Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía ở long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC CÚC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG MÍA Ở TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: Kinh tế học
M s chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Tiến Khai
Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Cúc
Lớp: ME06B
Tên luận văn: “Các yếu t ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng mía ở tỉnh Long An”.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2016

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Trần Tiến Khai

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu t ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất trồng mía ở tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu của chính tác
giả.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công b
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
nghiên cứu này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp tại các trường đại học hoặc cơ sở đào
tạo khác.
Long An, ngày tháng 9 năm 2016

Nguyễn Thị Ngọc Cúc


ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến Thầy PGS.TS. Trần
Tiến Khai - Người hướng dẫn khoa học của tác giả. Thầy đ nhiệt tình hướng dẫn
và định hướng về mặt khoa học cho tác giả trong su t quá trình thực hiện nghiên
cứu luận văn.
Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường
Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh cùng các Quý Thầy, Cô của Khoa Đào tạo Sau Đại
học đ truyền đạt những kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu quý
báu cho tác giả trong su t quá trình học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan Sở, ngành cấp tỉnh, huyện, x của tỉnh
Long An đ hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tài liệu quan
trọng và giúp tôi hoàn thành t t luận văn, đồng thời tác giả cũng xin chân thành cảm
ơn đến các nông hộ đ tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thu thập dữ liệu.
Cu i cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đ động viên, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình
học tập và thực hiện nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng 9 năm 2016
Nguyễn Thị Ngọc Cúc

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng mía ở tỉnh Long An” được thực hiện nhằm xác định các yếu t ảnh
hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của hộ trồng mía ở tỉnh Long

An. Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần tăng cường hoặc hạn chế ảnh
hưởng của các yếu t đến sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng của hộ trồng mía ở tỉnh
Long An.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua bảng câu hỏi phác thảo,
tiến hành phỏng vấn thử 5 nông hộ ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An, từ đó hoàn
chỉnh bảng câu hỏi điều tra chính thức và đưa ra mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu
chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
khảo sát chính thức, với kích thước mẫu hợp lệ thu về có giá trị sử dụng là 198/200
mẫu ở 03 x thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An làm đại diện cho tổng thể nghiên
cứu, cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 5-6/2016. Dữ liệu sau khi thu thập được
phân tích th ng kê mô tả và phân tích hồi quy Binary Logistic.
Kết quả hồi quy Binary Logistic và thực hiện một s kiểm định của mô hình,
cho thấy có 08 nhân t ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cây trồng của nông hộ
trên địa bàn tỉnh Long An theo thứ tự tác động của các nhân t gồm: Dịch vụ hỗ trợ
chuyển giao công nghệ, Tiếp cận tín dụng, Tham gia cộng đồng nắm giữ công nghệ,
Trình độ học vấn, Lợi nhuận kỳ vọng, Quy mô v n lưu động của hộ, Tuổi chủ hộ,
Quy mô hộ với mức ý nghĩa th ng kê 1% và 10%.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một s khuyến nghị đ i với chính
quyền địa phương cũng như đ i với nông hộ dựa trên các biến có ý nghĩa th ng kê
của mô hình nghiên cứu để góp phần tăng cường hoặc hạn chế ảnh hưởng của các
yếu t đến sự chuyển đổi cây trồng của hộ trồng mía ở tỉnh Long An.

iv


MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


i

LỜI CAM ĐOAN

ii

LỜI CẢM ƠN

iii

TÓM TẮT

iv

MỤC LỤC

v

DANH MỤC BẢNG

x

DANH MỤC HÌNH

xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

xiii


CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

2

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu

3

1.7. Kết cấu của luận văn


3

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƢỚC

5

2.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng

5

2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

5

2.3. Vai trò của cơ cấu cây trồng

6

2.4. Các lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu

6

2.4.1. Bản chất của thị trường nông nghiệp

6

2.4.2. Thay đổi công nghệ

7


2.4.3. Sự cải tiến

8

2.4.4. Chấp nhận công nghệ

9

2.4.5. Yếu tố quyết định mức độ hành vi chấp nhận của nông hộ

10

2.4.6. Sử dụng đầu vào tối ưu và lợi nhuận thu được từ đầu vào
v

11


2.4.7. Lý thuyết về đầu vào và đầu ra

12

2.4.8. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế

13

2.4.9. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế

14


2.4.10. Lợi nhuận kỳ vọng

14

2.5. Các nghiên cứu trước liên quan

15

CHƢƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
25
3.1. Điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực

25

3.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

25

3.1.2. Nguồn nhân lực

27

3.1.3. Hệ thống giao thông, thủy lợi

27

3.2. Tình hình sản xuất vùng nghiên cứu

28


3.2.1. Cây mía

28

3.2.2. Cây chanh

29

3.2.3. Cây trồng khác

30

3.3. Quy trình nghiên cứu

31

3.4. Phương pháp nghiên cứu

31

3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ

31

3.4.2. Nghiên cứu chính thức

32

3.4.3. Mô hình nghiên cứu


33

3.4.3.1. Mô hình nghiên cứu

33

3.4.3.2. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

34

3.4.3.3. Điểm mới của mô hình nghiên cứu

38

3.5. Dữ liệu nghiên cứu

38

3.5.1. Cách tiếp cận dữ liệu nghiên cứu

38

3.5.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

38

3.5.1.2. Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu

38


3.5.2. Mẫu nghiên cứu

39

3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu

40
vi


3.6. Phân tích dữ liệu và các kiểm định

40

3.6.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu

40

3.6.2. Các kiểm định trong mô hình nghiên cứu

40

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

42

4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

42


4.2. Thực trạng quyết định cơ cấu cây trồng của nông hộ

42

4.2.1. Thống kê số hộ chuyển đổi cây trồng

42

4.2.2. Lý do hộ chuyển đổi cây trồng

43

4.2.3. Thời gian hộ chuyển đổi cây trồng

43

4.2.4. Lý do hộ không chuyển đổi cây trồng

44

4.2.5. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ

45

4.3. Th ng kê mô tả các biến trong mô hình

46

4.3.1. Quyết định chuyển đổi cây trồng và nhóm các nhân tố thuộc điều kiện

của hộ
46
4.3.2. Quyết định chuyển đổi cây trồng với các nhân tố thuộc nhóm điều kiện về
công nghệ và thông tin về công nghệ
51
4.3.3. Quyết định chuyển đổi cây trồng với các nhân tố thuộc nhóm yếu tố vốn
xã hội
54
4.3.4. Quyết định chuyển đổi cây trồng với các nhân tố thuộc nhóm yếu tố thị
trường
56
4.4. Kiểm định sự tương quan

60

4.5. Các yếu t ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cây trồng của hộ gia đình

60

4.5.1. Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi qui

60

4.5.2. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình

62

4.5.3. Kiểm định khả năng giải thích của mô hình

62


4.5.4. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình

62

4.5.5. Phân tích kết quả hồi quy Binary Logistic

63

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

73

5.1. Kết luận

73

5.2. Khuyến nghị

74
vii


5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

74

5.2.2. Đối với hộ gia đình

75


5.3. Hạn chế của đề tài

76

5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

1. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

78

2. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

80

PHỤ LỤC

83

Phụ lục 1. Phiếu khảo sát nông hộ

83

Phụ lục 2. So sánh hiệu quả của cây mía so với một s cây trồng khác


88

Phụ lục 3. Kết quả th ng kê và kết quả hồi quy

89

Phụ lục 3.1. Th ng kê địa bàn khảo sát

89

Phụ lục 3.2. Th ng kê s hộ chuyển đổi cây trồng

89

Phụ lục 3.3. Th ng kê lý do hộ chuyển đổi cây trồng

89

Phụ lục 3.4. Th ng kê thời gian chuyển đổi cây trồng

90

Phụ lục 3.5. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ theo diện tích
đất
90
Phụ lục 3.6. Th ng kê cơ cấu cây trồng trước và sau chuyển đổi theo nhóm diện
tích đất
91
Phụ lục 3.7. Th ng kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu


92

Phụ lục 3.8. Th ng kê tỷ lệ v n đầu tư vào sản xuất của nông hộ

92

Phụ lục 3.9. Hỗ trợ của chính quyền địa phương theo quyết định chuyển đổi 93
Phụ lục 3.10. Th ng kê khả năng chia sẻ công nghệ của cộng đồng theo quyết
định chuyển đổi
93
Phụ lục 3.11. Th ng kê sự tham gia của hộ với cộng đồng nắm giữ công nghệ
theo quyết định chuyển đổi
93
Phụ lục 3.12. Th ng kê giá công nghệ (triệu đồng/ha)

94

Phụ lục 3.13. Th ng kê lợi nhuận kỳ vọng đ i với cây trồng chuyển đổi (%) 95
Phụ lục 3.14. Hình thức tiếp cận thông tin về cây trồng của nông hộ

viii

95


Phụ lục 3.15. Đánh giá giá cả bán ra thị trường của sản phẩm thu hoạch theo
quyết định chuyển đổi
96
Phụ lục 3.16. Khả năng tiếp cận thông tin đầu ra theo quyết định chuyển đổi 96

Phụ lục 3.17. Quyết định của hộ đ i với chuyển đổi cây trồng trong thời gian
tới
96
Phụ lục 3.18. Ma trận các biến độc lập

97

Phụ lục 3.19. Mức độ dự báo chính xác của mô hình theo hộ không chuyển đổi98
Phụ lục 3.20. Kết quả hồi quy theo quyết định hộ không chuyển đổi

98

Phụ lục 3.21. Dự báo khả năng tham gia chuyển đổi của hộ theo các yếu t tác
động
99

ix


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Quy ước các biến độc lập, định nghĩa, đo lường, kỳ vọng dấu
của các biến độc lập

35

Bảng 4.1. Lý do hộ không chuyển đổi cây trồng

45


Bảng 4.2. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ theo s
loại cây trồng

46

Bảng 4.3. Quy mô hộ theo quyết định chuyển đổi cây trồng

47

Bảng 4.4. Quy mô đất canh tác của hộ theo quyết định chuyển đổi cây
trồng

47

Bảng 4.5. Đặc điểm trình độ học vấn theo quyết định chuyển đổi cây
trồng

48

Bảng 4.6. Đặc điểm tuổi chủ hộ theo quyết định chuyển đổi

49

Bảng 4.7. Đặc điểm giới tính của chủ hộ theo quyết định chuyển đổi
cây trồng

49

Bảng 4.8. Đặc điểm v n đầu tư của chủ hộ theo quyết định chuyển đổi
cây trồng


51

Bảng 4.9. Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ theo quyết
định chuyển đổi cây trồng

52

Bảng 4.10. Giá của công nghệ theo quyết định chuyển đổi

53

Bảng 4.11. Lợi nhuận kỳ vọng của cây trồng theo quyết định chuyển đổi
cây trồng

54

Bảng 4.12. Khả năng tiếp cận tín dụng theo quyết định chuyển đổi cây
trồng

56

Bảng 4.13. Mức độ thương lái thu mua sản phẩm

57

Bảng 4.14. Tính tiêu thụ sản phẩm theo quyết định chuyển đổi cây trồng

58


Bảng 4.15. Đánh giá giá cả bán ra thị trường của sản phẩm thu hoạch

58

Bảng 4.16. Yếu t quyết định giá bán của sản phẩm thu hoạch

59

Bảng 4.17. Kết quả hồi quy Binary Logistic

60

x


Bảng 4.18. Bảng mức độ phù hợp tổng quát của mô hình

62

Bảng 4.19. Bảng mức độ giải thích của mô hình

62

Bảng 4.20. Bảng mức độ dự báo chính xác của mô hình

63

Bảng 4.21. Ước lượng xác suất hộ tham gia chuyển đổi cây trồng theo
tác động biên của từng nhân t


63

xi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đánh giá về điều kiện đất đai của nông hộ

25

Hình 3.2. Đánh giá về điều kiện thời tiết của nông hộ

26

Hình 3.3. Đánh giá về điều kiện nguồn nước của nông hộ

27

Hình 3.4. Quy trình nghiên cứu

31

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện địa bàn khảo sát

42

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện lựa chọn cây trồng của nông hộ

43


Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện thời gian chuyển đổi cây trồng của nông hộ

44

Hình 4.4. Khả năng chia sẻ công nghệ của cộng đồng

54

Hình 4.5. Sự tham gia của hộ với cộng đồng nắm giữ công nghệ theo
quyết định chuyển đổi

55

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

ctg

Các tác giả

HTX

Hợp tác x


MTV

Một thành viên

NGO

Non-Governmental Organization: Tổ chức phi Chính phủ

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development:
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

SX DV NN

Sản xuất Dịch vụ Nông nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành sản
xuất nông nghiệp t t ở Việt Nam


xiii


CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng đ i với nền kinh tế của mỗi qu c
gia. Đặc biệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đ trở thành một thế mạnh và là chỗ
dựa vững chắc để đất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng
đất nước ngày càng giàu mạnh. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn
tồn tại nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ, đặc biệt là trong b i cảnh suy giảm kinh
tế hiện nay. Đó là thị trường hàng hóa bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp còn manh
mún chưa tập trung, trình độ phát triển nông nghiệp còn lạc hậu, hiệu quả còn chưa
cao (Đào Xuân Kiên, 2012).
Bên cạnh đó, đất đai chia nhỏ, manh mún, vì vậy tuy đ bù lại bởi sự cần cù
và quay vòng đất nhiều vụ nhưng nông dân lại không có điều kiện để ứng dụng khoa
học, kỹ thuật và máy móc vào canh tác nên năng suất không cao (Đặng Đức Thành
và ctg, 2009).
Tỉnh Long An có khoảng 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp
(318.920/449.493 ha), trong đó, cây mía là một trong những cây trồng chính của tỉnh
và có diện tích đứng thứ hai sau cây lúa, tuy nhiên, diện tích đất trồng mía đ giảm
dần qua các năm (năm 2010 là 12.843 ha, năm 2015 là 12.094 ha) do người nông
dân đ chuyển đổi từ trồng cây mía sang một s cây khác như chanh, ổi, mì, ... Trong
khi đó, UBND tỉnh Long An đ ban hành quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh
giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu phát triển đến năm 2020, diện tích mía vùng quy
hoạch sẽ là 11.000 ha nhằm gắn kết quy hoạch với việc đảm bảo nguồn nguyên liệu
mía của tỉnh.
Hiện đang có nhiều loại cây trồng phù hợp với đặc điểm ít đất và có sức cạnh
tranh cao hơn so với cây mía. Mặt khác, trong khi giá mía luôn biến động theo
hướng bất lợi cho người trồng mía, sức cạnh tranh của cây mía kém so với các cây
trồng khác, các doanh nghiệp chế biến đường trên địa bàn tỉnh hầu như ít quan tâm

đầu tư cho vùng nguyên liệu, làm cho thu nhập cũng như hiệu quả kinh tế của người
trồng mía giảm nhanh; họ đ , đang và dự tính chuyển đổi sang các loại cây trồng
khác hiệu quả hơn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013).
Trước tình hình đó, vùng nguyên liệu mía của tỉnh theo quy hoạch sẽ có nhiều
biến động và người nông dân sẽ gặp nhiều thách thức trước việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất trồng mía, do Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền
kinh tế của thế giới, giá cả mặt hàng nông sản chưa thật sự ổn định để tạo động lực
cho nông dân gắn bó với cây trồng nhất định. Chính vì lý do đó, tác giả nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía ở
1


tỉnh Long An” làm đề tài cho luận văn t t nghiệp thạc sỹ chuyên ngành kinh tế học
là rất thực tế và cấp thiết với mục đích tìm ra yếu t ảnh hưởng đến việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất, gợi ý một s biện
pháp và chính sách nhằm tăng cường hoặc hạn chế các yếu t .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu t ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cây trồng của hộ
trồng mía ở tỉnh Long An.
- Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần tăng cường hoặc hạn chế ảnh
hưởng của các yếu t đến sự chuyển đổi cây trồng của hộ trồng mía ở tỉnh Long An.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Yếu t nào ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cây trồng của hộ trồng mía
ở tỉnh Long An?
- Những giải pháp nào nhằm góp phần tăng cường hoặc hạn chế ảnh hưởng
của các yếu t đến sự chuyển đổi cây trồng của hộ trồng mía ở tỉnh Long An?
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này tác giả dùng phương pháp định lượng, chủ yếu sử dụng
th ng kê và kinh tế lượng. Phương pháp th ng kê mô tả nhằm tính toán, đánh giá các
vấn đề liên quan và phương pháp kinh tế lượng nhằm ước lượng mức độ ảnh hưởng

của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Xác định phạm vi thu thập dữ liệu, kích thước cở mẫu và tiến hành điều tra
bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn.
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Tỉnh Long An có 4 huyện là vùng nguyên liệu mía của tỉnh gồm huyện Bến
Lức (chiếm 68%), huyện Thủ Thừa (chiếm 17%), huyện Đức Hòa (chiếm 9%),
huyện Đức Huệ (chiếm 7%) (Niên giám th ng kê tỉnh Long An năm 2015, 2016).
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hộ sản xuất nông nghiệp trên
đất trồng mía trên địa bàn 03 x : Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa – huyện Bến
Lức. Đây là những x có diện tích trồng mía lớn nhất trên địa bàn tỉnh Long An. Do
giới hạn về thời gian cũng như chi phí, tác giả thực hiện nghiên cứu trong niên vụ
2015-2016 điều tra hộ có chuyển đổi cơ cấu cây trồng so với niên vụ gần nhất.
Đ i tượng khảo sát là các hộ nông dân trồng các loại cây trồng trên đất mía ở
huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

2


1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghề trồng mía và một s cây trồng khác (chanh, mì, thanh long,…) là ngành
sản xuất có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của tỉnh, góp phần tạo thu nhập,
công ăn việc làm đ i với lao động nông thôn, đồng thời cũng là ngành tạo ra nguồn
nguyên liệu đầu vào đ i với một s ngành công nghiệp chế biến, góp phần vào sự
phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước.
Vận dụng các kiến thức về kinh tế học như kinh tế nông nghiệp, kinh tế phát
triển và mô hình kinh tế lượng để tìm ra các nhân t ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên đất trồng mía.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để đưa ra gợi ý các chính
sách nhằm giúp nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, lựa chọn cây trồng hợp lý
trên đất trồng mía để đảm bảo nguồn thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế của cây

trồng cũng như đảm bảo nguồn nguyên liệu mía của vùng đ quy hoạch.
Đề tài sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nghiên cứu sự thành công
và thất bại của các mô hình cây trồng mới ở cả các khía cạnh kinh tế lẫn kỹ thuật để có
thể giúp chính quyền địa phương hiểu sâu hơn vấn đề và đưa ra các chính sách, biện
pháp phù hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế địa phương.
1.7. Kết cấu của luận văn
Gồm 5 chương và được trình bày theo thứ tự như sau:
Chƣơng 1. Phần mở đầu: Chương này giới thiệu về lý do nghiên cứu đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn và
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu, kết cấu của nghiên cứu.
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trƣớc
Chương này trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết, mô hình lý thuyết và các
kết quả của những nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đồng
thời đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu:
Chương này trình bày điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, tình hình sản xuất vùng
nghiên cứu; đồng thời trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây
dựng mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, phân tích dữ liệu và các kiểm định.
Chƣơng 4. Kết quả và thảo luận: Trình bày và phân tích dữ liệu nghiên cứu,
phân tích kết quả th ng kê mô tả dữ liệu dùng trong nghiên cứu, kết quả kiểm định
các mô hình kinh tế lượng, để giải quyết, trả lời các câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu đ
đặt ra.
3


Chƣơng 5. Kết luận và khuyến nghị: Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên
cứu đ đạt được; trên cơ sở đó đề xuất, gợi ý một s chính sách liên quan. Nêu
những hạn chế của đề tài và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

4



CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng
“Cơ cấu cây trồng là thành phần các gi ng và loài cây được b trí theo không
gian và thời gian trong một vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất
các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - x hội sẵn có. Cơ cấu cây trồng được xác định
trên cơ sở b trí mùa vụ, chế độ luân canh cây trồng, thay đổi theo những tiến bộ
khoa học kỹ thuật, giải quyết vấn đề mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi và đặt ra cho
ngành sản xuất trồng trọt những yêu cầu cần giải quyết” (Đào Thế Tuấn, 1984, trang
34).
Cơ cấu cây trồng là tỷ lệ các loại cây trồng có trong một vùng ở một thời
điểm nhất định, nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nông nghiệp, nó phản ánh sự phân
công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế - x hội của mỗi vùng, nhằm cung cấp được nhiều nhất những sản phẩm phục vụ
cho nhu cầu của con người (Phạm Chí Thành, 1996, trang 27).
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng
ruộng về mặt s lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, các tính chất xác định
lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các m i quan hệ hữu cơ giữa các loài cây trồng
với nhau, từ đó khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất các
nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - x hội (Nguyễn Hữu Sáng,
2009)
2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cải tiến hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước
sang cơ cấu cây trồng mới nhằm đáp ứng những yêu cầu sản xuất. Thực chất của
chuyển đổi cơ cấu cây trồng là thực hiện hàng hoạt các biện pháp (kinh tế, kỹ thuật,
chính sách x hội) nhằm thúc đẩy cơ cấu cây trồng phát triển, đáp ứng theo những
mục tiêu của x hội (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng nông sản bằng cách áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào hệ th ng

cây trồng hiện tại hoặc đưa ra những hệ th ng cây trồng mới. Hướng vào các hợp
phần tự nhiên, sinh học, kỹ thuật, lao động, quản lý, thị trường để phát triển cơ cấu
cây trồng trong những điều kiện mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê
Minh Toán, 1998).
Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng phải đánh giá đúng thực trạng, xác định
cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế phát triển cả về định lượng và định tính, dự báo
được mô hình sản xuất trong tương lai; phải kế thừa được những cơ cấu cây trồng
5


truyền th ng và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai để kết hợp các yếu
t tự nhiên, kinh tế - x hội (Lê Trọng Cúc và Trần Viên Đức, 1995, Trương Đích,
1995, Võ Minh Kha, 1990; trích bởi Nguyễn Hữu Sáng, 2009).
2.3. Vai trò của cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là căn cứ để xây dựng các kế hoạch đầu tư v n, sử dụng lao
động và các loại tư liệu sản xuất nông nghiệp cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật một cách có hiệu quả và chủ động. Mặt khác, trong điều kiện nhiều
thành phần kinh tế trong nông nghiệp thì việc xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý
đạt hiệu quả là một đòi hỏi tất yếu đ i với mỗi thành phần kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp ở nước ta (Lê Văn Đang, 2002).
2.4. Các lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu
2.4.1. Bản chất của thị trường nông nghiệp
Theo Đại học Kinh tế Qu c dân, cụm từ "thị trường nông nghiệp" được sử
dụng với ngụ ý phạm trù thị trường được sử dụng có liên quan đến nông nghiệp nông
thôn. Về bản chất, thị trường nông nghiệp nói chung được hiểu là một tập hợp những
thỏa thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có
thể trao đổi được các hàng hóa nông sản hay các dịch vụ cho nhau.
Trong điều kiện nền nông nghiệp kém phát triển, tỷ suất hàng hóa chưa cao,
các cuộc trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm thường diễn ra trực tiếp giữa nông dân
với người tiêu dùng thực phẩm. Phần lớn các hộ nông dân đem các sản phẩm dư

ngoài phần tiêu dùng đến các chợ địa phương để bán cho những người tiêu dùng
khác. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, người ta ít tiêu dùng trực tiếp các nông
sản thô hơn. Phần lớn các nông sản thô sau khi thu hoạch đều phải trải qua những
khâu chế biến nhất định theo những yêu cầu nhất định về chất lượng, thẩm mỹ, dinh
dưỡng, vệ sinh v.v... với những trình độ kỹ thuật khác nhau, rồi thông qua hệ th ng
thương nghiệp bán lẻ để đến với người tiêu dùng cu i cùng.
Như vậy là cùng với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất và trao đổi hàng
hoá trong nông nghiệp, thị trường nông nghiệp phát triển ngày càng phức tạp. Tính
chất phức tạp và đa dạng của thị trường nông nghiệp là do tính đa dạng trong nhu
cầu tiêu dùng các loại nông sản thực phẩm của người dân ở thành thị hay nông thôn.
Đặc điểm của thị trƣờng nông nghiệp
Do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản, thị trường nông nghiệp
là thị trường đa cấp. Vấn đề trọng tâm của việc phân tích thị trường nông nghiệp là
phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường.

6


Mỗi loại nông sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt: Thời gian,
không gian, chất lượng, giá cả sản phẩm... Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia trên
dây chuyền marketing cần bỏ ra những chi phí nhất định để đáp ứng những đòi hỏi
nói trên của thị trường. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả. Khi thị trường
chấp nhận giá, gồm giá nông sản thô cộng với những chi phí marketing thì chênh
lệch giữa giá đó với giá ở cấp thị trường trước đó được gọi là độ cận biên thị trường.
Sự hình thành giá cả theo thời vụ
Ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có nhiều đặc điểm riêng,
trong đó tính thời vụ khá cao là nét đặc trưng nhất. Tính thời vụ của sản xuất nông
nghiệp thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ, đặc biệt là tính
không ổn định của giá cả thị trường đầu ra; việc phân tích thị trường nông nghiệp tập
trung vào sự hình thành giá cả thị trường theo thời gian.

2.4.2. Thay đổi công nghệ
OECD (2001) cho rằng thay đổi công nghệ (Technical change) là động lực
thúc đẩy chủ yếu cho sự gia tăng năng suất trong nông nghiệp và thúc đẩy sự phát
triển của nông nghiệp ở các nước OECD. Trước đây, việc lựa chọn công nghệ và
ứng dụng công nghệ để gia tăng sản xuất, năng suất và thu nhập của nông hộ. Trong
nhiều thập kỷ qua, các chính sách cho nông nghiệp, thương mại, nghiên cứu và phát
triển, giáo dục, đào tạo và tư vấn đ ảnh hưởng mạnh đến sự lựa chọn công nghệ,
trình độ sản xuất nông nghiệp và tình hình thực tế nông hộ.
Ngày nay, nông hộ, chuyên gia tư vấn và nhà hoạch định chính sách đang đ i
mặt với nhiều lựa chọn phức tạp. Họ đang phải đ i mặt với hàng loạt các công nghệ
cả về công nghệ hiện có và công nghệ phát triển; đ i phó với sự không chắc chắn
của ảnh hưởng công nghệ mới thông qua chuỗi thực phẩm nông nghiệp và tác động
của các chính sách có tính bền vững của hệ th ng canh tác.
Khái niệm về hệ thống canh tác bền vững đề cập đến năng lực của nông
nghiệp trong thời gian tới đóng góp vào phúc lợi tổng thể bằng cách cung cấp đủ
lương thực và hàng hóa, dịch vụ thông qua hiệu quả kinh tế và lợi nhuận, trách
nhiệm x hội, trong khi đó cải thiện chất lượng môi trường (OECD, 2001).
Công nghệ của nông nghiệp bền vững bao gồm toàn bộ các hệ thống canh
tác. Tất cả các hệ th ng nông nghiệp, từ canh tác chuyên sâu đến canh tác cơ bản để
đạt được sự bền vững tại địa phương. Dù rằng trong thực tế nông hộ áp dụng công
nghệ và quản lý phù hợp môi trường sinh thái trong khuôn khổ chính sách quy định.
Không có hệ th ng nào được xác định là duy nhất (OECD, 2001).
Việc áp dụng công nghệ cho các hệ th ng canh tác bền vững là một thách
thức và động lực cho nông hộ, khuyến nông, nông nghiệp và các nhà làm chính sách.
7


Các ngành nông nghiệp cần phải áp dụng công nghệ tiên tiến và thực tế thông qua
nhiều hệ th ng canh tác khác nhau thay đổi và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng về thực phẩm, vật liệu và hàng hóa, dịch vụ khác được cung cấp bởi nông

nghiệp, với sự dễ dàng thay đổi trong thuật ngữ ảnh hưởng của sự bền vững (OECD,
2001).
Nhu cầu của áp dụng công nghệ. Nông dân đ luôn luôn hướng đến công
nghệ để giảm chi phí. Ngoài ra, thu nhập cao hơn, kiến thức nhiều hơn và cải tiến
các kênh truyền thông để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm có chi phí thấp với chất
lượng cao hơn.
2.4.3. Sự cải tiến
Sự đổi mới/cải tiến (Innovation) được định nghĩa là việc chấp nhận đầu tiên
bởi những nông dân có tay nghề cao và nông dân có kinh nghiệm và sau đó lan rộng
đến những nông dân tay nghề thấp bằng kinh nghiệm thông qua tích lũy công nghệ
trong cộng đồng (Kislev và Shchori-Bachrach, 1973 trích bởi Katungi, 2007).
Sunding và Zilberman (2000) cho rằng sự cải tiến/sáng tạo được biểu hiện
dưới dạng v n hàng hóa hay sản phẩm hoặc không biểu hiện dưới dạng vật chất.
Máy kéo, gi ng mới, các loại thu c trừ sâu mới hoặc phân bón là những ví dụ tiêu
biểu cho sự cải tiến.
Sự cải tiến/sáng tạo là cần thiết cho phát triển nông nghiệp và kinh tế, đặc biệt
ngày nay việc thay đổi nhanh chóng môi trường toàn cầu. Trong khi nông dân được
cho là một trong những chìa khóa của sự cải tiến, nhiều nghiên cứu về cải tiến nông
nghiệp tiếp tục xem nông dân như người chấp nhận việc cải tiến các động lực thúc
đẩy bên ngoài (Tambo và Wünscher, 2014).
Có nhiều định nghĩa và phân loại của sự đổi mới/cải tiến/sáng tạo, tuy nhiên,
đổi mới thường đòi hỏi việc thực hiện mới hoặc cải thiện đáng kể các sản phẩm, quy
trình hoặc phương pháp (OECD, 2005 trích bởi Tambo và Wünscher, 2014), định
nghĩa một sự đổi mới của nông dân là một thực tiễn mới hoặc biến đổi, kỹ thuật hoặc
sản phẩm được phát triển bởi một cá nhân hoặc một nhóm nông dân mà không cần
hỗ trợ trực tiếp từ các đại lý bên ngoài hoặc nghiên cứu chính thức.
Sunding và Zilberman (2000) khẳng định các mô hình kinh tế của sự cải tiến
phụ thuộc vào sự tác động đến thị trường và nhân t trong nền kinh tế. Việc tác động
đến thị trường và các nguồn lực thị trường bao gồm: Sản phẩm mới; đổi mới trong
việc gia tăng năng suất như gi ng mới có năng suất cao, công nghệ tưới nước mới;

đổi mới trong việc rút giảm chi phí, như chi phí đầu vào gồm cải tiến thiết bị thu
hoạch nhằm tiết kiệm lao động, công nghệ tưới nước mới nhằm tiết kiệm nước, v n,
sử dụng năng lượng; đổi mới năng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc tăng giá
8


trị gia tăng trong nông nghiệp như tăng vòng đời, cải thiện hàm lượng dinh dưỡng và
cải tiến các hình thức; đổi mới trong việc bảo vệ sức khỏe và môi trường.
Các hình thức của cải tiến bao gồm: cải tiến cơ giới (máy kéo và liên hợp), cải
tiến sinh học (gi ng mới), cải tiến hóa chất (phân bón mới và thu c trừ sâu), cải tiến
nông nghiệp (quản lý nông trại mới), cải tiến công nghệ sinh học, và cải tiến thông
tin mà chủ yếu dựa vào các công nghệ máy tính. Và Sunding và Zilberman (2000)
lập luận rằng thay đổi công nghệ làm giảm chi phí việc nỗ lực cải tiến có xu hướng
làm gia tăng việc thử nghiệm. Việc áp dụng các công nghệ mới ít rủi ro liên quan
đến sự phù hợp của nó với nông nghiệp và hiệu quả của nó.
Tambo và Wünscher, 2014 tập trung vào b n loại hoạt động tạo ra sự cải tiến
của nông hộ gồm: (i) phát triển kỹ thuật mới hoặc truyền th ng (tương lai, sáng chế),
(ii) giá trị tăng thêm hoặc thay đổi tập quán bản địa hoặc truyền th ng, (iii) thay đổi
hoặc thích nghi kỹ thuật bên ngoài hoặc truyền th ng với điều kiện của địa phương
hoặc các hệ th ng canh tác, và (iv) thử nghiệm không chính thức. Vì vậy, cải tiến là
việc nông hộ thực hiện bất kỳ b n loại hoạt động tạo ra sự cải tiến trong thời gian 12
tháng trước cuộc điều tra.
Nghiên cứu đưa ra một s yếu t có thể gây ra hoạt động tạo ra sự cải tiến,
gồm các hành động bất ngờ, sự khan hiếm của các yếu t sản xuất, cơ hội, tương tác
các bên liên quan, hoặc các yếu t kinh tế-x hội.
2.4.4. Chấp nhận công nghệ
Uaiene và ctg (2009) chỉ ra rằng việc chấp nhận công nghệ mới là không tự
động, công nghệ phải được sử dụng đúng cách nếu năng suất nông nghiệp tăng lên.
Tuy nhiên, không chú ý đến việc sử dụng và áp dụng cải tiến công nghệ nông
nghiệp, tăng trưởng sản xuất có khả năng làm chậm và nghèo ở nông thôn có khả

năng vẫn còn phổ biến. Để tăng khả năng áp dụng công nghệ nông nghiệp của nông
hộ, các nhà hoạch định chính sách nên nhấn mạnh vào việc khắc phục những thất bại
của thị trường tín dụng, tiếp cận tư vấn thông qua mở rộng, tổ chức cho nông dân
thành các hiệp hội và cải thiện giáo dục.
Ở cấp độ trang trại, giai đoạn chuyển tiếp có thể được đặc trưng bởi độ trễ
giữa nhận thức về chấp nhận công nghệ (Technology adoption) và thực tế hoặc bằng
sự cùng tồn tại của công nghệ cũ và mới. Mô hình kinh tế của việc chấp nhận công
nghệ để giải thích hành vi chấp nhận thông qua việc tiếp cận khác nhau theo thời
gian (Feder et al, 1985; Feder và Umali, 1993; trích bởi Katungi, 2007).
Sunding và Zilberman (2000) thì cho rằng Nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng đ có
từ lâu ở Mỹ và các nước công nghiệp. Có ít sự đồng thuận các chính sách liên quan
đến việc dùng chính sách công để chấp nhận các công nghệ mới. Bởi các thông tin
9


xác thực bên ngoài kết hợp với việc áp dụng công nghệ, việc phân tích hợp lý được
xem như chính sách. Hơn nữa, nếu hiểu biết về đường cong hoặc các nguồn lợi
nhuận tăng là quan trọng, có thể liên kết lợi ích x hội với t c độ lan tỏa của nguồn
năng lượng tiết kiệm mới, hoặc các công nghệ khác có lợi cho môi trường.
Mặt khác, khả năng của công nghệ lại là gươm hai lưỡi. Nếu chính phủ
khuyến khích sự phổ biến của công nghệ cụ thể này, có thể trở thành hướng đi cho
các thị trường bị kiềm h m, ít nhất là trong một thời gian, sự phát triển của công
nghệ t t hơn. Nguy cơ này tạo ra một sự căng thẳng trong việc thiết kế chính sách
khuyến khích áp dụng. Để t i đa hóa việc khai thác gia tăng lợi nhuận, là động lực
để tập trung vào sự phát triển một s nhỏ các công nghệ đầy triển vọng. Tuy nhiên
để tránh các công nghệ sai, kỳ vọng có chính sách “công nghệ trung lập”, khuyến
khích các nổ lực cho các mục tiêu cụ thể mà không buộc tiếp cận riêng biệt.
Với nguồn lực giới hạn, chính phủ không thể trợ cấp cho các công nghệ mới,
cần phải tập trung các nguồn lực khan hiếm về các cơ hội thương mại hóa để đáp
ứng các nhu cầu xác thực nhất. Buộc phải có sự thúc đẩy riêng dành cho sự chấp

nhận này, như vấn đề môi trường đ không được đánh giá đầy đủ cho các quyết định
riêng đó.
2.4.5. Yếu tố quyết định mức độ hành vi chấp nhận của nông hộ
Katungi (2007) đ đưa ra một s yếu t quyết định mức độ hành vi chấp chấp
của nông hộ bao gồm:
Giáo dục ảnh hưởng tích cực đến việc việc sớm chấp nhận của công nghệ
mới. Sở thích rủi ro được xác định là yếu t quyết định của tỷ lệ chấp nhận. Học tập
và tích lũy thông tin giảm sự không chắc chắn, là tham s của hàm sản xuất theo
công nghệ mới, như sự nhận thức của người nông dân, chuyển từ thấp đến cao, do đó
việc thuyết phục những người chấp nhận tiềm năng không thích rủi ro hơn cũng phải
chấp nhận (Hiebert, 1974 trích bởi Katungi, 2007).
Một nông dân sợ rủi ro sẽ đánh đổi năng suất cao (hay lợi nhuận) cho sự biến
đổi thấp để giảm mức độ rủi ro. Khi không chắc chắn, nông dân t i đa hóa hữu dụng
từ thu nhập hay lợi nhuận bằng cách chọn mức độ của các biến để kiểm soát, có thể
là phân b một phần đất cho công nghệ mới hơn là chấp nhận hoàn toàn.
Quy mô trang trại giảm theo thời gian khi không chắc chắn sẽ giảm bởi việc
học tập và phổ biến thông tin từ việc sớm chấp nhận. Hạn chế tín dụng cũng đ được
xác định là một trở ngại cho việc chấp nhận công nghệ trong các nền kinh tế đang
phát triển (Feder và ctg, 1985 trích bởi Katungi, 2007).
Quy mô trang trại nổi lên từ các nghiên cứu thực nghiệm của những năm 1970
và 1980 được xem là quan trọng đại diện cho một s các yếu t như việc tiếp cận tín
10


dụng, khả năng chịu rủi ro, tiếp cận đầu vào, sự giàu có, và tiếp cận thông tin (Feder,
1980; Feder và O'Mara, 1981; và Zilberman, 1983 trích bởi Katungi, 2007).
Và Katungi (2007) cũng xác định yếu t đến việc chấp nhận công nghệ quản
lý cây trồng đ i với các đầu vào bên ngoài ở mức độ thấp.
Một trong những m i quan tâm là khả năng tài chính đ i với các đầu vào từ
bên ngoài (như phân bón, thu c trừ sâu và máy móc) đó là giá cả và/hoặc thiếu khả

năng tiếp cận thường làm cho họ không có hoặc không kham nổi việc thiếu nguồn
lực. Một nguồn lực khác của l i suất là ảnh hưởng môi trường của nông nghiệp hiện
đại, và những tác động như ô nhiễm thu c trừ sâu, nạn phá rừng và suy thoái nguồn
nước ngầm và tài nguyên nước mặt, mà đe dọa đến chất lượng môi trường.
Katungi (2007) trích Rogers (1995) đưa ra giả thuyết năm thuộc tính công
nghệ có ảnh hưởng đến tỷ lệ việc chấp nhận là: (1) lợi thế tương đ i; (2) khả năng
tương thích; (3) sự phức tạp; 4) năng lực thử nghiệm và (5) khả năng quan sát.
Dandedjrohoun và ctg (2014) trích Feder và ctg (1985) cho rằng việc áp dụng
công nghệ ở các nước đang phát triển, thì các nhân t khác nhau áp dụng công nghệ
được chia thành 3 loại chính gồm: (1) Các yếu t liên quan đến đặc điểm của sản
xuất (gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm trong hoạt động, độ tuổi, giới tính, mức độ
của sự giàu có, quy mô trang trại, lao động sẵn có, rủi ro không mong mu n,… ) ;
(2) Các yếu t liên quan đến đặc điểm và hiệu suất tương đ i của công nghệ (gồm:
thực phẩm và chức năng kinh tế của sản phẩm, nhận thức của cá nhân về đặc điểm,
tính năng phức tạp và hiệu suất của sự đổi mới, tính sẵn có và các yếu t đầu vào bổ
sung, mức lợi nhuận tương đ i của việc áp dụng công nghệ đó so với các công nghệ
thay thế, giai đoạn phục hồi của đầu tư, tính nhạy cảm của công nghệ với các hiểm
họa môi trường, …; (3) các yếu t thể chế (gồm: tính sẵn có của tín dụng, sự sẵn có
và chất lượng về thông tin công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm
và yếu t đầu vào, sở hữu đất đai và sự sẵn có đầy đủ của cơ sở hạ tầng, …).
2.4.6. Sử dụng đầu vào tối ưu và lợi nhuận thu được từ đầu vào
Các mô hình phát triển trong các nghiên cứu trước đây của việc áp dụng công
nghệ là khái niệm trong lý thuyết tân cổ điển của sản xuất. Trong lý thuyết tân cổ
điển, t i đa hóa lợi nhuận được giả định là mục tiêu cơ bản duy nhất của hành vi sản
xuất. Nhân t quyết định phân bổ được dựa trên năng suất cận biên, được giả định là
đồng đều trên các trang trại (nhà sản xuất). Giả định t i đa hóa lợi nhuận, mô hình
của việc ra quyết định nông hộ đòi hỏi sự tồn tại của thị trường hoàn hảo cho hàng
hóa đầu ra và đầu vào, bao gồm cả lao động và tín dụng, do đó hàm ý rằng các quyết
định sản xuất và tiêu thụ là đệ quy (Singh và ctg, 1986; de Janvry và ctg, 1991; trích
bởi Katungi, 2007).

11


×