Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đặc điểm dân số và nguồn lao động của thành phố viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

KONGCHAY SINNOLUK

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG
CỦA THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

KONGCHAY SINNOLUK

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG
CỦA THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG


THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Quỳnh Phương. Các tài liệu tham khảo có xuất
xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

KONGCHAY SINNOLUK

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Phòng KH - CN và HTQT, Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các
thầy, cô giáo khoa Địa lí, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên đã
tận tình chỉ bảo, đào tạo, cung cấp những kiến thức cẩn thiết để tôi có đủ trình
độ của một thạc sĩ địa lí.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS.
Dương Quỳnh Phương đã chỉ bảo, hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi rất tận
tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Sở kế hoa ̣ch và Đầ u tư Thủ đô Viêng Chăn, Trung tâm
thống kê thành phố Viêng Chăn, Tổng cục điểu tra dân số nước CHDCND Lào,
các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực địa làm luận văn tại địa
phương, cảm ơn về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các học viên cao học Địa Lí K23, đã tạo

điều kiện thuận lợi, ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu hoàn thành luận văn của mình.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

KONGCHAY SINNOLUK

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các biểu đồ ........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5
6. Dự kiến đóng góp luận văn.............................................................................. 7
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7
NỘI DUNG ......................................................................................................... 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ, NGUỒN
LAO ĐỘNG ........................................................................................................ 8
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 8
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về dân số ................................................................. 8

1.1.2. Những vấn đề cơ bản về nguồn lao động ................................................ 16
1.1.3. Mối quan hệ giữa dân số và nguồn lao động ........................................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 20
1.2.1. Khái quát về đặc điểm dân số của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .... 20
1.2.2. Khái quát về nguồn lao động của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ... 22
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 23

iii


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA
THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO ......................................................................................................... 24
2.1. Khái quát chung về thành phố Viêng Chăn ................................................ 24
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .............................................................. 24
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 27
2.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật .................................................. 29
2.2. Đặc điểm dân số của thành phố viêng Chăn nước CHDCND Lào ............ 32
2.2.1. Quy mô dân số ......................................................................................... 32
2.2.2. Gia tăng dân số ........................................................................................ 33
2.2.3. Cơ cấu dân số........................................................................................... 39
2.2.4. Phân bố dân cư......................................................................................... 48
2.3. Đặc điểm nguồn lao động của thành phố thành phố Viêng Chăn nước
CHDCND Lào ................................................................................................... 50
2.3.1. Quy mô nguồn lao động .......................................................................... 50
2.3.2. Dân số hoạt động kinh tế ......................................................................... 56
2.3.3. Dân số không hoạt động kinh tế .............................................................. 62
2.4. Thực trạng việc làm ở thành phố Viêng Chăn nước CHDCND Lào ......... 63
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 65
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG HỢP
LÍ CỦA THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA..................... 66
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .......................................................................... 66
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng .......................................................... 66
3.1.1. Quan điểm................................................................................................ 66
3.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................... 68
3.1.3. Định hướng phát triển .............................................................................. 69

iv


3.2. Một số giải pháp nhằm ổn định, nâng cao chất lượng dân số và sử dụng
hợp lí nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn ............................................ 73
3.2.1. Nhóm các giải pháp về ổn định, nâng cao chất lượng dân số ................. 73
3.2.2. Nhóm các giải pháp về sử dụng hợp lí và nâng cao chất lượng nguồn
lao động ............................................................................................................. 77
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 82
KẾT LUẬN....................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDR

Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất chế t thô


CMKT

Chuyên môn kỹ thuâ ̣t

CNXH

Chủ nghiã xã hô ̣i

CNH-HDH

Công nghiê ̣p hóa - Hiê ̣n đại hóa

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

DS-CSSKSS

Dân số - chăm sóc sức khỏe sinh sản

DS-KHHGD

Dân số - Kế hoa ̣ch hóa gia đình

NDCM

Nhân dân cách ma ̣ng

GDP


Tổ ng thu nhâ ̣p quố c nô ̣i

GFR
HDI

Tỷ suất sinh chung
Chỉ số phát triển con người

HDKT

Hoa ̣t đô ̣ng kinh tế

KT-XH

Kinh tế - Xã hô ̣i

ODA

Hỗ trơ ̣ phát triể n chính thức

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TFR

Tổ ng tỉ suấ t sinh

THPT


Trung ho ̣c phổ thông

CBR

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Dân số nước Lào qua các thời kì ...................................................... 20
Bảng 1.2: Tỉ lê ̣ tham gia lực lươ ̣ng LĐ của dân số từ 15 tuổ i trở lên theo
giới tính, thành thi,̣ nông thôn của cả nước năm 2015 ...................... 22
Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số chia theo huyện, thành phố
Viêng Chăn năm 2015 ....................................................................... 25
Bảng 2.2: Quy mô dân số thành phố Viêng Chăn giai đoa ̣n 2005 - 2015 ......... 33
Bảng 2.3: Tỷ suất sinh, và gia tăng tự nhiên toàn thành phố và theo huyện,
giai đoạn 2005 - 2015 ........................................................................ 34
Bảng 2.4: Tỷ suất tử toàn thành phố và theo huyện, giai đoạn 2005 - 2015 ..... 35
Bảng 2.5: Tỷ suất xuấ t cư, toàn thành phố và theo huyện, năm 2015 .............. 36
Bảng 2.6: Tỷ suất nhâ ̣p cư, toàn thành phố và theo huyện, năm 2015.............. 37
Bảng 2.7: Dân số phân chia theo nhóm tuổi của thành phố Viêng Chăn năm
2005 và năm 2015 ............................................................................. 39
Bảng 2.8: Dân số phân chia theo nhóm tuổi và tỉ số 3 nhóm tuổ i của thành
phố Viêng Chăn năm2005 và năm 2015 .......................................... 40
Bảng 2.9: Tỷ số phụ thuộc của dân số thành phố Viêng Chăn giai đoạn
2005 - 2015 ........................................................................................ 41
Bảng 2.10: Dân số và tỉ lê ̣ giới tính của thanh phố Viêng Chăn ....................... 43
Bảng 2.11: Dân số chia theo các nhóm dân tộc của thành phố Viêng Chăn
năm 2015 ........................................................................................... 43
Bảng 2.12: Mật độ dân số thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2005 - 2015 ........ 48

Bảng 2.13: Tỉ lệ dân thành thị thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2005 - 2015.. 50
Bảng 2.14: Gia tăng dân số và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn,
giai đoạn 2005 - 2015 ........................................................................ 51
Bảng 2.15: Nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn phân theo huyện
thị, giai đoạn 2005 - 2015.................................................................. 53

v


Bảng 2.16: Cơ cấu nguồn lao động theo nhóm tuổi, giới tính của thành phố
Viêng Chăn, giai đoạn 2005 - 2015................................................... 55
Bảng 2.17: Cơ cấu nguồn lao động theo nhóm tuổi, giới tính của thành phố
Viêng Chăn, giai đoạn 2005 - 2015................................................... 55
Bảng 2.18: Lực lượng lao động của thà nh phố Viêng Chăn giai đoạn
2005 - 2015 ........................................................................................ 57
Bảng 2.19: Cơ cấu lao động của thà nh phố Viêng Chăn theo khu vực
kinh tế ................................................................................................ 58
Bảng 2.20: Nguồn lao đô ̣ng có chuyên môn kỹ thuật ở thành phố Viêng
Chăn năm 2005 và 2015 .................................................................... 61
Bảng 2.21: Dân số trong độ tuổi lao động không hoạt động kinh tế của
thành phố Viêng Chăn, giai đoạn 2005 - 2015.................................. 63
Bảng 2.22: Số người lao đô ̣ng đươ ̣c giải quyế t viê ̣c làm năm 2015 ................. 64
Bảng 3.1: Dự kiến tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế thành phố Viêng Chăn
đến năm 2030 .................................................................................... 66
Bảng 3.2: Quy mô dân số thành phố Viêng Chăn giải đoa ̣n 2005 - 2025 ......... 70
Bảng 3.3: Xu hướng tăng tỷ lê ̣ sinh ................................................................... 70
Bảng 3.4: cơ cấu dân số năm 2020 .................................................................... 70

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào ... 26
Hình 2.2. Biể u đồ quy mô dân số thành phố Viêng Chăn giai đoa ̣n 2005 - 2015 ....32
Hình 2.3. Bản đồ dân số thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào năm 2015 .. 38
Hình 2.4. Biể u đồ cơ cấ u dân số theo 3 nhóm tuổ i của thành phố Viêng Chăn .... 41
Hình 2.5. Biể u đồ tháp dân số của thành phố Viêng Chăn năm 2005 .............. 42
Hình 2.6. Biể u đồ tháp dân số của thành phố Viêng Chăn năm 2015 .............. 42
Hình 2.7. Bản đồ mật độ dân số và cơ cấu các nhóm dân tộc của thành phố
Viêng Chăn, nước CHDCND Lào năm 2015 ................................... 44
Hình 2.8. Biể u đồ cơ cấu các nhóm dân tộc của Viêng Chăn ........................... 45
Hình 2.9. Bản đồ nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn, nước
CHDCND Lào năm 2015 .................................................................. 52
Hình 2.10. Biể u đồ số lươ ̣ng lao động theo các huyê ̣n năm 2005 và 2015 ....... 54
Hình 2.11 Lao động phân theo trình độ ở thành phố Viêng Chăn biến động
qua các năm ....................................................................................... 62

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ giữa dân số - lao động và việc làm không thể tách rời nhau,
nó có sự gắn bó mật thiết với nhau. Dân số vừa là người sản xuất vừa là người
tiêu dùng. Là người sản xuất, dân số quyết định quy mô, cơ cấu, phân bổ dân
cư và lực lượng lao động. Là người tiêu dùng, dân số quyết định quy mô, cơ
cấu, phân bổ dân cư, các ngành nghề, các lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã
hội, chi phối nội dung việc làm... Lịch sử loài người cũng đã chứng minh vai
trò quyết định của lao động với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngay cả khi khoa
học công nghệ đạt được trình độ phát triển cao, chi phối mọi lĩnh vực đời sống,

thì cũng không thể thay thế vai trò nguồn lực lao động, nhân tố sáng tạo và sử
dụng công nghệ.
Từ những năm giữa của thế kỉ 20 trở lại đây, dân số - lao động và việc
làm là một vấn đề lớn được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà khoa học ở tất cả
các quốc gia các quan tâm. Tuy nhiên, giữa các quốc gia phát triển và đang
phát triển cách tiếp cận nghiên cứu cũng có sự khác nhau nhất định; ngay cả
các địa phương trong một quốc gia cũng vậy, có những địa phương phải đối
mặt với thực tế là sự gia tăng dân số nhanh tạo ra sức ép về việc làm lớn, trong
khi khả năng mở rộng và phát triển sản xuất còn hạn chế nhưng ngược lại có
những địa phương lại có nhiều lợi thế về dân số và nguồn lao động trong quá
trình phát triển.
Đối với thành phố Viêng Chăn, xét về khía cạnh dân số và nguồn lao
động, việc làm đều có những lợi thế nổi trội hơn các địa phương khác của nước
cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Thành phố Viêng Chăn có diện tích 3.920
km2, dân số tâ ̣p trung vả tố c đô ̣ đô thi ̣ hóa ma ̣nh me,̃ kinh tế phát triể n nhanh,
Dân số của thành phố Viêng Chăn hiêṇ nay là 820.940 người, mâ ̣t đô ̣ dân số là
209 người/km2 (2015) số người trong đô ̣ tuổ i lao đô ̣ng chiế m khoảng 72,43%.
Tuy nhiên vấ n đề lao đô ̣ng và viê ̣c làm vẫn còn nhiề u bấ t cập. Phân tích thực
1


trạng dân số, nguồn lao động ở thành phố Viêng Chăn là vấn đề cần thiết, trước
hết nó góp phần đánh giá chính xác thực trạng dân số, nguồn lao động trong
thời kì cộng nghiê ̣p hóa, hiêṇ đa ̣i hóa; trên cơ sở đó giúp nhà quản lý đưa ra
những chính sách phát triển dân số, nguồn lao động và sử dụng lao động hợp lí,
từ đó góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
từng địa phương và của cả nước.
Với những lí do trên, tôi đã lựa chọn hướng nghiên cứu: “Đặc điểm dân
số và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn nước cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào”.

2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới vấn đề dân số và dân số tộc người từ lâu đã thu hút nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cách đây trên 200 năm giáo sư người Anh
Thomas Malthus lần đầu tiên đã đề cập đến vấn đề này một cách rõ ràng và có
hệ thống nhất trong quyển “Bàn về nguyên tắc dân số’’ trong lúc dân số thế
giới chưa đầy 1 tỷ người. Ông đưa ra nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa gia
tăng và sinh tồn. Điều này được thể hiện qua bài luận “Luận về nguyên tắc dân
số như nó tác đông đến việc cải thiện xã hội”. Ông cho rằng, dân số sẽ đạt
được sự cân bằng thông qua tác động hủy diệt của chiến tranh, nạn đói và bệnh
tật. Đối lập với tư tưởng của Malthus là quan điểm của Karl Max và Engels.
Hai ông có lý giải nguyên nhân mất cân bằng giữa gia tăng dân số và sinh tồn
là do nền kinh tế kém phát triển và từ đó rút ra việc phát triển hệ thống sản xuất
tốt hơn.
Dân số và nguồn lao động luôn là vấn đề không chỉ có các nhà khoa học,
các chuyên gia mà ngay cả các chính phủ đều rất quan tâm, không chỉ ngày nay
mà ngay cả trước kia, không chỉ đối với những nước đang phát triển mà tất cả
các nước trên thế giới đều quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ vì sức ép của
bùng nổ dân số mà cả vì sức mạnh của quốc gia, không chỉ quan tâm hạn chế

2


mà cả khuyến khích phát triển dân số. Cho đến nay, vấn đề dân số, nguồn lao
động vẫn đang tiếp tục nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học và nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới.
Ngay ở Việt Nam, một quốc gia anh em của nước Lào cũng có rất nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề này. Từ những năm cuối của thập kỉ 80 đến
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cơ quan Trung ương như: Trung
tâm thông tin khoa học và xã hội thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội, các

Viện khoa học, các cơ quan nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành thuộc các Bộ,
ngành, Ủy ban quốc gia DS - KHHGĐ. Các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học như: GS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS. Nguyễn
Viết Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Đình Cử, TS Trần Cao Sơn…về mối quan hệ
giữa dân số và các vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường. Ngoài ra, đây cũng là
vấn đề mà nhiều đề tài của luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành nghiên cứu.
2.2. Ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào xác
định: "Phải coi nguồn lực con người là yếu tố quyết định,ưu tiên hàng đầu của
sự phát triển..., Phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định rõ hơn, coi đây
là khâu đột phá: "Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt về mặt xây dựng và bồi
dưỡng trình độ của cán bộ cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển". Trong đó,
phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đầu tư cho giáo dục - đào tạo và y tế;
sử dụng hiệu quả kinh tế tri thức, đặc biệt là nhân tài; đào tạo lực lượng lao động
và chuyên môn hoá, đào tạo các nhà kinh doanh, nhà quản lý,... để đáp ứng yêu
cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng
cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao
về trí thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm chủ khoa học - công nghệ trong sự phát triển.
Nguồn nhân lực trở thành một trong những yếu tố then chốt, có vai trò đặc biệt

3


trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào.
Cho đến nay, một số đề tài về dân số, nguồn lao động của thành phố
Viêng Chăn được đề cập như: Đề tài"Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn" của Sư Lao SÔTUKY. Đề tài “Sự biển đổ i dân
số và phân bố dân cư” của PGS TS Khammani SURIĐẾT, cung cấ p đế n thực
tra ̣ng dân số của Lào.

Gần đây nhất, có một luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về: “Đặc điểm dân số,
dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của SOMPHOU
KEOBOUAKHAM. Luận văn đã nghiên cứu những đặc điểm chung nhất về quy
mô, chất lượng dân số, bản sắc văn hóa các dân tộc của nước Lào và đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Có thể nói, đây là những công trình nghiên cứu đã tiếp cận đến vấn đề
dân số và nguồn lao động của nước Lào, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có
một nghiên cứu cụ thể nào về dân số và nguồn lao động của thủ đô Viêng
Chăn, đặc biệt là nghiên cứu và tiếp cận dưới góc độ địa lí học.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân
số và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn nước cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dân số, sử dụng nguồn lao
động hợp lí, hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về dân số, nguồn
lao động.
- Phân tích đặc điểm dân số, nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn.
- Đánh giá những mặt mạnh và những tồn tại của vấn đề dân số và nguồn
lao động của thành phố Viêng Chăn.

4


- Nghiên cứu định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
dân số, sử dụng nguồn lao động hợp lí của thành phố Viêng Chăn nước cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các khía cạnh về đặc điểm dân số và nguồn

lao động.
- Về không gian: thành phố Viêng Chăn nước cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào.
- Về thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu thống kê và số liệu điều tra
trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Tính hệ thống làm đề tài trở nên lô gic, thông suốt và sâu sắc trong đề tài
này việc nghiên cứu về dân số và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn
nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào liên quan đến vấn đề quan trọng nhất là
những biến động dân số trong quá trình sinh, tử, chuyển cư, thực trạng nguồn
lao động (chất lượng, số lượng), vấn đề việc làm..
Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh
hưởng giữa các yếu tố để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Nghiên cứu dân số, và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn của
nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cần phải dựa trên cơ sở xem xét tác động
tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, chính sách về dân số, nguồn
lao động, bên cạnh đó cần đề cập đến tác động trở lại của dân số, nguồn lao
động với các nhân tố này.
5.1.3. Quan điểm lịch sử
Mỗi một hiện tượng địa lý kinh tế xã hội đều tồn tại trong một thời gian
nhất định. Nói cách khác các hiện tượng này có quá trình phát sinh, phát triển
5


và suy vong. Trong quá trình nghiên cứu khi xem xét hay đánh giá cần đứng
trên quan điểm lịch sử. Biến động về dân số, và nguồn lao động của thủ đô
Viêng Chăn cũng vậy đều diễn ra trong những điều kiện địa lý nhất định và

trong thời gian nhất định với xu hướng từ quá khứ, hiện tại tới tương lai đều có
mối quan hệ nhân quả và diễn ra trong chu trình khép kín. Việc quán triệt quan
điểm lịch sử yêu cầu không chỉ nghiên cứu các nhân tố trình tự liên tục về
không gian mà còn vạch ra xu hướng phát triển dân số trong lịch sử và sử dụng
nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn. Khi nghiên cứu cần tính đến những
nét tiêu biểu do đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử gây ra.
5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu vấn đề dân số, và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn
phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Con người được coi
là chủ thể trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng nhằm đạt được hiệu quả nhất
đinh trong sản xuất và đời sống. Vì thế vấn đề dân số và nguồn lao động cũng
có những tác động nhất định đến tự nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và
ngược lại. Đồng thời bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô
nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công
bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Để phân tích, đánh giá đặc điểm dân số, nguồn lao động của một lãnh thổ
cần phải thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc. Cụ
thể bằng văn bản và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau như
báo cáo, các văn kiện, văn bản chính thức, niên giám thống kê và có sự thống
nhất về thời gian.
5.2.2. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành trao đổi thông tin, tham
khảo ý kiến trong lĩnh vực địa lý: Dân số, nguồn lao động… Từ đó có sự bổ
sung, điều chỉnh kịp thời trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

6



5.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS
Đây là phương pháp quan trọng và từ lâu đã trở thành phương pháp
truyền thống của ngành địa lý. Sử dụng phương pháp này giúp các vấn đề được
cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các hình trong đề tài được thành lập bằng
các phần mềm hiện đại, cụ thể sẽ xây dựng một số biểu đồ, tháp dân số năm
2005-2015, bản đồ phân bố dân cư, dân tộc dựa trên các dữ liệu đã được thu
thập và xử lý.
5.2.4. Phương pháp dự báo
Phương pháp này là một phần không thể thiếu khi nghiên cứu vấn đề liên
quan đến đặc điểm dân số, nguồn lao động trong chiến lược phát triển, mục
tiêu, định hướng và giải pháp phát triển trong tương lai.
6. Dự kiến đóng góp luận văn
- Kế thừa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về đặc điểm dân số,
nguồn lao động.
- Phân tích được đặc điểm dân số thành phố Viêng Chăn của nước cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phân tích được đặc điểm nguồn lao động thành phố Viêng Chăn nước
cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đặc biệt là phân tích chất lượng nguồn lao
động và vấn đề sử dụng lao động.
- Đánh giá được mặt mạnh, mặt tồn tại trong vấn đề dân số, nguồn lao
động của thành phố Viêng Chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Đề xuất được một số giải pháp trên các phương diện: phát triển dân số
phù hợp với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động,
sử dụng hợp lí, hiệu quả nguồn lao động.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về dân số, nguồn lao động.
Chương 2: Đặc điểm dân số và nguồn lao động của thành phố Viêng
Chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng dân số

và sử dụng hợp lí nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn nước cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào.

7


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ,
NGUỒN LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về dân số
1.1.1.1. Dân số và quy mô phát triển dân số
Dân số: “Là một tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng
bởi quy mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính
chất của sự phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ” [6].
Quy mô dân số được hiểu là số lượng người sống trên một lãnh thổ (xã,
huyện, tỉnh, quốc gia, vùng…) tại một thời điểm xác định [5].
Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản. Thông tin về qui mô dân số
được dùng để tính số dân bình quan và nhiều tiêu chí khác. Nó là đại lượng không
thể thiếu được trong việc xác định các thước đo chủ yếu về mức sinh, chết, di dân.
Đồng thời nó còn được sử dụng để so sánh với các tiêu chí kinh tế xã hội
nhằm lí giải nguyên nhân của tình hình và hoạch định chiến lược phát triển. Để
nghiên cứu quy mô dân số, người ta sử dụng các thước đo sau:
a. Số dân thời điểm: là tổng số dân sinh sống trong một vùng lãnh thổ
nhất định vào những thời điểm xác định (có thể là đầu năm, cuối năm, giữa
năm hoặc thời điểm t bất kì nào đó…) [3].
Các kí hiệu thường dùng như:
+ p0: Số dân đầu năm (hoặc đầu kì).
+ p1: Số dân cuối năm (hoặc cuối kì).

+ pt: Số dân tại thời điểm t.
Thông tin về qui mô dân số thời điểm được sử dụng để tính tốc độ tăng
hay giảm dân số theo thời gian.

8


b. Số dân trung bình (kí hiệu thường dùng

) là số dân trung bình cộng

của các dân số thời điểm [36].
Khi có số dân đầu năm và cuối năm, hoặc đầu và cuối một thời kì ngắn,
nếu số dân biến động tăng hoặc giảm tương đối đề đặn, không có những biến đổi
mang tính chất đột biến ta có công thức tính dân số trung bình như sau:
=
Trong đó:
P0: số dân đầu năm (hoặc đầu kì).
P1: số dân cuối năm (hoặc cuối kì).
Trong trường hợp không đủ số liệu để tính toán, người ta cũng có thể lấy
số dân vào thời điểm giữa năm (1/7 hàng năm) làm số dân trung bình của năm
đó [40].
Qui mô dân số là chỉ tiêu định lượng quan trọng trong nghiên cứu dân số.
Những thông tin về qui mô dân số có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong tính
toán, phân tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế- xã hội và là căn cứ để hoạch
định chiến lược phát triển. Qui mô dân số là đại lượng không thể thiếu được
trong việc xác định mức sinh, mức tử và di dân.
1.1.1.2. Những thành tố cơ bản của dân số
- Tỷ suấ t sinh
Sinh đẻ là một qui luật của tự nhiên để cho mọi sinh vật có thể tồn tại và

phát triển được. Đối với loài người, việc sinh đẻ còn phụ thuộc vào nhận thức
của mỗi người, mỗi xã hội, cũng như vào các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Để đo mức sinh, người ta sử dụng nhiều loại tỉ suất sinh. Mỗi loại có một ý
nghĩa nhất định và được tính toán theo những cách riêng [5].
* Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh:
- Mức sinh: Phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em sinh
sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức sinh

9


phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Sự sinh sống là sự
kiện đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ và có dấu hiệu của sự sống như hơi thở, tim đập,
cuống rốn rung động hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt) [6].
- Các thước đo cơ bản: Để đánh giá mức sinh có rất nhiều thước đo khác
nhau và mỗi thước đo đều chứa đựng những ưu điểm riêng biệt. Sau đây là một
số thước đo cơ bản.
+ Tỷ suất sinh thô (CBR): Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so
với số dân trung bình cùng thời điểm, đơn vị phần nghìn.
CBR=

x 1000

Trong đó:
B: Số trẻ em sinh ra trong năm nghiên cứu.
: Dân số trung bình của năm nghiên cứu.
Đây chỉ là chỉ tiêu "thô" về mức sinh bởi lẽ mẫu số bao gồm toàn bộ dân
số, cả những thành phần dân số không tham gia vào quá trình sinh sản như: đàn
ông, trẻ em, người già hay phụ nữ vô sinh [38].
Tỷ suất sinh chung: Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với một

nghìn phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ.
GER 

B
x1000
W15 49

Trong đó:
GFR: Tỷ suất sinh chung.
B: Số trẻ em sinh ra trong năm.
W15-49: Số lượng phụ nữ trung bình có khả năng sinh đẻ trong năm.
Tỷ suất sinh chung đã một phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu trúc
tuổi và giới, nó không so với 1000 dân nói chung mà chỉ so với 1000 phụ nữ
trong độ tuổi có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu ảnh
hưởng của sự phân bố mức sinh trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng
hôn nhân [36].
10


+ Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: Đối với các độ tuổi khác nhau, mức
sinh đẻ của phụ nữ cũng khác nhau. Do vậy cần xác định mức sinh theo từng
độ tuổi của phụ nữ [5].
Công thức:
ASFR x 

BFX
x1000
Wx

Trong đó:

ASFRx: Tỷ suất sinh đặc trưng của phụ nữ ở độ tuổi X.
Bfx: Số trẻ em sinh ra trong một năm của những phụ nữ ở độ tuổi X.
Wx : Số phụ nữ ở độ tuổi X trong năm.
Để xác định được ASFRx cần có hệ thống số liệu chi tiết, hơn nữa mặc
dù mức sinh ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau, nhưng đối với các độ tuổi
gần nhau, mức sinh không khác nhau nhiều. Do vậy, trong thực tế người ta
thường xác định tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi. Thường toàn bộ
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chia thành 7 nhóm mỗi nhóm 5 tuổi.
+ Tổng tỷ suất sinh là số con trung bình mà một phụ nữ có thể sinh ra
trong suốt cuộc đời của mình, nếu như người phụ nữ đó trải qua tất cả các tỷ
suất sinh đặc trưng theo tuổi của năm đó. Công thức tính như sau: [37].
TFR= 5.
Trong đó:
TFR: Tổng tỷ suất sinh.
ASFRx: Tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi (5 năm).
- Tỷ suấ t tử
Chết là một hiện tượng tự nhiên mà bất kì sinh vật nào cũng đều trải qua.
Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa: “Chết là sự mất
đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó, sau khi
có sự kiện sinh sống xảy ra”. Để đo mức tử vong, người ta sử dụng nhiều thước
đo với những ý nghĩa và cách tính khác nhau [3].

11


* Mức chết và các thước đo chủ yếu:
- Mức chết: Chết là một trong những yếu tố của quá trình tái sản xuất dân
số, là hiện tượng tự nhiên, không thể tránh khỏi đối với mỗi con người. Nếu loại
bỏ sự biến động cơ học, tăng tự nhiên dân số bằng hiệu số sinh và số chết. Vì vậy,
việc tăng hay giảm số sinh hoặc số chết đều làm thay đổi quy mô, cơ cấu và tốc độ

tăng tự nhiên của dân số. Đồng thời trong quá trình tái sản xuất dân số, các yếu tố
sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sinh đẻ nhiều hay ít, mau
hay thưa, sớm hay muộn đều có thể làm tăng hoặc giảm mức chết. Ngược lại mức
chết cao hay thấp sẽ làm tăng hoặc giảm mức sinh [37].
Chính vì vậy việc giảm mức chết là nghĩa vụ và trách nhiệm thường
xuyên của mọi nước, mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Giảm mức chết vừa
có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc.
- Các thước đo chủ yếu:
Tỷ suất chết thô (CDR): Biểu thị số người chết trong một năm so với số
dân trung bình cùng thời điểm (đơn vị phần nghìn).
Công thức:
CDR 

D
x1000
P

Trong đó:
D: Số người chết trong năm của một lãnh thổ nào đó.
: Dân số trung bình trong năm của lãnh thổ đó [36].
+ Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDRx): Biểu thị số người chết trong
năm ở một độ tuổi nào đó so với 1000 nghìn người trung bình ở độ tuổi đó
trong năm tại một nơi nào đó.
Công thức:
ASDR x 

12

Dx
Px



Trong đó:
ASDRx: Tỷ suất chết đặc trưng ở tuổi X.
Dx: Số người chết trong năm ở độ tuổi X.
x: Dân số trung bình trong năm ở độ tuổi X.
+ Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi biểu thị
mối quan hệ giữa số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm so với tổng số trẻ em được
sinh ra còn sống trong cùng năm, được tính trên cùng địa bàn lãnh thổ [36].
Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi được tính theo đơn vị phần nghìn và tính
theo công thức như sau:
IMR 

D0
x1000
B

Trong đó:
IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi.
D0: Số trẻ em dưới một tuổi chết trong năm.
B: Số trẻ em sinh sống trong cùng năm.
- Tỷ suấ t xuất cư
Sự biến động dân số không chỉ do gia tăng tự nhiên, liên quan trực tiếp
với quá trình sinh ra và chết đi của con người, mà còn do tác động của gia tăng
cơ học, gắn với sự thay đổi dân số theo không gian lãnh thổ.
Có hai bộ phận cấu thành của một quá trình di dân: xuất cư và nhập cư.
Tỷ suất xuất cư là tương quan giữa số người xuất cư khỏi một vùng lãnh
thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phần
nghìn (‰) [38].
OR=


x 1000

Trong đó:
OR: tỷ suất xuất cư.

13


O: số người xuất cư khỏi vùng trong năm.
P: dân số trung bình của vùng trong năm.
- Tỷ suấ t nhâ ̣p cư
Tỷ suất nhập cư là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh
thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng
phầm nghìn (‰) [38].
IR=

x 1000

Trong đó:
IR: tỷ suất nhập cư.
I: Số người nhập cư đến vùng trong năm.
P: dân số trung bình của vùng trong năm.
Những nguyên nhân chính gây nên các luồng di chuyển của dân cư là do
“lực hút - lực đẩy” tại vùng xuất cư và nhập cư cùng với các nguyên nhân khác.
Các nguyên nhân bị hút đến các vùng nhập cư là đất đai màu mỡ, tài nguyên
phong phú, khí hậu ôn hoà, môi trường sống thuận lợi; dễ kiếm việc làm, thu
nhập cao, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện đời sống; môi trường
xã hội tốt hơn. Còn các nguyên nhân đẩy dân cư ra khỏi vùng cư trú là do điều
kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm; đất đai canh tác quá

ít, bạc màu, không có tiền vốn và kỹ thuật để chuyển đổi ngành nghề, cải thiện
đời sống.
1.1.1.3. Gia tăng tự nhiên
Dân số của một lãnh thổ trong từng thời kì tăng hay giảm, trước hết là
kết quả của mối tương quan giữa số sinh và số chết. Sự biến động này gọi là gia
tăng dân số tự nhiên [5].
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất
sinh thô và tỉ suất chết thô trong một khoảng thời gian xác định trên một đơn vị
lãnh thổ nhất định.
NIR = CBR - CDR

14


×