Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chuyên môn đối với vận động viên của Trung tâm TDTT Quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

LÊ MINH HỒNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI VĐV CỦA
TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

BẮC NINH – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

LÊ MINH HỒNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI VĐV CỦA
TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUÂN ĐỘI

Chuyên ngành:


Giáo dục thể chất

Mã số:

60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Phạm Đình Bẩm

BẮC NINH – 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Lê Minh Hồng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C1

-


Cấp 1

CNVCQP

-

Công nhân viên chức Quốc phòng

DBKT

-

Dự bị kiện tướng

HLV

-

Huấn luyện viên

HSQ-BS

-

Hạ sỹ quan – Bình sỹ

KL

-


Kỷ lục

KT

-

Kiện tướng

KTQT

-

Kiện tướng Quốc tế

NK

-

Năng khiếu

NXB

-

Nhà xuất bản

QNCN

-


Quân nhân chuyên nghiệp

TDTT

-

Thể dục thể thao

TT

-

Thể thao

TT - TTC

-

Thể thao thành tích cao

VĐV

-

Vận động viên

VKTBKT

-


Vũ khí trang bị kỹ thuật


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
TT

Ký hiệu

Nội dung

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5


6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10 Các giải thi đấu quốc tế năm 2011.

11

Bảng 3.11

Mức thưởng cho vận động viên có thành tích.
Kết quả phỏng vấn việc sử dụng các phương pháp trong tuyển
chọn VĐV của trung tâm TDTT Quân đội (n = 40).
Mức tiền công của trung tâm TDTT Quân đội và sở văn hóa,
thể thao và du lịch Hà Nội.

Mức tiền ăn của trung tâm TDTT Quân độivà sở văn hóa, thể
thao và du lịch Hà Nội.
Mức tiền thuốc bổ của trung tâm TDTT Quân đội và sở văn
hóa, thể thao và du lịch Hà Nội.
Tổng số VĐV của trung tâm TDTT Quân đội tính đến tháng 01
năm 2012.
Chỉ tiêu – kết quả thi đấu của các đội thể thao TT TDTT Quân
đội năm 2010.
Chỉ tiêu – kết quả thi đấu của các đội thể thao TT TDTT Quân
đội năm 2011.
Các giải thi đấu quốc tế năm 2010.

Tổng hợp kết quả thi đấu của các đội thể thao TT TDTT Quân

12

đội năm 2010 – 2011.
Bảng 3.12 Theo dõi đẳng cấp các đội thể thao năm 2010 và 2011.

13

Bảng 3.13 Thống kê số liệu VĐV vi phạm nội quy năm 2010 và 2011.

14

Bảng 3.14

15

Bảng 3.15


16

Bảng 3.16

17

Bảng 3.17

18

Kết quả phỏng vấn xác định nguyên tắc lựa chọn biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn đối với VĐV.
Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý chuyên môn đối với VĐV của TT TDTT Quân đội.
Kết quả phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác
quản lý chuyên môn đối với VĐV của TT TDTT Quân đội.
Tổng số VĐV của TT TDTT Quân đội tính đến tháng 6 năm

2012.
Bảng 3.18 Theo dõi trình độ VĐV của TT TDTT Quân đội năm 2011 và

Trang
46
56
60
60
60
61
61

61
61
61
62
62
64
65
74
76
78
78


19

Bảng 3.19

20

Bảng 3.20

21

Bảng 3.21

27
28
29

Biểu đồ

3.1
Biểu đồ
3.2
Sơ đồ 3.1

2012.
Tổng hợp kết quả thi đấu của các đội thể thao TT TDTT Quân
đội năm 2011 – 2012.
Thống kê cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý và đào
tạo VĐV của TT TDTT Quân đội.
Thống kê trình độ lý luận chính trị và chuyên môn của cán bộ
quản lý và HLV của TT TDTT Quân đội.
Đẳng cấp của VĐV TT TDTT Quân đội năm 2011 và 2012.
Chỉ tiêu và huy chương đạt được năm 2011 và 2012.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Trung tâm TDTT Quân đội.

78
80
81
79
79
49


MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Quản lý nhà nước về Thể dục thể thao.
1.2. Những định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý VĐV.
1.3.Vị trí vai trò của Thể dục thể thao trong phát triển kinh tế, chính trị, văn

hoá - xã hội.
1.3.1. Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động thể dục thể thao.
1.3.2. Nội dung quản lý thể thao thành tích cao.
1.4. Quan điểm, mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển Thể dục thể thao
thành tích cao Việt Nam đến năm 2020.
1.4.1. Quan điểm.
1.4.2. Mục tiêu.
1.5. Hoạt động quản lý huấn luyện
1.5.1. Quản lý lập kế hoạch huấn luyện.
1.5.2. Cơ cấu tổ chức huấn luyện.
1.6. Những định hướng và mục tiêu phát triển thể thao thành tích cao của
Trung tâm TDTT Quân đội.
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý huấn luyện đối với VĐV của
Trung tâm TDTT Quân đội.
3.1.1. Đánh giá thực trạng việc sử dụng các văn bản pháp lý để thực hiện
công tác quản lý huấn luyện đối với VĐV.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý VĐV tại Trung TDTT Quân đội.
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ban, đội trong bộ máy
quản lý.
3.1.4. Quy trình tuyển chọn, đào tạo và quản lý VĐV của Trung tâm TDTT
Quân đội.
3.1.5. Các chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ đối với VĐV đang áp dụng.
3.1.6. Thực trạng về thành tích chuyên môn của VĐV Trung tâm TDTT
Quân đội.
3.1.7. Thực trạng về khen thưởng, kỷ luật, thải loại của Trung tâm TDTT
Quân đội.

3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các biện pháp để nâng cao hiệu quả công
tác quản lý chuyên môn đối với VĐV của Trung TDTT Quân đội.

Trang
1
5
5
6
10
11
12
27
27
28
29
29
34
36
38
38
39
41
41
41
48
50
55
59
61
62

64


3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chuyên môn đối với VĐV của Trung tâm TDTT Quân đội.
3.2.2. Xây dựng các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
chuyên môn đối với VĐV của trung tâm TDTT Quân đội.
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp đã lựa chọn để nâng

64
65

cao hiệu quả công tác quản lý chuyên môn đối với VĐV của Trung tâm TDTT

75

Quân đội.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

82
84


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, con người luôn
được đặt ở vị trí trung tâm. Mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là đem lại đời sống ấm no, tự do,
hạnh phúc cho con người.

Thể dục thể thao là một phương tiện giáo dục hiệu quả nhất để nâng cao sức
khỏe và thể lực cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần tích cực bồi dưỡng
nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu lao động sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do
vậy, phát triển thể dục thể thao được coi như một nội dung quan trọng của chính sách
xã hội nhằm chăm lo và bồi dưỡng nguồn lực con người. Đảng ta đã xác định “nguồn
lực con người là nguồn lực quan trọng nhất”, đồng thời cũng chỉ rõ “người Việt Nam
đang có những hạn chế về thể lực, kiến thức và tay nghề”. Khắc phục được những
nhược điểm đó thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế
mạnh của đất nước. Mặt khác, thể dục thể thao cũng là một bộ phận của nền văn hóa
của mỗi dân tộc. Trình độ phát triển thể dục thể thao là một trong những tiêu chí đánh
giá trình độ văn hóa và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện để giao lưu văn
hóa nói chung, văn hóa thể chất nói riêng và mở rộng quan hệ với các dân tộc khác
trên thế giới. Các hoạt động thể dục thể thao quần chúng cũng như các hoạt động thi
đấu thể thao, biểu diễn thể thao thành tích cao dần trở thành nhu cầu của nhân dân.
Các hoạt động đó không chỉ có tác dụng như một hình thức giải trí, nghỉ ngơi tích cực
mà còn mang lại niềm vui, khích lệ lòng tự hào dân tộc, sự cổ vũ to lớn cho nhân dân.
Từ cơ sở trình bày trên có thể khẳng định trong bất cứ điều kiện nào cũng cần
chủ động phát triển các hoạt động thể dục thể thao trong nhân dân và hướng hoạt
động thể dục thể thao vào những mục tiêu chủ yếu là nâng cao sức khỏe, xây dựng
con người mới, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần
mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng của đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng X cũng tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh các hoạt
động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để


toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển
mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu
niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Mở rộng quá trình chuyên

nghiệp hóa thể thao thành tích cao.
Đổi mới và tăng cường hệ thống đào tạo vận động viên trẻ. Từng bước chuyển
các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao công lập sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính,
tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện như các tổ chức dịch vụ công cộng
khác. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài công lập đầu tư và kinh doanh cơ sở tập
luyện, thi đấu thể thao. Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chính
Nhà nước và các tổ chức, liên đoàn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác
nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và cơ sở ngoài công lập thực hiện”. Thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp Thể dục thể thao nước
ta đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chung của
công cuộc đổi mới, nhiều môn đạt thứ hạng cao tại các Đại hội thể thao Đông Nam Á
(SEA Games), một vài môn đạt trình độ chung của châu Á và thế giới như: Pencak
Silat, Wushu, Teakwondo… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Thể
dục thể thao Việt Nam nói chung còn có nhiều hạn chế, yếu kém. Công tác quản lý,
chỉ đạo của ngành thể dục thể thao chậm được đổi mới, chưa thực hiện tốt chủ trương
xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao nhằm phát huy tiềm năng to lớn của nhân dân.
Bên cạnh các trung tâm thể thao của các tỉnh thành trong cả nước, Trung tâm TDTT
Quân đội được biết đến như là một trong những trung tâm huấn luyện và đào tạo
VĐV chuyên nghiệp hàng đầu của Quân đội và Quốc gia.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, Trung tâm đã đào tạo được nhiều
thế hệ HLV và VĐV xuất sắc cho thể thao Quân đội, đóng góp một phần không nhỏ
vào bề dày thành tích cũng như trình độ của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu
vực và thế giới. Có được những thành công này là do sự chỉ đạo đúng đắn của các
cấp lãnh đạo trong Quân đội, trực tiếp là Ban Giám Đốc trung tâm, sự phối hợp của
các ban, đội và sự nỗ lực cố gắng trong tập luyện và thi đấu của HLV và VĐV, chấp
hành nghiêm kỷ luật Quân đội cũng như nội quy đơn vị. Tuy nhiên, do hạ tâng cơ sở
còn nhiều mặt hạn chế (chưa có đủ nơi ăn và sinh hoạt tập trung cho HLV, VĐV; một


số đội phải thuê địa điểm ăn ở và tập luyện; cơ sở vật chất phục vụ luyện tập như sân

bãi, dụng cụ chưa được quy chuẩn, thiếu về số lượng và kém về chất lượng chưa đáp
ứng được nhu cầu đòi hỏi của công tác huấn luyện thể thao hiện đại); đội ngũ cán bộ
làm công tác quản lý (HLV, trợ giáo), cán bộ khoa học còn hạn chế về trình độ quản
lý chung cũng như trình độ lý luận chuyên môn, nên chưa phát huy được tối đa hiệu
quả của công tác quản lý, đào tạo VĐV. Vì vậy, để làm tốt chức năng của mình, Trung
tâm TDTT Quân đội phải kiện toàn và nâng cấp hạ tầng cơ sở, đầu tư các trang thiết
bị hiện đại phục vụ cho công tác huấn luyện và đào tạo, đặc biệt phải chú trọng nâng
cao trình độ nhận thức về lý luận và thực tiễn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ HLV, VĐV và nhất là trình độ quản lý chuyên môn đối với VĐV. Vấn đề này đã
có một số công trình nghiên của các tác giả như: Đỗ Hữu Trường (2004); Lê Vương
Anh (2005); Dương Thái Bình (2010); Nguyễn Duy Tự (2010). Những công trình
trên có ý nghĩa to lớn đối với công tác quản lý và đào tạo VĐV hiện nay. Song việc
đề cập biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chuyên môn của
VĐV ở các trung tâm thể dục thể thao lại chưa được đi sâu nghiên cứu.
Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn hoàn thiện và nâng cao hơn nữa
hiệu quả công tác quản lý VĐV thể thao nói chung và Trung tâm TDTT Quân đội nói
riêng, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý chuyên môn đối với vận động viên của Trung tâm TDTT
Quân đội”.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn công tác quản lý VĐV của Trung tâm
TDTT Quân đội nhằm tìm ra các điểm mạnh và yếu, đồng thời tìm ra các biện pháp
mới hợp lý để bổ xung, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý VĐV của
Trung tâm.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác quản lý huấn luyện đối với VĐV
của Trung tâm TDTT Quân đội.
Để giải quyết mục tiêu 1 đề tài giải quyết các vấn đề sau:



- Đánh giá thực trạng việc sử dụng các văn bản pháp lý để thực hiện công tác
quản lý huấn luyện đối với VĐV
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý VĐV tại Trung tâm TDTT Quân đội
- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ban, đội trong bộ máy quản lý
- Quy trình tuyển chọn, đào tạo và quản lý vận động viên của Trung tâm TDTT
Quân đội
- Các chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ đối với VĐV đang áp dụng
- Thực trạng về thành tích chuyên môn của VĐV Trung tâm TDTT Quân đội
- Thực trạng về khen thưởng, kỷ luật, thải loại của Trung tâm TDTT Quân đội
Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các biện pháp để nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chuyên môn đối với VĐV của Trung tâm TDTT Quân đội.
Để giải quyết mục tiêu 2 đề tài giải quyết các vấn đề sau:
- Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
chuyên môn đối với VĐV của Trung tâm TDTT Quân đội.
- Xây dựng các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chuyên môn
đối với VĐV của trung tâm TDTT Quân đội.
- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp đã lựa chọn để nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chuyên môn đối với VĐV của Trung tâm TDTT Quân đội.
Giả thiết khoa học:
Hiệu quả công tác quản lý chuyên môn đối với VĐV của Trung tâm TDTT Quân
đội được nâng lên không những lệ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
nguyên nhân có các biện pháp phù hợp và hợp lý đối với khách thể nghiên cứu là
mang tính quyết định.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quản lý nhà nước về Thể dục thể thao
Một số khái niệm cơ bản

Lãnh đạo: Là hoạt động của những người đề ra chủ trương, đường lối, chỉ ra
những phương pháp hoạt động cho một tổ chức, một đơn vị để đạt tới mục tiêu chung
(có thể là của cả một xã hội, một nhà nước, một xí nghiệp, một cơ quan, một nhà
trường).
Quản lý: Là hoạt động của những người điều khiển, điều tiết tổ chức thực hiện
mọi công việc của đơn vị vì mục tiêu chung.
Management (Quản lý): Là sự giao nhận những trách nhiệm cá nhân để đạt
được những mục tiêu cụ thể và rõ ràng; Management là phương thức tác động vào
con người khiến họ sẵn sàng nhận trọng trách để thực hiện các mục tiêu đã được đề ra
và coi nó là nhiệm vụ chung cần phải hoàn thành; Management là quá trình triển
khai, phân công trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và kiểm tra các nguồn lực (con
người, cơ sở, công trình…) trong nội bộ của một tổ chức, đơn vị nhằm thực hiện
những mục tiêu nhất định.
Quản lý nhà nước về Thể dục thể thao: Là thể hiện chức năng quản lý Nhà
nước thông qua các thể chế và các tổ chức của ngành thể dục thể thao để chỉ đạo,
quản lý các hoạt động TDTT.
Thể dục thể thao: Là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt
động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua cách thức rèn
luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể
thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân
đối, hợp lý.
Luật Thể dục thể thao: Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, tại điều 5 và điều 6 đã nêu rõ về cơ quan quản lý
nhà nước về thể dục thể thao và các nội dung cơ bản về quản lý nhà nước về thể dục
thể thao cụ thể như sau:
Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao.


1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thể dục thể thao.

2. Ủy ban thể dục thể thao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về thể dục thể thao.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Ủy ban thể dục thể thao thực hiện quản lý
nhà nước về thể dục thể thao theo thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở
địa phương theo phân cấp quản lý của Chính phủ.
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về Thể dục thể thao.
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển thể dục thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật về thể
dục thể thao.
2. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục thể thao.
3. Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục thể thao quần chúng và hoạt động thi đấu
thể thao.
4. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực thể dục thể thao.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục thể
thao.
6. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động thể dục thể
thao.
7. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
Thể dục thể thao [1].
1.2. Những định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý vận động
viên
Trong xã hội đổi mới hiện nay thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu
được trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Đảng và Nhà nước
phải chăm lo phát triển thể dục thể thao nhằm góp phần tăng cường sức khỏe cho
nhân dân, xây dựng những phẩm chất tốt đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa
như: Lòng dũng cảm, nghị lực, sự khóe léo, trí thông minh và óc thẩm mỹ, tinh thần



tập thể và lòng trung thực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Những năm gần đây, công tác thể dục thể thao đã có nhiều tiến bộ về cơ sở vật
chất từng bước được nâng cấp và mở rộng với nhiều hình thức nhiều môn thể thao
được khôi phục và phát triển rộng đến các địa phương. Để đạt được những tiến bộ đó
là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của công tác đoàn thể, do sự cố gắng của
đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và sự tham gia của nhân dân trong
quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Để đảm bảo cho sự nghiệp thể dục thể thao của nước ta được phát triển vững
chắc, đem lại hiệu quả thiết thực từng bước xây dựng nền thể dục thể thao xã hội chủ
nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân, cần mở rộng và
nâng cấp chất lượng các hoạt động thể thao quần chúng trước hết là cho học sinh,
thanh niên và các lực lượng vũ trang. Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác thể dục
thể thao là hình thành nền thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe,
thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí
xứng đáng trong hoạt động thể dục thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam
Á.
Chỉ thị 36 - CT/TW Hà Nội, ngày 24/3/1994 của Ban bí thư Trung ương Đảng
chỉ rõ: “Phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người, công tác thể dục thể thao phải đóng góp tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực,
giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa,
tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các
lực lượng vũ trang… phát triển thể dục thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội,
trong đó ngành thể dục thể thao đóng vai trò là nòng cốt. Xã hội hóa tổ chức các hoạt
động thể dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước” [10].
Thành tích các môn thể thao của nước ta còn thua kém so với các nước trong
khu vực. Lực lượng vận động viên trẻ còn rất mỏng. Có nhiều biểu hiện tiêu cực

trong thể thao. Đội ngũ cán bộ thể dục thể thao còn thiếu và yếu về nhiều mặt… Cơ


sở vật chất và khoa học kỹ thuật của thể dục thể thao vừa thiếu vừa lạc hậu… nhiều
sân bãi, cơ sở tập luyện bị lấn chiếm, sử dụng vào việc khác.
Quản lý ngành thể dục thể thao trong thời gian qua còn kém hiệu quả, chưa có
cơ chế thích hợp để phát huy những nhân tố mới, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo
của nhân dân nhằm phát triển thể dục thể thao.
Trong thời gian tới cần phát triển thể thao thành tích cao theo quan điểm sau:
Xây dựng nền thể dục thể thao có tính dân tộc, khoa học và nhân dân. Gìn giữ,
phát huy bản sắc và truyển thống dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc
những thành tựu hiện đại, từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp đỉnh
cao…
Tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về thể dục thể thao, tăng cường
tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân ta và nhân dân các nước… phấn
đấu và đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là
khu vực Đông Nam Á.
Trước mắt phấn đấu đạt được mục tiêu sau:
- Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học. Làm cho việc tập
luyện thể dục thể thao thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên,
thanh niên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân viên chức và một bộ
phận nhân dân.
- Hình thành hệ thống đào tạo tài năng quốc gia. Đào tạo được một lực lượng
vận động viên trẻ có khả năng nhanh chóng tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến
của thế giới. Tham gia và đạt kết quả ngày càng cao trong các hoạt động thể thao khu
vực châu Á và thế giới, trước hết là những môn mà ta có khả năng.
- Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên,
giáo viên thể dục thể thao. Kiện toàn tổ chức ngành thể dục thể thao các cấp. Nâng
cấp, xây dựng mới và hiện đại hóa một số cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể thao;
hình thành cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học, y học thể dục thể thao; tạo điều

kiện cho sự phát triển mạnh mẽ nền thể dục thể thao Việt Nam.
- Đầu tư tập trung hoàn thành các công trình thể thao trọng điểm của quốc gia và
một số địa phương, từng bước hiện đại hóa các cơ sở đào tạo cán bộ, đào tạo vận


động viên, nghiên cứu ứng dụng và thông tin khoa học thể dục thể thao. Mở rộng sản
xuất các thiết bị, dụng cụ thể thao.
- Xây dựng hệ thống đào tạo vận động viên chuyên nghiệp bao gồm các trung
tâm đào tạo vận động viên quốc gia, các cơ sở đào tạo vận động viên ở một số tỉnh,
thành phố, ngành.
Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thể dục thể thao, coi trọng chất lượng cả về
chính trị, đạo đức và chuyên môn. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tổ chức kỷ luật, lòng
yêu nước và tự hào dân tộc cho cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và trọng tài,
chống biểu hiện tiêu cực và những xu hướng lệch lạc trong hoạt động thể dục thể
thao.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập khối ASEAN Đảng và Nhà nước ta
đã xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài của thể dục thể thao nói chung và thể thao
thành tích cao nói riêng.
- Nhiệm vụ trước mắt:
- Thể dục thể thao phải góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân để thiết thực
phục vụ sản xuất, công tác, học tập và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu lâu dài của
thể dục thể thao là góp phần cải tạo giống nòi, làm cho con người ngày càng cường
tráng, sức khỏe tốt, tăng về chiều cao và cân nặng, tăng tuổi thọ và chống lại bệnh tật.
Ngày 2/4/1998 Thường vụ Bộ chính trị khóa VIII ra Thông tri về tăng cường
lãnh đạo công tác thể dục thể thao cần chú trọng một số điểm như sau:
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức đào tạo vận động viên, coi trọng chất lượng
toàn diện về chính trị, đạo đức, văn hóa và chuyên môn, nâng cao về chất lượng và
hiệu quả đào tạo vận động viên của các trung tâm thể thao, thực hiện chủ trương từng
bước chuyên nghiệp hóa trong một số môn thể thao.
- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức thể

thao, chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thể thao, chú trọng công tác xây
dựng Đảng, xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong ngành thể dục
thể thao, nhất là trong đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên.
- Ngành thể dục thể thao cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công
nghệ trong lĩnh vực Thể dục thể thao nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên Thể dục thể thao, tiếp tục đổi


mới tổ chức quản lý thể dục thể thao theo hướng xã hội hóa, triển khai thực hiện có
hiệu quả chương trình thể thao quốc gia, xúc tiến xây dựng chiến lược phát triển thể
dục thể thao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí,
phát thanh – truyển hình và tổng cục thể dục thể thao tiến hành công tác thông tin
tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà
nước về thể dục thể thao; hướng của các hình thức phương pháp tập luyện thể dục thể
thao, nêu gương người tốt, việc tốt, chống biểu hiện tiêu cực trong thể thao.
1.3. Vị trí vai trò của Thể dục thể thao trong phát triển kinh tế, chính trị, văn
hoá - xã hội
Thể dục thể thao là bộ phận không thể tách rời của nền văn hoá của mỗi dân tộc,
cũng như nền văn minh của nhân loại. Trình độ thể dục thể thao là một trong những
dấu hiệu thể hiện trình độ văn hoá và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện
giao lưu văn hoá, mở rộng quan hệ của nước ta với các nước. Các hoạt động thể dục
thể thao quần chúng cũng như các hoạt động thi đấu, biểu diễn thể thao trình độ cao
đang ngày càng trở thành nhu cầu của quần chúng. Các hoạt động đó không những là
hình thức nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao sức khoẻ, mà còn có thể đem lại niềm tự hào,
nhu cầu hưởng thụ và sự cổ vũ to lớn cho nhân dân.
Trong mối quan hệ với đời sống kinh tế - xã hội, phát triển thể dục thể thao là
một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội nhằm chăm lo
cho con người, phục vụ đắc lực cho những nhiệm vụ phát triển đất nước về mọi mặt:
kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng. Thể dục thể thao là phương tiện có hiệu quả và

có khả năng thực thi để ngăn chặn tình trạng sa sút về sức khoẻ của nhân dân, đặc
biệt là của thế hệ trẻ, từng bước nâng cao thể lực của con người Việt Nam, đáp ứng
yêu cầu lao động trong những điều kiện mới và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Với ý nghĩa
đó, phát triển thể dục thể thao được coi là nội dung quan trọng của chính sách xã hội.
Cương lĩnh của Đảng đã khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con
người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đồng thời nêu rõ một trong những nội dung quan
trọng của chính sách xã hội là “bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất


của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng
cao thể chất”.
Thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ, xây dựng
con người mới, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần
mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng của đất nước.
Cần khắc phục những quan niệm cho rằng thể dục thể thao chỉ là việc vui chơi
giải trí đơn thuần, có hay không cũng được, hoặc cho rằng phải chờ khi nào kinh tế
khá lên thì mới cần đến thể dục thể thao, còn trong điều kiện kinh tế khó khăn, thì cần
phải tập trung lo cho đời sống vật chất, chưa cần đến các hoạt động thể dục thể thao.
Tất nhiên sự phát triển thể dục thể thao không thoát ly các điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội, nhưng nếu quan niệm thể dục thể thao chỉ là kết quả của kinh tế, thì như vậy
đã phủ định vai trò chủ động, tích cực của nó và tự tước bỏ đi những giá trị văn hoá
và hiệu quả vô giá về sức khoẻ mà thể dục thể thao đem lại cho xã hội.
1.3.1. Công tác Quản lý Nhà nước về các hoạt động Thể dục thể thao
Ở nước ta phát triển thể dục thể thao được coi là một chính sách xã hội mà Nhà
nước ngày càng có vai trò chủ đạo và quyết định.
Chức năng chính của Nhà nước trong lĩnh vực này trước hết là những định
hướng bằng những chính sách và luật pháp; đảm bảo những điều kiện cơ bản cho sự
phát triển thể dục thể thao (cán bộ, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật…); thực hiện sự

kiểm soát và thống nhất quản lý công tác này ở các cấp, các ngành và các tổ chức xã
hội.
Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước có nhiệm vụ tiến hành công tác dự báo,
lập quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn; ban hành các luật pháp, các
chính sách và quy chế của Nhà nước có liên quan đến hoạt động TDTT; hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện các chính sách, luật pháp trong các hoạt động trên; trực tiếp
phát triển và điều hành các cơ quan, tổ chức sự nghiệp thể dục thể thao của Nhà
nước; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; cơ sở nghiên cứu khoa học; các cơ sở tập
luyện thể dục thể thao quần chúng và cơ sở đào tạo vận động viên; các công trình thể
thao chủ yếu ở các cấp; phối hợp với các tổ chức xã hội, tổ chức điều hành một số
hoạt động thể thao quan trọng.


1.3.2. Nội dung quản lý thể thao thành tích cao
Quản lý thể thao thành tích cao về 3 mặt chủ yếu: Con người, kỹ thuật và cơ chế
điều khiển được thể hiện ở các nội dung: Chiến lược phát triển thể thao thành tích
cao, quản lý hệ thống đào tạo – huấn luyện, quản lý cán bộ và vận động viên, quản lý
thi đấu thể thao.
1.3.2.1. Quản lý chiến lược phát triển thể thao thành tích cao
Quản lý chiến lược phát triển chủ yếu là xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện
và kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện.
Trong chiến lược trước hết cần xác định mục tiêu. Mục tiêu của chiến lược phát
triển thể thao thành tích cao là mức dự định cần đạt được của sự phát triển trong thời
gian quy định.
Khi xây dựng chiến lược cần tiến hành xác định mục tiêu, chủ trương, mục tiêu
từng giai đoạn nhiệm vụ và các biện pháp.
Xác định mục tiêu cần chú ý các yếu tố cơ bản
- Trình độ phát triển hiện tại và nhịp độ phát triển trung bình của những năm đã
qua.
- Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tổng thể của quốc gia trong cùng

thời điểm và dự kiến tác động tương hỗ của các yếu tố kinh tế, xã hội, trình độ phát
triển khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của thể thao thành tích cao.
- Nghiên cứu xem xét kỹ trình độ phát triển thành tích thể thao của các nước
trong khu vực, châu lục, thế giới để xác định mục tiêu lâu dài, mục tiêu từng giai
đoạn.
- Mục tiêu cần được xác định rõ, cụ thể cho cả thời kỳ, đồng thời cần xác định
mục tiêu cho từng giai đoạn và từng năm để trên cơ sở đó xác định rõ, cụ thể có khả
năng thực thi, các biện pháp để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ nhằm đạt tới
những mục tiêu đã đề ra.
Xác định các nhiệm vụ lớn cho cả thời kỳ và nhiệm vụ cho mỗi giai đoạn để
thực hiện các mục tiêu đã đề ra
- Nhiệm vụ phát triển các môn thể thao, cần căn cứ vào các yếu tố: Truyền
thống, trình độ phát triển, trình độ quản lý, điều kiện đảm bảo để xác định những môn
thể thao cần phát triển về lâu dài, trong từng giai đoạn trên nguyên tắc không dàn trải,


bình quân mà phải tập trung phát triển các môn trọng điểm ở từng địa phương trọng
điểm để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình phát triển.
- Nhiệm vụ xây dựng hệ thống, mạng lưới đào tạo và tổ chức đào tạo vận động
viên:
+ Khi xây dựng hệ thống và mạng lưới đào tạo vận động viên cần xác định mô
hình đào tạo ở từng cấp và phân công trách nhiệm đào tạo cho từng loại hình đào tạo
trên cơ sở phân chia tuyến đào tạo.
+ Đảm bảo sự quản lý, chỉ đạo thống nhất và hệ thống về chuyên môn, phù hợp
với quy trình đào tạo tài năng thể thao.
+ Hình thức và quy mô tổ chức hết sức linh hoạt phù hợp với điều kiện phát
triển thể thao, trình độ quản lý, điều kiện kính tế – xã hội ở mỗi giai đoạn.
- Nhiệm vụ phát triển lực lượng vận động viên: Căn cứ mục tiêu cần đạt được,
kế hoạch phát triển các môn thể thao trong từng giai đoạn và của cả thời kỳ để dự
kiến lực lượng vận động viên cần đưa vào đào tạo ở từng tuyến và phân công trách

nhiệm đào tạo cho từng cơ sở về từng môn, số lượng, tuyến vận động viên.
Các biện pháp
Xác định các biện pháp là xác định các công việc cần làm và các biện pháp để
thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiều đề ra, bao gồm các mặt:
- Xây dựng quy trình đào tạo: quy trình đào tạo các việc cần phải làm và trình tự
tiến hành trong quá trình đào tạo vận động viên:
+ Xây dựng và từng bước hoàn thiện tiêu chí tuyển chọn về chuyên môn, y sinh
học và tiêu chí đánh gia trình độ tập luyện của vận động viên ở từng giai đoạn huấn
luyện của từng môn thể thao.
+ Xây dựng chương trình huấn luyện một cách hệ thống cho cả quá trình đào tạo
từ tuyến năng khiếu tập trung đến tuyến đội tuyển.
+ Xây dựng hệ thống thi đấu.
+ Công tác chăm sóc y học, chế độ dinh dưỡng hồi phục sau tập luyện, thi đấu.
- Xây dựng quy hoạch về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện
viên, trọng tài.
+ Tính toán nhu cầu từng loại cán bộ về số lượng, chất lượng.


+ Sắp xếp, phân loại các loại cán bộ trên để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng dài hạn, từng năm.
+ Xác định nội dung cần bồi dưỡng cho từng loại cán bộ thậm chí từng cán bộ.
- Xác định phương thức tổ chức đào tạo, tập huấn vận động viên, kể cả phương
thức đặc biệt.
Xác định các điều kiện đảm bảo
Các điều kiện đảm bảo chăm sóc y học, nghiên cứu khoa học, xây dựng các chế
độ chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên, cơ sở vật chất phục vụ luyện
tập, thi đấu.
1.3.2.2. Quản lý hệ thống đào tạo - huấn luyện
Hệ thống huấn luyện thể thao thành tích cao chính là phạm vị thực hiện cụ thể
quan trọng của mục tiêu chiến lược đào tạo vận động viện.

Quản lý hệ tiêu chuẩn đánh giá hệ thống huấn luyện về số lượng, chất lượng,
phạm vi, cơ chế điều khiển gồm:
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo – huấn luyện
gồm số lượng theo độ tuổi, cấp bậc trình độ vận động viên. Đây là tiêu chuẩn quan
trọng nhất, cần tính đến hiệu quả kinh tế của việc đào tạo trên cơ sở phải tính đến tỷ
lệ đào thải, tỷ lệ thành tài.
- Tiêu chuẩn về việc ứng dụng khoa học và hiện đại quá trình huấn luyện và hệ
thống quản lý tương ứng nhằm giúp cho công tác đào tạo có hiệu quả hơn.
- Trình độ giáo dục, hiểu biết xã hội của vận động viên. Cần chú ý tới trình độ
văn hoá, tri thức tương xứng với trình độ thể thao.
- Đánh giá về mức độ xã hội hoá quá trình đào tạo vận động viên.
Xã hội hoá thể thao thành tích cao phải nhằm mục đích cao nhất là hình thành và
điều khiển có hiệu quả hệ thống đào tạo vận động viên đạt chất lượng cao.
Đó chính là đầu tư chiều sâu để hiện đại hoá và khoa học hóa quá trình đào tạo –
huấn luyện.
Theo học thuyết huấn luyện hiện đại thì hệ thống đào tạo huấn luyện thể thao sẽ
bao gồm 4 giai đoạn chủ yếu là nền tảng cơ sở để hình thành các đội tuyển thể thao.
Giai đoạn 1: Tuyển chọn và đào tạo ban đầu


Từ những lớp trẻ có độ tuổi thích hợp với cấu trúc vận động của từng môn thể
thao, có thể tuyển chọn ra những em có năng khiếu, ham mê và ưa thích tập luyện
vào các đội thể thao. Các lớp này được tổ chức theo hình thức nghiệp dư, năng khiếu
cơ sở tập trung hay bán tập trung trong các câu lạc bộ TDTT cơ sở hoặc trường năng
khiếu thể thao. Công tác đào tạo, huấn luyện ở đây thường được thực hiện rất cơ bản
nhằm hình thành những cơ sở nền tảng (thể lực, kỹ năng, kỹ thuật, động cơ…) cho sự
phát triển năng khiếu và tài năng thể thao. Theo GS.TS Dương Nghiệp Chí thì tuyển
chọn cho giai đoạn này phải căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Đặc điểm của từng môn thể thao
+ Mỗi môn thể thao lại có lứa tuổi tuyển chọn ban đầu khác nhau, ví dụ Thể dục

dụng cụ là 8 – 9 tuổi, trong khi Bắn súng lại là 14 – 15 tuổi.
+ Mỗi môn thể thao lại yêu cầu về chiều cao và trọng lượng khác nhau.
+ Mỗi môn thể thao lại có yêu cầu riêng về kỹ thuật như vận động viên chạy cự
ly ngắn cần chú ý đến thời gian chạm đất của mỗi bước chạy.
+ Mỗi môn thể thao lại có những miền năng lượng chính và phụ, ví dụ miền
năng lượng yếm khí ở các môn vận động trong thời gian ngắn với sức mạnh cao và
sức mạnh tốc độ lớn (100m), miền năng lượng phối hợp Photsphagen và Gluxit và
Oxy hóa glucose ở các môn chạy 800 – 1500m, miền năng lượng Oxy lớn ở các môn
chạy 3000m và bơi 1500m.
- Đặc điểm di truyền
Khi so sánh tuổi sinh học với tuổi đời thì những em có tuổi sinh học lớn hơn tuổi
đời từ 1,5 đến 2 năm trở lên sẽ không nên tuyển chọn.
Cần chú trọng đến những Test cơ bản, ví dụ một số tiêu chí để tuyển chọn vận
động viên Bắn súng giai đoạn này như: Chiều cao, cân nặng, chỉ số Questest, dung
tích sống, test nín thở, tần số mạch, độ ổn định giữ súng, test landont, cảm giác lực
cơ, độ linh hoạt cơ năng, chạy 5 phút, thành tích bắn.
- Mục đích: Tạo tiền đề chung và chuyên môn cho sự phát triển thành tích thể
thao sau này và dần bước vào chuyên môn hóa.
- Công tác huấn luyện còn mang tính sơ bộ và ước lệ. Buổi tập thường chú trọng
tới huấn luyện chung với việc sử dụng phong phú các phương tiện giáo dục thể chất
nhằm đạt tới sự phát triển toàn diện.


- Thời gian thường kéo dài 1 – 2 năm.
Giai đoạn 2: Chuyên môn hóa ban đầu
Qua giai đoạn 1, khi huấn luyện viên đã lựa chọn được vận động viên với nội
dung tập luyện phù hợp thì sẽ tiến hành giai đoạn thứ 2. Các vận động viên này được
đưa vào trong những đội thể thao để huấn luyện.
- Mục đích:
+ Tạo nền móng cho việc phát triển thành tích, hướng tới sự phát triển cân đối,

toàn diện, nâng cao khả năng chức phận của các cơ quan và hệ cơ quan, đa dạng
phong phú khả năng vận động.
+ Huấn luyện chung là chủ yếu.
+ Chuyên môn hóa ban đầu mang tính đa môn (vận động viên Bơi nên tập nhiều
kiểu bơi).
+ Chọn môn thể thao chuyên sâu qua một môn trung gian (vận động viên
Marathon sẽ tập chạy ở cự ly ngắn hơn).
+ Xử lý hàng rào tốc độ cho cho vận động viên.
+ Tỷ lệ huấn luyện chuyên môn trong thời gian đầu thường nhỏ, cho đến giai
đoạn cuối thì sẽ tăng lên.
+ Thời gian cho giai đoạn này là từ 3 – 5 năm.
+ Công tác quản lý được thực hiện tập trung, thống nhất chặt chẽ trên tất cả các
mặt.
+ Tăng cường giáo dục đạo đức cho vận động viên.
Giai đoạn 3: Chuyên môn hóa sâu
Khi kết thúc giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu thì các vận động viên sẽ được
đưa vào trong các đội tuyển ở các câu lạc bộ của các tỉnh thành hay tuyển trẻ quốc
gia.
- Mục đích:
Huấn luyện chuyên môn hóa sâu theo một môn thể thao hay một nội dung thi
đấu nhằm phát triển thể lực chuyên môn, hoàn thiện kỹ - chiến thuật và khả năng phát
triển thành tích trong thi đấu.
- Đặc điểm:
+ Vận động viên được huấn luyện theo kế hoạch chặt chẽ.


+ Huấn luyện chuyên môn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với huấn luyện chung
và đã chú ý đến thể lực thi đấu chuyên môn.
+ Hoàn thiện kỹ thuật theo cấu trúc môn thể thao chuyên sâu.
+ Rèn luyện tư duy chiến thuật phục vụ cho thi đấu.

+ Tham gia thi đấu trong các giải quốc gia, khu vực và thế giới.
+ Nâng cao dần thành tích thể thao cho vận động viên.
+ Thời gian huấn luyện từ 3 – 4 năm.
Giai đoạn 4: Hoàn thiện thể thao
Khi kết thúc giai đoạn chuyên môn hóa sâu, những vận động viên đạt được các
yêu cầu tuyển chọn thì sẽ được chuyển lên tập luyện ở tuyến hoàn thiện thể thao, tức
là ở các đội tuyển của tỉnh, thành, ngành và đội tuyển quốc gia của từng môn thể
thao.
- Mục đích:
Mục đích huấn luyện trong giai đoạn này là không ngừng hoàn thiện, củng cố và
phát triển thành tích thể thao nhằm phục vụ cho các kỳ thi đấu chính thức trong hệ
thống thi đấu quốc gia, khu vực và thế giới.
- Đặc điểm:
+ Huấn luyện thể thao theo kế hoạch tập trung cao độ để nâng cao tài nghệ thể
thao cho từng môn.
+ Hoàn thiện và củng cố kỹ xảo động tác (kỹ thuật điêu luyện) theo yêu cầu cấu
trúc kỹ - chiến thuật và thể lực thi đấu của môn thể thao chuyên sâu.
+ Huấn luyện thể lực thi đấu chuyên môn.
+ Tham gia các giải đấu trong các hệ thống thi đấu (đấu loại, cúp, giải hữu
nghị…) và các giải thi đấu chính trong năm (vô địch, SEA Games, vô địch châu Á,
Thế giới, Olympic…).
+ Thời gian huấn luyện có thể kéo dài trong nhiều năm tuỳ thuộc vào từng môn
thể thao.
+ Hình thức huấn luyện tập trung theo các đội dự tuyển, đội tuyển, tập huấn
trong và ngoài nước [5].
1.3.2.3. Quản lý cán bộ trong hệ thống thể thao thành tích cao


×