Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tham luan phuong phap day hs yeu kem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.67 KB, 7 trang )

1

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC CHO HỌC SINH YẾU,
KÉM Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐHDTTƯ NHA TRANG
Họ và tên: TRẦN NGUYÊN VĂN
Học vị: Thạc sĩ
Chức vụ: Giảng viên Sinh học
Đơn vị công tác: Trường Dự bị ĐHDTTƯ Nha Trang
NỘI DUNG
Trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng như đổi mới phương
pháp dạy học môn Sinh học ở trường Dự bị ĐHDTTƯ Nha Trang, vấn đề đang
được quan tâm hiện nay là đổi mới phương pháp giảng dạy môn học cho học sinh
yếu kém. Nhà trường luôn xác định phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những
mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng . Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để nâng
cao chất lượng học sinh yếu kém. Đây không phải chuyện một sớm một chiều mà
nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người Thầy và sự nỗ lực của
trò.
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém? Do đâu
các em lại yếu kém đến như vậy? Đó là vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải tìm
hiểu, để tìm ra giải pháp và hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên
trong học tập. Tôi thiết nghĩ đây không phải vấn đề mà chỉ riêng trường ta quan
tâm mà đó là vấn đề chung cho tất cả các nhà trường.
I.

Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém

1. Về phía học sinh.
- Học sinh (HS ) học ở trường ta được tập trung từ nhiều tỉnh khác nhau (Gia
Lai, Đak lak, Lâm Đồng, Ninh Thuận…) với những phong tục, tập quán khác nhau
nên HS cần nhiều thời gian để hòa nhập với cuộc sống mới. Mỗi học sinh lại có
hoàn cảnh sống khác nhau, sống xa gia đình nên các em thiếu sự quan tâm chăm




2

sóc của gia đình. Vì vậy, một số học sinh trở nên lười học, ham chơi, ý thức phấn
đấu vươn lên trong học tập ngày càng kém.
- Học sinh lười học:
+ Một số học sinh vào lớp không chú ý chuyên tâm vào việc học, về KTX thì
không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách
lên lớp.
+ Một số học sinh khi đến lớp học, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào
những nội dung đã học nhưng khi về nhà lại lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu
được nội dung đó nói lên điều gì.
+ Nhiều học sinh chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn. Một
bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học.
- Ngoài ra, một số học sinh học yếu là do khả năng hạn chế của bản thân,
một số học sinh hổng kiến thức từ lớp dưới (THCS và THPT) dẫn đến hạn chế hoặc
mất hẳn kỹ năng giải bài tập Sinh học và còn rất nhiều nguyên nhân khác.
2. Về phía giáo viên.
Theo cá nhân tôi học sinh yếu không phải hoàn toàn là do các học sinh.
- Có thể người giáo viên chưa lựa chọn phương pháp dạy học thực sự phù
hợp với từng đối tượng học sinh, với từng nội dung kiến thức bài dạy.
- Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu,
kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập nhanh quá khiến cho học sinh
yếu kém không theo kịp bài học.
Vì vậy để thực hiện tốt trong công tác giảng dạy để không còn tình trạng học
sinh yếu đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn những biện
pháp giảng dạy tối ưu nhất, hiệu quả nhất cho từng nội dung, từng bài dạy và cho
từng lớp dạy để dần nâng cao chất lượng học sinh.

3. Về phía phụ huynh


3

Do học sinh ở tập trung KTX nên vai trò của phụ huynh bị hạn chế. Một số phụ
huynh ít quan tâm đến học sinh, phó mặc cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
4. Công tác quản lý học sinh của phòng Công tác HS trong giờ tự học
- Phòng CTHS chỉ mới quản lí học sinh về việc thực hiện thời khóa biểu trên l
ớp, kiểm tra việc học tập của học sinh ở trên lớp.
- P. CTHS cùng với đội tự quản quản lý giờ tự học KTX của học sinh chỉ dừng
lại ở mức độ là quản lý về thời gian.
- Không gian phục vụ cho giờ tự học không đủ đáp ứng nhu cầu của học sinh
(yếu tố khách quan)
II.

Phương pháp giảng dạy cho học sinh yếu kém
Vậy, chúng ta phải làm như thế nào để học sinh vừa lấy lại được kiến thức cơ

bản nhất ở lớp dưới vừa hình thành những kỹ năng làm bài tập Sinh học và cao hơn
là đem lại sự tự tin cho các em trong học tập, nhất là học bộ môn Sinh học, đó thực
sự là một nỗi niềm trăn trở của người giáo viên!
Sau đây là một số kinh nghiệm của bản thân khi tham gia giảng một số năm
ở trường DBĐHDTTƯ Nha Trang về bộ môn Sinh học
1. Dạy chính khóa
- Khó khăn tồn tại trong tiết dạy chính khóa là :
+ Mỗi lớp học, có nhiều thành phần học sinh khác nhau về mặt nhận thức
khả năng suy luận, tư duy.
+ Trong mỗi tiết dạy (45 phút) giáo viên phải đảm bảo đúng lịch trình, đủ
nội dung bài học dù rằng nhiều bài học có chứa nhiều kiến thức mới và khó vượt

quá tầm suy luận, nhận thức của học sinh.
- Với những khó khăn trên, nên việc sử dụng một phương pháp học tập
chung cho cả lớp sẽ gặp nhiều bất cập. Do vậy, tôi thường tiến hành một số biện
pháp sau ở các lớp tôi được phân công giảng dạy:
+ Tạo hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức mới bằng các hiện tượng tự
nhiên hoặc các ứng dụng sinh học trong cuộc sống.


4

+ Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
+ Kiểm tra chất lượng đầu năm học với dạng bài tập ngắn và thường xuyên
kiểm tra bài cũ cả lớp bằng hình thức kiểm tra 10 phút để phân loại học sinh yếu
kém.
+ Thường xuyên kiểm tra bài cũ đối với học sinh yếu kém và đưa ra biện
pháp kỉ luật (Ví dụ: không học bài lần 1 chép phạt 3 lần, lần 2 chép phạt 5 lần…).
+ Tổ chức nhóm học tập: Trong nhóm có đủ các đối tượng học sinh khá, giỏi,
trung bình, yếu, kém… tạo ra phong trào thi đua học tập giữa các tổ. Giáo viên chỉ
hướng dẫn cho các em nhóm trưởng giúp đỡ các bạn học yếu (tuyệt đối không làm
thay) và luôn động viên các bạn học yếu trong nhóm mình trong tổ phát biểu ý
kiến, trình bày kết quả thảo luận trong tổ để tạo cho các bạn sự tự tin trước tập thể,
mạnh dạn trong học tập nhưng cũng không được chê trách hay chế giễu bạn khi bạn
nói sai, làm sai.
+ Xếp chỗ ngồi: dành các bàn đầu cho học sinh yếu, trong mỗi bàn sẽ có một
học sinh học khá giỏi để giúp đỡ các em.
+ Củng cố bài cũ: thường xuyên gọi hoc sinh yếu để kiểm tra mức hiểu bài,
khả năng nắm nội dung bào mới của học sinh.
2. Dạy phụ đạo
a. Công việc thường xuyên
- Mỗi thầy cô giáo phải xác định rõ dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém là

trách nhiệm, là việc làm thường xuyên. Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải lập
danh sách học sinh yếu kém và lên kế hoạch dạy phụ đạo cho các em. Khảo sát đầu
năm bằng dạng đề ngắn để phân loại học sinh. Không nên dạy tràn lan cho tất cả
học sinh theo kiểu học đại trà. Tuyệt đối “không làm cho có” theo kiểu hình thức.
- Khi thực hiện việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém, giáo viên phải xây
dựng một giáo án phụ đạo và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng là học
sinh yếu kém.Giáo án phải xác định được môn học khó ở phần nào. Ví dụ, môn


5

Sinh học khó ở phần bài tập Sinh học vì trước đây ở THPT các em chưa được làm
quen do vậy tôi thường:
+ Yêu cầu học sinh học thuộc lí thuyết
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài nhiều lần, xác định được yêu cầu đề bài;
chỉ ra cái biết và cái chưa biết và khi phân tích đề xong thì gần như giải quyết xong
bài toán Sinh. Qua đó, học sinh tin mình sẽ giải được bài toán Sinh nếu đọc kỹ đề
và thuộc lý thuyết.
+ Giải thích cặn kẽ từng công thức
+ Đưa nhiều dạng bài tập, mỗi dạng bài tập có nhiều bài tập khác nhau
Giáo viên phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra học sinh để luôn nắm
được tình hình học tập của các em và chấp nhận mọi trình độ của học sinh, có khi
có học sinh “không có chữ nào”. Một mặt là giúp các em có thể nêu lên những
thắc mắc về những điều các em chưa hiểu trong tiết học chính khoá để giáo viên có
thể giải đáp cho học sinh đồng thời hướng dẫn cho học sinh làm bài tập, giải quyết
những khó khăn. Mặt khác ở những buổi phụ đạo này, giáo viên từng bước bồi
dưỡng cho học sinh bằng cách nhắc lại bất kỳ phần kiến thức nào có liên quan mà
học sinh quên và cho ghi lại, từng bước lấp đầy những chỗ hổng kiến thức của học
sinh, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản nhất về chương trình học.
- Thường xuyên lên KTX thăm hỏi và kiểm tra việc thực hiện giờ tự học, nội

dung, và phương pháp học tập của HS.
b. Động viên, khích lệ ý thức, thái độ học tập cho học sinh.
Không tiếc lời khen ngợi học trò, nhất là học trò yếu kém. Phải tìm ra ưu
điểm để khen thành thật nhưng phải khen đúng việc, kẻo các em bị tổn thương vì
nghĩ thầy cô giễu cợt mình. Ví dụ khen chữ đẹp, trình bày rõ ràng, khen tính cẩn
thận…Đừng để học sinh làm xong cả bài rồi mới khen tốt. Học sinh làm được một
đoạn nếu kết quả đúng thì khen ngay “Đúng rồi đấy!”. Nếu thấy học trò bắt đầu
sai thì phải nhắc ngay “Đọc kĩ đề bài nào?”, và đặt những câu hỏi gợi ý…


6

Giáo viên phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng mang tính
nghiêm khắc, tuyệt đối không được đuổi học sinh ra ngoài, gây áp lực hoặc xúc
phạm học sinh.
c. Thường xuyên kiểm tra
Thường xuyên kiểm tra đến vở ghi, vở bài tập của HS, ưu tiên những câu
hỏi, những bài tập vừa sức với HS yếu kém. Điều đáng lưu ý ở đây là giáo viên
luôn tôn trọng và làm cho học sinh cảm thấy vẫn được tôn trọng, khuyến khích ,
tuyên dương khen ngợi kịp thời đối với từng tiến bộ nhỏ của các HS. Từ đó, giáo
viên làm cho các em có lòng tin vào bản thân mình và cảm thấy vẫn còn giá trị với
thầy cô và bạn bè và tập thể lớp.
d. Luôn bình tĩnh và vui vẻ
- Khi dạy học sinh yếu kém, người giáo viên phải “ghìm mình”, đừng cáu
giận, nóng vội vì nóng vội và cáu giận chỉ thêm bực mình và hỏng việc. Giáo viên
phải bình tĩnh trước mọi tình huống, và giữ nguyên tắc “Các em đã cố gắng rồi” ;
HS đã bắt đầu chịu học - “Các em đã cố gắng rồi”; lý thuyết liên quan thuộc rồi
“Các em đã cố gắng rồi”. Tuy nhiên, Giáo viên phải tự điều chỉnh, tự thay đổi
mình để công tác giảng dạy phù hợp với đối tượng. Bởi sự thay đổi ấy có thể làm
đổi thay tâm tính của cả một con người, bởi đó là tình yêu đích thực của nhà giáo

với một tương lai học sinh.
- Luôn biết lắng nghe tâm tư tình cảm của học sinh và giải thích cặn kẽ câu
học của học sinh dù là câu hỏi dễ.
3. Sự phối hợp giữa P.CTHS với tổ bộ môn và đoàn thể trong nhà trường
P.CTHS phối hợp với các tổ bộ môn, BCH đoàn trường, chi đoàn CBGV
trong nhà trường để xây dựng kế hoạch phụ đạo, thực hiện tốt vấn đề giáo dục đạo
đức, giáo dục ý thức học tập cho học sinh. Thực hiện tốt phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện học sinh tích cực” và “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Biện
pháp này P.CTHS đã và đang làm rất tốt.
IV. KẾT LUẬN


7

Việc tìm ra phương pháp dạy phù hợp với học sinh yếu kém là cần thiết,
nhằm hướng tới việc giúp học sinh tìm ra được con đường lĩnh hội tri thức, tìm
thấy sự tự tin của bản thân trong việc học từ đó đam mê, hăng say hơn trong việc
hoc và tự bản thân có khả năng tự tìm ra tri thức mới.
Thiết nghĩ, muốn tạo được thói quen tự học cho sinh viên thì tất cả các giảng
viên cần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy - học, tìm ra phương pháp dạy
học phù hợp cho từng lớp ở tất cả các các bài giảng một cách thường xuyên.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy môn Sinh học
cho học sinh yếu kém ở trường Dự bị ĐHDTTƯ Nha Trang.
Rất mong sự góp ý của quý thầy – cô giáo.



×