Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã thanh trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TĂNG CƢỜNGSỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNGTRONG
HOẠT ĐỘNG CẤP NƢỚC NÔNG THÔN BỀN VỮNGTẠI XÃ
THANH TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TĂNG CƢỜNGSỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNGTRONG
HOẠT ĐỘNG CẤP NƢỚC NÔNG THÔN BỀN VỮNGTẠI XÃ
THANH TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH,TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Chu Hồi


HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôixincamđoan,luậnvănnàylàcôngtrìnhnghiên

cứudocánhântôithực

hiệndướisựhướngdẫnkhoahọccủaPGS. TS Nguyễn Chu Hồi,khôngsaochépcáccông
trìnhnghiêncứucủangườikhác.Sốliệuvàkếtquảcủaluậnvănchưatừngđượccông
bốởbấtkỳmộtcôngtrìnhkhoahọcnàokhác.
Cácthôngtinthứcấpsửdụngtrongluậnvănlàcónguồngốcrõràng,được
tríchdẫnđầy đủ,trungthựcvàđúngquy định.
Tôihoàntoànchịutráchnhiệmvềtínhxácthựcvànguyênbảncủaluậnvăn.

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hải


LỜICẢMƠN
Luậnvănthạcsĩ“Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng
trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình”đãđượchoànthànhtại Khoacác khoa học liên ngành-ĐạihọcQuốcgiaHà
Nộitháng1 1 năm2016.Trongquátrìnhhọctập,nghiêncứuvàhoànthànhluậnvăn,

học

viên


đãnhậnđượcrấtnhiềusựgiúpđỡcủacácthầycô,bạnbèvàgiađình.
Học viênxinđượcgửilờicảmơnchânthànhđếnPGS.TS Nguyễn Chu Hồiđãtrựctiếp
hướngdẫnvàgiúpđỡhọc viêntrongquátrìnhnghiêncứuvàhoànthiệnluậnvăn.
Học viêncũngxinđượcgửilờicảmơn đếncácanhchịđanglàmviệctạiTrung tâm Quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn, Ban Quản lý dự án Cấp nước và Vệ
sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình,UBND xã Thanh Trạch, cáchộgiađìnhởthôn
Quyết Thắng, thôn Thành Vinh và thôn Thanh Xuânđãhỗtrợhọc viênvềchuyên
môn,thuthậptàiliệu, thôngtintrongcácchuyếnt hựcđịaphương.
Học viêncũngxinđượcgửilờicảmơnđếncácthầycôgiáoKhoa các khoa học liên ngànhĐạihọcQuốcgiaHàNộivàtoànthểcácthầycôgiáođãgiảngdạy lớp Khoahọcbềnvững- Khóa1
vì đã cung cấp kiến thức và tạomọiđiềukiệnthuậnlợinhấtchohọc viêntrongs u ố t thời
gianhọctập và thựchiệnluậnvăn.
Trongkhuônkhổcủamộtluậnvăn

thạc

sỹ,dothờigiancũngnhưđiềukiệnhạnchế

nênkhôngtránhkhỏinhữngthiếusót.Vìvậy,học

viênrấtmongnhậnđượcnhữngý

kiếnđónggópquýbáucủacácthầycôvàcácđồngnghiệp.
Xintrântrọngcảmơn!
HàNội, tháng năm2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hải


DANH MụC VIếT TắT


ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

BQLDA

Ban Quản lý dự án

CBA-IEC

Phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng và Thông tin - Giáo
dục - Truyền thông

CP

Chính Phủ

IEC

Thông tin - Giáo dục - Truyền thông

M&E

Giám sát và đánh giá

MARD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

NCERWASS

Trung tâm quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn

NN&NT

Nông nghiệp và Nông thôn

PCERWASS

Trung tâm Nước và Vệ sinh nông thôn tỉnh

RRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

PTBV

Phát triển bền vững

O&M

Vận hành và bảo dưỡng

PCERWASS


Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn cấp tỉnh

PTBV

Phát triển bền vững

SWOT

Điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- thách thức

TTV

Tuyên truyền viên

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. 2
LỜICẢMƠN ...................................................................................................................... 3
DANH MụC VIếT TắT ..................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1.

Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu .................................................................. 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4

3.

Dự kiến những đóng góp của đề tài ............................................................... 5

4.

Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................ 5
4.1.

Vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 5

4.2.

Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 5

CHƢƠNG 1: CƠ Sở LÝ LUậN CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU ....................................... 7
1.1. Các khái niệm công cụ ................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm cộng đồng .......................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm sự tham gia ........................................................................ 8
1.1.3. Khái niệm cấp nước nông thôn bền vững ......................................... 10
1.2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................. 11
1.2.1. Về nông thôn bền vững và vai trò của hoạt động cấp nước sạch trong
việc xây dựng nông thôn mới ......................................................... 11
1.2.2. Kinh nghiệm về sự tham gia của cộng đồng trong dự án cấp nước
sạch trên thế giới và ở Việt Nam .................................................... 17
1.3. Đặc trưng cơ bản về vùng nghiên cứu ......................................................... 24
1.3.1. Tiêu chí lựa chọn địa điểm nghiên cứu ............................................ 24
1.3.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu ............ 25

1.3.3. Hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường tại địa bàn nghiên cứu 27
1.3.4. Tình hình bệnh tật liên quan đến cấp nước và vệ sinh tại địa bàn


nghiên cứu ...................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: ĐốI TƢợNG, PHạM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ........... 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 30
2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 30
2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 31
2.4.1. Cách tiếp cận .................................................................................... 31
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 33
2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................... 36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................... 37
3.1. Sự tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn của dự án cấp nước sạch
ở xã Thanh Trạch .................................................................................................. 37
3.1.1. Mức độ tham gia của cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị dự án ... 38
3.1.2. Hoạt động tham gia của cộng đồng trong giai đoạn thực hiện dự án42
3.1.3. Tham gia của cộng đồng trong giai đoạn vận hành bảo dưỡng ...... 46
3.1.4. Hoạt động tham gia của cộng đồng trong giai đoạn giám sát và đánh
giá ................................................................................................... 48
3.2. Các hình thức tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn của dự án cấp
nước sạch ở khu vực nghiên cứu .......................................................................... 48
3.2.1. Cộng đồng tham gia dưới hình thức “Nghe và biết thông tin về dự
án” .................................................................................................. 49
3.2.2. Cộng đồng tham gia bằng hình thức “đóng góp tiền bạc và công lao
động cho dự án” ............................................................................. 53
3.2.3. Cộng đồng tham gia dự án bằng hình thức “tuyên truyền vận động
cho người khác” ............................................................................. 54
3.2.4. Cộng đồng tham gia dự án qua hình thức “tham dự các cuộc họp” 59

3.2.5. Cộng đồng tham gia bằng hình thức giám sát thực hiện và bảo vệ


công trình ....................................................................................... 60
3.3. Vai trò tham gia của cộng đồng trong việc duy trì tính ổn định lâu dài của
hoạt động cấp nước sạch ...................................................................................... 62
3.4. Đánh giá chung sự tham gia của cộng đồng trong dự án cấp nước sạch tại
xã Thanh Trạch bằng phân tích SWOT ................................................................ 68
3.5. Thảo luận chung .......................................................................................... 70
CHƢƠNG 4: Đề XUấT GIảI PHAP THÚCĐẩY Sự THAM GIA CủA CộNG ĐồNG
TRONG HOạT ĐộNG CấP NƢớC SạCH GÓP PHầN XÂY DựNG NÔNG
THÔN BềN VữNG .............................................................................................. 73
4.1. Xây dựng môi trường pháp lý phù hợp để thúc đẩy sự tham gia bền vững
của cộng đồng ....................................................................................................... 73
4.2. Phát triển cộng đồng gắn với tổ chức cộng đồng ........................................ 74
4.3. Thay đổi cách tiếp cận quy hoạch, lập kế hoạch phát triển ngành cấp
nước ..................................................................................................................... 75
4.4. Tăng cường phương thức “tiếp cận theo nhu cầu” và “tiếp cận dựa trên
quyền”................................................................................................................... 75
4.5. Nâng cao năng lực hỗ trợ cộng đồng của chính quyền địa phương ............ 75
4.6. Phân bổ ngân sách cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng sau khi dự án kết
thúc ..................................................................................................................... 78
4.7. Tăng cường năng lực cho cộng đồng về vận hành, bảo dưỡng công trình .. 78
4.8. Tăng cường quyền tiếp cận thông tin cho cộng đồng .................................. 79
KếT LUậN VA KHUYếN NGHị .................................................................................... 80
1.

Kết luận ........................................................................................................ 80

2.


Khuyến nghị................................................................................................. 81

TAI LIệU THAM KHảO ................................................................................................ 83
PHụ LụC 1. HƢớNG DẫN PHỏNG VấN BÁN CấU TRÚC ...........................................I
PHỤ LỤC 2. BảNG HỏI KHảO SÁT Hộ GIA ĐÌNH.................................................. III


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Vị trí xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình .................... 26

Hình 1.2.

Các ca bệnh tật liên quan đến cấp nước và vệ sinh được báo cáo trong
cộng đồng xã Thanh Trạch. ..................................................................... 29

Hình 3.1.

Cộng đồng tham gia vào các giai đoạn của dự án cấp nước sạch xã
Thanh Trạch. .......................................................................................... 37

Hình 3.2.

Hoạt động tham gia cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị dự án tại xã
Thanh Trạch. ........................................................................................... 39

Hình 3.3.


Hoạt động của cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị dự án tại xã Thanh
Trạch. ....................................................................................................... 41

Hình 3.4.

Hoạt động tham gia cộng đồng trong giai đoạn thực hiện dự án tại xã
Thanh Trạch. ........................................................................................... 42

Hình 3.5.

Cộng đồng tham gia chương trình Ngày thứ Bảy xanh trong hoạt động
CBA-IEC. ................................................................................................ 45

Hình 3.6.

Hoạt động tham gia cộng đồng trong giai đoạn vận hành bảo dưỡng
công trình tại xã Thanh Trạch. ................................................................ 47

Hình 3.7.

Người dân nghe và biết thông tin vể dự án. ............................................ 49

Hình 3.8.

Các kênh thông tin về dự án cấp nước xã Thanh Trạch (%). .................. 51

Hình 3.9.

Hình thức đóng góp vào công trình cấp nước xã Thanh Trạch (%)........ 53


Hình 3.10.

Cộng đồng tham gia vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận
thức và thay đổi hành vi. ......................................................................... 55

Hình 3.11.

Truyền thông của cộng đồng trong khu vực dự án nghiên cứu............... 55

Hình 3.12.

Cộng đồng tham gia dự án thông qua hình thức họp cộng đồng. ........... 59

Hình 3.13.

Mong muốn tham gia đóng góp ý kiến vào dự án .................................. 59

Hình 3.14.

Hình thức đóng góp ý kiến vào dự án (%). ............................................. 60

Hình 3.15.

Các hình thức tham gia của cộng đồng trong dự án cấp nước sạch khu
vực nghiên cứu ........................................................................................ 61

Hình 3.16.

Hình ảnh cộng đồng sử dụng nước sạch trong khu vực nghiên cứu ....... 67


Hình 3.17.

Mức thang tương ứng với sự tham gia của cộng đồng vào dự án ........... 71

Hình 3.18.

Mức thang cộng đồng tham gia vào các giai đoạn của dự án ................. 72


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thành phần Ban Nước và Vệ sinh xã và Đội tuyên truyền viên phân
theo giới ................................................................................................... 43

Bảng 3.2.

Các kênh thông tin người dân mong muốn nhận được thông tin nhiều
nhất (%) ................................................................................................... 52

Bảng 3.3.

Nội dung thông tin truyền thông về việc sử dụng nước máy ................ 566

Bảng 3.4.

Thông tin về giá nước, phí sử dụng nước và chi phí đấu nối của khu
vực nghiên cứu ...................................................................................... 577

Bảng 3.5.


Các hình thức truyền thông về chủ đề sử dụng nước máy .................... 588

Bảng 3.6.

Hình thức, mức độ và vai trò tham gia của cộng đồng trong dự án ........ 63

Bảng 3.7.

Kết quả phân tích SWOT đối với sự tham gia của cộng đồng trong dự
án cấp nước sạch khu vực nghiên cứu................................................... 688

Bảng 4.1.

Mô tả nhiệm vụ hỗ trợ cộng đồng của cơ quan chức năng trong từng
giai đoạn .................................................................................................. 76


MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Nước sạch là một phần quan trọng trong bức tranh tổng thể về chất lượng của cuộc

sống và cũng chính là phần quan trọng không thể thiếu được cho cuộc sống con người.
Thông điệp của Liên Hiệp Quốc: “Nước - 2 tỷ người đang khát” đưa ra trong Ngày Môi
trường Thế giới năm 2003 đã thể hiện và phản ánh được tính bức bách của gần 1/3 dân cư
trên khắp hành tinh do tình trạng thiếu nước, trong đó có Việt Nam. Kể từ sau năm 1975
cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, vẫn còn hàng chục triệu người Việt Nam, đặc biệt là
người dân sinh sống trong khu vực nông thôn chưa từng có cơ hội tiếp cận với nước sạch

[28]. Họ đang phải từng ngày đối mặt với những nguy cơ bệnh tật hiểm nghèo, sức khỏe
suy giảm vì thiếu nước sạch. Nước sạch là giấc mơ và cũng là ước vọng của hàng triệu
người dân nông thôn Việt Nam.
Ngay từ thập niên cuối của thế kỷ 20, nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp bách
của vấn đề nước sạch trong việc cải thiện đời sống người dân nông thôn, Việt Nam đã xây
dựng chính sách, chiến lược và chương trình mới phù hợp với Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ (MDGs) và các mục tiêu quốc gia nhằm cải thiện cung cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn.
Kể từ khi Chiến lược quốc gia về Cấp nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn ra
đời năm 2000, trong những năm qua, đầu tư cho lĩnh vực cấp nước nông thôn đã gia tăng
một cách đáng kể. Bên cạnh các nguồn đầu tư của Chính Phủ và của các tổ chức quốc tế
như UNICEF, Cơ quan Viện trợ phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA), Cơ quan Viện
trợ phát triển Quốc tế của Úc (AUSAID), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) và rất nhiều các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ khác, Việt Nam đã đạt
được những tiến bộ rõ rệt về cấp nước sinh hoạt nông thôn trong hơn 10 năm qua. Tính đến
cuối những năm 1990, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ở Việt Nam
vẫn còn rất thấp, chỉ khoảng 30%, đến năm 2005 cả nước đã có khoảng 62% người dân
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và cho đến nay đã nâng tỷ lệ người dân
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên khoảng 84 % vào cuối năm
1


2014[4]. Tuy nhiên, phần lớn các chương trình đầu tư được tiến hành theo phương thức
„tiếp cận truyền thống‟ - nghĩa là các hoạt động thường được quyết định từ trên xuống mà
không có sự tham gia và đóng góp ý kiến của các cấp cơ sở, việc cung cấp dịch vụ theo
quan điểm của nhà đầu tư, không có hoặc có rất ít sự tham gia của người sử dụng. Nói cách
khác, các công trình cấp nước thường được tiến hành xây dựng theo khả năng cung cấp và
trang bị kỹ thuật của các nhà đầu tư và do đó, ít quan tâm chú trọng đến nhu cầu và mong
muốn của người sử dụng cũng như các khả năng chi trả của họ. Kết quả là, tính ổn định của
các thành quả đã đạt được chưa cao, các công trình chưa được thiết kế phù hợp và không

đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng; công tác thi công và bảo dưỡng còn kém, thu
không đủ bù chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa dẫn đến công trình bị xuống cấp,
thậm trí ngừng hoạt động1[4].
Sự tham gia của cộng đồng trong các chương trình và dự án phát triển đã được thực
hiện trong nhiều thập kỷ qua tại các nước phát triển. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài
tại Việt Nam người dân không biết làm thế nào để tham gia vào các giai đoạn khác nhau
của một chương trình tại địa phương cũng như không có năng lực và kinh nghiệm cần thiết
trong quá trình tham gia vào các hoạt động phát triển. Đồng thời, các cơ chế khuyến khích
sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định còn hạn chế, cũng như không có
thông tin hay hướng dẫn cụ thể nào giúp người dân tham gia vào quá trình ra quyết định.
Nhận thức được những thách thức trong quá trình phát triển như vậy, từ đầu năm
2000, sự tham gia của cộng đồng đã trở thành một phần quan trọng trong các chương trình
và dự án phát triển, đặc biệt là trong các chương trình và dự án của Ngân hàng Phát triển
Châu Á, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức phát triển khác. „Sự tham gia‟ được coi vừa là
mục đích vừa là phương tiện, vì nó xây dựng kỹ năng và nâng cao năng lực hành động của
cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề và cải thiện cuộc sống của chính họ, cũng như
đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là người nghèo. Các chương trình và dự án sẽ có
nhiều cơ hội thành công và bền vững hơn nếu có sự tham gia hiệu quả của người hưởng lợi,
1Thống kê tổng hợp của Trung tâm quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến cuối năm 2007 cho biết, cả nước có trên 7.000 công trình cấp nước tập trung
mọi quy mô, trong đó chỉ có 1.826 công trình hoạt động tốt (chiếm 41%); 1.537 công trình hoạt động bình thường (35%); 856 công trình kém (hơn 19%) và 214 công
trình... không hoạt động. Như vậy, tỷ lệ công trình cấp nước hoạt động kém hoặc không còn hoạt động chiếm tới gần 25%.

2


và sự tham gia này phải diễn ra ở mọi giai đoạn trong chu kỳ hoạt động của dự án, từ hoạch
định chính sách và chiến lược, xây dựng dự án, thực hiện dự án, đến giám sát và đánh giá.
Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng
Bình là một trong 14 tiểu dự án của Dự án Cấp nước và Vệ sinh Môi trường nông thôn
vùng miền Trung được thực hiện từ cuối năm 2011 đến hết tháng 12 năm 2016, sử dụng

vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á và được triển khai thực hiện tại 6 tỉnh miền
Trung Việt Nam, bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và
Bình Định. Mục tiêu của dự án là cung cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho 100%
dân số trong vùng dự án; dân cư trong vùng dự án được cải thiện về hành vi vệ sinh. Dự án
cũng góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia về nước sạch của Việt Nam đến
năm 2020; góp phần bảo đảm phát triển „nông thôn bền vững‟ và tham gia giải quyết đồng
bộ ba vấn đề - nông dân, nông nghiệp và nông thôn‟ trong chính sách „Tam nông‟.
Một trong những nội dung của dự án là huy động sự tham gia của cộng đồng trong
các giai đoạn khác nhau của dự án, từ thiết kế, tới triển khai và giám sát đánh giá. Dự án
được thực hiện theo phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng (CBA) thông qua kế hoạch
hành động dựa vào cộng đồng được xây dựng dựa trên nhu cầu và đặc điểm của mỗi địa
phương, nhằm thay đổi cách tiếp cận truyền thống từ trên xuống (top-down) nói trên. Dự án
áp dụng CBA để huy động cộng đồng tham gia tích cực vào tất cả các giai đoạn của chu
trình dự án, từ việc xác định đầu tư, lựa chọn kỹ thuật, đóng góp về mặt tài chính và các
loại hình đóng góp khác, giám sát xây dựng và quản lý công trình sau xây dựng.
Sự tham gia của cộng đồng được hợp thức hóa bằng cách thành lập các tổ chức cộng
đồng của những nhóm người đại diện cho các hộ gia đình được hưởng lợi (như Ban nước
và vệ sinh xã; Đội tuyên truyền viên sức khỏe và vệ sinh). Thông qua tổ chức cộng đồng
người hưởng lợi sẽ: Lựa chọn hình thức cung cấp nước và công nghệ (đấu nối giữa các hộ
gia đình, vòi nước tại hộ gia đình, v.v.); Trao đổi về mức độ dịch vụ mà họ sẵn sàng và có
khả năng chi trả; Đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch và thiết kế dự án; Đóng góp
thời gian, công sức và tài liệu cho dự án; Vận hành và duy trì hệ thống đảm bảo tính ổn
định; và Thực hiện can thiệp thay đổi nhận thức và hành vi về sử dụng nước sạch và vệ sinh
3


môi trường.
Thực tế đã cho thấy, sự tham gia của cộng đồng là một yếu tố quan tro ̣ng cho s ự thất
bại hay thành công c ủa một dự án. Bởi vì cộng đồng, những người hưởng lợi, bao gồm
cảphụ nữ, người cao tuổi, hộ nghèo, nữ chủ hộ, người dân tộc thiểu số,…đều có quyền

tham gia đóng góp ý kiến vào tất cả các giai đoạn của dự án, do đó thái độ và trách nhiệm
làm chủ của mỗi người đều được nâng cao, qua đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người
hưởng lợi, nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế - xã hội trong dài hạn mà dự án sẽ mang lại
trong tương lai.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực cấp
nước và vệ sinh nông thôn chưa nhiều, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng góp phần đảm
bảo tính ổn định các kết quả do dự án cấp nước mang lại càng ít hơn. Để đạt kết quả ổn
định trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường sau khi dự án kết thúc, bên cạnh công
tác đầu tư xây dựng và vận hành kỹ thuật, thì yếu tố sự tham gia của cộng đồng cũng cần
được phân tích và đánh giá, từ đó có những giải pháp tăng cường hiệu quả của sự tham gia
của cộng đồng trong các dự án cấp nước và vệ sinh môi trường góp phần phát triển nông
thôn bền vữngở khu vực nghiên cứu.
Với các lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ về “Nghiên cứu đề
xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn
bền vững tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu được vai trò và mối quan hệ của sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động

cấp nước sạch với phát triển nông thôn bền vững trong bối cảnh thực hiện xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước sạch tại
xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp
nước sạch để góp phần xây dựng nông thôn bền vững ở khu vực nghiên cứu.
4


3.


Dự kiến những đóng góp của đề tài
Là một đề tài luận văn thạc sỹ thực hiện trong phạm vi thời gian ngắn và năng lực còn

hạn chế liên quan đến „khoa học bền vững‟ nên học viên chỉ mong muốn góp một phần nhỏ
trong việc đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động cấp nước sạch khu vực
nông thôn tại địa bàn nghiên cứu, trên cở sở đó sẽ khuyến nghị,nhân rộng giải pháp từ kết
quả nghiên cứu điểm này ra các khu vực nông thôn khác ở Việt Nam.
4.

Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

4.1.

Vấn đề nghiên cứu
-

Làm rõ nhu cầu phát triển nông thôn mới (nông thôn bền vững) và mối quan hệ

của nó với với vấn đề cấp nước sạch khu vực nông thôn; Xác định vai trò tham gia của
cộng đồng trong việc duy trì tính hiệu quả (ổn định lâu dài) của hoạt động cấp nước sạch
nông thôn.
-

Làm rõ thực trạng và mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước

sạch tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Sự tham gia này được biểu
hiện thông qua những hoạt động nào và trong các giai đoạn nào của chu trình dự án?
-


Cần có giải pháp và chính sách nào để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng nhằm

duy trì tính bền vững trong hoạt động cấp nước khu vực nông thôn?
4.2.

Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu 1: Trong dự án cấp nước sạch tại xã Thanh Trạch, huyện Bố

Trạch, tỉnh Quảng Bình cộng đồng có cơ hội được tham gia đóng góp ý kiến và đưa ra
quyết định của mình về các điều kiện cấp nước sạch ngay từ đầu trong tất cả các bước của
chu trình dự án, trong đó đặc biệt quan tâm ý kiến của nhóm người nghèo, nhóm phụ nữ và
nhóm dân tộc thiểu số. Nếu thiếu sự tham gia đó, liệu kết quả thực hiện dự án theo cách tiếp
cận truyền thống có duy trì được kết quả tốt lâu dài sau khi dự án kết thúc không; và có ảnh
hưởng đến phát triển khu vực nông thôn bền vững không.
- Giả thuyết nghiên cứu 2: Trong phần lớn dự án mà các công trình là vốn nhà nước
đầu tư, cơ hội cho người dân nông thôn tham gia góp ý kiến và đưa ra các quyết định của
5


họ - với tư cách là những khách hàng trong các giai đoạn của dự án là rất hạn hẹp, và được
thực hiện theo phương pháp tiếp cận truyền thống. Dự án cấp nước sạch tại xã Thanh
Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo cách tiếp cận dựa vào cộng
đồng, theo nguyên tắc tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) nhằm tăng cường và đảm bảo sự
tham gia rộng rãi của cả cộng đồng, đặc biệt là nhóm yếu thế trong cộng đồng. Vậy sự tham
gia hiện nay của cộng đồng trong dự án cấp nước sạch ở khu vực nông thôn nghiên cứu đã
bảo đảm kết quả thu được từ dự án ổn định lâu dài chưa.
- Giả thuyết nghiên cứu 3: Có rất nhiều hình thức huy động và thúc đẩy sự tham gia
của cộng đồng trong dự án cấp nước sạch nông thôn. Tuy nhiên, liệu các giải pháp bổ sung
có tăng cường được sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào dự án cấp nước sạch để góp
phần bảo đảm tính bền vững của khu vực nông thôn của họ không.


6


CHƢƠNG 1:CƠ Sở LÝ LUậN CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU
1.1.

Các khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm cộng đồng
Cộngđồnglàkháiniệm

cóthểhiểutheonghĩarộngvàtheonghĩahẹp.

Từkháiniệm

nghĩarộngcóthểhiểucộng đồng tồntạidướinhiều dạngkhác nhau,theonghĩa hẹp có thể hiểu
cộng đồngnhư:
- Những cộng đồng về địa lý có thể bao gồm một vùng, một thị trấn, hoặc một nhóm
nông trại trải dài theo không gian rộng.
- Một cộng đồng đồng nhất là một nhóm người có những mối quan tâm chung trên cơ
sở có cùng nghề nghiệp, vǎn hoá, hiểu biết, tôn giáo hoặc các hoạt động giải trí.
- Các cộng đồng có thể là cộng đồng doanh nghiệp; cộng đồng sinh viên học sinh;
cộng đồng nông nghiệp; hay rộng lớn hơn là nhóm các quốc gia như Cộng đồng Chung
châu Âu.
Một cá nhân có thể đồng thời thuộc về vài cộng đồng tại cùng một thời điểm do
bản thân họ có nhiều mối quan tâm, nhiều sở thích và chia sẻ lợi ích với nhiều nhóm
người khác nhau; trong một cộng đồng số thành viên thườngcó xu hướng biến đổi.
Cộng đồng nông thôn gắn kết với nhau trên cơ sở tình xóm giềng truyền thống và quan
hệ trong nội bộ dòng tộc.

Có nhiều khái niệm về cộng đồng, theo nghĩa hẹp, trong đó nổi bật 2 khái niệm
sau: Marcia (2007) cho rằng “cộng đồng là các nhóm dân cư có cùng sở thích, có chung
lợi ích và mối quan tâm”[64].
T. Schouten và P. Moriarty (2006) lại cho rằng “Cộng đồng sinh ra và tồn tại do
một nhóm những người đồng sở thích, nhưng cộng đồng không chỉ có nghĩa chỉ là một
nhóm gồm những cá nhân ó mà nó còn bao hàm cả mối quan hệ, hành vi, ứng xử và sự
tương tác giữa các thành viên” [72].
Trong nghiên cứu, luận văn sử dụng khái niệm của Marcia (2007), vì khái niệm
này đã phản ánh được những đặc trưng mang tính bản chất của cộng đồng.

7


1.1.2. Khái niệm sự tham gia
Về mặt khái niệm, tham gia là một quá trình hướng tới sự tham gia và chia sẻ giữa
các bên liên quan trong các hoạt động.Theo Anstein Sherry (1969), sự tham gia của cộng
đồng được xem là quyền lực công dân [51]. Cohen và Uphoff (1977) cho rằng sự tham gia
bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương
trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng như trong đánh giá các
chương trình [54].
Vềcáccấpđộsựthamgia.Để xem xét sự tham gia của cộng đồng, luận văn sử dụng
các mô hình lý thuyết về cấp độ tham gia của Anstein Sherry [51], Brager và Specht [53]
và của Ngân hàng Thế giới. Cách phân chia của Arnstein có phần nghiêng về việc mô tả
các hành động của chủ quản lý dự án hướng tới cộng đồng để lôi kéo và trao quyền cho
họ.
Anstein Sherry [51]mô tả quá trình tham gia của cộng đồng như là một chiếc thang
với tám bước:
(1) Sự vận động, lôi kéo
(2) Liệu pháp: chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia. Giả
sử kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự ủng hộ từ cộng đồng thông qua

quan hệ công chúng.
(3) Thông báo/ Cung cấp thông tin. Đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy
sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có phản hồi.
(4) Tham vấn. Khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý kiến
cộng đồng. Thường lại chỉ là những nghi thức.
(5) Xoa dịu. Bầu những thành viên xứng đáng vào tổ chức.
(6) Hợp tác. Dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa công dân và chính quyền. Cả
hai đều phải có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra quyết định.
(7) Ủy quyền. Các công dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong tổ chức và có quyền
quyết định.
(8) Kiểm soát. Quần chúng đã có thể chịu trách nhiệm .
Brager và Specht [53] xuất phát từ lập trường của người dân để mô tả mức độ mà họ
8


đạt được trong tiến trình tham gia dự án với mức độ từ thấp đến cao:
- Không. Cộng đồng không được nói gì: vì sự tham gia không thểxảy ra.
- Nhận thông tin. Cộng đồng được nói về những gì được lập kế hoạch và sựchấp
nhận được kỳ vọng.
- Được tham vấn. Sự chấp nhận đạt được thông qua phát triển sự đồng thuậnđối với
dự án.
- Khuyên giải. Bản chất của sự can thiệp vẫn là từ trên xuống, nhưng cómột sự linh
hoạt đủ để chấp nhận cộng đồng đề xuất cácthay đổi.
- Tham gia vào lập kế hoạch. Có một sự kỳ vọng lớn hơn về từ thay đổi từ những nhà
tổchức.
- Có quyền. Cộng đồng được tham gia vào trong quá trình lập cộngđồng từ lúc lập
dự án, nhưng vẫn còn các yếu tố từ trênxuống.
- Có quyền kiểm soát. Cộng đồng thực hiện cả xác định vấn đề và tìm cách giải
quyết
Ngân hàng Thế giới xem sự tham gia của người dân như là 1 quá trình, nhờ đó người

dân và đặc biệt là phụ nữ, người nghèo và trẻ em được tham gia vào quá trình ra quyết định
ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Sự tham gia của người dân nhằm các mục đích:
(1) Trao quyền- một sự chia sẻ quyền lực hợp lý với người tham gia để nâng cao nhận
thức về khả năng tham gia của họ vào quá trình thực hiện dự án.
(2) Xây dựng và nâng cao năng lực của người dân trong phát triển của chính họ và
cộng đồng của họ.
(3) Tăng cường hiệu lực của dự án, thúc đẩy sự đồng thuận, sự hợp tác cũng như
tương tác giữa những người hưởng lợi của dự án và giữa họ với các cơ quan thực hiện dự
án.
(4) Chia sẻ chi phí của dự án với người hưởng lợi, do đó giảm được chi phí cũng như
thời gian thực hiện dự án.

9


1.1.3. Khái niệm cấp nước nông thôn bền vững
- Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (gọi tắt là công trình cấp nước nông
thôn) là công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm khai thác nguồn nước ngầm, nước mặt tự nhiên
để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân nông thôn.
- Hoạt động cấp nước nông thôn bền vững khi nó hội tụ đầy đủ 3 yếu tố kinh tế- kỹ
thuật, xã hội và môi trường như sau:


Bền vững về mặt kinh tế, kỹ thuật: đảm bảo công trình được vận hành tốt , bảo
dưỡng tốt, cung cấp nước đủ tiêu chuẩn. Đảm bảo các hộ dân thực hiện việc cam
kết đấu nối và sẵn sàng chi trả phí đấu nối và sử dụng nước đúng hạn. Kinh tế của
các hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế khi không mất thời gian đi lấy nước,
giảm chi phí thuốc men và thăm khám các bệnh liên quan đến nước,được vay vốn
từ quỹ tiết kiệm khi tham gia. Nhóm tiết kiệm- tín dụng của Quỹ Tín dụng vệ sinh
quay vòng vốn để sản xuất kinh doanh.




Bền vững về mặt xã hội: cộng đồng được tham gia vào các khâu của dự án (
chuẩn bị, thực hiện, vận hành bảo dưỡng, giám sát đánh giá). Thông qua việc
tham gia các hoạt động của dự án sẽ phát huy sức mạnh tập thể của người dân,
gắn kết tình đoàn kết nội bộ rất phù hợp với “ văn hóa làng xã” tại Việt Nam.
Người dân phát huy được quyền làm chủ của mình.



Bền vững về mặt môi trường: Việc sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực
hiện các hành vi vệ sinh đúng cách, hoạt động vệ sinh tổng thể cộng đồng giúp
cho môi trường tại nông thôn được cải thiện, sức khỏe của người dân được nâng
cao.
Cộng đồng thông qua việc phát huy các vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, vai trò

xã hội khi tham gia dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ đóng góp vào việc
duy trì tính bền vững của dự án.

10


1.2.

Tổng quan nghiên cứu

1.2.1. Về nông thôn bền vững và vai trò của hoạt động cấp nước sạch trong việc xây
dựng nông thôn mới
1.2.1.1. Về nông thôn bền vững

Thuật ngữ “phát triển bền vững” (PTBV) được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tổ chức
Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Họ cho rằng “sự phát triển của nhân loại không thể
chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội
và sự tác động đến môi trường sinh thái" [74]. Để làm rõ hơn khái niệm trên, Ủy ban Thế
giới về Môi trường và Phát triển [73] đã đưa ra khái niệm PTBV là "sự phát triển có thể đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai,...".
Định nghĩa trên hàm chứa hai ý tưởng chính: i) khái niệm "nhu cầu", đặc biệt nhấn
mạnh ưu tiên đến nhu cầu thiết yếu của người nghèo trên thế giới; ii) khái niệm
hóa những hạn chế (khuôn định công nghệ và xã hội trong khả năng chịu đựng của môi
trường) để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, tham khảo từ Bùi Đức Kính
[6] nhiều bình luận cho rằng khái niệm này quá lạc quan, đầy mơ hồ, thiếu chuẩn xác và
hơn thế nó nhắm đến các lợi ích khác nhau và thậm chí xung đột nhau [52, tr. 129].
Dù khái niệm về PTBV còn nhiều tranh cãi, cho đến nay, định nghĩa của WECD được
xem là phổ biến nhất khi nhấn mạnh đến tính công bằng giữa các thế hệ trong quá trình
phát triển và được khẳng định trong Hội nghị Liên Hiệp Quốc vềMôi trường và Phát triển
(UNCED) tại Hội nghị Rio 1992 hay Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất 1992 [74] và được bổ
sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg 2002: “ PTBV là quá trình phát triển có sự kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Các quan niệm và lý thuyết PTBV chỉ mới được tiếp cận tại Việt Nam từ thập niên
1980, tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được Chương trình nghị sự 21 riêng của
mình. Từ đó, PTBV được xem là tư tưởng chủ đạo định hướng các chính sách của Việt
Nam. Cụ thể quyết định số 153/2004/QĐ- TTg về “Định hướng chiến lược PTBV ở Việt
11


Nam” đã được ban hành cùng với quyết định 1032/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng
PTBV Quốc gia vào tháng 9/2005. Vào tháng 4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Chiến


lược

PTBV

Việt

Nam

giai

đoạn

2011-2020.

Đâylà

chiếnlượckhung,baogồmnhữngnguyêntắcvề PTBV,mục tiêuvàtầm nhìndàihạn,cáclĩnh vực
hoạt động ưutiên,phươngtiệnvà giảipháp, nhằmbảo đảm PTBV đất nướctrongthế kỷ XXI.
Bên cạnh đó, khái niệm “phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững” lần đầu
tiên được đưa ra ở Hội nghị về Nông nghiệp và Môi trường của Tổ chức Nông Lương thế
giới (FAO) tại Hertogenbosch năm 1991. Khái niệm này đã được khẳng định tại Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro năm 1992 trong Chương 14 của Chương trình Nghị
sự 21, và tiếp tục được tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh về PTBV tại Johannesburg
năm 2002. Phát triển nông nghiệp và nông thôn (NN&NT) bền vững là một quá trình đa
chiều, bao gồm: (i) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến người tiêu
thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (ii) tính bền vững
trong sử dụng tài nguyên đất và nước theo không gian và thời gian; và (iii) khả năng tương
tác thương mại trong tiến trình phát triển NN&NTđể đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương
thực trong vùng và giữa các vùng. Như vậy, quan niệm về phát triển NN&NTbền vững đã

ảnh hưởng đến các cách thực hành trong nông nghiệp. Các cách thực hành này phải đảm
bảo tính chất bền vững, có nghĩa là phải đáp ứng đồng thời ba mục tiêu: (i) Bền vững về
sinh thái; (ii) Lợi ích về kinh tế; và (iii) Lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng.
Ở nước ta, trong lĩnh vực NN&NT, ngay từ nghị quyết 5 Trung ương khoá IX đã
khẳng định quan điểm: “Ưu tiên bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ
thiên tai, phát triển NN&NTbền vững,… Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội
trong quá trình CNH, HĐH NN&NTnhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định
xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông
thôn;… giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá và thuần phong mỹ tục”.
Trong bối cảnh một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, việc hiểu biết khái niệm phát
triển NN&NTbền vững cần thiết phải bao gồm việc hiểu rõ ba loại hình phát triển tổng
quát. Có thể coi đây là các điều kiện tiên quyết để đạt được PTBV toàn diện. Ba loại hình
12


phát triển này là: (i) Phát triển kinh tế nông thôn bền vững; (ii) Phát triển xã hội nông thôn
bền vững và an toàn môi trường nông thôn; (iii) Tăng cường bảo vệ, quản lý tài nguyên
thiên nhiên.
Trần Ngọc Ngoạn (2008) [44] đã tiếp cận đến những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
trong phát triển NN&NT bền vững, làm rõ được những vấn đề: phát triển NN&NT bền
vững – một yêu cầu phát triển mới của các quốc gia trên thế giới; khuôn khổ lý thuyết làm
cơ sở cho phát triển bền vững nông thôn và một số kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng
dụng các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn. Một trong những phương thức
phát triển thể chế bền vững là vai trò tham gia của quần chúng trong hệ thống phát triển
nông thôn mới, đặc biệt là sự tham gia của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như phụ
nữ, những người nghèo nhất và nhóm dân tộc thiểu số,…Ông cũng nhấn mạnh vai trò tham
gia của cộng đồng được xem là yếu tố chính để duy trì các khoản đầu tư phát triển, xác định
đâu là những khoản đầu tư đúng lúc, đúng chỗ, và tránh sự không cần thiết do khu vực
công quản lý đối với các dịch vụ cấp nước và vệ sinh nói riêng và dịch vụ công cộng nông
thôn nói chung.

Đào Thế Tuấn (2005) trong bài viết “ Chính sách nông thôn, nông dân và nông
nghiệp mới ở Trung Quốc ” [18] khái quát tình hình nông thôn Trung Quốc từ năm 1978
đến năm 2005, chính sách xây dựng nông thôn XHCN mới với mục tiêu giảm bớt khoảng
cách giữa đô thị - nông thôn và tạo ra sự PTBV.Phạm Ngọc Dũng (2011) trong cuốn sách
“ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN&NT từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”
[36] đã chỉ ra những nhân tố chi phối đến khả năng khắc phục, phát triển kinh tế- xã hội bền
vững ở nông thôn. Trong phần viết này, các nhà nghiên cứu chỉ ra hai nguyên nhân: cơ chế
chất lượng cao và bình đẳng trong phân phối thu nhập, trong đó nguyên nhân cơ chế chất
lượng cao là nhân tố quan trọng nhất chi phối đến khả năng khắc phục, phát triển kinh tếxã hội bền vững ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, quan điểm PTBV được đề cập ngày càng nhiều trong các tài liệu nghiên
cứu và phát triển NN&NT bền vững dựa trên ba trụ cột chính: kinh tế nông thôn, xã hội
nông thôn và tăng cường bảo vệ, quản lý môi trường tự nhiên. Các nhà nghiên cứu cũng
13


cho rằng phát triển NN&NT bền vững là đòi hỏi đương nhiên và khả năng hiện thực, ở
nước ta nó là một nhân tố then chốt để có thể đạt được các mục tiêu tổng thể về phát triển
kinh tế- xã hội bền vững. Để phát triển nông thôn bền vững, cần tiếp cận phát triển theo
vùng và tiếp cận từ dưới lên, lấy cộng đồng dân cư nông thôn làm chủ tiến trình phát triển,
kết hợp với sự chỉ đạo của Nhà nước, phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập người dân
và bảo vệ môi trường nông thôn.
1.2.1.2. Vai trò của hoạt động cấp nước sạch trong việc xây dựng nông thôn mới
Ở Việt Nam, nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp, với hơn 70% dân cư đang sống ở vùng nông thôn. Phát triển
NN&NT đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn
định kinh tế xã hội đất nước. Mục tiêu của quá trình phát triển NN&NT là không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn trên cơ sở công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; trong đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng
nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể. Tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu

toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng
nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.
Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số
24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nội dung
chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: xây dựng, tổ
chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn
hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ [7].
Như vậy, mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một
kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, với 5 nội dung cơ bản: Thứ nhất, đó là làng, xã
văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng
14


kinh tế hàng hóa; Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng
nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn; Thứ năm,xã hội nông thôn an ninh
tốt, quản lý dân chủ.
Để xây dựng nông thôn với 5 nội dung trên, ngày 16/04/2009 Thủ tướng Chính Phủ
đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm
19 tiêu chí được khái quát thành 5 nhóm nội dung : (i) quy hoạch ; (ii) hạ tầng kinh tế - xã
hội ; (iii) kinh tế và tổ chức sản xuất ; (iv) văn hóa - xã hội - môi trường và ; (v) hệ thống
chính trị. Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới [41], nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn nằm trong nhóm nội dung thứ 4 (văn hóa- xã hội – môi trường),
thuộc tiêu chí thứ 17- tiêu chí về môi trường với mục tiêu chính là cung cấp đủ nước sinh
hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ
công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn
xã. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành
quan tâm đặc biệt. Nội dung tiêu chí môi trường được xác định nông thôn mới gồm 5 yêu

cầu: (a) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh2 và nước sạch theo quy chuẩn quốc gia [4]
đạt mức quy định của vùng (từ 70 đến 90%); (b) Các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa
bàn đạt chuẩn về môi trường ; (c) Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường; (d) Nghĩa trang được xây dựng theo
quy hoạch; và (e) Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chính Phủ đã ban hành
Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”. Theo đó, nội dung thứ 9 là cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường với mục tiêu đạt yêu cầu theo tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc
gia nông thôn mới là bảo đảm cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư,
trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo
vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Xây dựng các công trình bảo vệ môi

2

Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi,

không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi;

15


×