Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề cương ôn thi môn Thủy sản Cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.67 KB, 7 trang )

Trường Đại Học Thuỷ Sản
Chuyên ngành: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm: 2017 – 2018

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN KỸ THUẬT NUÔI CÁ
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Thời gian: 60’
Đề ôn: 40 câu

1.Khẩu phần thức ăn cho cá nuôi ruộng:
a. Điều tiết nước, thâm canh lúa, yếu tố môi trường
b. Trình độ kỹ thuật quản lý, mật độ nuôi
c. Yếu tố môi trường, trình độ kỹ thuật quản lý
d. Chế độ điều tiết nước, mật độ nuôi
2. Mục đích dọn bãi nuôi cá hồ chứa:
a. Làm tăng năng suất sinh học của vùng nước
b. Hạn chế cá dữ cá tạp
c. tăng không gian hoạt động cho cá và khai thác cá thuận tiện
d. Cải tạo điều kiện môi trường
3. Biện pháp tăng năng suất nuôi cá đầm hồ tự nhiên:
a. Bón phân, thả giống
b. Vét bùn, cải tạo tình trạng hoang rậm, thả giống
c. Bón phân, tiêu diệt địch hại
d. Tất cả đều sai
4. Khẩu phần thức ăn cho cá nuôi đơn trong ao:
a. Khả năng cung cấp thức ăn của người nuôi
b. 2 – 3% trọng lượng đàn cá
c. 3 – 5% trọng lượng đàn cá
d. 5 – 7% trọng lượng đàn cá
5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giống trong ao:
a. Kích thước, màu sắc, hoạt động


b. Phản ứng với tiếng động, hoạt động bắt mồi
c. Phản ứng với tiếng động, ngoại hình
d. Màu sắc, phản ứng với tiếng động


6. Ý nghĩa công tác cải tạo ao:
a. Tiêu diệt mầm bệnh và giữ nước
b. Cải tạo nhiệt độ môi trường và giữ nước
c. Cải tạo nhiệt độ môi trường và tiêu diệt mầm bệnh
d. Tiêu diệt mầm bệnh và tăng lượng oxy hoà tan
7. Biện pháp tăng năng suất nuôi cá hồ nhân tạo
a. Dọn bãi, vét bùn, thả giống
b. Bón phân, thả giống
c. Vét bùn, thả giống
d. Vét bùn, tiêu diệt cá dữ cá tạp
8. Khu vực cần dọn bãi trong hồ chứa:
a. Nhiều cá dữ cá tạp
b. Nhiều cá kinh tế tự nhiên
c. a,b đúng
d. a, b sai
9. Địa điểm chọn nuôi cá lồng bè;
a. Nguồn thức ăn dồi dào, rẻ
b. Nguồn cá giống dễ mua
c. Đi lại dễ dàng, gần đường giao thông
d. Nước trong sạch, có dòng chảy nhẹ, nắng nhẹ
10. Cơ sở chọn mật độ cá nuôi trong ao:
a. Điều kiện môi trường, trình độ quản lý, khả năng cung cấp thức ăn
b. Trình độ quản lý, khả năng cung cấp thức ăn, tình hình dịch bệnh
c. Trình độ quản lý chăm sóc, đối tượng nuôi, điều kiện môi trường
d. Đối tượng nuôi, khả năng cung cấp thức ăn, tình hình dịch bệnh

11. Cách thả cá trong ao
a. Lúc nhiệt độ thấp, không cần cân bằng nhiệt độ
b. Mọi lúc trong ngày, cân bằng nhiệt độ
c. Chiều mát, cân bằng nhiệt độ
d. Sáng sớm, chiều mát, cân bằng nhiệt độ trước khi thả
12. Mục đích sử dụng lồng bè
a. Nuôi thương phẩm
b. Nuôi vỗ cá bố mẹ
c. Ương giống
d. Cả 3 đều đúng


13. Quy luật biến động muối dinh dưỡng trong hồ chứa
a. Dinh dưỡng duy thoái, ổn định, mãnh liệt
b. Dinh dưỡng mãnh liệt, ổn định, suy thoái
c. Dinh dưỡng mãnh liệt, suy thoái, ổn định
d. Dinh dưỡng ổn định, suy thoái, mãnh liệt
14. Những nơi cần tránh khi đặt bè
a. Sông rạch sạch sẽ, nước chảy nhẹ, gió nhẹ
b. Sông rạch quá cạn, không gió, nước chảy nhẹ
c. Sông rạch quá cạn, mùn bã hữu cơ tích tụ, nước không chảy
d. Sông sạch sẽ, mùn bã hữu cơ tích tụ, khúc quanh của sông
15. Đặc điểm nuôi cá ruộng lúa:
a. Nuôi cá chính, trồng lúa là phụ
b. Trồng lúa chịu sự chi phối của biện pháp kỹ thuật nuôi cá
c. Cá quyết định năng suất thu hoạch lúa
d. Cả 3 đều sai
16. Thời gian nuôi cá trong ruộng lúa (vừa trồng lúa vừa nuôi cá)
a. Tháng 3 – 7
b. Tháng 4 – 7

c. Tháng 4 – 9
d. Tháng 4 – 11
17. Mục đích kiểm tra sinh trưởng của cá trong quá trình nuôi
a. Địa điểm cho ăn, định thời gian thu hoạch
b. Định lượng thức ăn bổ sung, định thời gian thu hoạch
c. Địa điểm cho ăn, định lượng thức ăn bổ sung
d. Địa điểm cho ăn, tình hình dịch bệnh
18. Diện tích mương nuôi cá so với diện tích toàn ruộng:
a. 10 – 15%
b. 15 – 20%
c. 10 – 20%
d. 20 – 30%
19. Mục đích nuôi cá trong lồng bè:
a. Tận dụng không gian hoạt động
b. Tận dụng thức ăn rơi vãi
c. Tăng thêm đối tượng thả nuôi
d. Tăng thêm mật độ


20. Tỷ lệ đối lượng nuôi ghép so với đối tượng chính trong lồng bè:
a. 5 – 10%
b. 10 – 20%
c. 10 – 15%
d. 5 – 15%
21. Bè dễ bị hư hõng ở chỗ:
a. Phần nổi trên mặt nước
b. Phần ngâm dưới nước
c. Chỗ tiếp xúc giữa nước và không khí
d. a, c đúng
22. Khẩu phần thức ăn của cá nuôi ghép trong ao:

a. 2 – 3% trọng lượng của cá trong ao
b. 3 – 5% trọng lượng của cá trong ao
c. 2 – 5% trọng lượng của cá trong ao
d. 3 – 7% trọng lượng của cá trong ao
23. Mục đích của việc lợi dụng và bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên trong hồ chứa
nhân tạo:
a. Nâng cao tỷ lệ hoàn lại cho đánh bắt
b. Tận dụng sức sinh sản tự nhiên
c. Nâng cao tổng sản lượng thu hoạch
d. Tận dụng sức sinh sản tự nhiên, nâng cao năng suất thu hoạch
24. Mục đích nuôi ghép cá trong ao:
a. Làm tăng năng suất, phong phú sản phẩm thu hoạch
b. Tận dụng thức ăn tự nhiên, thể tích vùng nước
c. a, b đúng
d. a,b sai
25. Biện pháp giải quyết cá giống cho hồ chứa:
a. Bảo vệ điều kiện sinh thái sinh sản tự nhiên của các loài cá kinh tế trong hồ
b. Xây dựng trang trại sản xuất giống hoàn chỉnh
c. Thu mua từ cơ sở khác
d. Cả 3 đều đúng
26. Chọn địa điểm thả giống nuôi trong hồ chứa:
a. Nơi nguồn thức ăn phong phú, nước sâu, sóng gió
b. Nước sâu, ít địch hại, nhiều sóng gió
c. Ít địch hại, nhiều sóng gió


d. Cả 3 đều đúng
27. Quy cách bè lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào:
a. Khả năng kinh tế gia đình, đối tượng nuôi, mục đích sử dụng
b. Khả năng kinh tế gia đình, kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi

c. Khả năng kinh tế gia đình, kỹ thuật nuôi, đối tượng nuôi
d. Khả năng kinh tế gia đình, thời gian nuôi, mục đích sử dụng
28. Thời gian cá ở mương trong ruộng:
a. Lúa đang tăng trưởng tốt
b. Lúa gần thu hoạch
c. Lúa thu hoạch
d. a, b sai
29. Cách cho ăn cá nuôi lồng bè:
a. Rải nhanh, nhiều điểm lúc nước đứng
b. Rải nhanh, một điểm lúc nước chảy
c. Rải từ từ nhiều điểm, lúc nước đứng
d. Rải từ từ, nhiều điểm lúc nước chảy
30. Tỷ lệ hoàn lại cho đánh bắt:
a. Tỷ lệ % các loài cá trong hồ sau một chu kỳ nuôi
b. Tỷ lệ % số cá đã đánh bắt lên sau một chu kỳ nuôi so với số lượng cá giống
thả ban đầu
c. Tỷ lệ % số cá đã đánh bắt lên sau một chu kỳ nuôi
d. Tỷ lệ % số cá còn sống so với lượng cá giống đã thả ban đầu
31. Nguyên tắc để xác định tỷ lệ hoàn lại cho đánh bắt:
a. Đặc điểm hình thái địa lý, yếu tố môi trường, tình hình dịch bệnh
b. Chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá, cơ sở thức ăn
c. Cơ sở thức ăn, khu hệ cá tự nhiên
d. Cả 3 đều sai
32. Dùng nông dược thâm canh cây lúa trong nuôi cá ruộng lúa cần bảo đảm:
a. Tiêu diệt dịch bệnh cho lúa và cá
b. Tiêu diệt dịch bệnh cho lúa, không ảnh hưởng đến sức khoẻ cá
c. a, b đúng
d. a, b sai
33. Bón phân là biện pháp kỹ thuật quan trọng cho đối tượng nuôi:
a. Trắm cỏ, rô phi, tai tượng

b. Trắm cỏ, mè trắng, mè hoa
c. Mè trắng, mè hoa, rô phi


d. Trê lai, tra, tai tượng
34. Kích thước mương nuôi cá ruộng:
a. Rộng 1 – 2 m, sâu 1 – 1,5m
b. Rộng 2 – 3 m, sâu 1 – 1,5m
c. Rộng 3 – 4 m, sâu 1,5 – 2m
d. Rộng 2 – 3 m, sâu 1,5 – 2m
35. Cơ sở lựa chọn đối tượng nuôi chính, phụ trong ao:
a. Đặc điểm sinh vật học, điều kiện môi trường
b. Đặc điểm thuỷ văn, điều kiện môi trường
c. Kỹ thuật người nuôi, điều kiện môi trường
d. Đặc điểm sinh vật học, mật độ nuôi
36. Khu vự chắn giữ và bảo vệ cá trong hồ chứa:
a. Khu vực thượng lưu, trung lưu, hạ lưu
b. Khu vực thượng lưu, đập tràn, cống tháo
c. Khu vực trung lưu, đập tràn, cống tháo
d. Khu vực hạ lưu, đập tràn, cống tháo
37. Biện pháp xử lý cá dữ cá tạp trong hồ chứa:
a. Dùng lưới vét đánh bắt trên các sông suối nơi hình thành hồ
b. Dùng rễ cây thuốc cá
c. Dùng hoá chất
d. Cả 3 đều sai
38. Thời gian cho cá lên ruộng sau khi sạ:
a. 10 – 15 ngày
b. 15 – 20 ngày
c. 20 – 25 ngày
d. 25 – 30 ngày

39. Biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên trong đầm hồ tự nhiên:
a. Quy định cỡ đánh bắt, tuổi dánh bắt, thả giống
b. Quy định cỡ đánh bắt, tuổi đánh bắt, địa điểm đánh bắt
c. Quy định cỡi đánh bắt, thả giống, địa điểm đánh bắt
d. Quy định địa điểm đánh bắt, thả giống
40. Cơ cấu đàn cá nuôi trong hồ chứa:
a. Tỷ lệ % các loài cá nuôi và cá tự nhiên trong tổng sản lượng cá thu hoạch
trong hồ
b. Tỷ lệ % các loài cá nuôi trong tổng số cá được thả nuôi trong hồ
c. Tỷ lệ % các loài cá nuôi trong tổng sản lượng cá thu hoạch trong hồ


d. Tỷ lệ % các loài cá tự nhiên trong tổng số cá được thả nuôi trong hồ
HẾT
CHÚC BẠN THI TỐT!



×