BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------
ĐẶNG THIÊN HOÀNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------
ĐẶNG THIÊN HOÀNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN.
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60140101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hà Thế Truyền
HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Hà Thế
Truyền - người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, Ban Chủ nhiệm Khoa Tâm
Lí - Giáo dục, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thư viên - trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cũng như cung cấp
những tài liệu quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
học sinh trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp, trường Tiểu học Phạm Văn Đồng,... đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ
cùng tôi những khó khăn cũng như luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực song đề
tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của
các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Đặng Thiên Hoàng
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Tác giả luận án
Đặng Thiên Hoàng
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài: ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tượng......................................................................................... 3
3.1. Khách thế nghiên cứu...........................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học. ............................................................................................. 3
5. Nhiêm vụ nghiên cứu. ........................................................................................... 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ....................................................... 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài. .................................................................. 4
8. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:...............................................................4
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:...........................................................5
8.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học:.........................................................5
9. Dự kiến cấu trúc của công trình nghiên cứu. ..................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1................................................................................................................ 6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TIỂU HỌC. ...... 6
1.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN. ................................................................................................ 6
1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu ........................................................................ 6
1.1.1.1. Biến đổi khí hậu là gì? ...................................................................................6
1.1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ............................................................7
1.1.1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu. ........................................................................8
1.1.1.4. Ứng phó với biến đổi khí hậu. .....................................................................10
3
1.1.2. Một số vấn đề về giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt
động ngoại khóa....................................................................................................... 12
1.1.2.1. Hoạt động ngoại khóa và việc giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu cho học sinh tiểu học. .........................................................................................12
1.1.2.1.1. Hoạt động ngoại khóa là gì? .......................................................................... 12
1.1.2.1.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa. ............................................................ 13
1.1.2.2.1. Khái niệm về tích hợp và dạy học theo quan điểm tích hợp. ...................... 14
1.1.2.2.2. Các chương trình giáo dục tích hợp. ............................................................. 15
1.1.2.3. Hệ thống kĩ năng cần được giáo dục trong biến đổi khí hậu. ......................17
1.1.2.3.1. Kĩ năng nhận biết biến đổi khí hậu. ............................................................... 17
1.1.2.3.1.1. Nhận biết Áp thấp nhiệt đới, bão. ............................................................... 17
1.1.2.3.1.2. Nhận biết Lũ lụt............................................................................................. 18
1.1.2.3.1.3.. Nhận biết động đất. ..................................................................................... 20
1.1.2.3.1.4. Nhận biết Hỏa hoạn...................................................................................... 21
1.1.2.3.1.5. Mưa giông, sấm sét. ...................................................................................... 21
1.1.2.3.1.6. Nhận biết Đuối nước .................................................................................... 22
1.1.2.3.2. Kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu. .......................................................... 23
1.1.2.3.2.1. Kĩ năng ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão. ................................................... 23
1.1.2.3.2.3. Kĩ năng ứng phó động đất. .......................................................................... 24
1.1.2.3.2.4. Kĩ năng ứng phó hỏa hoạn. ......................................................................... 25
1.1.2.3.2.5. Kĩ năng ứng phó mưa giông, sấm sét. ........................................................ 26
1.1.2.3.2.6. Kĩ năng ứng phó đuối nước. ........................................................................ 27
1.1.3. Nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động
ngoại khóa ở trường tiểu học ................................................................................. 28
1.1.3.1. Khái niệm. ....................................................................................................28
1.1.3.2. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt
động cho học sinh tiểu học. ......................................................................................29
1.1.3.3. Mu ̣c tiêu giáo du ̣c kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động
ngoại khóa cho học sinh tiểu học. .............................................................................30
4
1.1.3.4. Các con đường giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt
động ngoại khóa cho học sinh tiểu học. ....................................................................31
1.1.3.5. Một số hình thức giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt
động ngoại khóa cho học sinh tiểu học. ....................................................................33
1.1.3.6. Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp để giáo dục kĩ năng ứng phó với biến
đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học. ..................................35
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của ho ̣c sinh tiể u ho ̣c và viêc̣ giáo du ̣c kĩ năng ứng
phó với biến đổi khí hậu qua hoa ̣t đô ̣ng ngoại khóa. ........................................... 37
1.1.5. Các tiêu chí và thang đánh giá. .................................................................... 40
TIỂU KẾT CHƯƠNG I .......................................................................................... 42
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 43
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG HÒA TỈNH PHÚ YÊN. ........ 43
2.1. Khái quát về quá trình điều tra ...................................................................... 43
2.1.1. Mục đích điều tra .......................................................................................... 43
2.1.2. Đối tượng và địa bàn điều tra ...................................................................... 43
2.1.3. Nội dung điều tra ........................................................................................... 43
2.1.4. Các phương pháp điều tra khảo sát ............................................................ 44
2.2. Kết quả điều tra ................................................................................................ 44
2.2.1. Nhận thức của giáo viên, học sinh tiểu học về biến đổi khí hậu và ứng
phó với biến đổi khí hậu ......................................................................................... 44
2.2.1.1. Đối với giáo viên ..........................................................................................44
2.2.1.2. Đối với học sinh ...........................................................................................46
2.2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu qua hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học huyện Đông Hòa tỉnh Phú
Yên. ........................................................................................................................... 48
2.2.3. Thực trạng thực hiện các con đường giáo dục kĩ năng ứng phó với biến
đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học huyện Đông Hòa
tỉnh Phú Yên. ........................................................................................................... 49
5
2.2.4. Thực trạng áp dụng các hình thức giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi
khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học huyện Đông Hòa tỉnh
Phú Yên. ................................................................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 56
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 57
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN. ..................... 58
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................................. 58
3.1. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TIỂU
HỌC. ......................................................................................................................... 58
3.1.1. Các nguyên tắc tổ chức giáo du ̣c kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu
qua hoạt động ngoại khóa ở tiể u ho ̣c. .................................................................... 58
3.1.1.1. Đảm bảo tính tự nguyện tham gia các hoạt động giáo dục ngoại khóa của
học sinh. ....................................................................................................................58
3.1.1.2. Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của
học sinh tiểu học........................................................................................................59
3.1.1.3. Đảm bảo tính thiết thực, tính hấp dẫn. .........................................................59
3.1.1.4. Đảm bảo tính bổ trợ cho giáo dục chính khóa các môn học. .......................59
3.1.1.5. Nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn với tình
hình thực tiễn của địa phương. ..................................................................................60
3.1.1.6. Đảm bảo tính thống nhất của nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí
hậu. ............................................................................................................................61
3.1.2. Khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua
hoạt động ngoại khóa trong dạy học một số môn học ở tiểu học. ....................... 61
3.1.2.1.2. Khả năng tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu qua hoạt động ngoại khóa môn Khoa học. ............................................................. 63
3.1.2.2. Môn Lịch sử - Địa lí .....................................................................................66
3.1.2.2.1. Đặc điểm chung của phần Địa lí.................................................................... 66
6
3.1.2.2.2. Khả năng tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu qua hoạt động ngoại khóa phần Địa lí. .................................................................. 67
3.1.2.3. Môn Tiếng Việt ............................................................................................69
3.1.2.3.1. Đặc điểm chung của môn học ........................................................................ 69
3.1.2.3.2. Khả năng tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu qua hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt. ............................................................ 71
3.1.3.1. Thiết kế một số hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu qua hoạt động ngoại khóa ở tiểu học. .................................................................80
3.1.3.1.1. Tham quan, tìm hiểu môi trường địa phương ............................................... 80
3.1.3.1.1.1. Ý nghĩa của hình thức: ................................................................................. 80
3.1.3.1.1.2. Kế hoạch minh họa:...................................................................................... 81
3.1.3.1.2. Cuộc thi “Rung chuông vàng” ....................................................................... 88
3.1.3.1.2.1. Ý nghĩa của hình thức: ................................................................................. 88
3.1.3.1.2.2. Kế hoạch minh họa:...................................................................................... 88
3.1.3.1.3. Trò chơi “Ô chữ kì diệu” ................................................................................ 96
3.1.3.1.3.1. Ý nghĩa của hình thức: ................................................................................. 96
3.1.3.1.3.2. Kế hoạch minh họa:...................................................................................... 98
3.1.3.1.4. Làm báo tường................................................................................................ 103
3.1.3.1.4.1. Ý nghĩa của hình thức: ............................................................................... 103
3.1.3.1.4.2. Kế hoạch minh họa:.................................................................................... 104
TIỂU KẾT CHƯƠNG III..................................................................................... 121
3.2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................ 109
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 109
3.2.2. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm ........................................................... 109
3.2.2.1. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 109
3.2.2.2. Nội dung và thời gian thực nghiệm........................................................... 109
3.2.2.3. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................ 110
3.2.2.3.1. Phương pháp tiến hành ................................................................................. 110
7
3.2.2.3.2. Phương pháp đánh giá .................................................................................. 110
3.2.3. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 111
3.2.3.1. Kết quả kiểm tra tri thức ........................................................................... 111
3.2.3.1.1. Kết quả kiểm tra tri thức trước thực nghiệm .............................................. 111
3.2.3.1.2. Kết quả kiểm tra tri thức sau thực nghiệm ................................................. 112
3.2.3.1.3. Nhận xét chung về kết quả kiểm tra kiế n thức trước và sau thực nghiệm ......... 113
3.2.3.2. Kết quả kiểm tra thái độ ............................................................................ 114
3.2.3.2.1. Kết quả kiểm tra thái độ trước thực nghiệm ............................................... 114
3.2.3.2.2. Kết quả kiểm tra thái độ sau thực nghiệm .................................................. 115
3.2.3.2.3. Nhận xét chung về kết quả kiểm tra thái độ trước và sau thực nghiệm .. 116
3.2.3.3. Kết quả kiểm tra kĩ năng, hành vi ............................................................. 117
3.2.3.3.1. Kết quả kiểm tra kĩ năng, hành vi trước thực nghiệm ............................... 117
3.2.3.3.2. Kết quả kiểm tra kĩ năng, hành vi sau thực nghiệm .................................. 118
3.2.3.3.3. Nhận xét chung về kết quả kiểm tra kĩ năng, hành vi trước và sau thực
nghiệm ............................................................................................................................... 118
3.2.4. Kết luận chung về kết quả thực nghiệm ................................................... 120
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 123
I. Kết luận ............................................................................................................... 123
II. Một số kiến nghị. ............................................................................................... 123
1. Đối với các cấp lãnh đạo, quản lí ............................................................................. 124
2. Đối với các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm ....................................................... 124
3. Đối với giáo viên tiểu học .......................................................................................... 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 1
PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................................... 4
PHỤ LỤC 1: ...............................................................................................................4
PHỤ LỤC 2: ...............................................................................................................9
PHỤ LỤC 3: .............................................................................................................11
8
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1 ............................................................................................................................ 45
Bảng 2 ............................................................................................................................ 46
Bảng 3 ............................................................................................................................ 49
Bảng 4 ............................................................................................................................ 51
Bảng 5 ............................................................................................................................ 53
Bảng 6 ............................................................................................................................ 54
Bảng 7: Khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu .......... 65
Bảng 8: Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ........................ 69
Bảng 9: Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ........................ 74
Bảng10: Kết quả kiểm tra tri thức trước thực nghiệm .......................................... 112
Bảng 11: Kết quả kiểm tra tri thức sau thực nghiệm ............................................. 113
Bảng 12: Kết quả kiểm tra thái độ trước thực nghiệm .......................................... 115
Bảng 13: Kết quả kiểm tra thái độ sau thực nghiệm .............................................. 116
Bảng 14: Kết quả kiểm tra kĩ năng, hành vi trước thực nghiệm ........................... 117
Bảng 15: Kết quả kiểm tra kĩ năng, hành vi sau thực nghiệm .............................. 118
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, những hoạt động
của con người tác động đến môi trường, đến khí hậu dẫn đến tình trạng biến đổi khí
hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu là vấn đề của cả thế giới, và đó là thách thức lớn đối
với loại người. Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Việt
Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến
đổi khí hậu. Trong những năm qua, nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam
đã phải chịu nhiều thiên tai như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán, sóng
thần, bão từ, băng giá, nước biển dâng,... Những vấn đề đó đã để lại những hậu quả
nghiêm trọng ở mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, đặc biệt là sinh
mạng con người...
Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã xây
dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu. Các Bộ, Ngành và địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để
ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu
dài của biến đổi khí hậu; nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các mức độ khác
nhau: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2015 (Theo Quyết định số 1183/QĐ-TTg,
ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ); Viện Khoa học Khí tượng
thủy văn và Môi trường (cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì
biên soạn “Thông báo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước Biến đổi
khí hậu”, “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, “Chương trình khoa học công
nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu”.
Việc ứng phó với những biến đổi khí hậu và việc đưa Giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu vào giáo dục là một việc làm rất quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa
đặc biệt. Ý thức được sự cấp bách của vấn đề, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa Kế
hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giai đoạn 2011 – 2015 và
1
phê duyệt Dự án “Đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình
Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 – 2015”. Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên
cứu, tài liệu tham khảo, chương trình giáo dục về vấn đề này vẫn còn ít và chưa
được quan tâm, đầu tư thỏa đáng.
Cũng giố ng như giáo du ̣c môi trường, giáo du ̣c về biến đổi khí hậu là liñ h
vực giáo du ̣c đa ngành, đa khoa vì vâ ̣y có thể đưa vào trường tiể u ho ̣c qua các con
đường khác nhau, qua da ̣y ho ̣c các môn ho ̣c và qua các hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c ngoài
giờ lên lớp. Viê ̣c đưa giáo du ̣c môi trường qua con đường da ̣y ho ̣c đã đươ ̣c triể n
khai rô ̣ng khắ p trên phương diê ̣n lí luâ ̣n cũng như thực tiễn giáo du ̣c tiể u ho ̣c trong
nhiề u thâ ̣p kỉ nay. Đó là viê ̣c giáo du ̣c môi trường đươ ̣c thực hiê ̣n bởi các tác giả
xây dựng chương triǹ h và sách giáo khoa các môn ho ̣c và viê ̣c tić h hơ ̣p trong quá
trin
̀ h da ̣y ho ̣c các môn ho ̣c này bởi giáo viên. Đây cũng có thể là mô ̣t hướng để áp
du ̣ng đưa giáo du ̣c biế n đổ i khí hâ ̣u vào trong chương trình tiể u ho ̣c. Tuy nhiên, cho
đế n nay hướng này còn gă ̣p nhiề u bấ t câ ̣p. Viê ̣c tić h hơ ̣p thêm các nô ̣i dung giáo
du ̣c mới vào các môn ho ̣c trong quá trình da ̣y ho ̣c trên thực tế đang gây quá tải cho
các bài ho ̣c của các môn ho ̣c. Ngoài ra, cách làm này cũng không mang la ̣i hiê ̣u quả
giáo du ̣c môi trường cao, do tin
́ h thố ng nhấ t của liñ h vực giáo du ̣c này không đươ ̣c
đảm bảo qua viê ̣c tích hơ ̣p vào nhiề u môn ho ̣c.
Hơn nữa, việc tích hợp giáo dục môi trường nói chung, giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu nói riêng qua các môn học chỉ có ưu thế hơn trong việc cung cấp
cho người học các kiến thức, kĩ năng cơ sở về môi trường, về biến đổi khí hậu, cách
ứng phó với biến đổi khí hậu,... Còn các hành vi, thái độ ứng phó với những vấn đề
cụ thể thì rất khó được thực hiện.
Vâ ̣y, làm thế nào để viê ̣c giáo du ̣c kĩ năng ứng phó với biế n đổ i khí hâ ̣u có
thể đươ ̣c tiế n hành tố t trong nhà trường tiể u ho ̣c mà không gây quá tải cho các giờ
ho ̣c các môn ho ̣c? Cầ n tić h hơ ̣p giáo du ̣c biế n đổ i khí hâ ̣u trong chương trin
̀ h giáo
du ̣c tiể u ho ̣c như thế nào để vừa có thể thực hiê ̣n tố t liñ h vực giáo du ̣c này cũng như
thực hiê ̣n tố t chương trình giáo du ̣c các môn ho ̣c? Đây là những vấ n đề còn đươ ̣c ít
đề câ ̣p đế n trong các công trình nghiên cứu.
2
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục kĩ năng
ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở các Trường Tiểu học
huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu giáo dục kĩ năng ứng phó với biế n đổ i khí hâ ̣u qua hoạt
động ngoại khóa nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu và kế t quả học tập các môn học ở trường tiểu học; đồng thời giáo dục cho
các em các kiến thưc, kĩ năng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong thực tế cuộc
sống.
3. Khách thể và đối tượng.
3.1. Khách thế nghiên cứu.
- Quá trình giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở
trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở trường
tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học.
Nếu tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hoạt
động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp, đảm bảo nguyên tắc khoa học, nguyên
tắc sư phạm hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao kết quả giáo dục ở lĩnh vực này, đồng
thời cũng góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng của một số môn học khác. Từ đó
giúp học sinh hình thành những kĩ năng ứng phó với biến đổi khi hậu trong đời sống
hằng ngày.
5. Nhiêm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của biến đổi khí hậu và giáo dục kĩ năng
ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua
hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
3
- Xây dựng nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại
khóa ở tiểu học theo quan điểm tích hợp. Thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi
của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở trường
tiểu học. Qua đó đưa ra các biện pháp thực hiện.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Nội dung nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt
động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp các môn học: Khoa học, Lịch sử - Địa lí,
Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học.
- Phạm vi điều tra: Giáo viên và học sinh các ở trường tiểu học huyện Đông Hòa,
tỉnh Phú Yên.
- Phạm vi thực nghiệm: Một số trường tiểu học thuộc huyện Đông Hòa, tỉnh Phú
Yên.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.
- Đề tài góp phần tổng hợp vấn đề lí luận về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
qua các hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp.
- Khái quát được thực trạng giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho học
sinh ở trường tiểu học hiện nay.
- Xây dựng nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hoạt
động ngoại khóa cho học sinh tiểu học.
- Tổ chức một số hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt
động ngoại khóa cho học sinh tiểu học.
8. Phương pháp nghiên cứu.
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Trong quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu
khoa học có liên quan đến đề tài như các luận văn, luận án, báo cáo khoa học, các
bài báo,... chúng tôi có sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp,
khái quát hóa - hệ thống hóa, nhận xét, phê phán, tóm tắt và trích dẫn những vấn đề
liên quan trực tiếp để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
4
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra: Điều tra nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ
năng ứng phó với biến đổi khí hậu và về các hình thức đã sử dụng để giáo dục cho
học sinh.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động giáo dục nói
chung và giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng cho học sinh ở
một số trường tiểu học.
- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với cán bộ,
giáo viên, học sinh nhằm tìm hiểu quan điểm, sự hiểu biết, thái độ, cách thức tiến
hành cũng như những thuận lợi và khó khăn khi giáo dục kĩ năng ứng phó với biến
đổi khí hậu trong các hoạt động ngoại khóa.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại
một số trường tiểu học ở các khu vực khác nhau nhằm đánh giá tính khả thi của việc
giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa theo quan
điểm tích hợp.
8.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học:
Một số phương pháp thống kê toán học, lập bảng thống kê, lập biểu đồ,...
được sử dụng để phân tích về định lượng và định tính kết quả nghiên cứu. Qua đó
nhằm nâng cao tính thuyết phục và tính thực tế của đề tài
9. Dự kiến cấu trúc của công trình nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng ứng phó với
biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở tiểu học.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu ở các
trường tiểu học huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Chương 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu theo quan điểm tích hợp thông qua hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học
huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.. Thực nghiệm sư phạm.
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TIỂU HỌC.
1.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Biến đổi khí hậu là gì?
Có rất nhiều các tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã nghiên cứu và
đưa ra khái niệm về biến đổi khí hậu, như:
"Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo" [26, tr.1]
“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một thời gian dài,
có thể ấm lên hoặc lạnh đi, lượng mưa có thể tăng hoặc giảm, gió, các hiện tượng
thời tiết… có thể mạnh lên hoặc yếu đi trong một khoảng thời gian dài” [7, tr.2].
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thì:
“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được
quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”.
“Biến đổi khí hậu là thuật ngữ dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi
trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một
vài thập kỉ hoặc dài hơn” (Bộ Tài nguyên và Môi trường – 2008, Chương trình mục
tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tr.6).
Nói một cách đơn giản, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong
một khoảng thời gian dài, có thể là ấm hơn hoặc lạnh hơn, lượng mưa hoặc lượng
tuyết trung bình hàng năm có thể tăng hoặc giảm,… [5, tr.7].
Trong quá khứ, khí hậu Trái Đất đã có rất nhiều thay đổi một cách tự nhiên. Tuy
nhiên thuật ngữ “Biến đổi khí hậu” được dùng hiện nay chủ yếu muốn nói tới sự
nóng lên toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người [5, tr.7].
6
Như vậy, Biến đổi khí hậu có thể được hiểu đầy đủ là sự thay đổi của khí hậu
đã được diễn ra trong một khoảng thời gian dài làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh
học trên Trái Đất và cuộc sống của con người mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt
động của con người gây ra.
1.1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Có nhiều nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, có thể tóm tắt một số nguyên
nhân chính sau [6, tr.34]:
* Nguyên nhân tự nhiên:
- Do sự trôi dạt của các lục địa: Thuyết kiến tạo mảng cho rằng lớp vỏ ngoài cùng
của Trái Đất được cấu tạo từ các mảng rời, có khả năng di chuyển tương đối so với
nhau trên lớp quyển mềm bên dưới. Sự di chuyển các mảng này dẫn tới sự di
chuyển vị trí của các lục địa. Chính sự di chuyển của các lục địa đã dẫn đến sự thay
đổi khí hậu của các vùng và các Châu lục.
- Do hoạt động của núi lửa và sự va chạm của Trái Đất với các thiên thạch trong vũ
trụ: Các nhà khoa học cho rằng sự va chạm của các thiên thạch với Trái Đất và sự
phun trào của núi lửa sẽ gây nên những đám mây bụi khổng lồ bao quanh Trái Đất,
ngăn cản các dòng bức xạ Mặt Trời khiến cho Trái Đất trở nên tối tăm và lạnh lẽo,...
- Do sự dao động quỹ đạo của Trái Đất: Theo thuyết thiên văn học, khi quay quanh
Mặt Trời trong thời gian dài hàng chục nghìn năm, quỹ đạo của Trái Đất sẽ có
những thay đổi. Chính sự thay đổi này dẫn tới sự thay đổi lượng ánh sáng Mặt Trời
xuống bề mặt Trái Đất, ảnh hưởng đến khí hậu và làm thay đổi các mùa, sự phân bố
bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ,...
- Do chu kì hoạt động của Mặt Trời: Chu kì hoạt động của Mặt Trời thể hiện thông
qua sự xuất hiện các vệt đen Mặt Trời (sunspots), làm thay đổi cường độ bức xạ
Mặt Trời. Sự tăng năng lượng Mặt Trời làm Trái Đất nóng lên và sự giảm năng
lượng Mặt Trời làm Trái Đất lạnh đi. ...
* Nguyên nhân do con người:
Có thể thấy rằng các nguyên nhân tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ trong
việc gây ra biến đổi khí hậu. Theo kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy ban Liên
7
Chính Phủ về biến đổi khí hậu thì nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con
người làm gia tăng các chất khí nhà kính.
Khí nhà kính là các chất khí trong khí quyển hấp thụ nhiệt do mặt đất phát ra
và tỏa nhiệt trở lại Trái Đất. Các khí này vừa do quá trình tự nhiên lẫn con người
sinh ra [9, tr.8]. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước (H2O), cacbon đioxit
(CO2), metan (CH4), các hợp chất halocacbon (CFC, HCFC và HFC), đinitơ oxit
(N2O) và ozon trong tầng đối lưu (O3). Những khí này giống như một chiếc chăn
ấm có độ dày vừa đủ, giúp giữ ấm cho Trái Đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp,
khiến sự sống có thể phát triển và sinh sôi nảy nở. Nếu không có những khí này,
nhiệt từ Mặt Trời sẽ không được giữ lại và bề mặt Trái Đất sẽ trở nên lạnh hơn rất
nhiều [5, tr.11].
Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát thải một số khí nhà
kính (chủ yếu là CO2 và CH4) quá nhiều là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí
hậu. Đặc biệt, từ khi cách mạng công nghiệp bùng nổ (1950), các hoạt động tạo ra
khí nhà kính ngày càng gia tăng như: tăng cường khai thác và sử dụng các nhiên
liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ,...; sản xuất xi măng; chặt phá rừng; chăn nuôi
đại gia súc; sử dụng các hợp chất halocacbon trong công nghệ làm lạnh; sử dụng
quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu;... [10, tr.39].
Như vậy, sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên là
nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này là do ý thức và
hành động của con người như: chặt phá rừng bừa bãi, lãng phí năng lượng, khai
thác và sử dụng nhiên liệu không đúng cách, sử dụng quá nhiều các chất hóa học
trong trồng trọt và chăn nuôi, dân số gia tăng,...
1.1.1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất
là sự nóng lên của Trái Đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời
tiết bất thường như bão, lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài,… dẫn đến
thiếu lương thực, thực phẩm, kinh tế suy thoái, xung đột và chiến tranh, mất đi sự
8
đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người,
gia súc, gia cầm…
Sự nóng lên của Trái Đất dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu khoảng thời
gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993
- 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ
tăng lên khoảng từ 2,00C - 4,50C và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m 0,59m.
Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt
trong vòng 2 thập kỷ qua. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng
ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão
kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu
vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở
miền Bắc giảm một nửa. Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn
hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung Bộ dẫn đến gia tăng
hiện tượng hoang mạc hóa.
Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập
kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Dự
đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình ở nước ta tăng khoảng 30C và sẽ tăng
số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao lên 1m. Điều
này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết. Đặc biệt là tình hình bão lũ
và hạn hán. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa, ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đất sản
xuất nông - công nghiệp. Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích
đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước ta. Trong đó, khu vực
ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu và
dâng cao của nước biển. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030,
khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại mùa
màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn
9
diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và
thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD.
Biến đổi khí hậu còn kéo theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp
đến cây trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải
sản. Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và khan hiếm về lương thực, nước ngọt.
Dự báo, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ gặp khó khăn về nước sạch và
600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu toàn cầu trong những năm tới [24].
1.1.1.4. Ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong báo cáo “Biến đổi khí hậu năm 2001”, Ủy Ban Liên Chính phủ về
biến đổi khí hậu (IPCC) đã nêu ra 2 nhóm chiến lược trong ứng phó với biến đổi khí
hậu:
- Chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu với nội dung chủ yếu là giảm phát thải khí
nhà kính, đồng thời với việc tăng hấp thụ khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu.
- Chiến lược thích ứng có mục tiêu là ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do các tác động
của biến đổi khí hậu, kể cả biến đổi tự nhiên và biến đổi nhân tạo [6, tr.83].
Theo Tài liệu dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Live&Learn, Plan, AusAID) thì:
- “Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc
giảm cường độ hoặc mức độ phát thải khí nhà kính” [9, tr.68].
- “Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng
bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại” [9, tr.8].
Hạn chế, giảm thiểu sự phát thải các khí nhà kính nhằm góp phần giảm nhẹ
biến đổi khí hậu là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Bản thân
mỗi người cần nhận thức được trách nhiệm của mình và thực hiện trách nhiệm đó
bằng những hành động, việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Một số biện
pháp và hành động cụ thể giúp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu như:
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (tắt điện khi không sử dụng,...);
10
- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, các thiết bị tiết kiệm điện (tận dụng năng
lượng mặt trời, sử dụng đèn compact,...);
- Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày (hạn chế ăn thịt, ăn nhiều rau xanh,...);
- Tiết kiệm năng lượng giao thông giảm thiểu phát thải khí nhà kính (đi bộ, đi xe
đạp hoặc các phương tiện công cộng như xe bus,...);
- Tiết kiệm nước;
- Tiết kiệm giấy;
- Hạn chế sử dụng túi ni lông;
- Trồng cây xanh;
- Tìm hiểu và tham gia tích cực các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu (chiến
dịch Giờ Trái Đất, phong trào Hành trình xanh nhằm bảo vệ môi trường, tích cực
tham gia tuyên truyền các vấn đề về biến đổi khí hậu,…); ...
Những hành động thích ứng với biến đổi khí hậu như: biết tự bảo vệ mình
trước thiên tai; phòng ngừa các dịch bệnh; rèn luyện sức khỏe bảo vệ cơ thể; thay
đổi một số thói quen sinh hoạt không hợp lí;... Cụ thể các việc làm có thể giúp
chúng ta thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Cải tạo hệ thống thủy lợi.
- Thay đổi lịch mùa vụ và các kĩ thuật canh tác.
- Hạn chế tăng dân số.
- Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển.
- Thay đổi các giống cây chịu hạn, chịu lụt.
- Dạy bơi cho trẻ em và phụ nữ vùng lũ lụt.
...
Như vậy, ứng phó với biến đổi khí hậu chính là những biện pháp, việc làm,
hành động cụ thể của chúng ta nhằm “giảm nhẹ” và “thích ứng” với những hiện
tượng bất thường của thời tiết gây ra. Những biện pháp, việc làm, hành động cụ thể
đó không chỉ giúp chúng ta chống trọi, thích nghi được với các hiện tượng thời tiết
cực đoan mà còn giúp hạn chế sự gia tăng nồng độ khí nhà kính, nguyên nhân chính
gây ra biến đổi khí hậu.
11
1.1.2. Một số vấn đề về giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt
động ngoại khóa.
1.1.2.1. Hoạt động ngoại khóa và việc giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu cho học sinh tiểu học.
1.1.2.1.1. Hoạt động ngoại khóa là gì?
Như chúng ta đã biết, ở tiểu học, quá trình dạy học được tổ chức theo hình thức nội
khóa (bài lên lớp) và ngoại khóa [14, tr.170]. Vậy hoạt động ngoại khóa là gì?
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức học tập ngoài lớp, có tổ chức,
có kế hoạch, có phương hướng xác định; không bắt buộc trong chương trình, được
tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên
nhằm bổ sung, củng cố, nâng cao những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã được
học trong chương trình chính khóa [15, tr.23].
Vậy có thể hiểu, hoạt động ngoại khóa là sự tiếp nối hoạt động dạy - học các
môn học được tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp, là con đường gắn lí thuyết
với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh, là
việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học - kĩ
thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ,
thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,... để giúp các em hình thành và phát
triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường,..). Như vậy, hoạt động ngoại khóa là
một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có
mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ
với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách
học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với
thế hệ trẻ. Hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức và quản lí với sự tham gia
của các lực lượng xã hội. Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ với hoạt động dạy
- học trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng. Hoạt động này diễn ra trong
suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá
trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
12
Với cách hiểu như trên, hoạt động ngoại khóa được xem là một hình thức tổ chức
dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng: “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 24.2, Luật giáo dục).
1.1.2.1.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác
dựa trên những đặc điểm chủ yếu sau:
- Hoạt động ngoại khoá được thực hiện ngoài giờ lên lớp, không được quy định
trong chương trình chính khoá. Là hoạt động không mang tính bắt buộc mà tùy
thuộc vào sự tự nguyện của mỗi cá nhân hay nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở
thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập, không phân biệt
học sinh giỏi hay yếu kém.
- Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá, giáo viên có thể không trực tiếp tham gia hoạt
động cùng học sinh, nhưng phải là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn, giám khảo cho
các trò chơi và có thể trong nhiều trường hợp cần thiết còn là người chỉ đạo, điều
khiển các hoạt động ngoài giờ học của học sinh.
- Nội dung hoạt động ngoại khoá thường liên quan với nội dung được học tập trên
lớp và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các em tham gia
hoạt động.
- Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá, giáo viên không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết
quả hoạt động ngoại khoá với các hình thức tương tự như một giờ học chính khoá
(bằng điểm số hoặc bằng nhận xét), mà đánh giá dựa trên các yếu tố như sản phẩm
của buổi hoạt động ngoại khóa hay tính tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt
động và tự lực sáng tạo của học sinh...
1.1.2.2. Quan điểm dạy học tích hợp và việc giáo dục kĩ năng ứng phó với biến
đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học
13
1.1.2.2.1. Khái niệm về tích hợp và dạy học theo quan điểm tích hợp.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ “tích hợp”. Có ý kiến cho
rằng: Tích hợp là tổ hợp (combination) hay phối hợp (coordination) các môn học.
Có ý kiến khác lại cho rằng tích hợp chẳng qua là sự lắp ghép cơ giới, phép cộng
đơn thuần giữa các môn học... [25].
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa
là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là
hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh
vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Hiểu một cách khái quát, tích hợp (integration): là sự liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một hay vài lĩnh vực khác nhau trong cùng
một kế hoạch dạy học [25].
Tích hợp chương trình (program integration): là sự liên kết, hợp nhất nội
dung các môn học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung, gần gũi
với nhau. Tích hợp nhằm giảm bớt được những phần kiến thức trùng nhau, tạo điều
kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tích hợp không phải là phương pháp
dùng để rút bớt môn học, nhằm giảm tải kiến thức. Tích hợp cần được hiểu là một
phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các
môn học, các phân môn khác nhau theo những mô hình, hình thức, cấp độ khác
nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau [25].
Trong dạy học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị bài học, thậm chí là
một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhau
nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học. Quan điểm dạy học
tích hợp kiến thức đã được nhiều nhà giáo dục ở nước ta nghiên cứu và nhận thấy ý
nghĩa thiết thực của nó trong giáo dục cũng như trong mọi mặt của xã hội hội nhập
hiện nay.
Xu hướng toàn cầu hóa đặt con người trước những vấn đề, thử thách phong
phú và phức tạp hơn nên nền giáo dục cần có những điều chỉnh và thay đổi kịp thời
14