Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của một mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG HẢI BẮC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG
THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TỪ KHI
VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án..................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................... 4
4. Phương pháp luận và nghiên cứu của luận án ...................................................... 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................. 5
7. Kết cấu của luận án.............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN
THỊ TRƯỜNG EU .................................................................................................. 7


1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước .............................................................. 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận................................... 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam ..... 8
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
EU ......................................................................................................................... 11
1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 14
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận................................. 14
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thị trường thủy sản EU ................. 17
1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thủy sản Việt Nam ....................... 18
1.3. Đánh giá các nghiên cứu ................................................................................. 20
1.3.1. Về phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề ............................................. 20
1.3.2. Về cơ sở lý luận ........................................................................................... 20
1.3.3. Về cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 21
1.3.4. Nhận xét chung và những đóng góp mới của luận án ................................... 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA MẶT HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU...................................... 23

iv


2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất
khẩu ...................................................................................................................... 23
2.1.1. Khái niệm và phân loại mặt hàng thủy sản xuất khẩu ................................... 23
2.1.2. Một số khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản
xuất khẩu ............................................................................................................... 26
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu 35
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất
khẩu ...................................................................................................................... 39
2.2.1. Các nhân tố thuộc nước xuất khẩu ............................................................... 39
2.2.2. Các nhân tố thuộc thị trường nhập khẩu ....................................................... 41

2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng
thủy sản trên thị trường EU ................................................................................... 43
2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU ................................................................... 43
2.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản xuất khẩu sang EU .......................................................................... 45
2.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản xuất khẩu sang EU .......................................................................... 47
2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU ............................................................. 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG
THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU SAU KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO .......................................................................................................... 53
3.1. Khái quát việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam giai đoạn
2007 - 2015 ........................................................................................................... 53
3.1.1. Khái quát về nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản ở Việt Nam ............ 53
3.1.2. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ................................................................ 55
3.1.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2007 -2015 .................................................................................................... 59
3.2. Năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU giai
đoạn 2007 - 2015 ................................................................................................... 63
3.2.1. Chất lượng mặt hàng thủy sản ...................................................................... 63
3.2.2. Giá xuất khẩu của mặt hàng thủy sản ........................................................... 67
3.2.3. Khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thủy sản ......................... 70
3.2.4. Thị phần xuất khẩu của mặt hàng thủy sản ................................................... 73

v


3.2.5. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị

trường EU ............................................................................................................. 76
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy
sản Việt Nam trên thị trường EU ........................................................................... 78
3.3.1. Các nhân tố trong nước ................................................................................ 78
3.3.2. Các nhân tố thuộc thị trường EU .................................................................. 91
3.3.3. Nhận xét chung về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU ........................................................... 97
3.4. Những nguyên nhân hạn chế đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản
Việt Nam trên thị trường EU ................................................................................. 99
3.4.1. Những hạn chế ............................................................................................. 99
3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 100
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT
HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN
TỚI...................................................................................................................... 104
4.1. Căn cứ xác định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản
Việt Nam trên thị trường EU thời gian tới ........................................................... 104
4.1.1. Sự tác động của bối cảnh và EVFTA đến nâng cao năng lực cạnh tranh của
mặt hàng thủy sản trên thị trường EU trong thời gian tới ..................................... 104
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu của chính phủ về phát triển ngành thủy sản Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 .............................................................................. 112
4.1.3. Các quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng
thủy sản Việt Nam trên thị trường EU ................................................................. 114
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên
thị trường EU đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ....................................................... 117
4.2.1. Nhóm giải pháp chung ............................................................................... 117
4.2.2. Nhóm giải pháp cho một số mặt hàng cụ thể .............................................. 131
4.3. Một số khuyến nghị ...................................................................................... 142
4.3.1. Khuyến nghị đối với nhà nước ................................................................... 142
4.3.2. Khuyến nghị đối với các hiệp hội thủy sản ................................................. 145
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
APPU
ASC
ASEAN
BAP
CBI
EC
EU
EUROCHAM
EUROSTAT
EVFTA
FAO
FTA
GAP
GLOBAL
GAP
GMP
GSP
HACCP

HS
ITC
IUU


Tên tiếng Anh
Agifish Pure
Pangasius
Union – APPU
Aquaculture Stewardship
Council
Association of Southeast
Asia Nations
Best Aquaculture Practices
Centre for the Promotion of
Imports from developing
countries
European Commission
European Union
European
Chamber
of
Commerce in Việt Nam
EU European Statistical
Information Service
EU - Việt Nam Free Trade
Agreement
The Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
Free Trade Agreement

Tên tiếng Việt
Liên hợp sản xuất cá sạch của

Agifish
Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy
sản
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á
Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt
nhất
Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu từ
các nước đang phát triển
Ủy ban châu Âu
Liên minh châu Âu
Phòng Thương mại châu Âu tại
Việt Nam
Cơ quan Thống kê châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do EU –
Việt Nam
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hợp Quốc

Hiệp định Thương mại tự do
Tiêu chuẩn về Thực hành nông
Good Agricultural Practices
nghiệp tốt
Global Good Agricultural
Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
Practice
Good
Manufacturing
Thực hành sản xuất tốt
Practices

Generalized Systems of
Hệ thống ưu đãi chung
Prefrences
Hazard
Analysis
and
Hệ thống Phân tích mối nguy và
Critical
Control
Point
Kiểm soát điểm tới hạn
System
Harmonized
Commodity
Hệ thống Hài hòa mô tả và Mã hóa
Description and Coding
hàng hóa
System
International Trade Center
Trung tâm Thương mại quốc tế
Illegal, Unreported and Luật chống khai thác thủy sản bất
Unregulated fishing
hợp pháp, không khai báo và không

vii


MFN
MUTRAP
NAFIQAD

NN&PTNT
OECD

PCA
RASFF
RIA
SPS
TBT
VASEP
VIETFISH
VINAFIS
VINATUNA
WTO
WWF

theo quy định
Most favoured nation
Tối huệ quốc
European Trade Policy and Dự án Hỗ trợ Chính sách thương
Investment Support Project mại và Đầu tư của châu Âu
The
National
AgroCục Quản lý Chất lượng Nông Lâm
Forestry-Fisheries Quality
sản và Thủy sản
Assurance Department
Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Organization for Economic
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh

Cooperation
and
tế
Development
The
agreement
on
Hiệp định khung về Đối tác và Hợp
comprehensive partnership
tác toàn diện
and cooperation
The Rapid Alert System for Hệ thống cảnh báo nhanh về thực
Food and Feed
phẩm và thức ăn
Research
Institute
for Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy
Aquaculture
sản
Sanitary and Phytosanitary
Biện pháp kiểm dịch động thực vật
Measure
Technical Barriers to Trade Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật
Agreement
trong Thương mại
Vietnam Association of
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Seafood Exporters and
Thủy sản Việt Nam
Producers

Việt
Nam
Fisheries Hội chợ Triển lãm quốc tế Thủy sản
International Exhibition
Việt Nam
Vietnam Fisheries Society
Hội Nghề cá Việt Nam
Vietnam Tuna Association Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
World Wide Fund For
Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên
Nature

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo Tổ chức Hải quan thế giới . 25
Bảng 2.2. Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang EU theo giá trị, theo mặt hàng,
giai đoạn 2007 -2015 ............................................................................................. 44
Bảng 2.3. Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ sang EU theo giá trị, theo mặt hàng, giai
đoạn 2007 -2015 .................................................................................................... 46
Bảng 2.4. Xuất khẩu thủy sản của Thái Lan sang EU theo giá trị, theo mặt hàng,
giai đoạn 2007 -2015 ............................................................................................. 48
Bảng 3.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam, giai đoạn 2007-2014 .............................. 53
Bảng 3.2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của một số quốc gia trên thế giới ........... 56
Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ........................................ 56
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo thị trường ................ 58
Bảng 3.5. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU theo giá trị,

giai đoạn 2007 - 2015 ............................................................................................ 59
Bảng 3.6. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU theo sản
lượng, giai đoạn 2007 – 2015 ................................................................................ 60
Bảng 3.7. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU theo giá trị, giai đoạn 2007 – 2015... 60
Bảng 3.8. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU theo giá trị, giai đoạn
2007 – 2015........................................................................................................... 61
Bảng 3.9. Các nước thành viên EU nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, theo giá trị,
giai đoạn 2007 - 2015 ............................................................................................ 62
Bảng 3.10. Giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng thủy sản của một số quốc gia
sang EU ................................................................................................................. 67
Bảng 3.11. Giá xuất khẩu mặt hàng tôm nguyên liệu đông lạnh của một số quốc gia
sang EU ................................................................................................................. 68
Bảng 3.12. Giá xuất khẩu mặt hàng tôm đã qua chế biến của một số quốc gia sang
EU ......................................................................................................................... 68
Bảng 3.13. Giá xuất khẩu mặt hàng cá ngừ đã chế biến, bảo quản của một số quốc
gia sang EU ........................................................................................................... 69
Bảng 3.14. Giá xuất khẩu mặt hàng cá ngừ phi lê của một số quốc gia sang EU .... 69
Bảng 3.15. Giá xuất khẩu một số mặt hàng cá phi lê của một số quốc gia sang thị
trường EU ............................................................................................................. 70
Bảng 3.16. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của của một số quốc
gia sang EU ........................................................................................................... 71
Bảng 3.17. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
một số quốc gia thuộc EU ...................................................................................... 71

ix


Bảng 3.18. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm của một số quốc
gia sang EU ........................................................................................................... 72
Bảng 3.19. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng tôm Việt

Nam sang EU ........................................................................................................ 72
Bảng 3.20. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá ngừ của một số
quốc gia sang EU................................................................................................... 73
Bảng 3.21. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá tra phi lê của Việt
Nam sang EU ........................................................................................................ 73
Bảng 3.22. Thị phần kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số quốc gia
thuộc EU ............................................................................................................... 74
Bảng 3.23. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ............................................... 79
Bảng 3.24. Xuất khẩu thủy sản của EU theo giá trị, theo sản phẩm, 2007 – 2015 .. 92
Bảng 3.25. Sản lượng các sản phẩm thủy sản của EU, 2005-2012 ......................... 93
Bảng 3.26. Nhập khẩu thủy sản của EU theo giá trị, theo quốc gia xuất khẩu, giai
đoạn 2007 - 2015 ................................................................................................... 94
Bảng 3.27. Nhập khẩu thủy sản của EU theo giá trị, theo mặt hàng, giai đoạn 2007 2015 ...................................................................................................................... 95

x


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 ............... 57
Hình 3.2. Số lô thủy sản của một số quốc gia xuất khẩu sang EU bị cảnh báo ....... 65
Hình 3.3. Số lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU bị cảnh báo ........ 66
Hình 3.4. Thị phần kim ngạch xuất khẩu thủy sản của một số quốc gia sang EU ... 74
Hình 3.5. Thị phần kim ngạch xuất khẩu tôm của một số quốc gia sang EU .......... 75
Hình 3.6. Thị phần kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của một số quốc gia sang EU ...... 76

xi


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO vào ngày 11 tháng 1 năm
2007. Sự kiện gia nhập WTO của Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trên con đường hướng nền kinh tế nước nhà tới tự do hóa thương mại và phát triển
bền vững. Sau 10 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều mảng
màu sáng và những khoảng tối rất khác nhau trong bức tranh phát triển kinh tế dưới
tác động của tiến trình toàn cầu hóa. Bài học hội nhập kinh tế là rất bổ ích với Việt
Nam, vì hiện nay Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất
khẩu, với những mặt hàng sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên [8].
EU là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế thế giới, là thị trường lớn với 28
quốc gia thành viên, có dân số trên 500 triệu người. Việt Nam – EU thiết lập quan
hệ ngoại giao vào năm 1990. Từ đó, Việt Nam – EU luôn nỗ lực để thúc đẩy quan
hệ song phương lên những tầm cao mới như việc ký kết, Hiệp định khung về Hợp
tác (FCA) năm 1995, Hiệp định Hợp tác Đối tác (PCA) năm 2012 và đã kết thúc
đàm phán FTA Việt Nam – EU vào ngày 1/12/2015. Dự kiến FTA Việt Nam - EU
sẽ có hiệu lực từ năm 2018. FTA Việt Nam - EU nhằm mục đích tạo ra một sân
chơi bình đẳng cho cả hai bên, góp phần làm cho môi trường kinh doanh ổn định và
dự đoán được, do đó thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. Một FTA hiện đại có khả
năng tăng cường thương mại hai chiều và đầu tư thông qua tự do hóa thương mại và
tăng cường tiếp cận thị trường tốt hơn [29].
Trong nhiều năm qua, EU luôn là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam
và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2015, EU là một trong
những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam (EU xếp thứ hai sau
Mỹ). Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng lượng
xuất khẩu của Việt Nam. Thương mại hai chiều tăng 12.5% chủ yếu là do tỷ lệ tăng
trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU, điều này đã làm cho tỷ lệ
tăng năm sau so với năm trước là 11.4% (31,1 tỷ USD). Đặc biệt, khoản thặng dư

1



thương mại khoảng gần 21 tỷ USD mà Việt Nam có được trong giao thương với EU
giúp cân bằng đáng kể thâm hụt thương mại khổng lồ của Việt Nam với Trung
Quốc. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung vào các sản phẩm sử dụng
nhiều lao động bao gồm: hàng điện tử lắp ráp/điện thoại, giầy dép, hàng dệt may, cà
phê, hải sản và đồ gỗ. Hàng xuất khẩu chính của EU vào Việt Nam là các sản phẩm
công nghệ cao, bao gồm: nồi hơi, máy móc và sản phẩm cơ khí, máy móc và thiết bị
điện, dược phẩm và các loại xe [83].
Riêng về mặt hàng thủy sản, theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên
Hợp Quốc (FAO), Việt Nam được đánh giá là một trong 20 nước có sản lượng đánh
bắt thủy sản lớn nhất thế giới, đứng thứ 4 về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy
sản. Ngành thủy sản Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi để trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến 2020 xác
định: kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc
độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
đạt 8 - 9 tỷ USD, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng
chiếm 65 - 70% tổng sản lượng [10]. Việt Nam đã trở thành một trong những nước
xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Theo số liệu từ ITC, giai đoạn (2007 -2015),
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không ngừng tăng nhanh, trung bình
11,5%/năm.
EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới, thị trường này tiêu thụ
khoảng 10% sản lượng cá của thế giới và là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của
Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao nên thời
gian gần đây việc xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường này có nhiều biến động.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU
năm 2014 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2013. Năm 2015, đạt 1,16
tỷ USD (đứng thứ hai sau thị trường Mỹ với 1,31 tỷ USD), giảm 17,1%. Vì vậy, để
duy trì thị phần và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU cần phải nhận biết thật đầy đủ để hiểu EU là một thị trường có tính bảo
hộ rất cao với hàng rào phi thuế quan (đặc biệt là các rào cản kỹ thuật) rất nghiêm


2


ngặt với những qui định chặt chẽ (nhiều khi đến mức “không tưởng” đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam) về nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch
động vật, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử
dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường v..v… Vì vậy, ngành thủy sản Việt Nam phải
không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng thủy sản của mình [33].
Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức tại thị trường EU, yêu cầu cấp bách
hiện nay là phải nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu sang EU,
trong đó có mặt hàng thủy sản... Do vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể thực
trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trên thị trường EU là cấp thiết.
Nghiên cứu nhằm tìm ra những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến việc củng cố
và nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản, từ đó làm cơ sở cho việc đề
ra những định hướng và các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh của mặt hàng thủy
sản trên thị trường EU. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường
EU từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới” làm chủ đề nghiên
cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề năng lực
cạnh tranh của mặt hàng thủy sản, đồng thời nhận diện năng lực cạnh tranh của mặt
hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường EU, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường EU.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
-


Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề năng lực cạnh tranh
của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU

-

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề năng
lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu.

3


-

Nhận diện năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam tại thị
trường EU trong giai đoạn 2007 đến nay, làm rõ những thành công và hạn
chế cũng như nguyên nhân.

-

Phân tích kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản trên thị trường EU và rút ra bài học cho Việt
Nam

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng
thủy sản của Việt Nam trên thị trường EU.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy
sản Việt Nam trên thị trường EU
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi “Việt Nam và khu vực Liên Minh
châu Âu (EU – 28)” chủ yếu tập trung vào những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn
của Việt Nam như Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Ý…
Thời gian: Từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) đến nay
Nội dung: Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: Các vấn đề lý luận,
thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm thủy sản xuất khẩu; các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường EU;
thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam tại EU; Luận án tập
trung đưa ra các giải pháp kinh tế (không đề cập đến các giải pháp kỹ thuật) để nâng
cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU. Việc
nghiên cứu ở cấp độ mặt hàng là chủ yếu.
4. Phương pháp luận và nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh, đối
chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia.

4


Dữ liệu sử dụng trong luận án là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
EUROSTAT, WTO, Trung tâm Thương mại quốc tế, Trung tâm Thông tin
PTNNNT, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, Tổng cục Thống kê, Tổng
cục Hải quan Tổng cục Thủy sản; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Luận
án, sách báo, tạp chí,… Ngoài dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu còn tiến hành thu thập dữ
liệu sơ cấp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu trong thu thập dữ liệu
sơ cấp. Đối tượng phỏng vấn là các nhà quản lý thuộc các doanh nghiệp thủy sản,

cán bộ thuộc Tổng cục Thủy sản, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản,…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã giải quyết một cách trực tiếp những vấn đề lý luận về năng lực
cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu như khái niệm, tiêu chí đánh giá,
các nhân tố ảnh hưởng.
- Luận án đã luận giải thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản
Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn 2007 – 2015, từ đó chỉ ra những hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Luận án đã tập trung đưa ra các quan điểm đề xuất giải pháp. Các quan điểm
đó chỉ ra việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam
trên thị trường EU là một quá trình tổng thể và đòi hỏi sự kết hợp, tương tác
của nhiều khâu, nhiều thành phần tham gia trong một chuỗi giá trị xuất khẩu
sang thị trường EU.
- Đặc biệt, luận án đã đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, gồm nhóm
giải pháp chung và nhóm giải pháp cho ba mặt hàng chủ lực, tôm, cá tra, cá
ngừ. Hệ thống giải pháp được đề xuất một cách toàn diện, cụ thể, khả thi
theo hướng phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam trong hiện tại cũng
như tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận để làm rõ

5


bản chất về năng lực cạnh tranh sản phẩm, các quan điểm phân tích năng lực cạnh
tranh sản phẩm. Đồng thời chỉ rõ đặc điểm, tiêu chí đánh giá làm cơ sở đánh giá
năng lực cạnh tranh của sản phẩm chung và sản phẩm thủy sản nói riêng.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Luận án đưa ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh
mặt hàng thủy sản của các nước, đồng thời rút ra những kết quả nổi bật và những
điểm yếu cần được khắc phục của sản phẩm thủy sản Việt Nam. Luận án cũng đã
chỉ ra cơ hội và thách thức đối với mặt thủy sản Việt Nam, điều này có ý nghĩa quan
trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trong bối
cảnh mới. Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo tin cậy cho các
Hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp làm cơ sở để đưa ra các
chiến lược, chính sách, kế hoạch…. phù hợp để tận dụng tối đa cơ hội, khắc phục,
hạn chế những thách thức do các FTA thế hệ mới mang lại cho sản phẩm thủy sản
cũng như các sản phẩm khác của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến năng lực cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của
mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản Việt Nam trên
thị trường EU sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản
Việt Nam trên thị trường EU đến năm 2020

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
Liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về chủ đề năng lực cạnh tranh của
thủy sản Việt Nam nói chung và năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu nói

riêng đã được nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm với các cách tiếp cận và
mức độ khác nhau, thông qua các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm được xuất
bản. Nội dung một số công trình nghiên cứu chủ yếu của các tác giả trong và
ngoài nước trong những năm gần đây có thể được chia theo từng nhóm chủ đề cụ
thể sau đây:
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận
Từ Thúy Anh với công trình “Giáo trình Kinh tế học Quốc tế”, đã hệ thống
hóa và phân tích tương đối toàn diện các nội dung lý luận cơ bản về kinh tế học
quốc tế, từ khái niệm, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đến đặc
điểm của thương mại quốc tế và thương mại quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, công
trình nghiên cứu đã làm rõ về thuế quan, các rào cản thuế quan và bảo hộ mậu
dịch. Đây là một công trình lý luận tương đối toàn diện về kinh tế quốc tế, giúp cho
đối tượng người đọc trong nước có những kiến thức căn bản về cách thức tiếp cận
cùng những lý luận về kinh tế quốc tế, làm cơ sở để đi sâu phân tích các vấn đề cụ
thể của kinh tế quốc tế [1].
Ngô Doãn Vịnh với công trình “Các cơ sở lý luận về học thuyết ngoại
thương và sự vận dụng trong chiến lược phát triển ngoại thương của Việt Nam”.
Đây là công trình nghiên cứu toàn diện và công phu. Kết cấu của công trình gồm 3
phần chính: Phần 1, cơ sở học thuyết về ngoại thương. Trong phần này, tác giả đã
phân tích các nội dung cơ bản các học thuyết ngoại thương theo các trường phái cổ
điển, tân cổ điển, các học thuyết hiện đại; Phần 2, mối quan hệ của các học thuyết
ngoại thương với tăng trưởng kinh tế. Trong phần này, tác giả đã làm rõ mối quan

7


hệ biện chứng giữa cơ sở lý luận và thực tiễn giữa ngoại thương với tăng trưởng
kinh tế, chỉ rõ ngoại thương là một trong những động lực cơ bản để cải thiện và
nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; Phần 3, sự vận dụng các học thuyết ngoại

thương trong chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam. Trong phần này, dựa
trên các học thuyết đã trình bày, tác giả đã chọn lựa các học thuyết cơ bản về lợi thế
so sánh, năng lực cạnh tranh, cân bằng xuất nhập khẩu để vận dụng làm cơ sở hoạch
định chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn cụ thể [68].
Nguyễn Đức Nam với công trình “Vận dụng lợi thế so sánh để khai thác và
đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế”. Tác giả đã dựa
trên lý thuyết lợi thế so sánh, phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách
thức đối với thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các định hướng, quan điểm, giải pháp
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế [43].
Nguyễn Hữu Thắng với cuốn sách chuyên khảo, “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”.
Cuốn sách này dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài khoa học của Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh. Chương 1 của cuốn sách này, tác giả tập trung nghiên cứu
về lý luận chung về năng lực cạnh tranh trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.
Tại đây, tác giả đã khái lược được tiến trình phát triển của lý thuyết cạnh tranh và
khẳng định trường phái quản lý chiến lược được coi là mô hình khá mạnh nghiên
cứu về năng lực cạnh tranh. Trường phái này nghiên cứu và lý giải cơ sở lý thuyết
về cạnh tranh, làm rõ nguồn lực bảo đảm cho năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, tác giải
đã hệ thống hóa và phân loại các nghiên cứu năng lực cạnh tranh theo 3 loại: nghiên
cứu năng lực cạnh tranh hoạt động; năng lực cạnh tranh dựa trên việc khai thác, sử
dụng tài sản; năng lực cạnh tranh gắn quá trình [58].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam
Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản Việt Nam đến năm 2020”. Đây là luận án tiến sỹ do Trần Thế Hoàng thực

8



hiện được hoàn thành vào năm 2011. Luận án đã hệ thống hóa sự phát triển về lý
thuyết cạnh tranh của doanh nghiệp, đã tiến hành đo lường các yếu tố cấu thành
năng lực cạnh tranh, phân tích thực trạng các điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đề xuất
các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Bên cạnh đó, luận án cũng nêu ra các
kiến nghị đối với nhà nước và ngành thủy sản để tạo điều kiện khả thi thực hiện các
giải pháp [22].
Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản
Việt Nam”, Đây là Luận án tiến sĩ kinh tế do Bùi Đức Tuân thực hiện được hoàn
thành năm 2011. Luận án đi phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
ngành chế biến thủy sản Việt Nam, phân tích các yếu tố tiềm năng và lợi thế của
Việt Nam trong quá trình phát triển ngành chế biến thủy sản, từ đó phát hiện những
vấn đề đặt ra cho ngành chế biến thủy sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế thế giới. Luận án đã đánh giá tình trạng năng lực cạnh tranh của ngành, những
yếu tố rào cản ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy
sản Việt Nam, bên cạnh một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các quốc gia
khác trên thế giới. Nghiên cứu cho những kết quả hiện tại của ngành mới chủ yếu
đạt được trên cơ sở khai thác và tận dụng các lợi thế tự nhiên mà chưa được đặt trên
một nền móng vững chắc của các lợi thế quốc gia khác [54].
Báo cáo nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
trong ba ngành: May mặc, Thủy sản, Điện tử ở Việt Nam” của Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương. Quỹ châu Á đã đồng ý hỗ trợ Viện Nghiên cứu Quản
lý Kinh tế Trung ương thực hiện nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác
định các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong ba ngành kể trên và đề
xuất khuyến nghị chính sách. Báo cáo được trình bày gồm năm phần. Phần thứ
nhất, tổng quan hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Phần thứ
hai, trình bày một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất
khẩu. Phần thứ ba, phân tích tổng quan các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành
lựa chọn, gồm may mặc, thủy sản và điện tử. Phần thứ tư, phân tích những yếu tố


9


ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu qua kết quả điều
tra doanh nghiệp xuất khẩu. Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, nhóm tác giả sử dụng khung phân tích được phát triển từ
các lý thuyết khác nhau về hành vi và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Hội
nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển - UNCTAD (2005) đã chỉ ra rằng
khi tiếp cận thị trường nước ngoài, cơ sở hạ tầng, môi trường vĩ mô và chất lượng
thể chế là những yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
và quốc gia. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong cùng điều kiện kinh doanh và kinh
tế vĩ mô như nhau, kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp cũng có thể khác nhau,
ngay cả trong cùng một ngành. Đó là do các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như
chiến lược kinh doanh của công ty, số năm hoạt động, quy mô, tài sản, trình độ lao
động, công nghệ sử dụng, hình thức sở hữu, v.v. có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả
hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp [66].
Võ Thị Hồng Lan với nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, đây là luận văn được hoàn
thành năm 2009. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề về lý luận cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Nghiên cứu tình hình về nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành thủy sản ở một số quốc gia, rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam
vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản trên một số
phương diện như giá cả, chất lượng sản phẩm, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu,
thương hiệu sản phẩm trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2009, hướng đến năm
2020. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh, khái quát những điểm mạnh và yếu
của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Luận văn nghiên cứu những cam kết của
Việt Nam về thủy sản và thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO cùng những
ảnh hưởng của nó đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đề xuất các giải pháp chủ
yếu, từ phía nhà nước, doanh nghiệp, Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản để góp

phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản thời gian tới.
Mặc dù được thực hiện vào năm 2009 nhưng đây là một luận văn có những đánh
giá và giải pháp sâu sắc [38].

10


1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang EU
Cuốn sách “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu
Âu” của nhà xuất bản Công thương – Bộ Công Thương. Cuốn sách này gồm 4
chương. Chương 1, Khái quát về thị trường thủy sản Liên minh châu Âu; Chương 2,
thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên minh châu Âu; chương 3,
thách thức và triển vọng vượt các rào cản thương mại của EU để đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới; Chương 4, các giải pháp
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu.
Cuốn sách này sử dụng chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, đó là các nguồn thông tin
được công bố công khai của các tổ chức có uy tín như: Cơ quan thông kê châu Âu
(EUROSTAT), Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)...[4].
Nhìn chung, đây là một tài liệu hữu ích không những cho các doanh nghiệp
xuất khẩu mà còn cung cấp các thông tin cho các nhà nghiên cứu. Những thông tin
về đặc điểm thị trường EU, thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU
giai đoạn 2002- 2011. Cùng với việc chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế
của thủy sản Việt Nam, cuốn sách đã đưa ra được một hệ thống giải pháp khá toàn
diện, bao gồm 6 nhóm giải pháp: từ nuôi trồng đánh bắt, chế biến, thương mại cũng
các hoạt động hỗ trợ khác.
Trong phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản, cuốn sách chỉ tập trung phân
tích về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu, giải pháp cách tiếp cận chủ yếu từ góc độ
chính sách. Có một giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thủy sản

nhưng trình bày khá sơ sài, chung chung.
Báo cáo nghiên cứu “Thị trường thủy sản EU và những khuynh hướng” do
Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Chính sách và Chiến
lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phát hành năm 2010. Báo cáo đã thể hiện bức tranh toàn diện về thị trường tiêu
dùng thủy sản EU thông qua những phân tích về các yếu tố thay đổi của thị trường

11


EU trong giai đoạn khó khăn kinh tế vừa qua cũng như những khuynh hướng chủ
đạo đang chi phối thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới. Các số liệu trong
báo cáo được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố công khai của các tổ chức
có uy tín như Trung tâm Xúc tiến hoạt động nhập khẩu từ các nước đang phát triển
của EU (CBI)), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liện Hiệp Quốc (FAO), Bộ
Nông nghiệp Mỹ (FAS/USDA), Cơ quan Thống kê châu Âu (EUROSTAT) [63].
Nhìn chung, đây là một báo cáo nghiên cứu rất công phu của Việt Nam.
Những thông tin phân tích về đặc điểm, qui mô, các kênh phân phối, tình hình nhập
khẩu thủy sản và các khuynh hướng của thị trường thủy sản EU thực sự hữu ích cho
hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường EU.
Do là báo cáo nghiên cứu về thị trường thủy sản EU và những khuynh hướng
nên báo cáo chỉ tập trung phân tích chủ yếu về đặc điểm và khuynh hướng của thị
trường thủy sản EU. Về qui mô, tình hình nhập khẩu của thị trường báo cáo có đề
cập tuy nhiên cũng chưa phân tích cơ cấu, số lượng, giá trị của sản phẩm nhập khẩu,
các nước thành viên nhập khẩu chính của các sản phẩm thủy sản của EU. Báo cáo
cũng chưa phân tích cơ cấu, số lượng, giá trị các sản phẩm thủy sản các quốc gia
xuất khẩu chính vào EU. Báo cáo chưa phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang EU và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường EU.
Lê Minh Tâm với cuốn sách chuyên khảo“Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang

thị trường Liên minh châu Âu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Cuốn sách
dựa trên kết qủa nghiên cứu của luận án tiến sĩ của tác giả tại Học viện Khoa học
Xã hội. Cuốn sách được chia thành 3 chương: Chương 1, một số vấn đề lý luận và
thực tiễn cơ bản về xuất khẩu thủy sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam. Trong chương này, tác giả đã phân tích được hội nhập kinh tế quốc tế,
tác động và những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU;
Chương 2, thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu
Âu. Trong phần này, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang EU trong giai đoạn từ 2002 đến 2011. Chương 3, các giải pháp

12


nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu.
Trong phần này, tác giả đã đưa ra một hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2020 và một số khuyến nghị
với Nhà nước, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và đối với
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản [50].
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu
thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020” của Nguyễn Xuân Minh được hoàn thành
năm 2006. Nội dung của Luận án đã đánh giá toàn diện thực trạng xuất khẩu thủy
sản Việt Nam giai đoạn 1990 đến 2006, rút ra những điểm mạnh, yếu, cơ hội và
nguy cơ và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong
bối cảnh hiện tại. Do luận án được thực hiện và hoàn thành năm 2006 nên các số
liệu và tư liệu dùng để phân tích chủ yếu là trước năm 2006. Do cách tiếp cận và
yêu cầu nội dung nên tác giả luận án có phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam nhưng chưa phân tích về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang EU. Các giải pháp mà tác giả luận án đề nghị để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
chủ yếu cho ngành thủy sản Việt Nam, tuy nhiên trong những năm gần đầy nền kinh
tế Việt Nam liên tục phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau

khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và chính phủ phê duyệt
chiến lược phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2010 – 2020 nên cần có các giải
pháp khác để phù hợp với tình hình mới. Hơn nữa, tác giả luận án cũng chưa phân
tích đến thị trường và các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường
thủy sản lớn nhất của Việt Nam là EU [41].
Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm “Giải pháp vượt rào cản phi thuế quan để
đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản của Việt Nam trong điều kiện là thành
viên của WTO” do GS.TS Đỗ Đức Bình thực hiện năm 2008. Nội dung đề tài đề
cập đến một vấn đề không mới nhưng có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong điều kiện là thành viên của WTO - vấn
đề đáp ứng rào cản phi thuế quan đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản bền vững. Đề tài đã
đi sâu nghiên cứu về các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế, giới thiệu

13


kinh nghiệm vượt rào của một số quốc gia như: EU, Thái Lan và Trung Quốc; Phân
tích tác động rào cản phi thuế quan của một số nước đối với hàng xuất khẩu của
nước ta và thực trạng vượt rào cản phi thuế quan trong xuất khẩu hàng thủy sản Việt
Nam thời gian qua; Dự báo các rào cản mới, đồng thời đề ra những giải pháp chiến
lược vượt rào hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của
Việt Nam và xây dựng rào cản đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào nước ta trong
thời gian tới. Đây là tài liệu khảo cứu bổ ích và thiết thực cho các nhà nghiên cứu,
các doanh nghiệp. Tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề về thực trạng, các giải
pháp kiến nghị giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý vượt qua các rào cản thương
mại nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản [2].
1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận
Cụ thể, khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, phải nói đến Michael E.
Porter. Porter đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích về năng lực cạnh tranh.

Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh
nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược
đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm
hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
Mô hình Porter’s Five Forces được công bố lần đầu trên tạp chí Harvard
Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh
doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là
công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả,
mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để công ty duy trì hay tăng lợi
nhuận. Các công ty thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia
nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy
nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn
được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải
thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy
ban chống độc quyền và sáp nhập ở Anh, hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư

14


pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem liệu có công ty nào đang lợi
dụng công chúng hay không [87].
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành
sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: Sức mạnh nhà cung
cấp; nguy cơ thay thế; các rào cản gia nhập; sức mạnh khách hàng; mức độ cạnh
tranh.
Tiếp đó, năm 1985, Porter xuất bản cuốn sách “Competitive Advantage:
Creating and Sustaining Superior Performance”. Trong cuốn sách này, Porter
nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh và cách thức một công ty thực sự đạt được lợi thế
hơn các đối thủ. Ông chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm trong các hoạt
động của mỗi công ty, nó còn nằm trong cách các hoạt động liên quan với nhau.

Cuốn sách này cũng cung cấp lần đầu tiên những công cụ để có chiến lược phân
đoạn một ngành công nghiệp và đánh giá một cách logic, chặt chẽ tính cạnh tranh
của sự đa dạng hoá [88].
Không dừng lại ở đó, năm 1990, M. Porter công bố tác phẩm “Competitive
Advantage of Nations”. Cuốn sách này được Porter nghiên cứu tại mười quốc gia
hàng đầu về kinh tế. Cuốn sách đưa ra lý thuyết đầu tiên của cạnh tranh dựa trên
nguyên nhân là năng suất, nhờ đó các công ty cạnh tranh với nhau. Porter cho thấy
những lợi thế so sánh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ đã
không còn là nguồn gốc của sự thịnh vượng. Cuốn sách cũng giới thiệu mô hình
"kim cương" - một cách để hiểu được vị thế cạnh tranh của một quốc gia (hoặc các
địa điểm) trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay và là một phần không thể thiếu
trong tư duy kinh doanh quốc tế. Trong cuốn sách này, Porter còn giới thiệu khái
niệm "cụm", có thể hiểu là nhóm các công ty liên kết với nhau, các nhà cung cấp,
các ngành liên quan, các tổ chức phát sinh tại các địa điểm cụ thể. Khái niệm này đã
trở thành một cách thức mới cho các công ty và chính phủ suy nghĩ về nền kinh tế,
đánh giá lợi thế cạnh tranh về vị trí và thiết lập các chính sách công.
Mô hình “Kim cương” đã nêu lên các yếu tố quyết định sự cạnh tranh của
một quốc gia trong thương mại quốc tế. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một

15


quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành,
của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá, nền tảng cạnh
tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh do tự nhiên ban cho
sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu
dài của các công ty trên thương trường quốc tế [89].
Mô hình Kim cương của Porter đưa ra khuôn khổ phân tích để hiểu bản chất
và đo lường năng lực cạnh tranh của công ty. Mô hình này đã lý giải những lực
lượng thúc đẩy sự đổi mới và năng động của các công ty và qua đó nâng cao khả

năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Bốn nhóm nhân tố trong mô hình
viên kim cương của M.Porter phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và
tác động quan trọng đến việc hình thành và duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế của
các công ty trong một ngành kinh tế - kỹ thuật nào đó. Sự sẵn có cả về số lượng và
chất lượng các nguồn lực cần thiết cho việc phát triển một ngành có khả năng cạnh
tranh; thông tin thông suốt về những cơ hội kinh doanh mà các công ty có thể tiếp
cận; chiến lược của các công ty trong khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực;
quan điểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các nhân viên trong
công ty,… đều có thể “cộng hưởng” thúc đẩy các công ty trong một ngành phải hoạt
động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới nhanh hơn và đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Vai trò của Nhà nước là thông qua các chính sách
vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương” sao cho chúng cùng phát
triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho các công ty trong
nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Năm 1998, Porter cho ra đời cuốn sách “Competitive Strategy – Techniques
for Analyzing Industries and Competitors”. Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu ra
cách phân tích kỹ thuật chiến lược cạnh tranh tổng quát, môi trường công nghiệp
chung và chiến lược đưa ra quyết định [90].
Năm 2008, cuốn sách về năng lực cạnh tranh đáng chú ý được xuất bản là
“On Competition, Updated and Expanded Edition” cũng của tác giả Michael E.
Porter. Cuốn sách này được viết theo nhiều chủ đề, cho phép người đọc dễ dàng

16


×