BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ VŨ TUYỀN
ẢNH HƢỞNG CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU ĐẾN HÀNH VI
QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ VŨ TUYỀN
ẢNH HƢỞNG CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU ĐẾN HÀNH VI
QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THANH HẢI
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế:
là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của cá
nhân tác giả, với sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Trần Thị Vũ Tuyền
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2.
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3.
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
5.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
6.
Những đóng góp mới của luận văn................................................................ 3
7.
Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .................5
1.1.
Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài .......................................................... 5
1.2.
Các nghiên cứu công bố ở trong nước ......................................................... 10
1.3.
Nhận xét tổng quan nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu ............. 13
1.3.1.
Nhận xét tổng quan nghiên cứu ............................................................ 13
1.3.2.
Xác định khe hổng nghiên cứu ............................................................. 15
Tóm tắt chƣơng 1 .................................................................................................... 16
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 17
2.1.
2.2.
Những vấn đề cơ bản về hành vi quản trị lợi nhuận .................................... 17
2.1.1.
Định nghĩa về hành vi quản trị lợi nhuận .............................................17
2.1.2.
Động cơ của hành vi quản trị lợi nhuận ................................................ 19
2.1.3.
Các thủ thuật quản trị lợi nhuận trong kế toán ..................................... 21
2.1.4.
Các mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận ............................... 27
Cơ cấu sở hữu và hành vi quản trị lợi nhuận ...............................................31
2.3.
2.2.1.
Cơ cấu sở hữu ....................................................................................... 31
2.2.2.
Mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hành vi quản trị lợi nhuận............ 33
Các lý thuyết nền tảng ................................................................................. 34
2.3.1.
Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory).................................................... 34
2.3.2.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetry Information) ............... 36
Tóm tắt chƣơng 2 .................................................................................................... 38
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................39
3.1.
Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 39
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 40
3.3.
Mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu ............................41
3.4.
3.5.
3.3.1.
Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 41
3.3.2.
Phát triển giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 42
3.3.2.1.
Mức độ tập trung quyền sở hữu và hành vi QTLN .............................42
3.3.2.2.
Quyền sở hữu của nhà đầu tư tổ chức và hành vi QTLN ..................42
3.3.2.3.
Quyền sở hữu của nhà quản lý và hành vi QTLN ...............................43
3.3.2.4.
Quyền sở hữu của nhà nước và hành vi QTLN ...................................44
3.3.2.5.
Quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và hành vi QTLN...........45
3.3.2.6.
Các biến kiểm soát .......................................................................................46
Đo lường các biến nghiên cứu trong mô hình ............................................. 47
3.4.1.
Đo lường biến phụ thuộc ......................................................................47
3.4.2.
Đo lường các biến độc lập và biến kiểm soát trong mô hình ............... 49
Mẫu nghiên cứu và quy trình phân tích dữ liệu ........................................... 50
3.5.1.
Mẫu và dữ liệu nghiên cứu ...................................................................50
3.5.2.
Quy trình phân tích dữ liệu ................................................................... 52
3.5.2.1.
Phân tích thống kê mô tả ................................................................52
3.5.2.2.
Phân tích tương quan ..................................................................... 53
3.5.2.3.
Phân tích hồi quy............................................................................ 53
Tóm tắt chƣơng 3 .................................................................................................... 55
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 56
4.1.
Kết quả phân tích hồi quy mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận ..56
4.2.
Kết quả phân tích ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi quản trị lợi
nhuận
..................................................................................................................... 58
4.3.
4.2.1.
Thống kê mô tả các biến ....................................................................... 58
4.2.2.
Phân tích tương quan ............................................................................ 60
4.2.3.
Phân tích hồi quy .................................................................................. 61
4.2.3.1.
Lựa chọn mô hình phù hợp ............................................................ 61
4.2.3.2.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến .................................................64
Bàn luận ....................................................................................................... 66
Tóm tắt chƣơng 4 .................................................................................................... 72
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 73
4.1.
Kết luận chung .............................................................................................73
4.2.
Gợi ý chính sách ..........................................................................................74
4.3.
4.2.1.
Đối với tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý .................................................... 74
4.2.2.
Đối với tỷ lệ sở hữu của nhà nước ........................................................ 75
4.2.3.
Đối với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ................................... 76
4.2.4.
Đối với đòn bẩy tài chính...................................................................... 76
4.2.5.
Đối với chất lượng kiểm toán ............................................................... 77
4.2.6.
Gợi ý chính sách khác đối với cơ quan quản lý .................................... 78
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung
BCTC
Báo cáo tài chính
BCTN
Báo cáo thường niên
BGĐ
Ban giám đốc
BTC
Bộ Tài chính
CP
Cổ phần
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEM
Mô hình tác động cố định
FPI
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
GLS
Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát
HĐQT
Hội đồng quản trị
Pooled OLS
Phương pháp bình phương tối thiểu kết hợp tất
cả các quản sát
QTLN
Quản trị lợi nhuận
REM
Mô hình tác động ngẫu nhiên
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK
Thị trường chứng khoán
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến
cơ cấu sở hữu và hành vi QTLN ............................................................................... 14
Bảng 3.1. Xác định và đo lường các biến .................................................................49
Bảng 4.1. Kết quả hồi quy mô hình (2) theo Pooled OLS, FEM và REM ............... 56
Bảng 4.2. Bảng kết quả ước lượng theo mô hình GLS cho mô hình (2) .................. 57
Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình (*) ...................58
Bảng 4.4. Bảng thống kê mô tả các biến định tính trong mô hình (*) ...................... 59
Bảng 4.5. Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (*) ............60
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy mô hình (*) theo Pooled OLS, FEM và REM ............... 62
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp các kiểm định lựa chọn giữa 3 mô hình Pooled OLS, FEM
và REM của mô hình (*) ........................................................................................... 63
Bảng 4.8. Bảng kết quả hồi quy theo mô hình GLS cho mô hình (*) ....................... 65
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu ......... 71
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát của luận văn ........................................... 39
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin trên BCTN của doanh nghiệp giữ vai trò kết nối một doanh nghiệp
với rất nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau bên ngoài doanh nghiệp, nó
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp những thông tin hữu ích, có
thể giúp cho người sử dụng thông tin ra quyết định một cách hợp lý, thỏa mãn mục
tiêu của họ. Đặc biệt, thông tin về lợi nhuận được coi là một trong những thông tin
tài chính quan trọng có ảnh hưởng đến tất cả các bên liên quan của doanh nghiệp, vì
giá trị lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh và triển
vọng tăng trưởng của công ty, vì vậy bất kỳ sự can thiệp nào có thể bóp méo tính
chính xác của thông tin trên các báo cáo đều làm ảnh hưởng đến quyết định của
những người sử dụng BCTC. Các vụ bê bối tài chính trên thế giới của Enron,
WorldCom và Parmalat vào đầu những năm 2000 cũng như ở Việt Nam như Bông
Bạch Tuyết, Dược Viễn Đông … có liên quan đến các thủ thuật trên BCTC đã gây
ra tác động không nhỏ đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng
vào chất lượng thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp niêm yết. Theo số liệu thống kê của Vietstock từ năm 2012 đến tháng 6 năm
2015 cho thấy mỗi năm tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết có điều chỉnh lợi nhuận sau
kiểm toán đều trên mức 70%, riêng 6 tháng đầu năm 2015 chiếm 52%. Điều này
dấy lên sự cảnh báo rất lớn về chất lượng thông tin BCTC, từ đó tạo nên sự quan
tâm ngày càng tăng đến QTLN. Việc QTLN "hợp pháp" hoặc "bất hợp pháp" đều
ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của doanh nghiệp.
Theo lý thuyết ủy nhiệm, sự tách biệt của chủ sở hữu và nhà quản lý dẫn đến
xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, do đó giám sát các quyết định của
nhà quản lý có thể cải thiện sự liên kết quản lý và lợi ích của cổ đông và giảm thiểu
các hành vi cơ hội do xung đột về lợi ích. Trong thực tế, sự gia tăng của những vụ
bê bối kế toán đã nhắc đến sự cần thiết phải cải thiện chất lượng thông tin trên
BCTC bằng cách thiết lập cơ cấu quản trị tốt. Quản trị công ty tốt cho phép tối đa
2
hóa giá trị doanh nghiệp và minh bạch trong công bố thông tin (Gupta & Sharma,
2014). Trong tổng thể hệ thống quản trị công ty, cơ cấu sở hữu là thành phần được
nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Ví dụ, Ali và cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng các nhà
quản lý, người sở hữu một phần đáng kể trong vốn chủ sở hữu của một công ty có ít
động lực để thao tác thông tin kế toán trên báo cáo, do đó có thể hạn chế hành vi
QTLN. Shaikh và cộng sự (2012) cho rằng các nhà đầu tư là tổ chức có nhiều khả
năng phát hiện QTLN hơn so với các nhà đầu tư không phải là tổ chức vì họ tiếp
cận nhiều thông tin kịp thời và phù hợp. Trong những nghiên cứu này đều cho rằng
cơ cấu sở hữu của công ty có ảnh hưởng đáng kể đến QTLN, từ đó ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin lợi nhuận trên BCTC.
Dựa trên lý thuyết ủy nhiệm, các nghiên cứu gần đây đã tập trung xem xét tác
động của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN nhằm nâng cao chất lượng BCTC. Tuy
nhiên, tác giả chưa thấy có nghiên cứu thực nghiệm cụ thể nào đi sâu về vấn đề này
tại Việt Nam. Từ đó đặt ra câu hỏi liệu cơ cấu sở hữu của các công ty tại Việt Nam
có ảnh hưởng đến hành vi QTLN hay không và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?
Nhằm trả lời cho câu hỏi này, tôi chọn đề tài: “
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là xem xét ảnh hưởng của cơ cấu sở
hữu đến hành vi QTLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP
Hồ Chí Minh.
Nhằm đạt được mục tiêu chung nói trên, luận văn cần đạt được những mục
tiêu cụ thể sau:
-
Nhận diện các yếu tố của cơ cấu sở hữu ảnh hưởng đến hành vi QTLN của
các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
-
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc cơ cấu sở hữu đến hành
vi QTLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí
Minh. Từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được.
3
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn đặt ra câu hỏi nghiên cứu
như sau:
-
Những nhân tố nào thuộc cơ cấu sở hữu ảnh hưởng đến hành vi QTLN?
-
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN
của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh như thế
nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xem xét ảnh hưởng cơ cấu sở hữu đến hành
vi QTLN.
Phạm vi nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp trên BCTN của các công ty niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, luận
văn được thực hiện dựa trên cách tiếp cận suy diễn và sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng là chủ yếu.
-
Phương pháp phân tích và tổng hợp: khái quát lý thuyết về các vấn đề nghiên
cứu và các nghiên cứu có liên quan, làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh
hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN.
-
Phương pháp định lượng: được sử dụng chủ yếu trong luận văn nhằm kiểm
tra chiều hướng tác động cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
thuộc về cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN với sự hỗ trợ từ phần mềm Excel và
phần mềm Stata 14.0 thông qua thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích
hồi quy.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã phân tích ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN của
các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM thông qua thông tin
trình bày trên BCTN, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm hỗ trợ cho các chủ
thể tham gia trên TTCK cách thức hạn chế hành vi QTLN. Kết quả nghiên cứu này
4
là căn cứ khoa học để các doanh nghiệp nhận ra vai trò của cơ cấu sở hữu trong việc
hạn chế hành vi QTLN, là tài liệu giúp các đối tượng sử dụng BCTN của doanh
nghiệp hiểu rõ hơn về các thông tin mà doanh nghiệp công bố. Đồng thời, các gợi ý
chính sách đưa ra góp phần giúp doanh nghiệp hạn chế được hành vi QTLN, cung
cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng ra quyết định.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, luận văn có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Với mục tiêu là nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN
của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, từ đó
góp phần giúp cho các công ty niêm yết nâng cao chất lượng BCTC, phục vụ tốt
cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán, đồng thời giúp cho các nhà đầu tư có
sở sở để đánh giá chất lượng BCTC của công ty từ đó đưa ra các quyết định phù
hợp. Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều học giả trong và ngoài nước đề cập
trong các nghiên cứu của mình. Dưới đây tác giả tiến hành lược khảo một số nghiên
cứu đã công bố ở Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới.
1.1. Các nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài
Nghiên cứu của Park & Shin (2004):
về ảnh hưởng của thành phần HĐQT đến QTLN đã sử
dụng mô hình của Dechow và cộng sự (1995) – Modified Jones để đo lường biến kế
toán dồn tích với một mẫu gồm 539 quan sát tại các công ty Canada giai đoạn 1991
– 1997. Tác giả nhận thấy lợi nhuận được quản lý theo chiều hướng tăng lên nhằm
tránh sự tổn thất trên báo cáo và lợi nhuận bị tụt giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy
sự hiện diện của thành viên HĐQT đến từ các trung gian tài chính và sự hiện diện
của cổ đông là tổ chức thì làm giảm hành vi QTLN. Đồng thời, nghiên cứu còn cho
thấy tăng tỷ lệ thành viên HĐQT bên ngoài làm tăng hành vi QTLN, trái ngược với
quan điểm cho rằng tăng tỷ lệ thành viên HĐQT bên ngoài sẽ giúp HĐQT tăng tính
độc lập, giải quyết xung đột lợi ích giữa cổ đông nhỏ và cổ đông lớn.
Nghiên cứu của Ali và cộng sự (2008):
Mẫu nghiên cứu được
sử dụng bao gồm 1001 công ty niêm yết ở Malaysia cho cả 2 năm 2002 và 2003 sau
khi đã loại bỏ những công ty thuộc ngành tài chính và những công ty không có đầy
đủ dữ liệu. Nghiên cứu này đã xem xét mối liên hệ giữa mức độ sở hữu quản lý đến
hành vi QTLN, đại diện bởi độ lớn của biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh theo
mô hình của Jones (1991). Kết quả cho thấy rằng, mức độ sở hữu của nhà quản lý
6
có thể hạn chế hành vi QTLN. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra có một mối quan
hệ cùng chiều giữa quy mô công ty đến mối quan hệ giữa quyền sở hữu của nhà
quản lý và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Mặc dù sở hữu của nhà quản lý có thể làm
giảm các hành vi QTLN, các yếu tố khác như quy mô doanh nghiệp cũng có thể ảnh
hưởng đến hành vi này. Sở hữu của nhà quản lý là một cơ chế giám sát hiệu quả,
đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhỏ, do đó quyền sở hữu của nhà quản lý cần
được khuyến khích trong các doanh nghiệp nhỏ để nó có thể thay thế cho sự yếu
kém của cơ chế quản trị công ty khác.
Nghiên cứu của Kim & Yoon (2008):
đã điều tra các yếu tố quản trị công ty có ảnh
hưởng làm giảm hành vi QTLN của các công ty niêm yết trên TTCK Hàn Quốc
trong năm 2004 và 2005. Mức độ QTLN được đo bằng khoản kế toán dồn tích có
điều chỉnh và tổng dồn tích theo mô hình Modified Jones (Dechow và cộng sự,
1995). Với kỹ thuật phân tích hồi quy để điều tra tác động của quản trị công ty đến
QTLN, kết quả nghiên cứu cho thấy sự độc lập của HĐQT, tập trung quyền sở hữu,
quyền sở hữu nước ngoài, tỷ lệ đòn bẩy và quy mô công ty ảnh hưởng đáng kể các
khoản kế toán dồn tích có điều chỉnh và tổng dồn tích.
Nghiên cứu của Jang và cộng sự (2009):
xem xét vai trò của
giám đốc bên ngoài và cổ đông tổ chức trong việc hạn chế các hoạt động QTLN.
Mẫu sử dụng gồm 613 công ty niêm yết ở Malaysia trong các lĩnh vực xây dựng,
sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng, giai đoạn từ năm 2001 đến năm
2003. Mô hình Modified Jones (Dechow và cộng sự, 1995) được sử dụng để nhận
diện hành vi QTLN. Kết quả nghiên cứu nhân thấy mức độ QTLN của các công ty
niêm yết của Malaysia là khoảng 16% tổng tài sản năm trước và hầu hết các công ty
QTLN tăng lên chứ không giảm xuống. Đồng thời, kết quả nghiên cứu không có
bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa độ lớn QTLN với tỷ lệ giám đốc bên
ngoài và cổ đông tổ chức. Lý giải cho kết quả này, Jang, Chun & Ramadili lập luận
rằng, giám đốc bên ngoài có thể thiếu chuyên môn về tài chính cần thiết để phát
7
hiện việc QTLN, do đó họ sẽ gặp khó khăn để đánh giá hoặc phân tích thông tin
nhất định, đồng thời, giám đốc bên ngoài tại Malaysia có thể không hoàn toàn độc
lập trong HĐQT. Nguyên nhân khác nữa làm cho giám đốc bên ngoài và cổ đông tổ
chức không có khả năng hạn chế các hành vi QTLN nếu quyền sở hữu của một công
ty là tập trung cao và quá trình lựa chọn giám đốc bên ngoài không được nêu rõ
ràng và minh bạch.
Nghiên cứu của Roodposhti & Chashmi (2011):
đã xem xét ảnh hưởng của cơ
chế quản trị công ty (bao gồm tập trung quyền sở hữu, HĐQT độc lập, kiêm nhiệm
hai chức danh Giám đốc điều hành và Chủ tịch HĐQT và cổ đông tổ chức) đến
QTLN. Quy mô công ty và đòn bẩy tài chính là các biến kiểm soát trong mô hình.
Mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 196 công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán Tehran (TSE) từ năm 2004 đến 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
giữa tập trung quyền sở hữu, HĐQT độc lập và kiêm nhiệm hai chức danh Giám
đốc điều hành và Chủ tịch HĐQT với QTLN có tác động ngược chiều, trong khi các
công ty có CP thuộc sở hữu của tổ chức cao thì QTLN nhiều hơn. Đồng thời, nghiên
cứu cũng tìm thấy một quan hệ cùng chiều giữa các biến kiểm soát (quy mô công ty
và đòn bẩy tài chính) và QTLN.
Nghiên cứu của Wang & Yung (2011):
điều tra tác động
của sở hữu nhà nước đến QTLN của các công ty niêm yết ở Trung Quốc. Mẫu
nghiên cứu gồm 557 công ty niêm yết trên TTCK Thượng Hải và TTCK Thâm
Quyến trong khoản thời gian 9 năm từ 1998 đến 2006 và được chia thành 2 nhóm:
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức
độ dồn tích của QTLN của các doanh nghiệp nhà nước thấp hơn so với doanh
nghiệp tư nhân, điều này trái ngược với dự đoán trong giả thuyết của tác giả cũng
như sự tin tưởng của đa số rằng sở hữu nhà nước là gốc rễ của tất cả sự kém hiệu
quả trong doanh nghiệp. Giải thích cho kết quả này, Wang & Yung cho rằng việc
8
bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc
giảm thiểu áp lực lên các nhà quản lý để thao tác thông tin.
Nghiên cứu của Klai & Omri (2011):
sử dụng mẫu gồm 22
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tunis trong giai đoạn 1997-2007 của
Tunisia để xem xét tác động của cơ chế quản lý đến chất lượng BCTC. Cụ thể,
nghiên cứu tập trung vào các đặc điểm của BGĐ và cơ cấu sở hữu tác động đến
hành vi QTLN, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Kết quả cho thấy rằng các
cơ chế quản trị đặc trưng bởi sự thiếu tính độc lập của BGĐ và mức độ tập trung
quyền sở hữu ảnh hưởng đến hành vi QTLN của các công ty Tunisia. Đặc biệt, kiểm
soát bởi nước ngoài, các gia đình và tập trung quyền sở hữu làm tăng mức độ
QTLN, đo đó làm giảm chất lượng BCTC, trong khi sự kiểm soát của nhà nước và
các tổ chức tài chính hạn chế hành vi QTLN, cải thiện chất lượng BCTC. Ngoài ra,
ba biến kiểm soát gồm quy mô công ty và cơ hội phát triển ảnh hưởng giảm, và đòn
bẩy tài chính cũng có tác động hạn chế hành vi QTLN.
Nghiên cứu của Shaikh và cộng sự (2012):
điều tra tác động của sở hữu tổ chức đến biến kế toán dồn tích có điều
chỉnh của các công ty niêm yết tại Pakistan. Mô hình Jones (1991) được sử dụng để
xác định khoản dồn tích có điều chỉnh, trong khi sở hữu của tổ chức đo bằng cách
chia số lượng cổ phiếu nắm giữ bởi các tổ chức từ tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Sau khi phân tích thực nghiệm với một kích thước mẫu gồm 68 công ty phi tài
chính được niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi (KSE) của Pakistan trong thời
gian 5 năm, bắt đầu từ năm 2006 đến năm 2010, nghiên cứu kết luận rằng sở hữu
của tổ chức có tác động ngược chiều đối với các khoản dồn tích có điều chỉnh. Điều
này cho thấy, các công ty ở Pakistan đang ý thức hơn về quản trị công ty và chủ sở
hữu là tổ chức như là một trung gian quan trọng để cải thiện hoạt động quản trị công
ty, giám sát gây khó khăn trong việc quản lý thay đổi thu nhập cho bất kỳ mục đích
mong muốn.
9
Nghiên cứu của Alves Sandra (2012):
với mẫu gồm 34 công ty niêm yết trên sàn
Euronext Lisbon của Bồ Đào Nha giai đoạn 2002-2007, nghiên cứu đã kiểm tra tác
động của cơ cấu sở hữu của một công ty (được đo bằng ba biến: sở hữu của nhà
quản lý, mức độ tập trung quyền sở hữu và sở hữu của tổ chức) đến hành vi QTLN
của một công ty. Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng hành vi QTLN của các
công ty niêm yết Bồ Đào Nha đều bị ảnh hưởng bởi cơ cấu sở hữu. Thứ nhất, cả sở
hữu của nhà quản lý và mức độ tập trung quyền sở hữu đều hạn chế hành vi QTLN.
Điều này cho thấy rằng các nhà quản lý, người sở hữu một phần quan trọng của vốn
CP trong một công ty, có ít động lực để thao tác thông tin kế toán được báo cáo, và
các cổ đông lớn làm giảm cơ hội điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý. Thứ hai,
QTLN thấp hơn khi dòng tiền hoạt động cao và QTLN cao hơn khi chi phí chính trị,
đòn bẩy tài chính và quy mô HĐQT là cao.
Nghiên cứu của Aygun và cộng sự (2014):
sử dụng mẫu gồm 230 công ty Thổ Nhĩ Kỳ niêm yết trên sàn chứng khoán
Istanbul (ISE) cho giai đoạn năm 2009 đến năm 2012 để kiểm tra tác động của cơ
cấu sở hữu và quy mô HĐQT đến QTLN. Cơ cấu sở hữu của công ty được đo bằng
hai biến: quyền sở hữu của nhà quản lý và quyền sở hữu của tổ chức. Nghiên cứu
này cũng sử dụng ba biến kiểm soát là lợi nhuận trên tài sản (ROA), quy mô của
công ty và đòn bẩy tài chính. Biến QTLN được nhận diện theo mô hình Modified
Jones và các kỹ thuật hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm tra tác động của cơ cấu
sở hữu của công ty và quy mô HĐQT đến QTLN. Kết quả của nghiên cứu này phù
hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng sở hữu của tổ chức và quy mô
HĐQT có tương quan ngược chiều với QTLN trong khi ảnh hưởng của quyền sở
hữu của nhà quản lý đến QTLN là cùng chiều. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy
lợi nhuận trên tài sản (ROA) có ảnh hưởng cùng chiều đến QTLN, trong khi tác
động của đòn bẩy tài chính đến quản QTLN là ngược chiều về mặt thống kê.
10
Nghiên cứu của Lakhal Nadia (2015):
sử dụng
mẫu gồm 170 công ty của Pháp vào năm 2008 đã kiểm tra các mối quan hệ giữa các
hoạt động công bố thông tin của công ty, cơ cấu sở hữu và QTLN. Kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng, mối quan hệ giữa QTLN và mức độ công bố thông tin của công
ty là ngược chiều, tức là các công ty kém minh bạch có khả năng tham gia vào các
hoạt động QTLN. Nghiên cứu cũng phát hiện ra sở hữu gia đình và nhiều cổ đông
lớn có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN. Cuối cùng, sự hiện diện của nhà đầu tư là tổ
chức có khả năng giảm thiểu hành vi QTLN, có vai trò giám sát và ảnh hưởng đến
quyết định của nhà quản lý.
1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nƣớc
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Trang (2011):
đã trình bày một cách tổng quát về các kỹ thuật mà các
nhà quản trị có thể vận dụng để điều chỉnh lợi nhuận theo ý kiến chủ quan như: lựa
chọn phương pháp kế toán ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí và
các ước tính kế toán, lựa chọn thời điểm mua hoặc bán tài sản. Đồng thời, tác giả
cũng đưa ra một số ý kiến về tính trung thực của thông tin kế toán tạo điều kiện
thuận lợi giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin kiểm tra chất lượng luồng thông
tin từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.
Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2012):
đã phân tích sự phù hợp của mô hình Modified Jones trong việc nhận
diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của 54 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán TP.HCM trong năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình Modified
Jones không hiệu quả trong việc nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Thông qua phân tích môi
trường vĩ mô của TTCK TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, tác giả đã đề
nghị một mô hình khác để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho các doanh
nghiệp niêm yết Việt Nam, tác giả này đã thay biến TSCĐ bằng biến khấu hao
11
TSCĐ và đưa thêm biến dự phòng vào mô hình. Dựa vào kết quả phân tích hồi quy,
tác giả đã kết luận mô hình này phù hợp với mô hình của Jones đối với các doanh
nghiệp niêm yết của Việt Nam với R-square=0,985).
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2012): “
sử dụng đồng thời mô hình DeAngelo (1986) và mô hình Friedlman
(1994) nghiên cứu với một mẫu gồm 43 công ty CP trong năm đầu niêm yết trên Sở
giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(HNX) giai đoạn 2008 – 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các công ty
niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết. Thêm vào đó nghiên
cứu cũng tìm thấy vấn đề ưu đãi thuế TNDN trong năm đầu niêm yết tác động làm
tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận, nhưng không tìm thấy ảnh hưởng của quy mô
công ty đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Tú (2014): “
.”. Với mẫu dữ liệu bao gồm 100 công
ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM giai đoạn 2010 – 2013 và sử dụng mô
hình xác định hành vi QTLN của Friedlan (1994), nghiên cứu đã nhận diện một số
biến có tác động đến hành vi QTLN, đó là tính độc lập của HĐQT, quy mô công ty
kiểm toán, quy mô công ty và đòn bẩy tài chính. Trong đó, tính độc lập của HĐQT
và quy mô công ty kiểm toán có tác động ngược chiều đến hành vi QTLN, còn 2
biến quy mô công ty và đòn bẩy tài chính lại có ảnh hưởng cùng chiều.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng (2014): “
. Nghiên cứu này dựa trên bài nghiên cứu của
Youssef Riahi và Mourina Ben Arab (2011) “Dissclosure frequency and earnings
management: an analysis in the Tunisian context” để kiểm định mối quan hệ giữa
mức độ công bố thông tin và QTLN của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ 101
mẫu được chọn qua 4 năm từ 2010 đến 2013, nghiên cứu đưa ra kết quả thực
12
nghiệm về mối quan hệ giữa QTLN và mức độ công bố thông tin, đồng thời cũng
chỉ ra được một số biến kiểm soát (gồm giá trị tài sản, máy móc thiết bị thuần; tỷ
suất lợi nhuận trên tài sản; chủ thể kiểm toán; quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy nợ)
ảnh hưởng lần lượt đến hai biến công bố thông tin và QTLN. Kết quả đã chứng
minh được mức độ công bố thông tin và QTLN có mối quan hệ nghịch biến, nếu
các doanh nghiệp có hành vi QTLN tăng thì chắc chắn rằng mức độ công bố thông
tin sẽ giảm và ngược lại, khi công ty có mức độ công bố thông tin thấp thì có nhiều
khả năng công ty đó đã sử dụng QTLN.
Nghiên cứu của Giáp Thị Liên (2014): “
. Thông qua mẫu dữ liệu gồm 101 công ty niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM giai đoạn 2009 – 2013, nghiên cứu đã sử dụng mô hình
của Dechow và cộng sự (1995) để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận, sau đó
thực hiện mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là hành vi điều chỉnh lợi nhuận cùng
9 biến độc lập thuộc yếu tố quản trị công ty và 1 biến kiểm soát. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, việc tách vai trò Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, tăng tỷ lệ thành viên
HĐQT không điều hành, tăng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, và tăng tỷ lệ sở hữu
CP của BGĐ sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Đồng thời, các công ty có
lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh càng lớn thì càng làm giảm hành vi
điều chỉnh lợi nhuận. Thêm vào đó, nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ giữa quy
mô HĐQT, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát không kiêm nhiệm chức vụ trong công
ty, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về tài chính - kế toán - kiểm toán,
tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của Ban kiểm soát cũng như tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành
viên HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2015):
được thực hiện trên dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ
193 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014. Kết quả nghiên
cứu cho thấy năm 2013 các công ty điều chỉnh giảm lợi nhuận với mục đích tiết
13
kiệm thuế TNDN, trong khi đó, các năm trước và sau năm 2013 các công ty có xu
hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận. Ngoài ra, kết quả kiểm định phi tham số cũng
khẳng định việc điều chỉnh lợi nhuận không phụ thuộc vào quy mô (được đo lường
theo doanh thu) của các công ty.
1.3. Nhận xét tổng quan nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu
1.3.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu
Qua quá trình lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, tác giả có một số nhận xét sau:
- Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hành vi QTLN được
nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và chủ yếu là nghiên cứu thực nghiệm bằng
phương pháp định lượng. Các nghiên cứu trên thế giới đã khám phá và giải thích
khá đầy đủ về sự tác động của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN, tuy nhiên có sự
khác nhau về kết quả nghiên cứu ở các nước. Sự khác nhau này có thể là do: sự
khác nhau trong việc lựa chọn nhân tố nào liên quan đến cơ cấu sở hữu có tác động
đến hành vi QTLN hay mô hình nhận diện hành vi QTLN ở mỗi nước; sự khác nhau
ở việc lựa chọn mẫu nghiên cứu khi thực nghiệm (ảnh hưởng của môi trường kinh
tế, chính trị, văn hóa ở mỗi quốc gia; sự khác biệt ở thời điểm nghiên cứu (khoản
thời gian được chọn để lấy mẫu nghiên cứu); sự khác biệt về trình độ phát triển kinh
tế của các nước ở những giai đoạn thời gian khác nhau… Bảng 1.1 tổng hợp các
nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến cơ cấu sở hữu và hành vi
QTLN.
14
Yếu tố liên quan đến
cơ cấu sở hữu
Mức
độ
tập
quyền sở hữu
Nghiên cứu
trung Kim & Yoon (2008)
Klai & Omri (2011)
Roodposhti & Chashmi (2011)
Alves Sandra (2012)
Mối quan hệ
+
–
Quyền sở hữu của nhà Park & Shin (2004)
đầu tư tổ chức
Klai & Omri (2011)
Shaikh và cộng sự (2012)
–
Aygun và cộng sự (2014)
Lakhal Nadia (2015)
Jang & cộng sự (2009)
Alves Sandra (2012)
Roodposthi & Chashmi (2011)
0
+
Quyền sở hữu của nhà Ali và cộng sự (2008)
quản lý
Alves Sandra (2012)
–
Giáp Thị Liên (2014)
Aygun và cộng sự (2014)
Quyền sở hữu của nhà Klai & Omri (2011)
nước
Wang & Yung (2011)
+
–
Quyền sở hữu của nhà Kim & Yoon (2008)
–
đầu tư nước ngoài
+
Klai & Omri (2011)
- Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã bước đầu quan tâm đến việc nghiên
cứu các chủ đề về hành vi QTLN nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về mô
hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Phạm Thị Bích Vân, 2012), động cơ
của hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Nguyễn Thị Minh Trang, 2012), các nhân tố ảnh
15
hưởng đến hành vi QTLN (Trần Thị Mỹ Tú, 2014) hay mối quan hệ giữa mức độ
công bố thông tin trên BCTC với QTLN (Nguyễn Thị Phương, 2014). Nghiên cứu
về yếu tố giám sát thuộc quản trị công ty giúp làm giảm hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của Giáp Thị Liên (2014) đã chỉ ra quản trị công ty có ảnh hưởng đến hành vi
điều chỉnh lợi nhuận thông qua các biến liên quan đến HĐQT và Ban kiểm soát,
nhưng không đề cập đến ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu. Các nghiên cứu mà tác giả
tìm hiểu bước đầu đã cung cấp cái nhìn tổng quát về QTLN của các công ty niêm
yết là cơ sở, định hướng cho các nghiên cứu sâu trong tương lai. Một số nghiên cứu
cũng đã sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu về hành vi QTLN nhưng
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cơ cấu sở hữu như là một nhân tố chung tác động
đến hành vi QTLN. Như vậy, tác giả chưa thấy có nghiên cứu cụ thể nào đi sâu xem
xét về tác động của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN tại Việt Nam.
1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu
Qua việc tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên, tác giả
nhận thấy rằng cơ cấu sở hữu thực sự có ảnh hưởng đến hành vi QTLN và ở những
đất nước khác nhau, với nền kinh tế, chính trị, văn hóa khác nhau thì sự tác động
của từng nhân tố thuộc cơ cấu sở hữu đến QTLN có thể có kết quả khác nhau, thậm
chí ngược nhau. Trong khi đó, tại Việt Nam, tác giả chưa thấy có nghiên cứu cụ thể
nào về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hành vi QTLN. Do đó, việc nghiên cứu
ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN tại Việt Nam là cần thiết nhằm bổ
sung bằng chứng thực nghiệm về tác động cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN ở Việt
Nam, từ đó làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tượng liên quan như nhà đầu
tư, nhà quản lý doanh nghiệp, kiểm toán viên, cơ quan quản lý nhà nước và các đối
tượng khác trong bối cảnh thực trạng chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt
Nam đang rất được quan tâm hiện nay.
Xác định được khe hổng nghiên cứu này, luận văn đi vào nghiên ảnh hưởng
của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN thông qua thông tin trình bày trên BCTN
nhằm làm rõ tác động của các yếu tố liên quan đến cơ cấu sở hữu đến hành vi
QTLN tại công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
16
Tóm tắt chƣơng 1
Nội dung chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu
và xác định vấn đề nghiên cứu cần thực hiện.
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hành vi
QTLN đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Kết quả nghiên cứu đã giải
thích khá đầy đủ về sự tác động của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN, tuy nhiên có
sự khác nhau giữa kết quả nghiên cứu ở mỗi quốc gia do ảnh hưởng của môi trường
kinh tế, chính trị văn hóa. Tại Việt Nam, các học giả bước đầu đã quan tâm đến chủ
đề hành vi QTLN, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về mô hình nhận
diện hành vi lợi nhuận hay động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay mối quan
hệ giữa mức độ công bố thông tin trên BCTC với QTLN,…chứ chưa có nghiên cứu
nào về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hành vi QTLN. Đây chính là khe hổng
nghiên cứu mà đề tài hướng đến.
17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Những vấn đề cơ bản về hành vi quản trị lợi nhuận
2.1.1. Định nghĩa về hành vi quản trị lợi nhuận
QTLN là một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và bình luận.
Tuy nhiên vẫn không có sự đồng thuận về định nghĩa QTLN (Beneish, 2001).
Theo Schipper (1989) thì QTLN là sự điều chỉnh lợi nhuận để đạt được mục
tiêu đã đặt ra trước đó của nhà quản trị, đó là một sự can thiệp có cân nhắc trong
quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân.
Levit (1998) định nghĩa QTLN là một mảng tối mà ở đó kế toán đang bị làm
sai do nhà quản trị đã “cắt gọt” các khía cạnh của nó theo ý muốn của họ. Vì vậy,
báo cáo lãi lỗ phản ánh mong muốn của nhà quản trị hơn là phản ánh tình hình tài
chính thực của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Healy và Whalen (1999) cho rằng, điều chỉnh lợi nhuận xảy ra
khi nhà quản trị sử dụng các ước tính kế toán hoặc giao dịch nội bộ để tác động đến
BCTC, nhằm đánh lừa một số bên liên quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty hoặc làm ảnh hưởng đến các hợp đồng mà có cam kết dựa trên
chỉ tiêu lợi nhuận kế toán.
Akers và các cộng sự (2007) định nghĩa QTLN như những nỗ lực của nhà
quản lý để gây ảnh hưởng hoặc “điều khiển” báo cáo thu nhập bằng cách sử dụng
phương pháp kế toán đặc biệt (hoặc các phương pháp đang thay đổi), công nhận
một khoản mục không định kỳ, trì hoãn hoặc đẩy nhanh việc ghi nhận các giao dịch
chi phí hoặc doanh thu, hoặc sử dụng các phương pháp khác được thiết kế gây ảnh
hưởng đến thu nhập ngắn hạn.
Quan điểm của Beneish (2001) cho rằng, QTLN là sự can thiệp có cân nhắc
nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích, trung thực về tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư và các bên có liên quan, nhằm giúp họ
đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến doanh nghiệp.