Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng nguồn dinh dưỡng đến tuổi thọ và khả năng ký sinh của ong ký sinh (cotesia vestalis) trên sâu tơ (plutella xylostella)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, và Ban chủ nhiệm khoa
Công Nghệ Sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong trông suốt thời gian học
và thực tập ở trường. Em xin cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin cảm ơn đến:
Cô Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo Châu là người đã hướng dẫn, cho em nhiều kiến
thức quý giá để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực
tập cô đã cho em cảm thấy được công việc mình yêu thích và tinh thần làm việc đầy
trách nhiệm.
Cô chú Đăng ở Củ Chi đã tạo điều kiện thuận lợi để em bắt sâu và ong ký sinh để
làm thí nghiệm.
Chị Liên đã cho em nhiều kiến thức và kỷ năng làm thí nghiệm để em hoàn thành
tốt thực tập.
Xin cảm ơn đến tất cả những người bạn đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, công
việc trong suốt quá trình thực tập.
Xin cảm ơn ba mẹ đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập.


MỤC LỤC

I.TỔNG QUAN TÀI LIỆU. .......................................................................................... 1
I.1.PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ TÁC NHÂN GÂY HẠI. ....................................... 1
I.1.1. Phương pháp hóa học. ..................................................................................... 1
I.1.1.1.

Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học ở thế giới. . 1

I.1.1.2.


Thực trạng sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam. ....................................... 1

I.1.1.3.

Lợi ích của việc sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học. ............... 2

I.1.1.4.

Tác hại của thuốc hóa học trong BVTV .................................................. 2

I.1.2. Phương pháp sinh học. .................................................................................... 2
I.1.2.1.

Sơ lược về lịch sử phát triển. ................................................................... 3

I.1.2.2.

Lợi ích của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.3

I.2. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT. ....... 4
I.2.1. Khái niệm về đấu tranh sinh học. ................................................................... 4
I.2.2. Các nhóm sinh vật có ích trong đấu tranh sinh học. .................................... 4
I.2.3. Duy trì và bảo vệ tại chỗ ong ký sinh trên đồng ruộng. ............................... 5
I.2.4. Các hướng chính của đấu tranh sinh học. ..................................................... 6
I.2.4.1.

Tính toán để nâng cao hoạt tính của các nguồn sinh vật có ích ngoài tự

nhiên


. ............................................................................................................... 6

I.2.4.2.

Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học và các vũ khí sinh học khác để

ứng dụng trong phòng trừ các sinh vật gây hại. ....................................................... 7
I.3.TÁC NHÂN GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN RAU HỌ THẬP TỰ ................. 7
I.3.1. Tác nhân gây hại trên rau họ thập tự. ........................................................... 7
I.3.2. Thiên địch trên rau họ thập tự. ...................................................................... 8
I.3.3. Một số phương pháp phòng trừ tác nhân gây hại. ....................................... 8
I.3.3.1.

Biện pháp canh tác. .................................................................................. 8

I.3.3.2.

Biện pháp thủ công. ................................................................................. 9

I.3.3.3.

Biện pháp sinh học: ................................................................................. 9

I.3.3.4.

Biện pháp hóa học.................................................................................... 9


I.4. SÂU TƠ HẠI RAU ................................................................................................ 10
I.4.1. Phân bố............................................................................................................ 10

I.4.2. Ký chủ. ............................................................................................................ 10
I.4.3. Đặc điểm hình thái. ........................................................................................ 11
I.4.4. Đặc điểm sinh học. ......................................................................................... 11
I.4.5. Tập quán sinh sống và cách gây hại. ............................................................ 11
I.4.6. Biện pháp phòng trị. ...................................................................................... 12
I.5. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA ONG COTESIA
VESTALIS. .............. .................................................................................................... 12
I.5.1. Giới thiệu chung. ............................................................................................ 12
I.5.2. Đặc điểm sinh vật học của ong Cotesia vestalis (Haliday) .......................... 13
I.5.3. Đặc điểm hình thái của ong Cotesia vestalis (Haliday). .............................. 14
I.6. MỘT SỐ LOÀI HOA SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG “RUỘNG LÚA BỜ
HOA” ........................ .................................................................................................... 16
I.6.1. Hoa ngũ sắc ..................................................................................................... 16
I.6.2. Hoa sao nhái ................................................................................................... 17
I.6.3. Hoa cúc ba thùy. ............................................................................................. 19
I.7. MẬT ONG ......... .................................................................................................... 20
II.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........................................ 22

II.1.VẬT LIỆU ......... .................................................................................................... 22
II.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ......................................................................... 22
II.2.1.

Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng khác nhau

đến tuổi thọ của ong Cotesia vestalis cái. ................................................................... 22
II.2.2.

Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng khác


nhau đến tuổi thọ của ong Cotesia vestalis đực ......................................................... 24
II.2.3.

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng khác nhau

đến tuổi thọ của ong Cotesia vestalis cái và đực sau khi giao phối .......................... 25
II.2.4.

Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến khả

năng ký sinh của ong Cotesia vestalis ......................................................................... 26


II.3.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU. ...................................................................... 27
III.

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN. ............................................................................ 29

III.1.THÍ NGHIỆM 1: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN DINH
DƯỠNG KHÁC NHAU ĐẾN TUỔI THỌ CỦA ONG COTESIA VESTALIS CÁI. ... 29
III.2.THÍ NGHIỆM 2: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN DINH DƯỠNG
KHÁC NHAU ĐẾN TUỔI THỌ CỦA ONG COTESIA VESTALLIS ĐỰC. ............... 31
III.3.THÍ NGHIỆM 3: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN DINH DƯỠNG
KHÁC NHAU ĐẾN TUỔI THỌ CỦA ONG COTESIA VESTALIS CÁI VÀ ĐỰC
SAU KHI GIAO PHỐI. ................................................................................................. 32
III.4.THÍ NGHIỆM 4: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN DINH DƯỠNG
KHÁC NHAU ĐẾN KHẢ NĂNG KÝ SINH CỦA ONG COTESIA VESTALIS. ....... 34
IV.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................................... 39

IV.1.KẾT LUẬN ...... .................................................................................................... 39
IV.1.1.

Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng khác nhau

đến tuổi thọ của ong Cotesia vestalis cái .................................................................... 39
IV.1.2.

Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng khác nhau

đến tuổi thọ của ong Cotesia vestalis đực ................................................................... 39
IV.1.3.

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng khác nhau

đến tuổi thọ của ong Cotesia vestalis cái và đực sau khi giao phối. ......................... 39
IV.1.4.

Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến khả

năng ký sinh của ong Cotesia vestalis. ........................................................................ 39
IV.2.KIẾN NGHỊ. .... .................................................................................................... 39


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Khảo sát ảnh hưởng của các nguồn dinh dưỡng khác nhau đến tuổi thọ
của ong cái. ................................................................................................................... 23
Bảng 2: Khảo sát ảnh hưởng của các nguồn dinh dưỡng khác nhau đến tuổi thọ

của ong cái. ................................................................................................................... 24
Bảng 3: Khảo sát ảnh hưởng của các nguồn dinh dưỡng khác nhau đến tuổi thọ
ong đực và ong cái sau khi giao phối. ........................................................................ 25
Bảng 4: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến khả năng ký sinh của
ong cotesia vestalis. ....................................................................................................... 26
Bảng 5: Kết quả sự ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng khác nhau đến tuổi thọ ong
cái.

............................................................................................................................. 29

Bảng 6: Kết quả sự ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến tuổi thọ ong đực. ...... 31
Bảng 7:. Kết quả sự ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng khác nhau đến tuổi thọ
của ong cái và ong đực sau khi đã giao phối. ............................................................ 32
Bảng 8: Số lượng sâu bị ký sinh qua từng ngày........................................................ 34
Bảng 9 : Số lượng kén ong tạo thành qua từng ngày. ............................................. 36


DANH MỤC HÌNH
Hinh 1 : Sâu tơ ............................................................................................................. 10
Hình 2: Sâu tơ tuổi 2 ................................................................................................... 13
Hình 3: Ong cotesia vestalis ........................................................................................ 14
Hình 4: Kén ong cotesia vestalis ................................................................................. 14
Hình 5: Hoa ngủ sắc .................................................................................................... 17
Hình 6 :Hoa sao nhái ................................................................................................... 17
Hình 7 : Hoa bìa ........................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
Hình 8: Cụm hoa giữa ................................................................................................. 18
Hình 9: Vòi nhụy và nhị hoa sao nhái ....................................................................... 18
Hình 10: Hoa giữa........................................................................................................ 19
Hình 11: Hoa cúc ba thùy ........................................................................................... 19
Hình 12: Hoa giữa hoa cúc ba thùy. .......................................................................... 20

Hình 13: Các nghiệm thức của thí nghiệm 1,2,3....................................................... 22
Hình 14: Các nghiệm thức thí nghiệm 4. ................................................................... 27
Hình 15: Biểu đồ biểu diễn số lượng sâu bị ký sinh qua từng ngày. ....................... 34
Hình 16: Trứng ong Cotesia vestalis khi được đẻ vào sâu tơ 12 giờ........................ 35
Hình 17: Trứng ong Cotesia vestalis khi còn trong cơ thể ong. ............................... 36


Hình18 : Ấu trùng ong Cotesia vestalis 3 ngày trong cơ thể sâu. ............................ 36
Hình 19: Biểu đồ biểu diện số lượng kén ong tạo thành qua từng ngày. ............... 37


ĐẶT VẤN ĐỀ.
Rau củ, quả là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.
Cùng với các loại thực phẩm khác, rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của con người. Rau xanh có chứa vitamin, acid hữu cơ, protein,
các chất khoáng, v.v.
Hiện nay, việc sử dụng thiên địch ngoài tự nhiên để khống chế sâu bệnh hại rau
đang được ứng dụng phổ biến và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng lúa sinh
thái tại cánh đồng mẫu xã Mỹ Nhơn dùng hoa để thu hút thiên địch đến ký sinh và ăn
mồi đến ngụ cư nên số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở mô hình thấp hơn so với
trên ruộng đối chứng là 2,5 lần/vụ (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến
Tre, 2013). Thí nghiệm mô hình sinh thái trên rau cải ngọt và khổ qua cũng đã ghi
nhận có sự hiện diện của một số loài ong ký sinh (Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Lê Thị
Bích Liên, 2015). Nhiều loài hoa cảnh khác nhau trên đồng ruộng đóng vai trò là
nguồn thức ăn thêm cho ong trưởng thành Cotesia vestalis (Khuất Đăng Long, 2011).
Thức ăn là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của
trưởng thành và gián tiếp đến khả năng cũng như chất lượng sinh sản của Stenomesius
sp (Võ Thị Hồng Nhung, Đặng Thị Dung, Khuất Đăng Long, 2012). Hầu hết các loài
ong ký sinh đều phải dựa vào nguồn mật hoa để hoàn thành chu kỳ sống (Michael
Russel, 2015). Dùng ong ký sinh để diệt sâu tơ mang lại hiệu quả cao.Theo Trương

Xuân Lam (2013), sử dụng ong mắt đỏ số lượng sâu tơ được khống chế, giảm từ 5-6
lần phun thuốc so với ruộng rau bình thường, giữ được rau sạch 40-50 ngày tuổi không
phải phun thuốc hóa học từ sâu tơ. Sử dụng các nguồn thiên địch giúp người nông dân
phòng trừ sâu hại cây trồng tránh thiệt hại năng xuất mà còn giúp người dân nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tránh gây độc hại cho con người và môi trường sống
(Trương Xuân Lam và cs., 2004).
Việc trồng mô hình rau sinh thái như nguồn cung cấp dinh dưỡng từ mật hoa có
thể duy trì sức sống của một số loài thiên địch, đặc biệt là ong ký sinh như thế nào là
câu hỏi được chúng tôi đặt ra trong đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng nguồn dinh
dưỡng đến tuổi thọ và khả năng ký sinh của ong ký sinh Cotesia vestalis trên sâu
tơ Plutella xylostella”.


TỔNG QUAN
TÀI LIỆU


I.TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
I.1.PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ TÁC NHÂN GÂY HẠI.
I.1.1.

Phương pháp hóa học.

I.1.1.1. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học ở thế
giới.
Tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên không
ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và dạng thuốc mới an
toàn hơn với môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các qui định quản lý ngày càng
chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để
một loại mới ra đời ngày càng lớn.

Hiện danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại, ở các
nước thường từ 400-700 loại (Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại). Tăng trưởng thuốc
BVTV những năm gần đây từ 2-3%. Trung Quốc tiêu thụ hàng năm 1,5 – 1,7 triệu tấn
thuốc BVTV (2010). Ở các nước Châu Á trồng nhiều lúa 10 năm qua (2000 – 2010) sử
dụng phân bón tăng 100%, sử dụng BVTV tăng 200-300% nhưng năng suất hầu như
không tăng [6].
I.1.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam.
Trong giai đoạn 1981 – 1986 số lượng thuốc sử dụng là 6,5 – 9,0 ngàn tấn thương
phẩm, tăng 20 – 30 ngàn tấn trong giai đoạn 1991 – 2000 và từ 36 – 75,8 ngàn tấn
trong giai đoạn 2001 – 2010. Giá trị nhập khẩu thuốc BVTV cũng tăng nhanh, năm
2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD, trong vòng 10 năm gần đây số
lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần
và giá trị thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần.Trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam
sử dụng bằng 40% mức sử dụng trung bình của của 4 nước lớn dùng nhiều thuốc
BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin). Số lượng hoạt chất đăng ký sử dụng ở
Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1000 loại [6].

SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 1


I.1.1.3. Lợi ích của việc sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học.
Diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên đồng ruộng và chặn dịch hại trong
thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được.
Có hiệu quả trong phạm vi rộng, hiệu quả với nhiều loại dịch hại trên một loại
cây trồng.
Có thể áp dụng được khắp mọi vùng lãnh thổ, quốc gia [9].
I.1.1.4. Tác hại của thuốc hóa học trong BVTV
Gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và vật

nuôi.
Các nông sản thực phẩm và đất trồng trọt bị nhiễm bẩn bởi các hóa chất độc hại.
Sử dụng nhiều lần với nồng độ cao làm cho sâu hại quen dần với thuốc hóa học,
từ đó tạo ra tính kháng thuốc của sâu hại và tính kháng có thể di truyền lại cho thế hệ
sau. Năm 2000, Viện BVTV xác định sâu tơ đã chống tất cả các loại thuốc hóa học có
nguồn gốc lân và Clo hữa cơ. Sâu xanh hại bông cũng đã kháng thuốc. Các loài nấm
hại cây trồng và cỏ dại cũng đã kháng thuốc.
Làm mất đi tính đa dạng sinh học. Rất nhiều tài liệu cho biết, thuốc hóa học trừ
sâu không chỉ tiêu diệt các loài sâu có hại mà còn diệt cả những loài ký sinh thiên địch
có ích. Thuốc Metylparathion rất độc đối với các loài ong ký sinh trứng và sâu non của
sâu đục thân lúa.
Các quần thể côn trùng có lợi đã bị giảm hẳn về số lượng. Thuốc Thiodan,
Monitor, Wofatox,… đã làm giảm mật độ của bọ rùa đỏ, bọ xít mù xanh và các loại
nhện ăn thịt một cách đáng kể.
Các loại côn trùng sống trong đất và các loài giun tạo độ xốp cho đất, làm phân
hủy các chất hữa cơ trong lớp đất cày cũng ngày một ít đi.
Xuất hiện các loại dịch hại mới. Khi sử dụng thuốc trừ sâu một cách phổ biến thì
những loài sâu hại trước đây chỉ là thứ yếu, sau một thời gian quen thuốc, chúng lại
bùng phát lên trở thành chủ yếu và gây hại mạnh, làm giảm đáng kể năng suất.
Sự tái phát dịch hại: Khi sử dụng thuốc hóa học BVTV thường xuyên, liên tục,
bước đầu dịch hại có thể giảm, nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn, lứa sâu mới nở ra lại
phát sinh với số lượng lớn và gây hại ở mức độ nặng hơn.[9].
I.1.2.

Phương pháp sinh học.

SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 2



I.1.2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển.
Lịch sử của việc ứng dụng đấu tranh sinh học đã được phát triển và tăng theo sự
phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng những loài ký sinh thiên địch và các vi sinh
vật có ích để phòng trừ những loài côn trùng và nhện gây hại cây trồng. Ngay từ thế kỷ
I – IV, người nông dân Việt Nam đã biết dùng kiến vàng để phòng trừ sâu hại cam
chanh. Người Trung Hoa cổ xưa cũng biết dùng kiến vàng để treo lên cây cho kiến ăn
sâu, bọ xit hại cây.
Năm 1856, tại Pháp, nhà kho học Fitch đã thí nghiệm dùng bọ rùa ăn rệp hại cây.
Năm 1882, tác giả Cook.Mc cho biết, loài người đã biết sử dụng các loài côn
trùng có ích như bọ mắt vàng, bọ xít, kiến,… để diệt sâu bảo vệ cây trồng.
Vào những năm 1890 – 1897, nhà khoa học Coben người Đức đã thu thập được
nấm Metarhizium sp ký sinh trên sâu hại từ Ha Oai. Năm 1870 – 1895, nhà bác học
Louis Paster cũng đã phát hiện ra vi khuẩn Bacillus thuringiensis và nấm Beauveria sp
gây hại trên tằm vôi Bombyx more.
Năm 1965, nhà khoa học Steiner đã nghiên cứu ra chất dẫn ăn uống
Metylengenol, chỉ cần sử dụng 8 gam chất dẫn dụ ăn uống cho 1 ha thì có thể tiêu diệt
được hoàn toàn ruồi đục quả Dacus dorsalis hại cam, chanh.
Thực tế cho thấy sử dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch hại đã
được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu. Ở nước ta, các biện pháp sinh học cũng
được biết đến từ xa xưa, nhưng những năm gần đây mới được nghiên cứu trên cơ sở
công nghệ sinh học để phát triển và hoàn thiện quy trình một cách đồng bộ trên quy
mô lớn, nhằm góp phần ứng dụng bảo vệ cây trồng theo hướng bền vững tạo ra nông
sản, thực phẩm an toàn phục vụ cho cuộc sống con người [9].
I.1.2.2. Lợi ích của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh
học.
Đảm bảo sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
Không gây độc hại cho người và gia súc, không nhiễm bẩn môi trường sống.
Không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, thực phẩm cũng như đất trồng trọt.

Có khả năng hạn chế và điều hòa số lượng các quần thể sâu bệnh hại cây trồng
một cách chủ động [9].
SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 3


I.2. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC
VẬT.
I.2.1.

Khái niệm về đấu tranh sinh học.

Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc các sản phẩm của chúng
nhằm ngăn chặn, hoặc làm giảm bớt những thiệt hại do các sinh vật hại gây ra [10].
I.2.2.

Các nhóm sinh vật có ích trong đấu tranh sinh học.

Nhóm vi sinh vật bao gồm vi khuẩn Bt, virus (NPV, GV, CPV,…) vi nấm
Beauveria, Metarhizium, Nomuraea,…
Nhóm vi tảo, tuyến trùng ăn sâu,…
Nhóm nguyên sinh động vật.
Nhóm chim, thú, lưỡng cư,….
Nhóm thiên địch gồm các loài ong ký sinh trứng, sâu, nhộng hại cây trồng và các
loài bắt mồi ăn thịt như bọ rùa, bọ mắt vàng, kiến vàng, bọ đuôi kìm,….
Một số ong ký sinh có ích trong đấu tranh sinh học:
 Ong mắt đỏ Trichogramma sp là côn trùng có ích, đây là ong ký sinh
trứng sâu hại cây trồng thuộc họ Trichogmatidae, bộ cánh màng
Hymenoptera.

 Ong vàng Habrobracon sp là ong ký sinh trên nhiều loại sâu non hại cây
trồng bộ cánh vẩy Lepidoptera, đặc biệt là sâu non họ ngài đêm Noctuidae
và Cydiapomonella. Phổ ký chủ của ong vàng rất rộng đó là sâu xanh đục
quả bông, sâu đục thân ngô, sâu xám, sâu non ngài gạo, sâu keo da láng,
sâu khoang và sâu tơ.
 Ong ký sinh đen kén đơn trắng Cotesia vestalis là một loài ong ký sinh
quan trọng và có hiệu quả với sâu tơ hại rau, sâu khoang và sâu xanh da
láng.
 Loài Cotesia ruficrus ký sinh ở nhiều loại sâu hại vật chủ khác nhau.
Chúng thường tồn tại liên tục trên đồng ruộng.
 Ong Apanteles cypris, Apenteles schoenobii, Cardiochiles philippensis,
Orgilonia ashmeadi, Copidosomopsis coni, Tememlucha philippinensis ký

SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 4


sinh chuyên hóa ở sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis, ong cái có
khả năng tìm kiếm sâu non vật chủ ở mật độ rất thấp.
 Loài Bracon onukii, Tropobracon luteus và A. schoenobii có tỷ lệ ký sinh
cao trên sâu đục thân lúa [9].
I.2.3.

Duy trì và bảo vệ tại chỗ ong ký sinh trên đồng ruộng.

Điều kiện môi trường ảnh hưởng rõ rệt đối với sự tồn tại của nhiều loài ong ký
sinh, đặc biệt những loài ong ký sinh phải tồn tại trong điều kiện thiếu vắng vật chủ
trên đồng ruộng. Nhiều loài ong ký sinh thuộc họ Braconnodae, điển hình những loài
ký sinh trên lúa và ngô như Apanteles schoenobii, A. hanoii, A. baoris, Cardiochiles

philippensis,… và trên cây mía như C. flavipes, Stenobracon nicevillei chúng xuất hiện
và hoạt động rõ rệt trong vụ xuân đến vụ hè thu.
Sự tồn tại liên tục của một số loài ong ký sinh chỉ gặp ở những loài đa thực.
Chính vì là loài đa thực nên ong trưởng thành không phải tồn tại trong trạng thái tụ do.
Các loài ong ký sinh đơn thực đều bắt buộc tồn tại ở trạng thái tự do trong điều kiện
vắng bóng vật chủ trên đồng ruộng, hoặc buộc phải kéo dài thời gian tồn tại ở một pha
phát triển trong cơ thể vật chủ.
Trong các sinh quần trồng cây nông nghiệp, do sự chuyển đổi của mùa vụ cây
trồng luôn có những khoảng thời gian chuyển tiếp hoàn toàn vắng mặt, hoặc tồn tại rất
ít sâu hại mà những sâu hại này là những vật chủ chính của các loài ong ký sinh, điều
này bắt buộc mỗi loài ong ký sinh phải có phương thức tồn tại đặc biệt để duy trì một
số lượng nhất định cho tới khi sâu hại xuất hiện.Trong trường hợp vắng mặt hoàn toàn
vật chủ, ong ký sinh trưởng thành bắt buộc kéo dài thời gian sống của chúng nhờ vào
nguồn thức ăn bổ sung, hoặc chúng di chuyển tìm vật chủ khác, hoặc chúng bắt buộc
kéo dài thời gian phát triển trong vật chủ. Các loài cây thuộc họ Onagraceae,
Caryophyllaceae, Lamiaceae, Scrophulariaceae, Asteraceae, Febaceae có khả năng
tăng tuổi thọ của loài ong bắt cày (Michaell Russell, 2015).
Tất cả những yếu tố như sự chuyển vụ kéo dài, cây trồng đơn canh bị ngắt quãng
đều không có lợi cho ong ký sinh thuộc họ Braconidae duy trì số lượng liên tục trên
đồng ruộng. Vào những thời kỳ chuyển tiếp những cây trồng xen, vườn cây và bờ bụi
liền kề đều là những nơi có khả năng giúp cho các loài ong ký sinh nơi trú ẩn tốt, trú
đông hoặc trú hè.
SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 5


Việc giữ những bờ bụi cỏ dọc những bờ mương, kênh rạch có nước trên đồng lúa
hoặc những cây liền kề với đồng lúa đã không chỉ tạo ra nơi trú ẩn của nhiều loài ong
ký sinh sâu hại lúa, một số loài còn có điều kiện tìm kiếm được vật chủ ở mật độ thấp

để phát triển số lượng, giúp chúng phục hồi nhanh số lượng khi vật chủ chính của
chúng xuất hiện trở lại.
Ở hai loài chuyên hóa như Apanteles cypris và A. schoenobii, thức ăn thêm có
đường đóng vai trò quan trọng để ong trưởng thành kéo dài thời gian sống qua mùa
đông khi thiếu vắng sâu hại vật chủ hoặc mật độ vật chủ rất thấp trên cỏ dại.
Như vậy, việc duy trì một hệ sinh thái nông nghiệp lành mạnh luôn luôn tạo ra
các yếu tố hoặc tập hợp nhiều yếu tố cho các loài ong ký sinh nói chung và họ
Braconidae nói riêng tồn tại và phát triển trên đồng ruộng. Sự lành mạnh của các hệ
sinh thái nông nghiệp còn tạo ra những điều kiện cần thiết đảm bảo cho nhiều loài phát
triển ở các quần thể nhỏ có thể được gọi là những “ổ sinh thái”. Đặc biệt, những ổ sinh
thái này rất có ý nghĩa đối với nhiều loài đơn thực, có tính chuyên hóa cao nhưng lại
chịu tác động bất lợi từ nhiều hướng. Những điều kiện bất lợi như nhiệt độ khắc nghiệt
bất thường (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp kéo dài, do thay đổi cơ cấu cây trồng, thiếu
vắng vật chủ, chịu tác động thường xuyên của thuốc trừ sâu hóa học) [7].
I.2.4.

Các hướng chính của đấu tranh sinh học.

I.2.4.1. Tính toán để nâng cao hoạt tính của các nguồn sinh vật có ích
ngoài tự nhiên .
Xác định thành phần và hiệu quả của các loài côn trùng ký sinh – ăn thịt có ích
và các tác nhân vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể sinh vật hại có sẵn ngoài tự nhiên,
nhằm mục đích duy trì sự hiện diện của chúng trên đồng ruộng.
Xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp để tạo ra các nguồn thức ăn có các cơ chế
không thích hợp với các loài sâu, bệnh, nhện hại.
Xác lập các biện pháp canh tác thích hợp để nâng cao hoạt tính của các sinh vật
có ích.
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học có ảnh hưởng thấp nhất đối với các quần
thể côn trùng ký sinh – ăn thịt và bắt mồi, cũng như không ảnh hưởng đến môi trường
sống cộng đồng [9].


SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 6


I.2.4.2. Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học và các vũ khí sinh học
khác để ứng dụng trong phòng trừ các sinh vật gây hại.
Sản xuất và sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở các
nguồn vi khuẩn, vi rus, vi nấm, vi tảo, và các thuốc kháng sinh.
Sử dụng các chất có hoạt tính sinh học như các pheromon sinh dục, các hormon
sinh trưởng, các chất dẫn dụ.
Sản xuất trên quy mô công nghiệp để phóng thả các loại côn trùng và nhện ký
sinh – ăn thịt có ích lên đồng ruộng nhằm hạn chế được quần thể sâu hại [9].

I.3. TÁC NHÂN GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN RAU HỌ THẬP
TỰ.
I.3.1.

Tác nhân gây hại trên rau họ thập tự.

Sâu tơ (Plutella xylostella Curtis) có mức độ gây hại mạnh, kháng thuốc cao. Sâu
phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20-30oC.
Dế nhủi (Gryllotalpa africana Pal de Beauvois) thành trùng thường đào hang sâu
từ 7-10 cm dưới mặt đất để sinh sống. Dế ăn rễ cây hay gốc cây con làm cho cây bị
chết.
Bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) thành trùng thường ẩn vào nơi râm mát,
mặt dưới các lá gần mặt đất khi trời nắng, có khả năng nhảy xa và bay rất nhanh,
thường bò lên mặt lá ăn phá vào lúc sáng sớm và chiều tối, cắn lủng lá cải làm lá có
thể bị vàng và rụng.

Các loài rầy mềm Myzus persicae Sulzer, Rhopalosiphum pseudobrassicae
Davis, Brevicoryne brassicae Linnaeus. Cả thành trùng và ấu trùng các loài rầy mềm
đều thích tập trung chích hút trên phần non của cây làm cây bị quăn queo, chậm tăng
trưởng.
Sâu ăn đọt cải (Hellula undalis Fabricius) ăn lá cải và thường sinh sống trong đọt
non làm hư khối sơ khởi của cây cải và chui xuống đất làm nhộng bên gốc cây cải. Sâu
tấn công suốt giai đoạn phát triển của cây.
Sâu đo (Chrysodeixis eriosoma (Doubleday)) gây hại trong suốt quá trình phát
triển của sâu.
SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 7


Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) phát sinh quanh năm nhưng gây hại nặng từ
tháng 8-10 và từ tháng 2-4.
Sâu khoang Spodoptera litura thường đẻ trứng thành ổ. Sâu non mới nở tập trung
thành ổ ăn mặt dưới lá [4].
I.3.2.

Thiên địch trên rau họ thập tự.

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm, nghiên cứu về thiên địch của sâu
hại và thấy rằng thành phần của chúng khá phong phú bao gồm các loài như ong ký
sinh, côn trùng, nhện bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus.
Tùy vùng sinh thái khác nhau mà số lượng các loài thiên địch được phát hiện
cũng khác nhau. Ở Anh đã ghi nhận có 40 loài thiên địch của sâu tơ, 20 loài thiên địch
của sâu khoang (Thompson, 1946). Tại châu Âu, thành phần thiên địch của sâu hại
cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở nước ta những nghiên cứu về
thành phần thiên địch được thực hiện trong nhiều năm gần đây. Theo kết quả điều tra

cơ bản côn trùng năm 1976 của viện BVTV [11] có 75 loài thuộc bọ xít ăn sâu
(Reduvidae), 67 loài thuộc họ chân chạy (Carabidae). Thiên địch của sâu khoang bao
gồm các loài nhện, ong kén nhỏ Braconidae, nấm ký sinh (Beauveria). Thiên địch của
sâu tơ có loài ong ký sinh (C. vestalis), nấm ký sinh, nhện, loài bọ ba khoang
(O.phionae sp). Một số loài thiên địch được nghiên cứu như bọ rùa 6 vằn, bọ rùa đỏ,
ruồi ăn rệp (Hồ Thu Giang, 1996). Đây là lực lượng thiên địch có vai trò quan trọng
trong việc hạn chế số lượng nhiều loài tác nhân gây bệnh.
Một số ong ký sinh trên sâu hại rau họ thập tự:
 Ong Cotesia glomeratus, Pteromalus puparum ký sinh trên sâu xanh
bướm trắng (Pieris rapae).
 Ong Cotesia vestalis, Diadegma semiclausum ký sinh trên sâu tơ.
I.3.3.

Một số phương pháp phòng trừ tác nhân gây hại.

I.3.3.1. Biện pháp canh tác.
Vệ sinh đồng ruộng.
Sử dụng giống khỏe, sạch sâu bệnh, sử dụng giống chống chịu.
Chăm sóc:

SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 8


 Bón phân đúng kỹ thuật, bón vừa đủ và cân đối tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh.
 Tưới nước vừa đủ, đảm bảo độ ẩm, không đọng nước.
Thời vụ: lựa chọn giống rau phù hợp với từng mùa để cây sinh trưởng thuận lợi.
Mật độ gieo trồng: Gieo trồng mật độ hợp lý, đảm bảo ánh sáng và không khí lưu

thông tốt, hạn chế sâu bệnh phát sinh.
Xen canh: Nhằm gián đoạn nguồn thức ăn và có thể xua đuổi sâu hạ.
Luân canh: Các cây khác họ không cùng ký chủ sâu nhằm hạn chế sâu bệnh hại,
nhất là các bệnh có nguồn gốc trong đất.
I.3.3.2. Biện pháp thủ công.
Sử dụng bẫy đèn, bẫy dính màu vàng, màu xanh bắt và tiêu diệt rệp có cánh, ruồi
đục lá, bọ nhảy, ngắt ổ trứng sâu, bắt giết sâu non, tiêu hủy cây bị sâu bệnh, xử lý nhiệt
hạt giống,…
I.3.3.3. Biện pháp sinh học:
Khai thác và sử dụng những sinh vật có lợi, các sản phẩm sinh học trong phòng
trừ bệnh hại cây.
Sử dụng bẫy Pheromone giới tính.
Sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo mộc: Các chế phẩm sinh học Bacillus
thuringiensis, nấm ký sinh côn trùng Beauveria, Metarhizium, thuốc thảo mộc
Azadirachtin, Rotenone, nấm đối kháng Trichoderma hạn chế một số loại nấm bệnh.
I.3.3.4. Biện pháp hóa học.
Chỉ nên sử dụng trong trường hợp cần thiết, thưc hiện theo nguyên tắc 4 đúng.
Thuốc nằm trong danh mục các loại thuốc được phép sử dụng.

SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 9


I.4. SÂU TƠ HẠI RAU.

Hình 1: Sâu tơ
Tên khoa học: Plutella xylostella Curtis.
Họ Yponomeutidae.
Bộ Cánh vảy (Lepidoptera).

I.4.1.

Phân bố.

Sâu tơ đầu tiên được ghi nhận là có nguồn gốc từ Thổ Nhỉ Kỳ, sau đó phát triển ở
hầu hết các quốc gia trồng rau cải trên thế giới cùng với sự phát triển của cây rau họ
Thập Tự (Cruciferaceae). Sâu tơ có thể sống được hẩu hết các quốc gia trồng rau cải,
ôn đới lẫn nhiệt đới và là mối lo ngại lớn nhất cho các nhà trồng rau cải hiện nay.
I.4.2.

Ký chủ.

Sâu được ghi nhận là phá hại trên rất nhiều loại rau cải khác nhau như cải bắp, cải
bẹ xanh, cải bẹ trắng, cải ngọt, cải bông, cải rổ nhưng trầm trọng nhất là trên cải bắp,
cải bông. Ngoài ra, Sâu tơ còn gây hại trên một số loại cây họ cà như khoai tây, cà
chua.

SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 10


I.4.3.

Đặc điểm hình thái.

Bướm dài từ 6-10 mm, sải cánh rộng từ 10-15 mm. Cánh trước màu nâu xám,
trên có nhiều chấm nhỏ màu nâu. Từ chân cánh ra đến cạnh ngoài của cánh trước có
một dãi hình răng cưa màu trắng trên bướm đực và màu vàng trên bướm cái, dãi này
gợn sóng. Râu đầu dài từ 3- 3,5 mm luôn đưa tới trước rất linh hoạt . Mình sâu tơ nở to

chính giữa, hai đầu nhọn, thân chia đốt rõ ràng, mỗi đốt có nhiều lông mọc thẳng
đứng. Sâu có ba cặp chân giả từ đốt bụng thứ năm, lớn đủ sức mình sâu dài từ 8 đến
11mm.
I.4.4.

Đặc điểm sinh học.

Thời gian sống của bướm từ 4 đến khoảng 17 ngày tùy giống cái hay đực và tùy
điều kiện sống. Một bướm cái có thể đẻ đến 200 trứng, trung bình 90 trứng và đẻ cao
điểm vào đêm thứ nhất và thứ hai sau khi vũ hóa. Trứng có hình bầu dục, dẹp, màu
vàng nhạt, đường kính từ 0,3-0,5 mm. Thời gian ủ trứng từ 3-8 ngày. Sâu có 4 tuổi,
phát triển từ 7-15 ngày tùy điều kiện thức ăn và thời tiết. Chi tiết ở từng giai đoạn
tuổi như sau:
Tuổi 1: thân màu trắng đục, dài khoản 0,8mm. Đến cuối tuổi này cơ thể sâu dài từ
1,2-1,5 mm. Tuổi 1 phát triển 2-4 ngày.
Tuổi 2: mình sâu bắt đầu chuyển sang màu hơi xanh nhưng vẫn còn đục. Sâu dài
từ 1,2-3.5 mm. Ở tuổi 2 sâu phát triển trong thời gian từ 1-3 ngày.
Tuổi 3: mình sâu màu xanh lục tươi, dài từ 3.5-5.5 mm và phát triển từ 1-3 ngày.
Tuổi 4: sâu có màu xanh lục sậm hơn. Kích thước cơ thể từ 5,5- 9mm, phát triển
từ 1-4 ngày. Ấu trùng tuổi 4 sau khi đạt kích thước tối đa bắt đầu nhả tơ làm nhộng.
Khi mới hình thành nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 2 ngày sau thành màu vàng
nhạt, chiều dài nhộng từ 5-7mm, chung quanh nhộng có kén bằng tơ bao phủ. Thời
gian nhộng từ 4-7 ngày [4].
I.4.5.

Tập quán sinh sống và cách gây hại.

Bướm thuộc loại bướm đêm nhưng ít bị quyến rủ bởi ánh sáng đèn. Ban ngày
bướm thường ẩn ở dưới lá rau cải. Chiều tối bướm bay ra bắt cặp và đẻ trứng. Bướm
hoạt động nhiều nhất khi trời bắt đầu tối đến nửa đêm.


SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 11


Sâu tuổi 1 đục một lổ nhỏ ở mặt dưới lá, chui đầu vào ăn nhu mô lá, chỉ chừa lại
biểu bì. Sâu tuổi 2 gặm ăn mặt dưới lá để lại lớp biểu bì mặt trên. Cuối tuổi 2 trở đi sâu
gặm lủng lá. Trên một cây bắp cải bị hại nặng có thể có 100 -300 sâu.
Sâu tơ thường bị các loài ong, ruồi, nấm, virus ký sinh gây chết nhiều.
Ong đơn kén trắng ký sinh Cotesia vestalis.
Ong cự ký sinh sâu tơ Diadegma semiclausum và Diadromus collaris
Ong ký sinh trứng sâu tơ Trichogrammatoidea bactrae.
I.4.6.

Biện pháp phòng trị.

Vệ sinh vườn trồng rau cải sau khi thu hoạch.
Trồng xen canh các cây trồng để xua đuổi bướm sâu tơ và thu hút thiên địch. Có
thể trồng xen cây rau họ thập tự với cây tỏi, hành, cà chua.
Sử dụng các bẩy màu vàng cũng thu hút bướm sâu tơ tới và diệt được số lượng
lớn bướm trước khi đẻ trứng.
Gieo trồng cây giống trên đất sạch trong nhà lưới.
Dùng pheromone giới tính để tiêu diệt thành trùng sâu tơ.
Sử dụng các thiên địch trong tự nhiên.
Sử dụng ong Cotesia vestalis (Haliday) để diệt sâu tơ.
Phun thuốc hóa học ở liều lượng khuyến cáo [6].

I.5. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA ONG
COTESIA VESTALIS.

I.5.1.

Giới thiệu chung.

Đây là một loài ong ký sinh quan trọng và có hiệu quả với sâu tơ hại rau. Cùng
với các loài thiên địch khác, ong đen kén đơn trắng đã điều hòa được quần thể sâu hại
ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới.Loài ong ký sinh này
được ghi nhận từ sâu tơ Plutella xylostella hại rau họ Thập tự với tên Apanteles
plutellae hoặc Cotesia plutellae (Kurdjumov), sau này tên Cotesia vestalis (Haliday)
được sử dụng chính thức. Vật chủ của ong là sâu xanh Helicoverpa armigera; Pieris
rapae; sâu tơ Plutella xylostella; sâu khoang Spodoptera exigua; Spodoptera litura [7].

SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 12


I.5.2.

Đặc điểm sinh vật học của ong Cotesia vestalis (Haliday).

Ong trưởng thành có thể đẻ nhiều trứng vào vật chủ nhưng chỉ có 1 trứng phát
triển tạo 1 kén trên 1 sâu. Trứng thành thục trong buồn trứng của ong cái có hình quả
bí dài, nhộng hình thành trong kén sau 24 giờ đã có thể phân biệt được rõ các bộ phận
của cơ thể. Sau khi vũ hóa từ kén ong cái có khả năng tìm kiếm sâu non vật chủ đẻ
trứng. Tuy nhiên, khả năng đẻ trứng của ong có sự khác nhau đáng kể giữa ong cái đã
được giao phối và ong cái không được giao phối. Ong cái sau khi giao phối có thể ký
sinh vào 3-5 sâu tơ (Khuất Đăng Long, 2011). Tác giả Velasco kết luận ong cái
Cotesia vestalis có thể ký sinh tới 7-8 sâu tơ (Khuất Đăng Long, 2011).Theo tác giả
Vũ Thị Chỉ và nhóm nghiên cứu (2002) lại kết luận ong cái ký sinh Cotesia vestalis

tạo ra được 25-30 kén. Ở đây, có thể thấy rằng, khả năng ký sinh của một ong cái trên
sâu non sâu tơ dao động rất lớn. Ong Cotesia vestalis thường ký sinh thích hợp nhất
với sâu tơ tuổi 1 và 2.

Hình 2: Sâu tơ tuổi 2
Vòng đời của ong Cotesia vestalis trên sâu tơ phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Vòng
đời ong Cotesia vestalis từ 20-21 ngày trong điều kiện nhiệt độ 20oC. Vòng đời của
ong kéo dài 11-12 ngày ở nhiệt độ 30oC [7].
Thức ăn có ảnh hưởng đến thời gian sống của ong. Khi được ăn mật ong thì
trưởng thành ong đực và cái sống trung bình từ 12 đến 17 ngày, nếu chỉ được uống
nước lã thì thời gian sống của ong chỉ còn 3 đến 4 ngày (Phạm Thị Thùy, 2010).
SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 13


I.5.3.

Đặc điểm hình thái của ong Cotesia vestalis (Haliday).

Hình 3: Ong Cotesia vestalis.

Hình 4: Kén Ong Cotesia vestalis
Ong trưởng thành có màu đen mặt dưới bụng có màu nâu hơi vàng, chân màu nâu
đỏ trừ phần gốc sau và các đốt bàn sau có màu đen hoặc tối màu.
Ong đực có chiều dài thân 2,3-2,4 mm, râu cũng chỉ có 16 đốt, dài hơn thân, các
đốt râu gần bằng nhau, sải cánh dài 3,4-4,0 mm, cánh trước có mắt cánh với các chấm
thưa màu nâu đen, gốc cánh sáng màu hơn so với phần trên. Đốt bụng thứ nhất hẹp
gốc, bề mặt đốt thứ 3 có chấm thưa và lông nhỏ rải rác và là đặc điểm phân biệt với
SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI


Trang 14


ong Apantales rificrus. Bàn chân có 5 đốt, đốt thứ nhất màu vàng sáng, dài gấp đôi đốt
thứ hai, đốt thứ 3 ngắn hơn đốt thứ hai một chút, đốt thứ năm dài gấp hai lần đốt thứ
tư, từ đốt thứ tư đến đốt thứ năm có màu nâu đen.
Ong cái có chiều dài 2,4-2,5 mm. Râu hình chỉ, dài bằng thân, có 16 đốt; từ đốt
10 đến đốt thứ 16 các đốt ngắn dần và xếp xít lại. Máng đẻ trứng tương đối ngắn, chỉ
nhìn rõ từ mặt bên.
Trứng mới đẻ vào vật chủ có hình quả dưa chuột, một đầu có gai móc; sau 12 giờ
phát triển đến 24 giờ, trứng hình quả chanh yên, một đầu có chiều ngang phình to.
Sâu non ong có 3 tuổi, cơ thể gồm 9 đốt, màu trắng trong, cuối tuổi 3 sâu non
thường có màu trắng sữa. Riêng ấu trùng tuổi 2 có một màng mỏng hình quạt ở phía
đuôi, rất dễ phân biệt với tuổi 1 và tuổi 3. Sâu non mới nở có kích thước rất nhỏ, chiều
dài thân trung bình 0,56 – 0,01 mm, chiều rộng đầu 0,063- 0,005 mm.
Sâu non ong tuổi 1 có kích thước trung bình 0,78- 0,1 mm (dài), 0,07- 0,14 mm
(rộng đầu), giai đoạn tuổi 1 kéo dài 1-2 ngày, trung bình 1,96 ± 0,68 ngày.
Sâu non ong tuổi 2 có kích thước trung bình 1,57 ± 0.18 mm (dài) và 0,13 ± 0,02
mm (rộng đầu), giai đoạn tuổi 2 kéo dài 2-3 ngày, trung bình 2,6 ± 0.8 ngày.
Sâu non ong tuổi 3 có kích thước trung bình 3,09± 0,5 mm (dài) và 0,397± 0,03
mm (rộng đầu). Cuối tuổi 3, sâu non ong chui ra khỏi cơ thể vật chủ rồi bắt đầu nhả tơ,
dệt kén, lúc này ấu trùng rất mập, chiều ngang cơ thể có thể dài gần 1mm , chiều dài
cơ thể có thể đạt đến 4 mm.
Nhộng ong có màu trắng hoặc hơi ngà vàng, kén thường ở dưới lá, đôi khi có mặt
trên và kẽ lá. Chiều dài kén 3,4-3,5 mm, rộng 1,3-1,5 mm, hai bên đầu kén hình tù
tròn. Khi chui ra khỏi kén, ong trưởng thành tiện một đầu kén thành một nắp hình tròn.
Nhộng nằm trong vỏ kén lúc đầu có màu trắng sữa; sau 2 -3 ngày mắt và ngực có màu
nâu nhạt; sau 4-5 ngày có màu nâu hoặc đen, lúc này các bộ phận của ong trưởng
thành đã phát triển đầy đủ trong nhộng và chuẩn bị vũ hóa [7].


SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 15


I.6. MỘT SỐ LOÀI HOA SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG “RUỘNG
LÚA BỜ HOA”
Bộ này chỉ có một họ Cúc (Asteraceae). Chủ yếu là cây thân cỏ, sống hàng năm
hay sống dai, rất ít khi là cây bụi leo hay cây gỗ nhỏ. Lá thường mọc cách và không có
lá kèm, lá đơn nguyên hoặc chia thùy. Trong thân và rễ của một số loài có ống tiết
nhựa mủ trắng, có chứa chất inulin.
Hoa nhỏ, tập hợp thành từng cụm hoa hình đầu, các đầu hoặc nằm đơn độc hoặc
lại tập hợp thành cụm hoa chùm hay ngù….Tràng đính ở phía trên bầu và phần dưới
của ống tràng bao bọc lấy gốc vòi nhụy và tuyến mật. Nhị 5, các bao phấn dính nhau
làm thành một ống bao lấy vòi nhụy, bao phấn mở phía trong theo khe nứt dọc. Bộ
nhụy gồm hai lá noãn luôn luôn dính lại thành bầu dưới, một ô và một noãn. Vòi nhụy
đơn, ở gốc có tuyến mật. Hoa của họ Cúc có cấu tạo thích nghi với lối sống nhờ sâu
bọ.
Họ Cúc đạt được những đặc điểm tiến hóa rất cao cả về cơ quan sinh dưỡng lẫn
cơ quan sinh sản, và hiện nay là họ lớn nhất, phổ biến rộng rãi nhất, sống được ở rất
nhiều môi trường khác nhau. Trong họ Cúc có nhiều loài cây được trồng làm cảnh vì
có hoa đẹp [8].
I.6.1.

Hoa ngũ sắc

Cây ngũ sắc (Lantana), còn gọi là Bông ổi, Trâm ổi, Thơm ổi, Tứ quý, thuộc họ
Cỏ roi ngựa (Verbenaceae.).
Cây hoa ngũ sắc là loại cây bụi cao từ 1-2 m, thân cành hình vuông, có lông

nhám và gai về phía dưới, lá có khía răng, mặt trên xù xì, mặt dưới có lông tơ trắng.
Hoa cây ngũ săc có nhiều màu: đỏ, trắng, hồng, vàng , tím nhạt. Hoa mọc thành cụm
hình bông thu ngắn thành hình đầu giả. Cây mọc dại ở lề đường, ven đồi, đặc biệt ở
vùng đất cát ven biển. Cũng có thể trồng làm hàng rào hoặc làm cảnh vì hoa có nhiều
màu đẹp [6], [8].
Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, đất xấu, cho hoa nở quanh năm, trồng bằng
hạt hay giâm cành, chồi rễ.
Trong mô hình sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” của Cao Vĩnh Thông (2013) thì hoa
ngũ sắc có khả năng thu hút được rất nhiều loài thiên địch như ong ký sinh Charops
SVTH: ĐẶNG THỊ KIM CHI

Trang 16


×