Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa phương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 104 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa phương Việt Nam” là đề tài nghiên cứu
của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2016
Người cam đoan

Bùi Văn Chi


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Mở Thành Phố
Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn và giảng dạy tận tình của Quý Thầy, Cô Khoa Đào
tạo sau Đại học, cùng với sự nổ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa
phương Việt Nam”.
Để hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban
Giám hiệu, các Thầy - Cô Khoa Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh, các Thầy - Cô hợp tác giảng dạy ở Trường, đã cung cấp cho tôi những


kiến thức chuyên môn về Kinh tế học ở bậc Thạc sỹ.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo viên hướng dẫn tôi, Thầy
TS. Trần Anh Tuấn, người đã truyền cho tôi nhiều kiến thức, nhiệt tình hướng dẫn,
tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm viết Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn đến những người bạn, đồng nghiệp đã hỗ
trợ, góp ý và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi dành lời cảm ơn chân tình tới người bạn đời đã luôn theo sát, hỗ trợ
và động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất trong quá trình làm Luận văn. Những lời
động viên đó là động lực rất lớn để tôi có thể hoàn thành được Luận văn này.
Tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân lời
chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2016

Bùi Văn Chi


iii

TÓM TẮT
Để đánh giá chất lượng điều hành kinh tế thúc đẩy sức cạnh tranh trong khu
vực, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, các nhà hoạt định chính sách địa phương
đã tham khảo các chỉ số PCI làm tiêu chí đánh giá cho nhiều chính sách cải cách kinh
tế. Các Lãnh đạo địa phương sử dụng PCI làm thước đo thành công của các chương
trình cải cách về điều hành kinh tế, cũng như xác định những kinh nghiệm, bài học
thực tiễn tốt từ những địa phương khác để áp dụng tại địa phương mình. Các doanh
nghiệp trong nước và các nước ngoài họ tìm hiểu PCI của từng địa phương như là
công cụ hỗ trợ quan trọng trong quyết định lựa chọn địa điểm, địa phương để mở rộng
sản xuất kinh doanh hoặc xúc tiến đầu tư. Vì vậy, PCI rất quan trọng đến sự cạnh
tranh và phát triển kinh tế ở các địa phương. Để nâng cao năng lực cạnh tranh ở các
địa phương (PCI), tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa phương Việt Nam”, nhằm tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa
phương Việt Nam.
Luận văn đã dựa vào cơ sở lý thuyết năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter,
dựa vào khung đánh giá năng lực cạnh tranh của World Bank, và dựa vào các nghiên
cứu trước, tác giả nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) của các địa phương Việt Nam. Thông qua đó, đề tài tập trung vào các
yếu tố sau: (1) Chỉ số độ trễ 1 năm PCI; (2) Chỉ số sản xuất công nghiệp; (3) Chỉ số
năng lực công nghệ thông tin; (4) Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới; (5) Tỷ lệ cơ cấu
phi nông nghiệp; (6) Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên; (7) Chi tiêu của địa
phương; (8) Đầu tư cơ sở hạ tầng; (9) Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP). Qua các yếu
tố này, tác giả đã chọn được các yếu tố tác động có ý nghĩa thống kế đến năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh.
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện trên 63 tỉnh/ thành Việt Nam, trong
khoảng thời gian 3 năm (năm 2013, 2014, 2015); với tổng số mẫu khảo sát 189 mẫu.


iv

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng phần mềm Stata, với dữ liệu
bảng nên đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với những phương pháp
nghiên cứu ước lượng cơ bản như: Mô hình tác động nhân tố cố định (Fixed Effects
Modle-FEM), mô hình tác động nhân tố ngẫu nhiên (Random Effects Modle– REM),
kiểm định Hausman để chọn được mô hình tác động nhân tố cố định FEM. Với kỹ
thuật phân tích thống kê mô tả, kiểm định các tiêu chuẩn cần thiết như: Kiểm định
đa cộng tuyến, kiểm định phân phối chuẩn phần dư, kiểm định phương sai sai số thay
đổi, kiểm định tự tương quan của phần dư, kiểm định tự tương quan giữa phần dư của
đơn vị chéo. Tuy nhiên, qua các kiểm định vừa nêu thì mô hình FEM gặp hai sai
phạm là phương sai sai số thay đổi và phần dư gặp hiện tượng tự tương quan bậc nhất.
Hai sai phạm này sẽ khiến cho kết quả hồi quy mô hình FEM bị chệch. Để cho kết

quả hồi quy được chính xác, đề tài tiến hành phân tích hồi quy theo phương pháp hiệu
chỉnh sai số dữ liệu bảng PCSE (Panel-Corrected Standard Errors) (Greene, 2012),
nhằm khắc phục hai sai phạm trên và phân tích đưa ra các yếu tố tác động đến chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành (PCI) của các địa phương Việt Nam.
Qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 5 biến số có ý nghĩa thống kê và có tác
động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành của các địa phương là: Chỉ số sản xuất công
nghiệp, Chỉ số năng lực công nghệ thông tin, Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới, Tỷ lệ
lao động có trình độ Cao đẳng trở lên, Chi tiêu của địa phương và Đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trong đó có một biến Chi tiêu của địa phương, có kết quả âm không phù hợp với kỳ
vọng dương. Các biến số còn lại không có ý nghĩa thống kê: Chỉ số độ trễ 1 năm PCI,
Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp, Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP).
Từ những kết quả trên, tác giả có các khuyến nghị với các địa phương để phát triển
kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh cần tập trung vào các yếu tố như sau: Bằng cách
tập trung: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp và công
nghiệp hỗ trợ; Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử và thương mại
điện tử; Tạo điều kiện môi trường kinh doanh lành mạnh, kích thích thành lập doanh
nghiệp mới và tạo cơ hội đầu tư; Đồng thời, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng cao, có trình độ từ Cao đẳng trở lên ở địa phương.


v

Với thời gian ngắn và kiến thức bản thân có hạn, đề tài nghiên cứu này không
trách những thiếu sót, khiếm khuyết, còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh PCI của các địa phương mà tác giả chưa nghiên cứu. Tác giả rất
mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của Thầy - Cô và các độc giả, xin chân
thành cảm ơn.


vi


MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... vi
Danh mục hình và đồ thị ............................................................................................ ix
Danh mục bảng ........................................................................................................... x
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3
1.5. Đối tương và phạm vi nghiên cứu........................................................ 3
1.5.1. Đối tương nghiên cứu đề tài .......................................................... 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................. 4
1.6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 4
1.7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 6
2.1. Năng lực cạnh tranh ............................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ................................................................ 6
2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................. 7
2.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ................................... 9
2.2. Đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tại Việt Nam....... 10
2.2.1. Khái quát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ................. 10
2.2.2. Ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI .................. 12

2.2.3. Cách thức xây dựng và sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh PCI ........................................................................................ 13
2.2.4. Các thành phần chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ............. 14


vii

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 21
2.3.1. Lý thuyết về cạnh tranh ............................................................... 21
2.3.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter ............. 23
2.3.3. Khung đánh giá của Wold Bank về năng lực cạnh tranh ............ 33
2.3.4. Xác định các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh PCI ................................................................................. 34
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm trước ................................................... 35
2.4.1. Các nghiên cứu trước trong nước................................................. 35
2.4.2. Các nghiên cứu trước nước ngoài ................................................ 36
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 42
3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................... 42
3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................... 42
3.1.2. Phương trình nghiên cứu .............................................................. 43
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 43
3.3. Phương pháp ước lượng ..................................................................... 47
3.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................ 47
3.3.2. Phân tích hệ số tương quan thông qua ma trận tương quan ......... 47
3.3.3. Hồi quy tuyến tính của mô hình dữ liệu bảng
(Panel Data models) ..................................................................... 48
3.3.3.1. Mô hình gộp - Pooled OLS .................................................... 49
3.3.3.2. Mô hình tác động cố định (FEM)........................................... 50
3.3.3.3. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) .................................... 50
3.3.4. Kiểm định sai phạm mô hình và xử lý sai phạm mô hình ........... 50

3.4. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 51
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 53
4.1. Sơ lược về hiện trạnh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam ..... 53
4.2. Thống kê mô tả................................................................................... 59
4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu .. 62
4.4. Kiểm định Hausman mô hình các nhân tố tác động cố định FEM,


viii

và mô hình các nhân tố tác ngẫu nhiên REM để chọn mô hình........ 62
4.4.1. Mô hình tác động cố định FEM ................................................... 63
4.4.2. Mô hình tác động ngẫu nhiên REM ............................................. 64
4.4.3. Kiểm định Hausman..................................................................... 65
4.5. Phân tích mô hình hồi quy tác động cố định (FEM).. ........................ 66
4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.. ............................................ 66
4.5.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.. ................................... 67
4.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.. ........................................ 67
4.5.4. Kiểm định tự tương quan của phần dư.. ....................................... 68
4.5.5. Kiểm định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo.. ........... 68
4.6. Phân tích hồi quy PCSE và thảo luận kết quả hồi quy....................... 69
4.6.1. Phân tích hồi quy PCSE.. ............................................................. 69
4.6.2. Thảo luận kết quả hồi quy PCSE của từng biến số trong mô hình
nghiên cứu.. ................................................................................. 70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 76
5.1. Kết luận .............................................................................................. 76
5.2. Khuyến nghị ....................................................................................... 78
5.3. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................... 79
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 88
Phụ lục 1. Kết quả hồi quy Mô hình FE.................................................... 88
Phụ lục 2. Kết quả hồi quy Mô hình RE ................................................... 89
Phụ lục 3. Kết quả kiểm định Hausman .................................................... 90
Phụ lục 4. Kết quả hồi quy theo phương pháp PCSE ............................... 91


ix

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1. Mô hình Kim cương của Porter, 1990...................................................... 25
Hình 2.2. Nền tảng của năng lực cạnh tranh ............................................................ 29
Hình 2.3. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của địa phương............................. 30
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 42
Đồ thị 4.1. Điểm trung vị chỉ số PCI theo thời gian ................................................ 56
Đồ thị 4.2. Xếp hạng PCI các tỉnh năm 2015 .......................................................... 58


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước ............................................................... 38
Bảng 3.1. Tóm tắc dấu kỳ vọng của các biến giải thích trong mô hình ................... 47
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động của Doanh nghiệp dân doanh theo thời gian ............. 55
Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả ................................................................................ 59
Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................................. 62
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mô hình FEM ................................................................ 63
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình REM ................................................................ 64

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman ................................................................... 65
Bảng 4.7. Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................... 66
Bảng 4.8. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư ....................................................... 67
Bảng 4.9. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................... 67
Bảng 4.10. Kiểm định tự tương quan của phần dư .................................................. 68
Bảng 4.11. Kiểm định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo ...................... 68
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy theo phương pháp PCSE ............................................. 69
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả chứng minh giả thuyết nghiên cứu ........................... 74


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực mậu dịch tự do Asean (Asean Free Trade Area)

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific
Economic Cooperation)

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)

BLĐTBXH Bộ Lao động thương binh xã hội
CN


Công nghiệp

CNHT

Công nghiệp hỗ trợ

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

ICT

Chỉ số năng lực công nghệ thông tin (Information and
Communication Technologies )

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FE

Tác động cố định (Fixed Effect)

FEM

Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model)


FTA

Khu vực mậu dịch tự do(Free Trade Area)

GC

Chi tiêu ngân sách địa phương

GDP

Tổng sản lượng quốc nội (Gross Dometic Product)

GLS

Tổng bình phương tối thiểu (General Least Square)

GMM

Phương pháp ước lượng (Generalized Method of Moments)


xii

HC

Lao động có trình độ Cao đẳng trở lên

HCR


Tỷ lệ Lao động có trình độ Cao đẳng trở lên

IIP

Chỉ số sản xuất công nghiệp (Index of industrial production)

IF

Đầu tư cơ sở hạ tầng

LF

Quy mô lao động địa phương

NAR

Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp

NFP

Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới

NLCT

Năng lực cạnh tranh (Competitiveness)

RE

Tác động ngẫu nhiên (Random Effect)


REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model)

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index

PCSE

Phương pháp ước lượng hiệu chỉnh sai số của dữ liệu bảng (Panel
corrected standrd errors)

TF

Tổng số doanh nghiệp

TFP

Năng suất tổng hợp (Total Factor Productivity)

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership)

UBND

Ủy ban nhân dân

USAID


Cơ quan phát triển Quốc tế Hòa Kỳ (United States Agency for
International Development)

VCCI

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of
Commerce and Industry


xiii

VNCI

Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (Vietmam competitiveness Initiative)

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

WEF

Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economics Forum)

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


1


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Việt Nam, trong nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập khu vực
mậu dịch tự do FTA (1996), gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (2007), và
gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (2015) đem đến cho nước
ta nhiều cơ hội, nhưng cũng gặp nhiều thách thức. Trong điều kiện cạnh tranh toàn
cầu khốc liệt, việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ là bước khởi đầu cho sự
phát triển và hội nhập thành công.
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report)
của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF, 2015), ở cấp độ toàn nền kinh tế, khả năng cạnh
tranh của Việt Nam được đánh giá tương đối thấp, xếp hạng thứ 75/148 năm 2012,
hạng thứ 70/148 năm 2013, hạng thứ 68/144 năm 2014, xếp hạng thứ 56/140 năm
2015. Tại Đông Nam Á, Việt Nam được xếp hạng thứ 6, sau Singapore (xếp hạng 2).
Malaysia (xếp hạng 18), Campuchia (xếp thứ 90) và Myanmar (xếp hạng 131). Kết
quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước còn thấp là do nền
kinh tế Việt Nam chưa phát triển, phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế ở các địa
phương, năng lực cạnh tranh phát triển của từng địa phương.
Xuất phát từ đó, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành trở thành đặc thù của Việt
Nam, dựa trên bốn cấp độ cạnh tranh phổ biến trên thế giới là năng lực cạnh tranh
nền kinh tế quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Các cấp độ cạnh tranh này có mối quan hệ
mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chính Phủ đã đưa ra Nghị quyết: “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” (Nguyễn Tấn
Dũng, 2014), nhằm đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.



2

Nâng cao năng lực cạnh tranh của một tỉnh/thành không tách rời mục tiêu chiến
lược phát triển chung của tỉnh. Để đánh giá, đo lường hiệu quả công tác quản lý, điều
hành nền kinh tế của các tỉnh/thành trong cả nước, phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đã hợp
tác xây dựng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Thông qua các Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh, đánh giá, xếp loại được năng lực cạnh tranh cao, thấp của 63
tỉnh/thành hàng năm, nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành
kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh/thành, qua đó có giải
pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh/thành, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của các tỉnh/thành nói riêng và cho Quốc gia nói chúng, đồng thời góp phần
tăng năng lực cạnh tranh cho Quốc gia so với các nước. Nâng cao năng lực cạnh tranh
của một tỉnh không tách rời mục tiêu chiến lược phát triển chung của vùng và cả
nước, quá trình cạnh tranh giữa các tỉnh không tách rời quan hệ hợp tác, liên kết nhằm
phát triển kinh tế từng địa phương và phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của
mỗi địa phương. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng nhằm khai thác thế
mạnh mối quan hệ liên vùng, liên kết ngành, liên kết giữ các tỉnh và đồng thời tuân
thủ các nguyên tắc chung thể chế Quốc gia và thông lệ Quốc tế. Để nâng cao năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành, cần tập trung thực hiện tốt các chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI), do đó, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài:“Các yếu tố ảnh hưởng
đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa phương Việt Nam”,
việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành
nhằm mục tiêu xác định cơ sở cho định hướng, biện pháp nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh của tỉnh/thành.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu này sẽ tập trung vào
ba mục tiêu sau:
(i) Xác định các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành
của các địa phương ở Việt Nam.



3

(ii) Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam.
(iii) Đưa ra những kết luận, giải pháp và khuyến nghị để nâng cao năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh PCI của các địa phương ở Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời ba câu hỏi
nghiên cứu sau:
(i) Các yếu tố nào tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành của
các địa phương ở Việt Nam?
(ii) Các yếu tố này tác động như thế nào đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam?
(iii) Giải pháp nào để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành của
các địa phương ở Việt Nam?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết vấn đề nghiên
cứu. Do dữ liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu bảng nên đề tài sử dụng mô hình hồi
quy dữ liệu bảng với những phương pháp ước lượng cơ bản như: Mô hình tác động
cố định (FEM) (Fixed Effects Model), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) (Random
Effects Model). Bằng sử dụng phần mềm Stata, đề tài sẽ sử dụng mô hình hồi quy dữ
liệu bảng kết hợp với kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, kiểm định cần thiết như:
Kiểm định Hausman, phương pháp hiệu chỉnh sai số dữ liệu bảng PCSE (PanelCorrected Standrd Errors), kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phân phối chuẩn phần
dư, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan của phần dư, kiểm
định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo...nhằm nghiên cứu đưa ra các yếu
tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh của các địa phương.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam.


4

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu trên 63 tỉnh/thành trong cả nước, khoảng thời gian từ năm
2013 đến năm 2015.
Mô hình nghiên cứu chỉ xét tác động một chiều từ các yếu tố liên quan ảnh
hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành (PCI).
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Mục đích nghiên cứu các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)
các tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam, để đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh (PCI) ở các tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam, từ đó
các tỉnh/thành thấy được những điểm mạnh cũng như các điểm yếu của tỉnh mình, để
củng cố và phát triển địa phương mình. Nhờ vậy, nó góp phần cho sự phát triển kinh
tế toàn quốc gia, giúp Việt Nam vượt qua những thử thách khi tham gia các tổ chức
kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, FTA …và đang tham gia vào đàm phán, ký
kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thành công.
1.7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài nghiên cứu dự kiến trình bày gồm 05 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu bao gồm các
nội dung sau: Lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; mô hình nghiên cứu; ý
nghĩa và hạn chế đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Ở chương này, các khái niệm về cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và lý thuyết về kinh tế học
năng lực cạnh tranh, PCI và các chỉ số thành phần của PCI. Đồng thời, tác giả cũng
trình bày tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề

tài để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Từ cơ sở lý
thuyết trình bày ở chương 2 và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả xây dựng
mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu, cách thức đo lường các


5

biến trong mô hình nghiên cứu, cách thu thập và các kỹ thuật phân tích số liệu cũng
sẽ được trình bày cụ thể trong chương này.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày thống kê
mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu để trả lời
các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và kiểm định các giải thuyết đã được
đặt ra.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Nội dung chương này trình bày tóm tắt
các kết quả nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị có liên quan. Đồng thời cũng chỉ
ra giới hạn trong nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tại chương này, đầu tiên đề tài sẽ tìm hiểu về khái niệm và những lý thuyết có
liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời, tác giả cũng trình bày tóm tắt
các nghiên cứu trước có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài để làm cơ sở
đưa ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh PCI của các địa phương
Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra mô hình nghiên cứu.
2.1. Năng lực cạnh tranh
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong nền kinh nói riêng là một khái niệm

mà có nhiều cách hiểu khái niệm này khác nhau. Cạnh tranh tồn tại từ cấp độ vi mô
đến cấp độ vĩ mô, nó bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội. Cạnh tranh được
sử dụng rộng rãi thể hiện qua giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa
giai cấp này với giai cấp khác, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa ngành với
ngành, giữa địa phương này với địa phương kia, giữa quốc gia này với các quốc gia
khác…, và có nhiều khái niệm về cạnh tranh khác nhau:
Theo Từ điển Kinh doanh Anh (1992), cạnh tranh là “Sự ganh đua, sự kình
địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại
hàng hóa về phía mình”. Theo một vài tác giả như Krugman (1996) hay Porter (1992)
cho rằng cạnh tranh giống như năng suất của một tổ chức hay một cá nhân. Đứng ở
góc độ doanh nghiệp, theo Giáo sư kinh tế học Mỹ Paul A. Samuelson (1948) cho
rằng cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để dành khách hàng
hoặc thị trường.
Trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu (WEF, 2015), tại diễn đàn Liên Hợp
Quốc thì cho rằng cạnh tranh đối với một quốc gia là: “Khả năng của nước đó đạt
được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của sản phẩm quốc nội
(GDP) tính trên đầu người theo thời gian”.


7

Cạnh tranh vùng có thể thu hút sự thành công của các hãng sản xuất, sẽ góp
phần tăng trưởng kinh tế, duy trì và gia tăng mức sống của người dân (Huggins and
Thompson, 2010).
Từ những khái niệm về “cạnh tranh” trên, có thể cho thấy về cơ bản “cạnh
tranh” là quá trình nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình, một chủ thể nỗ
lực vượt qua đối thủ của mình, thắng chủ thể mình để đạt được một hay một số
mục tiêu nhất định.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu

tố khích thích sản xuất, kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tạo sự phát triển kinh tế xã hội.
Do vậy, khái niệm cạnh tranh có thể định nghĩa dưới 4 cấp độ sau:
Cấp độ quốc gia: Cạnh tranh là khả năng của một nước đạt được những thành
quả nhanh và bền vững về mức sống, hấp dẫn thu hút được đầu tư trong và ngoài
nước, đảm bảo ổn định kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của người dân và đạt được
các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao đươc xác định bằng sự thay đổi tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) trên đầu người theo thời gian.
Cấp vùng/địa phương/tỉnh/thành: Cạnh tranh cấp tỉnh là sự ganh đua giữa các
chính quyền cấp vùng/địa phương/tỉnh/thành, thông qua quá trình đổi mới và sáng
tạo liên tục để tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi thu hút đầu tư và phát
triển kinh tế, tăng năng suất, sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng kinh tế, nhằm
mục tiêu phát triển bền vững tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung.
Cấp độ ngành: Cạnh tranh là duy trì được lợi nhuận và thị phần trên các thị
trường trong và ngoài nước.
Cấp độ doanh nghiệp: Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp với
nhau để giành khách hàng hoặc thị phần.
2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu
nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các tác giả, các nhà chuyên môn về
khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia,


8

cấp tỉnh, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau
vể năng lực cạnh tranh như sau:
Theo Porter (1998), khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh là
năng suất, hay nói cách khác năng suất là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh, duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững. Năng suất lao động là

thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh (Porter, 1990).
Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sản
xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh quốc gia được đo lường bằng năng suất sử dụng
lao động, vốn, và tài nguyên thiên nhiên, trong đó: Năng suất quyết định mức sống
bền vững (lương, lợi nhuận từ vốn và từ tài nguyên thiên nhiên). Năng suất của một
nền kinh tế xuất phát từ sự phối hợp của cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài. Của
cải và việc làm phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Các quốc gia cạnh
tranh với nhau trong việc tạo ra môi trường có năng suất cao nhất cho doanh nghiệp.
Khu vực công và tư có vai trò khác nhau nhưng bổ sung cho nhau trong việc tạo ra
một nền kinh tế có năng suất (Nguyễn Xuân Thành, 2014).
Chính Phủ có chức năng cải thiện môi trường, điều kiện thúc đẩy nâng cao
năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các công trình hạ tầng, ban hành chính
sách nhằm kích thích sáng tạo và tăng năng suất của các doanh nghiệp. Trong đó năng
lực cạnh tranh quốc gia chủ yếu phát sinh từ chính sách chính phủ áp dụng, nghĩa là
nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực xác định mục tiêu, hoạch định và tổ chức thực hiện
chính sách của Chính Phủ (Phan Nhật Thanh, 2012).
Ở gốc độ doanh nghiệp, khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên
ở Mỹ, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản
phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong
nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt lợi ích lâu dài của
doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh
nghiệp (Aldington Report, 1985).
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp (Buckley, 1988).


9

Ở góc độ địa phương, năng lực cạnh tranh của địa phương thường xuất hiện
trong lý thuyết về thể chế trong đó nhấn mạnh đến vai trò của thể chế và sự thay đổi

của thể chế tác động đến tăng trưởng kinh tế. Năng lực cạnh tranh của địa phương
được hiểu là năng lực thể chế của địa phương đó trong việc thiết lập các luật lệ, các
tiến trình cần phải tuân thủ, các quy tắc về đạo đức (North, 1981). Những vấn đề này
được dùng để ràng buộc các hành vi cá nhân trong cùng một mục đích chung là tối
đa hóa lợi ích hay tài sản (North, 1991).
Từ những khái niệm và định nghĩa về năng lực cạnh tranh, có thể khái quát
năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh, là khả năng duy trì và nâng cao
lợi thế cạnh tranh trong mọi hoạt động sinh hoat, sản xuất, kinh doanh nhằm mở rộng
qui mô, phát triển thị phần, mở rộng mạng lưới, thu hút và sử dụng hiệu quả các yếu
tố sản xuất nhằm đạt được lợi ích kinh tế cao và bền vững.
2.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competativeness) được sử dụng phổ
biến trong đo lường thực tiễn cũng gần với ngữ nghĩa với thuật ngữ năng lực cạnh
tranh của thành phố (Urban Compatativeness) của World Bank (Webster và Muller,
2000) và khá gần với thuật ngữ năng lực cạnh tranh cấp vùng (Regional
Comparativeness) được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu.
Theo Webster và Muller (2000) đã cho rằng năng lực cạnh tranh của thành phố
là khả năng thành phố đó có thể sản xuất cũng sản phẩm cũng như tạo thị trường cho
việc bán sản phẩm đó trong khi phải cạnh tranh với các thành phố khác.
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là năng lực cạnh tranh của một địa phương cấp
tỉnh được hiểu là khả năng của một địa phương thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội theo những mục tiêu đã định trên cơ sở lợi thế của địa phương trong mối quan hệ
liên kết với địa phương khác thuộc phạm vi quốc gia.
Năng lực cạnh tranh cấp vùng thường có quy mô lớn hơn và được Liên minh
Châu Âu định nghĩa như sau: Năng lực cạnh tranh cấp vùng là năng của một vùng có
thể tạo ra được một môi trường kinh doanh hấp dẫn và bền vũng cho doanh nghiệp
cũng như cho các cư dân để học có thể sống và làm việc (Annoni và Kozovska, 2010).


10


Như vậy định nghĩa này đã mở rộng năng lực cạnh tranh phục vụ cho doanh nghiệp
sang năng lực cạnh tranh phục vụ cho cả doanh nghiệp và cư dân.
Theo mô hình Kim cương của Porter (1998) xác định năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh cho thấy trong điều kiện phân cấp mạnh, chính quyền cấp tỉnh có thể tách động
trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến sự hấp dẫn của các yếu tố đầu vào
(như nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn trí thức, nguồn vốn và cơ
sở hạ tầng thông qua việc huy động, phân bổ và sử dụng chúng), các yếu tố liên quan
đến đầu ra (qui mô thị trường, tập quán tiêu dùng…thông qua các hoạt động đến sản
xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng…thông qua việc tác động đến sản xuất, phân phối,
trao đổi, tiêu dùng); hệ thống các doanh nghiệp và nhà đầu tư tại các địa phương; sự
phát triển khoa học công nghệ; chính sách của trung ương và quan hệ đối ngoại của
các địa phương khác đối với tỉnh.
Trong giới hạn của luận văn, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được hiểu là khả
năng của một địa phương thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo những mục
tiêu đã định và tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh trên cơ sở lợi thế
của địa phương trong mối quan hệ liên kết hoặc cạnh tranh với địa phương khác thuộc
phạm vi quốc gia.
2.2. Đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tại Việt Nam
2.2.1. Khái quát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam được đo lường tổng hợp bằng chỉ
số PCI (Provincial Competativeness Index).
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2014), chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh,
thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh
doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. PCI là con số nói lên năng lực cạnh
tranh giữa các địa phương trong vấn đề tạo điều kiện cho lực lượng doanh nghiệp
phát triển. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (là dự án do Cơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ). Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào



11

năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về
phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành
phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá.
Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi, tất cả 63 tỉnh thành Việt Nam đều được đưa
vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm, hai lĩnh
vực quan trọng của môi trường kinh doanh-Thiết chế pháp lý và Đào tạo lao động
được đưa vào xây dựng chỉ số PCI.
Năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự
phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt
nam, chỉ số PCI có 9 chỉ số thành phần.
Đến năm 2013, PCI có sự thay đổi mới khi chỉ số Cạnh tranh bình đẳng được
đưa vào bộ chỉ số là một thước đo đánh giá, theo đó, một tỉnh được đánh giá là thực
hiện tất cả 10 chỉ số thành phần này.
Hiện nay, chỉ số PCI gồm có 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm
đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam, có tác
động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Những chỉ số đó là: (1)Chi phí
gia nhập thị trường thấp; (2)Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3)Tính
minh bạch và tiếp cận thông tin; (4)Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của
Nhà nước; (5)Chi phí không chính thức; (6)Cạnh tranh bình đẳng-Chỉ số thành phần
mới; (7)Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo; (8)Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp;
(9)Đào tạo lao động; (10)Thiết chế pháp chế.
PCI là chỉ số về chất lượng điều hành, đánh giá các lĩnh vực điều hành kinh tế
thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh, thành phố ở Việt Nam. PCI được xem là một
công cụ chính sách, hướng đến thay đổi thực tiễn.
Để xây dựng PCI, VCCI tiến hành khảo sát doanh nghiệp tại các tỉnh, thành
phố theo phương pháp chọn mẫu phân tổ. Mỗi năm, có khoảng gần 10 nghìn doanh

nghiệp trả lời điều tra PCI. Để xây dựng bộ chỉ số này, ngoài dữ liệu điều tra,
nhóm nghiên cứu PCI của VCCI còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của
các bộ, ngành...


12

2.2.2. Ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2014), PCI có ý
nghĩa như sau:
Chỉ số PCI đo lường chất lượng điều hành chứ không phải mức độ phát triển
kinh tế địa phương. Chỉ số PCI cho phép so sánh các tỉnh, thành ở các mức độ khác
nhau một cách tương đối bình đẳng.
Chỉ số PCI đo lường chất lượng thực tế điều hành kinh tế của địa phương thông
qua cảm nhận của các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh chứ không phải dựa vào
các kế hoạch, chính sách hay dự định của tỉnh.
Chỉ số PCI đo lường những chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết của địa
phương, qua đó thúc đẩy được các địa phương thực hiện tốt hơn; Giúp Chính Phủ
giám sát, đánh giá được việc thực hiện các chính sách trên thực tế.
Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về chỉ số PCI nhưng chỉ số này được
công nhận rộng rãi là công cụ có vai trò:
Đối với địa phương: Chỉ số PCI giúp hệ thống chính trị, chính quyền nhận ra
được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác điều hành kinh tế, tạo áp lực thúc
đẩy cải cách; chỉ ra những sáng kiến, chính sách tốt của các tỉnh để tham khảo, học hỏi;
tạo động lực cho thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp; xem xét đánh giá chất lượng
quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, công tác cải cách hành chính, chất lượng
đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng nền công vụ và đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát
triển. Theo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, PCI được xem là tiếng nói quan trọng
của các doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh địa phương, là kênh thông
tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư, là một động lực cải cách quan trọng đối với

môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp từ
Trung ương xuống cấp tỉnh tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ.
Đối với các doanh nghiệp: Nhà đầu tư có được môi trường kinh doanh, đầu tư
thuận lợi thông qua cải cách của địa phương, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài không
có nhiều thông tin về các địa phương sẽ tham khảo PCI trước khi quyết định đầu tư.


×