BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-------------------
MA THỊ NGẦN
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CÁC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT BẮC
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------
MA THỊ NGẦN
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CÁC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT BẮC
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60.14.01.03
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Phạm Viết Vượng
HÀ NỘI, NĂM 2017
CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Ma Thị Ngần
i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường
Đại học Việt Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học cơ bản, Bộ môn Giáo dục thể
chất, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Phạm Viết Vượng, người trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song luận văn không thể trách khỏi những thiếu
sót, kính mong được các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp chỉ bảo để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Ma Thị Ngần
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHVB
Trường Đại học Việt Bắc
ĐH, CĐ
Đại học, cao đẳng
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
TDTT
Thể dục thể thao
GDTC
Giáo dục thể chất
CTĐT
Chương trình đào tạo
ĐCMH
Đề cương môn học
TC
Tín chỉ
ĐVHT
Đơn vị học trình
HP
Học phần
GV
Giảng viên
CBQL
Cán bộ quản lý
SV
Sinh viên
TN
Thực nghiệm
ĐC
Đối chứng
K2
Sinh viên khóa 2
K3
Sinh viên khóa 3
K4
Sinh viên khóa 4
%
Phần trăm
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SÔ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Xây dựng chương trình giáo dục bằng phương pháp tiếp cận mục
tiêu ................................................................................................................... 19
Bảng 2.1 Các ngành và chuyên ngành được đào tạo tại ĐH Việt Bắc ........... 28
Bảng 2.2. Đội ngũ giảng viên Bộ môn GDTC của Trường Đại học Việt Bắc 30
Bảng 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất của Bộ môn GDTC Trường Đại học Việt
Bắc................................................................................................................... 31
Bảng 2.4. Chương trình môn học GDTC của trường ĐH Việt Bắc .............. 32
Bảng 2.5. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên về thực trạng chương
trình môn học GDTC của Trường Đại học Việt Bắc(n = 25) ........................ 36
Bảng 2. 6. Kết quả phỏng vấn nhận thức của SV về công tác giảng dạy môn
GDTC của Trường Đại học Việt Bắc (n=250) ............................................... 37
Bảng 2.7. Kết quả phỏng vấn về tập luyện ngoại khóa của sinh viên Trường
Đại học Việt Bắc ............................................................................................. 39
Bảng 2.8.Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học
Việt Bắc ................................................. ( n = 400; 200 SV nam và 200 SV nữ)
......................................................................................................................... 41
Bảng 2.9. Thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Việt Bắc .......... 42
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá năng lực rèn luyện thân thể của
sinh viên Đại học Việt Bắc ............................................................................. 43
Bảng 3. 1. Kết quả phỏng vấn CBGV và SV về sự cần thiết, số lượng môn thể
thao tự chọn và các yêu cầu khi xây dựng chương trình phần tự chọn môn
GDTC cho SV Trường Đại học Việt Bắc. ...................................................... 47
Bảng 3.2. Khảo sát ý kiến của SV về việc lựa chọn các môn thể thao tự chọn
đưa vào chương trình môn học GDTC cho phù hợp với SV Trường Đại học
Việt Bắc (n=500)............................................................................................. 50
iv
Bảng 3.3. Khảo sát ý kiến của GV trong bộ môn GDTC về việc lựa chọn các
môn thể thao tự chọn đưa vào chương trình môn học GDTC phù hợp với SV
Trường Đại học Việt Bắc (n=7) ...................................................................... 51
Bảng 3.4. Kế hoạch học tập chương trình phần tự chọn................................. 55
Bảng 3.5: Nội dung giảng dạy môn Cầu lông................................................. 58
Bảng 3.6. Phân phối chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường
Đại học Việt Bắc ............................................................................................. 60
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý và GV bộ môn GDTC về
chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường Đại học Việt Bắc
(CBQL: n=25; GV: n=8) ................................................................................. 61
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát SV về năng khiếu, sở thích, và phong trào thể thao
của địa phương về môn cầu lông (n=300). ..................................................... 64
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả để lựa chọn nhóm SV thực nghiệm và nhóm SV
đối chứng ......................................................................................................... 65
Bảng 3.10. Tiến trình thực nghiệm của nhóm thực nghiệm ở nội dung môn Cầu
lông tự chọn..................................................................................................... 67
Bảng 3.11. Kết quả học tập môn GDTC trước thực nghiệm của SV hai nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm..................................................................... 68
Bảng 3.12. Kết quả học tập kỹ thuật môn Cầu lôngcủa SV nhóm TN và ĐC sau
thực nghiệm..................................................................................................... 69
Bảng 3.13. Đánh giá kết quả học tập môn GDTC sau thực nghiệm của 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng ............................................................................... 70
Bảng 3.14 So sánh kết quả học tập của nhóm TN và nhóm ĐC thông qua số
SV giỏi và yếu kém ......................................................................................... 71
Bảng 3.15. Kết quả phỏng vấn CBGV, SV sau khi dạy và học chương trình
phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường Đại học Việt Bắc ......................... 72
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SÔ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................. iv
MỤC LỤC........................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4
3.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................ 5
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................. 6
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................. 6
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm ...................................................... 6
7.2.2. Phương pháp khảo sát ..................................................................... 6
7.2.3.Phương pháp phỏng vấn trực tiếp .................................................... 6
7.2.4. Phương pháp bảng hỏi .................................................................... 6
7.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm ...................................................... 7
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................... 7
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ ..................................................................... 7
8. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO
TỰ CHỌN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC.............................................10
vi
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thể dục thể thao và giáo dục thể chất
trong nhà trường .............................................................................................. 10
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về giáo dục thể chất trong trường đại học .... 12
1.3. Chương trình giáo dục thể chất ở các trường đại học .............................. 13
1.4. Lý thuyết về thiết kế chương trình giáo dục ............................................ 15
1.4.1. Chương trình giáo dục ...................................................................... 15
1.4.2. Các phương pháp tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục ............ 17
1.4.3. Quy trình thiết kế chương trình giáo dục .......................................... 21
1.5. Phát triển chương trình giáo dục .............................................................. 22
1.6. Thiết kế chương trình môn học tự chọn................................................... 24
1.6.1 Chương trình môn học tự chọn ......................................................... 24
1.6.2. Mục tiêu xây dựng chương trình môn học tự chọn .......................... 25
1.6.3. Quy trình xây dựng chương trình môn học tự chọn ......................... 25
1.6.4. Cấu trúc chương trình môn học tự chọn ........................................... 25
Kết luận chương 1 .................................................................... .......................26
Chương 2: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT BẮC ................................................................... 28
2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Việt Bắc ................................................... 28
2.2. Thực trạng chương trình, kế hoạch giảng dạy môn học Giáo dục thể chất
tại Trường Đại học Việt Bắc ........................................................................... 30
2.2.1. Nhiệm vụ và tổ chức của Bộ môn Giáo dục thể chất ....................... 30
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất tại Trường Đại học
Việt Bắc....................................................................................................... 30
2.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất của Trường Đại học Việt Bắc ............ 31
2.2.4. Chương trình đào tạo môn học Giáo dục thể chất của Trường Đại
học Việt Bắc ................................................................................................ 32
2.2.5. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của SV Trường Đại học
Việt Bắc....................................................................................................... 41
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 45
vii
Chương 3: THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔN THỂ THAO
TỰ CHỌN ĐỂ ĐƯA VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT BẮC
......................................................................................................................... 47
3.1. Thiết kế các môn thể thao tự chọn cho sinh viên trường Đại học Việt Bắc
......................................................................................................................... 47
3.1.1. Lựa chọn các môn thể thao tự chọn .................................................. 47
3.1.2. Đánh giá việc đáp ứng giảng dạy 4 môn thể thao tự chọn của Trường
Đại học Việt Bắc ......................................................................................... 52
3.2. Thiết kế chương trình thể thao tự chọn cho sinh viên Trường Đại học
Việt Bắc........................................................................................................... 53
3.2.1. Mục tiêu chung của chương trình tự chọn ........................................ 53
3.2.2. Mục tiêu cụ thể của chương trình tự chọn ....................................... 54
3.2.3. Thời lượng của chương trình ........................................................... 55
3.2.4. Nội dung và phân bổ thời gian của chương trình phần tự chọn....... 55
3.2.5. Hình thức thực hiện chương trình tự chọn ........................................ 59
3.2.6. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ...................................... 59
3.2.7. Hướng dẫn thực hiện chương trình tự chọn ...................................... 59
3.3. Đánh giá của chuyên gia đối với chương trình phần tự chọn .................. 61
3.4. Thực nghiệm chương trình phần tự chọn môn GDTC ............................ 62
3.4.1. Mục đích đánh giá thực nghiệm....................................................... 62
3.4.2. Lựa chọn môn thể thao để tiến hành thực nghiệm............................ 63
3.4.3. Lựa chọn đối tượng tham gia thực nghiệm ....................................... 63
3.4.4. Tiến trình tiến hành thực nghiệm ...................................................... 66
3.4.5.Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm . ............................................ 68
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................
viii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thể dục thể thao (TDTT) nói chung và giáo dục thể chất(GDTC) trong nhà
trường nói riêng, có tác dụng nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, rèn luyện
phẩm chất đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh
viên. GDTC trong các trường đại học còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.
Điều 20, Luật Thể dục, Thể thao đã ghi: “GDTC là môn học chính khoá
thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ
bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt
động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù
hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người
học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” cho HS,
SV những chủ nhân tương lai của đất nước [23].
Chương trình GDTC trong các trường đại học quy định điểm thi các
môn học không tính vào điểm trung bình chung của khoá học và không sử dụng
để xếp loại tốt nghiệp, nhưng là điều kiện để được công nhận tốt nghiệp. Sinh
viên phải có kết quả thi ở mức đạt và được cấp chứng chỉ môn học thì mới đủ
điều kiện để tốt nghiệp khoá học.
Chương trình giáo dục thể chất đối với các trường đại học không
chuyên thể dục thể thao được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định gồm hai phần:
phần thứ nhất là các môn học bắt buộc, phần thứ hai là các môn học tự chọn
(hay học phần tự chọn) do các trường tự xây dựng.
Hiện nay các trường đại học xây dựng các môn thể thao tự chọn dựa
trên các yếu tố sau đây:
- Một là, điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường. Trường nào có
sân bóng đá tốt thì chọn môn Bóng đá làm một môn thể thao tự chọn; có sân
1
tennis tốt thì chọn môn Tennis làm một môn tự chọn; có sân bóng chuyền tốt thì
chọn môn Bóng chuyền làm một môn tự chọn .v.v… Còn trường nào không có
các điều kiện như trên thì chọn các môn dễ thực hiện như chạy, nhảy cao, nhảy
xa, đá cầu, cầu lông .v.v….
- Hai là, có giảng viên được đào tạo các môn chuyên sâu thì chọn các
môn đó làm môn tự chọn. Thí dụ: một trường có 6 thầy được đào tạo chuyên
sâu, một thầy chuyên môn là Bóng đá, 2 thầy chuyên môn về võ Teakwondo, 1
thầy chuyên môn về Bóng chuyền, một thầy chuyên môn về Cầu lông, thì
trường này chọn 4 môn thể thao tự chọn là: Võ Teakwondo, Bóng chuyền, Bóng
đá và Cầu lông.
- Ba là, dựa trên phong trào thể dục thể thao nổi bật của trường và của
địa phương. Thí dụ: một trường đại học hay ở địa phương có phong trào chơi
bóng chuyền, thì môn bóng chuyền được lựa chọn làm học phần tự chọn.
- Đôi khi việc lựa chọn môn thể thao còn dựa trên sở thích của một số
người, đặc biệt là lãnh đạo nhà trường và các khoa chuyên môn.
- Thậm chí một số trường không có học phần nào để sinh viên lựa chọn
mà ấn định sẵn một số môn cho sinh viên học.
Qua khảo sát cách xây dựng các học phần tự chọn của một số trường đại
học, chúng tôi nhận thấy:
- Vẫn tồn tại một thực tế là nhà trường dạy cái gì mà nhà trường đang
có, chứ không dạy cái gì mà sinh viên đang cần, điều này trái với quan điểm dạy
học lấy sinh viên làm trung tâm.
- Các môn học tự chọn không dựa trên sở thích, năng khiếu và đặc điểm
tâm, sinh lý của sinh viên, vì vậy không thể phát hiện được năng khiếu và không
phát huy được sở trường của sinh viên.
- Các học phần tự chọn của các trường cũng chưa chú ý đến đặc điểm
về vùng miền, dân tộc, kinh tế, văn hóa, xã hội mà sau khi tốt nghiệp sinh viên
sẽ về làm việc.
2
Mục đích việc xây dựng các học phần tự chọn trong chương trình giáo
dục thể chất là tạo điều kiện cho sinh viên được học môn thể thao ưa thích và có
năng khiếu, theo đúng sở trường của mình để phát triển tiềm năng sẵn có. Sinh
viên được học các học phần tự chọn sẽ đam mê hơn, tích cực hơn và vì thế có
thể nâng cao được kết quả học tập môn học và nâng cao chất lượng đào tạo của
nhà trường, giúp các em phát huy được thế mạnh, để có thể tham gia tích cực
vào các phong trào thể dục thể thao của cơ quan, doanh nghiệp và địa phương
sau tốt nghiệp.
Đối với nhiều trường đại học ở nước ngoài, môn học GDTC không đưa
vào chương trình giảng dạy chính khóa, mà chủ yếu được tổ chức thông qua các
hoạt động ngoại khoá, mỗi sinh viên được chơi những môn thể thao ưa thích và
có năng khiếu, nên có hiệu quả rất cao.
Hiện nay một số trường đại học đã thiết kế chương trình môn học tự
chọn như sau:
- Trường Đại học dân lập Hải Phòng: cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,
bóng rổ [8].
- Đặc biệt là trường Đại học FPT chỉ chọn một môn thể thao trong học
phần tự chọn là môn Võ (Vovinam) và Trường rất tự hào là một Võ đường lớn
nhất Việt Nam với hơn 5.000 võ sinh[6].
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên: Không
có học phần tự chọn mà thay vào đó là 2 môn thể thao bắt buộc là Bóng đá và
Bóng chuyền[7].
- Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia HCM: Chương trình
đào tạo môn học GDTC gồm 5 tín chỉ, kết cấu thành 3 học phần tự chọn (không
có học phần bắt buộc) gồm 7 môn thể thao (Taekwondo, Bóng bàn, Bơi, Bóng
rổ, Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng đá)[8].
- Trường Đại học Thuỷ lợi: Chương trình môn học GDTC được chia
thành 2 học phần: Học phần 1 (2 TC) là học phần bắt buộc theo Quy định của
3
BGD&ĐT; Học phần 2 (2 TC) là học phần tự chọn gồm các môn thể thao: Bơi
(bắt buộc), Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Cầu lông, Điền kinh, Cờ vua, Cờ
tướng[4].
- Đại học Nha Trang: Chương trình môn học GDTC 3 TC, được chia
làm 2 học phần gồm: Học phần 1 (1 TC) là học phần bắt buộc; Học phần 2 (2
TC) học phần tự chọn, gồm các môn thể thao: Bơi lội, Bóng chuyền, Bóng đá,
Cầu lông, Võ thuật[5].
Trường Đại học Việt Bắc trong những năm qua đã được lãnh đạo quan
tâm đến công tác TDTT và giảng dạy môn học GDTC cho SV. Tuy nhiên, do
nhà trường mới thành lập được 5 năm, cho nên các học phần xây dựng chưa thật
phù hợp với vùng miền và chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của SV vì
vậy cần được nghiên cứu điều chỉnh.
Xuất phát từ những lý do trên, là giảng viên của của trường Đại học
Việt Bắc, với mong muốn góp phần hoàn thiện chương trình giảng dạymôn học
Giáo dục thể chất của nhà trường, tôi chọn đề tài :"Nghiên cứu thiết kế các
môn thể thao tự chọn cho sinh viên Trường Đại học Việt Bắc” làm luận văn
cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng giảng dạy học phần tự chọn trong chương
trình giảng dạy môn học giáo dục thể chất của một số trường đại học và Trường
Đại học Việt Bắc, thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho thể dục, thể thao và đặc
điểm tâm, sinh lý của sinh viên. Đề tài nghiên cứu thiết kế các môn thể thao tự
chọn để đưa vào giảng dạy tại Trường Đại học Việt Bắc, nhằm góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả môn học giáo dục thể chất và chất lượng đào tạo của
nhà trường nói chung.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế chương trình thể thao tự chọn ở trường Đại học Việt Bắc.
4
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chương trình giáo dục thể chất ở các trường đại học.
4. Giả thuyết khoa học
Giả thuyết rằng các môn thể thao đang được giảng dạy tại Trường Đại
học Việt Bắc chưa đáp ứng được hết và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý sinh
viên, kết quả học tập chưa cao và tác dụng đối với thực tế cuộc sống sau khi tốt
nghiệp chưa tốt. Nếu lựa chọn và thiết kế được các môn thể thao tự chọn phù
hợp với với đặc thù của sinh viên và điều kiện cơ sở vật chất của Trường Đại
học Việt Bắc thì sẽ nâng cao chất lượng môn học giáo dục thể chất trong Nhà
trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thiết kế chương trình thể
thao tự chọn.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng chương trình, kế hoạch giảng dạy môn
học giáo dục thể chất và thực trạng hứng thú học tập các môn thể thao của sinh
viên Trường Đại học Việt Bắc
Nhiệm vụ 3: Lựa chọn thiết kế các môn thể thao tự chọn và đánh giá
hiệu quả của các môn thể thao tự chọn đối với sinh viên Trường Đại học Việt
Bắc
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu thiết kế các môn thể thao tự chọn cho Trường Đại
học Việt Bắc.
- Khảo sát thực trạng giảng dạy các môn học GDTC ở một số trường đại
học ở miền Bắc trong những năm gần đây.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã sử dụng các nhóm
phương pháp nghiên cứu sau đây:
5
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý
thuyết với mục đích xây dựng cơ sở lý thuyết về thiết kế chương trình các môn
học tự chọn cho chương trình Giáo dục thể chất ở các trường đại học.
Các tài liệu được nghiên cứu bao gồm có: các chủ trương của Đảng và
Nhà nước về TDTT, các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo
dục thể chất trong các trường đại học, cao đẳng, các công trình nghiên cứu về
tâm lý, sinh lý học, y học… và các tài liệu khác liên quan tới giáo dục thể chất
và thể dục thể thao.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên trong giờ
học chính khoá và các hoạt động TDTT ngoài giờ học.
7.2.2. Phương pháp khảo sát
Khảo sát trang thiết bị đồ dùng dạy học, dụng cụ, sân bãi tập luyện,
nhằm thu thập thông tin thực hiện đề tài.
7.2.3.Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lý, giảng viên về sự cần thiết
và các yêu cầu của việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo nói chung và
xây dựng chương trình môn học tự chọn GDTC nói riêng để đáp ứng mục
tiêu đào tạo mà nhà trường.
Phỏng vấn một số SV K2, K3, K4 của Trường Đại học Việt Bắc về
chương trình môn học GDTC hiện hành, điều kiện tập luyện và nhu cầu của SV.
7.2.4. Phương pháp bảng hỏi
Đề tài sử dụng bảng hỏi đối với các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục,
giảng viên bộ môn GDTC và SV về mức độ hứng thú, tính tích cực học tập, tập
luyện trong giờ học phần tự chọn môn GDTC của SV Trường Đại học Việt Bắc.
6
7.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Sử dụng phương pháp kiểm tra các chỉ số của cơ thể, nhằm đánh giá
hình thái, chức năng, trình độ phát triển thể lực và kết quả học tập của sinh viên
thuộc nhóm nghiên cứu.
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để kiểm chứng hiệu
quả của các biện pháp đề xuất giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Cụ
thể:
- Nhóm thực nghiệm là nhóm SV học theo học phần tự chọn mới.
- Nhóm đối chứng là nhóm SV học theo học phần bắt buộc cũ.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
Đề tài sử dụng các công thức thống kê trong các tài liệu [36]. [4] để xử
lý các số liệu và thông tin thu nhận được trong quá trình nghiên cứu.
Các công thức được đề tài sử dụng là:
Giá trị số trung bình:
n
x
x
i 1
i
(n>30)
n
Trong đó :
Xi : là giá trị quan sát thứ i
n: là số đối tợng quan sát
Σ: là kí hiệu tổng cộng
- Phương sai:
2
(x
- Độ lệch chuẩn:
2
i
x) 2
n
( x x)
2
i
n
- Công thức tính hệ số biến sai Cv: Cv
7
X
X
100%
+ Nếu Cv ≤ 10% số liệu đám đông tương đối đồng đều.
- Kiểm tra tính đại diện của số trung bình:
ε=
𝑡0,05.𝛿
𝑋̅.√𝑛
Kết quả:
ε≤ 0,05 là số trung bình đại diện được cho số trung bình tổng thể.
ε> 0,05 là số trung bình không đại diện được cho số trung bình tổng thể.
x
n
-Công thức tính tỷ lệ %:
Tỷ lệ % 100 0 0
- Công thức tính nhịp độ tăng trưởng:
W
Trong đó:
V2 V1
100%
0.5(V1 V2 )
V1: Thành tích trước thực nghiệm
V2: Thành tích sau thực nghiệm
- Chỉ số (t) Student so sánh hai giá trị trung bình quan sát:
Với hai mẫu độc lập
𝑡=
|𝑋̅1 −𝑋̅2 |
𝛿2
√ 1
𝑛1
Với n≥ 30
𝛿2
+ 2
𝑛2
Trong đó: t: là chỉ số t-student
n1, n2: số cá thể được quan sát của hai tập hợp mẫu tương ứng.
Với 2 mẫu có liên quan
t=
̅𝒅
𝑿
𝜹𝒅
√𝒏
Trong đó: d là giá trị gia tăng.
̅𝒅 =
𝑿
∑𝒅
𝒏
𝟐
𝟐
∑𝒅
∑𝒅
; 𝜹𝒅 = √
−( )
𝒏
𝒏
- Đánh giá chất lượng bằng chỉ số X2 (Khi bình phương)
(𝐐𝐢 − 𝐋𝐢 )𝟐
𝑿 =∑
𝐋𝐢
𝟐
8
Trong đó:
- 𝐐𝐢 : là tần số quan sát.
- 𝐋𝐢 : là tần số lý thuyết.
Đánh giá:
- Nếu X2tính
ngưỡng xác suất (p>0,05).
- Nếu X2tính ≥ X20,05tra trong bảng thì hai nhóm có sự khác biệt, hay là sự
khác biệt của 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê với ở ngưỡng xác suất (p<0,05).
- Chỉ số dấu hiệu (S): So sánh thành tích giữa hai nhóm thông qua dấu
hiệu tốt hơn (+) và kém hơn(–). Khi đánh giá chỉ lấy dấu hiệu ít hơn làm cơ sở
để so sánh với S của bảng.
+ Nếu S(+, -) >Sbảng thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
+ Nếu S(+, -) ≤ Sbảng thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
+ Đề tài sử dụng phần mềm Excel đã được xây dựng trên máy tính.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Thiết kế chương trình các môn thể thao tự chọn để nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất nói riêng và chất lượng đào tạo ở Trường Đại
học Việt Bắc.
- Chương trình này có thể áp dụng cho các trường đại học không chuyên
thể thao khác.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO
TỰ CHỌN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thể dục thể thao và giáo dục thể
chất trong nhà trường
Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập, cùng với chủ trương diệt
giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Bác viết: "Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khỏe mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả nước
yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho cả nước mạnh
khỏe. Vậy, rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người
dân yêu nước" [22].
Tư tưởng của Bác đã đặt nền móng cho sự nghiệp TDTT nước nhà, Đảng
và Nhà nước coi phát triển TDTT là một công tác cách mạng, vừa là nhu cầu,
vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân,
do dân và vì dân. Mục tiêu của TDTT là bảo vệ và tăng cường sức khỏe của
nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt Nam làm cho dân cường, nước thịnh.
Ngay từ Đại hội VI Đảng đã có chủ trương: “Mở rộng và nâng cao chất
lượng phong trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể
thành thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ.
Nâng cao chất lượng GDTC trong trường học đáp ứng sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước” [1].
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: “Nhà
trường và xã hội có trách nhiệm chăm lo tới sự phát triển thể chất cho thế hệ trẻ
Việt Nam được phát triển toàn diện, nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình cải tạo
nòi giống và sự phát triển của đất nước” [15].
Pháp lệnh TDTT, Điều 14 đã khẳng định: “Giáo dục thể chất trong
trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển
10
thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo
dục toàn diện cho người học”. Điều 16 cũng đã nêu rõ: “Nhà trường có trách
nhiệm thực hiện chương trình GDTC cho người học. Tổ chức hoạt động Thể
thao ngoại khoá, xây dựng cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng việc giảng dạy và
hoạt động Thể dục thể thể thao trong nhà trường” [24].
Luật Thể dục thể thao ra đời đã thể chế hóa nhiều chủ trương của Đảng và
Nhà nước đã tạo ra môi trường pháp lý, tăng cường kỷ cương, xây dựng một xã hội
văn minh trong lĩnh vực thể dục thể thao [23].
Chủ trương của Đảng ta về TDTT trong thời kỳ đổi mới là: “xây dựng
chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng
tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên.
Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao
thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi
dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng
bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế”.
Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 có mục tiêu tổng
quát là: “Xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao nước nhà để nâng cao
sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt
Nam theo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển”
[11].
Luật TDTT năm 2006 đã xác định rõ tầm quan trọng của giáo dục thể
chất, nên đã dành 7 điều từ Điều 20 đến Điều 26 quy định về giáo dục thể chất
và thể thao trong nhà trường [13]. Nội dung của các điều luật này quy định về
mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục thể chất và hình thức tổ
chức các hoạt động thể thao trong nhà trường. Luật đã xác định rõ trách nhiệm
của cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác
giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
11
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế về công tác GDTC trong nhà
trường, trong đó đã khẳng định: "GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà
trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển
toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm
giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức" [17].
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về giáo dục thể chất trong trường đại học
Nhận thức được tầm quan trọng của TDTT và GDTC, cũng như việc thiết
kế và thực hiện chương trình thể thao tự chọn trong các trường đại học, cho đến
nay đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu, đề cập tới các khía cạnh khác nhau cả
trên bình diện lý thuyết, lẫn thực tế.
Ta có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn
Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Dương Nghiệp Chí, Vũ Đức Thu, Phạm Ngọc Viễn,
Hồ Đắc Sơn, Lê Anh Thơ và nhiều nhà khoa học khác đã đóng góp xây dựng cơ
sở lý luận cho công tác thể dục thể thao và giáo dục thể chất trong nhà trường.
Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng đã thúc đẩy phong
trào thể dục thể thao, chăm lo sức khỏe, tạo dựng cuộc sống tinh thần cho nhân
dân. Đặc biệt là công tác giáo dục thể chất trong trường học góp phần đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua đã có nhiều giáo trình đã được xuất bản dùng làm
tài liệu cho giảng viên giảng dạy và cho sinh viên học tập như:
Hoàng Hà, Trần Nam Giao, Nguyễn Thị Lệ Hằng, Phạm Kim Điền
(2010), Tài liệu giảng dạy Giáo dục thể chất, [1];
Phan Thanh Mỹ - Nguyễn Minh Mẫn (2010), Tài liệu giảng dạy Giáo
dục thể chất, [2];
Dương Văn Hiền – Nguyễn Chí Cường – Phạm Cho – Cao Hồng Châu –
Nguyễn Hữu Quí (2010), Tài liệu giảng dạy Giáo dục thể chất;
12
Trịnh Trung Hiếu (2001), Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể
thao, [3];
Gần đây có nhiều tài luận văn cao học bàn về chương trình GDTC trong
nhà trường đã được bảo vệ thành công như:
Phan Thanh Mỹ (2006), “Nghiên cứu hiệu quả môn thể thao tự chọn
thích hợp đối với sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn – Thành phố Hồ Chí Minh”[26].
Lương Thị Hà (2010), Nghiên cứu biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động
đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả môn học GDTC cho sinh viên trường Đại học
sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Toàn (2010), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng
đổi mới chương trình đào tạo bậc đại học cho học viên hệ vừa làm vừa học
chuyên ngành sư phạm TDTT - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Việt Hòa (2010), Nghiên cứu đổi mới chương trình môn học giáo
dục thể chất của trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội theo
hướng sinh viên tự chọn...
Các kết quả nghiên cứu này đã có những đóng góp tích cực vào việc xây
dựng nội dung chương trình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong
nhà trường nói chung và cho việc xây dựng các học phần tự chọn nói riêng.
1.3. Chương trình giáo dục thể chất ở các trường đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình GDTC trong các
trường đại học: “nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn luyện thể lực của sinh
viên, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho sinh viên những kiến
thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT, góp phần duy
trì và củng cố sức khỏe của sinh viên” [4].
Nội dung chương trình gồm 2 phần: lý luận và thực hành. Tổng thời gian
là 150 tiết, gồm 5 học phần và được chia thành 2 giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1. Gồm 3 học phần (mỗi học phần gồm 1 đơn vị học trình – 30
tiết)
13
- Học kỳ I: 30 tiết gồm
+ Lý thuyết chung: 6 tiết
+ Phần thực hành kỹ năng vận động: 24 tiết
- Học kỳ II: 30 tiết gồm
+ Phần lý thuyết: 6 tiết
+ Phần thực hành: 24 tiết
- Học kỳ III: 30 tiết gồm
+ Phần lý thuyết: 4 tiết
+ Phần thực hành: 22 tiết và 4 tiết kiểm tra
Giai đoạn 2: Gồm 2 học phần (mỗi học phần gồm 1 đơn vị học trình – 30
tiết). Đây là các học phần tự chọn của mỗi trường.
Mỗi sinh viên được lựa chọn 1 trong 6 môn thể thao để học, đó là: Bóng
chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng ném, Bóng bàn và Cầu lông. Mỗi trường căn
cứ vào nguyện vọng của sinh viên để tổ chức giảng dạy theo 6 chương trình
tương ứng với 6 môn thể thao tự chọn của sinh viên.
Nội dung chương trình của mỗi môn thể thao nói trên đều gồm 2 phần: lý
thuyết và thực hành, được tiến hành trong 2 học phần, mỗi học phần 30 tiết.
Chương trình này có mục tiêu giúp sinh viên phấn đấu đạt các tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể (theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT) gồm 6 tiêu chí
đánh giá:
- Lực bóp tay thuận (kg).
- Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây).
- Bật xa tại chỗ (cm).
- chạy 30m XPC (giây).
- Chạy con thoi 4x10m (giây).
- Chạy tùy sức 5 phút (mét).
Mỗi sinh viên được đánh giá 4 trong 6 nội dung trên, trong đó nội dung
bật xa tại chỗ và chạy tùy sức 5 phút là bắt buộc.
14
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo các trường đại học thiết kế
chương trình các môn học tự chọn và tổ chức giảng dạy và đảm bảo đúng quy
trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên. "Đối với học sinh, sinh viên sau khi
hoàn thành chương trình GDTC phải được cấp chứng chỉ môn học GDTC là
điều kiện để xét tốt nghiệp" [25].
Việc thực hiện cấp chứng chỉ môn học GDTC đã tạo cho sinh viên ý thức
chủ động, tích cực học tập và rèn luyện thể lực. Tuy nhiên: "Việc dạy và học thể
dục ở nhiều trường mới chỉ dừng ở hình thức, chủ yếu cho có điểm số đánh giá
mà chưa chú trọng thực chất" [24].
Trong thực tế, việc giáo dục thể chất và tập luyện TDTT của sinh viên
còn gặp nhiều khó khăn, "cả quy mô và chất lượng người tập để nâng cao thành
tích thể thao trong học sinh, sinh viên còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thể
thao học đường" [24].
Chương trình các môn học tự chọn chưa được xây dựng trên một cơ sở
khoa học vững chắc cần được tiếp tục nghiên cứu, từ đó đề xuất biện pháp để
khắc phục.
1.4. Lý thuyết về thiết kế chương trình giáo dục
1.4.1. Chương trình giáo dục
Từ trước đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về chương trình giáo
dục như:
- Chương trình giáo dục là những gì được giảng dạy trong nhà trường.
- Chương trình giáo dục là tập hợp của các môn học.
- Chương trình giáo dục là trình tự các môn học.
- Chương trình giáo dục là nội dung giáo dục.
- Chương trình giáo dục là những gì diễn ra trong nhà trường, bao gồm các
hoạt động nội khóa, ngoại khoá.
- Chương trình giáo dục là chương trình của một khoá học.
15