

khó khăn gì không?
TC: không gặp khó khăn gì anh à.
NVXH: vậy là em không gặp khó

Hơi bối rối khi

khăn gì trong vấn đề sinh hoạt, học

thân

chủ

nói

tập hay giao tiếp, đi lại gì sao?


không

gặp

khó

TC: em vẫn sinh hoạt bình thường.

khăn gì

giao tiếp thì không gặp khó khăn, chỉ
có em không chơi với nhiều người
người.
6


NVXH: do các bạn không chơi với
em hay là sao? Nói cho anh nghe
với.
TC: không phải anh à, em chỉ chơi Thẳng thắn nói ra
với người nào em cảm thấy họ tốt quan điểm của mình
thôi những người xấu thì em không
chơi.
NVXH: ừ điều thì đúng rồi em,

Nhận thấy thân

mình chơi với người tốt thì có thể

chủ có suy nghĩ


học hỏi nhiều điều hay của họ, từ đó

khá chín chắn so

có thể giúp bản thân mình tiến bộ.

với độ tuổi

NVXH: Dũng này, ở trường chương
trình học có quá sức với em không.
TC: em vẫn học được anh à, chỉ có
cái gì khó quá thì em bỏ qua thôi.
NVXH: những việc khó thì em
thường bỏ qua,… anh chưa hiểu lắm
em có thể giải thích rõ cho anh hiểu

Ngạc nhiên, thắc

được không?

mắc

TC: kiểu như là làm bài toàn nào
khó mà phải tập trung suy nghĩ nhiều
quá em không làm được vì nó làm
em đau đầu.
NVXH: vậy là khi nào em tập trung
làm việc gì đều bị đau đầu.
Em có thể cho anh biết nguyên nhân

tại sao lại bị như vậy không?

Sử dụng kỹ năng

TC:…( TC trình bày nhưng do môi

đặt câu hỏi để khai

trường xung quanh ồn và giọng nói

thác thông tin từ
7


TC hơi khó nghe nên NVXH yêu

thân chủ

cầu TC kể lại).
NVXH: năm lớp 9 em bị anh trai
đánh sao?
TC: không anh em học lớp 9, em
học lớp 3. Hôm đó em làm bài toán
nhưng không làm được bị anh cầm
gậy khoảng từng này ( TC miêu tả
cây gậy dài khoảng 60cm ) đập vào TC nói giọng trầm, NVXH đồng cảm
đầu.

hai tay tựa đầu gối với


câu chuyện

Em bị đau đầu, nhưng bố mẹ không đan vào nhau mắt của TC
biết nghĩ là không sao nên không nhìn ra xa buồn
cho đi trạm xá khám
Sau đó em đau đầu nhiều phải nghỉ
học 1 tháng, không đi học được phải
ở nhà em thấy rất buồn.
NVXH: có phải cảm giác đang đi

NVXH nói chậm

học tới trường có bạn bè, thầy cô giờ

buồn đồng cảm

phải nghỉ ở nhà rất buồn chán phải

cùng cảm xúc của

không.

TC

TC: dạ buồn lắm anh à
NVXH : Dũng này, trong cuộc sống
của mỗi con người luôn có những

Đặt tay lên vai an


biến cố khiến ta vấp ngã, nhưng nếu Chăm chú lắng nghe ủi TC
vấp ngã mà ta biến đứng dậy làm lại
cố gắng thì đó mới là điều đáng tự
hào em ạ.
TC: dạ
NVXH: khi mà một cánh cửa khép

NVXH đồng cảm
8


lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra.

với TC, an ủi và

Em thấy không em không được đi

động viên TC cố

học trên nhà nữa, nhưng em được

gắng

xuống đây học tập vậy là em vẫn có
thể được đi học, vẫn có bạn bè dù
sao đó cũng là điều hạnh phúc.
Vì vậy anh nghĩ em phải cố gắng
học vì điều đó nhé.
TC: dạ, đợt mới đầu thì em cũng Tươi cười vui vẻ, Cảm thấy mình
buồn nhiều lắm vì mình không được hứng thú khi có thật may mắn vì

như trước nữa, nhưng sau dần cũng người

lắng

nghe sinh ra lành lặn

thôi. Giờ em vẫn học tập sinh hoạt chia sẻ cùng mình
được chỉ có cái gì khó quá thì không
làm được.
NVXH: ừ cái gì khó quá thì mình
cũng không cần gượng ép bản thân
quá, căn bản là mình cố gắng học

Động viên TC

tập, nghe lời thầy cô.
TC: dạ em gắng học cũng được loại
khá
NVXH: vậy là tốt rồi, khá là được
lắm đó anh đi học trên trường cũng
được học lực khá.
TC: dạ anh giống em

Cười vui vẻ

NVXH: phải ha, mà cũng muộn rồi
hôm nay anh em mình dừng tại đây
nhé, hôm sau ta tiếp tục.
TC: dạ vâng
NVXH: à giờ anh em mình cũng

9


thống nhất thời gian các buổi làm
việc tiếp theo nhé.
(TC và NVXH cùng nhau bàn bạc )
NVXH: vậy là lịch làm việc anh em
mình sẽ là chiều thứ 5 vào 17h nhé.
TC: dạ vâng hôm sau anh đến em sẽ
ra anh em mình nói chuyện tiếp.
NVXH: ok em, giờ anh về đã em
nghỉ ngơi đi nhé.
TC: dạ em chào anh.
NVXH: chào em anh về nhé

Lễ phép chào

(TC tiễn NVXH ra đến ngoài cổng )

- Những kết quả đạt được:
+ Tạo lập được mối quan hệ với thân chủ.
+ Ban đầu thân chủ còn chưa hợp tác, chú ý đến NVXH nhưng qua quá
trình kiên trì trò chuyện chia sẻ thân chủ đã vui vẻ niềm nở hơn.
+ NVXH đã dần tạo được niềm tin với thân chủ.
+ Thu thập được nhiều thông tin, xác định được vấn đề ban đầu từ phía
thân chủ.
+ NVXH đã chú ý lắng nghe quan sát và phản hồi thông tin, động viên an
ủi và khích lệ thân chủ.
+ NVXH đã áp dụng nhiều kỹ năng như tạo lập mỗi quan hệ, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng phản hồi, kỹ năng thấu cảm…

- Những tồn tại, hạn chế:
+ NVXH lúc đầu còn lúng túng khi chưa xác định được vấn đề của TC.
+ NVXH chưa thể thấu cảm được hết cảm xúc suy nghĩ của thân chủ.
+ NVXH chưa áp dụng tốt các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng đặt câu hỏi.
10


2. Thu thập thông tin.
Được sự giới thiệu của thầy Thành đúng 16h00 ngày 16 tháng 3 tôi đã có
mặt tại trung tâm dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An. Sau buổi đầu tiên
trao đổi với thân chủ và các buổi làm việc tiếp theo tôi đã thu thập được những
thông tin như sau:
+ Về đối tượng:
Thân chủ tên họ đầy đủ là Thò Bá Dũng, sinh năm 2003 tại xã Tri Lễ,
huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Từ khi còn nhỏ trong một lần sau khi ngủ dậy
bố em đã vô tình dẫm vào tay em, từ đó cánh tay phải của em bị tê liệt và trở nên
khó hoạt động hơn cánh tay trái.
Khi lên lớp 3 Dũng bị anh trai cầm gậy đạp vào đầu gây đau đầu và phải
nghỉ học 1 tháng. Sau đó Dũng tiếp tục đi học trên nhà cho đến hết lớp 5.
Đầu năm lớp 6 em được gia đình chuyển xuống học tập tại trung tâm giáo
dục dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An. Trong thời gian theo học tại trung
tâm em được thầy cô phân công theo học tại lớp tin học.
Dũng là một người vui vẻ và khá lạc quan trong cuộc sống, em có dự định
trong tương lai sau khi học xong sẽ xin đi học thêm sửa chữa điện thoại để có
thể mở rộng hơn cơ hội tìm kiếm việc làm.
Em cũng có mong muốn sau này sẽ mở được một cơ sở sửa chữa điện do
mình làm chủ tại quê nhà và được mọi người biết đến.
+ Về gia đình:
Em Dũng sinh ra trong một gia đình đông anh chị em. Cha em tên là Thò
Chá Nhìa và mẹ em là Lỳ Thị Ninh, gia đình em gồm có 9 anh chị em, Dũng là

con thứ 6. Các anh chị em của Dũng bao gồm có: anh cả De, anh Cha, chị Kia,
chị Si, anh Trò, em gái Rau, em gái Sanh, em trai Thám.
Hiện tại gia đình đã có 4 anh chị lập gia đình riêng. Một chị lấy chồng ở
Tương Dương còn 3 người còn lại đều định cư trong xã. Kinh tế gia đình tương đối
khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là làm ruộng, nương và chăn nuôi lợn gà, trâu.

11


Trong gia đình Dũng thương nhất là cha mẹ và các em, chính vì vậy mà
mỗi khi được nghỉ về nhà em thường phụ giúp gia đình những công việc đồng
áng hay chăn nuôi.
+ Về bạn bè:
• Trên nhà:
Do học xa nhà, cho nên các mối quan hệ bạn bè trên nhà không thường
xuyên. Bạn bè dần dần quên mất em, cũng chính điều này làm em rất buồn và để
tâm suy nghĩ.
Bạn học từ thời nhỏ và gần nhà nhiều người không muốn giao lưu, tiếp
xúc với em vì nghĩ em không có ý tốt.
• Tại trường:
Ở trường học Dũng không chơi với nhiều bạn, em chỉ chơi với những
người mà em cảm thấy tốt.
Em ở cùng phòng với Sơn, Phúc, Toàn, Thái, Quang. Trong phòng em chơi
thân nhất là Sơn, còn những người còn lại thì em chỉ nói chuyện bình thường.
+ Các chế độ chính sách, dịch vụ:
Chế độ ăn của học sinh hàng tháng 500.000đ/hs/tháng. Với số tiền trên
trung tâm phải đảm bảo dinh dưỡng, định lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
cho các em để có được thể chất tốt tham gia học tập và rèn luyện.
Mỗi em được hưởng trợ cấp 360.000 nghìn đồng/ tháng.
Hiện nay, người khuyết tật vận động ở xã được nhà nước hỗ trợ như sau:

Mức trợ cấp là 360.000 đồng/tháng. Chính phủ đã thực hiện phân cấp cho
các địa phương trong việc quyết định mức trợ cấp xã hội cụ thể góp phần cải
thiện đáng kể đời sống của các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.
Ngoài ra được sự quan tâm của Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk đã tài trợ
435 thùng sữa theo chương trình “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam năm 2016” cho
hoc sinh. Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ vật chất, tinh thần như: gạo, dầu, mỳ tôm,
quần áo, bữa cơm ấm áp, tổ chức các trò chơi cùng các em...
12


Trong năm 2016 cả trung tâm có tất cả 34 lượt học sinh được thăm khám,
chữa bệnh tại các cơ sở trung tâm y tế và bệnh viên. Ngoài ra số lượt các em
được thăm khám tại phòng Y tế thuộc Trung tâm là 1280 lượt.
+ Nguồn thu thập thông tin:
Trong quá trình làm việc thân chủ là nguồn cũng cấp thông tin chủ yếu
cho tôi, những thông tin mà thân chủ cung cấp giúp tôi có thể hiểu phần nào về
con người của thân chủ. Qua đó tôi có thể đồng cảm và chia sẻ với những nỗi
buồn, khó khăn mà thân chủ gặp phải và còn giúp cho tôi hỗ trợ thân chủ một
cách tốt nhất. Ngoài ra tôi còn tiến hành thu thập thông tin ở những nguồn khác
như: bạn bè, một số cán bộ trung tâm.
+ Phương pháp thu thập thông tin:
Trong quá trình thu thập thông tin tôi có sử dụng một số phương pháp là:
vấn đàm, quan sát và nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan, phỏng vấn,
lắng nghe.
3. Đánh giá và xác định vấn đề.
Qua quá trình làm việc với thân chủ, thân chủ và tôi đã xác định được vấn
để mà thân chủ gặp phải hiện nay là do bị ảnh hưởng bởi việc bị anh trai đập
mạnh vào đầu khiến cho em bị giảm khả năng tập trung, tư duy trong học tập
cũng như hoạt động công việc, sinh hoạt thường ngày. Khả năng vận động của
em cũng bị ảnh hưởng phần nào khi em không thể vận động mạnh.

Vậy có thể kết luận vấn đề mà thân chủ đang gặp phải là giảm khả năng
tập trung tư duy trong học tập và đời sống.

13


3.1. Cây vấn đề
Giảm khả năng tập trung,
tư duy trong các hoạt động

Anh trai đập
vào đầu gây
chấn thương
đầu

Không
làm
được
bài tập

Sự thiếu
hiểu
biết của
anh trai

Điều kiện học
tập, tiếp cận
thông tin kém

Không

được
chữa trị

Cha mẹ
không nhận
thức được
sự nghiêm
trọng của
vấn đề

Chưa có
phương
pháp
học cụ
thể

kinh tế
gia đình
khó
khăn

14

Điều kiện
cơ sở vật
chất
trường còn
khó khăn

Ít có sự thương

yêu, chăm sóc
từ gia đình

Học xa
khoảng
cách địa
lý, ít về

Không

phương
tiện liên
lạc với
gia đình


Từ cây vấn đề chúng ta có thể thấy rằng vấn đề của thân chủ thể hiện thân
chủ là người có vấn đề về giảm khả năng tập trung tư duy trong các hoạt động
đời sống và học tập. Những nguyên nhân dẫn đến vấn đề của thân chủ là:
Do bị anh trai dùng gậy đập mạnh vào đầu gây chấn thương làm giảm khả
năng tập trung suy nghĩ, câu chuyện bắt nguồn của sự việc này là do thân chủ
chưa thể giải được bài toán nên bị anh trai đánh và sự thiếu hiểu biết của anh trai
về hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả ra sao.
Bên cạnh đó thân chủ còn không được chữa trị sau khi sự việc xảy ra do
cha mẹ của thân chủ không nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề ảnh
hưởng như thế nào đến thân chủ, ngoài ra cũng có một phần do kinh tế gia đình
khó khăn.
Điều kiện học tập tại trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của
thân chủ, các nguồn thu thập tiếp nhận thông tin còn hạn chế. Thân chủ cần có
phương pháp dạy học cụ thể hơn để phù hợp với đặc điểm của bản thân.

Ngoài ra những vấn đề về cơ sở vật chất, thân chủ còn thiếu thốn về mặt
tình cảm tinh thần không có nhiều sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình do đi
học xa nhà và không có phương tiện liên lạc với gia đình.

15


3.2. Sơ đồ phả hệ
Bố

De

Mẹ

Cha

Kia

Si

Trò

Ra
u

San
h

TC


Chú thích: nam giới
Nữ giới
Quan hệ gần gũi
Quan hệ xa bình thường
Giải thích mối quan hệ: cha mẹ thân chủ sinh được 9 người con, trong đó
đã có 4 người kết hôn. Qua sơ đồ có thể thấy trong gia đình thân chủ có mối
quan hệ gần gũi yêu thương, tình cảm nhất với cha mẹ và các em của mình. Còn
lại 4 anh chị đầu đã kế hôn và có gia đình riêng, thì thân chủ chỉ có mối quan hệ
giao tiếp bình thường.

16

Thám


3.3. Biểu đồ sinh thái

Trung tâm dạy
nghề khuyết
tật

Chính
quyền địa
phương

Gia đình

Thân chủ
Thò Bá
Dũng


Các
chính
sách trợ
cấp

Thầy, cô
giáo

Bạn bè cùng
phòng

Bạn bè
tại
trường

Chú thích:
Quan hệ hai chiều:
Quan hệ một chiều:
Ít tác động:
Giải thích biểu đồ:
+ Thân chủ có mối quan hệ tương tác gần gũi hai chiều với bạn bè cũng
phòng và trung tâm dạy nghề. Trung tâm dạy nghề là nơi thân chủ trực tiếp theo

17


học, ăn ở sinh hoạt hàng ngày, bạn bè cùng phòng là những người ở cùng với
thân chủ thường xuyên chia sẻ nói chuyện nên gần gũi với thân chủ.
+ Thân chủ có mối quan hệ một chiều với các chính sách trợ cấp bao gồm

trợ cấp hàng tháng và các dịch vụ, quà tặng . Mỗi tháng thân chủ đều được nhận
trợ cấp từ chính sách của nhà nước phần nào giúp em có thể tiếp tục theo học tại
trung tâm dạy nghề khuyết tật.
+ Bạn bè tại trường, gia đình, thầy cô và chính quyền địa phương có ít tác
động đến thân chủ. Đây là các môi trường có ít tác động đến thân chủ đặc biệt là
gia đình do học xa số lần về nhà của em chỉ là khoảng 6 lần/ năm nên những tác
động từ phía gia đình đến em cũng phần nào bị hạn chế.
3.4. Bảng phân tích điểm mạnh và hạn chế

Thân chủ

Điểm mạnh
Hạn chế
Là người chăm chỉ, chịu khó, Khả năng tập trung tư duy bị

Thò Bá

ngoan ngoãn, lễ phép.

Dũng

Nhận thức được vấn đề của bản mạnh được.

giảm sút, không vận động

thân, có trình độ học vấn hiểu Khuyết tật tay phải, khả năng
biết nhất định.

làm việc khó khăn.


Mong muốn khỏi bệnh trở lại Môi trường tương tác còn nhỏ
như trước

hẹp.
Sử dụng từ ngữ, biểu thị chưa

Trung tâm

được phong phú.
Tạo điều kiện thuận lợi hết mức Điều kiện cơ sở vật chất còn

dạy nghề

cũng cấp cơ sở vật chất điều nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng

khuyết tật

kiện ăn ở để các em được ăn ở, hết được nhu cầu học tập,
học tập tốt nhất.
Thường xuyên tổ chức các
chương trình văn hóa văn nghệ,
giáo dục kỹ năng sống nhằm
18


đảm bảo yếu tố tinh thần cho
các em.
Có cùng hoàn cảnh nên có thể
Bạn bè


dễ dàng cảm thông chia sẻ.
Trò chuyện với nhau dễ dàng
hơn.
Dành tình cảm, thương yêu.

Thầy cô

Các em ít có sự quan tâm đến
nhau.
Thường chơi theo các nhóm
nhỏ là các bạn cùng phòng.
Hay xảy ra mâu thuẫn.
Không thể quan tâm chăm sóc

Nỗ lực giảng dạy, cung cấp kiến cụ thể từng cá nhân, do số
thức cho các em học sinh.`

lượng học sinh đông.

3.5. Sắp xếp các vấn đề ưu tiên.
Trong quá trình làm việc với thân chủ, tôi và thân chủ đã nhìn nhận được
một số vấn đề của thân chủ. Qua đó đã có những bàn bạc nhằm sắp xếp các vấn
đề một cách hợp lý để có thể giải quyết một cách tốt nhất.
Vấn đề đầu tiên là: khả năng tập trung tư duy bị giảm sút, đây là vấn đề
cần được giải quyết trước mắt vì nó gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của
thân chủ.
Tiếp là khuyết tật cánh tay phải làm ảnh hưởng đến thực hiện các công
việc hàng ngày.
Cuối cùng là giải quyết vấn đề môi trường tương tác của thân chủ còn nhỏ
hẹp.


PHÚC TRÌNH TIẾN TRÌNH CTXH VỚI CÁ NHÂN
( Ghi chép tại hiện trường )
19


- Họ và tên: Thò Bá Dũng
- Lần thứ : hai

Tuổi: 14

Ngày: 30/3/2017

- Địa điểm: tại Trung tâm dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An
- Mục tiêu: Đánh giá thông tin, xác định vấn đề
Tự đánh giá về
Cảm xúc, hành vi cảm xúc, suy nghĩ,
của đối tượng khi lo lắng, hiểu biết,
Mô tả vấn đàm

tiếp xúc với Nhân bài học được của
viên công tác xã NVXH
hội (NVXH)

khi

tiếp

xúc với thân chủ
(TC)


NVXH: em đang dọn à Dũng
TC: a, anh à đợi em chút

Vui vẻ, cười

NVXH : để anh dọn giúp một tay
nhé
TC : dạ cũng xong rồi anh
NVXH : ừ vậy anh ra ngoài đợi nhé
TC : em xong rồi, em về phòng rồi Về phòng thay bộ
ra luôn

đồ

dài

nghiêm

NVXH : hôm nào ăn xong cũng phải chỉnh

Tò mò, nhận thấy

dọn dẹp nhà ăn như vậy à ?

TC chăm chỉ

TC : đúng rồi anh, hôm nay có lịch
trực cờ đỏ thì phải dọn.
TC : ừ thế hôm 26-3 em có tham gia

tiết mục gì không ?
TC : không anh, các cô dạy kỹ năng
sống thôi.
NVXH : ở buổi hôm nay thì anh
xuống làm việc thì sẽ cùng với em
20


ngồi lại để đánh giá lại những thông
tin em đã cũng cấp cho anh, qua đó
thì sẽ xác định đúng vấn đề mà em
đang gặp phải.
TC :dạ, em sẵn sàng rồi
NVXH : vậy anh em mình bắt đầu
vào việc nhé
NVXH : ở trên nhà Dũng học đến

Sử dụng kỹ năng

lớp 3 rồi xuống học dưới này à ?

đặt câu hỏi

TC : không lớp 5
NVXH : à, vậy là lớp 5 em mới
chuyển xuống đây học
TC : hết lớp 5, chính xác là em học Thoải mái chia sẻ
lớp 6 trên nhà được 2 ngày. Trước không còn rụt rè
đó gia đình có làm đơn xin học dưới
này, rồi có giấy báo sau đó em

chuyển xuống vinh học.
NVXH : vậy khi mới chuyển xuống
trường, vào một môi trường mới
khác trên nhà em có gặp nhiều khó
khăn không ?
TC : em không gặp nhiều khó khăn
vẫn giao tiếp sinh hoạt với mọi
người như bình thường.
NVXH : như vậy là năm lớp 3 em

đánh giá lại thông

vẫn tiếp tục học sau khi nghỉ 1 tháng

tin

TC : dạ vâng
NVXH : sau khi bị bệnh, quay trở

sử dụng kỹ năng

lại học em có cảm thấy khó khăn

đặt câu hỏi đi sâu
21


trong việc học hơn không ?

tìm hiểu vấn đề


TC : em thấy khó, khi nào mà cần

thân chủ

tập trung học thì em lại bị đau đầu.
Khi nào mà gặp âm thanh lớn là em Miêu tả máy bay
cũng đau đầu. Như lúc nãy máy bay bay qua
bay qua, lần nào mà bay gần tiếng to
em đau đầu. Những lúc như vậy em
phải mất khoảng 5 giây mới tập
trung lại được.
NVXH : từ khi xảy ra tai nạn em ảm
thấy thế nào ?
TC : em thấy buồn vì không thể có Vẻ mặt buồn, giọng
trí nhớ học tập như trước.

nói trầm xuống

NVXH : cố gắng em ạ, cuộc sống

Vỗ vai, động viên

không ai hoàn hảo cả. Ông trời

an ủi thân chủ

không cho ai tất cả, cũng lấy đi của
ai tất cả.
NVXH : sau khi mà sự việc xảy ra

em có oán giận anh mình vì điều đã
làm với mình không ?
TC : em không anh ạ, vì trách họ em Dứt khoát chia sẻ
cũng không làm được gì, việc đã qua quan điểm
nên để nó qua.
NVXH : vậy những khi ghi nhớ,
hiểu nhanh của em có gặp vấn đề
không ?
TC : em thấy khó nhớ với hiểu hơn,
có khi trên lớp thầy giảng nhanh có
những chỗ em chưa hiểu rõ lắm.
22


NVXH : thế em có muốn cải thiện
tình hình của mình không ?
TC : em rất muốn anh à

Biểu cảm sự khao

NVXH : em đã bao giờ thử phương khát, muốn được
pháp chữa trị nào chưa ?

chữa trị

TC : em chưa thử lần nào, lúc mới

Cảm

thông


với

bị gia đình không đưa em đi chữa.

hoàn cảnh của thân

NVXH : từ khi bị đến giờ em có

chủ

cảm thấy tình trạng bệnh có gì biến,
chuyển tăng hay giảm chẳng hạn ?
TC : vẫn vậy, em không thấy có
thay đổi gì.
NVXH : em có hay chơi thể thao
không ?
TC : cũng ít em không hay chơi
NVXH : em không thích thể thao à?
TC: không phải, do em không vận
động được chạy một đoạn là em bị Miêu tả chỉ tay về
đau đầu.

phía cánh cổng

Suy nghĩ có quá

Như chạy từ đây đến cổng, sau đó

nhiều điều bất hạnh


em phải nghỉ khoảng 1 phút mới đỡ

xảy ra với thân chủ

đau.
NVXH: ừ vậy thì em chỉ nên chơi
những trò nhẹ nhàng ít phải vận
động thôi nha
NVXH: thế còn cánh tay phải của

Thắc mắc về cánh

em là bị bẩm sinh hay là sao?

tay thân chủ

TC: tay phải là do hồi em còn bé xíu
lúc đang ngủ cha em vô tình dẫm
23


phải.
NVXH: giờ nó khó hoạt động lắm
không?
TC: cũng khó mà em cũng quen rồi Cười vui vẻ
nên giờ không gặp nhiều trở ngại
lắm.
NVXH: à dũng ơi anh hỏi này, em
xuống đây học có được trợ cấp gì

không?
TC: em cũng không rõ lắm, hình Suy nghĩ nhớ lại
như là vẫn được nhưng ít vì cuối
năm cha mẹ em vẫn phải xuống trả
tiền ăn ở.
NVXH: em thấy điều kiện ăn ở học
tập vẫn phù hợp với mình chứ?
TC: cũng được anh ạ, chỉ có học
thực hành thì hơi ít mấy người phải
làm chung, nhiều khi mình không
được làm chỉ xem làm cùng họ thôi.
NVXH: cái này cũng khó em ạ, đất
nước mình còn nghèo nên ngân sách
để hỗ trợ cho các trung tâm như ta

Chia sẻ quan điểm

còn hạn chế, vì vậy cơ sở vật chất

suy nghĩ của bản

còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học

thân với thân chủ

tập.
Vì vậy những người như anh em
mình phải cố gắng học tập làm
người có ích đóng góp công sức
giúp đất nước giàu mạnh hơn.

24


×