Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TIẾN hóa TRẦM TÍCH PLEISTOCEN MUỘN HOLOCEN KHU vực THỀM lục địa ĐÔNG NAM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.97 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------------

NGUYỄN TRUNG THÀNH

TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLEISTOCEN MUỘN-HOLOCEN
KHU VỰC THỀM LỤC ĐỊA ĐÔNG NAM VIỆT NAM

Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 62440201

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

Hà Nội - 2016


Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Nghi
TS. Phùng Văn Phách
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm
luận án tiến sĩ họp tại . . . . ......
Vào hồi

giờ



ngày

tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen đã
được thực hiện ở nhiều thềm lục địa trên thế giới như thềm lục trên
thế giới.Trong vài thập kỷ qua, nghiên cứu trầm tích Pliocen-Đệ tứ
trên thềm lục địa Việt Nam nói chung và thềm lục địa Đông Nam
(TĐN) nói riêng cũng được đẩy mạnh thông qua nhiều Đề tài,
chương trình điều tra cấp nhà nước và Nhiệm vụ hợp tác quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn tồn tại về tiến hóa trầm tích trong
thời kỳ Đệ tứ nói chung và giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen nói
riêng trên thềm lục địa Việt Nam do thiếu tài liệu, số liệu định
lượng về trầm tích nằm bên dưới bề mặt đáy biển, đặc biệt là tuổi
trầm tích. Hiện nay, với sự tăng lên về nguồn tài liệu địa chấn nông
phân giải cao và một số tài liệu mẫu trầm tích có xác định tuổi bằng
đồng vị 14C, cùng việc tham khảo kết quả nghiên cứu định lượng
đẩy đủ hơn ở các thềm lục địa khác trên thế giới cho phép chúng ta
thực hiện những nghiên cứu sâu và chi tiết hơn về tiến hóa trầm tích
Pleistocen muộn-Holocen dưới sự chi phối của sự thay đổi mực

nước biển và các yếu tố địa phương. Khu vực TĐN trong những
năm qua cũng đã có một số kết quả nghiên cứu về sự lấp đầy một số
thung lũng cắt xẻ, đặc điểm trầm tích bề mặt của thềm, các quá
trình tích tụ trầm tích khu vực ven bờ biển, phân chia một số tướng
địa chấn. Nhưng việc luận giải môi trường trầm tích và nghiên cứu
tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen ở quy mô tổng thể của
thềm.
Chính vì vậy, NCS chon đề tài "Tiến hóa trầm tích Pleistocen
muộn-Holocen khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt Nam". Kết
quả nghiên cứu đạt được góp phần làm sáng tỏ vai trò của các yếu
tố khống chế sự phát triển của các hệ thống trầm tích trên thềm và
quá trình tích tụ trầm tích giai đoạn Holocen muộn khu vực thềm.
1


2. Mục tiêu của luận án
- Làm sáng tỏ tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực
TĐN Việt Nam thông qua việc xác định các miền hệ thống trầm
tích trên thềm trong mối quan hệ với thay đổi mực nước biển.
- Làm sáng tỏ quá trình tích tụ trầm tích giai đoạn Holocen muộn hiện đại trên khu vực thềm lục địa ven bờ ĐBSCL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thành tạo trầm tích hình thành trong giai
đoạn Pleistocen muộn- Holocen.
- Phạm vi nghiên cứu, vùng thềm lục địa Đông Nam Việt Nam từ
độ sâu 0-200 m nước.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm trầm tích trên thềm lục địa thông qua các tài
liệu về mẫu trầm tích thu thập được.
- Xác định các miền hệ thống trầm tích trên thềm thông qua việc
phân tích các đặc điểm tướng địa chấn, các bề mặt phản xạ kết hợp

với kết quả phân tích mẫu trầm tích và tuổi trầm tích.
- Xác định tốc độ tích tụ trầm tích trên vùng thềm trong và lân cận
để đánh giá sự tiến hóa của TĐN trong giai đoạn trẻ nhất (Holocen
muộn-hiện đại) và xu hướng tích tụ trầm tích theo không gian.
5. Cơ sở tài liệu
- Sáu mươi cột mẫu trầm tích và hơn 300 mẫu trầm tích bề mặt
được thu thập trong chương trình hợp tác Việt - Đức và Việt - Mỹ.
- Tổng cộng hơn 4000 km tuyến địa chấn thu thập được trên khu
vực TĐN trong hợp tác Việt Đức và Việt Mỹ vào các năm 1999,
2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2014 và 2015.
- Các tài liệu, kết quả phân tích từ đề tài hợp tác Việt Đức, Việt-Mỹ
trong các giai đoạn mà nghiên cứu sinh là thành viên tham gia

2


chính, thư ký khoa học trong hợp tác Việt Đức và chủ nhiệm Đề tài
trong hợp tác Việt - Mỹ.
- Các kết quả từ các công trình đã công bố trên TĐN và các thềm
lục địa khác trên thế giới.
- Các bản đồ về phân bố trầm tích thềm lục địa đã được thành lập
và xuất bản.
6. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen
TĐN bị chi phối bởi thay đổi mực nước biển trong giai đoạn này
gồm các miền hệ thống trầm tích: Miền hệ thống trầm tích biển caothoái (HST) hình thành vào thời kỳ biển cao cho đến mực biển thoái
xuống xấp xỉ mép thềm lục địa từ 125-27 nghìn cách ngày nay,
được đặc trưng bởi các trầm tích cát, cát bột sét aluvi, cát bột sét
aluvi châu thổ-tiền châu thổ và cát bùn biển nông; Miền hệ thống
trầm tích biển thấp (LST) hình thành vào thời kỳ mực nước biển

thấp, được đặc trưng bởi trầm tích bột sét xen lẫn cát mịn sông-biển
được tìm thấy tại khu vực mép thềm lục địa có tuổi 26-17 nghìn
năm trước; Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST), biển tiến-thềm
(TST/SST) hình thành vào thời kỳ biển tiến Flandrian sau cực đại
băng cuối cùng (LGM) cho đến thời kỳ biển cao có tuổi khoảng từ
17 nghìn năm trước đến nay, được đặc trưng bởi, dãy cộng sinh
tướng cát sông, cát bùn estuary sông biển, bùn đầm lấy bãi triều ven
biển, sét xám xanh biển nông và cát, cát bùn, cát sạn laterit bãi biển
- biển nông; Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST) có tuổi từ 6
nghìn năm trở lại đây (HST) hình thành vào thời kỳ mực nước biển
bắt đầu hạ thấp xuống kể từ 6 nghìn năm cho đến nay, dãy cộng
sinh tướng bao gồm cát, cát bùn, bùn sông biển phủ lên trên miền
hệ thống trầm tích biển tiến-thềm (TST/SST) khu vực thềm trong
viền quanh bờ đồng bằng châu thổ.

3


Luận điểm 2: Quá trình tích tụ trầm tích tại khu vực thềm phản
ánh một số quy luật vận chuyển và tích tụ trầm tích trên vùng thềm
gần bờ ĐBSCL giai đoạn Holocen-hiện đại bao gồm: Tốc độ tích tụ
trầm tích thấp ở đới đỉnh châu thổ ngầm, tăng lên ở khu vực sườn
châu thổ ngầm và giảm về phía chân châu thổ ngầm-thềm lân cận;
Hai tâm tích tụ trầm tích lớn ven bờ ĐBSCL bao gồm vùng biển
ven bờ phía trước cửa sông Mekong và vùng xung quanh bán đảo
Cà Mau; Tốc độ tích tụ trầm tích khu vực thềm ven bờ liền kề châu
thổ ngầm thấp ở khu vực đông bắc và có xu hướng cao ở khu vực
tây nam; Vận chuyển trầm tích về phía tây nam chiếm ưu thế trên
khu vực thềm.
7. Những điểm mới của luận án

- Xác lập năm tập trầm tích T1, T2, T3, T4 và T5 tương ứng với các
miền hệ thống biển cao-thoái (HST), biển thấp (LST), biến tiến
(TST), biển tiến-thềm (TST/SST) và biển cao trẻ nhất (HST) cho
TĐN giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen.
- Xác định sự hình thành lớp đất cứng (mức độ cao nhất là lớp
laterite), sự phát triển của lớp phủ thực vật, và tốc độ hạ xuống
chậm của mực nước biển từ MIS 5 cho đến LGM là những nguyên
nhân làm cho tập trầm tích T1 dày hơn so với tập T4.
- Xác định các đường bờ cổ còn sót lại trên thềm ở các độ sâu 120100 m; 55-60 m; và 25-30 m dựa trên các dấu hiệu thềm cổ, cồn cát,
sóng cát đáy biển, hình thành vào các thời kỳ tương ứng 18 nghìn
năm, 13 nghìn năm và 10 nghìn năm trước.
- Xác định được hệ thống dòng chảy cổ của hệ thống Sông Đồng
Nai, sông Mekong chảy qua khu vực thềm chuyển tiếp và một số
chi lưu địa phương khu vực gần bán đảo Cà Mau chảy về phía Vịnh
Thái Lan vào thời kỳ LGM.
- Xác định được vai trò của địa hình chi phối hình thái thung lũng
sông cắt xẻ trên khu vực thềm thời kỳ mực nước biển thấp.
4


- Phân chia được các đới tích tụ trầm tích ở khu vực thềm trong và
lân cận, đánh giá được xu hướng tích tụ và vận chuyển trầm tích
giai đoạn Holocen muộn-hiện đại thềm lục địa ven bờ biển.
- Xác định TĐN là vùng thềm động lực tích cực với tốc độ tích tụ
trầm tích thấp ở khu vực thềm chuyến tiếp ra đến thềm ngoài.
8. Ý nghĩa của luận án
Ý nghĩa lý luận: Xác định tiến hóa trầm tích giai đoạn
Pleistocen muộn-Holocen TĐN chịu sự chi phối bởi sự thay đổi
mực nước biển toàn cầu, các yếu tố địa phương bao gồm gradient
địa hình, vai trò hoạt động của sông góp phần làm sáng tỏ các quy

luật cộng sinh tướng trầm tích.
Ý nghĩa thực tiễn: (1) Nghiên cứu tiến hóa trầm tích
Pleistocen muộn-Holocen TĐN Việt Nam góp phần xác định các
trường sóng cát và ba đới đường bờ cổ trên đáy biển theo các độ
sâu 25-30 m, 55-60 m nước và 100-120 m nước là tiến đề để đánh
giá tiềm năng sa khoáng và vật liệu xây dựng trên thềm lục địa; (2)
Quy luật vận chuyển và tích tụ trầm tích trên vùng thềm ven bờ
ĐBSCL góp phần quan trọng trong việc phục vụ dự báo tương lai
của ĐBSCL, đồng thời nhìn nhận đánh giá quy luật tích tụ trầm tích
trên thềm đã diễn ra trong giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen.
9. Bố cục của luận án
Bố cục của luận án gồm 4 chương (không kể mở đầu và kết luận)
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên và lịch sử nghiên cứu khu vực
Chương 2: Cơ sở lý luận, tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đặc điểm trầm tích Pleistocen muộn-Holocen thềm
lục địa đông nam Việt Nam
Chương 4: Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn -Holocen thềm
lục địa đông nam Việt Nam

5


CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN
CỨU KHU VỰC
1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Khu vực nghiên cứu là vùng thềm lục địa nằm ở phía tây nam
của Biển Đông và phía đông nam Việt Nam kéo dài từ khu vực
Bình Thuận xuống phía nam, trong phạm vi 70-1100 vĩ độ bắc, từ
1040 -1090 30' kinh độ đông, giới hạn độ sâu 0-200 m nước. Khu

nghiên cứu tiếp giáp với thềm lục địa Miền Trung hẹp và dốc về
phía bắc, tiếp giáp với thềm lục địa Sunda thoải và rộng về phía
nam, tiếp giáp với Nam Miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long,
Vịnh Thái Lan về phía đông. Khu vực nghiên cứu có hai con sông
lớn đổ vào là sông Mekong và sông Đồng Nai. sông Mekong là một
trong những con sông lớn nhất trên thế giới và ở châu Á. Sông
Đồng Nai là một hệ thống sông nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt
Nam hội nhập với sông Sài Gòn chảy qua thành phố Hồ Chí Minh
trước khi đổ ra biển.
1.1.2. Đặc điểm khí tượng và động lực biển
Dòng chảy tầng mặt: Khu vực nghiên cứu bị chi phối bởi chế
độ gió mùa đông bắc vào mùa đông từ tháng 10 đến hết tháng 3
năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 4 đến hết tháng 9.Trong mùa
đông dưới ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, dòng chảy có hướng
tây nam. Ngược lại trong mùa hè dưới ảnh hưởng của gió mùa tây
nam, dòng chảy có hướng đông bắc.
Chế độ thủy triều: Trong khu vực nghiên cứu có chế độ triều
hỗn hợp thiên về bán nhật triều. Biên độ triều lớn nhất ở Cần Giờ
đạt đến cực đại khoảng 4 m và giảm dần về phía tây nam đến mũi
Cà Mau với biên độ còn khoảng 2 m và số ngày nhật triều tăng lên.
Chế độ sóng: Trong mùa gió đông bắc, hướng sóng ưu thế ở vùng
ngoài khơi Bình Thuận là đông bắc với tần suất lớn nhất là 83,0%
6


xẩy ra vào tháng 1 ở vùng phía bắc và 89,2% vào tháng 2 ở vùng
phía nam. ở vùng ven bờ hướng sóng ưu thế là đông hoặc đông bắc.
1.1.3. Đặc điểm địa chất khu vực
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng rìa mảng Đông Dương. Các
pha tạo rift trong suốt Kanoizoi đã tạo nên các khối sụt lún và khối

nâng lớn trong khu vực. Trong số này, các bể Cửu Long và Nam
Côn Sơn là các bể đáng chú ý nhất nằm trên khu vực TĐN. Đá
móng trước Kainozoi trong khu vực nghiên cứu chủ yếu gồm granit
và granodiorit-diorit, ngoài ra còn gặp đá biến chất, phiến sét, phiến
serixit, cát, bột kết và các thành tạo núi lửa [3,4]. Địa tầng trầm tích
khu vực bao gồm chủ yếu các thành tạo Eocen, Oligocen, Miocen,
và thành tạo Đệ tứ.
1.2. Lịch sử nghiên cứu khu vực
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Sự gia tăng hiểu biết về thay đổi mực nước biển trong giai
Pleistocen muộn-Holocen cùng khối lượng tài liệu địa chấn nông
phân giải cao (ĐCNPGC) thu thập được và kết quả phân tích trầm
tích đã tạo thêm hướng tiếp cận nghiên cứu địa tầng Đệ tứ muộn
mới bằng cách sử dụng lý thuyết địa tầng phân tập của một số tác
giả [34, 77,100 vv...] nhằm đưa tới những hiểu biết sâu sắc hơn về
địa tầng và tiến hóa trầm tích [41, 47, 49, 50, 51, 70, 75, 78, 90, 108,
109 vv...]. Các nghiên cứu này nhằm đến việc xác định các bề mặt
bất chỉnh hợp, chỉnh hợp và các miền hệ thống trầm tích được bao
bọc bởi các bề mặt trong tương quan với sự thay đổi mực nước biển
giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen. Các kết quả nghiên cứu này
cũng phản ánh vai trò của các yếu tố địa phương (địa hình, lưu
lượng trầm tích, đặc trưng khí hậu, chế độ động lực) trong chi phối
quá trình hình thành các miền hệ thống trầm tích. Các bề mặt bao
gồm bề mặt SB được xác định như các ranh giới địa tầng của một
phức tập, bề mặt biển tiến/bào mòn biển tiến TS/RS, bề mặt ngập
7


lụt cực đại (MFS). Các miền hệ thống trầm tích nằm giữa các bề
mặt bao gồm chủ yếu các miền hệ thống trầm tích biển cao-thoái

(HST), miền hệ thống biển thấp (LST), và miền hệ thống biển tiến
(TST). Việc nghiên cứu địa tầng phân tập đặt trong quan hệ với sự
thay đổi mực nước biển tương ứng vởi các thời kỳ đồng vị oxy biển
(MIS) cũng được thực hiện ở nhiều vùng thềm lục địa trên thế giới
[47, 49, 78 vv..].
Nghiên cứu đặc điểm và sự hình thành các dạng sóng cát lớn
dưới đáy biển được thực hiện bằng tài liệu ĐCNPGC, tài liệu đo
sâu đơn tia, và đa tia cũng đã được thực hiện ở nhiều vùng thềm
trên thế giới [53, 57, 60, 61, 82, 85, 98, vv...]. Các nghiên cứu này
đã đặt sự phát triển của sóng cát trong quan hệ với tiến hóa trầm
tích trên thềm lục địa dưới ảnh hưởng của mực nước biển dâng. Kết
quả nghiên cứu đã góp phần giải thích nguồn gốc sự hình thành của
một số sóng cát dưới đáy biển rõ ràng và thuyết phục hơn.
Nghiên cứu quá trình tích tụ và vận chuyển trầm tích trong
giai đoạn Holocen muộn- hiện đại bằng phương pháp đo tốc độ tích
tụ trầm tích từ các đồng vị 14C, 210Pb và 137Cs đã được triển khai
trên hầu hết các thềm lục địa liền kề các châu thổ lớn trên thế giới
[26, 29, 36, 44, 69, 71, 86, 87, 101, 106 vv...]. Những nghiên cứu
này nhằm đạt được sự hiểu biết hơn về phản ứng của hệ thống trầm
tích châu thổ trong các điều kiện địa phương khác nhau (tự nhiên và
nhân sinh) và dưới ảnh hưởng của sự thay đổi mực nước biển.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong khoảng 20 năm qua các nghiên cứu địa chất biển thuộc
phần Đệ tứ đã được thực hiện bao gồm: chương trình điều tra địa
chất ven bờ biển Việt Nam 0-30 m nước do TSKH Nguyễn Biểu
chủ trì (1990-2000) [1], một số điều tra về địa chất biển đạt đến độ
sâu khoảng 100 m nước đã được thực hiện [9, 10, 12 ]. Các sản
phẩm là các bản đồ chuyên đề về phân bố trầm tích, sa khoáng vv...
8



Các bản đồ tướng đá-cổ địa lý thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ
1/1.000.000 năm 2001, bản đồ tướng đá cổ địa lý Pliocen-Đệ tứ
TĐN tỷ lệ 1/250.000 do GS Trần Nghi chủ trì, và bản đồ địa chất
Pliocen-Đệ tứ TĐN do TSKH Nguyễn Biểu chủ biên thuộc đề tài
KC09-09 [19]. Một số các công trình nghiên cứu về địa tầng phân
tập trên đồng bằng châu thổ và thềm lục địa Việt Nam trong
Pliocen-Đệ tứ cũng đã được thực hiện để phân ra các phức tập trầm
tích thời kỳ Đệ tứ với mỗi phức tập bắt đầu từ miền hệ thống biển
thấp (LST) đến miền biển tiến (TST) và kết thúc là biển cao (HST)
[11, 15, 66, 67]. Chương trình hợp tác Viêt-Đức trong các giai đoạn
1999-2001, 2003-2005, và 2006-2009 nghiên cứu về trầm tích và
động lực trầm tích đã được tiến hành [5, 24, 104, 105]. Một số kết
quả nghiên cứu đã được công bố tại khu vực TĐN như của
Schimanski (2002) [79] về một số đặc điểm trầm tích Holocen thềm
ngoài của TĐN; Dung và nnk (2009); Kubiski (2008) về cơ chế
hình thành các sóng cát do dòng chảy đáy và dòng chảy tổng hợp
[37,72]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một kết quả nào đo
đạc về dòng chảy được công bố để kiểm chứng. Vì vậy, việc luận
giải cơ chế hình thành sóng cát cũng cần được nhìn nhận dưới góc
độ về địa chất liên quan đến lịch sử tiến hóa thềm lục địa. Nghiên
cứu về địa tầng phân tập khu vực TĐN Việt Nam được thực hiện
chủ yếu tập trung vào thời gian biển tiến sau LGM [38]. Tuy nhiên,
việc luận giải môi trường trầm tích sơ sài và đặc biệt giai đoạn
Pleitocen muộn phần sớm (Q13a) bị bỏ qua. Sự phân chia đơn vị địa
chấn địa tầng này chưa có sự thống nhất với công trình nghiên cứu
của Tjallingii và nnk (2010) về tướng trầm tích lấp đầy thung lũng
cắt xẻ. Một số nghiên cứu về tích tụ trầm tích giai đoạn Holocen
muộn-hiện đại chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh bán đảo
Cà Mau [22, 24, 87, 86, 95].


9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về cộng sinh tướng và miền hệ thống trầm
tích
2.1.1. Cơ sở lý luận về cộng sinh tướng
Công sinh tướng và sự biến đổi tương quan với sự thay đổi
mực nước biển là cơ sở quan trong trong nghiên cứu tiến hóa trầm
tích. Công sinh tướng là sự phân bố liền kề của hai hay nhiều tướng
theo chiều ngang và chiều thẳng đứng trong mối quan hệ với sự
thay đổi mực nước biển [11].
2.1.2. Địa tầng phân tập và các miền hệ thống trầm tích
Trong luận án này, các miền hệ thống trầm tích trên thềm lục
địa trong giai đoạn Pleistocen giữa-muộn được phân chia tương đối
theo mực nước biển lên xuống theo chu kỳ băng hà và gian băng: (1)
Miền hệ thống trầm tích biển cao-thoái (HST) hình thành trong giai
đoạn mực nước biển cao đến thoái diễn ra từ MIS 5 đến bắt đầu
MIS 2; (2) Miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) hình thành
trong giai đoạn biển thấp, hình thành trong khoảng nửa đầu MIS 2;
(3) Miền hệ thống biển tiến (TST) hình thành trong giai đoạn mực
nước biển dâng lên từ nửa cuối MIS 2 cho đến bắt đầu MIS 1; (4)
Miền thệ thống biển cao trẻ nhất thuộc thành tạo xâm lấn của châu
thổ Sông Mekong hiện đại (HST) hình thành trong MIS 1. Thêm
vào đó, miền hệ thống thềm (SST) được sử dụng cho các trầm tích
biển tích tụ trên thềm xa bờ trong giai đoạn biển cao hiện nay để
phân biệt với miền hệ thống biển cao (HST) trẻ nhất.
2.2.Cở sở tài liệu

Tổng cộng hơn 4000 km tuyến địa chấn được phân tích minh
giải trên toàn bộ khu vực TĐN thu thập từ năm 1999 đến nay trong
hợp tác nghiên cứu biển Việt Đức, Việt -Mỹ. Sáu mươi cột mẫu
trầm tích trong khu vực được thu thập từ hợp tác Việt Đức, Việt10


Mỹ. Một số chỉ tiêu địa hóa và thạch học của một số cột mẫu đã
được phân tích và ba mươi cột mẫu đã được định tuổi bằng phương
pháp xác định 14C. Ba mươi cột mẫu khu vực châu thổ ngầm
ĐBSCL thuộc thềm trong đã được xác định tốc độ tích tụ trầm tích
bằng đồng vị 210Pb. Hơn ba trăm mẫu trầm tích bề mặt được phân
tích phân tích độ hạt, một số mẫu được phân tích thành phần hạt
vụn. Mười một mẫu trầm tích bề mặt được phân tích bằng lát mỏng
thạch học và ba mươi mẫu trầm tích được phân tích hàm lượng
thành phần cacbonat và tổng cacbon hữu cơ (TOC).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp lấy mẫu và mô tả trầm tích
Các mẫu sau khi được lấy lên tàu bằng cuốc đại dương, ống
phóng trọng lực, được xử lý sơ bộ (cưa, cắt, mô tả sơ bộ, chụp ảnh)
và ghi nhật ký.
2.3.2. Phương pháp phân tích độ hạt
Các thiết bị để phân tích độ hạt bao gồm hệ rây và máy phân
tích Mastersizer và ....ứng dụng tia lazer để phân tích dải kích
thước hạt từ 0,02-3000 m bằng việc sử dụng nguyên lý tán xạ ánh
sáng và so sánh tán xạ của mẫu với một mô hình quang học thích
hợp là mô hình của Frauhofer hay của Mie.
2.3.3. Tính toán và xử lý các số liệu độ hạt
Sau khi phân tích độ hạt các mẫu bằng các phương pháp đề cập
trên. Kết quả phân tích độ hạt được đưa vào xử lý và tính toán bằng
phần mềm Gradistat chạy trên nền Excel. Các tham số độ hạt được

tính toán bao gồm kích thước hạt trung bình (d50), độ chọn lọc, độ
lệch, và độ nhọn vv...
2.3.4. Phương pháp phân tích thành phần hạt vụn
Các hạt kích thước 250-500 m của mẫu được tách ra và đưa
vào phân tích bằng kính hiển vi soi nổi để đếm và tách ra 5 thành
phần chính: foram đáy, foram trôi nổi, mảnh đá (bao gồm các
11


khoáng vật các vụn đá), mảnh thực vật, mảnh vỏ sinh vật và hàm
lượng glauconit.
2.3.5. Phân tích lát mỏng thạch học
Sau khi mẫu trầm tích bở rời được gia công và mài thành lát
mỏng, Kính hiển vi phân cực ZEISS AXIOSKOP 40, ZEISS (2013)
được sử dụng để xác định khoáng vật, mô tả đặc điểm khoáng vật,
phân loại trầm tích và xác định độ mài tròn, độ chọn lọc, độ cầu và
mức độ biến đổi thứ sinh, các di tích sinh vật xuất hiện trong mẫu…
Xác định kiến trúc-cấu tạo và hàm lượng phần trăm các khoáng vật
trong mẫu.
2.3.6. Phương pháp phân tích nguyên tố bằng nhiễu xạ tia X (XRF)
Thiết bị Avaatech XRF Core Scanner được sử dụng cho phép
quét cột mẫu bằng huỳnh quang tia X để tính hàm lượng bán định
lượng của các nguyên tố. Các phép đo huỳnh quang tia X được tiến
hành với thời gian thời gian đo 30s và hiệu điện thế 10 kV, cho
phép xác định dải nguyên tố từ nhôm (Al) cho đến sắt (Fe). Việc
ghi liên tục thành phần hóa học bằng phương pháp quét huỳnh
quang tia X cho phép xác định chính xác các thay đổi về tướng trầm
tích. Máy quét mẫu XRF sử dụng bức xạ huỳnh quang để đo thành
phần hóa học của trầm tích dựa trên cơ sở cường độ nguyên tố trên
tổng số đếm hay số đếm trên giây.

2.3.7 .Phương pháp tính tốc độ tích tụ trầm tích hiện đại
Để đo hoạt độ 210Pb ta tiến hành đo đồng vị 210Po là đồng vị
con của 210Pb trải qua quá trình phân hủy alpha thành đồng vị bền
206
Pb với chu kỳ bán hủy 138 ngày. Tốc độ tích tụ trầm tích được
xác định theo sự suy giảm hoạt độ chì dư tích cực 210Pb theo hàm số
mũ khi độ sâu trầm tích tăng lên kể từ bề mặt với giả thiết một sự
tập trung khởi đầu ổn định của đồng vị. Từ phương trình của
Robbins and Edgington (1975) [77] ta xác lập được công thức tính
toán tốc độ tích tụ trầm tích sau:
12


SAR=   z  [ln(A0 /Az)]-1
Trong đó z là độ sâu trong lõi mẫu (cm), A0 là hoạt độ đồng vị
210
Pb dư tích cực tại bề mặt tham khảo (dpm/g), và Az là hoạt độ
210
Pb dư tích cực tại độ sâu z bên dưới bề mặt tham khảo (dpm/g), 
là hệ số bán hủy 0.0311/năm.
2.3.8. Phương pháp đo tuổi trầm tích bằng đồng vị 14C
Việc đo đồng vị 14C trên các vật liệu trầm tích lựa chọn được
thực hiện tại phòng phân tích đồng vị Leibniz CHLB Đức. Các tuổi
AMS-14C được đo trên hệ thống máy đo AMS 4130 Tandentron 3
MV. Sai số nằm trong khoảng 0,25 đến 0,3%. Sau đó chương trình
CALIB (HTML version 5.0.1) được sử dụng để chuyển đổi tuổi
AMS 14C thành tuổi tương ứng với thời gian dương lịch. Đối với
các cột mẫu trầm tích thu thập ở vùng châu thổ ngầm, các mẫu phân
tích được loại cacbonat, đốt lên, vật chất hữu cơ trong mẫu cháy
sinh ra khí CO2. Khí CO2 được thu lại chuyển sang dạng graphit để

tiến hành phân tích 14C bằng khối phổ kế gia tốc (AMS)Viện nghiên
cứu biển Woods Hole, Hoa Kỳ. Các giá trị tuổi được so sánh tương
đối với nhau theo cột mẫu để ước tính tốc độ tích tụ trầm tích giai
đoạn Holocen muộn.
2.3.9. Phương pháp địa chấn địa tầng
Các số liệu ĐCNPGC được xử lý, lọc tần thấp/tần cao thích
hợp nhằm đạt được các băng địa chấn rõ nét và có các lớp thông tin
cần thiết. Tốc độ âm trung bình được lấy 1.500 m/s trong nước biển
và 1.550 m/s trong trầm tích để tính độ sâu với thời gian nhân đôi.
Số liệu địa chấn được minh giải theo lý thuyết địa tầng phân tập mà
khởi đầu bởi Mitchum và nnk (1977) [64] và Vail (1987) [96], và
sau đó được phát triển bởi nhiều tác giả khác dựa vào trường sóng
và dạng hình học. Các đơn vị địa chấn được phân biệt dựa trên các
đặc điểm như tính liên tục phản xạ, biên độ, tần số và hình học phân
lớp.
13


CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH PLEISTOCEN MUỘN
-HOLOCEN THỀM LỤC ĐỊA ĐÔNG NAM VIỆT NAM
3.1. Trầm tích Pleistocen muộn phần sớm (Q13a )
Trầm tích này được xác định nằm bên dưới bề mặt đất phong
hóa cứng, phân bố hầu khắp trên toàn thềm từ vùng thềm nông đến
gần mép thềm lục địa. Kết quả nghiên cứu về XRF trên cột mẫu
187-116 có tuổi cổ hơn 50 nghìn năm và cột mẫu 140-04 thu thập
được trên vùng thềm ngoài tại độ sâu 99 m nước có tuổi vào khoảng
27140 năm trước. Trầm tích bao gồm trầm tích đồng bằng châu thổ,
vũng vịnh, bãi triều, tiền châu thổ thổ và biển nông.
3.2. Trầm tích Pleistocen muộn phần muộn-Holocen Q13b -Q21
3.2.1 Trầm tích tiền châu thổ-biển nông (Q13b)

Trầm tích tiền châu thổ được tìm thấy ở dạng nêm, phân lớp
nghiêng phủ đáy, phân bố ở mép rìa thềm lục địa có tuổi trầm tích
nằm trong khoảng 26-17 nghìn năm. Cấu tạo của trầm tích chủ yếu
là bùn sét có các xen kẹp cát hạt mịn. Các kết quả nghiên cứu về
thành phần thạch học cho thấy hàm lượng cát 40-50 %, hàm lượng
cacbonat vào khoảng 6 %, hàm lượng cacbon hữu cơ vào khoảng
0,24 %. Kết quả phân tích về thành phần hạt thô cho thấy hàm
lượng mảnh thực vật 5-20%, mảnh đá <5%, foram trôi nổi nhỏ hơn
5%, hàm lượng foram đáy 10-40%. Kết quả nghiên cứu về tỷ số địa
hóa log(Ti/Ca) nằm trong khoảng -0,75 đến -0,5.
3.2.2 Trầm tích bãi triều lầy/rừng ngập mặn/vũng vịnh ven bờ
(Q13b-Q21)
Nhóm tướng trầm tích này được tìm thấy trong nhiều nơi trên
khu vực thềm lục địa chuyển tiếp với bề dày trầm tích biến đổi
trung bình 1-3 m. Kết quả nghiên cứu một số mẫu cho thấy hàm
lượng cát nhỏ hơn 20 %, hàm lượng bột sét hơn 80 %, thành phần
hạt vụn tại cột mẫu 140-17, 187-114 thuộc thềm ngoài và thềm
chuyển tiếp cho thấy hàm lượng mảnh thực vật chiếm ưu thế trong
14


phần thấp của cột mẫu, hàm lượng mảnh đá gia tăng về phía trên,
hàm lượng cát lớn hơn về phía trên, hàm lượng cacbonat có chiều
hướng tăng, trong khi hàm TOC có chiều hướng giảm. Trầm tích
này phủ trên bề mặt bào mòn (sét loang lổ cứng).
3.2.3. Trầm tích sông lấp đầy thung lũng cắt xẻ (Q13b -Q21)
Trầm tích lấp đầy thung lũng cắt xẻ được xác định khá rõ
trên một số tuyến ĐCNPGC và các cột mẫu thu được. Thành phần
bao gồm cát, cát bùn, bùn cát có mầu nâu xám, xám sẫm. Phân tích
các cột mẫu thu được cho thấy hàm lượng bột sét chiếm ưu thế

trung bình khoảng 50-80 %, chứa nhiều mảnh thực vật, có rất ít các
mảnh vỏ sinh vật. Sự chiếm ưu thế của hàm lượng bột sét phản ánh
môi trường tích tụ trầm tích thuộc vùng sông/cửa sông chịu ảnh
hưởng của thủy triều. Kết quả nghiên cứu thành phần hạt vụn tại
trên thềm chuyển tiếp cho thấy hàm lượng mảnh thực vật và mảnh
đá chiếm ưu thế. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng cacbonat
nhỏ hơn 2%, hàm lượng TOC biến đổi từ 0,2 đến 1%. Kết quả phân
tích về địa hóa cho thấy hàm lượng Fe trong khoảng 25-35
(cnts*103), hàm lượng Ti trong khoảng 3,5-4,5 (cnts*103), hàm
lượng Ca trong khoảng từ 1-2 (cnts*103), hàm lượng Al 1,75-2,75
(cnts*103). Kết quả tính tỷ số Log(Ti/Ca) nằm trong khoảng -0,5
đến 0.
3.2.4. Trầm tích biển nông-biển mở (Q13b-Q23 )
Trầm tích hình thành trong môi trưởng biển nông-biển mở (từ
thềm chuyến tiếp đến thềm ngoài) khá đa dạng từ cát sạn, cát bùn
lấn ít sạn, bùn cát vv... Nhìn chung, hàm lượng trầm tích kích thước
hạt thô >63 m chiếm ưu thế. Một số mẫu trầm tích được lấy ở độ
sâu 50-60 m và khoảng 25-30 m trên TĐN, bao gồm các trầm tích
cát, sạn laterit có chứa vỏ sinh vật độ mài tròn tốt, chọn lọc tốt
thuộc tướng đê cát ven bờ, bãi biển cổ [14]. Trầm tích chứa nhiều
vụn vỏ sinh vật [92]. Nghiên cứu phân tích thành phần hạt vụn cho
15


thấy trầm tích thường bao gồm mảnh đá, mảnh vỏ sinh vật foram
đáy, foram trôi nổi và một số mẫu cho thấy sự có mặt của khoáng
vật glauconit. Trầm tích này nằm phủ trên toàn khu vực thềm từ độ
sâu khoảng 30-120 m nước. Bề dày trầm tích trung bình vào khoảng
2- 4 m. Kết quả phân tích về thành phần địa hóa XRF cho thấy tỷ số
log(Ti/Ca) vào khoảng -1 đến -1.2.

Kết quả nghiên cứu về thạch học lát mỏng trên các mẫu trong
độ sâu 30-50 m có hàm lượng cát trên 70 % cho thấy hàm lượng
thạch anh chiếm khoảng 80%, Plagioclas <4%, felspat kali <1%,
caxit khoảng 10%, mảnh đá phiến thạch anh-sericit-chlorit và thạch
anh - mica vào khoảng 3%. Các kết quả tính toán về độ cầu và độ
mài tròn các hạt thạch anh cho thấy độ cầu Sf từ 0,69-0,72 và độ
mài tròn Ro = 0,65-0,70.
3.3. Thành tạo trầm tích Holocen muộn (Q23)
Trầm tích phân bố chủ yếu ở vùng châu thổ ngầm của
ĐBSCL. Lớp đỉnh của châu thổ ngầm với thành phần cát hạt mịn
chọn lọc tốt phân bố trong khoảng độ sâu 3- 6 m có bề dày mỏng
hơn 2 m khu vực trước cửa sông [91]. Lớp sườn châu thổ với thành
phần bột sét chiếm ưu thế có hàm lượng vào khoảng 80-95%. Kết
quả nghiên cứu vi cấu tạo trầm tích bằng tia X cho thấy trầm tích
sườn châu thổ có cấu tạo phân lớp mỏng và nghiêng tạo bởi trầm
tích bùn sét có nhiều xen kẹp bột cát mịn. Kết quả phân tích về kích
thước hạt trung bình (d50) nằm trong khoảng 10-45 m, hàm lượng
cát rất mịn (10-40 %), bột và sét (10-90 %).
Kết quả phân tích thành phần thạch học bằng lát mỏng cho
thấy hàm lượng thạch anh, mảnh đá chiếm hơn 80%, các hàm lượng
khác chiếm tỷ lệ nhỏ, hàm lượng khoáng vật caxit có không đáng
kể cho thấy môi trường trầm tích ở đây bị chi phối mạnh bởi quá
trình lục nguyên của hệ thống sông Mekong. Đặc biệt các hạt thạch
anh thường cho thấy có lớp vỏ hydroxit sắt mỏng bọc phía ngoài.
16


Kết quả phân tích hàm lượng thành phần khoáng vật cột mẫu KC05 bao gồm: thạnh anh 30-50%, semectit 10-20%, muscuvite 1020%, koalinite 5-0%, illit 2-7%, clorite 7-15%, abit 1-5%, canxit <
2%, goethit 0,1-1% (hình 3.31).
3.4. Các bề mặt phản xạ và đơn vị địa chấn địa tầng

Phân tích và minh giải địa chấn cho phép xác định bốn bề
mặt phản xạ chính bao gồm bề mặt phản xạ SB2, SB1, TS, MFS.
Tương ứng với bốn bề mặt phản xạ lớn ta xác định được năm đơn
vị địa chấn địa tầng T1, T2, T3, T4 và T5. Trong đó tập T1 tương
ứng với thành tạo trầm tích Q13a, T2 tương ứng với thành tạo nêm
phân bố ở mép thềm Q13b, T3 tương ứng với thành tạo lấp đầy thung
lũng cắt xẻ Q13b- Q21, T4 tương ứng với thành tạo biển nông-biển
mở Q13b- Q23, T5 tương ứng với thành tạo châu thổ ngầm hiện đại
Q23.
3.5. Đặc điểm phân bố trầm tích bề mặt đáy biển
3.5.1. Phân bố trầm tích bề mặt trên thềm lục địa
Các trầm tích phân bố trên bề mặt đáy biển chủ yếu thuộc
thành tạo trầm tích Holocen (Q21-3). Các kết quả nghiên cứu cho
thấy có 13 trường trầm tích phân bố trên đáy biển: cát bùn lẫn ít sạn
((g)mS); cát bùn sạn (gmS); cát sạn (gS); cát lẫn ít sạn ((g)S); cát
lẫn ít bùn ((g)S); cát (S); cát sạn (gS); cát bùn(mS); bùn cát (sM);
cát bùn (mS); bùn (m) [9,10,12]. Nhìn tổng thể, trầm tích thô với
thành phần là cát chiếm ưu thế ở khu vực thềm chuyển tiếp và thềm
ngoài, trong khi trầm tích mịn bùn chiếm ưu thế khu vực thềm trong
viền quanh bờ ĐBSCL.
3.5.2.Đặc điểm địa hóa TOC và Cacbonat trầm tích bề mặt
Các kết quả phân tích TOC và cacbonat cho thấy: khu vực
thềm trong TOC trong khoảng 0,7-1 %, cabonat nhỏ hơn 5%; khu
vực thềm chuyển tiếp TOC 0,31 %, cacbonat trung bình khoảng 527 %; khu vực thềm ngoài TOC 0,1-0,4 %, cacbonat 4,7-25,7 %.
17


Hàm lượng TOC giảm từ khu vực châu thổ ngầm ra khu vực thềm
chuyển tiếp và thềm ngoài, trong khi hàm lượng cacbonat tăng cao.
CHƯƠNG 4 . TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLEISTOCEN

MUỘN-HOLOCEN THỀM LỤC ĐỊA ĐÔNG NAM
4.1. Các yếu tố chi phối tiến hóa trầm tích thềm lục địa
Các yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa trầm
tích khu vực thềm lục địa trong giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen
bao gồm: (1) sự thay đổi mực nước biển, (2) nguồn cung cấp vật
liệu trầm tích, (3) tốc độ tích tụ trầm tích, (4) địa hình đáy biển, và
(5) chế độ động lực [45,100]. Trong các yếu tố trên, sự thay đổi
mực nước biển toàn cầu giữ vai trò chủ đạo trong suốt quá trình tiến
hóa trầm tích của thềm lục địa giai đoạn Pleitocen muộn-Holocen
[11, 18]. Sự thay đổi mực nước biển tương đối được khống chế bởi
sự thay đổi mực nước biển toàn cầu và yếu tố kiến tạo địa động lực
khu vực.
4.2. Thay đổi mực nước biển Pleistocen muộn-Holocen
Vào khoảng 130 nghìn năm cách ngày nay, khí hậu Trái đất đi
vào thời kỳ ấm và mực nước biển tăng lên nhanh chóng sau giai
đoạn băng hà tương ứng với thời kỳ MIS 6 vào khoảng 140 nghìn
năm trước [52]. Mực biển cao nhất vào thời kỳ đầu Pleistocen
muộn tương ứng thời kỳ MIS 5e, cách ngày nay khoảng 125-115
nghìn, cao hơn mực biển ngày nay khoảng 5-6 m tại các vùng xa
cực [52]. Sau thời kỳ gian băng cuối cùng tương ứng với MIS 5,
Trái đất bắt đầu đi vào thời kỳ băng hà cuối cùng. Nhiều nghiên cứu
chi tiết về thay đổi mực nước biển kể từ khoảng 140 nghìn năm trở
lại đây trong chu kỳ băng hà cuối cùng đã được thực hiện [28, 52,
81]. Thay đổi mực nước biển giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen
được nghiên cứu tương đối chi tiết hơn so với các giai đoạn trước
đó [28, 34, 42, 46, 54, 81].

18



4.3. Phân chia các miền hệ thống trầm tích
Trong phần cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu phân
chia các miền hệ thống tương đối dựa trên sự thay đổi mực nước
biển giai đoạn Pleitocen muộn-Holocen bao gồm: (1) hệ thống miền
biển cao-thoái (HST) từ khoảng 125-26 nghìn năm trước; (2) miền
hệ thống biển thấp (LST) từ 26-17 nghìn năm trước; (3) miền hệ
thống biển tiến (TST) từ 17-6 nghìn năm trước; (4) miền hệ thống
thềm SST hình thành trong 6 nghìn năm qua tương ứng với HST trẻ
nhất, nhưng phân bố trên thềm được đặc trưng bởi trầm tích biển
nông-mở hoàn toàn; (5) miền hệ thống miền biển cao (HST) trẻ
nhất hình thành sau 6 nghìn năm cho đến nay, nằm ven bờ biển-đặc
trưng cho sự xâm lấn của châu thổ Mekong hiện đại.
4.3.1. Miền hệ thống trầm tích biển cao- thoái (Q13a)
Miền trầm tích biển cao-thoái (HST) được hình thành trong
tiến trình mực nước biển hạ xuống từ 125 nghìn năm đến 26 nghìn
năm, tương ứng từ thời kỳ MIS 5e cho đến hết MIS 3.Tập trầm tích
miền biển cao-thoái T1 được xác định trên tài liệu ĐCNPGC có mặt
từ khu vực thềm trong cho đến vùng thềm ngoài, nằm trên bề mặt
SB2 và dưới bề mặt SB1. Miền hệ thống trầm tích biển cao-thoái
tương ứng với tập trầm tích T1 thuộc thành tạo Pleistocen muộn
phần sớm Q13a. Thông qua việc minh giải các tuyến địa chấn khu
vực thềm và xác định tại một số mẫu 187-116, 187-114, 187-106
187-67, và 140-04 cho thấy tập trầm tích này nằm bên dưới bề mặt
sét loang lổ cứng. Đặc điểm tướng trầm tích tiền châu thổ, bãi triều
ven biển thể hiện rõ nét trong cột mẫu 187-116 tại độ sâu 38 m
nước, có tuổi cổ hơn 50 nghìn năm trước và tại cột mẫu 140-4 độ
sâu 89 m nước, có tuổi khoảng 27 nghìn năm trước. Phản ánh xu
thế trầm tích trẻ dần từ khu vực gần bờ ra mép thềm lục địa.
4.3.2. Miền hệ thống biển thấp (Q13b)
19



Miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) tương ứng với tập
trầm tích T2 có cấu tạo dạng nêm trầm tích phủ đáy hình thành ở
khu vực mép của thềm lục địa tại độ sâu hơn 125 m nước vào thời
kỳ mực nước biển thấp trong khoảng 26-17 nghìn năm trước, tương
ứng với giai đoạn cuối của MIS 3 đến MIS 2. Đặc điểm trầm tích
của nêm biển thấp tập T2 cho thấy đây là tướng trầm tích vùng biển
nông hình thành trong điều kiện có sự tác động của thủy triều, Tập
trầm tích T2 nằm chỉnh hợp trên bề mặt SB1. Vào giai đoạn này hai
hệ thống sông bao gồm sông Mekong và sông Đồng Nai chảy ra
khu vực thềm ngoài vận chuyển một lượng trầm tích lớn đến phần
mép của thềm lục địa để hình thành nên nêm trầm tích biển thấp với
tướng trầm tích thuộc tướng trầm tích tiền châu thổ-biển nông. Bề
mặt SB1 ở trong tập trầm tích này là một bề mặt địa tầng chỉnh hợp
do khu vực này luôn nằm dưới mực nước biển kể cả thời kỳ mực
nước biển thấp nhất.
4.3.3. Miền hệ thống biển tiến và biển tiến-thềm (Q13b-Q23)
Miền hệ thống trầm tích biển tiến, biển tiến-thềm được xác
định có hai tập trầm tích chính là tập trầm tích lấp đầy thung lũng
cắt xẻ T3 (TST) và tập trầm tích lớp phủ thềm T4 (TST/SST). Tập
T3 nằm trên bề mặt phản xạ SB1, bên dưới bề mặt biến tiến TS và
vát mỏng khi đi về hai phía của thung lũng cắt xẻ có tuổi từ khoảng
14-8,5 nghìn năm trước. Kết quả nghiên cứu thành phần địa hóa
trong hai tập T3 và T4 cho thấy tập T3 hình thành trong môi trường
sông bị ảnh hưởng thủy triều đến cửa sông với yếu tố sông chiếm
ưu thế, trong khi tập T4 hình thành trong môi trường biển chiếm ưu
thế đến biển hoàn toàn. Sự chuyển tướng từ môi trường sông sang
môi trường biển khá sắc nét và tập trầm tích T4 mỏng phân bố trên
thềm phản ánh sự dâng nhanh của mực nước biển.

4.3.4. Miền hệ thống trầm tích biển cao (Q23)
20


Miền hệ thống trầm tích biển cao trẻ nhất HST hình thành
trong khoảng 6 nghìn năm qua do trầm tích vận chuyển từ sông
Mekong ra biển và tích tụ ở vùng biển nông viền quanh ĐBSCL.
Tập trầm tích này có cấu tạo dạng nêm vát mỏng ra đến độ sâu
khoảng 25 m. Tập trầm tích T5 nằm trên bề mặt ngập lụt cực đại
(MFS) phủ đáy lên tập trầm tích biển tiến/thềm T4 nằm dưới. Cấu
tạo này phản ánh sự hạn chế của lượng trầm tích tích tụ về phía biển,
đồng thời phản ánh ảnh hưởng của sóng và thủy triều triều gia tăng
lên quá trình vận chuyển trầm tích trong giai đoạn hiện nay. Tại
một số khu vực tập trầm tích T5 phủ trực tiếp lên tập trầm tích T1
và được phân chia bởi bề mặt SB1.
4.4. Hệ thống đường bờ cổ thềm lục địa
Sau thời kỳ LGM mực nước biển dâng lên đường bờ biển và
tâm tích tụ trầm tích dịch chuyển từ độ sâu 120 m nước về phía
đường bờ biển hiện nay. Trong quá trình đường bờ biển dịch
chuyển về phía đất liền, một số nét địa mạo đặc trưng của đới bờ
biển được lưu lại trên thềm lục địa như các thềm biển, các sóng cát
mà nguồn gốc có thể từ các cồn cát và giồng cát ven biển sót lại
trên thềm, đã bị biến đổi phần nào hoặc hoàn toàn do quá trình động
lực biển tác động vào khi ngập chìm dưới đáy biển. Ba đới đường
bờ cổ được xác định trên thềm lục địa 25-30 m, 55-60 m và 100120 m tương ứng với 10 nghìn năm, 13 nghìn năm và 18 nghìn năm
trước.
4.5. Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen TĐN
Tiến hóa trầm tích TĐN, trong phân chia các phức tập, tập
trầm tích miền biển cao-thoái T1 thuộc phức tập Sq2, miền trầm
tích biển thấp (T2)miền hệ thống trầm tích biển tiến/thềm

(T3,T4)miền hệ thống trầm tích biển cao (T5) thuộc phức tập Sq1
(hình 4.51). Như các phần trên đã trình bày trong phức tập Sq1 tập
trầm tích sông lấp đầy thung lũng cắt xẻ hay tập trầm tích biển tiến
21


mỏng từ MIS 6 đến MIS 5 có tuổi cổ hơn Pleistocen muộn là chưa
được xác định.
4.6. Quá trình trầm tích giai đoạn Holocen muộn-hiện đại
4.6.1. Tốc độ tích tụ trầm tích giai đoạn Holocen muộn
Nghiên cứu tốc độ tích tụ trầm tích chu kỳ dài được dựa trên
kết quả phân tích tuổi 14C cho 10 cột mẫu và thu thập kết quả các
nghiên cứu trước. Thêm vào đó, kết quả phân tích 13C nhằm đánh
giá nguồn gốc vật liệu hữu cơ trong trầm tích (nguồn lục địa hay
nguồn biển). Nguồn vật liệu hữu cơ từ biển hoặc hỗn hợp biển-lục
địa sẽ thuận lợi và chính xác hơn trong việc ước tính tốc độ tích tụ
trầm tích giai đoạn Holocen muộn. Kết quả cho thấy hai khu vực
bao gồm khu vực châu thổ ngầm trước cửa sông Mekong và xung
quanh Mũi Cà Mau. Vùng phía tây bán đảo Cà Mau và vùng
chuyển tiếp giữa cửa sông và khu vực Mũi Cà Mau cho tốc độ tích
tụ trầm tích thấp hơn.
4.6.2. Tốc độ tích tụ trầm tích giai đoạn gần đây
Trong phần này, tốc độ tích tụ trầm tích được tính toàn cho
giai đoạn gần đây bằng đồng vị 210Pb cho 20 cột mẫu trên vùng
thềm phía trước cửa sông và lân cận (hình 4.53). Đồng thời tổng
hợp các kết quả nghiên cứu trước trên vùng châu thổ ngầm khu vực
xung quanh bán đảo Cà Mau và lân cận. Kết quả cho thấy sự phân
đới tích tụ trầm tích từ khu vực cửa sông đến bán đảo Cà Mau và
phản ánh xu hướng vận chuyển trầm tích về phía tây nam.
KẾT LUẬN

1. Bốn bề mặt phản xạ chính được xác định bao gồm hai bề mặt bào
mòn đại diện cho ranh giới địa tầng SB2 và SB1, bề mặt biển tiến
TS và bề mặt ngập lụt cực đái MFS: Bề mặt SB2 được cho là bề
mặt bào mòn hình thành vào thời kỳ biển thấp khoảng 140 nghìn
năm trước tương ứng với thời kỳ MIS 6, sau đó bị biến đổi phần
nào trong quá trình biển tiến, biến thoái tiếp theo; Bề mặt SB1 là bề
22


mặt bào mòn hình thành vào thời kỳ mực nước biển thấp khoảng 20
nghìn năm trước tương ứng với thời kỳ LGM, và bị biến đổi phần
nào trong giai đoạn biển tiến tiếp theo; Bề mặt bào mòn biển tiến
TS được hình thành khi mực nước biển ngập chìm khu vực hoạt
động bào mòn của sóng và dòng chảy gia tăng tạo ra bề mặt này; Bề
mặt ngập lụt cực đại MFS là bề mặt bất chỉnh hợp tạo gia bởi một
giai đoạn tốc độ tích tụ trầm tích là thấp sau đó được phủ lên bởi
trầm tích châu thổ sông, sông biển.
2. Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực TĐN là sự
phát triển của bốn miền hệ thống trầm tích, tương quan quan với
năm tập trầm tích, trong quan hệ với sự thay đổi mực nước biển bao
gồm: Miền hệ thống trầm tích biển cao-thoái T1, hình thành trong
giai đoạn 125-26 nghìn năm trước (từ MIS 5 đến hết MIS 3) tương
ứng với xu thế hạ thấp của mực nước biển, nằm trên bề mặt SB2 và
dưới bề mặt SB1 có bề dày trầm tích trung bình khoảng 10 m, có sự
xen kẽ giữa các tướng trầm tích biển chiếm ưu thế và lục địa chiếm
ưu thế bao gồm tướng đồng bằng châu thổ, tiền châu thổ, bãi triều
ven biển/vũng vịnh, biển nông; Miền hệ thống trầm tích biển thấp
(LST) tương ứng với tập trầm tích nêm biển thấp T2, phân bố ở
mép thềm lục địa nằm trên bề mặt SB1 chỉnh hợp, hình thành vào
thời kỳ 26-17 nghìn năm trước thuộc nửa đầu thời kỳ MIS 2, tướng

trầm tích tiền châu thổ-biển nông, hình thành trong môi trường biển
nông có sự tác động của thủy triều; Miền hệ thống trầm tích biển
tiến T3 (TST)-biển tiến thềm T4 (TST/SST) hình thành vào thời kỳ
biển tiến Flandrian cho đến thời kỳ biển cao có tuổi khoảng từ 17
nghìn năm trước đến nay, được đặc trưng bởi, trầm tích sông, sông
biển, bùn đầm lấy bãi triều ven biển, bãi biển và biển nông được
tìm thấy trong các thung lũng cắt xẻ và lớp phủ trầm tích trên thềm;
Miền hệ thống trầm tích biển cao trẻ nhất tương ứng với tập trầm
tích T5 chính là vùng châu thổ ngầm viền quanh ĐBSCL, hình
23


×