Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS quận cầu giấy, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Dương Hải Hưng

Hà Nội, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Hà Nội, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại
học, ban chủ nhiệm khoa Quản lí giáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội
đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng
dẫn – PGS.TS Dương Hải Hưng đã hướng dẫn tận tình, động viên, giúp đỡ
em trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo
quận Cầu Giấy, Hà Nội và các phòng ban liên quan; các đồng chí hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên các trường THCS trên địa bàn
thành phố; các bạn bè đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và học sinh trường
trung học cơ sở Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cũng như tham gia trả lời các phiếu điều tra, phỏng vấn và
đóng góp các ý kiến quý báu để tác giả học tập nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và
bạn bè đã động viên, hỗ trợ kĩ thuật, góp ý… giúp tác giả trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Trương Thị Thu Hiến


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT


: an toàn giao thông

CBQL

: cán bộ quản lí

ĐTB

: điểm trung bình

GD

: giáo dục

GD&ĐT : giáo dục và đào tạo
GTVT

: giao thông vận tải

GV

: giáo viên

HS

: học sinh

THCS


: trung học cơ sở

TNGT

: tai nạn giao thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤCAN
TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ......................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .................................................. 7
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục.......................................................... 7
1.2.2. An toàn giao thông ..................................................................... 10
1.2.3. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ................................... 11
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường
THCS ................................................................................................... 12
1.3. Hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường THCS ............... 15
1.3.1. Trường THCS và học sinh THCS ............................................... 15
1.3.2. Giáo dục An toàn giao thông ở trường THCS ............................. 17
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường
THCS ...................................................................................................... 22
1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông thông qua hoạt
động trải nghiệm................................................................................... 22
1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông ........................... 23
1.4.3. Chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông ........................................... 24
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục an toàn giao thông .......................... 24
1.4.5. Quản lý các nguồn lực phục vụ giáo dục an toàn giao thông ....... 25

1.5. Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý giáo dục an toàn giao
thông ở trường THCS ............................................................................ 26
1.5.1. Trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lý của học sinh THCS........ 26
1.5.2. Hệ thống văn bản pháp quy quy định về ATGT .......................... 27


1.5.3. Sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong công
tác giáo dục ATGT cho học sinh THCS ............................................... 28
1.5.4. Năng lực chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục ATGT của
Hiệu trưởng .......................................................................................... 29
1.5.5 Cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết ...................................... 31
1.5.6 Phương pháp kiểm tra đánh giá và cơ chế động viên khen
thưởng .................................................................................................. 31
Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN
GIAO THÔNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN
CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................... 33
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế -xã hội và giáo dục của quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội ......................................................................... 33
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội .............................................. 33
2.1.2 Khái quát về giáo dục THCS quận Cầu Giấy ............................... 34
2.2. Thực trạng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội ................................................................................... 37
2.2.1. Nhận thức về giáo dục an toàn giao thông của cán bộ quản lý,
giáo viên, phụ huynh và học sinh .......................................................... 37
2.2.2. Mục tiêu giáo dục ATGT ............................................................ 44
2.2.3. Thực trạng quản lý giáo dục an toàn giao thông ở các trường
THCS Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ........................................... 53

2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục an
toàn giao thông của học sinh các trường THCS Cầu Giấy. ................... 63


2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục
An toàn giao thông ở các trường THCS quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội .................................................................................................. 65
Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 66
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO
THÔNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................. 68
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường
THCS quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ........................................... 68
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý .................................................................. 68
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ................................................................. 68
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn................................................................ 69
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống ................................................................ 69
3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh các trường THCS quận Cầu Giấy ................................................. 70
3.2.1. Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng
cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh ................................ 70
3.2.2. Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh THCS
thông qua hoạt động trải nghiệm .......................................................... 75
3.2.3. Xây dựng quy chế xử phạt đối với học sinh THCS vi phạm
luật an toàn giao thông ......................................................................... 76
3.2.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, tổ chức xã hội trong
công tác giáo dục ATGT cho học sinh .................................................. 80
3.2.5. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng đối với các tập thể lớp,

cá nhân có thành tích trong bảo đảm an toàn giao thông ....................... 82


3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp........................................................ 85
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp............... 86
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................. 86
3.4.2. Nội dung và cách tiến hành ........................................................ 86
3.4.3. Phiếu trưng cầu ý kiến có các tiêu chí: ........................................ 87
3.4.4. Cách cho điểm ............................................................................ 87
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm .................................................................. 88
Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 91
1. Kết luận ............................................................................................... 91
2. Khuyến nghị........................................................................................ 92
2.1. Đối với các cơ quan chức năng ...................................................... 92
2.2. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo..................................................... 93
2.3. Đối với cha mẹ học sinh ................................................................ 93
2.4. Đối với đội ngũ quản lý nhà trường THCS .................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 94
PHỤ LỤC.................................................................................................... 96


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Thống kê số lượng, trình độ CBQL .......................................... 34

Bảng 2.2.

Hệ thống trường, lớp, học sinh quận Cầu Giấy từ 2013

đến 2017 .................................................................................. 35

Bảng 2.3.

Chất lượng giáo dục THCS từ 2013 đến 2016 .......................... 35

Bảng 2.4:

Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục ATGT ở trường
THCS ....................................................................................... 37

Bảng 2.5:

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về kiến thức ATGT ................ 38

Bảng 2.6:

Thái độ của học sinh THCS về việc thực hiện ATGT .............. 39

Bảng 2.7:

Ý kiến của học sinh về nguyên nhân HS vi phạm ATGT
(216 HS) .................................................................................. 41

Bảng 2.8:

Ý kiến của giáo viên và CBQL về nguyên nhân HS vi phạm
ATGT ...................................................................................... 43

Bảng 2.9.


Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục an toàn giao thông .......... 45

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung giáo dục an toàn giao thông .......... 46
Bảng 2.11: Kết quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục
an toàn giao thông .................................................................... 48
Bảng 2.12: Kết quả sử dụng phương pháp giáo dục an toàn giao thông...... 49
Bảng 2.13: Đánh giá mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục ATGT .... 51
Bảng 2.14: Kết quả hình thành an toàn giao thông của học sinh THCS ...... 52
Bảng 2.15: Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ATGT cho học sinh............. 54
Bảng 2.16: Kết quả tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông ............ 57
Bảng 2.17: Chỉ đạo thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho học sinh .... 59


Bảng 2.18. Mức độ thực hiện các phương thức đánh giá kết quả giáo
dục an toàn giao thông cho học sinh ........................................ 61
Bảng 2.19. Kết quả đánh giá về quản lý các nguồn lực phục vụ giáo
dục an toàn giao thông cho học sinh THCS .............................. 62
Bảng 2.20: Ý kiến của CBQL,GV về những yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý hoạt động giáo dục ATGT cho HS ....................................... 64
Bảng 3.1:

Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp (SL/%) ..... 88

Bảng 3.2:

Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp (SL/%)........ 89


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng,
pháp luật là phương tiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển
của xã hội. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội,
thế giới tự nhiên hay ý thức chấp hành pháp luật là điều vô cùng quan trọng,
mang tính chất sống còn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Giáo dục ý thức
chấp hành pháp luật về an toàn giao thông chính là một phần của việc giáo dục
ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của mỗi người.
Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của tất cả mọi người. Muốn
cho mọi người có ý thức chấp hành nghiêm các quy định của Luật giao thông
thì công tác tuyên truyền giáo dục là vô cùng quan trọng. Với các tầng lớp
nhân dân, công tác tuyên truyền giáo dục có thể thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng. Đối với học sinh, thông qua các hoạt động giáo dục, nhà
trường đưa nội dung giáo dục An toàn giao thông vào chương trình giáo dục
của mình. Thậm chí trường học ở các thành phố lớn phải coi đây là nội dung
trọng tâm trong giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân cho học sinh.
Hiện nay, tình trạng mất trật tự, thiếu an toàn giao thông như phóng
nhanh giành đường, vượt ẩu, lạng lách, chở quá quy định, vượt đèn đỏ… gây
tai nạn nghiêm trọng dẫn đến tổn thất về người, về của đang diễn ra khá nhiều
nơi và đặc biệt ở nội thành Hà Nội thì vấn đề này càng nghiêm trọng.
Nhà trường với chức năng là dạy học, truyền bá tri thức, giáo dục đạo
đức nhưng cũng gồng mình, chung tay cùng xã hội giải quyết vấn nạn trên.
Tuy nhiên do thiếu sự kiên quyết, sự đồng bộ từ các cấp, các ngành nên việc
đảm bảo trật tự an toàn giao thông của học sinh chưa đạt hiệu quả.
Trong một vài năm gần đây, đời sống vật chất của các gia đình được cải
thiện cùng với sự phát triển chung của đất nước, việc mua một chiếc xe đạp

-1-



điện, xe máy điện không còn là vấn đề quá khó khăn. Điều đáng nói là nhiều
phụ huynh đã chiều theo ý thích của con, cho con em mình sử dụng xe đạp
điện, xe máy điện tùy ý. Hiện tượng này xảy ra nhiều ở thành phố và đang có
chiều hướng gia tăng, lan rộng. Học sinh hàng ngày vẫn điều khiển xe đạp
điện, xe máy điện đến trường. Tình trạng học sinh sử dụng xe đạp điện, xe
máy điện chở ba, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, giành đường, vừa đi vừa
cười đùa, không đội mũ bảo hiểm là vấn đề gây nhiều bức xúc cho toàn xã
hội, bởi thực tế thời gian qua đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra, trong
đó người gây tai nạn và nạn nhân thuộc nhóm đối tượng này.
Thực tế cho thấy có nhiều bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đối tượng học sinh. Trong
nhà trường, hiện chưa có một chương trình giáo dục về ATGT có tính hệ
thống, đồng bộ, liên tục trong cả ba cấp học. Những kiến thức về Luật giao
thông được giới thiệu rải rác trong môn Giáo dục công dân là chưa đủ. Công
tác tuyên truyền hời hợt, chưa có chiều sâu nên hiệu quả và sức tác động tới
học sinh bị hạn chế. Nhận thức của nhiều học sinh về vấn đề ATGT vì thế còn
khá mơ hồ, xem nhẹ. Bên cạnh đó, vì những lý do khác nhau, nhiều bậc phụ
huynh cũng chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục cho con em về ATGT, có
chăng chỉ dừng lại ở những lời nhắc nhở mà chưa có động thái nào hướng dẫn
cho con em về pháp luật và kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Cá biệt, có
một số phụ huynh vì chiều con, đã quá dễ dãi trong việc cho con sử dụng xe
đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông dù biết con mình chưa có ý
thức tự giác đảm bảo an toàn cho mình và mọi người. Họ không ý thức được
hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra đến với con em mình từ sự nuông chiều này.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
ở các trường Trung học cơ sở quận Cầu Giấy, thành phố Hà nội ”

-2-



2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục An toàn giao thông
ở các trường THCS quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp
quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường THCS của quận
nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của các em.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong trường THCS ở các thành
phố lớn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong các
trường THCS ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Các trường THCS ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã rất quan tâm
đến công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, song kết quả vẫn chưa
được như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong
đó có thể do các trường chưa có các biện pháp quản lý phù hợp. Nếu phân
tích rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục an toàn giao thông ở các
trường thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an
toàn giao thông phù hợp hơn, qua đó có thể nâng cao được kết quả giáo dục
trật tự an toàn giao thông cho học sinh.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xác định cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh THCS ở các thành phố lớn.
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục an toàn giao
thông và các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở các
trường THCS quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

-3-



5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông phù
hợp với tâm lý lứa tuổi, quy định của pháp luật.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động giáo dục Luật giao thông đường
bộ và các quy tắc an toàn giao thông ở các thành phố lớn cho học sinh. Các
Luật giao thông khác không thuộc phạm vi đề tài này.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong
các trường THCS ở Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Số lượng khách thể được khảo sát bao gồm: 68 CBQL, 92 giáo viên,
216 học sinh, 285 cha mẹ học sinh.
6.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng các số liệu về hoạt động giáo dục của các trường THCS
Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội từ năm học 2012-2013 đến nay.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa các vấn đề lý luận,
khái niệm nghiên cứu liên quan đến đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
7.2.3. Phương pháp quan sát
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
7.2.5. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phần mềm 18.0 để xử lý các số liệu thu được bằng bảng hỏi.


-4-


8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lí giáo dục an toàn giao thông cho
học sinh trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm
Chương 2: Thực trạng quản lí giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lí giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở Quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội

-5-


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC
AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Giao thông vận tải (GTVT) giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng
ngày của mỗi con người. Sự phát triển của ngành GTVT đã giúp cho quá trình
sản xuất diễn ra bình thường, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh
hoạt của nhân dân được thuận tiện, tạo mối giao lưu giữa các khu vực, thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội và củng cố an ninh quốc phòng của đất nước.
Ở Việt Nam và đặc biệt là ở hai thành phố lớn: Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh, tình trạng an toàn giao thông ngày càng trở nên khó kiểm soát do

tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và không có kế hoạch. Cơ sở hạ tầng
yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật còn nhiều thiếu sót khiến các vụ tai
nạn giao thông tăng lên từng ngày. Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
thống kê cho thấy, năm 2015, cả nước xảy ra 22.827 vụ tai nạn giao thông,
làm chết 8.727người, bị thương 21.069 người. Năm 2016, 21.568 vụ tai nạn
giao thông đã xảy ra trên phạm vi cả nước, làm 8.680 người chết và 19.280
người bị thương.Trong quý I năm 2017, cả nước xảy ra 4.812 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 2.114 người, bị thương 3.835 người. So với cùng kỳ năm
2011, số vụ tai nạn giao thông giảm 3.51%, giảm 3.65% số người chết và
giảm15.19% số người người bị thương nhưng số trường hợp xử lý vi phạm
giao thông lại tăng lên.
Theo thống kê cho thấy phần lớn nạn nhân trong các vụ tai nạn giao
thông không phải là người sở hữu xe cơ giới mà là người đi bộ, người đi xe
đạp, người đi xe máy hoặc người sở hữu các phương tiện xe thô sơ. Thương

-6-


vong do tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong của
thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 29 và là nguyên nhân thứ hai đối với thiếu
niên nhi đồng từ 5 đến 14 tuổi (theo WHO 2010).
Để tạo ra môi trường giao thông an toàn thì việc nâng cao nhận thức
và giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho cộng đồng, đặc biệt cho đối
tượng học sinh, sinh viên trên mọi miền đất nước là điều kiện tiên quyết và
quan trọng hàng đầu vì đây là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn nhưng
cũng là nhóm đối tượng thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành Luật giao
thông đường bộ.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý

Có nhiều định nghĩa về quản lý. Quan điểm của K.Marx khi nói về
quản lý là hoạt động quản lý xuất phát từ lợi ích và hiệu quả của hoạt động
lao động sản xuất: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần có sự chỉ đạo,
điều hoà những hoạt động cá nhân nhằm thực hiện những chức năng chung
phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một nghệ sỹ vĩ cầm thì tự điều khiển mình,
còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. K.Marx.
Henri Fayol (1841-1925), một người cũng có những đóng góp rất lớn cho
quản trị học hiện đại đã mô tả việc quản lý bao gồm năm chức năng chính:
1. Lập kế hoạch.
2. Tổ chức.
3. Lãnh đạo
4. Điều phối.
5. Kiểm tra.

-7-


Peter Drucker (1909-2005), người được cả cộng đồng kinh doanh và học
thuật coi là cha đẻ của lý thuyết quản trị hiện đạinêu:Quản lý là một chức năng
của xã hội chuyên trách đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả.
Quản lý là nghệ thuật và khoa học quan tâm tới việc sử dụng các nguồn
lực để sinh lời, có hệ thống, và thích hợp trong mọi khía cạnh của nền kinh tế
quốc gia. Jonh Marsh, cựu giám đốc Viện quản trị Anh quốc (British Institute
of Management). Koontz và O’Donnel phát biểu trong cuốn “Principles of
Management” cho rằng “Quản lý là việc hoàn thành các mục tiêu mong
muốn bằng cách xây dựng một môi trường thuận lợi để làm việc trong đó cho
các cá nhân vận hành trong từng nhóm được tổ chức”. [dẫn theo 22, 20]
Nếu quản lý là hành động thì tiêu chuẩn tối hậu đối với tính hiệu

nghiệm là phạm vi mà các kết quả đạt được vươn tới và các dự tính được
chuyển đổi thành những biến đổi quan sát được. Trong những tổ chức phức
tạp, một số lượng lớn chiếm đa số các kết quả quản lý sẽ được biểu hiện dưới
dạng những mối liên hệ và tác động của những quan hệ đó phải được chấp
nhận như là “trọng tài” duy nhất, quan trọng nhất của tính hiệu nghiệm.
Người quản lý hiệu nghiệm phải có khả năng tiếp cận và xử lý hàng loạt
những tình huống và vấn đề phức tạp. Quản lý sự căng thẳng, đối đầu giữa lý
thuyết và thực tiễn, giữa giá trị và thủ đoạn và tính phức tạp cao độ của các
quan hệ xã hội là nền tảng đối với quá trình quản lý. Mary Parker Follett
(1868–1933), một tác giả nổi tiếng với nhiều cuốn sách viết trên khía cạnh
dân chủ, quan hệ con người và quản trị đã đưa ra định nghĩa về quản lý là
“nghệ thuật sử dụng con người để hoàn thành công việc”. [dẫn theo 31,
20]Hay như R.Falk nêu trong cuốn “The Business of Management”: Quản lý
là hoàn thành công việc thông qua con người.
Quản lý thường được coi là một hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên hoạt
động quản lý cần có sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Điều này rất khó

-8-


thực hiện không chỉ trong quản lý giáo dục nói riêng mà quản lý xã hội, quản
lý sản xuất nói chung. Thực ra, chúng ta đều biết rằng, không thể thực hành
mà không có dẫn đường của lý luận. Nhưng chúng ta cũng biết rằng lý luận
phải gắn với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
Một định nghĩa về quản lý: chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức
thuộc các giới khác nhau (sinh học, kĩ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ
cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện
những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó [Tr31,9].
Một khái niệm quản lý tổng quát nhất là “Quản lý là một hoạt động có
chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể

quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý”. [16,20)
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Đối với một nền giáo dục, có rất nhiều nội dung nhà nước quản lý để
đảm bảo vận hành tốt hệ thống giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục tốt,
cũng như khẳng định vị trí giáo dục trước sự phát triển xã hội, đất nước. Quản
lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội.
“Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ giáo dục, kế
hoạch hóa, tài chính… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ
quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về
mặt số lượng cũng như chất lượng” M.I.Kônđacốp [16, tr.22]
Tác giả tài liệu “Những khái niệm về Quản lý giáo dục”, Nguyễn Ngọc
Quang viết “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch hợp với quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành
theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất
của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình
dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên
trạng thái mới về chất” [14, tr.12]

-9-


Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát
là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh
công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [8, tr.31]
Khái quát nội hàm của quản lý giáo dục như sau: “Quản lý giáo dục là
một hoạt động chuyên biệt của chủ thể quản lý, gồm các tác động có chủ đích
nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu của một hệ thống/tổ chức/cơ quan giáo dục
- đào tạo nghề đó đạt được các mục tiêu phát triển theo yêu cầu xã hội”
1.2.2. An toàn giao thông
An toàn giao thông là sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của

pháp luật về giao thông để tránh nguy hiểm cho chính bản thân mình và
không có sự cố gây thiệt hại cho người khác và tài sản cho xã hội.
An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông
trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các
luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi tham gia giao thông.
An toàn giao thông phải luôn gắn với mọi người ở mọi nơi, mọi lúc khi
tham gia giao thông. Để đảm bảo ATGT đặc biệt là an toàn giao thông đường
bộ, Điều 4 Luật giao thông đường bộ quy định về Nguyên tắc đảm bảo ATGT
đường bộ như sau:
1. Bảo đảm ATGT đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân và của toàn xã hội.
2. Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc
giao thông, giữ gìn ATGT cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và
người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông.
3. Việc đảm bảo trật tự, ATGT đường bộ phải thực hiện đồng bộ về kỹ
thuật và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường

- 10 -


bộ, ý thức chấp hành luật pháp của người tham gia giao thôngvà các lĩnh vực
khác lên quan đến ATGT đường bộ.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được xử lý
nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật.
5. Người nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây ra tai nạn
thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình; nếu gây thiệt hại cho
người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thông qua định nghĩa về ATGT và những quy định về Nguyên tắc đảm
bảo ATGT đường bộ thì đòi hỏi mọi người khi tham gia giao thông phải hiểu

rõ Luật giao thông đường bộ, nâng cao ý thức, nghiêm túc chấp hành Luật
giao thông, đề cao văn hoá giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản
cho mình, cho mọi người và cho toàn xã hội.
1.2.3. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Giáo dục ATGT là một nội dung của giáo dục pháp luật. Giáo dục
ATGT cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp
hành pháp luật về Luật giao thông đường bộ là biện pháp hàng đầu trong các
giải pháp cấp bách nhằm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Giáo dục
ATGT là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng, lâu dài và thường xuyên của tất cả
các trường học và đặc biệt là ở các trường THCS trong nội thành các thành
phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... nơi mà có mật độ dân số đông,
phương tiện giao thông nhiều và thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc trên
mọi tuyến đường. Để có nhận thức đúng về giáo dục ATGT trước tiên phải
hiểu rõ khái niệm “Giáo dục là gì?”
Giáo dục là quá trình truyền lại kinh nghiệm từ thế hệ trước cho thế hệ
sau, thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm để tham gia vào cuộc sống lao
động và các hoạt động xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội loài người.
Tuy nhiên, thế hệ sau không chỉ lĩnh hội toàn bộ những kinh nghiệm của thế

- 11 -


hệ trước để lại mà còn bổ sung, làm phong phú thêm những kinh nghiệm của
loài người - đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội - là hiện tượng đặc trưng của
xã hội loài người.
Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng là quá trình tác động có mục đích,
có tổ chức có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà
giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình
thành nhân cách cho họ.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành cho người được giáo

dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách,
những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức
cho họ các hoạt động giao lưu.
Thông qua việc phân tích khái niệm an toàn giao thông cùng với định
nghĩa giáo dục thì: “Giáo dục an toàn giao thông là hình thức truyền dạt
những kiến thức pháp luật về giao thông để mọi người hiểu, tuân thủ và có ý
thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ để tránh những rủi ro, đảm bảo
an toàn tính mạng và tài sản của mọi người khi tham gia giao thông.”
Giáo dục ATGT cho học sinh trường THCS đóng một vai trò quan
trọng và phải được tổ chức, thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực ở tất cả
các khối, lớp nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành luật lệ
giao thông và kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông góp phần tích
cực rèn luyện ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông, lối sống lành mạnh,
xây dựng văn hoá giao thông, cổng trường thông thoáng, trật tự, an toàn, giảm
thiểu sự ùn tắc, rủi ro và tai nạn giao thông.
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường THCS
Công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông ở trường THCS đạt hiệu
quả cao cũng chính là việc nhà quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý
của mình. Chức năng quản lý là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, sản

- 12 -


phẩm của quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong quản lý,
tiêu biểu bởi tính chất tương đối độc lập của những bộ phận quản lý. Trong
quản lý, chức năng quản lý là một phạm trù quan trọng mang tính khách quan
và có tính độc lập tương đối. Chức năng quản lý nảy sinh và là kết quả của
quá trình phân công lao động, là bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng
thể, được tách riêng, có tính chất chuyên môn hoá. Bởi vậy, việc chủ thể quản
lý thực hiện chức năng quản lý đồng nghĩa với việc chủ thể đó thực hiện nội

dung của hoạt động quản lý. Đó là các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức (nhân
sự, tổ chức bộ máy), lãnh đạo (chỉ đạo thực hiện) và kiểm tra.
Để thực hiện một chủ trương, chương trình, dự án... kế hoạch hóa là
hành động đầu tiên của nhà quản lý, là việc làm cho tổ chức phát triển theo kế
hoạch, là việc đưa toàn bộ hoạt động vào kế hoạch, trong đó chỉ rõ việc xây
dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, các biện pháp
thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường THCS có thể
tách riêng hoặc nằm trong kế hoạch tổng thể của nhà trường được xây dựng
theo từng năm học, mang tính pháp quy. Nhà quản lý phải dựa trên những
định hướng lớn về ATGT của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo thực hiện
của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn của
nhà trường về tổ chức bộ máy, về nguồn lực và các điều kiện khác để xây
dựng kế hoạch hoạt động. Kế hoạch phải mang tính cụ thể, dự kiến các nguồn
lực, phân bố thời gian hợp lý và đưa ra các biện pháp khả thi để đi đến mục
tiêu là nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành luật lệ giao thông và kỹ năng đảm
bảo an toàn của học sinh THCS khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu
sự ùn tắc, rủi ro và tai nạn giao thông trong toàn xã hội.
Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu
quả mục tiêu, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò,

- 13 -


nhiệm vụ và vị trí công tác. Chức năng tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ
cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Trong công tác tổ
chức nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý về giáo dục ATGT đòi hỏi chủ thể quản
lý phải lập danh sách những công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục
tiêu như thành lập Ban chỉ đạo; triển khai kế hoạch tới toàn thể học sinh, giáo
viên, nhân viên, phụ huynh; tổ chức tuyên truyền sâu rộng những quy định về

đảm bảo ATGT, quy định xử phạt về việc tham gia giao thông khi chưa đủ
tuổi; chỉ đạo kiểm tra, ghi hình, chụp ảnh những học sinh vi phạm; tổng hợp số
liệu, xử lý học sinh vi phạm... Bên cạnh đó chủ thể quản lý phải thực hiện sự
phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ để các thành viên trong tổ
chức thực hiện một cách thuận lợi. Trong quá trình hoạt động, chủ thể quản lý
phải thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các
thành viên hay bộ phận, tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng.
Chỉ đạo thực hiện là quá trình tác động của chủ thể quản lý tới mọi
thành viên trong Ban chỉ đạo, nhằm biến những yêu cầu chung về hoạt động
của nhà trường thành nhu cầu, hoạt động của từng người, trên cơ sở đó mọi
người tích cực, tự giác tham gia và đem hết khả năng của mình để làm việc.
Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực
hiện các mục tiêu.
Kiểm tra hoạt động là quá trình xem xét hoạt động của cá nhân và tổ
chức có phù hợp với nhiệm vụ đề ra hay không, sau đó thông qua kiểm tra
phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh quyết định, đồng thời
phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi
dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự. Trong quá trình kiểm tra hoạt động
giáo dục ATGT trong nhà trường THCS chủ thể quản lý cần kiểm nghiệm
mức độ phù hợp của quá trình hoạt động, đo lưềng việc thực thi nhiệm vụ, so
sánh, đối chiếu với mục tiêu đề ra. Chủ thể quản lý cần thường xuyên nắm bắt

- 14 -


tình hình; tổng hợp số liệu học sinh vi phạm ATGT hàng tuần, hàng tháng;
đánh giá, sơ kết những kết quả đạt được và những hạn chế thường xuyên liên
tục và có kế hoạch điều chỉnh hợp lý.
Ngoài ra chức năng kích thích động viên cũng giữ một vai trò quan
trọng trong quản lý giáo dục đặc biệt là trong hoạt động giáo dục ATGT cho

học sinh. Chủ thể quản lý có thể là một người xây dựng kế hoạch giỏi, tổ chức
sắp xếp công việc một cách khoa học, luôn coi trọng sự kiểm tra đánh giá
nhưng cũng có thể thất bại trong hoạt động quản lý nếu không chú ý khuyến
khích, động viên, khen thưởng, tạo động lực cho mọi thành viên cùng hoạt
động có hiệu quả. Công tác giáo dục ATGT trong nhà trường THCS hiện nay
là một vấn đề nóng, cấp thiết và cần sự chung sức chung lòng của tất cả các
lực lượng giáo dục nên cần phải đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng đối
với tất cả các tập thể, cá nhân có thành tích trong bảo đảm trật tự ATGT.
Qua phân tích ở trên có thể rút ra khái niệm “Quản lý giáo dục an toàn
giao thông là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra quá trình
triển khai giáo dục an toàn giao thông của các lực lượng giáo dục trong nhà
tường cho học sinh THCS”
1.3. Hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường THCS
1.3.1. Trường THCS và học sinh THCS
1.3.1.1. Trường THCS
Trung học cơ sở là một cấp học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam,
trước đây người ta gọi là cấp II, trên Tiểu học và dưới Trung học phổ thông.
Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Thông thường, độ tuổi
học sinh ở trường Trung học cơ sở là từ 11 tuổi đến 15 tuổi. Trước đây, để tốt
nghiệp Trung học cơ sở, học sinh phải vượt qua một kì thi tốt nghiệp vào cuối
lớp 9 nhưng kể từ năm học 2005-2006 thì kì thi đã chính thức bị bãi bỏ.
Trường THCS được bố trí tại từng xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên,
trong thực tế vẫn có một số xã không có trường THCS. Đó thường là các xã ở

- 15 -


×