Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghệ thuật tự sự trong hai tập truyện ngắn Bông hồng vàng; Nỗi nhớ mưa phùn của Ma Văn Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.31 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ THANH NHÀN

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG HAI TẬP
TRUYỆN NGẮN BÔNG HỒNG VÀNG; NỖI NHỚ
MƯA PHÙN CỦA MA VĂN KHÁNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ THANH NHÀN

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG HAI TẬP
TRUYỆN NGẮN BÔNG HỒNG VÀNG; NỖI NHỚ
MƯA PHÙN CỦA MA VĂN KHÁNG
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện

HÀ NỘI, 2016




LỜI CẢM ƠN
Để công trình nghiên cứu khoa học văn học đạt kết quả như mong
muốn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự giúp
đỡ rất nhiệt tình của các nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Thầy giáo
hướng dẫn luận văn: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THIỆN, người đã nhiệt tình
chỉ bảo, hướng dẫn từ khi hình thành ý tưởng, lựa chọn đề tài, xây dựng đề
cương, khảo cứu tài liệu liên quan và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo khoa Văn học
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào Vĩnh Phúc, bạn bè, đồngnghiệp, nhất là những người thân trong gia đình
đã khích lệ động viên tinh thần, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, khảo cứu và hoàn thành Luận văn này.

Tác giả luận văn

LÊ THỊ THANH NHÀN


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học văn học hoàn toàn
độc lập của tôi. Sản phẩm nghiên cứu là quá trình tích lũy tri thức, khảo cứu
và thống kê khoa học, không sao chép từ bất cứ nguồn tài liệu nào. Những
trích dẫn tài liệu có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng từ các tài liệu, tác phẩm văn
học, tạp chí, công trình nghiên cứu đã công bố hoặc đã được xuất bản. Thành
tựu, những đóng góp của Luận văn xuất phát từ những cơ sở lý luận và nghiên

cứu thực tiễn trong quá trình học tập và công tác.

Tác giả Luận văn

LÊ THỊ THANH NHÀN


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 4
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1...................................................................................................... 6
TẬP TRUYỆN NGẮN BÔNG HỒNG VÀNG VÀ THỂ TÀI TRUYỆN
NGẮN MINI .................................................................................................... 6
1.1. Một số vấn đề lý luận về truyện ngắn và truyện ngắn mini ....................... 6
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn ............................................................................ 6
1.1.2. Khái niệm truyện ngắn mini.................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm truyện ngắn mini ..................................................................... 7
1.2. Kết cấu và cốt truyện của truyện ngắn mini trong tập truyện ngắn Bông
hồng vàng ........................................................................................................ 14
1.2.1. Nhân vật và sự thể hiện chủ đề truyện ngắn mini trong tập truyện ngắn
Bông hồng vàng .............................................................................................. 17
1.2.2. Chi tiết và ngôn từ của truyện ngắn mini trong tập truyện ngắn Bông
hồng vàng ........................................................................................................ 26

CHƯƠNG 2.................................................................................................... 38
NỖI NHỚ MƯA PHÙN VÀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT ..... 38
2.1. Khái niệm nhân vật .................................................................................. 38
2.2. Các loại nhân vật ...................................................................................... 39


2.2.1. Con người bản năng .............................................................................. 40
2.2.2. Con người cô đơn .................................................................................. 48
2.2.3. Con người tâm linh ............................................................................... 50
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 53
2.3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................................. 53
2.3.2. Miêu tả nhân vật qua hành động ........................................................... 60
2.3.3. Miêu tả tâm lý nhân vật......................................................................... 65
CHƯƠNG 3.................................................................................................... 69
ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU QUA HAI TẬP
TRUYỆN NGẮN BÔNG HỒNG VÀNG VÀ NỖI NHỚ MƯA PHÙN ...... 69
3.1. Điểm nhìn nghệ thuật ............................................................................... 69
3.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 69
3.1.2. Điểm nhìn bên trong.............................................................................. 73
3.1.3. Điểm nhìn bên ngoài ............................................................................. 78
3.1.4. Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật ............................ 83
3.2. Giọng điệu ................................................................................................ 87
3.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 87
3.2.2. Giọng điệu triết lý, tranh biện ............................................................... 89
3.2.3. Giọng điệu ngợi ca ................................................................................ 92
3.2.4. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ........................................................... 97
3.2.5. Giọng điệu thương cảm, xót xa ........................................................... 100
3.2.6. Sự kết hợp, đan xen nhiều giọng điệu ................................................. 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một nhà văn miệt mài, sáng tạo không ngừng và
say mê với nghề viết, suốt hơn 50 năm cầm bút ông đã được khẳng định là
"một cây bút văn xuôi lực lưỡng, sung sức, một đời văn sáng tạo" của nền văn
học đương đại. Nhà văn Ma Văn Kháng khởi nghiệp văn xuôi từ truyện ngắn
đầu tay “Phố cụt” (Văn nghệ số 136, ngày 3.3. 1961), đến nay, qua hơn nửa
thế kỷ cầm bút, ông thành danh với một sự nghiệp văn chương đáng nể: hơn
200 truyện ngắn, ngót 20 tiểu thuyết, 1 hồi ký - tự truyện, hai tập bút ký - tiểu
luận phê bình. Trong số này, có nhiều cuốn viết về đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi, về xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới như: Xa phủ (1969),
Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972), Đồng bạc trắng hoa
xòe (1978), Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới
không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời ( 1989), Gặp gỡ ở La
Pan Tẩn (2003)…
Với nhiều tác phẩm có đóng góp lớn về nội dung, tư tưởng và nghệ
thuật, ông đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có các giải
thưởng cao quý nhất: Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (1998) tập truyện
ngắn Trăng soi sân nhỏ; Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ
thuật đợt I năm 2001 cho các tác phẩm: tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn,
Đồng bạc trắng hoa xòe; Tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ; Giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt IV năm 2012 cho cụm tác phẩm: Truyện
ngắn chọn lọc và 3 tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở
La Pan Tần...
1.2. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Ma Văn
Kháng, về tiểu luận, phê bình; về thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông;



2

nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Các công trình nghiên
cứu tập trung chủ yếu vào mảng tiểu thuyết và truyện ngắn đã góp phần
khẳng định vị thế của ông trên văn đàn. Tuy nhiên, mảng truyện ngắn mới
xuất bản của ông cần được tiếp tục nghiên cứu.
1.3. Xuất phát từ niềm ngưỡng mộ tài năng và tâm huyết với văn
chương của một "nhà giáo - nhà văn thế hệ mới", đồng thời mong muốn đóng
góp tiếng nói mới vào mảng nghiên cứu, phê bình truyện ngắn Ma Văn
Kháng, chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong hai tập truyện ngắn
Bông hồng vàng; Nỗi nhớ mưa phùn của Ma Văn Kháng. Hy vọng với đề
tài mới mẻ bởi hai tập truyện ngắn Bông hồng vàng và Nỗi nhớ mưa phùn là
những tập sáng tác mới, chưa từng được các nhà nghiên cứu, phê bình văn
học khám phá, sẽ đem đến những điều thú vị cho văn đàn.
2. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong hai tập truyện ngắn
Bông hồng vàng; Nỗi nhớ mưa phùn của Ma Văn Kháng nhằm khẳng định
những đóng góp quý báu của nhà văn trong nỗ lực đổi mới văn học Việt Nam
thế kỷ XXI. Sự phong phú trong nghệ thuật tự sự đã làm nên phong cách nhà
văn Ma Văn Kháng. Thầy giáo - nhà văn Ma Văn Kháng, một cây bút lớn của
nền văn học đương đại Việt Nam đã chắt lọc và tìm thấy ý nghĩa cốt lõi tiềm
ẩn trong mọi chi tiết của cuộc sống qua những mẩu truyện cực ngắn. Hay từ
cái nhìn tham chiếu phân tâm học, từ sự giằng co nội tâm trong đời sống ông
đã đem đến những triết lí nhân sinh cao đẹp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận về nghệ thuật tự sự và đúc rút từ các bài báo, các tạp
san văn hóa văn nghệ, các bài nghiên cứu mang tính chuyên luận ở các hội
thảo chuyên ngành, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, từ đó, lí luận sẽ được soi



3

chiếu qua thực tiễn nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong hai tập truyện: Bông
hồng vàng và Nỗi nhớ mưa phùn.
Tìm tòi, phân tích một số truyện tiêu biểu trong hai tập truyện ngắn:
Bông hồng vàng và Nỗi nhớ mưa phùn để thấy những sáng tạo, cách tân độc
đáo trong nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng. Đó là những đóng góp mới
cho nghệ thuật viết truyện ngắn Việt Nam trong quá trình đổi mới văn học.
Phân tích, đánh giá, khảo cứu những truyện trong hai tập truyện ngắn
trên của Ma Văn Kháng là con đường tìm chìa khóa để giải mã nội dung các
tác phẩm. Chúng ta sẽ tìm thấy "những hạt bụi vàng" đã được kết tinh từ
những phút giây thăng hoa của cuộc sống đời thường giản dị. Đó là những giá
trị nhân văn cao đẹp, là quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người đặc
sắc trong sáng tác của nhà văn.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chúng tôi tập trung nghiên cứu sự phong phú, đa dạng và mới mẻ của
nghệ thuật tự sự trong hai tập truyện ngắn Bông hồng vàng, Nỗi nhớ mưa
phùn:
. Thể tài truyện ngắn mini trong tập truyện Bông hồng vàng.
. Đặc sắc nghệ thuật miêu tả nhân vật, đặc biệt là từ cái nhìn tham chiếu
phân tâm học trong tập truyện Nỗi nhớ mưa phùn.
. Đặc sắc về kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong hai tập truyện ngắn
trên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn chủ yếu qua hai tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng: Tập
truyện ngắn Bông hồng vàng (Nhà xuất bản Dân trí - 242 trang - Năm 2015);
Tập truyện ngắn Nỗi nhớ mưa phùn (Nhà xuất bản Lao động - 292 trang Năm 2015).



4

Đối chiếu, so sánh với một số tác phẩm tiêu biểu khác của nhà văn và
các tác giả cùng thời khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm phù hợp với
đối tượng và mục đích nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân loại - thống kê.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
Với đề tài Nghệ thuật tự sự trong hai tập truyện ngắn Bông
hồng vàng; Nỗi nhớ mưa phùn của Ma Văn Kháng chúng tôi muốn đóng
góp những nghiên cứu, tìm tòi về phong cách viết truyện ngắn phong phú, đa
sắc màu của Ma Văn Kháng. Hơn 50 năm cầm bút, ở tuổi 80 nhà văn vẫn
không ngừng thể nghiệm ở những thể tài mới. Điều đó thể hiện một trí tuệ
mẫn cảm, một tấm gương không ngừng học hỏi và sáng tạo cần mẫn như con
ong xây tổ không biết mệt mỏi. Qua đó, chúng tôi khẳng định tài năng, phong
cách nghệ thuật của nhà văn và những đóng góp mới về tư tưởng, giá trị nhân
văn cao đẹp của hai tập truyện mới xuất bản trên.
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về nghệ thuật tự sự
trong hai tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng mới xuất bản: Bông hồng vàng
và Nỗi nhớ mưa phùn. Hy vọng luận văn sẽ trở thành tài liệu nghiên cứu về
phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng cho thầy cô giáo và các thế hệ học trò
quan tâm, tham khảo.



5

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương.
Chương I. Tập truyện ngắn Bông hồng vàng và thể tài truyện ngắn
mini
Chương II. Nỗi nhớ mưa phùn và nghệ thuật miêu tả nhân vật
Chương III. Điểm nhìn nghệ thuật và giọng điệu qua hai tập truyện
ngắn Bông hồng vàng và Nỗi nhớ mưa phùn


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TẬP TRUYỆN NGẮN BÔNG HỒNG VÀNG
VÀ THỂ TÀI TRUYỆN NGẮN MINI
1.1. Một số vấn đề lý luận về truyện ngắn và truyện ngắn mini
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Truyện ngắn là “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện
ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi,
nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền
một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [7]. Truyện ngắn được quan tâm bởi hai
yếu tố chính: dung lượng tác phẩm và phương thức phản ánh đời sống tức thì,
liền mạch. Edgar Allan Poe – người được tôn vinh khai sinh ra truyện ngắn
hiện đại – đã nêu trong Triết lý về soạn tác (The Philosophy of Composition):
“Nếu như một tác phẩm văn học quá dài, không thể đọc được một lèo, chúng
ta bỏ mất hiệu quả quan trọng phát sinh từ sự thống nhất ấn tượng – bởi vì,
nếu như phải đọc làm hai lượt (hai lèo), những công việc trên đời này sẽ xen

vào và cái tổng thể lập tức bị phá hủy”. Truyện ngắn là sự tinh lọc, nén gọn,
khi mà tác giả tập trung khắc họa chỉ một sự kiện nhỏ, một thời điểm hoặc
một khoảnh khắc ngắn. Trong khi một cuốn tiểu thuyết thường phải diễn tả
nhiều sự kiện, nhiều thời điểm khác nhau, số lượng nhân vật, tình tiết thường
phải đông đảo, thì một câu chuyện ngắn lại có xu hướng giản lược những yếu
tố ấy.
Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. So với các thể loại, truyện
ngắn gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống
đương thời. "Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng,
phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con


7

người, tạo thành một ấn tượng hoàn chỉnh. Chính vì vậy trong truyện ngắn
thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp" [28].
1.1.2. Khái niệm truyện ngắn mini
Trên thế giới, thể loại truyện ngắn mini có nhiều tên gọi. Ngoài tên
thông dụng nhất là “truyện cực ngắn” hay “truyện rất ngắn” thì còn có các
tên truyện chớp, truyện ngắn ngắn… "Người Trung Quốc gọi truyện cực
ngắn là “vi hình tiểu thuyết”, người Nhật gọi là “Sho-to sho-to” tức phiên âm
của chữ “short short story”. Sau này còn có tên “siêu đoản thiên tiểu thuyết”
(chotanpen shosetsu) rất thịnh hành cho điện thoại di động" [19].
Theo chúng tôi, truyện ngắn mini dĩ nhiên phải rất ngắn, ở mức độ tối
thiểu. Một truyện cực ngắn vào khoảng trên dưới 500 chữ, nhưng nó phải diễn
tả được tư tưởng của tác giả, là một phần của bức tranh toàn thể. Nếu không
chúng ta chỉ có những đoạn văn ngắn chứ không phải là truyện cực ngắn, có
thể xem là những mẩu vụn cảm nghĩ chứ không phải là tư tưởng. Nếu tác gia
có cách nhìn tư tưởng của riêng mình thì chỉ cần đọc vài ba truyện người ta có
thể nhận ngay ra được là truyện của ai. Trong sáng tác truyện cực ngắn hiện

nay, rất ít người có được điều này. Cho nên nếu để những truyện cực ngắn
cạnh nhau chúng ta rất khó biết được tác giả, vì truyện cũng có khi chỉ là
những ý nghĩ vụn vặt, những cảm nghĩ rời rạc mà thôi. Muốn có đặc trưng
riêng, tác giả phải có một tư tưởng và một cách diễn đạt của riêng mình để
làm cho những truyện cực ngắn tạo nên một thế giới riêng, các truyện đứng
cạnh nhau cùng soi sáng thế giới ấy.
1.1.3. Đặc điểm truyện ngắn mini
Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về phương diện thể loại của truyện
ngắn mini. Có quan điểm cho rằng, truyện ngắn mini (truyện cực ngắn) là loại
hình tương đối độc lập thuộc thể loại tác phẩm tự sự đã tồn tại trong đời sống
văn học và hiện nay các nhà nghiên cứu lí luận văn học chưa kịp xây dựng hệ


8

thống lý thuyết hoàn chỉnh về truyện ngắn mini. Nhưng đa số ý kiến cho rằng,
truyện ngắn mini là một dạng thức đặc biệt của truyện ngắn thông thường.
Chính vì vậy, khi nghiên cứu phương diện lý thuyết truyện cực ngắn cần dựa
vào cơ sở lý thuyết của truyện ngắn thông thường.
1.1.3.1. Dấu hiệu nhận biết truyện ngắn mini
Thứ nhất là dung lượng tác phẩm. Dung lượng theo lý luận văn học
được hiểu là kích cỡ, sức chứa lớn hay nhỏ. Nếu truyện ngắn thông thường là
hình thức tự sự cỡ nhỏ thì truyện ngắn mini là hình thức tự sự cỡ cực nhỏ. Tự
sự cỡ cực nhỏ nghĩa là khoảng bao nhiêu từ trong một truyện ngắn? Có ý kiến
cho rằng, tối đa số lượng chữ trong truyện ngắn mini khoảng ba, bốn trăm từ.
Vậy tối thiểu là bao nhiêu từ, một từ, một câu có thể coi là truyện ngắn
không? Nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc phân tích: trên lý thuyết, người
ta có thể đáp: một từ. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta khó có thể tìm được
một từ nào có khả năng gợi ra được một câu chuyện tạo nên được một không
khí, dựng lên một ý tưởng và quan trọng hơn hết, hình thành một cái gì có

chút ý nghĩa thẩm mĩ để có thể gọi được là một tác phẩm văn học. Có lẽ ranh
giới tận cùng của truyện ngắn cực ngắn là một câu. Nhưng cũng có năm, bảy
loại câu. Trong văn chương hiện đại, dưới ngòi bút của không ít nhà văn có
tên tuổi, nhiều câu dài dằng dặc trong một hay hai trang giấy, nghĩa là bằng cả
một truyện ngắn bình thường. Bởi vậy, câu trong truyện cực ngắn phải là câu
vừa phải. Càng ngắn càng tốt [26]. Về phương diện phản ánh hiện thực, hiệu
quả nghệ thuật của truyện ngắn mini, nó bình đẳng với các thể loại văn xuôi
tự sự khác. Số lượng câu chữ quá ít ỏi nhưng khả năng phản ánh hiện thực của
nó không hề nhỏ do cách thức khai thác chiều sâu của đời sống, qua đó làm
nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Thứ hai là tính vấn đề của truyện ngắn mini. Dù là thể loại nào thì
nhà văn cũng cần quan tâm tới việc phản ánh hiện thực khách quan nhằm thể


9

hiện vấn đề gì, làm nổi bật chủ đề gì. Đúng như nhà thơ cách mạng Tố Hữu
đã khẳng định trong cuốn Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa
(Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1982): "cái cơ bản nhất của nghệ thuật là nêu
lên vấn đề gì, nói nôm na cho dễ hiểu: Vấn đề của nghệ thuật là câu hỏi - câu
hỏi của cuộc đời, nghệ thuật bao giờ cũng mang câu hỏi, bao giờ cũng có tính
vấn đề". Nếu không có tính vấn đề không thể gọi là truyện ngắn mini. Tính
vấn đề của truyện ngắn mini thể hiện qua hình ảnh, chi tiết, sự kiện, tình
huống, nhân vật, tiêu đề. Đặc biệt, truyện ngắn mini không chỉ nén hết cỡ về
mặt câu chữ mà còn nén về mặt vấn đề. Vấn đề đôi khi được mập mờ gợi mở
ngay ở nhan đề của truyện. Vấn đề trong truyện ngắn mini được cây bút trẻ
Hoàng Long đánh giá xác đáng như sau: "truyện cực ngắn phải mang tính dụ
ngôn. Thực ra điều này chẳng có gì là mới lạ cả. Bản thân nghệ thuật ngôn từ
đều là những ẩn ngữ và dụ ngôn (...) Truyện cực ngắn đâu có nằm ngoài lệ ấy.
Chỉ có điều tính dụ ngôn trong truyện cực ngắn phải mang tính đậm đặc để

qua một ngôn từ cực giới hạn, ý tưởng của truyện phải phóng chiếu vào tâm
tư độc giả làm họ không tự vấn thì cũng phải bâng khuâng".
Thứ ba là sự giản ước hình thức tả, kể. Do số lượng câu chữ quy
định và sự dồn nén vấn đề ở mức tối đa nên truyện ngắn mini phải giản ước
hình thức kể, tả nhưng vẫn đảm bảo tính hấp dẫn và làm sáng tỏ được chủ đề
[9]. Để làm được việc đó, giữa vô vàn chi tiết của cuộc sống nhà văn không
thể tiếc, cũng không thể tham lam đưa nhiều chi tiết vào tác phẩm mà phải
chọn lọc kỹ lưỡng, biết đưa những chi tiết biết nói, chi tiết đầy ẩn ý. Đúng
như nhà văn Nguyễn Công Hoan đã từng khẳng định: "Không được kể tuốt, tả
tuốt mà chỉ nhặt ra một chi tiết vừa làm sáng tỏ vấn đề, vừa giữ được vấn đề,
vừa làm nòng cốt cho cốt truyện. Tôi gọi đó là chi tiết phát sáng bởi vì chỉ có
một chi tiết phát sáng đó thôi mà người đọc có thể hiểu được toàn bộ truyện,
nhận ra vấn đề của truyện". Hay cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, cây


10

bút trẻ Hoàng Long chuyên viết truyện cực ngắn đăng trên các website văn
học đã có nhận định: "Trước hết phải nói đến tính vụt sáng của thể loại này.
Vì thể loại này đòi hỏi tính "cực ngắn" nên ngôn từ phải rất cô đúc, hình ảnh
phải rất sắc nét. Nó như một tia chớp lóe lên trong đêm mù tâm thức bừng
sáng rỡ ràng (...) Chỉ đưa một hình ảnh, không diễn giải, không bình luận, như
một khoảnh khắc được ghi lại bằng nghệ thuật nhiếp ảnh, thơ haiku và truyện
cực ngắn mang một tính hàm súc cao độ. Hình ảnh phải được nổi bật lên vụt
sáng trong mịt mù tâm thức, qua những màn che đứt đoạn của hồng trần, để
gợi nên chập chùng một phiến khói sương, hoang vu như ảo ảnh, neo đậu
trong tâm thức người đọc". Để đảm bảo giản lược tả và kể mà vẫn làm nổi bật
chủ đề của truyện cần phải dựa vào tài năng lựa chọn chi tiết của nhà văn,
phát hiện được những chi tiết phát sáng. Chi tiết phát sáng phải là chi tiết đắt
giá nhưng chân thực, mang ý nghĩa tượng trưng, tức là hàm chứa một cách

nhìn nhận, đánh giá của nhà văn về thế giới và con người.
1.1.3.2. Khả năng phản ánh hiện thực ở truyện ngắn mini
Vấn đề cơ bản nhất khi bàn đến khả năng khám phá chiều sâu hiện thực
của truyện ngắn mini là các tác giả luôn có ý thức tìm tòi nhiều cách sáng tạo
khác nhau để đi thẳng vào vấn đề muốn đề cập trong tác phẩm. Truyện ngắn
mini chỉ quan tâm miêu tả biến cố nổi bật, biến cố chủ yếu xảy ra trong
khoảnh khắc nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một nét độc đáo của tính
cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh tiêu biểu của đời sống xã hội. Có thể
khẳng định rằng, những truyện cực ngắn thành công là những truyện biết
thông qua hệ thống chi tiết, hình ảnh, hình tượng để thể hiện ngay chủ đề của
tác phẩm một cách hấp dẫn độc đáo.
Nói đến khả năng khám phá chiều sâu hiện thực là muốn nói đến khả
năng tìm hiểu chiều sâu của cuộc sống, của con người trong xã hội với tất cả
những tính cách và số phận của nó, với những quan hệ nhân sinh phức tạp.


11

Chiều sâu hiện thực trong tác phẩm là chiều sâu nội dung của tác phẩm văn
học. Chiều sâu hiện thực trong truyện cực ngắn được thể hiện qua cách khai
thác trực diện vấn đề mà không cần lan man tả kể. Chi tiết phát sáng trong
truyện Trời rét của Ma Văn Kháng là cảnh cả ba người trong gia đình đều gặp
nhau ở quán chợ để giúp đỡ cô bé thu nhặt phế liệu. Năm nay rét hơn mọi
năm, vậy mà con bé đi thu nhặt phế liệu vẫn chỉ mặc độc một cái áo gió mỏng
tang, đêm đến nghỉ tạm ở cái lều chợ, vun bã mía đốt lửa sưởi. Không ai nói
với ai, không hẹn mà đến, họ gặp nhau ở sự đồng cảm với những người nghèo
khổ, học gặp nhau ở tình nhân ái bao la. Đặc biệt hơn, chi tiết đầy ẩn ý là tìm
khắp mà không thấy cô bé thu nhặt phế liệu ở quán chợ. Họ đi về mà trong
lòng tràn ngập niềm tin, chắc là có một ai đó có lòng hảo tâm đã đến đưa cô
bé tội nghiệp nọ tới một nơi ấm áp để qua đêm rồi. Thông điệp nhà văn gửi

gắm cho độc giả thật sâu sắc, thế giới còn nhiều mảnh đời bất hạnh nhưng
thật ấm áp bởi tình cảm yêu thương con người không phải là đặc quyền của
riêng ai. Yêu thương có trong mỗi con người, yêu thương có ở khắp mọi nơi.
Hay trong câu chuyện Cổ tích mới, kết thúc thật bất ngờ và giống như
trong truyện ngụ ngôn đã đem đến bài học nhân sinh. Chỉ vẻn vẹn hai trang
sách nhưng nhờ biết lựa chọn chi tiết đắt giá, tiêu biểu, giàu giá trị nên Cổ
tích mới tuy dung lượng rất ít nhưng vấn đề đặt ra trong tác phẩm thật lớn lao.
Vấn đề ấy được hé lộ ngay từ nhan đề của truyện. Và chi tiết cô con gái nhờ
người phụ nữ góa chồng chuyển thư cho cha đã làm bùng nổ những dồn nén
trong tâm trạng của người cha, cảm động đến rơi nước mắt. Chi tiết phát sáng
ấy đã thể hiện giá trị tư tưởng và thông điệp của nhà văn. Những ước muốn
chính đáng của con người tưởng chỉ xuất hiện trong chuyện cổ tích, ấy vậy
mà nhờ cô con gái tâm lí, hiểu đời, hiểu người, biết đặt mình vào hoàn cảnh
éo le của người khác nên giấc mơ hạnh phúc của những người đàn ông góa vợ
cô đơn như cha cô đã trở thành hiện thực. Đúng là chuyện cổ tích mới bởi


12

vượt lên định kiến xã hội, thoát khỏi tính vị kỉ cá nhân, người đem hạnh phúc
tới cho người cha bất hạnh chính là cô con gái. Cô đã chủ động tìm vợ cho
cha, tìm mẹ kế cho mình. Thương cha không chỉ là lo cho cha đầy đủ vật chất
mà cần nhất là quan tâm tới đời sống tinh thần.
Đặc trưng phản ánh hiện thực của truyện ngắn mini ngoài khả năng
khám phá chiều sâu hiện thực còn là khả năng gợi mở vấn đề. Do số lượng
câu chữ rất ít, vấn đề đưa ra cũng hết sức cô đọng nên truyện ngắn mini sẽ gợi
mở cho người đọc hướng tự suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề. Để gợi mở cho
người đọc hướng giải quyết vấn đề, truyện cực ngắn thường có lối kết thúc
mở. Kết thúc mở là câu chuyện đặt ra không được giải quyết triệt để mà bỏ
lửng, để người đọc tự suy đoán, để người đọc đồng sáng tạo. Kết thúc mở còn

tạo ra sự bất ngờ vì thế mà câu chuyện cứ ám ảnh, đeo đẳng mãi trong trí nhớ
và dòng cảm xúc của người đọc. Kết thúc mở, tác giả sẽ gieo vào lòng người
đọc những dự cảm về tương lai của câu chuyện mà tác phẩm đã gợi mở ra.
1.1.3.3. Đặc trưng của truyện ngắn mini về phương diện hình
thức
Kết cấu là một yếu tố của hình thức, là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh
động của tác phẩm văn học. Từ điển thuật ngữ văn học đã nêu: "Kết cấu là
phương diện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm
các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng tác phẩm: triển khai,
trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm
nhìn trần thuật của tác giả: tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện
tượng thẩm mỹ" [7]. Kết cấu của một truyện cực ngắn phụ thuộc vào phong
cách tác giả và ý đồ tư tưởng sáng tạo của nhà văn. Tuy nhiên, truyện cực
ngắn thường hay sử dụng kết cấu tương phản, đối lập, tương phản. Sự tương
phản có thể xảy ra giữa khía cạnh tính cách này với khía cạnh tính cách kia,
giữa hiện tượng này với hiện tượng kia, giữa trạng thái quan hệ xã hội này với


13

trạng thái quan hệ xã hội kia. Nằm trong mối tương quan giữa truyện ngắn và
truyện cực ngắn, nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã
khẳng định vai trò quan trọng của việc xây dựng tình huống: "Về nghệ thuật
truyện ngắn, tôi cho rằng cái quan trọng nhất là tạo ra được tình huống mới lạ,
độc đáo. Tạo tình huống đối với truyện ngắn cũng quan trọng như cấu tứ
trong sáng tác thơ. Tùy theo sở trường và cái "tạng" riêng của mỗi nhà văn mà
người này thì tạo tình huống trào phúng (Nguyễn Công Hoan), người kia tạo
tình huống tâm trạng (Thạch Lam), người khác lại tạo tình huống tâm tư, triết
lý (Nam Cao) v.v. Tất nhiên, tình huống xét ở từng truyện thì có thiên hình
vạn trạng..." [21].

Yếu tố quan trọng thứ hai khi khám phá phương diện hình thức của
truyện ngắn mini là nhân vật. Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái
quát hiện thực một cách hình tượng. Trong truyện ngắn mini cũng có thể gặp
đủ loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật lí tưởng, nhân vật tư
tưởng. Nhân vật tư tưởng thường hay xuất hiện hơn trong truyện cực ngắn bởi
thế mạnh của nhân vật trong truyện cực ngắn không phải là ở kể nhiều, tả kỹ
mà ở chỗ gợi đến những suy tư triết học về cuộc đời. Truyện cực ngắn không
chú trọng xây dựng tính cách nhân vật, không khắc họa đầy đủ, toàn diện
những tính cách hay xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh
điển hình. Biểu hiện các tính cách đa dạng không phải là mối quan tâm lớn
nhất của tác giả truyện cực ngắn. Vấn đề quan tâm bậc nhất là tính chất biểu
hiện vấn đề của nhân vật, nhân vật xuất hiện là để làm một việc gì đó (nhân
vật chức năng), chứ tính cách của nó như thế nào không quan trọng. Khi xây
dựng nhân vật những yếu tố như xuất thân, nghề nghiệp, mối quan hệ xã hội,
diện mạo, tính cách, số phận hầu như bị lướt qua mà chỉ quan tâm tới những
chi tiết, một mảnh nhỏ li ti của cuộc sống, những khoảnh khắc tâm lí, những
nghịch lí trong đời sống nhân vật.


14

Ngôn ngữ là chất liệu nghệ thuật ngôn từ, phương tiện mang tính chất
đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ không thể có văn học, vì vậy M.
Gorki đã nhận xét "ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học". Trong truyện
ngắn mini, ngôn ngữ cần độ chính xác và hàm súc. Chính xác là khả năng của
ngôn ngữ văn học có thể biểu hiện đúng điều nhà văn muốn nói, miêu tả đúng
cái mà nhà văn cần tái hiện. Do truyện ngắn mini có kích cỡ cực nhỏ, bởi vậy
ngôn ngữ phải hàm súc cô đọng, ý tại ngôn ngoại, lời hết mà ý chưa hết gợi
cho người đọc những dư ba, những tưởng tượng riêng của mỗi cá nhân. Để
đảm bảo tính hàm súc trong truyện ngắn mini, câu văn thường ngắn, mang

tính chất của sự thông báo đơn thuần, dù ta vẫn hiểu đây đích thực là một
hướng tìm tòi giàu tính nghệ thuật. Thậm chí còn xuất hiện những câu văn cộc
lốc giống những đoạn chát trên mạng Internet.
1.2. Kết cấu và cốt truyện của truyện ngắn mini trong tập truyện
ngắn Bông hồng vàng
Từ điển thuật ngữ văn học đã khẳng định: “Cấu trúc đích thực của tác
phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố: Ngôn từ và cốt truyện" [7] và cốt truyện là yếu
tố quan trọng đã được nghiên cứu một cách có hệ thống. Cốt truyện là một
hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác
phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn
cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Theo Từ
điển thuật ngữ văn học, cốt truyện chính là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ
chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản
và quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự
sự và kịch” [7]. Giáo trình Lý luận văn học cũng khẳng định cốt truyện “là
chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp
trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm” [28, tr92]. Như vậy có thể khẳng
định rằng, cốt truyện chính là cái cốt lõi của truyện, là cái phần ruột của tác


15

phẩm tự sự, là cái mà người ta có thể kể lại, tóm tắt lại một cách ngắn gọn
hơn truyện.
Cốt truyện có hai tính chất cơ bản. Một là các sự kiện trong truyện
thường có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có mở đầu và
có kết thúc. Hai là cốt truyện có tính liên tục về thời gian.
Cốt truyện đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng trong truyện: nó
gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của một nhân vật,
thực hiện khắc họa nhân vật; đồng thời bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của

con người, tái hiện bức tranh đời sống; và tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh có
giá trị nhận thức; cuốn hút người đọc.
Cốt truyện thông thường có 5 thành phần: 1. Trình bày; 2. Thắt nút; 3.
Phát triển; 4. Cao trào; 5. Mở nút. Tổ chức cốt truyện theo kiểu truyền thống
là cốt truyện phải có đầy đủ năm thành phần trên. Ngoài ra cốt truyện có thể
có thêm phần vĩ thanh.
Cốt truyện của truyện ngắn mini (truyện cực ngắn) thường giản lược
đến mức tối đa: “Dù ngắn tới độ nào vẫn phải giữ cho dược căn cốt của cái
gọi là “thể truyện” – tức tính quá trình của nó. Hai phần “truyện” và “rất
ngắn” cần kết hợp một cách tự nhiên hài hòa”. Mỗi truyện ngắn mini chỉ tập
trung vào những tình huống tiêu biểu, những chi tiết quan trọng có tính quyết
định sự phát triển của câu chuyện. Đúng như nhà văn Nguyễn Kiên từng
khẳng định: “Khuôn khổ của truyện cực ngắn hạn chế, không thể nói nhiều,
nói đầy đủ…Điều quan trọng đối với truyện ngắn mini là phải lựa chọn cho
được cái tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó
đặc trưng cho một hiện tượng xã hội”. Cốt truyện của truyện cực ngắn nhiều
khi không bao gồm đầy đủ các thành phần: 1. Trình bày; 2. Thắt nút; 3. Phát
triển; 4. Cao trào; 5. Mở nút, 6. Vĩ thanh.


16

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những
chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận.Tất cả những yếu tố, bộ
phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó
nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định gọi là kết cấu. Nói cách
khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm
văn học. Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm cốt truyện
nhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố...trong tác phẩm tự sự
và kịch thì kết cấu là một khái niệm rộng hơn nhiều.

Kết cấu là phương diện cơ bản của hình thức tác phẩm nghệ thuật.
Trong tác phẩm tự sự, kết cấu là cơ sở của hình thức truyện, đồng thời cũng là
một cách bao quát nội dung câu chuyện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp
và sinh động của tác phẩm” [28]. Thuật ngữ “kết cấu” thể hiện một nội dung
rộng rãi và phức tạp hơn bố cục. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự
tiếp nối bề mặt, những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn
mà còn bao hàm sự liên kết bên trong của tác phẩm.
Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là
phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm bảo các
chức năng rất đa dạng: phối hợp liên kết các yếu tố lại với nhau để tạo nên
một chỉnh thể, bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm, triển khai, trình bày
hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần
thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm
mỹ. Một tác phẩm xuất sắc có ghi dấu ấn vào người đọc hay không còn tùy
thuộc vào cách tổ chức sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể
nhằm góp phần nâng cao giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của nó.Tuy bất
cứ một tác phẩm văn học nào cũng có kết cấu nhất định, nhưng không phải
tác phẩm nào cũng có kết cấu giống nhau. Trái lại, mỗi một nhà văn lại có


17

một phong cách riêng, mỗi một thể loại lại có một kiểu tổ chức tác phẩm theo
đặc trưng riêng, thậm chí mỗi một tác phẩm lại được xây dựng theo một kết
cấu phù hợp. Tóm lại, có thể khẳng định rằng kết cấu chính là sự sáng tạo
nghệ thuật của mỗi nhà văn, là đặc trưng riêng của từng thể loại.
Luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm kết cấu để khảo sát và chỉ ra
đặc trưng kết cấu của truyện ngắn mini Việt Nam hiện đại qua tập truyện
Bông hồng vàng của Ma Văn Kháng trên hai bình diện cơ bản đó là kết cấu

thế giới nhân vật và chi tiết, ngôn từ của truyện ngắn mini.
1.2.1. Nhân vật và sự thể hiện chủ đề truyện ngắn mini trong tập
truyện ngắn Bông hồng vàng
Nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm tự sự. "Trong
một tác phẩm văn xuôi, nhân vật là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn, biểu
hiện khả năng chiếm lĩnh thực tại đồng thời thể hiện lý tưởng thẩm mỹ, quan
niệm về đời sống và con người trong toàn bộ tính đa dạng và phức tạp của nó"
[4]. Khi nghiên cứu nhân vật trong truyện ngắn, "ba phương diện quan trọng
cần được quan tâm là tính cách, số phận và vấn đề" [9]. Tuy nhiên trong
truyện ngắn mini tính cách của nhân vật không được chú trọng xây dựng.
Nhiều truyện đọc xong người đọc không nhớ nổi tên nhân vật do nhà văn sử
dụng phương pháp tẩy trắng nhân vật, không định hình được tính cách của
nhân vật như thế nào. Tập truyện ngắn Bông hồng vàng của Ma Văn Kháng
xây dựng những nhân vật tư tưởng, nhân vật mang tính quan niệm, mang tính
tư tưởng, hay còn gọi là nhân vật chức năng. Nó xuất hiện nhằm phát ngôn
cho tư tưởng, thông điệp của nhà văn về đời sống và con người.
Nhân vật trong tập truyện ngắn mini Bông hồng vàng của Ma Văn
Kháng không thiên về kể nhiều, tả kỹ mà chủ yếu là gợi đến những suy tư
triết học về đời sống. Tính chất biểu hiện vấn đề của truyện ngắn mini được
ông quan tâm hàng đầu. Mỗi chuyện là một vấn đề của cuộc sống được đặt ra


18

từ những chi tiết và khoảnh khắc tâm lí của nhân vật. Đọc Vô tình làm cho
nhiều người bừng thức, muốn sống chậm lại trong cái guồng quay điên đảo
của cuộc sống hiện đại. Vấn đề sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương giữa con
người với con người được đặt ra hay chính là sự trăn trở của nhà văn về tình
người trong cuộc sống hiện đại. Đồng nghiệp cùng phòng, hai bàn kê sát cạnh
nhau mà mấy ngày Hoàng vắng mặt, hôm nay anh mới chợt giật mình sửng

sốt, cất tiếng hỏi người phụ nữ ngồi ở góc phòng: "- Ơ, Hoàng mấy ngày hôm
nay đi đâu mà sao không thấy đến làm việc nhỉ?" [15, tr.32]. Sửng sốt hơn là
thông tin Hoàng bị ung thư gan giai đoạn cuối, Hoàng mắc bệnh đã hai năm
nay rồi. Anh ôm mặt, nghẹn giọng, nước mắt đầm đìa! Mải mê với mưu sinh
mưu lợi anh đã trở thành kẻ vô tình từ lúc nào không hay biết. May mà anh
mau chóng nhận ra, anh chưa trở thành một kẻ lãnh cảm, một người có máu
lạnh, thờ ơ, không mảy may xúc động trước mỗi khổ đau, mất mát, thiệt thòi
của con người, của bạn bè. Đây chính là lời cảnh tỉnh của nhà văn, đừng viện
cớ công việc bận rộn, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh để bào chữa cho căn bệnh vô
cảm.
Một vấn đề nữa được nhà văn quan tâm đặt ra trong truyện Thật và giả
khiến tất cả mọi người đều phải suy ngẫm, đó là vấn đề lệch chuẩn và loạn
chuẩn. Xã hội nào cũng đều đặt ra những chuẩn mực làm thước đo đánh giá
nhân cách con người. Ấy vậy mà nhà văn lại đang hoang mang trước sự biến
đổi khôn lường của đời sống xã hội, những nghịch lí của đời sống vẫn đang
tồn tại một cách dai dẳng. Đó là, quân tử đang đóng giả tiểu nhân. Đúng là
thật giả lẫn lộn. Thầy giáo Khanh mẫu mực, mô phạm nhưng không được
bình bầu, không được nhận bằng Gia đình có văn hóa vì không quét ngõ;
không tích cực tham gia đấu tranh ngăn cản, xua đuổi những chiếc ô tô con đi
vào ngõ cấm. Ngược lại, ông Liếng đang dính dáng đến vụ làm thất thoát hai
tỉ bạc, chiếm dụng hơn năm chục mét vuông đất công làm nhà ở thì được


19

nhận danh hiệu: Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tổ dân
phố đánh giá cao hành động tích cực của ông trong việc tham gia vệ sinh ngõ
xóm và tích cực nhắc nhở các gia đình treo cờ tổ quốc nhân những dịp lễ lớn.
Đọc truyện Người thứ sáu lên xe, Cơn đau ốm, Chị tôi tập thể dục,
Khoảng riêng của mẹ, chúng ta càng thấy rõ hơn đặc trưng của thể tài truyện

ngắn mini và biệt tài của cây bút khắc họa nhân vật chủ yếu nhằm thể hiện
chủ đề của tác phẩm. Trong truyện Người lên xe thứ sáu, nhà văn sử dụng
những câu kể ngắn để tái hiện một mảng nhỏ của đời sống qua một chuyến xe
buýt đông người. Anh bán vé xe loay hoay khổ sở tìm người thứ sáu lên xe
chưa có vé. Ma Văn Kháng diễn tả khoảnh khắc tâm lí, một trạng thái tâm lí
không phức tạp của nhân vật ở một thời điểm nhất định. Đó là khoảnh khắc
tâm lí của anh bán vé xe và của hành khách ngồi trên xe. Trong lời nói của
anh bán vé xe là sự thảng thốt và hoang mang xen lẫn sự thống thiết. Anh cầu
cứu trong hoang mang, mong muốn sự trợ giúp của mọi người trong vô vọng.
Những người ngồi trên xe như tôi - một nhà báo trung niên, một ông già mũ
phớt, và một cậu sinh viên đeo cái túi sách bên hông. Tất cả đều im lặng, đều
ứng xử theo lối "mắckêno", mặc kệ nó, "mắckêđơ", mặc kệ đời. Im lặng đôi
khi là vàng như các cụ vẫn nói, nhưng ở đây là thói xấu cần lên án. Sự hèn
nhát, thiếu dũng cảm, không dám đấu tranh trực diện với cái ác, sự thờ ơ, vô
cảm thiếu trách nhiệm với xã hội. Nhà văn đã khái quát một hiện tượng trong
xã hội Việt Nam, một tồn tại cần sớm phải loại bỏ qua những trang văn ngắn
gọn súc tích nhưng thẳng thắn phơi trải những thói xấu, căn bệnh "mắckêđơ"
thật đáng xấu hổ. Đến với truyện ngắn Cơn đau ốm Ma Văn Kháng không tập
trung miêu tả ngoại hình hay đặc tả tính cách của nhân vật cụ thể nào. Ông
Thùy giám đốc cơ quan ốm phải nằm viện, đám đông cán bộ nhân viên cơ
quan xuất hiện. Ba hôm đầu tấp nập người đến thăm hỏi, từ lãnh đạo các
phòng ban đến nhân viên trong cơ quan. Sang ngày thứ tư, ông Vượng ra lệnh


×