Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụn trên cạn ở bốn xã của huyện lạc thủy, hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

------o0o------

PHẠM THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM
CHÂN BỤN TRÊN CẠN Ở BỐN XÃ CỦA
HUYỆN LẠC THỦY, HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Đỗ Văn Nhượng

HÀ NỘI, NĂM 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ............................. 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 6
1.1. Tình hình nghiên cứu TMCB trên cạn ................................................ 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu TMCB ở các nước lân cận ......................... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu TMCB ở Việt Nam ...................................... 7
1.2. Cơ sở về chỉ thị sinh học ..................................................................... 13


1.3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu ............................ 15
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 15
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21
2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 21
2.3. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa .................................... 22
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..................... 23
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu điều tra .............................................. 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 27
3.1. Đa dạng thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực
nghiên cứu ................................................................................................... 27
3.1.1. Danh lục các loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực
nghiên cứu ................................................................................................ 27


3.1.2. Cấu trúc thành phần loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................. 30
3.2. Một số đặc điểm hình thái ngoài các loài ốc cạn ở khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................ 36
3.3. Mối quan hệ của các loài ốc cạn trong khu vực nghiên cứu với các
khu vực lân cận ........................................................................................... 77
3.4. Mối quan hệ giữa đa dạng loài với môi trường sống và tìm hiển tính
chất chỉ thị môi trường của Thân mềm Chân bụng trên cạn ở 4 địa
điểm nghiên cứu.......................................................................................... 80
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Địa điểm các vị trí nghiên cứu ở Lạc Thủy ....................................... 21
Bảng 2: Danh lục các loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở 4 xã thuộc huyện
Lạc Thủy, Hòa Bình ........................................................................................ 27
Bảng 3. Số lượng, tỷ lệ taxon bậc bộ, họ, giống và loài của các phân lớp ở các
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 31
Bảng 4. Số lượng, tỷ lệ taxon bậc họ, giống và loài của các bộ ốc cạn ở khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 32
Bảng 6. Số lượng loài các họ Thân mềm Chân bụng trên cạn ở một số vùng
lân cận ............................................................................................................. 78
Bảng 7. Số lượng loài, số lượng cá thể, chỉ số đa dạng của ốc cạn ở 4 địa điểm
nghiên cứu ....................................................................................................... 80


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Vị trí địa lý của Lạc Thủy trong tỉnh Hòa Bình ................................. 15
Hình 2. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng của thị trấn
Chi Nê năm 2016 (theo trạm khí tượng thủy văn Hòa Bình) ......................... 19
Hình 3. Các địa điểm thu mẫu ở Lạc Thủy, Hòa Bình ................................... 22
Hình 4. Cấu tạo ngoài của vỏ ốc nhìn nghiêng theo chiều cao và từ miệng vỏ .....24
Hình 5. Các dạng vỏ của TMCB trên cạn ....................................................... 24
Hình 6. Cấu tạo vành môi của vỏ TMCB trên cạn.......................................... 24
Hình 7. Cách xác định chiều cao, chiều rộng vỏ ốc ........................................ 25
Hình 9. Tỷ lệ phần trăm số lượng cá thể của 2 phân lớp. ............................... 32
Hình 10. Số lượng họ, giống, loài của 3 bộ TMCB trên cạn ở Lạc Thủy ...... 33
Hình 11. Số lượng giống và loài trong các họ ................................................ 34
Hình 12. Số lượng bộ, họ, giống, loài ốc cạn ở các địa điểm của ................. 73
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 73

Hình 13. Khu vực nghiên cứu ......................................................................... 75
Hình 14. Số lượng loài của 2 phân lớp Prosobranchia và Pulmonata ở một số
vùng lân cận .................................................................................................... 79
Hình 15. Tương quan số lượng loài, số lượng cá thể và chỉ số đa dạng của ốc
trong khu vực nghiên cứu................................................................................ 80
Hình 16. Số lượng loài của hai phân lớp và một số họ ở khu vực nghiên cứu82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành Thân mềm (Mollusca) là một trong những ngành lớn của giới
động vật (khoảng 130.000 loài), chỉ sau ngành Chân khớp (khoảng 1.170.000
loài). Chúng phân bố rộng ở biển, nước ngọt và trên cạn. Trong đó lớp Chân
bụng (Gastropoda) là lớp đa dạng và phong phú nhất của ngành Thân mềm
(khoảng 90.000 loài). Nhóm Thân mềm Chân bụng (TMCB) trên cạn thường
được gọi là ốc cạn, đa dạng về số lượng loài, hình thái, phân bố, có ý nghĩa
quan trọng về tiến hóa, đa dạng sinh học và thực tiễn, giá trị khảo cổ.
Tổ tiên của các loài TMCB trên cạn sống ở nước. Ốc cạn có một quá trình
tiến hóa và thích nghi lên cạn. Trong quá trình lên cạn, các loài TMCB biến đổi
hàng loạt các đặc điểm thích nghi, quan trọng phải kể đến hình thành vỏ và chất
nhày. Vì vậy, khi nghiên cứu nhóm động vật này sẽ góp phần giải thích được những
vấn đề về tiến hóa, thích nghi của các sinh vật chuyển từ nước lên cạn.
TMCB còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà khảo cổ. Do vỏ có cấu tạo
bằng canxi, được giữ lại trong môi trường nên chúng có thể được coi là nhóm sinh
vật chỉ thị địa chất có giá trị. Ở Việt Nam, nhiều hài cốt của người xưa được tìm
thấy cùng vỏ ốc thuộc giống Cyclophorus (Cyclophoridae) [25].
Trong sinh thái học TMCB đóng vai trò là một mắt xích quan trọng của
nhiều chuỗi và lưới thức ăn. Ốc cạn là nhóm ăn thực vật, một số ít ăn động vật và
chúng lại là thức ăn của một số loài động vật có xương sống. Nhóm động vật này
sống ở lớp thảm mục mặt đất nên còn có tác dụng góp phần không nhỏ vào cải tạo

đất. Phân ốc thải ra trong quá trình tiêu hóa làm tăng độ phì của đất. Tuy nhiên
nhiều loài ốc cạn là sinh vật gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, ốc sên (Achatina
fulica) phá hoại cây trồng mùa màng do ăn lá. Với sức khỏe con người ốc sên chứa
kí sinh trùng Angiostrongylus cantoensis (một loại giun tròn) vào cơ thể con người
gây viêm não cấp tính. Một số loài là vật chủ trung gian truyền giun sán kí sinh cho
người và gia súc (ốc Lymnea).

1


Sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lí tự nhiên, thông qua hình
thái, cấu trúc cũng như số lượng và chất lượng các quần xã sinh vật [5]. TMCB
được coi như là sinh vật chỉ thị cho tình trạng thay đổi của môi trường do có những
đặc tính như ít di chuyển, số lượng cá thể của quần thể lớn, kích thước đa dạng, mẫn
cảm với những thay đổi của môi trường. Một số loài hoàn toàn bị giới hạn trong khu
vực đá vôi do chúng cần đá vôi để tạo vỏ, những loài khác có thể xuất hiện ở nhiều
nơi khác nhau nhưng số lượng không nhiều [Vermeulen, 2003].
Vai trò to lớn của TMCB đối với con người được thể hiện trong nhiều lĩnh
vực. Ốc cạn gắn bó mật thiết với đời sống con người, được cư dân nhiều nơi khai
thác như một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g thịt ốc sên
(Achatina fulica) có chứa 11g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu) 6,2g đường, 150mg
Ca, 71mg P [2]. Đây còn được coi là món ăn rất thích hợp dành cho người béo phì
muốn giảm cân. Nhiều loài trở thành thực phẩm đặc sản như hai loài ốc cạn
Cyclophorus anamiticus và Cyclophorus martensianus có hàm lượng protein lên tới
57,94% và 34,34% [2].
Ở Pháp ốc sên cũng được dùng như một món ăn quý để chữa bệnh phổi. Việc
nuôi ốc sên (Helix aspera) theo quy mô công nghiệp không chỉ có ở Pháp mà còn ở
Mỹ, Ý, Tây Ban Nha... đem lại nguồn lợi kinh tế lớn. Nhu cầu thịt ốc sên hàng năm
toàn cầu lên tới 400.000 tấn. Giá xuất xưởng thịt ốc sên đông lạnh ở New York là
57.222 USD/tấn, ốc sên tươi nhập vào Mỹ giá 18.430 USD/tấn.

Trong y học cổ truyền con người có thể sử dụng ốc sên chữa các bệnh như:
hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp,... Bệnh viện thần kinh Hà Nội từng dùng
ốc sên chế thành siro, bột ốc sên, kẹo gôm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể.
Bộ phận dùng làm thuốc là thịt và nhớt. Thuốc từ ốc sên có tên là oa ngưu, vị mặn,
tính hàn, trơn nhày. Tác dụng bổ dưỡng, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt. Dùng
nhớt ốc sên để chữa vết cắn của côn trùng do chất này tính kiềm trung hòa acid của
nọc rết làm dễ chịu, giảm đau nhức.

2


Ngoài ra vỏ nhiều loài có hình dạng, màu sắc, hoa văn rất đẹp nên còn dùng
để trang trí. Vỏ ốc có lớp xà cừ nhẵn bóng được dùng làm khảm trai trong mĩ nghệ
và trang sức.
Các nghiên cứu TMCB trên cạn ở Việt Nam được tiến hành từ rất sớm (từ
giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX). Tuy nhiên trong thời gian dài (từ 1912 đến
2003) bị dừng lại do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác. Trong những năm gần
đây (từ năm 2008 đến nay) việc nghiên cứu về thành phần loài, phân loại học, phân
bố và các giá trị khác của TMCB trên cạn mới được tiến hành trở lại. Các tác giả
quốc tế cùng với các tác giả trong nước đã công bố nhiều công trình có giá trị về
phân loại học, địa động vật học và ý nghĩa thực tiễn của TMCB trên cạn (Đặng
Ngọc Thanh, Đỗ Văn Nhượng, Vermeulen, Đỗ Đức Sáng,...). Đó là động lực thúc
đẩy cho các nghiên cứu tiếp theo.
Hòa Bình là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc.
Địa hình phần lớn là núi đá vôi thấp, có điều kiện sinh thái thuận lợi cho TMCB
trên cạn phát triển. Tuy nhiên do sự tác động của con người đã làm thay đổi môi
trường, tác động không ít đến đa dạng của TMCB trên cạn. Mặt khác dẫn liệu về
TMCB trên cạn ở vùng núi đá vôi các huyện của tỉnh còn rất hạn chế. Vì vậy trong
phạm vi của luận văn cao học, chúng tôi đã lựa chọn một khu vực chuyển tiếp giữa
đồng bằng và miền núi thuộc huyện Lạc Thủy làm địa điểm nghiên cứu với tên đề

tài là:‘‘Nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụn trên cạn ở bốn xã của
huyện Lạc Thủy, Hòa Bình”. Đề tài được tiến hành ở: xã Lạc Long, thị trấn Chi Nê,
xã Đồng Tâm, xã Phú Thành của huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài, tính chất khu hệ của khu vực nghiên cứu và
lập khóa định loại các loài ốc cạn đã phát hiện.
- Tìm hiểu đặc điểm phân bố Thân mềm Chân bụng sống trên cạn đã thu
được ở vùng núi đá vôi của Lạc Thủy, Hòa Bình.
- Bước đầu sử dụng TMCB trên cạn đánh giá tính chất chỉ thị ở các địa điểm
nghiên cứu

3


3. Nội dung nghiên cứu
- Phân loại các loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở các địa điểm nghiên
cứu.
- Đánh giá độ đa dạng các bậc phân loại Thân mềm Chân Bụng trên cạn đã
phát hiện (số loài, nhóm loài đặc trưng cho vùng nghiên cứu)
- Mô tả tóm tắt các đặc điểm hình thái của các loài phát hiện được ở khu vực
nghiên cứu
- Nhận xét về hình thái và sinh thái so với mô tả gốc, soạn khóa phân loại
cho các loài của khu vực nghiên cứu
- So sánh các loài ốc cạn của khu vực nghiên cứu với khu vực lân cận
- Đề xuất tính chất chỉ thị môi trường của Thân mềm Chân bụng trên cạn.
4. Các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
4.1. Các luận điểm cơ bản
- Thân mềm Chân bụng ở cạn là một nhóm có tính chất đặc trưng cùng với
các động vật khác khi chuyển từ nước lên cạn. Khi lên cạn chúng đã thích nghi cao
với các điều kiện trên cạn. Vùng núi đá vôi với thảm thực vật dầy là nơi thích hợp

cho TMCB ở cạn sinh sống. Để phát hiện đa dạng sinh học của nhóm này cần phải
điều tra và tiến hành nghiên cứu.
- Ngoài các giá trị thực tiễn của TMCB ở cạn, sự phong phú của chúng ở các
khu vực khác nhau có thể nghiên cứu vận dụng trong chỉ thị sinh học cho khu vực
nghiên cứu
4.2. Đóng góp mới của đề tài
- Cung cấp danh sách về thành phần loài và đặc điểm phân bố của Thân mềm
Chân bụng trên cạn ở khu vực núi đá vôi phía Nam của tỉnh Hòa Bình, một khu vực
còn chưa có dẫn liệu.
- Đánh giá mức độ đa dạng của loài và nhóm loài Thân mềm Chân bụng trên
cạn so với các khu vực lân cận.
- Xây dựng khóa phân loại Thân mềm Chân bụng trên cạn cho vùng nghiên
cứu

4


- Cung cấp dẫn liệu sinh thái của loài cho các nghiên cứu tiếp theo
- Đề xuất các hướng sử dụng các nhóm TMCB ở cạn để đánh giá chất lượng
môi trường.

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tình hình nghiên cứu TMCB trên cạn

1.1.1. Tình hình nghiên cứu TMCB ở các nước lân cận

Các nghiên cứu về TMCB ở cạn được thực hiện khá sớm và rộng rãi ở nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo Barker (2001), có khoảng 35.000 loài
ốc cạn đã được ghi nhận, đây là nhóm động vật đa dạng và thành công trong các hệ
sinh thái trên cạn. Trong các châu lục châu Âu, châu Mỹ và châu Úc được nghiên
cứu đầy đủ nhất tiếp đến là châu Á và châu Phi.
Ốc cạn ở các nước lân cận Việt Nam được nghiên cứu ở các mức độ khác
nhau. Ở Trung Quốc, ốc cạn được nghiên cứu sớm, các tác giả Gledler (1881),
Heude (1885), Möllendorff (1885, 1901), Fischer & Dautzenberg (1904), Yen
(1939), Nordsieck (2007), Palls – Gergely (2013). Trong các công trình đã công bố,
nghiên cứu của Yen (1939) [63] có ý nghĩa tổng kết, đã ghi nhận danh sách gồm
949 loài, thuộc 126 giống, 25 họ bao gồm cả ốc nước và ốc cạn.
Ốc cạn ở Ấn Độ, Xri-lan-ca và Nê-pan được nghiên cứu khá đầy đủ. Công
trình khái quát về đa dạng ốc cạn ở Ấn Độ, Sen et al. (2012) đã ghi nhận có 1.129
loài, thuộc 140 giống, 26 họ. Cùng với số loài đa dạng, ở đây còn thể hiện số loài
đặc hữu cao.
Ở Đông Nam Á, ốc cạn ở Thái Lan được nghiên cứu sớm và đầy đủ nhất, các
tác giả Pfeiffer (1856, 1862), Gould (1858), Panha (1996), Sutcharit et al. (2010).
Công trình có tính tổng kết cho khu hệ Thái Lan được Panha et al. (2010) công bố
đã xác định được 816 loài, thuộc 133 giống, 30 họ.
Ốc cạn ở Ma-lai-xi-a được tiến hành khảo sát khoảng giữu thế kỉ XIX,
nghiên cứu của Blanford (1864), Maassen (2001), Schilthuizen et al. (2002, 2005)
và Van Benthem Jutting (1949). Hiện nay chưa có đánh giá tổng kết cho khu hệ ốc
cạn Ma-lai-xi-a, công trình của Maassen (2001) chỉ mới ghi nhận 535 loài. Năm
2015, Schilthuizen et al. khảo sát ở vùng Bô-nê-ô đã công bố 48 loài mới cho khoa
học, kết quả này cho thấy đa dạng sinh học cao ở quốc qua này.

6


Cùng với Thân mềm Chân bụng ở nước, Thân mềm Chân bụng trên cạn

Sing-ga-po được nghiên cứu khá đầy đủ. Tan & Woo (2010) đã tổng kết có 975 loài
Chân bụng tại quốc gia này, trong đó xác định 63 loài ở cạn, thuộc 14 họ. Hiện nay
chưa có nghiên cứu và tổng kết về ốc cạn tại Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a, theo dẫn
liệu của Kobelt (1897, 1902) đã xác định được 60 loài thuộc 3 họ. Đến nay, các dẫn
liệu về ốc cạn tại Lào và Căm-pu-chia còn rất hạn chế.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu TMCB ở Việt Nam
Thân mềm Chân bụng trên cạn ở Việt Nam được nghiên cứu khá sớm,
khoảng giữa thế kỉ XIX. Những nghiên cứu đầu tiên được tiến hành ở Trung Bộ,
Nam bộ và muộn hơn ở Bắc bộ. Thành phần loài trên lãnh thổ Việt Nam đã biết
hiện nay được khảo sát và thống kê có thể theo 2 giai đoạn.
1.1.2.1. Các nghiên cứu trước năm 1945
Mở đầu là công trình khảo sát về ốc cạn vùng Đông Dương của Souleyet
(1841-1842), trong đó phát hiện 4 loài mới ở Đà Nẵng, gồm Haploptychius
deflexus, Perrottetia aberrata, Bradybaena touranensis, Megaustenia tecta. Các
nghiên cứu ở Nam Bộ tiến hành sau đó, đánh dấu bằng công trình của Pfeiffer
(1848) phát hiện loài mới Phaedusa cochinchinensis. Giai đoạn tiếp theo, Pfeiffer
(1862-1863) còn bổ sung 2 loài mới Indoartemon eburnea, Bradybaena
conchinchinensis cho Nam Bộ [19].
Trong khoảng thời gian 1863-1867, Crosse và Fischer công bố danh sách
gồm 39 loài ốc cạn ở Nam Bộ và Trung Bộ, trong số này phát hiện 5 loài mới cho
khoa

học

(Ariophanta

weinkauffiana,

Macrochlamys


beniti,

Geotrochus

saigonensis, Cyclophosus annamiticus và Cyclotus gasiesianus) nâng tổng số loài
đã biết lên 44 loài. Danh sách loài ở Nam Bộ còn được bổ sung về sau bởi Mabille
& Mesle (1866), Wattebled (1884), Dautzenberg và Hamonville (1887) [20].
Giai đoạn 1884-1892, Morlet tiến hành các cuộc khảo sát ở Đông Dương,
trong đó có Bắc Bộ nước ta, kết quả đã bổ sung nhiều loài cho Việt Nam. Năm
1886, Morlet công bố 87 loài ốc cạn, chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, trong đó phát
hiện 11 loài mới. Từ 1891-1892, Morlet mở rộng phạm vi khảo sát trên toàn bộ

7


lãnh thổ nước ta, phát hiện 20 loài mới thuộc các họ: Cyclophoridae, Subulinidae,
Pupinidae, Clausiliidae, Camaenidae và Streptaxidae. Những dẫn liệu của Morlet
được đánh giá như tổng kết sơ bộ về thành phần loài ở Việt Nam thời điểm đó, số
loài đã biết lên tới 118 loài. Cũng trong thời gian 1887-1889, Mabille tiến hành
khảo sát ở Nam Bộ và cả Bắc Bộ, trong đó đã bổ sung 38 loài mới cho khoa học
(Aegista baphica, Bradybaena dectica, Neocepolis merarcha, Macrochlamys
rejectella,

Tropidauchenia

proctostama,

Plectotropis

subinflexa,


Camaena

choboensis...).
Dựa trên kết quả phân bố trong nửa cuối thế kỉ XIX của nhiều tác giả,
Fischer (1891) tập hợp trong công trình có tính chất tổng kết đầu tiên về khu hệ ốc
cạn vùng Đông Dương (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam), tổng số 1.129
loài, thuộc 203 giống đã được ghi nhận. Trong phạm vi nước ta đã phát hiện 165
loài, trong đó Mang trước ( Prosobranchia) có 58 loài chiếm 1/3 tổng số loài.
Sau công trình của Fischer (1891), còn có các khảo sát thêm nhiều loài mới,
Smith (1893) công bố 6 loài mới từ Trung Bộ, Dautzenberg (1893); Fischer (1898)
phát hiện 7 loài mới từ vùng núi phía Bắc.
So với nhiều nghiên cứu trước, phạm vi khảo sát của Möllendorff (19001901) được mở rộng hơn, cả phần đất liền và một số đảo ven bờ như Ba Mùn, Cái
Bầu, số loài mới có tới 82 loài [61]. Dẫn liệu ở vùng núi phía Bắc đầu thế kỉ XX
còn được bổ sung bằng công trình của Gude đã phát hiện thêm 19 loài mới thuộc họ
Plectopylidae.
Từ 1899-1915, Bavay & Dautzenberg mở rộng cả vùng Đông Dương [51,
52, 53, 54], riêng Việt Nam chủ yếu ở vùng núi phía Bắc có tới 140 loài mới được
mô tả. Mặc dù phạm vi nghiên cứu không quá rộng, tập trung ở một số tỉnh như
Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lai Châu, Lào Cai nhưng số loài mới được phát
hiện tăng lên đáng kể cho thấy tiềm năng đa dạng của nhóm đông vật này ở nước ta.
Năm 1904, đoàn nghiên cứu Pavie của Pháp tiến hành các khảo sát trên
phạm vi toàn Đông Dương. Dẫn liệu về nhóm ốc cạn được Fischer & Dautzenberg
tập hợp và công bố. Trong lãnh thổ Việt Nam đã xác định được 372 loài, trong đó

8


nhóm Mang trước (Prosobranchia) gồm 108 loài, Có phổi (Pulmonata) gồm 264
loài. Như vậy có thể coi công trình của Fischer (1891), Fischer & Dautzenberg

(1904) như những tài liệu cơ bản nhất về khu hệ ốc cạn Việt Nam. Các năm tiếp
theo, Dautzenberg & Fischer (1905-1908) có thêm các nghiên cứu mới đã bổ sung
nhiều loài cho khu hệ nước ta và mô tả 25 loài mới cho khoa học.
Giai đoạn từ năm 1916-1945 có rất ít công trình nghiên cứu về ốc cạn Việt
Nam, chỉ có Lindholm (1924) phát hiện loài mới Tropidautchenia bavayi ở Ba Bể
(Bắc Cạn).
Như vậy, giai đoạn từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945 đã phát hiện 579 loài ốc
cạn tại Việt Nam. Trong đó có 118 loài thuộc phân lớp Mang trước và 461 loài
thuộc phân lớp Có phổi
1.1.2.2. Các nghiên cứu sau năm 1945
Trong giai đoạn 1945-1975, việc nghiên cứu ốc cạn bị gián đoạn bởi chiến
tranh. Mặc dù số lượng công trình nghiên cứu không nhiều, nhưng trong giai đoạn
này cũng phát hiện được 12 loài mới, các nghiên cứu tiêu biểu như Saurin (1953)
khảo sát ở khu vực đảo Hoàng Sa; Szekeres (1969-1970) phát hiện 4 loài mới thuộc
họ Clausiliidae ở Ninh Bình và Nghệ An, Varga (1972) phát hiện 4 loài mới ở Ninh
Bình và Vĩnh Phúc, Loosjes (1973) phát hiện loài mới Oospira miranda ở Hòa Bình
và Tropidauchenia proctostoma forceps gặp ở Ninh Bình.
Như vậy, nghiên cứu về ốc cạn Việt Nam tới năm 1975 vẫn do các nhà khoa
học nước ngoài thực hiện. Địa bàn khảo sát tập trung vào cảnh quan vùng núi, một
phần ở vùng ven biển và đảo ven bờ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đa dạng loài còn
có những vấn đề trong phân loại, nhiều loài mới khi công bố chưa đầy đủ dẫn liệu.
Từ tình hình trên cho thấy danh mục thành phần loài ở Việt Nam chưa được đánh
giá đúng, số loài ốc cạn ghi nhận được ít nhiều có sai khác giữa các tác giả.
Trong thời gian từ năm 1976 đến năm 2000, có rất ít các nghiên cứu về ốc
cạn Việt Nam, ngoại trừ Kuzminykh (1999). Trong công trình này giống Laocaia
được thiết lập với 2 loài mới (Laocaia attenuat, L. obesa) phát hiện ở Sa Pa, Lào
Cai.

9



Ốc cạn Việt Nam chỉ được chú ý nghiên cứu nhiều sau năm 2000, mở đầu
bằng công trình của Gittenberger & Vermeulen (2001) về họ Clausiliidae ở Bắc Bộ,
trong đó phát hiện loài mới Oospira pyknosoma ở Cát Bà, Hải Phòng. Năm 2003,
Vermeulen & Maassen khảo sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, VQG Cúc
Phương, Cát Bà, Vịnh Hạ Long, trong chương trình động thực vật quốc tế FFI
(Flora and Fauna internationa) [50]. Tuy nhiên thời gian khảo sát ngắn nhưng đã
công bố danh sách 259 loài và phân loài, thuộc 78 giống, 24 họ cá cả một số họ ốc
nước. Trong số này có tới 132 taxon chưa xác định được vị trí phân loại, có thể là
loài mới cho khoa học. Ngoài ra, bổ xung cho giai đoạn này có công trình của
Maassen (2006) [41], Maassen & Gittenberger (2007) phát hiện từ những dẫn liệu
đầu tiên 7 loài mới cho Bắc Bộ [42], Vermeulen et al. (2007) ghi nhận 65 loài từ
vùng đá vôi Hòn Chông (Kiên Giang), trong số này có 8 loài mới được mô tả.
Dựa vào các công trình đã công bố, Đặng Ngọc Thanh (2008) tổng kết thành
phần loài ốc cạn được phát hiện tại Việt Nam gồm 812 loài và phân loài [22 ], đây
là công trình thống kê đầy đủ nhất thành phần loài trong 2 giai đoạn: trước năm
1945 và sau năm 1975. Tuy nhiên, do danh sách loài thống kê từ tài liệu cũ, chưa tu
chỉnh nhiều tên loài là đồng vật, vì vậy danh sách loài cần tu chỉnh lại.
Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu có xu hướng đi sâu đánh giá từng
họ, giống hoặc nhóm loài, ngoài dẫn liệu về thành phần loài còn tập trung vào
những taxon chưa ổn định. Nordsieck (2010) nghiên cứu về họ Clausiliidae ở Bắc
Việt Nam, trong đó phân bố 5 loài và 10 phân loài mới cho khoa học; của Varga
(2012) về giống Elma (Streptaxidae) và ghi nhận loài mới Elma matskassi; của
Páss-Gerrgel et al. (2014, 2015) về 2 họ Pupinidae và Plectopydae, trong đó ghi
nhận 7 loài và 2 phân loài mới.
Trên cơ sở nguồn mẫu vật được thu từ Việt Nam, hiện nay đang được lưu giữ
tại một số bảo tàng lớn trên thế giới (A.N. Severtzov Institute of Problems of
Evolution, Zoological Museum of

Moscow State University, Naturhistorisches


Museum Wienvà Museum and Austria Academy of Sciences) [46] và kết quả các
công trình nghiên cứu gần đây, Schileyko (2011) đã tu chỉnh và công bố danh mục

10


gồm 477 loài và phân loài, thuộc 96 giống, 20 họ trong phân lớp Có phổi
(Pulmonata) [46]. Mặc dù, còn thiếu danh mục của các loài ốc thuộc nhóm Mang
trước, nhưng đây là công trình có giá trị tổng kết đầy đủ nhất thành phần loài ốc cạn
Có phổi. Bước đầu có thể sử dụng tài liệu này cho danh lục các loài ốc Có phổi ở
Việt Nam.
Giai đoạn 2011 đến nay, các đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống nhờ vào
tài liệu tu chỉnh của Schileyko (2011) về nhóm phân lớp Có phổi (Pulmonata) ở
Việt Nam.
Giai đoạn này, Đỗ Văn Nhượng và nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm
nghiên cứu Động vật đất, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có hàng loạt công bố
phát hiện về thành phần loài ở một số khu vực phía Bắc Việt Nam như: 36 loài ở
núi Voi, An Lão (Hải Phòng) thuộc 28 giống, 14 họ và 4 bộ (2011) [9]; 48 loài ở
thôn Rẫy, xã Quyết Thắng, Hữu Lũng (Lạng Sơn) thuộc 26 giống, 15 họ, 3
bộ(2011) [11]; 54 loài và phân loài ở khu vực Tây Trang (Điện Biên) thuộc 35
giống, 15 họ, 3 bộ (2012) [6]; 73 loài thu thập ở thành phố Sơn La thuộc 49 giống,
19 họ(2012) [10]; 52 loài và phân loài ở vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thuộc
31 giống, 13 họ (2012) [8]; 58 loài ở Thúc Thủy (Tuyên Quang) thuộc 18 họ
(2011); 62 loài, 42 giống, 20 họ, 4 bộ ở khu vực núi đá vôi Quốc Oai (Hà Nội)
(2012); 32 loài ốc cạn thuộc 20 giống, 17 họ, 3 bộ ở khu vực núi đá vôi, xã Hương
Sơn, Mỹ Đức (Hà Nội) (2013); 62 loài ốc cạn ở khu Bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh
Sơn La thuộc 41 giống, 16 họ, 3 bộ (2013) [19]. Cùng thời gian này, Đỗ Văn
Nhượng và cộng sự mở rộng nghiên cứu thành phần loài ốc cạn ở một số VQG ở
khu vực miền Bắc như: VQG Xuân Sơn (Phú Thọ) [7], VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

[8], VQG Cúc Phương (Thạch Thành, Thanh Hóa) [3]. Đến năm 2014, Đỗ Đức
Sáng và Đỗ Văn Nhượng cũng đã ghi nhận 90 loài và phân loài ốc ở cạn dọc sông
Đà đoạn qua Sơn La và Hòa Bình, thuộc 51 giống, 20 họ; lần đầu tiên phát hiện
phân bố của loài Gudeodiscus multispira cho khu hệ ốc cạn Việt Nam [20].
Năm 2015, Đỗ Đức Sáng, Nguyễn Thị Hồng Thịnh và Đỗ Văn Nhượng đã
tổng kết 42 loài thuộc phân lớp Mang trước thuộc 17 giống, 5 họ của Sơn La. Trong

11


đó có 2 loài mới Chamalycaeus paviei và Scabrina vanbuensis phát hiện mới cho
khu hệ ốc cạn Việt Nam [22]. Cùng năm này, Đỗ Đức Sáng và Đỗ Văn Nhượng đã
ghi nhận 1 loài mới Sinoennea copiaensis ở Sơn La [30]. Gần đây nhất, năm 2016
Doãn Thị Hoa đã tiến hành khảo sát thành phần loài ốc cạn tại một số vùng khai
thác khoáng sản phía Bắc, Việt Nam. Những nghiên cứu đóng góp trên rất có ý
nghĩa để sau này có những dẫn liệu về ốc cạn ở Việt Nam nói chung.
Khu vực đồng bằng Nam Bộ, năm 2012, Đỗ Văn Nhượng và cộng sự đã
nghiên cứu và tổng kết dẫn liệu thành phần loài ốc cạn ghi nhận có 81 loài và phân
loài, thuộc 14 họ, 42 giống. Trong số các nhóm loài công bố, đáng chú ý là phân lớp
Có phổi (Pulmonata) có giống Amphidromus rất phong phú về số loài (10 loài) [13].
Một năm sau, Nguyễn Thị Ánh Ngọc đã cung cấp số lượng thành phần loài và đặc
điểm phân bố của ốc cạn ở khu vực núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh gồm 8 loài và bổ
sung thêm 2 loài vào danh sách ốc cạn Việt Nam (Cyclophorus fasciatus, Japonia
scissimargo) [18].
Ở các đảo phía Nam Việt Nam, năm 2015 Nguyễn Văn Bé đã xác định 25
loài và phân loài ốc cạn ở các đảo huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang thuộc 20
giống, 12 họ, 3 bộ; bổ sung 2 loài mới gặp ở Việt Nam (Quirosella knudseni,
Pleurodiscus balmei) [0].
Đánh giá kết quả bước đầu về thành phần loài ốc cạn ở Việt Nam mới chỉ thu
thập chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc, một số vùng núi phía Tây Nam ở Nam Bộ và

một số rất ít đảo ven bờ và vùng khơi; vùng đồng bằng và vùng ven biển còn ít được
khảo sát, vì vậy số loài hiện biết chưa phản ánh đầy đủ thành phần loài có ở nước ta.
Tổng hợp các kết quả điều tra thống kê về thành phần loài ốc cạn cho thấy, ở Việt Nam
đã ghi nhận được 791 loài và phân loài.
Các dẫn liệu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của TMCB trên cạn ở Hòa
Bình đến nay chưa nhiều. Một số nơi đã được khảo sát: Đà Bắc, Mai Châu và Lương
Sơn. Đặc biệt, Lạc Thủy là huyện hoàn toàn chưa có dẫn liệu về TMCB trên cạn. Vì
vậy, nghiên cứu này sẽ cung cấp dẫn liệu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của
nhóm ốc cạn.

12


1.2. Cơ sở về chỉ thị sinh học
Môi trường và sinh vật luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.
Trên cơ sở những hiểu biết về tác động của các yếu tố vật lý, hóa học của môi
trường lên những cơ thể sống, có thể xác định sự có mặt hay các mức độ tác động
của các chất có trong môi trường. Những sinh vật bị các chất gây ô nhiễm hoặc các
chất tự nhiên có trong môi trường tác động và biểu hiện của chúng sẽ là chỉ thị cho
bản chất và mức độ ô nhiễm. Sự tác động và biến đổi này có thể quan sát bằng mắt
hoặc các biểu hiện sau:
- Những thay đổi về thành phần loài hoặc nhóm ưu thế trong quần xã sinh vật.
- Những thay đổi về đa dạng loài trong quần xã.
- Tỷ lệ chết trong quần thể gia tăng, đặc biệt ở giai đoạn non mẫn cảm như
trứng hay ấu trùng.
- Thay đổi sinh lý và tập tính trong các cá thể.
- Những khiếm khuyết về hình thái và tế bào trong các cá thể.
- Sự tích lũy dần các chất gây ô nhiễm hoặc sự trao đổi chất của chúng trong
mô của cá thể [4].
Sinh vật ghi nhận những biến đổi về cấu trúc, chức năng của các thành phần

hữu sinh và vô sinh diễn ra trong hệ sinh thái. Qua đó là cơ sở đánh giá nguyên
nhân, dự báo diễn thế sinh thái và đề xuất các biện pháp duy trì cân bằng sinh thái.
Việc nghiên cứu và sử dụng các sinh vật để đánh giá, kiểm soát và cải thiện chất
lượng môi trường đã đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn [4].
Chỉ thị sinh học là sử dụng các sinh vật để quan trắc chất lượng môi trường
và hệ sinh thái. Chúng có thể là một loài hay nhóm loài mà các chỉ số về chức năng,
mật độ và sự tồn tại của chúng được sử dụng để xác định tính nguyên vẹn của môi
trường và hệ sinh thái [4].
Sinh vật chỉ thị là những sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái
liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như khả năng chống chịu
hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống. Do đó, sự hiện diện
của chúng biểu thị điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm trong giới hạn nhu

13


cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó. Sinh vật chỉ thị có thể là các
loài (loài chỉ thị) hoặc các tập hợp loài (nhóm loài chỉ thị) [4].
Tính chỉ thị môi trường của sinh vật được thể hiện ở các bậc khác nhau: cá
thể, quần thể, nhóm loài, quần xã. Từ đây đưa ra những phương pháp dùng trong
giám sát sinh học gồm sử dụng các loài đơn lẻ hoặc đa loài [4].
Để chọn sinh vật chỉ thị cần xác định một số tiêu chuẩn cơ bản: đã được định
loại rõ ràng, dễ nhận dạng; dễ thu mẫu ở ngoài tự nhiên, có số lượng nhiều, kích
thước vừa phải; có phân bố rộng; có nhiều dẫn liệu về sinh thái cá thể của đối tượng
qua thử nghiệm sinh học; có khả năng tích tụ các chất ô nhiễm; dễ nuôi trong phòng
thí nghiệm; ít biến dị [4].
Động vật Thân mềm Chân bụng trên cạn có thể được sử dụng như nhóm
chỉ thị đa dạng sinh học động vật không xương sống trong khu vực núi đá vôi. Các
loài ốc cạn thường thể hiện bằng loài đặc hữu rất hẹp, một số loài có thể được sử
dụng như là chỉ số của sự xáo trộn. Ốc cạn chịu ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố môi

trường như lớp thảm thực vật, canxi, nhiệt độ, độ ẩm. Ngoài ra, yếu tố con người là
nhân tố trực tiếp tác động tới chúng thông qua các hoạt động sống.
Nhiều năm qua, tầm quan trọng của Thân mềm Chân bụng trên cạn đến trật tự
của các sinh vật bậc cao hơn bị bỏ qua. Ốc cạn đã được coi như sinh vật mong manh
trong hệ sinh thái trên cạn. Ốc cạn sống hoặc vỏ của chúng cung cấp nguồn thức ăn
hoặc caxi cacbonat cho nhiều loài Động vật có vú nhỏ (Reid, 2006). Nhiều loài Bọ
cánh cứng (Carabidae) thức ăn chủ yếu là ốc sên (Symondson, 2004), một số loài chim
(Graveland và cộng sự, 1994; Graveland, 1996; Tilgar và cộng sự,1999; Mand và cộng
sự, 2000) và một số loài rắn của giống Sibon được biết ở Belize chủ yếu ăn ốc trên cạn.
Những con ốc sên đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vi chất dinh dưỡng
trong các hệ sinh thái trên cạn (Dallinger Et al, 2001). Không có ốc cạn có thể ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái xung quanh. Ví dụ, quần thể chim bạc má lớn (Parus
major) ở Hà Lan giảm mạnh khi giảm ốc sên do mưa acid (Graveland và cộng sự,
1994; Graveland, 1996). Thiếu vỏ ốc trong chế độ ăn của chim, vỏ trứng mỏng và dễ
vỡ, do đó giảm tỷ lệ thành công sinh sản của chim.

14


Ở miền Bắc Mỹ, Hames và cộng sự (2002) đã ghi nhận sự tương quan giữa
số lượng Chim ưng giảm (thường trú ở rừng nhiệt đới Belize) và mưa acid, câu hỏi
đặt ra liệu đây có phải là liên quan đến giảm số lượng ốc sên. Các loài chỉ thị sinh
học như ốc sên có thể được sử dụng để biểu thị điều kiện hoặc trạng thái của môi
trường nơi chúng sinh sống. Các sinh vật chỉ thị dựa trên cấu trúc của chúng tích tụ
một số chất ô nhiễm môi trường ở mức độ đủ cao để có khả năng gây nguy hiểm
cho sinh vật địa phương. Ốc cạn đóng góp đáng kể cho quá trình chuyển hóa các
chất ô nhiễm từ thực vật mà ốc cạn sử dụng làm nguồn thức ăn sang sinh vật tiêu
thụ ốc cạn (Martin và Coughtrey, 1976; Reichardt và cộng sự, 1985). Ý tưởng sử
dụng ốc sên để đánh giá môi trường không phải là mới, nhưng có rất ít nghiên cứu
thành công trong vấn đề này. Dallinger và cộng sự, 2001 đã nghiên cứu sự chuyển

hóa chất gây ô nhiễm hữu cơ (thuốc trừ sâu) ở ốc sên.
1.3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên

Hình 1. Vị trí địa lý của Lạc Thủy trong tỉnh Hòa Bình

15


Vị trí địa lý của huyện Lạc Thủy:
Huyện Lạc Thủy nằm về phía Đông Nam tỉnh Hòa Bình, có ranh giới phía
Đông giáp huyện Kim Bảng, Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam), phía Tây giáp huyện Yên
Thủy (Hòa Bình), phía Bắc giáp huyện Kim Bôi (Hòa Bình) và huyện Mỹ Đức của
Hà Nội, phía Nam giáp huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan (Ninh Bình).
Lạc Thủy có tổng diện tích tự nhiên 320 km2, chiếm 6,3% diện tích toàn tỉnh,
dân số 49.460 người, chiếm 6,2% dân số cả tỉnh, gồm các dân tộc: Mường, Dao và
Kinh, mật độ dân số trung bình khá thưa, chỉ đạt 169 người/km2. Các đơn vị hành
chính của huyện gồm có 2 thị trấn Chi Nê và Thanh Hà cùng 13 xã: An Bình, An
Lạc, Cố Nghĩa, Đồng Môn, Đồng Tâm, Hưng Thi, Khoan Dụ, Lạc Long, Liên Hòa,
Phú Lão, Phú Thành, Thanh Nông và Yên Bồng [62].
Đặc điểm địa hình:
Địa hình huyện Lạc Thủy mang tính chất đặc trưng trung chuyển giữa trung
du và miền núi. Đây là một huyện trung du ở phía Đông Nam của tỉnh Hòa Bình.
Nhìn tổng thể địa hình có xu hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông
Nam, tương đối phức tạp với nhiều đồi gò lượn sóng và núi đá vôi, xen kẽ là hệ
thống sông, suối [62]. Đặc điểm núi đá vôi ở đây thường không cao, không chạy
thành dãy liên tục mà phân bố rời rạc. Dạng núi ở Lạc Thủy là dạng núi sót thể hiện
rõ tính chất trung chuyển giữa đồng bằng và miền núi. Địa hình ở đây ngoài núi đá
vôi còn có đá trầm tích lục nguyên, thể hiện rõ hai loại địa hình xen kẽ nhau là castơ
và xâm thực [5]. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối ở Lạc Thủy thường dốc

và ngắn. Mùa hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết, mùa đông thiếu
nước do lượng nước ở các sông suối giảm mạnh [63].
Đá vôi chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt Trái Đất nhưng ở Việt Nam còn
nhiều hơn, tới gần 20% diện tích lãnh thổ đất liền, tức khoảng 60.000 km2. Đặc biệt,
đá vôi tập trung hầu hết ở miền Bắc, nó nơi chiếm tới 50% diện tích toàn tỉnh như
Hòa Bình (53,4%), Cao Bằng (49,47%),... Nhiều thị xã, thị trấn nằm trọn vẹn trên
đá vôi như Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu, Yên Châu, Sơn La (Sơn La),.. [25].
Rừng trên núi đá vôi có thể coi là dạng tài nguyên không tái tạo vì rất khó phát triển

16


do thiếu cả đất lẫn nước, một khi đã bị hủy hoại thì rất khó phục hồi. Thực tế hầu
như không thể trồng rừng để khai thác ở vùng núi đá vôi. Số liệu thống kê cho thấy
diện tích rừng ở các vùng đá vôi trong vài thập kỉ qua đã liên tục giảm sút, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường [25].
Trong các thung lũng và cánh đồng được thể hiện tàn tích của đá vôi, có
những con suối tới chân núi và biến mất. Thực vật che phủ trên núi đá vôi ở Lạc
Thủy đang dần bị tàn phá bởi hoạt động của con người. Thực vật ở đây chủ yếu là
cây bụi, cỏ, cây thân gỗ nhỏ mọc rải rác. Do Hòa Bình có nhiều núi đá vôi thấp kiểu
núi sót, độ dốc lớn, thảm thực vật trên núi đá vôi bị tàn phá nên ảnh hưởng đến các
điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu và thảm mục; ảnh hưởng theo hướng tiêu
cực.
Cơ cấu đất của Lạc Thủy gồm: diện tích đất nông nghiệp là 5.455 ha (chiếm
18,6%), đất lâm nghiệp có rừng là 12.766 ha (chiếm 43,51%). Đất feralit đỏ nâu
phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá vôi. Chân núi đá vôi luôn luôn bị ảnh
hưởng của muối cacbonat phát triển loại đất macgalit màu đen thẫm. Về chất lượng,
nhìn chung tầng đất canh tác nơi đây mỏng, có nguồn gốc hình thành từ đá vôi,
granit, sa thạch, trầm tích,… Kết quả phân tích định lượng cho thấy: lớp đất ở Lạc
Thủy có độ phì khá, thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.

Huyện Lạc Thủy được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên và có
nhiều di tích kì thú như hang Đồng Nội ở xã Đồng Tâm, hồ Đá Bạc ở xã Phú
Thành… là những địa danh hấp dẫn khách du lịch. Ngoài ra, Lạc Thủy còn có cảnh
quan môi trường độc đáo của một huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng,
có nhiều cảnh đẹp có thể phát triển thành những khu điều dưỡng có giá trị.
Các vùng núi đá vôi thường được coi là những điểm nóng về tiến hóa của các
loài Thân mềm trên cạn. Canxi là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và
sinh sản của ốc cạn.
Vùng núi đá vôi được xem là vùng của đa dạng sinh học và tình trạng đa
dạng ngày càng tăng do khai thác gỗ đã làm giảm độ che phủ và hầu như mất hẳn

17


môi trường sống của sinh vật. Cuối cùng các kết quả nghiên cứu nhằm mục đích
bảo tồn.
Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu huyện Lạc Thủy nằm trong giới hạn chung của khí hậu Hòa Bình và
Bắc Bộ, mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa khá
rõ rệt: mùa hè và mùa đông. Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa
trung bình tháng trên 100mm, thời điểm cao nhất là 680mm (năm 1985), mưa tập
trung vào tháng 7 và tháng 8, lượng mưa toàn mùa chiếm khoảng 85-90% lượng
mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, có ngày lên tới 43oC. Mùa đông bắt đầu
từ tháng 10 năm trước và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong
thánh dao động trong khoảng 16-20oC. Lượng mưa trong tháng 10-20mm. Độ ẩm
trung bình năm khoảng 75 – 86%, cao nhất vào các tháng 7 và 8. Nhiệt độ trung
bình năm khoảng 23oC [63]. Những tháng chịu ảnh hưởng của gió Lào làm cho bốc
hơi nước tăng. Do vị trí gần với đồng bằng và địa hình thấp nên khí hậu vùng Lạc
Thủy ôn hòa hơn các vùng khác của Hòa Bình.
Chế độ thủy văn: có mùa lũ và mùa cạn rõ rệt phù hợp với chế độ mưa. Mùa

lũ từ tháng 6 đến tháng 10. Tháng có lũ lớn nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mùa cạn
bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 5, cạn nhất là tháng 1 và tháng 2.

18


Hình 2. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng của thị
trấn Chi Nê năm 2016 (theo trạm khí tượng thủy văn Hòa Bình)
Từ biểu đồ trên cho thấy nhiệt độ và lượng mưa tại Chi Nê thấp nhất vào
tháng 2, nhiệt độ trung bình tháng là 15,5oC, lượng mưa trung bình tháng là 27mm.
Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm rơi vào tháng 6 (30,3oC), lượng mưa trung
bình cao nhất trong năm rơi vào tháng 7 (458,7mm).
1.3.2. Đặc điểm xã hội
Trước kia, kinh tế huyện Lạc Thủy còn mang tính tự cung tự cấp, sản xuất
còn nhiều lạc hậu. Từ khi bước vào công cuộc đổi mới (1986), theo đà phát triển
chung của kinh tế cả nước, nông thôn Lạc Thủy có nhiều thay đổi. Các ngành sản
xuất bước đầu phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế của huyện từ
chỗ chậm phát triển đã đạt mức tăng trưởng khá.
Ở huyện Lạc Thủy sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây tương
đối ổn định và có chiều hướng tăng. Tuy nhiên do sản xuất nông nghiệp là chủ đạo
nên nhìn chung đời sống xã hội còn nhiều khó khăn. Hiệu quả thu được trên 1 ha
trồng cây hàng năm ở Lạc Thủy còn thấp (bình quân chỉ đạt 4,5 – 5 triệu

19


×