Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư ở khu du lịch gành đá đĩa, xã an ninh đông, huyện tuy an, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

---------------

NGUYỄN MINH QUANG

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở KHU DU LỊCH GÀNH ĐÁ ĐĨA,
XÃ AN NINH ĐÔNG, HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

---------------

NGUYỄN MINH QUANG

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở KHU DU LỊCH GÀNH ĐÁ ĐĨA,
XÃ AN NINH ĐÔNG, HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

Hà Nội, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu này không trùng với bất kỳ công trình nào đã công bố trước đây.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Quang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy, cô khoa
Tâm lý Giáo dục, trường đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô
đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời
biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, cô đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Hà Nội, ngày 5/6/2017
Tác giả


Nguyễn Minh Quang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MT
BVMT
CĐDC
GDMT
GDBVMT
ÔNMT
KDL
KDLDTCQG
LHQ
PTBV
UNESCO
HĐND
UBND
UBMTTQVN

Môi trường
Bảo vệ môi trường
Cộng đồng dân cư
Giáo dục môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường
Khu du lịch
Khu du lịch danh thắng cấp Quốc gia
Liên hợp quốc
Phát triển bền vững

Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục của
Liên hợp quốc
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ......................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................ 3
3.1. Khách thể nghiên cứu .................................... 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................... 3
4. Giả thuyết khoa học....................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................ 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................... 4
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................. 4
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................ 4
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Điều tra Xã hội học) .......... 4
7.2.2. Phương pháp quan sát thực địa (Điền dã) ...................... 4
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn ................................. 4
7.3. Phương pháp hỗ trợ (Toán thống kê) .......................... 5
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn ............................... 5
Chương 1. ............................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ Ở CÁC KHU DU LỊCH DANH THẮNG QUỐC GIA .... 6
1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ....................... 6
1.1.1. Ở nước ngoài ......................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam ......................................... 10

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .......................... 15
1.2.1. Giáo dục ........................................ 15
1.2.2. Bảo vệ ......................................... 18


1.2.3. Môi trường ...................................... 18
1.2.4. Cộng đồng dân cư (CĐDC) ........................... 21
1.2.5. Ô nhiễm môi trường ................................ 22
1.2.6. Khu du lịch (KDL) ................................. 23
1.2.7. Bảo vệ môi trường (BVMT) ........................... 23
1.2.8. Giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) .................. 24
1.3. Tiêu chuẩn môi trường trong sạch .......................... 24
1.3.1. Tiêu chuẩn môi trường .............................. 24
1.3.2. Tiêu chuẩn của môi trường đất......................... 25
1.3.3. Tiêu chuẩn của môi trường nước sinh hoạt ................ 27
1.3.4. Tiêu chuẩn của môi trường không khí .................... 28
1.4. Giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư ở khu du lịch danh
thắng cấp quốc gia ........................................ 29
1.4.1. Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư .... 29
1.4.2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư ..... 30
1.4.3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư ..... 31
1.4.4. Các hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng
đồng dân cư ............................................. 32
1.4.5. Đối tượng tiếp nhận và lực lượng tham gia giáo dục bảo vệ môi
trường cho cộng đồng dân cư ................................. 36
1.4.6. Kiểm tra, đánh giá GDBVMT cho cộng đồng dân cư .......... 39
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng ................................... 40
Tiểu kết chương 1 ......................................... 42
Chương 2. .............................................. 43
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở KHU DU LỊCH GÀNH ĐÁ ĐĨA, XÃ AN NINH
ĐÔNG, HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN ...................... 43


2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................ 43
2.2. Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng................... 44
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................. 44
2.2.2 Nội dung khảo sát .................................. 45
2.2.3. Đối tượng khảo sát ................................. 45
2.2.4. Phương pháp khảo sát .............................. 46
2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường ở KDL Gành Đá Đĩa ...... 47
2.3.1. Thực trạng môi trường .............................. 47
2.3.2. Hoạt động bảo vệ môi trường tại Khu du lịch ............... 49
2.3.2.1.Hoạt động bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương và các cơ
quan chức năng: .......................................... 49
2.3.2.2. Hoạt động BVMT của nhân dân trong vùng: ............... 49
2.3.2.3. Hoạt động BVMT của du khách: ....................... 50
2.4. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư ở KDL
Gành Đá Đĩa ............................................ 50
2.4.1. Thực trạng công tác giáo dục bảo vệ môi trường của các cơ quan, ban
ngành đoàn thể; các tổ chức và cá nhân có liên quan đối với cộng đồng dân cư ở
KDL .................................................. 51

2.4.1.1. Nhận thức của các đối tượng được khảo sát về mục tiêu, vai trò
của công tác GDBVMT cho cộng đồng dân cư………………………………51
2.4.1.2. Về nội dung của công tác GDBVMT cho cộng đồng dân cư..55
2.4.1.3. Về hình thức, phương pháp tiến hành GDBVMT của các khách
thể được khảo sát…………………………………………………………………57
2.4.2. Thực trạng nhận thức và sự tham gia bảo vệ môi trường của khách du
lịch, cộng đồng dân cư ở KDL ................................. 61

2.4.3. Việc kiểm tra đánh giá công tác GDBVMT cho cộng đồng dân cư ở
KDL .................................................. 71


2.4.4. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác GDBVMT ......... 73
2.5. Đánh giá chung ....................................... 74
Tiểu kết chương 2 ......................................... 76
Chương 3. .............................................. 77
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN
CƯ Ở KHU DU LỊCH GÀNH ĐÁ ĐĨA........................... 77
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................. 77
3.2. Nguyên tắc đề xuất ..................................... 77
3.2.1. Tính khoa học .................................... 77
3.2.2. Tính thực tiễn .................................... 77
3.2.3. Tính đồng bộ ..................................... 77
3.3. Các biện pháp giáo dục cộng đồng dân cư đối với việc bảo vệ môi trường
tự nhiên trong hoạt động du lịch tại khu du lịch Gành Đá Đĩa .......... 77
3.3.1. Nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ quản lý chính quyền địa
phương, các hội đoàn thể và hội viên, cộng đồng dân cư, những tập thể và cá
nhân làm du lịch về tầm quan trọng của GDBVMT và BVMT. ........... 78
3.3.1.1. Mục tiêu ....................................... 78
3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện ....................... 78
3.3.1.2. Điều kiện thực hiện ................................ 80
3.3.2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi
trường cho cộng đồng dân cư ở khu du lịch. ....................... 81
3.3.2.1. Mục tiêu ....................................... 81
3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện ....................... 81
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện ................................ 83
3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn; các ban,
ngành đoàn thể với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân trong công

tác giáo dục bảo vệ môi trường tại Khu Du lịch. ..................... 83


3.3.3.1. Mục tiêu ....................................... 83
3.3.3.2. Nội dung vàcách thức thực hiện ........................ 84
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện ................................ 85
3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi
trường tại Khu du lịch ...................................... 85
3.3.4.1. Mục tiêu ....................................... 85
3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện ....................... 85
3.3.4.3. Điều kiện thực hiện ................................ 86
3.4. Mối quan hệ và điều kiện chung để thực hiện các biện pháp: ........ 87
3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp .......... 88
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm .............................. 88
3.5.2. Nội dung và phạm vi khảo nghiệm ...................... 88
3.5.3. Phương pháp khảo nghiệm ........................... 88
3.5.4. Kết quả khảo nghiệm ............................... 88
3.5.4.1. Về sự cần thiết của các biện pháp ...................... 88
3.5.4.2. Về tính khả thi của biện pháp ......................... 92
Tiểu kết chương 3 ......................................... 95
KẾT LUẬN ............................................. 96
1. Kết luận: ............................................. 96
2. Kiến nghị ............................................. 96
2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và đội
ngũ làm công tác giáo dục bảo vệ môi trường: ..................... 96
2.1.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước: ...................... 97
2.1.2. Đối với cấp ủy, chính quyền và đội ngũ làm công tác giáo dục bảo vệ
môi trường ở địa phương: .................................... 97
2.2. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch và các ngành kinh doanh khác: .. 98



2.3. Đối với cộng đồng địa phương, khách du lịch ................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................. 100


1. Lý do chọn đề tài
Môi trường có vai trò quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của
con người, sinh vật và sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, khu vực, mỗi
dân tộc và của cả nhân loại. Môi trường xanh, sạch, trong lành không chỉ đơn
thuần tạo vẻ mỹ quan mà còn tác động tích cực đến sức khỏe hạnh phúc của
mỗi con người.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường và
bảo vệ môi trường đang là vấn đề nóng, tác động đến đời sống, sinh hoạt, sự
phát triển của từng cá nhân, quốc gia, khu vực và toàn thế giới.
Theo thống kê và dự báo của Liên Hiệp Quốc đến năm 2020 dân số
thế giới ước đạt trên 9 tỉ người. Xu thế tăng dân số sẽ tác động rất lớn đến các
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Trong đó, vấn đề nóng bỏng,
bức xúc nhất hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường, phá hủy hệ sinh thái,
suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, tình trạng nóng lên
của trái đất, khan hiếm nước sạch… do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người gây ra.
Môi trường cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du
lịch. Môi trường đồng thời là điều kiện, là tài nguyên cho phát triển du lịch.
Ngược lại, môi trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên cũng chịu sự tác động
sâu sắc của các hoạt động du lịch. Mặc dù môi trường tự nhiên có khả năng tự
phục hồi nhưng nếu du lịch phát triển ồ ạt sẽ gây lên những suy thoái môi
trường trầm trọng. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của hoạt động du lịch.
Sự phát triển của hoạt động du lịch đãlàm ảnh hưởng tới môi trường
tự nhiên tại các khu du lịch, danh thắng ở nước ta. Khu du lịch danh thắng cấp

Quốc gia Gành Đá Đĩa, thôn Phú Hạnh, Xã An Ninh Đông, huyện Tuy An,
tỉnh Phú Yên cũng không tránh khỏi bị tác động bởi các hoạt động này. Hiện
trạng môi trường nơi đây đã xuất hiện những vấn đề về ô nhiễm môi trường,
trong khi đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây và khách du lịch
1


vẫn chưa được chú trọng, hiện tượng xả rác, phóng uế bừa bãi, vứt xác súc vật
chết và các phế phẩm gây ô nhiễm môi trường diễn ra thường xuyên, phổ
biến. Công tác giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch
này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, cách thức thực hiện còn đơn điệu, hiệu
quả chưa cao dẫn tới chất lượng môi trường chưa đảm bảo cho sự thành công
của hoạt động du lịch.
Vấn đề BVMT trong hoạt động du lịch nói chung và tại Gành Đá Đĩa
nói riêng vừa là đòi hỏi cấp thiết cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên, Danh
thắng cấp Quốc gia, vừa có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du
lịch của khu vực.
Các nhà quản lý, các nhà khoa học, các tổ chức du lịch, những người
tham gia vào hoạt động du lịch,...mặc dù đã sử dụng những hình thức, biện
pháp có trách nhiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ để nghiên cứu và bảo tồn các
khu Du lịch Danh thắng cấp Quốc gia. Tuy nhiên các hoạt động GDMT chỉ
mới dừng lại ở mức độ phong trào, chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
Từ trước đến nay, nhất là trong thời gian gần đây đã có một số tác giả
quan tâm nghiên cứu về môi trường, các phương pháp tiếp cận giáo dục môi
trường, GDMT cho học sinh, sinh viên tuy nhiên vẫn còn chưa xuất hiện
nhiều những nghiên cứu cụ thể về GDBVMT cho người dân.
Xuất phát từ các lý do nói trên, tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục bảo vệ
môi trường cho cộng đồng dân cư ở khu Du lịch Gành Đá Đĩa, xã An Ninh
Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục bảo vệ môi
trường cho cộng đồng dân cư ở các khu Du lịch Danh thắng cấp Quốc gia, đề
tài sẽ đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động BVMT
ở Danh thắng cấp Quốc gia Gành Đá Đĩa, Thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông,
huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

2


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDBVMT cho cộng đồng dân cư tại các khu du lịch Danh
thắng cấp quốc gia nói chung và tại Gành Đá Đĩa nói riêng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp GDBVMT cho cộng đồng dân cư ở KDL Danh thắng
cấp quốc gia Gành Đá Đĩa, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân
cư tạicác khu Du lịch Danh thắng cấp quốc gia nói chung và Gành Đá Đĩa nói
riêng tuy đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng còn mang tính hình
thức, chưa mang lại hiệu quả cao. Nếu nghiên cứu về cơ sở lý luận và đánh
giá một cách toàn diện thực trạng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp giáo
dục mang tính khoa học và hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi
trường cho cộng đồng dân cư ở khu Du lịch Danh thắng cấp quốc gia Gành
Đá Đĩa.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài (như môi
trường, bảo vệ, bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường,... ) để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Khảo sát thực trạng công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng

đồng dân cư ở khu Du lịch Gành Đá Đĩa.
Đề xuất một số biện pháp giáo dục cộng đồng dân cư trong việc bảo
vệ môi trường ở khu Du lịch Gành Đá Đĩa.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Mô tả hiện trạng một số thành phần tự
nhiên có thể quan trắc được và có số liệu thống kê, nghiên cứu của các cơ
quan chuyên môn; tác động của ngành du lịch đến môi trường tự nhiên; các

3


hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, nhận thức, thái độ và thói quen BVMT
ở cộng đồng dân cư ở khu Du lịch danh thắng Quốc gia Gành Đá Đĩa
Phạm vi về không gian: Địa điểm nghiên cứu là ở khu Du lịch danh
thắng Quốc gia Gành Đá Đĩa và các khu vực lân cận, đây là điểm du lịch đang
phát triển và đã thực hiện một số hoạt động giáo dục cộng đồng bảo vệ môi
trường tự nhiên ở đây.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về tình hình hiện tại, các số liệu
được sử dụng chủ yếu được thống kê từ 2010- nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các văn bản, tài liệu về quy định của giáo dục bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực du lịch, các nội dung liên quan đến giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Điều tra Xã hội học)
Xây dựng bảng hỏi (mẫu phiếu) tiến hành điều tra, thu thập thông tin
của các đối tượng là người làm du lịch, cán bộ, người dân địa phương,... để có
các đánh giá về thực trạng môi trường và công tác giáo dục bảo vệ môi trường
cho cộng đồng dân cư ở khu vực đang nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng

đến thực trạng.
7.2.2. Phương pháp quan sát thực địa (Điền dã)
Tác giả trực tiếp đến khu vực đang nghiên cứu quan sát thực trạng MT
cùng một số hoạt động tuyên truyền GDMT cho cộng đồng dân cư... để thu
thập thông tin bổ sung cho phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn cán bộ, người dân địa phương, khách du lịch,
người làm du lịch,... về các vấn đề liên quan tới môi trường tự nhiên ở khu
vực nghiên cứu, hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường (tuyên truyền,

4


giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức, hỗ trợ kinh phí bảo vệ môi trường,...)
để bổ sung cho thực trạng.
7.3. Phương pháp hỗ trợ (Toán thống kê)
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu được từ các phương pháp
trên phục vụ cho việc phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng
dân cư ở các khu du lịch danh thắng quốc gia
Chương 2:Thực trạng công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng
đồng dân cư ở khu du lịch Gành Đá Đĩa, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An,
tỉnh Phú Yên
Chương 3: Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân
cư ở khu du lịch Gành Đá Đĩa

5



Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở CÁC KHU DU LỊCH DANH THẮNG
QUỐC GIA
1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cùng với suy thoái tài nguyên là
những thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ 21, làm thay đổi các hệ sinh
thái tự nhiên, quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh môi
trường. Trước thực trạng trên, nhiều quốc gia, khu vực, các tổ chức của các
nước trên thế giớiđều bày tỏ lo ngại về môi trường đất, nước, không khí... và
nhìn nhận những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường là những nội dung
cần được ưu tiên trong việc phát triển bền vững ở thời gian tới.
Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường vừa là
trách nhiệm, nghĩa vụ vừa là quyền lợi. Đây cũng là một giải pháp cơ bản
trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, sự tham gia
của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ứng
phó với biến đổi khí hậu là rất quan trọng.
Để phòng ngừa, ứng phó với vấn đề trên, các quốc gia, tổ chức và các
khu vực đã thảo luận, thống nhất đưa ra những quy định chung làm căn cứ để
mỗi thành viên có nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ. Căn cứ vào luật pháp quốc tế
và điều kiện thực tế về tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán riêng…
mỗi thành viên đã xây dựng, ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi
hành để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức.
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi
trường bức xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: ô nhiễm môi trường, sự biến
đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy
thoái tầng ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc

hại khó phân hủy…
6


Những vấn đề này có mối tương tác lẫn nhau và đều ảnh hưởng trực
tiếp tới cuộc sống con người cũng như sự phát triển của xã hội. Trong đó, dù
ở mức độ quốc gia hay toàn cầu thì ô nhiễm môi trường luôn được xem là vấn
đề nóng bỏng nhất và hơn thế nữa còn được coi là một vấn đề quan trọng tác
động tới tiến trình phát triển bền vững hiện nay trên toàn thế giới.
Năm 1948, tại thủ đô Pari (Pháp), trong cuộc họp của Liên Hiệp Quốc
(LHQ) về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, thuật ngữ “Giáo dục
môi trường (GDMT)” đã được sử dụng.
Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức
tại Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục
đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi
trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố
sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận
thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách
nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và
quản lý chất lượng môi trường”.
Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và
UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục
môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những
mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên
tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớtđược
những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế
giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động
cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó,
giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi
người hiểu biết về môi trường”.

Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở
Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát
triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác
7


định "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển. Bao gồm:
- Phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế).
- Phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm).
- Bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm,
phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá
rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Trong đó, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững (PTBV) là sự
tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai
thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao
được chất lượng môi trường sống. Như vậy bảo vệ môi trường là một trong ba
yếu tố cấu thành của PTBV. Vấn đề đặt ra đối với mọi quốc gia là không thể
xem nhẹ, hoặc coi trọng bảo vệ môi trường, hay phát triển kinh tế, phát triển
xã hội, mà trong quá trình hoạch định chính sách, đặt ra các quy định pháp
luật, các quốc gia đều phải bảo đảm hài hòa việc PTBV cả ba yếu tố này. Đây
là một bài toán khó không chỉ đối với các nước kém phát triển mà cả đối với
các nước phát triển và đang phát triển.
Giáo dục môi trường không phân biệt giáo dục cho đông đảo nhân
dân, giáo dục trong các trường phổ thông, giáo dục đại học hay trung học
chuyên nghiệp đều nhằm mục tiêu đem lại cho các đối tượng được giáo dục
có cơ hội:
Thứ nhất là hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức
tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên

và khả năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và
phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu
vực và toàn cầu. Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được
giáo dục các kiến thức về môi trường.

8


Thứ hai là nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề
môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với
bản thân họ cũng như đối vớicộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có
thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho
mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần
hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
Mục tiêu này có định hướng xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi
trường.
Thứ ba là giúp mọi người có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành
động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với
việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, để họ có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các
vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc.
Giáo dục môi trường hoàn toàn không tách rời những giá trị về kiến
thức, kinh nghiệm thực tế và cách thức thực hiện của từng địa phương hay
khu vực về một quá trình tạo lập và phát triển bền vững. GDMT luôn trân
trọng những tri thức bản địa và ủng hộ việc giáo dục tương ứng với việc học
tập dựa trên môi trường địa phương, coi trọng việc giáo dục toàn cầu cũng
như GDMTđịa phương, thậm chí về mặt cam kết và hành động lại hướng về
cụ thể và địa phương: “Nghĩ – toàn cầu, Hành động – địa phương”.
Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích lũy trong mỗi cá
nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ

môi trường của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết
vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai.
Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ
nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho
môi trường.

9


Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các
vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm
với môi trường, biết sống vì môi trường.
Một khi các vấn đề môi trường đã được xã hội hóa thì những lợi ích
kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lý nhà
nước tăng nhưng gánh nặng chi phí sẽ giảm. Do đó, những kết quả nghiên cứu
về môi trường và các phương pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới
đã đi đến kết luận chung là: không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng
việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục môi trường.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, GDMT tuy mới chỉ được nhà nước quan tâm vào những
thập niên cuối của thế kỷ 20, với những hình thức đầu tiên của GDMT được
biết đến như các hội thảo, các lớp tập huấn về quản lý môi trường… tuy nhiên
còn rất manh mún. Song trước đó đã có những phong trào mang đậm tính giáo
dục ý thức người dân chăm lo, bảo vệ môi trường như: Năm 1960, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Tết trồng cây để giữ gìn và làm đẹp
môi trường. Phong trào này vẫn duy trì và phát triển mạnh mẽ đến nay.
Năm 1992, Việt Nam cử đoàn tham dự Hội nghị RIO – 92, đồng thời
đã tham gia kí kết các công ước quan trọng được thông qua trong hội nghị, trở
thành một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn các Công ước.
- Ngày 17 tháng 10 năm 1994, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 279 QĐ/CTN về việc phê chuẩn Công
ước Đa dạng sinh học. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm làm đầu mối thực hiện Công ước này.
- Tháng 11 năm 1994 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung về
biến đổi khí hậu vào.
- Phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vào tháng 9 năm 2002, Bộ Tài
nguyên và Môi trường được Chính phủ giao làm Cơ quan đầu mối của Chính
phủ tham gia và thực hiện.
10


Lúc bấy giờ, mạng lưới GDMT ở Việt Nam nằm trong khuôn khổ
chương trình của Liên Hợp quốc(UNEP), sự ra đời của hệ thống đào tạo
ngành Môi trường ở bậc Đại học khu vực Châu Á, Thái Bình Dương
(NETTLAP), đã đánh dấu bước ngoặc lớn trong công tác GDMT ở Việt Nam.
Hội nghị RIO 92, đã vạch ra con đường phát triển cho các quốc gia trên thế
giới và Việt Nam nói riêng, đó là con đường phát triển bền vững.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, hàng loạt
chính sách được ban hành trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và
thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững mà Việt Nam đã kí kết.
Trong các văn bản này, quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam đã được
khẳng định, đặc biệt rõ nét trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991 –
2000; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 cũng nhấn mạnh “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển
bền vững”.
Từ năm 1992, Việt Nam cũng đã tích cực hưởng ứng các hoạt động kỷ
niệm ngày Môi trường Thế giới trên phạm vi cả nước. Hàng năm, Cục Bảo vệ
Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thường phối hợp với các cơ

quan liên quan phát động và tổ chức sôi nổi ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành
trên cả nước với các hoạt động như: tổ chức các chiến dịch làm sạch đẹp môi
trường sống, môi trường làm việc... và cũng chọn ra một địa phương đại diện
làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả nước.
Lễ kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (5/6) hàng năm, ở Việt Nam
thường có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân như: các quan chức Chính
phủ, đại diện của các cơ quan, tổ chức quốc tế và các Đại sứ quán ở Việt
Nam, học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội, và đông đảo quần chúng.
Ngày 22 tháng 7 năm 2002, Việt Nam đã phê chuẩn Công uớc
11


Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và là thành viên
thứ 14 của Công uớc.
Đến tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
153/2004/QĐ – TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam gồm năm phần:
Phần 1: Phát triển bền vững – Con đường tất yếu của Việt Nam.
Phần 2: Những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Phần 3: Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Phần 5: Tổ chức thực hiện nhằm phát triển bền vững.
Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường…Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường
(BVMT) trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác
định, giải pháp quan trọng để BVMTđó là “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT”. Mới đây nhất, tại Nghị
quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT được Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thông qua, đã nhấn mạnh nhóm giải
pháp chính để BVMT là: “Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và BVMT”.
Nhằm đưa công tác bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, trở thành ý
thức, trách nhiệm của mỗi công dân, nước ta đã luật hóa công tác bảo vệ môi
trường, Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên đã được Quốc hội khóa IX nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua tại kỳ họp thứ tư
ngày 27/12/1993 (Luật Bảo vệ môi trường năm 1993), sau đó là Luật Bảo vệ
Môi trường số 55/2014/QH13

12


Tại Khoản 1 Điều 6, Luật BVMT năm 2014 nêu rõ một trong những
hoạt động được khuyến khích là “Truyền thông, giáo dục và vận động mọi
người tham gia BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên và đa dạng sinh học” hay “Phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT phải
được thực hiện thường xuyên và rộng rãi” (Điều 154). Khoản 1 và 2 Điều 155
của Luật quy định cụ thể công tác giáo dục về môi trường, đào tạo nguồn
nhân lực: “Chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông phải có nội
dung giáo dục về môi trường”, “Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực
BVMT; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường
và đào tạo nguồn nhân lực BVMT”…
Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, còn có các luật khác cũng đề cập
đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như: Luật Đất đai, Luật Tài nguyên
nước, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng… Việc ban hành
chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và các luật khác có liên quan đến
công tác bảo vệ môi trường là điều tất yếu khách quan, là công cụ quản lý,
điều hành việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như việc nâng

cao ý thức bảo vệ môi trường cho công dân. Ngoài ra còn rất nhiều các văn
bản qui phạm pháp luật về môi trường đãđược ban hành ở nước ta nhằm cụ
thể hóa vào các mặt hoạt động của đất nước. Tuy nhiên, để các văn bản pháp
luật mới ban hành đi vào cuộc sống thì cần phát huy vai trò của công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về BVMT.
Việt Nam chính thức tham gia chiến dịch Giờ trái đất từ năm 2009, Bộ
Công Thương là đơn vị đầu mối điều phối các hoạt động của chiến dịch Giờ
trái đất tại Việt Nam với hàng loạt các hoạt động lồng ghép với hoạt động của
Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Mỗi năm Giờ Trái đất diễn ra với những thông điệp, khẩu hiệu khác nhau
nhưng có chung một mục đích là đề cao việc tiết kiệm điện năng nhằm bảo vệ
môi trường và hệ thống khí hậu của trái đất qua đó nâng cao nhận thức của
nhân loại về vấn đề môi trường.
13


Trên lĩnh vực GDMT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức nhiều
chương trình thiết thực:
Năm 1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai dự án GDMT trong nhà
trường phổ thông do Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tài trợ.
Với mục tiêu: xây dựng chính sách và chiến lược quốc gia về GDMT ở Việt
Nam; xây dựng các hoạt động GDMT cụ thể cho cấp Tiểu học và Trung học;
tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong xây dựng nội dung và
phương pháp GDMT cho giáo viên.
Ở các trường đại học trên cả nước, GDMT là một nội dung quan trọng
bắt buộc trong các giáo trình (Con người và môi trường; dân số, tài nguyên,
môi trường…). Một số chuyên ngành đặc thù ở một số trường đại học còn có
những môn học về môi trường.
Ở lĩnh vực nghiên cứu về GDMT trong nước chúng tôi tìm thấy rất
nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo khoa học của các nhà khoa học

có uy tín trong nước cho đến các công trình nghiên cứu của sinh viên chuyên
ngành môi trường như:
Giáo dục môi trường của tác giả Nguyễn Kim Hồng và cộng sự, Nxb.
Giáo dục (2001); Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường của Lê Văn
Khoa và cộng sự, Nxb. Giáo dục (2008); Thanh niên với công tác bảo vệ môi
trường của Bộ TN&MT, Nxb. Thanh niên (2005). Bảo vệ môi trường của tác
giả Hoàng Đức Nhuận, Nxb. Giáo dục (2000); Một số phương pháp tiếp cận
giáo dục môi trường của tác giả Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang,
Nxb. Giáo dục (1999); Môi trường và ô nhiễm của tác giả Lê Văn Khoa, Nxb.
Giáo dục (1995); Môi trường và phát triển của tác giả Nguyễn Đức Khiển,
Nxb. Khoa học kỹ thuật Hà Nội (2001).
Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa
học – Luận án tiến sĩ của tác giả Võ Trung Minh (2015); Giáo dục môi trường
cho học sinh tiểu học qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – Luận án tiến
sĩ của tác giả Huỳnh Thị Thu Hằng (2003); Đề tài Nghiên cứu thực trạng ô
14


×