Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông trung nghĩa huyện thanh thủy tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN MINH QUANG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TRUNG NGHĨA – HUYỆN THANH THỦY
– TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN MINH QUANG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TRUNG NGHĨA – HUYỆN THANH THỦY
– TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60.14.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



PGS. TS Tạ Hữu Hiếu

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Quang


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường
Trung học phổ thông Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ”, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô thuộc Khoa
Giáo dục Thể chất, các phòng ban của trường Đại học sư phạm Hà Nội; Ban
Giám Hiệu, các thầy cô giáo và học sinh trong trường THPT Trung Nghĩa –
Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ. Đến nay, tôi đã hoàn thành đề tài của
mình. Với tình cảm chân thành và kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới các thầy cô giáo, các em học sinh; các anh chị em đồng nghiệp và tập
thể lớp cao học K25 Khoa Giáo dục Thể chất, nơi tôi đã gắn bó trong suốt
quãng thời gian học tập tại đây.
Đặc biệt,tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Tạ Hữu Hiếu, người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu mà tôi đã chọn phần nào nói lên được sự cố gắng của
bản thân nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
những chỉ dẫn, góp ý chân thành của các Thầy Cô, anh chị và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Minh Quang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Tên Viết Tắt

Chú giải

1

CLB

Câu lạc bộ

2

CT/TW

Chỉ thị trung ương

3


GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

4

GDTC

5

GV

Giáo viên

6

HS

Học sinh

7

NQ/TW

8

RLTT

Rèn luyện thân thể


9

TDTT

Thể dục thể thao

10

THPT

Trung học phổ thông

Giáo dục Thể chất

Nghị quyết trung ương


DANH MỤC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG VIẾT TẮT
TT

Đơn vị

Chú giải

1

Kg

Kilogam


2

%

Phần trăm

5

Tổng

6

m

Mét

7

s

Giây

8

cm

Centimet

9


sl

Số lần


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 4
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................. 10
9. Tổ chức nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
10. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 11
1.1. Quan điểm của Đảng - Nhà nƣớc ta về Thể dục thể thao và giáo dục
thể chất ........................................................................................................... 11
1.2. Cơ sở lý luận đánh giá chất lƣợng giáo dục thể chất .......................... 15
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới GDTC ...................................... 15
1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong các trường THPT ......... 17
1.3. Khái quát về công tác giáo dục thể chất trong các trƣờng THPT
trong những năm gần đây ............................................................................ 21
1.4. Những yếu tố đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất trong trƣờng
THPT .............................................................................................................. 26
1.4.1. Môn học thể dục trong các trường phổ thông ....................................... 26
1.4.2. Phong trào TDTT trong các trường phổ thông ..................................... 28

1.4.3. Công tác tổ chức quản lý ....................................................................... 29
1.4.4. Cải tiến chương trình và sách giáo khoa ............................................... 30
1.4.5. Đội ngũ giáo viên Thể dục .................................................................... 31


1.4.6. Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục thể chất ....................................... 32
1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý học sinh lứa tuổi học sinh THPT ................... 33
1.5.1. Đặc điểm về mặt tâm lý ........................................................................ 33
1.5.2. Đặc điểm về mặt sinh lý ........................................................................ 34
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ
CHẤT TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRUNG NGHĨA –
HUYỆN THANH THỦY – TỈNH PHÚ THỌ ............................................ 37
2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục của Trƣờng THPT Trung
Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ............................................. 37
2.2. Thực trạng nội dung, chƣơng trình môn học thể dục của Trƣờng
THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ..................... 40
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất của Trƣờng THPT Trung Nghĩa – Huyện
Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 44
2.4. Thực trạng trình độ thể lực của học sinh Trƣờng THPT Trung Nghĩa
– Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ ........................................................ 45
2.5. Thực trạng nhu cầu ham thích học các môn thể thao của học sinh
Trƣờng THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ ...... 47
2.6. Thực trạng kết quả môn học thể dục của học sinh Trƣờng THPT
Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ................................. 48
2.7. Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của Trƣờng THPT Trung
Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ............................................. 50
2.8. Thực trạng nhận thức và sự quan tâm của cán bộ quản lý các cấp,
giáo viên, phụ huynh, học sinh về vị trí vai trò của GDTC cũng nhƣ sự
phát triển thể chất của học sinh ................................................................... 53
2.9. Thực trạng kinh phí dành cho công GDTC của Trƣờng THPT Trung

Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ............................................. 55
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 56


Chƣơng 3. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO
HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRUNG NGHĨA –
HUYỆN THANH THỦY – TỈNH PHÚ THỌ ............................................ 59
3.1. Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh
Trƣờng THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ ...... 59
3.1.1. Cơ sở lý luận lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC ...........59
3.1.2. Cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC .............61
3.1.3. Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh
Trường THPT Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ .................. 62
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả biện pháp nâng cao hiệu quả GDTC
cho HS Trƣờng THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú
Thọ .................................................................................................................. 70
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm............................................................................. 70
3.2.2. Kết quả tổ chức thực nghiệm ................................................................ 70
3.2.3. Đánh giá hoạt động TDTT của Trường THPT Trung Nghĩa - Huyện
Thanh Thủy - Tỉnh Phú Thọ............................................................................ 74
3.2.4. Đánh giá về vị trí, vai trò của GDTC trong Trường THPT Trung Nghĩa
- Huyện Thanh Thủy - Tỉnh Phú Thọ ............................................................. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 83
PHỤ LỤC


DANH MỤC BIỂU BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC Trường THPT Trung Nghĩa

– Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ ............................................................ 38
Bảng 2. 2. Thực trạng nội dung, chương trình môn thể dục của Trường
THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ ........................... 41
Bảng 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của Trường
THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ ........................... 44
Bảng 2.4. Thực trạng năng lực thể chất của học sinh Trường THPT Trung
Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ (n=852) ................................... 46
Bảng 2.5. Kết quả phỏng vấn nhu cầu ham thích tập luyện các môn thể thao
của học sinh Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú
Thọ (n=852)..................................................................................................... 47
Bảng 2.6. Thực trạng kết quả môn học thể dục của học sinh Trường THPT
Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ (n=852) ........................ 49
Bảng 2.7. Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của Trường THPT
Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ ...................................... 51
Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động của các CLB, các đội tuyển thể thao dành
cho học sinh Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú
Thọ................................................................................................................... 52
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức và tham gia thi đấu giải thể
thao các cấp của Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................... 53
Bảng 2.10. Kết quả phỏng vấn nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC trong
Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ (n=924) 54
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác GDTC Trường THPT Trung Nghĩa - Huyện Thanh Thủy - Tỉnh Phú
Thọ (n = 25)..................................................................................................... 63


Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực trước thực nghiệm .................... 71
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực sau thực nghiệm của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng ............................................................................... 72

Bảng 3.4. So sánh kết kết quả rèn luyện thân thể sau thực nghiệm ................ 73
Bảng 3.5. So sánh hoạt động TDTT ngoại khóa của Trường THPT Trung
Nghĩa - Huyện Thanh Thủy - Tỉnh Phú Thọ trước và sau thực nghiệm (n =
852).................................................................................................................. 74
Bảng 3.6. So sánh số lượng CLB, số người tập luyện thể thao của Trường
THPT Trung Nghĩa - Huyện Thanh Thủy - Tỉnh Phú Thọ trước và sau thực
nghiệm ............................................................................................................. 76
Bảng 3.7. Cơ sở vật chất của Trường THPT Trung Nghĩa - Huyện Thanh
Thủy - Tỉnh Phú Thọ sau thực nghiệm .......................................................... 77
Bảng 3.8. So sánh nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC trong Trường
THPT Trung Nghĩa - Huyện Thanh Thủy - Tỉnh Phú Thọ trước và sau thực
nghiệm ............................................................................................................. 79


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả rèn luyện thân thể sau thực nghiệm của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng ..................................................................... 73
Biểu đồ 3.2. So sánh hoạt động TDTT ngoại khóa của Trường THPT Trung
Nghĩa - Huyện Thanh Thủy - Tỉnh Phú Thọ trước và sau thực nghiệm ............ 75
Biểu đồ 3.3. So sánh số lượng CLB, số người tập luyện thể thao của
Trường THPT Trung Nghĩa - Huyện Thanh Thủy - Tỉnh Phú Thọ trước và
sau thực nghiệm .............................................................................................. 77


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ... an ninh, quốc phòng được giữ vững, đời
sống vật chất từng bước được cải thiện, nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân

dân ngày càng được nâng cao, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Có
thể nói, để phát triển kinh tế, ổn định chính trị, bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực
hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
không thể không chăm lo đến việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người với
tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng.
Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao
dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” [25] cho đất nước, để thế hệ trẻ
có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức” [6] đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Công tác GDTC trong trường học luôn được Đảng và Nhà nước hết sức
coi trọng. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 ghi rõ:
“Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường” [33], theo chỉ thị 36
CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai
đoạn mới đã nêu: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc
tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh
viên...” [5].
Trong sự nghiệp phát triển đó, GDTC là một mặt giáo dục toàn diện
cho học sinh, sinh viên, là phương tiện hiệu quả để phát triển hài hòa cân đối

1


hình thể, nâng cao năng lực thể chất và tố chất thể lực của học sinh, sinh viên,
đây cũng là một lĩnh vực sư phạm chuyên biệt có tác động tích cực đối với
việc rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ
trong việc hình thành nhân cách cho người học sinh, sinh viên.
Những năm gần đây, việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, đổi mới
phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng

đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện
thực tiễn của nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và một số
điều kiện khách quan khác, hiệu quả của các giờ học chính khoá đối với môn
học GDTC nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù GDTC từ lâu đã trở
thành môn học chính thức, bắt buộc trong chương trình ở mọi cấp học, ngành
học, nhưng đôi khi vẫn bị xem nhẹ, giờ giảng dạy thể dục còn mang nặng tính
hình thức. Chương trình môn học chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp và đáp
ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi
còn nghèo nàn và thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giáo viên có nơi vẫn còn thiếu về
số lượng và yếu về chất lượng.
Với Trường Trung học phổ thông (THPT) Trung Nghĩa – Huyện Thanh
Thủy – Tỉnh Phú Thọ thì công tác GDTC cũng nằm trong tình trạng chung đó,
hoạt động TDTT nói chung và công tác GDTC nói riêng còn chưa cao, một số
không nhỏ học sinh chưa hào hứng với nội dung học tập, khả năng vận động
và việc thích ứng với các bài tập của môn học còn hạn chế. Nội dung môn học
trong chương trình còn đơn điệu; Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, cũ,
lạc hậu; Mặt bằng làm sân tập còn nhỏ hẹp, hạn chế đến không gian học tập;
Công tác GDTC chưa có biện pháp triển khai một cách hợp lý; Nhận thức của
một số cán bộ giáo viên và phụ huynh cũng như bản thân học sinh về GDTC
còn chưa đúng đắn,…. Kết quả khảo sát trong các giờ học Thể dục cho thấy
vẫn còn nhiều học sinh có thể lực chung rất hạn chế làm ảnh hưởng tới kết
quả học tập của các em.

2


Do vậy, việc nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC
cho học sinh (HS) Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh
Phú Thọ là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn Đảng, ngành TDTT và ngành giáo
dục đào tạo nói riêng. Trong thời gian qua, đã có một số tác giả nghiên cứu,

đề cập tới những khía cạnh khác nhau của công tác GDTC trong trường học
như: Tác giả Đỗ Minh Thông (2012) với đề tài: Nghiên cứu biện pháp nâng
cao chất lượng GDTC cho học sinh Trường THPT Minh Phú - Sóc Sơn - Hà
Nội; Đàm Trung Kiên (2012) đã nghiên cứu giải pháp nâng cao GDTC cho
học sinh Trường THCS Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh; Đỗ Thế Sơn (2013)
đã nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng giờ học GDTC cho học sinh
THPT Thị xã Nghĩa Lộ....
Theo trên, các công trình nghiên cứu đều đã đề cập đến thực trạng công
tác GDTC và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả công tác
GDTC ở những địa bàn khác nhau, các đối tượng khác nhau,… Tuy nhiên
chưa có tác giả nào đề cập đến việc nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho
học sinh Trường Trung học phổ thông Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy –
Tỉnh Phú Thọ. Xuất phát từ những lý do trên, kết hợp với kiến thức bản thân
trong những năm tháng học tại trường cùng với sự giúp đỡ của giáo viên chỉ
đạo, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể
chất cho học sinh Trƣờng Trung học phổ thông Trung Nghĩa – Huyện
Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác GDTC tại Trường THPT Trung
Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ. Đề tài nghiên cứu lựa chọn biện
pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh Trường THPT Trung

3


Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ, góp phần nâng cao chất lượng
Giáo dục thể chất trong trường.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Giáo viên và học sinh Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh
Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh Trường
THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở quan sát và đánh giá thực trạng công tác GDTC của học sinh
Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ, đề tài
nhận thấy hiệu quả công tác GDTC chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
của Nhà trường. Nếu lựa chọn được những biện pháp phù hợp, có tính khả thi
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh Trường THPT
Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tiến hành giải quyết hai
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC tại Trường THPT
Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá biện pháp nâng cao hiệu
quả công tác Giáo dục thể chất cho học sinh Trường THPT Trung Nghĩa –
Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác GDTC của Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh
Thủy – Tỉnh Phú Thọ.

4


- 142 học sinh khối 11 Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh
Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
- Biện pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh Trường THPT

Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ( Theo [23], [32], [36], [44],… )
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương
pháp sau:
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu vấn đề
liên quan tới tính tự giác, tích cực cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới tính tự
giác, tích cực khi học môn GDTC. Qua đó phân tích và lựa chọn các biện
pháp nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực cho học sinh trong giờ học GDTC.
Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan còn là cơ sở để giúp chúng tôi
lựa chọn các phương pháp nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu. Trong
đề tài chúng tôi đã tiến hành tham khảo tài liệu bao gồm các văn kiện của
Đảng và Nhà nước về TDTT, các chỉ thị, thông tư, các chế độ, chính sách đối
với TDTT, các hồ sơ lưu trữ về TDTT và một số luận văn cao học.
7.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm
Là phương pháp sử dụng trong quá trình tìm hiểu thực trạng các biện
pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện
Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
- Mục đích tọa đàm trao đổi: Tiến hành tọa đàm trao đổi trực tiếp với
các giảng viên, giáo viên, các nhà quản lý về GDTC trong trường học nhằm
tìm ra những mặt được và chưa được trong công tác GDTC của Trường
THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ

5


- Mục đích của phỏng vấn: trên cơ sở lý luận tìm ra các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác GDTC Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện
Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ.

7.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Đề tài tiến hành quan sát các buổi tập luyện và kiểm tra môn thể dục
trong các giờ học chính khóa của HS Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện
Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ để tìm hiểu các điều kiện về trang thiết bị tập
luyện, dụng cụ, sân tập, nhà tập và phương pháp tổ chức các hình thức tập
luyện, tình trạng sử dụng dụng cụ trong học tập và kiểm tra kết thúc môn. Từ
đó đánh giá được thực trạng công tác GDTC cho học sinh Trường THPT
Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Để có căn cứ đầy đủ, đảm bảo tính chính xác và khoa học khi giải
quyết các nhiệm vụ trên. Đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để
kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu.
Nội dung kiểm tra căn cứ vào quy định về đánh giá, xếp loại thể lực
học sinh, sinh viên hiện nay do Bộ GD&ĐT quy định (Ban hành kèm theo
Quyết định số: 53/2008/QĐ – BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT).
7.4.1. Nằm ngửa gập bụng(số lần trong 30 giây)
Để đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ bụng.
Dụng cụ kiểm tra: Thảm vuông kích thước 1,5m x1,5m
Cách tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra nằm trên nền sân trải
thảm. Chân co 90 độ ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo
nhau, lòng bàn tay áp chặt sau đầu, khuỷu tay chạm đùi. Người giúp đỡ ngồi
lên mu bàn chân, 02 tay giữ cổ chân để không cho bàn chân người được kiểm
tra xê dịch hoặc tách ra khỏi sàn. Người được kiểm tra nằm ngửa, 2 mu bàn

6


tay và bả vai trạm sàn. Khi nghe khẩu lệnh" bắt đầu" thì người được kiểm tra
làm động tác gập bụng thành ngồi để 2 khuỷu tay chạm đùi, sau đó động tác

trở về tư thế ban đầu, mỗi chu kỳ như vậy được tính 1 lần.
7.4.2. Bật xa tại chỗ (cm)
Để đánh giá sức mạnh bột phát của chân
Dụng cụ kiểm tra: Thước dài 3m rộng 0,5cm, kẻ vạch xuất phát, thước
băng đặt bên cạnh vuông góc vạch xuất phát và làm điểm xuất phát. Thước
được ghim chặt xuống đất để không bị xê dịch trong khi kiểm tra.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng 2 chân tự nhiên, 2 mũi bàn
chân đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, rồi hạ thấp trọng tâm, gấp
khớp khuỷu, gập thân, người hơi lao về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ
xuống dưới ra sau, dùng hết sức phối hợp toàn thân bấm mạnh đầu ngón chân
xuống đất bật nhảy ra xa đồng thời 2 tay vung về phía trước khi bật nhảy và
khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng một lúc. Kết quả đo được tính
bằng độ dài từ vạch xuất phát đến điểm chạm cuối cùng của gót bàn chân,
chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm lấy lẻ từng 1 cm. Thực hiện hai
lần lấy lần xa nhất.
7.4.3. Chạy 30m xuất phát cao(s)
Để đánh giá sức nhanh và sức mạnh tốc độ:
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.
Cách tiến hành kiểm tra: 2 người kiểm tra 1 người đứng ở vạch xuất
phát, 1 người đứng ở ngang vạch đích theo dõi bấm giờ người được kiểm tra.
Khi có lệnh "vào chỗ" người được kiểm tra đi vào vạch xuất phát, chân trước
và chân sau cách nhau khoảng rộng bằng vai, trọng tâm hơi đổ về trước, 2tay
thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái.
Khi nghe khẩu lệnh "sẵn sàng ", hạ thấp người, trọng tâm cơ thể dồn vào chân
trước, tay hơi co khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu

7


hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh

"chạy" lập tức lao nhanh về phía đích, khi ngực hoặc vai của người chạy cách
mặt phẳng đích 20cm thì bấm đồng hồ và kết thúc.
7.4.4. Chạy con thoi 4x10m (s)
Để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh.
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện các thao tác "vào chỗsẵn sàng-chạy" giống như chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m
chỉ cần 1chân chạm vạch lập tức quay người thật nhanh chạy về vạch xuất
phát, đến khi 1chân chạm vạch lại lặp lại tương tự như lần đầu, sau đó kết
thúc. Thành tích được tính từ khi có lệnh xuất phát đến khi đối tượng kiểm tra
chạy hết 4x10m.
7.4.5. Chạy 5 phút tùy sức (m)
Để đánh giá sức bền chung (khả năng ưa khí).
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ, số đo và tích kê ứng với số đeo.
Cách tiến hành: Khi bắt đầu tiến hành test chạy 5phút các thao tác của
người được kiểm tra và người kiểm tra giống như "chạy con thoi" khi có lệnh
"chạy" người được kiểm tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m vòng trái
qua vật chuẩn chạy lặp lại trong khoảng thời gian 5phút. Trong khi chạy nếu
mệt có thể đi bộ cho đến khi hết giờ. Mỗi người được kiểm tra có một số đeo
ở ngực và tay cầm 1Tíchkê có số tương ứng. Khi có lệnh báo hết 5 phút lập
tức thả ngay Tíchkê của mình xuống dưới chân để đánh dấu số lẻ quãng
đường chạy được, sau đó chạy chậm dần và thả lỏng kết thúc kiểm tra.
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài để
đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp, các mô hình tổ chức, quản lý mà
đề tài đã xác định trong thực tiễn tại nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả

8


công tác GDTC cho Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh

Phú Thọ.
Quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành theo phương pháp
thực nghiệm so sánh song song để so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm.
Đối tượng thực nghiệm của đề tài được chia thành 2 nhóm theo phương
pháp bốc thăm ngẫu nhiên.
- Nhóm thứ nhất là nhóm thực nghiệm: Áp dụng các biện pháp lựa chọn
của đề tài để nâng cao hiệu quả GDTC.
- Nhóm thứ hai là nhóm đối chứng: Tập luyện GDTC theo phương pháp
được tổ chức tại trường.
7.6. Phương pháp toán học thống kê
Đề tài sẽ tiến hành sử dụng các công thức sau:
n

- Giá trị trung bình cộng: x 

x
i 1

i

n

 (x


- Phương sai:



- Độ lệch chuẩn:


  2

2

i

 x) 2

n

- So sánh 2 số trung bình quan sát: t 

(Với n ≥ 30)

x A  xB

 A2
nA

- Nhịp tăng trưởng:
Trong đó:

W 



V2  V1
.100%
0,5(v 2  v1 )


- W: Nhịp độ phát triển (%).

- V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu.
- V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu.
- 100 và 0,5: Các hằng số.

9

 B2 (Với nA, nB ≥ 30)
nB


8. Những đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá được thực trạng công tác GDTC tại Trường THPT Trung
Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
- Lựa chọn ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC
cho HS Trường THPT Trung Nghĩa – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn được
trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường
trung học phổ thông Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá biện pháp nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông Trung
Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ

10



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng - Nhà nƣớc ta về Thể dục thể thao và giáo
dục thể chất
Ngay từ những năm đầu khi hòa bình lặp lại, mặc dù đất nước còn gặp
nhiều khó khăn phải đương đầu với “ Thù trong giặc ngoài” nhưng Đảng và
Nhà nước ta vẫn hết sức coi trọng công tác giáo dục con người phát triển toàn
diện nói chung và nâng cao năng lực thể chất, sức khỏe cho nhân dân, nhất là
lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên (HSSV). Đảng ta đã nhiều lần
khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là
mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta” [28]. Trong thư gửi học sinh (HS)
nhân ngày khai trường đầu tiên năm 1946 của Việt Nam dân chủ Cộng hòa,
chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Ngày nay các cháu được cái may mắn hơn
cha anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo
dục sẽ đào tạo các cháu trở thành những công dân có ích cho đất nước Việt
Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực có sẵn của
các cháu...” [28]. Bên cạnh đó, Bác Hồ cũng rất quan tâm đến sức khỏe của
nhân dân.
Ngày 27/03/1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục “Giữ
gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới việc gì cũng cần có
sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt
một phần; mỗi người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh
khoẻ. Vậy nên tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người
dân yêu nước…”[28]. Quan điểm đó của Người về vai trò của TDTT đã được
Đảng và Nhà nước ta quán triệt thực hiện và trở thành kim chỉ nam cho hoạt
động tập thể dục nâng cao thể chất con người.

11



GDTC trong trường học là một trong những mặt hữu cơ của quá trình
giáo dục .GDTC có vị trí ngang hàng với các mặt giáo dục khác. Sự kết hợp
giữa các mặt giáo dục không chỉ là phương tiện nâng cao sản xuất xã hội mà
còn là phương thức để tạo nên con người phát triển toàn diện. Muốn công tác
GDTC trong nhà trường trở thành một mặt giáo dục quan trọng của quá trình
giáo dục trước hết trong cấp nhà trường GDTC phải được triển khai đồng bộ
cùng các mặt giáo dục khác như: Giáo dục nhân cách, giáo dục tri thức của
học sinh (HS) từ nhỏ cho tới lớn.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định đường lối đó thông qua các chỉ thị,
nghị quyết về công tác TDTT. Đảng ta khẳng định: TDTT là một công tác
cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng,
một sự nghiệp toàn dân, do dân và vì dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt
Nam, làm cho dân cường nước thịnh [11] .
Nghị quyết VIII ban chấp hành TW Đảng khóa VII đã khẳng định: “Bắt
đầu đưa giảng dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình
học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và các trường Đại học và
Cao đẳng” [6].
GDTC còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong Hiến pháp
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ “... việc dạy
và học TDTT trong trường học là bắt buộc...” [33]
Gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII
năm 1996 đã khẳng định: “...GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ phải
thực sự trở thành quốc sách hàng đầu...”.
Để khẳng định vai trò tất yếu của TDTT đối với toàn xã hội cũng như
nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa phong trào TDTT quần chúng và phong
trào GDTC học đường. Đảng ta luôn có những chỉ thị, nghị quyết kịp thời đề
ra chủ chương đẩy mạnh tiến trình phát triển. Qua những giai đoạn cách mạng

12



tương ứng với những yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ cụ thể, Đảng ta đã ban
hành các chỉ thị như:
Chỉ thị 106/CT – TW ngày 02/10/1958 của Ban Bí thư TW Đảng về
công tác TDTT trong những năm tiếp theo là một bước phát triển mới, xác
định vị trí quan trọng của TDTT, coi TDTT là một nhu cầu của quần chúng, là
một mặt của xây dựng CNXH. Chủ chương trên được cụ thể hóa tới sự phát
triển phong trào TDTT trong HSSV [1].
Chỉ thị 112/CT ngày 09/05/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác
TDTT trong những năm trước mắt ghi: “...Đối với HSSV, trước hết nhà
trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn GDTC theo chương
trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập luyện và
hoạt động thể thao tự nguyện ngoài giờ.
Tại hội nghị GDTC trong nhà trường phổ thông toàn quốc tại Hải
Phòng, tháng 8/1996, nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã nói: “ước
vọng của chúng ta là mỗi thanh niên Việt Nam cả nam lẫn nữ đều có cơ thể
cường tráng cùng với tâm hồn trong sáng và trí tuệ phát triển”.
Cũng trong năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 133/TTG về việc
xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT, về GDTC trường học ghi rõ:
“... Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến
nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể cho học sinh các cấp học, có quy chế bắt buộc với các
trường...” [37].
Năm 2006 văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã tổng hợp:
“Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng, từng bước
đưa việc rèn luyện thân thể (RLTT) trở thành thói quen hàng ngày của đông
đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng GDTC trong
trường học…”. Hay “Bảo vệ nâng cao sức khoẻ và thể chất nhân dân, chống


13


×