Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khảo sát hiệu quả của giá thể hữu cơ sinh học và chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến sự sinh trưởng của một số loại rau ăn lá trong điều kiện nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 104 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại giảng đường đại học cho đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Mỹ Hồng đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực tập tại trường. Trong quá trình làm việc với cô, em đã
học tập được nhiều kiến thức bổ ích, cũng như tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu
quả.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh cùng quý Thầy Cô Khoa Công nghệ Sinh học trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm dạy bảo, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức quý báu
cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Phương Khanh – phụ trách phòng thí
nghiệm Sinh hóa, đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện các thí nghiệm tại phòng
thí nghiệm.
Em xin cảm ơn anh Nguyễn Hoàng Minh đã giành nhiều thời gian quý báu, tận
tâm giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn Lê Thị Bích Hân, Đỗ Đức Thiện, Nguyễn
Tấn Linh, Nguyễn Trần Thái Phúc, Trần Ngọc Long và các bạn cùng khóa đã hỗ trợ
em trong suốt quá trình thực hiện thực tập.
Cuối cùng con xin tỏ lòng biết ơn tới ba mẹ, người đã có công sinh thành, dưỡng
dục, nuôi dạy em nên người và luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ con trong suốt thời
gian học tập, thực hiện đề tài.
Trân trọng
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Quang Vinh



năm 2015


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Tổng quan về rau xà lách xoăn, xà lách tím, cải bẹ xanh và tần ô ............... 4
1.1.1.

Tổng quan về rau xà lách: xà lách xoăn, xà lách tím ......................... 4

1.1.2.

Tổng quan về rau cải bẹ xanh ........................................................... 7

1.1.3.

Tổng quan về rau tần ô ..................................................................... 9

1.2. Giới thiệu giá thể trồng rau ....................................................................... 10

1.2.1.

Khái niệm đất sạch dinh dưỡng....................................................... 10

1.2.2.

Các vật liệu sử dụng làm giá thể ..................................................... 10

1.3. Tổng quan về các chất điều hòa sinh trưởng thực vật................................ 13
1.3.1.

Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong

nông nghiệp ................................................................................................... 14
1.3.2.

Auxin ............................................................................................. 15

1.3.3.

Gibberellin ..................................................................................... 16

1.3.4.

Cytokinin........................................................................................ 17

1.3.5.

Sản phẩm Kelpak............................................................................ 19


1.4. Các mô hình nhà lưới hiện nay ................................................................. 20
1.5. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan ...................................................... 21
PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 24

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang i


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

2.1. Vật liệu..................................................................................................... 24
2.1.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 24

2.1.2.

Vật liệu ........................................................................................... 24

2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.2.1.

Nội dung 1: Khảo sát sự sinh trưởng của một số loại rau ăn lá

trên giá thể hữu cơ sinh học trong điều kiện nhà lưới. .................................... 27
2.2.2.


Nội dung 2: Khảo sát sự tác động của một số chất điều hòa

sinh trưởng thực vật lên sự sinh trưởng của một số loại rau ăn lá
trong điều kiện nhà lưới ................................................................................. 35
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 38
3.1. Nội dung 1: Khảo sát sự sinh trưởng của một số loại rau ăn lá
trên giá thể hữu cơ sinh học trong điều kiện nhà lưới .................................... 38
3.1.1.

Thời gian nảy mầm (ngày) .............................................................. 38

3.1.2.

Tỷ lệ nảy mầm (%) ......................................................................... 38

3.1.3.

Chiều cao cây (cm) ......................................................................... 40

3.1.4.

Số lá trên cây .................................................................................. 45

3.1.5.

Diện tích lá rau (cm2)...................................................................... 47

3.1.6.

Tổng hàm lượng diệp lục tố trong lá rau (mg/g).............................. 49


3.1.7.

Khối lượng rau khi thu hoạch (g) .................................................... 50

3.2. Nội dung 2: Khảo sát sự tác động của một số chất điều hòa
sinh trưởng thực vật lên sự sinh trưởng của một số loại rau ăn lá
trong điều kiện nhà lưới ................................................................................ 52
3.2.1.

Thí nghiệm 2: Khảo sát sự tác động của một số chất

điều hòa sinh trưởng thực vật lên sự sinh trưởng của rau cải bẹ xanh
trong điều kiện nhà lưới ................................................................................. 52

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang ii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3.2.2.

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

Thí nghiệm 3: Khảo sát sự tác động của một số chất

điều hòa sinh trưởng thực vật lên sự sinh trưởng của xà lách xoăn
trong điều kiện nhà lưới ................................................................................. 63

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 74
4.1. Kết luận .................................................................................................... 74
4.2. Đề nghị..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 75
PHỤ LỤC................................................................................................................ I

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang iii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hạt giống xà lách xoăn, xà lách tím, cải bẹ xanh và tần ô ....................... 24
Hình 2.2. Sản phẩm Kelpak [37]............................................................................ 25
Hình 2.3. Men vi sinh Trichoderma ....................................................................... 25
Hình 2.4. Ngâm xơ dừa (a) và xơ dừa sau khi ngâm (b) ......................................... 26
Hình 2.5. Khay nhựa trồng rau .............................................................................. 27
Hình 2.6. Bố trí nghiệm thức ................................................................................. 28
Hình 2.7. Nhà lưới (a) và rải vôi trong nhà lưới (b) ............................................... 29
Hình 2.8. Trộn giá thể............................................................................................ 29
Hình 2.9. Thuốc tím kali permanganat ................................................................... 30
Hình 2.10. Ví trí lấy mẫu lá ................................................................................... 34
Hình 2.11. Cân mẫu lá ........................................................................................... 34
Hình 2.12. Dung dịch diệp lục tố và đo độ hấp thụ ................................................ 35
Hình 3.1. Sự khác biệt về tỷ lệ nảy mầm giữa các nghiệm thức ............................. 40

Hình 3.2. Giai đoạn cây con 2 – 3 lá thật ở nghiệm thức xà lách xoăn (a),
xà lách tím (b), cải bẹ xanh (c) và tần ô (d) .................................................... 43
Hình 3.3. Chiều cao các nghiệm thức xà lách xoăn (a), xà lách tím (b),
cải bẹ xanh (c) và tần ô (d) giai đoạn 25 ngày sau gieo trồng ......................... 44
Hình 3.4. Rau tần ô bị vàng lá, chết dần................................................................. 44
Hình 3.5. Chiều cao các nghiệm thức xà lách xoăn (a), xà lách tím (b),
cải bẹ xanh (c) và tần ô (d) giai đoạn 37 ngày tuổi ......................................... 45
Hình 3.6. Rau xà lách xoăn (a), xà lách tím (b) và cải bẹ xanh (c) khi thu hoạch
và rau trên thị trường ..................................................................................... 51
Hình 3.7. Nghiệm thức phun GA3 10 mg/L (a) và đối chứng (b)
giai đoạn 40 ngày tuổi.................................................................................... 54
Hình 3.8. Nghiệm thức phun GA3 20 mg/L (a) và Kelpak (b)
giai đoạn 40 ngày tuổi.................................................................................... 54
Hình 3.9. Nghiệm thức phun GA3 5 mg/L giai đoạn 40 ngày tuổi .......................... 55
Hình 3.10. Lá ở nghiệm thức GA3 20 mg/L (a) và đối chứng (b) ........................... 56

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang iv


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

Hình 3.11. Lá ở nghiệm thức Kelpak (a) và đối chứng (b) ..................................... 57
Hình 3.12. Dung dịch diệp lục tố nghiệm thức GA3 20 mg/L (a), Kelpak (b)
và đối chứng (c) ............................................................................................. 59
Hình 3.13. Khối lượng khi thu hoạch của nghiệm thức GA 20 mg/L (a),
đối chứng (b) ................................................................................................. 60

Hình 3.14. Rau cải bẹ xanh lúc bắt đầu bảo quản ................................................... 62
Hình 3.15. Nghiệm thức GA3 20 mg/L (a) và đối chứng (b) sau 58 giờ bảo quản .. 62
Hình 3.16. Rau xà lách xoăn giai đoạn 15 ngày tuổi .............................................. 64
Hình 3.17. Rau xà lách nghiệm thức GA3 5 mg/L sau phun 9 ngày (a)
và đối chứng (b)............................................................................................. 64
Hình 3.18. Nghiệm thức GA3 10 mg/L (a) và GA3 20 mg/L (b) sau phun 9 ngày ... 65
Hình 3.19. Nghiệm thức Kelpak sau phun 9 ngày .................................................. 65
Hình 3.20. Chiều cao nghiệm thức phun Kelpak (a) và đối chứng (b)
7 ngày sau khi phun lần 2 .............................................................................. 66
Hình 3.21. Chiều cao nghiệm thức phun Kelpak (a) và đối chứng (b)
giai đoạn 40 ngày tuổi.................................................................................... 67
Hình 3.22. Nghiệm thức phun Kelpak ................................................................... 68
Hình 3.23. Lá ở nghiệm thức phun Kelpak (a) và đối chứng (b) ............................ 69
Hình 3.24. Khối lượng khi thu hoạch của nghiệm thức Kelpak (a)
và đối chứng (b)............................................................................................. 71
Hình 3.25. Nghiệm thức Kelpak (a) và đối chứng (b) sau 58 giờ bảo quản ............ 73

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang v


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong phân trùn quế và phân bò khô ................. 26
Bảng 2.2. Các nghiệm thức thí nghiệm .................................................................. 28

Bảng 2.3. Các nghiệm thức thí nghiệm .................................................................. 36
Bảng 3.1. Thời gian nảy mầm của xà lách xoăn, xà lách tím, cải bẹ xanh
và tần ô (ngày) ............................................................................................... 38
Bảng 3.2. Tỷ lệ nảy mầm của xà lách xoăn, xà lách tím, cải bẹ xanh và tần ô (%) . 39
Bảng 3.3. So sánh số lá trung bình trên cây cùng một loại rau của các
nghiệm thức thí nghiệm khi thu hoạch và trên thị trường ............................... 47
Bảng 3.4. Tổng hàm lượng diệp lục tố rau xà lách xoăn, xà lách tím,
cải bẹ xanh (mg/g) ......................................................................................... 49
Bảng 3.5. Khối lượng rau xà lách xoăn, xà lách tím, cải bẹ xanh
khi thu hoạch và thị trường (g)....................................................................... 50
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến chiều cao cây cải bẹ xanh ........................................................................ 52
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến số lá/cây cải bẹ xanh ............................................................................... 55
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến diện tích lá rau cải bẹ xanh ...................................................................... 56
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến tổng hàm lượng diệp lục tố trong lá cải bẹ xanh ...................................... 58
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến khối lượng thu hoạch rau cải bẹ xanh ...................................................... 60
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến thời gian bảo quản rau cải bẹ xanh .......................................................... 62
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến chiều cao xà lách xoăn (cm) .................................................................... 66
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến số lá/cây xà lách xoăn ............................................................................. 68

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang vi



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến diện tích lá xà lách xoăn .......................................................................... 69
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến tổng hàm lượng diệp lục tố (mg/g) của xà lách xoăn ............................... 70
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến khối lượng khi thu hoạch (g) của xà lách xoăn ........................................ 71
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến thời gian bảo quản (giờ) của xà lách xoăn ............................................... 72

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang vii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Đường cong tăng trưởng chiều cao cây rau xà lách xoăn,
xà lách tím, cải bẹ xanh và tần ô (cm). ........................................................... 41
Biểu đồ 3.2. Số lá trên cây của xà lách xoăn, xà lách tím, cải bẹ xanh và tần ô ...... 46
Biểu đồ 3.3. Sự tăng trưởng diện tích lá rau xà lách xoăn, xà lách tím,

cải bẹ xanh và tần ô ....................................................................................... 48

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang viii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EC

:

Electrical conductivity

GA

:

Gibberellic acid

IAA

:

- Indoleacetic acid


NAA

:

- Naphthylacetic acid

RCBD

:

Randomized complete block design

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

Tp.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang ix


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,80
ngàn ha, sản lượng 9640,30 ngàn tấn. Trong đó, vùng sản xuất rau lớn nhất là Đồng
bằng sông Hồng, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long [33].
Các loại rau như: xà lách, cải bẹ xanh, tần ô… là những loại rau thông dụng
hiện nay trong đời sống hằng ngày của người dân cả nước.
Xà lách hay còn gọi là rau diếp (tên khoa học: Lactuca sativa) là loài cây rau ăn
lá hằng năm, thân thuộc loại thân thảo, sinh trưởng rất nhanh, thuộc họ Cúc
(Compositae). Có nhiều giống khác nhau, như xà lách cuốn, xà lách giòn, xà lách ta
không cuốn bắp, xà lách măng…. Ngoài ra còn có loại xà lách xoăn (xà lách lô lô
xanh, diếp xoăn), xà lách tím. Theo Huỳnh Thị Dung và Nguyễn Duy Điềm (2007)
[7], trong 100 g xà lách có 85,90 g nước; 1,30 g protein; 69,30 mg canxi (Ca);
30,60 mg phosphor (P), 1650 I.U vitamin A và 14 mg vitamin C. Xà lách cung cấp
khoáng chất, thường được dùng làm rau ăn tươi, giúp khai vị, làm món ăn thêm phần
hấp dẫn, đặc biệt trong món rau trộn, bánh mì kẹp và nhiều món ăn khác [6][20][31].
Cải bẹ xanh hay còn gọi cải xanh, cải canh, cải cay (tên khoa học Brassica
juncea), là một loài thực vật thuộc họ Cải (Brassiaceae). Lá cải bẹ xanh có màu xanh
đậm hoặc xanh nõn chuối, lá và thân có vị cay, hơi đắng. Cải xanh có tác dụng giải
nhiệt, lợi tiểu, có thể dùng làm rau ăn sống, xào, luộc, nấu lẩu, nấu canh hay muối
chua. Trong cải xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: chất béo, đạm,
đường bột và các chất khoáng: canxi (Ca), phosphor (P), sắt (Fe). Trong cải xanh còn
có các vitamin: A, B1, B2, C và PP [5].
Rau tần ô hay còn gọi là cải cúc, cúc tần ô, rau cúc (tên khoa học:
Chrysanthemum Coronarium var. Spatisum Bailey [4]) là một loại rau ăn lá thuộc họ
Cúc (Compositae). Rau tần ô chứa 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn
nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Rau tần ô có vị ngọt nhạt, mùi thơm, được
trồng dùng làm rau ăn, có thể dùng ăn sống, chế dầu giấm, nấu canh, ăn với lẩu và có

thể dùng để chữa một số bệnh như ho lâu ngày, chữa đau mắt [29][32].
Thực tiễn cho thấy rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống
hằng ngày của con người từ xưa đến nay. Trong đó, rau ăn lá như các loại rau kể trên

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

đóng một vai trò rất quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Với nhu cầu tiêu thụ
rau ngày càng gia tăng của con người, ngoài việc cung cấp đủ sản lượng rau cần thiết,
bên cạnh đó vấn đề sản phẩm rau đạt chất lượng và an toàn cần phải được chú trọng.
Rau ăn lá rất dễ bị nhiễm một số độc chất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại
nặng, nitrate, các vi trùng và ký sinh trùng. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng về bệnh cấp tính và mãn tính [20]. Bên cạnh đó, sự
đa dạng các loại thuốc hoá học trừ sâu bệnh trên thị trường cũng như việc sử dụng
thuốc không theo bốn đúng, đồng thời việc sử dụng nguồn nước tưới không đảm bảo
cũng đã gây tích lũy độc chất như: gốc lân, clo, các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân...
trong rau, quả làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và ô nhiễm môi trường
[9].
Mặt khác, các phế phẩm nông nghiệp như: xơ dừa, tro, trấu… nếu được xử lý
đúng cách hoặc tái sử dụng sẽ góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng
cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường [26]. Vì vậy, việc sử dụng giá thể hữu cơ
sinh học trong trồng rau ăn lá là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu lượng độc
chất trong rau, mang lại sự an toàn cho người sử dụng và giảm bớt lượng phế phẩm
nông nghiệp thải ra môi trường.

Để tăng năng suất cũng như phẩm chất một số loại rau ăn lá ngoài việc trồng
rau trên giá thể hữu cơ sinh học thì việc xử lý bằng các chất điều hòa sinh trưởng thực
vật cho cây cũng rất cần thiết. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (hormone sinh
trưởng) là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng
phát triển của cây, bao gồm nhóm chất kích thích sinh trưởng (auxin, gibberellin,
cytokinin) và nhóm chất ức chế sinh trưởng (acid abscisic, ethylene, các hợp chất
phenol), trong đó gibberellin (GA3) là một chất điều hòa sinh trưởng thực vật có vai
trò quan trọng. Gibberellin ảnh hưởng lên sự giãn của tế bào theo chiều dọc, kích
thích sự sinh trưởng kéo dài của thân và lóng cây. Các chất điều hòa sinh trưởng giúp
cây tiến hành các giai đoạn phát triển một cách cân đối, hài hòa theo đặc tính và quy
luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp [21].
Không chỉ vậy, một trong những biện pháp canh tác rau an toàn được triển khai
là trồng rau trong nhà lưới, mang lại nhiều lợi ích. Trồng rau trong nhà lưới giúp hạn

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

chế côn trùng phá hoại mùa màng, giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật, từ đó giúp
hạ được giá thành sản phẩm. Rau được trồng trong nhà lưới có mẫu mã đẹp hơn, an
toàn hơn, trồng được trong cả mùa mưa mà chất lượng vẫn đảm bảo [34].
Do đó, đề tài: “Khảo sát hiệu quả của giá thể hữu cơ sinh học và chất điều
hòa sinh trưởng thực vật đến sự sinh trưởng của một số loại rau ăn lá trong điều
kiện nhà lưới” cần được thực hiện nhằm mục đích tìm ra được loại rau ăn lá và chất
điều hòa sinh trưởng thực vật thích hợp, làm tiền đề cho việc xây dựng mô hình trồng

rau hợp lý, cung cấp nguồn rau sạch cho người tiêu dùng, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và mang lại nguồn thu nhập cho người trồng rau.
Mục tiêu đề tài:
-

Xác định ảnh hưởng của giá thể hữu cơ sinh học đến sự sinh trưởng của một số
loại rau ăn lá trong điều kiện nhà lưới.

-

Xác định được chất điều hòa sinh trưởng thực vật thích hợp cho sự sinh trưởng
của một số loại rau ăn lá.

-

Góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình trồng rau ăn lá an
toàn trong nhà lưới.

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Tổng quan về rau xà lách xoăn, xà lách tím, cải bẹ xanh và tần ô

1.1.1. Tổng quan về rau xà lách: xà lách xoăn, xà lách tím
1.1.1.1.

Đặc tính sinh học

Xà lách hay còn gọi là rau diếp (tên khoa học: Lactuca sativa) là loài cây rau ăn
lá hằng năm, thân thuộc loại thân thảo, sinh trưởng rất nhanh, thuộc họ Cúc
(Compositae) [7].
Phân loại thực vật:
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Thực vật có hoa (Angiospermae)
Lớp: Hai lá mầm (Eudicots)
Bộ: Cúc (Asterales)
Họ: Cúc (Compositae)
Chi: Lactuca
Loài: Lactuca sativa [30]
Có nhiều giống khác nhau, như xà lách cuốn, xà lách giòn, xà lách ta không
cuốn bắp, xà lách măng…. Ngoài ra còn có loại xà lách xoăn hay còn gọi là xà lách
lô lô xanh, diếp xoăn (tên khoa học: Cichorium endivia L. [4][14]) và xà lách tím.
Rễ: Rễ chùm, bộ rễ cây xà lách rất yếu nên phải trồng trên đất giàu dinh dưỡng,
có khả năng giữ nước tốt, đất pha cát hơi kiềm, không chịu được hạn và đất chua
(pH < 6) [19].
Thân: Thân xà lách thuộc thân thảo, là nơi kết nối giữa bộ rễ và lá, vận chuyển
chất khoáng do bộ rễ hút lên và chất hữu cơ do bộ lá tổng hợp nuôi cây. Thân xà lách
giòn, trên thân có dịch trắng sữa. Thời gian đầu thân phát triển chậm nhưng sau khi
cây đạt cao nhất về sinh khối, thân vống rất nhanh và ra hoa.
Lá: Xà lách có số lượng lá lớn, lá tụ lại ở gốc thành hình hoa thị, mép lá lượn
sóng, lúc đầu mật độ lá nhiều, giai đoạn sau lá thưa dần, lá có màu xanh sáng đến lục

thẫm (xà lách xoăn) hay màu đỏ nâu (xà lách tím). Hoa hình đầu, có 10 – 24 hoa màu
vàng hay vàng lục, vàng nhạt, nâu đen với 5 đài hoa, 4 nhị và 2 lá noãn. Quả dạng bế

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

đặc trưng, có lông trắng, trong chứa nhiều hạt nhỏ, hạt hơi dài và dẹt, không có nội
nhũ [2].
Xà lách là cây ngày dài, ưa mát, ánh sáng ngày từ 10 – 12 giờ rất tốt cho sinh
trưởng và phát triển của cây để đạt năng suất cao [6]. Nhiệt độ trung bình để cây phát
triển là 12 – 180C, nhiệt độ 21 – 260C cây sẽ ra ngồng hoa. Xà lách xoăn khả năng
chịu nhiệt độ cao tốt hơn xà lách cuốn [19]. Hạt nảy mầm tốt ở 15 – 200C. Độ ẩm của
đất thích hợp cho rau xà lách là 70 – 80% [6].
1.1.1.2.

Kỹ thuật canh tác

a. Thời vụ trồng
Xà lách có thể trồng quanh năm. Thông thường vụ Đông – Xuân cho năng suất
cao, thường được ươm trong vườn ươm từ đầu tháng 8, sau đó nhổ ra trồng đến tháng
3 năm sau. Mùa mưa khó trồng do mưa nhiều, nếu có nhà lưới hạn chế mưa trồng vẫn
tốt [7][20].
b. Vườn ươm
Phải làm đất kỹ, tơi xốp đập nhỏ, giàu mùn, giữ được ẩm, dễ thoát nước. Đất

trộn với phân chuồng hoai mục 3 – 4 kg/m2, lên luống, mỗi luống rộng 1 m, cao 20 –
25 cm.
Hạt ngâm nước ấm 500C khoảng 20 phút vớt ra ngâm nước lạnh 8 – 10 giờ trước
khi gieo. Lượng hạt gieo 2 g/m2, gieo xong phủ lên trên một lớp rơm dày
1 – 2 cm giữ cho đất ẩm. Tưới đẫm nước, sau 2 – 3 ngày lại tưới 1 – 2 lần/ngày, khi
hạt nảy mầm dừng không tưới 3 – 5 ngày, cây có 5 – 6 lá thật nhổ ra trồng. Trước khi
nhổ cây con ra trồng phải tưới đẫm nước để cây không bị đứt rễ.
c. Giống
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giống xà lách thích hợp cho vùng nóng
ẩm, tuỳ theo điều kiện để chọn lựa [20].
Có 4 giống xà lách đang được trồng:
-

Xà lách cuốn, lá mỡ màng, cuốn chặt được trồng phổ biến nhất ở Việt Nam.

-

Xà lách giòn (xà lách mềm) lá cuốn thành bắp dài.

-

Xà lách ta không cuốn bắp, lá mềm nhẵn, mọc gần sát đất có các chủng diếp
vàng, diếp xanh, diếp ngô, diếp lưỡi hổ.

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

Xà lách măng có thân dài 70 – 100 cm, dày, nhiều nước, năng suất cao.
Ngoài 4 giống trên còn có xà lách xoăn lá nhỏ, dài, xoăn, ăn hơi đắng trồng vào

mùa hè nếu có mái che.
d. Đất trồng
Xà lách được trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp, có đầy đủ nước tưới,
xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nguồn nước thải…
Đất cày bừa kỹ, nhổ sạch cỏ dại cùng các tàn dư cây trồng vụ trước, cày phơi ải
khoảng 3 – 5 ngày, trước khi lên liếp. Kết hợp cày phơi đất bón 100 kg vôi bột/1.000
m2. Đánh luống, luống rộng 80 – 100 cm, cao 20 – 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Cấy theo
hàng, mỗi cây cách nhau 20 – 25 cm, hàng cách hàng 20 – 25 cm. Xà lách có thể
trồng riêng hoặc trồng xen với các loại rau khác để tận dụng hết chất dinh dưỡng của
đất [7][20].
e. Bón phân
Lượng phân tính cho 1.000 m2
Phân chuồng hoai mục: 1,5 – 2 tấn hoặc 250 – 300 kg phân hữu cơ của các nhà
máy.
Phân urê: 10 kg; phân lân: 15 kg; phân kali: 5 kg [20].
-

Bón lót

Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và 1/3 phân đạm + 1/2 lượng phân kali. Phân được
bón vào đất và trộn đều, tưới ẩm trước khi trồng.
-


Bón thúc

Lần 1: Lúc 5 – 7 ngày sau khi trồng hòa urê loãng tưới bằng thùng ô doa, tưới cho
cây lúc chiều mát.
Lần 2: Vào lúc 12 – 15 ngày sau khi trồng. Bón lượng phân urê và kali còn lại.
f.

Tưới nước
Dùng nước sông, nước giếng khoan sạch để tưới cho xà lách vào sáng sớm và

chiều mát để giữ cho đất thường xuyên có độ ẩm 70 – 80%.
g. Thu hoạch xà lách
Có thể nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, lá già vào ngày thứ 30 sau khi trồng hoặc tỉa dần
để ăn.

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

1.1.2. Tổng quan về rau cải bẹ xanh
1.1.2.1.

Đặc tính sinh học

Cải bẹ xanh hay còn gọi cải xanh, cải canh, cải cay (tên khoa học Brassica

juncea), là một loài thực vật thuộc họ Cải (Brassiaceae).
Hệ rễ: Hệ rễ của cải bẹ xanh ăn nông, cạn, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt. Hệ
rễ nhìn chung không chịu hạn, cũng không chịu ngập úng.
Thân: Ở gian đoạn đầu sinh trưởng, thân phát triển kém, chỉ đến khi cây bắt đầu
có nụ thì thân mới vươn cao và phân thành nhiều cành, nhánh.
Lá: Lá của cải bẹ xanh rất lớn, mặt lá hơi nhăn nheo, viền lá dạng răng cưa. Lá
có hai phần chủ yếu là cuống lá và phiến lá. Cuống lá rộng, dẹt và dày. Phiến lá của
cải bẹ xanh rộng lớn, màu sắc từ màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối, lá có vị cay,
đăng đắng. Diện tích lá của cải bẹ xanh lớn nên không chịu được hạn, do bốc hơi
nước nhiều.
Hoa, quả, hạt:
-

Đặc điểm hoa của cải bẹ xanh tương tự như họ thập tự. Hoa màu vàng, khi nở có
4 cánh đều nhau, thụ phấn nhờ côn trùng (ong). Vì vậy, khi sản xuất hạt giống
cần phải gieo trồng ở những nơi riêng biệt.

-

Quả: thuộc loại quả giác có hai mảnh vỏ. Khi quả chín già và khô, quả tách làm
hai, hạt rơi ra ngoài. Vì vậy khi thu hoạch quả giống cần thu hoạch khi quả bắt
đầu chín vàng.

-

Hạt của cải bẹ xanh rất nhỏ, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Hạt nhẵn hoặc rạn lưới
[5].

1.1.2.2.


Kỹ thuật canh tác

a. Thời vụ trồng
Cải xanh có thể trồng được quanh năm. Thông thường vụ Đông – Xuân cho
năng suất cao. Mùa mưa khó trồng do điều kiện thời tiết và thường bị nhiều sâu hại
nhưng lại bán được giá cao hơn.
b. Chuẩn bị đất
Cải xanh được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là tưới tiêu tốt. Đất
trồng phải được chuẩn bị kỹ, cần làm sạch cỏ dại cùng tàn dư cây trồng từ vụ trước,

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

cày phơi ải 3 – 5 ngày, trước khi lên liếp. Kết hợp với cày phơi đất bón 100 kg vôi
bột/1.000 m2.
Sau khi cày phơi ải đất được lên liếp, liếp có bề mặt rộng 0,8 – 1 m, nếu mùa
khô vét rãnh sâu 5 – 7 cm; mùa mưa lên liếp cao 20 cm.
c. Gieo hạt
Hiện nay, ngoài giống địa phương, có thể sử dụng một số giống của các công ty
là các giống lai hoặc nhập từ các nước có năng suất chất lượng khá tốt và chống chịu
sâu bệnh.
Hạt giống trước khi gieo ngâm nước nóng 450C trong 30 phút để cây nảy mầm
nhanh và đều. Để phòng trừ bệnh chết cây con có thể trộn các thuốc trừ nấm như
Carbenzim 50 WP, Topsin-M 70 WP, Rovral 50 WP (5 g thuốc trộn với 100 g hạt

giống).
d. Trồng và chăm sóc
-

Cải xanh có thể trồng cây con hoặc gieo vãi. Trồng cây con thì khoảng cách là
15 × 20 cm. Nếu gieo vãi thì lượng hạt giống gieo khoảng 40 – 50 g/100 m2. Khi
cây con có 2 – 3 lá thật thì nhổ tỉa ăn ngay, còn lại để khoảng cách cây
12 × 15 cm thu hoạch về sau. Trồng cây con vào buổi chiều, trồng xong tưới
nước ngay. Có thể dùng rơm rạ phủ lên luống.

-

Bón phân (cho 1.000 m2)
Bón lót 1,3 – 1,5 tấn phân chuồng hoai và 14 – 15 kg super lân. Nếu trồng cây

con thì bón theo hốc, nếu gieo vãi thì rải phân trộn đều với mặt luống. Bón thúc
2 – 3 lần, mỗi lần 5 – 6 kg urê và 7 – 10 kg KCl, hoà nước tưới.
Nếu dùng phân DAP hoặc NPK cần quy ra theo lượng đạm, lân, kali phù hợp.
Ngưng tưới phân thúc trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày.
-

Tưới nước: Sau khi trồng 5 – 7 ngày hàng ngày tưới nước thường xuyên để đất
đủ ẩm. Sau đó chỉ tưới khi đất khô. Tưới theo gốc hoặc dùng thùng ô doa, máy
phun tưới nhẹ, chú ý không làm cây con hoặc lá bị dập nát.

-

Xới đất, vun gốc, trừ cỏ: Trước khi bón phân thúc nên xới xáo mặt luống và vun
gốc, kết hợp trừ cỏ.


SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

Có thể sử dụng kết hợp các thuốc trừ cỏ Dual hoặc Lasso phun lên mặt luống
sau khi làm đất xong trước khi trồng cây con [2][20].
1.1.3. Tổng quan về rau tần ô
1.1.3.1.

Đặc tính sinh học

Rau tần ô hay còn gọi là cải cúc, cúc tần ô, rau cúc (tên khoa học:
Chrysanthenum Coronanium var. Spatisum Bailey [4]) là một loại rau ăn lá thuộc họ
Cúc (Compositae) [29][32].
Rau tần ô là cây thảo sống hằng năm, có thể cao tới 1,2 m. Lá ôm vào thân, xẻ
lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở
nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, thơm.
1.1.3.2.

Kỹ thuật canh tác

a. Thời vụ trồng
Các giống rau ăn lá, rau tần ô có thể trồng quanh năm (miền Nam), vụ chính
Đông – Xuân (từ tháng 11 đến tháng 2 dương lịch), Xuân – Hè (từ tháng 1 đến tháng
5 dương lịch) lúc thời tiết không mưa hoặc mưa ít.

b. Đất đai
Đất thích hợp để trồng rau ăn lá là đất không bị phèn mặn, độ pH thích hợp từ
5,5 – 6,5, tơi xốp thoát nước tốt như đất phù sa ven sông ít sét, đất thịt pha cát có
nhiều chất hữu cơ. Mùa nắng làm liếp cao từ 5 – 10 cm, rộng 80 – 100 cm, mùa mưa
liếp cao từ 15 – 20 cm, rộng từ 60 – 70 cm, chiều dài liếp tùy theo vị trí của đất,
đường đi chăm sóc giữa 2 liếp thường rộng 40 cm.
c. Gieo hạt
Rau tần ô có thể được gieo thẳng ngoài đồng hoặc trồng bằng cây con. Thông
thường từ gieo hạt đến khi cây con ngoài đồng là 16 ngày. Gieo hạt vào liếp ươm
hoặc gieo vào bầu lá chuối hoặc khay xốp hình tổ ong, nhổ cây con trên liếp thường
cây dễ mất sức nên trong 3 ngày đầu nên tưới nước 3 lần/ngày, nên cấy cây con vào
buổi chiều mát, hoặc lúc trời không có nắng.
Khối lượng hạt giống từ 2 – 3 kg/1.000 m2.
d. Bón phân
Tính cho diện tích 1.000 m2:

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

-

Bón vôi trước khi cày xới: 50 – 100 kg, trước trồng 3 – 7 ngày.

-


Bón lót: 2 – 5 m3 phân chuồng hoai mục, nếu đất có nhiều sét nên sử dụng thêm
3 – 4 m3 tro trấu, nếu đất có nhiều cát thì có thể thêm từ 20 – 30 giạ tro dừa. Phân
chuồng, tro rải đều lên liếp dùng cuốc trộn đều với đất mặt. Riêng liếp gieo hạt
ươm cây con cần phải tăng lượng phân chuồng và tro để đất được xốp, cây con
phát triển tốt hơn.

-

Bón thúc: áp dụng tưới thúc phân bắt đầu lúc 8 – 10 ngày sau khi gieo thẳng hoặc
3 ngày sau khi cấy, giai đoạn cây nhỏ (dưới 18 ngày sau khi gieo hoặc lần tưới
phân đầu tiên sau khi cấy) lượng phân tưới bằng 1/4 – 1/2 lượng phân tưới cây
lớn. Cứ cách nhau 3 ngày tưới phân một lần, tưới phân vào buổi chiều mát, sáng
sớm hôm sau tưới rửa lá.
e. Thu hoạch
Trước khi thu hoạch cần ngưng thuốc trừ sâu bệnh, tuỳ theo mức độ tồn độc của

thuốc (thời gian cách ly) lâu hay nhanh để an toàn cho người sử dụng, thu hoạch vào
buổi chiều mát, xếp vào giỏ vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ [27].

1.2.

Giới thiệu giá thể trồng rau

1.2.1. Khái niệm đất sạch dinh dưỡng
Đất sạch dinh dưỡng là loại đất trồng cây có cấu trúc thành phần đạt độ thông
thoáng, giữ ẩm, pH trung tính, được xử lý sạch mầm bệnh và được bổ sung đầy đủ
các chất dinh dưỡng đủ cho cây sử dụng trong thời gian dài.
Các giá thể trồng rau sạch không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn
hạn chế được nhiều loại sâu bệnh hại, từ đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được

hạn chế, giúp tạo sản phẩm rau an toàn đối với con người và môi trường xung quanh.
Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một vài loại giá thể nhất định [9].
1.2.2. Các vật liệu sử dụng làm giá thể
1.2.2.1.

Xơ dừa

Đây là nguyên liệu tự nhiên hiện nay được dùng nhiều cho mục đích trồng trọt.
Ưu điểm:
-

Sạch mầm bệnh, độ pH từ 5,5 – 6,0; chỉ số EC < 0,5.

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
-

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

Có cấu trúc bền vững, không hao mòn, có thể sử dụng nhiều năm từ 3 – 5 năm
tùy loại cây trồng, điều hòa được chế độ dinh dưỡng cho cây trồng.

-

Thoáng khí tăng khả năng tơi xốp đất.


-

Dễ hút nước và thoát nước nhanh, đồng thời giữ ẩm tốt.

-

Không gây độc hại cho môi trường. Có thể đưa vào ruộng như chất cải tạo đất,
bảo vệ môi trường.

-

Giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào [9].

1.2.2.2.

Tro

Tro là phụ phẩm của trấu đem đốt. Đây là loại giá thể có cấu trúc rỗng xốp giúp
giữ nước và chất dinh dưỡng tốt, có pH thấp và đặc biệt có hàm lượng K+ tự nhiên
cao.
Ưu điểm:
-

Giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào.

-

Cung cấp hàm lượng kali hữu dụng tự nhiên cao.

-


Làm tơi xốp đất tăng khả năng giữ nước.

-

Không độc hại cho môi trường và người sử dụng [9].

1.2.2.3.

Phân trùn quế

Trùn quế là loại trùn đất có tên khoa học là Peryonyx excavatus. Đây là loại trùn
nhiệt đới ăn khỏe, sinh sản nhiều, thích hợp với nhiệt độ nuôi khoảng 25 – 280C. Phân
trùn có sự khác biệt lớn với các loại phân hữu cơ thông thường có chung nguyên liệu
ban đầu. Qua nhiều nghiên cứu khẳng định phân trùn có hiệu lực tương đương với
hỗn hợp dinh dưỡng cao, hơn hẳn so với các loại phân bón khác trên thị trường.
Ưu điểm:
-

Phân trùn có nhiều yếu tố dinh dưỡng ở dạng hữu dụng cho cây như các loại phân
hữu cơ sinh học khác.

-

Phân trùn có hàm lượng mùn cao không bị vón cục cứng lại.

-

Khả năng giữ nước và thoát nước tốt.


-

Cải tạo tính chất cơ lý của đất tăng độ tơi xốp, tạo sự thông thoáng trong đất, thúc
đẩy vi sinh vật có lợi phát triển giúp ích cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của
cây, giữ độ phì nhiêu của đất tránh hiện tượng rửa trôi.

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

-

Bảo tồn mật độ vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn biến đổi lân vô cơ…

-

Cung cấp khoáng đa lượng và vi lượng cho cây trồng [9].

1.2.2.4.

Phân bò dạng khô

Là một loại phân hữu cơ đa dụng ít gây nóng cho cây nhờ không có sự phân hủy
bởi vi sinh vật, có hàm lượng mùn cao, khả năng giữ nước tốt làm tăng độ tơi xốp
của đất và có trọng lượng rất nhẹ trên cùng đơn vị thể tích so với các loại phân khác.

1.2.2.5.

Nấm Trichoderma

Giới thiệu
Nấm Trichoderma thuộc ngành: Pezizomycotina; lớp: Sordariomycetes; bộ:
Hypocreales; họ: Hypocreaceae; chi: Trichoderma, có 89 loài Trichoderma khác
nhau.
Nấm Trichoderma sinh trưởng và phát triển nhanh trong khoảng nhiệt độ từ
250C – 300C nhưng không sinh trưởng khi ở nhiệt độ 350C. Đây là loại nấm đối kháng
có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ và có nhiều tác
dụng.
Lợi ích của việc sử dụng Trichoderma.
-

Tận dụng được phế liệu thực vật làm nguyên liệu sản xuất (phân bón).

-

Bảo vệ rễ cây khỏi các tác nhân gây bệnh.

-

Giảm thiểu việc dùng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt các nấm gây bệnh.

-

Giảm thiểu dùng phân bón hóa học.

-


Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

-

Không gây hại cho người và vật nuôi.

-

Có phổ đối kháng rộng trên các loài nấm gây bệnh trên cây trồng.

-

Sử dụng nhiều cơ chế để kháng lại các vi sinh vật gây bệnh.

-

Tồn tại lâu dài trong đất nhờ khả năng tự sinh ra bào tử.

-

Phát triển nhanh trong đất.

-

Đẩy nhanh quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và kích thích tăng trưởng cây trồng
[9].

SVTH: Nguyễn Quang Vinh


Trang 12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.3.

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

Tổng quan về các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Thực vật không những cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển các chất hữu cơ

(protein, glucid, lipid, acid nucleic…) để cấu trúc nên tế bào, mô và cung cấp năng
lượng cho các hoạt động sống của cây, chúng còn rất cần các chất có hoạt tính sinh
lý như vitamin, enzyme và các hormone mà trong đó các hormone có một vai trò rất
quan trọng trong việc điều chỉnh các quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt
động sinh lý của cơ thể [21].
Các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển thực vật là những chất có bản chất hóa
học rất khác nhau nhưng đều có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây từ lúc tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây ra hoa, kết
quả, hình thành cơ quan sinh sản; dự trữ và kết thúc chu kỳ sống của mình.
Các chất điều hòa sinh trưởng của thực vật bao gồm các phytohormone và các
chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp nhân tạo.
Phytohormone là các chất hữu cơ có bản chất hóa học rất khác nhau được tổng
hợp với một lượng rất nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định của cây và từ đấy vận
chuyển đến tất cả các cơ quan, bộ phận khác để điều tiết các hoạt động sinh lý, các
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và để đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các
cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Song song với các phytohormone được tổng hợp trong cơ thể thực vật, ngày nay
bằng con đường hóa học con người đã tổng hợp nên hàng loạt các chất khác nhau có
hoạt tính sinh lý tương tự. Các chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp nhân tạo rất phong

phú và đã có những ứng dụng rất rộng rãi trong nông nghiệp.
Về đại cương thì các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển thực vật được chia
thành hai nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lý: các chất kích thích sinh trưởng
(stimulator) và các chất ức chế sinh trưởng (inhibitor). Các chất điều hòa sinh trưởng
ở nồng độ thích hợp có ảnh hưởng kích thích đến quá trình sinh trưởng của cây được
gọi là các chất kích thích sinh trưởng. Còn các chất điều hòa sinh trưởng nhìn chung
có ảnh hưởng ức chế lên quá trình sinh trưởng của cây được gọi là các chất ức chế
sinh trưởng. Thuộc các chất kích thích sinh trưởng có các nhóm chất: auxin,
gibberellin, cytokinin. Các chất ức chế sinh trưởng gồm: acid abscisic, ethylene, các

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

chất phenol, các chất làm chậm sinh trưởng (retardant), các chất diệt cỏ (herbixit)
[21].
1.3.1. Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong nông nghiệp
Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong trồng trọt cần lưu ý các nguyên
tắc sau đây:
-

Nồng độ sử dụng: hiệu quả tác dụng của các chất điều hòa sinh trưởng phụ

thuộc vào nồng độ. Nếu sử dụng để kích thích thì dùng nồng độ thấp, nếu dùng để
ức chế sinh trưởng hoặc diệt trừ cỏ thì sử dụng nồng độ cao. Mặt khác các bộ phận

khác nhau và tuổi của cây khác nhau cảm ứng với các chất điều hòa sinh trưởng
không giống nhau, rễ và chồi có cảm ứng mạnh với auxin hơn thân cây. Cây non có
cảm ứng mạnh hơn cây già. Vì vậy muốn sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng có
hiệu quả cần phải xác định từng loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng và các chất kích
thích sinh trưởng tương ứng khác nhau [25].
-

Nguyên tắc phối hợp: khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng phải thỏa mãn

được các điều kiện sinh thái và các yếu tố dinh dưỡng cho cây. Vì các chất điều hòa
sinh trưởng làm tăng cường các quá trình trao đổi chất mà không tham gia trực tiếp
vào trao đổi chất, nên không thể dùng các chất đó để thay thế chất dinh dưỡng. Vì
vậy, muốn sử dụng chất điều hòa sinh trưởng có hiệu quả cao cần phải xác định thời
vụ và vùng cây trồng thích hợp để có các điều kiện sinh thái phù hợp như yếu tố
nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… đồng thời cần đáp ứng đầy đủ nước và phân bón cho
cây trồng. Cũng xuất phát từ đó người ta sử dụng biện pháp phun hỗn hợp các chất
điều hòa sinh trưởng và các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng nhằm tăng năng
suất một số loại cây trồng [25].
-

Nguyên tắc đối kháng sinh lý giữa các chất điều hòa sinh trưởng nội sinh và

ngoại sinh: khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc đối kháng
giữa các nhóm chất như là sự đối kháng sinh lý giữa auxin xử lý và ethylene nội
sinh trong việc ngăn ngừa sự rụng lá, hoa, quả, sự đối kháng giữa gibberellin ngoại
sinh và acid abscisic nội sinh trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của cây, sự đối
kháng giữa auxin và cytokinin trong sự phân hóa rễ và chồi…[25].

SVTH: Nguyễn Quang Vinh


Trang 14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
-

GVHD: TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

Nguyên tắc chọn lọc: nguyên tắc này thường áp dụng với các chất diệt trừ cỏ

dại. Các chất diệt trừ cỏ có tính độc chọn lọc cao. Một chất diệt cỏ chỉ có tác dụng
độc đối với một số loại cây nhất định mà ít hoặc không độc đối với những loại cây
khác. Khả năng độc chọn lọc này có thể phụ thuộc vào đặc trưng giải phẫu có khả
năng ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc hay khả năng phân hủy nhanh trong cây nhờ
có các enzyme đặc hiệu [21][25].
1.3.2. Auxin
1.3.2.1.

Lịch sử phát hiện

Năm 1880 Darwin đã phát hiện ra rằng bao lá mầm (coleoptit) của cây họ Lúa
rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu chiếu sáng một phía thì gây ra quang hướng động,
nhưng nếu che tối hoặc bỏ đỉnh ngọn thì hiện tượng trên không xảy ra. Ông cho rằng:
đỉnh ngọn bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng, đã sinh ra một chất nào
đấy liên quan đến hiện tượng trên. Sau đó Paal (1919) và Went (1928) cũng đã chứng
minh được sự tồn tại của chất này.
Đến năm 1934 giáo sư hóa học Kogl người Hà Lan và các cộng sự đã tách ra
một chất từ dịch chiết nấm men có hoạt tính tương tự chất sinh trưởng và năm 1935
Thimann cũng tách được chất này từ nấm Rihyzopus. Người ta xác định bản chất hóa
học của nó, đó là

1.3.2.2.

– acid indol acetic (AIA) [21].

Vai trò sinh lý

Auxin có tác dụng tốt đến các quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của
tầng phát sinh, sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của thực vật,
sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt…[21].
Auxin kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào, đặc biệt theo chiều ngang làm
tế bào phình ra.
Auxin gây ra tính hướng động của cây (hướng sáng và hướng đất).
Auxin gây ra hiện tượng ưu thế ngọn: Hiện tượng ưu thế ngọn là hiện tượng phổ
biến trong cây. Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của
chồi bên và rễ. Đây là một sự ức chế tương quan vì khi loại trừ ưu thế ngọn bằng cắt
chồi ngọn và rễ chính thì chồi bên, rễ bên được giải phóng khỏi ức chế là lập tức sinh
trưởng.

SVTH: Nguyễn Quang Vinh

Trang 15


×