BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------
BÙI LÊ YẾN LYNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHIA SẺ KIẾN THỨC
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
---
---
Tôi tên Bùi Lê Yến Lynh, xin cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của
các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên
cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2016
Người thực hiện luận văn
Bùi Lê Yến Lynh
ii
LỜI CẢM ƠN
---
---
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người
lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty sản xuất dược phẩm
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được hoàn thành với sự hỗ trợ của thầy cô, gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cám ơn Khoa Đào tạo Sau đại học, Quý Thầy Cô đã nhiệt tình
truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian học tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn các anh/chị đang công tác tại phòng Nghiên cứu và Phát
triển của các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện, hỗ trợ và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi đặc biệt gửi lời cám ơn đến PGS-TS. Hoàng Thị Phương Thảo đã tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, hỗ trợ về mặt lý thuyết cũng như phương pháp triển khai
nghiên cứu trong thực tế.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hết lòng
động viên và hỗ trợ tôi trong những lúc khó khăn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của Quý
Thầy Cô bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu và hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, song
không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ
quý thầy cô và bạn bè.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Bùi Lê Yến Lynh
iii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài này được thực hiện với mục đích đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự
chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty
sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi lược khảo cơ sở lý
thuyết có liên quan, đồng thời dựa trên các nghiên cứu tương tự, đề tài tiến hành xây
dựng mô hình nghiên cứu, cũng như phát triển các giả thuyết nghiên cứu nhằm dự đoán
về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động.
Các biến độc lập được sử dụng bao gồm: Động lực chia sẻ (MM), Sự nhận thức (EA), Sự
tin tưởng (T), Cấu trúc của tổ chức (OS), Sự hỗ trợ của cấp quản lý (MS), Sự hỗ trợ từ
văn hóa tổ chức (OC).
Tiếp theo, đề tài tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu dựa trên việc phân
tích mẫu nghiên cứu gồm 362 số quan sát được chọn theo phương pháp phi xác suất thuận tiện. Đề tài sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal
Least Squares - OLS) để ước lượng mô hình hồi qui.
Những kỳ vọng ban đầu về các yếu tố như: Động lực chia sẻ, Sự nhận thức, Sự tin
tưởng, Cấu trúc của tổ chức, Sự hỗ trợ của cấp quản lý, Sự hỗ trợ từ văn hóa tổ chức sẽ
cải thiện, gia tăng hay tác động cùng chiều đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động
tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có sự nhất quán so với kỳ
vọng đặt ra, các yếu tố trên đều có tác động dương đến sự chia sẻ kiến thức của người lao
động và mức độ tác động theo thứ tự giảm dần như sau: (1) Động lực chia sẻ, (2) Sự hỗ
trợ từ văn hóa tổ chức, (3) Sự hỗ trợ của cấp quản lý, (4) Sự nhận thức, (5) Sự tin tưởng,
(6) Cấu trúc của tổ chức.
Kết quả nghiên cứu đã phản ánh khách quan các yếu tố ảnh hưởng đến đến sự chia
sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty sản
xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thật sự hữu ích và cần thiết dành
cho những nhà lãnh đạo của các công ty sản xuất dược phẩm tham khảo kết quả nghiên
cứu trong đề tài này.
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ viii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................... x
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 1
1.1. Lý do nghiên cứu ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 5
1.7. Tóm tắt chương 1...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................. 7
2.1. Tổng quan về bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) dược phẩm ...................... 7
2.1.1. Nghiên cứu và Phát triển (R&D) ....................................................................... 7
2.1.2. Nghiên cứu và Phát triển dược phẩm ................................................................ 8
2.2. Sự chia sẻ kiến thức .................................................................................................. 9
2.3. Các nghiên cứu có liên quan................................................................................... 10
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 13
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 15
2.5.1. Sự hỗ trợ từ văn hóa tổ chức............................................................................ 16
2.5.2. Động lực chia sẻ .............................................................................................. 16
2.5.3. Cấu trúc của tổ chức ........................................................................................ 17
v
2.5.4. Sự nhận thức .................................................................................................... 18
2.5.5. Sự tin tưởng ..................................................................................................... 18
2.5.6. Sự hỗ trợ của cấp quản lý ................................................................................ 19
2.6. Tóm tắt chương 2.................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 22
3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 22
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ .............................................................................................. 22
3.1.2. Nghiên cứu chính thức..................................................................................... 23
3.2. Thiết kế mẫu ........................................................................................................... 23
3.3. Xây dựng thang đo ................................................................................................. 25
3.3.1. Thang đo lý thuyết ........................................................................................... 25
3.3.2. Thang đo chính thức ........................................................................................ 25
3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................... 29
3.5. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 32
3.6. Tóm tắt chương 3.................................................................................................... 33
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 34
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 34
4.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ...................................................................... 36
4.3. Kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo ................................................. 40
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha ........................... 40
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................. 43
4.4. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................................. 49
4.5. Phân tích tương quan và hồi qui ............................................................................. 49
4.5.1. Phân tích tương quan ....................................................................................... 49
4.5.2. Phân tích hồi qui .............................................................................................. 50
4.6. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ................................................ 55
vi
4.7. Đánh giá mức độ chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và
Phát triển của các công ty sản xuất dược phẩm ............................................................. 57
4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................................. 59
4.9. Tóm tắt chương 4.................................................................................................... 63
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 64
5.1. Kết luận................................................................................................................... 64
5.2. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 65
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 69
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................... 69
5.3.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 69
5.4. Tóm tắt chương 5.................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 71
PHỤ LỤC A: DÀN BÀI THẢO LUẬN ......................................................................... 79
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ......................................................... 86
PHỤ LỤC C: THANG ĐO LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU ................................ 90
PHỤ LỤC D: BẢN CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG ............................................................. 93
PHỤ LỤC E: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 96
vii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Alam và ctg (2009) .................................................. 11
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Khanmohammadi (2014) ......................................... 12
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Zubair và ctg (2014) ................................................ 13
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 21
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 32
Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa 52
Hình 4.2. Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa ........................................... 54
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Tóm lược một số nghiên cứu có liên quan ...................................................... 15
Bảng 2.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 20
Bảng 3.1. Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................ 24
Bảng 3.2. Thang đo Sự hỗ trợ từ văn hóa tổ chức sau khi điều chỉnh ............................. 26
Bảng 3.3. Thang đo Động lực chia sẻ .............................................................................. 26
Bảng 3.4. Thang đo Cấu trúc của tổ chức ........................................................................ 27
Bảng 3.5. Thang đo Sự nhận thức .................................................................................... 27
Bảng 3.6. Thang đo Sự tin tưởng ..................................................................................... 28
Bảng 3.7. Thang đo Sự hỗ trợ của cấp quản lý ................................................................ 28
Bảng 3.8. Thang đo Sự chia sẻ kiến thức của người lao động sau khi điều chỉnh .......... 29
Bảng 3.9. Mã hóa các biến thông tin cá nhân .................................................................. 30
Bảng 4.1. Tóm tắt các đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................ 35
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu ................................................... 37
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha...................................... 40
Bảng 4.4. Độ tin cậy của thang đo “Sự nhận thức” sau khi loại biến EA_1.................... 42
Bảng 4.5. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett (lần 1) ....................................................... 43
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhân tố thang đo các yếu tố độc lập (lần 1)........................ 44
Bảng 4.7. Thang đo “Sự hỗ trợ của cấp quản lý” sau khi loại biến MS_4 ...................... 45
Bảng 4.8. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett (lần 2) ....................................................... 45
Bảng 4.9. Kết quả phân tích nhân tố thang đo các yếu tố độc lập (lần 2)........................ 46
Bảng 4.10. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett (nhân tố Sự chia sẻ kiến thức) ................ 48
Bảng 4.11. Kết quả phân tích thang đo Sự chia sẻ kiến thức của người lao động........... 48
Bảng 4.12. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ................................................. 50
ix
Bảng 4.13. Kết quả phân tích hồi qui ............................................................................... 51
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman............................................. 53
Bảng 4.15. Kết luận giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 57
Bảng 4.16. Mức độ chia sẻ kiến thức của người lao động ............................................... 58
Bảng 5.1. Một số đề xuất khen thưởng ............................................................................ 68
x
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ctg: Các tác giả
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này sẽ giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực
tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời kết cấu nghiên cứu luận văn sẽ được trình bày ở
phần cuối chương này.
1.1. Lý do nghiên cứu
Kiến thức được xem là một nguồn lực quan trọng giúp tổ chức tạo ra lợi thế cạnh
tranh bền vững (Argote và Ingram, 2000; Nag và ctg, 2007). Do đó, khả năng tạo ra và sử
dụng kiến thức đã trở thành chiến lược quan trọng của mỗi công ty (Swart và Kinnie,
2003). Để kiến thức được tận dụng tối đa thì trước tiên nó phải được chia sẻ bởi những
người lao động (Tempest, 2009). Tán đồng với quan điểm trên, Du và ctg (2007) cho
rằng sự chia sẻ kiến thức là cơ sở để có những sáng kiến và phát triển các cơ hội kinh
doanh mới thông qua quá trình học hỏi kiến thức của người lao động. Do đó, sự chia sẻ
kiến thức sẽ tác động đến hiệu quả và lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty.
Đa số các công ty đều tin rằng việc chia sẻ kiến thức giúp nâng cao năng suất, hiệu
quả lao động (Babcock, 2004), đồng thời giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng của sản
phẩm (Wang và Noe, 2010). Nhận thấy được những lợi ích trên, nhiều công ty đã khuyến
khích người lao động chia sẻ kiến thức với nhau để đạt được mục tiêu của tổ chức. Một
số công ty như Buckman, Texas Instruments và Dow Chemical đã đạt được những lợi ích
đáng kể khi người lao động chia sẻ kiến thức với nhau (O’Dell và Grayson, 1998).
Tuy nhiên, nhiều người lao động vẫn không sẵn sàng chia sẻ kiến thức với người
khác (Chow và ctg, 2000) bởi vì họ sợ mất đi kiến thức có giá trị mà bản thân phải bỏ
nhiều công sức để đạt được. Mặc dù nhiều công ty đã áp dụng những phương pháp khác
nhau nhằm hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức nhưng vẫn không cải thiện được mức độ sẵn
sàng chia sẻ kiến thức của người lao động (Grumbley, 1998). Đối với người lao động thì
2
kiến thức chính là dấu hiệu của quyền lực, do đó làm sao để khuyến khích họ chia sẻ kiến
thức là một câu hỏi lớn dành cho ban quản trị của công ty (Grumbley, 1998).
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu của Alam và ctg (2009),
Khanmohammadi (2014), Zubair và ctg (2014) đã đề xuất một số yếu tố có ảnh hưởng
đáng kể đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống
nhất về các yếu tố có ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động. Tồn tại sự
khác biệt này là do khuôn khổ pháp lý, hình thái kinh tế xã hội và hành vi của người lao
động ở từng quốc gia có đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều nghiên cứu về sự
chia sẻ kiến thức trong các lĩnh vực, thị trường khác nhau nhưng tại thị trường Việt Nam
và trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm thì vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự chia sẻ
kiến thức của người lao động. Do đó, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ
kiến thức của người lao động trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm tại một quốc gia cụ thể
như Việt Nam là hết sức cần thiết.
Trong những năm trước đây, các công ty sản xuất dược phẩm, cụ thể là phòng
Nghiên cứu và Phát triển luôn hấp dẫn đối với người lao động bởi mức lương và các chế
độ phụ cấp liên quan cao hơn nhiều so với các phòng ban khác. Sở dĩ có sự ưu đãi này là
vì người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển phải có kiến thức chuyên môn cao
để thực hiện nhiệm vụ bào chế ra những loại thuốc mới chống lại các bệnh chưa thể chữa
được hoặc tạo ra những loại thuốc có đặc tính vượt trội so với các loại thuốc hiện có. Tuy
nhiên, hiện nay, với tình hình cạnh tranh càng gây gắt đòi hỏi các công ty sản xuất dược
phẩm phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững từ lượng kiến thức của người lao động tại
phòng Nghiên cứu và Phát triển mà công ty đang có. Điều này dẫn đến một nhu cầu
mạnh mẽ cho việc trao dồi và chia sẻ kiến thức trong tổ chức. Vì vậy, việc xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và
Phát triển của các công ty sản xuất dược phẩm là điều cần thiết.
Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố
ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát
triển của các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này sẽ hướng đến và mong muốn đạt được các mục tiêu sau:
+ Đánh giá mức độ chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu
và Phát triển của các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động tại
phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty sản xuất dược phẩm trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đề xuất một số kiến nghị khả thi nhằm cải thiện hoặc nâng cao sự chia sẻ kiến
thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty
sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Những bước thực hiện để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như vừa đề cập là nội
dung quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ đề tài. Các chương tiếp theo sẽ trình bày rõ
các bước cần thực hiện này.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao
động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, nên:
+ Về đối tượng khảo sát: Đề tài tập trung khảo sát đối tượng là người lao động
(chức vụ từ nhân viên đến Trưởng phòng ban) đã ký hợp đồng lao động và
đang làm việc tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty sản xuất
dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu được đề tài
giới hạn trong phạm vi là không bao gồm các nhân sự thử việc, nhân sự học
việc và cộng tác viên. Lý do loại những đối tượng này vì họ không có đủ thông
tin và dữ liệu để trả lời các câu hỏi khảo sát của đề tài.
+ Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự
chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của
các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành qua hai giai đoạn:
(1) Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận
nhóm (với đối tượng là những người lao động đại diện cho phòng Nghiên cứu
và Phát triển của các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh) nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo nghiên cứu.
(2) Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng nhằm thu thập, phân
tích dữ liệu khảo sát cũng như ước lượng kiểm định mô hình và các giả thuyết
nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
sự chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công
ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, đề tài này có
nhiều đóng góp dưới các hình thức khác nhau như:
+ Thứ nhất, đề tài sẽ cung cấp thêm sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của
các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đồng
thời cũng chỉ ra tầm quan trọng của từng yếu tố đối với sự chia sẻ kiến thức
của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty sản
xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thứ hai, kết quả hữu ích từ nghiên cứu này sẽ giúp những nhà lãnh đạo của các
công ty sản xuất dược phẩm xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia
sẻ kiến thức của người lao động, từ đó rà soát và điều chỉnh lại phương pháp
quản lý và chia sẻ kiến thức trong công ty.
+ Thứ ba, căn cứ trên mức độ hiệu quả của nghiên cứu này, những nhà lãnh đạo
của các công ty sản xuất dược phẩm có thể triển khai thực hiện nghiên cứu
tương tự tại một số phòng ban khác trong công ty.
5
1.6. Kết cấu của luận văn
Đề tài nghiên cứu được trình bày theo 5 chương. Các chương trong đề tài dự kiến
được bố cục như sau:
+ Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương này trình bày về lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và
phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa của nghiên cứu và kết
cấu của luận văn.
+ Chương 2: Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
Chương này là một chương rất quan trọng và có thể nói nội dung trong chương
này là cơ sở nền tảng trong đề tài. Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về các
yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức; phân tích và đánh giá các nghiên
cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đó các giả thuyết nghiên
cứu và mô hình nghiên cứu sẽ được xây dựng và phát triển.
+ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày thiết kế nghiên cứu; thiết kế mẫu nghiên cứu; phương
pháp thu thập và xử lý dữ liệu; xây dựng và hiệu chỉnh thang đo của nghiên
cứu.
+ Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày thông tin thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu; các kết quả
kiểm định thang đo; phân tích nhân tố; phân tích tương quan và hồi qui; kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu; thảo luận kết quả nghiên cứu.
+ Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trong chương này, các kết quả nghiên cứu chính trong đề tài sẽ được tóm tắt
lại và những kiến nghị khả thi sẽ được trình bày. Chương này cũng chỉ ra
những giới hạn trong nghiên cứu và khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
6
1.7. Tóm tắt chương 1
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về sự chia sẻ kiến thức trong các lĩnh vực, thị
trường khác nhau nhưng tại thị trường Việt Nam và trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm
thì vẫn chưa có nghiên cứu về sự chia sẻ kiến thức của người lao động. Đặc biệt, trong
bối cảnh cạnh tranh càng gây gắt hiện nay, đòi hỏi các công ty sản xuất dược phẩm phải
tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững từ lượng kiến thức của người lao động trong tổ chức,
cụ thể hơn là người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát triển - một phòng ban có vai
trò rất quan trọng trong các công ty sản xuất dược phẩm. Vì vậy, việc xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động tại phòng Nghiên cứu và Phát
triển của các công ty sản xuất dược phẩm là điều cần thiết. Đó là lý do lựa chọn đề tài
này. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là những người lao động (chức vụ từ nhân viên
đến Trưởng phòng ban) đã ký hợp đồng lao động và đang làm việc tại phòng Nghiên cứu
và Phát triển của các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn với bố cục trình bày gồm 5 chương, mong muốn mang lại một số đóng góp như
đã trình bày.
7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày tổng quan về bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của các
công ty sản xuất dược phẩm, các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên
cứu, bao gồm: sự chia sẻ kiến thức, các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức. Sau
khi tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước có liên quan, các giả thuyết và mô hình
nghiên cứu sẽ được xây dựng và phát triển.
2.1. Tổng quan về bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) dược phẩm
2.1.1. Nghiên cứu và Phát triển (R&D)
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một thuật ngữ chung cho các hoạt động của
các doanh nghiệp hay chính phủ có liên quan đến sự đổi mới.
Nhiệm vụ của bộ phận Nghiên cứu và Phát triển là triển khai một sáng kiến khoa
học kỹ thuật mới hoặc cải thiện những công nghệ hiện có trong tổ chức nhằm tăng cường
vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, công việc của một nhân viên R&D không
chỉ là sáng tạo ra các sản phẩm mới mà còn là nâng cao các sản phẩm đang có mặt trên
thị trường như thay đổi thiết kế bao bì hoặc cải tiến chất lượng sản phẩm. Những thay đổi
mang tính cấp thiết này cần phải thực hiện để doanh nghiệp tồn tại trước những yêu cầu
khách quan như: sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của đối thủ hay thay đổi
thị hiếu của người tiêu dùng (Balachandra, 1997).
Bộ phận R&D sẽ có ở các công ty chuyên môn hóa, tập trung vào một ngành nghề
hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ các công ty truyền thông, kỹ thuật, công nghệ hay
sản xuất dược phẩm.
Trong bối cảnh thương mại, "Nghiên cứu và Phát triển" thường dùng để chỉ các
hoạt động dài hạn trong tương lai theo định hướng khoa học, công nghệ, sử dụng kỹ
thuật. Tương tự như nghiên cứu khoa học, nhưng R&D hướng về những kết quả mong
muốn theo kết quả nghiên cứu thị trường.
8
2.1.2. Nghiên cứu và Phát triển dược phẩm
Giống như những ngành khoa học khác, Nghiên cứu và Phát triển trong dược
phẩm là một công tác liên quan đến việc tìm hiểu sâu sắc một vấn đề và tìm cách để giải
quyết hay thực hiện vấn đề đó. Vấn đề của R&D dược phẩm là những vấn đề có liên quan
đến chăm sóc sức khỏe.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều vấn đề của ngành dược phẩm chưa được giải quyết,
một số liên quan đến việc phát hiện và ngăn ngừa bệnh tật và số còn lại liên quan đến
việc điều trị các bệnh hiểm nghèo.
Có hai hướng chính để phát triển R&D dược phẩm. Một là nghiên cứu và sản xuất
ra các loại thuốc mới (hay còn gọi là thuốc gốc), là loại hoạt chất đầu tiên để điều trị loại
bệnh nào đó, ví dụ như thuốc điều trị HIV, AIDS. Hai là nghiên cứu và sản xuất ra các
loại thuốc tương đồng (hay còn gọi là thuốc generic) với tác dụng sinh học tương đương
thuốc gốc nhưng giá thành hợp lý hơn để chăm sóc sức khỏe cho đối tượng bệnh nhân ở
các nước đang phát triển có thu nhập thấp hơn (Steven, 2010).
R&D dược phẩm bao gồm 2 bước: Nghiên cứu (R) và Phát triển (D).
− Nghiên cứu: gồm các công việc
+ Sàng lọc, tìm kiếm chất hóa học, chiết xuất dược liệu, khoáng vật,…mới có
tác dụng điều trị bệnh.
+ Thử nghiệm độ an toàn của hoạt chất.
+ Nghiên cứu tá dược phù hợp
− Phát triển: phát triển dạng bào chế của thuốc (viên nang, viên nén, thuốc
nước,…), nghiên cứu tác dụng sinh học, nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng,
nghiên cứu quy trình sản xuất quy mô công nghiệp.
Nhân viên bộ phận Nghiên cứu và Phát triển thường bao gồm các nhà nghiên cứu
và các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu đóng vai trò tìm hiểu và cung cấp kiến thức để
có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề cần giải quyết. Tiếp theo đó, các nhà khoa học
dựa vào các thông tin đã được cung cấp để nỗ lực tìm kiếm ra một giải pháp. Công việc
của các nhà khoa học thường liên quan đến kỹ thuật cũng như các thử nghiệm cận lâm
sàng, lâm sàng.
9
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược (2015), đến tháng 12/2015, tổng số
công ty sản xuất dược phẩm (có bộ phận R&D) tại Việt Nam là 176, trong đó có 28 công
ty đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Sự chia sẻ kiến thức
Theo Alavi và Leidner (2001), kiến thức là sản phẩm của thông tin. Khi thông tin
được phân tích, xử lý và đưa vào một bối cảnh cụ thể thì nó trở thành kiến thức. Một số
nhà nghiên cứu cho rằng kiến thức có nhiều giá trị hơn dữ liệu và thông tin bởi vì nó gần
với hành động hơn (Cheng, 2000). Dựa trên nghiên cứu của Polanyi (1966), Nonaka và
Takeuchi (1995) đã đưa ra sự phân biệt giữa kiến thức hiện và kiến thức ngầm. Theo đó,
kiến thức hiện được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu hoặc báo cáo; dạng kiến thức
này có thể được diễn đạt bằng ngôn ngữ hình thức và dễ dàng trao đổi giữa các cá nhân.
Mặt khác, kiến thức ngầm không thể hoặc rất khó được hệ thống hóa trong các văn bản,
tài liệu; dạng kiến thức này thể hiện trong kinh nghiệm của từng cá nhân, gắn liền với bối
cảnh và công việc cụ thể, khó trao đổi hay chia sẻ với người khác. Bất kỳ tổ chức nào
cũng tồn tại hai dạng kiến thức trên và việc chia sẻ kiến thức có thể khắc phục sự khác
biệt giữa kiến thức hiện và kiến thức ẩn.
Sự chia sẻ kiến thức là một khái niệm khá quen thuộc đối với các tổ chức, công ty
trên thế giới. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ đối với các công ty tại Việt
Nam. Mặc dù, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự chia sẻ kiến thức (Alam và ctg,
2009; Boon – In và ctg, 2010; Davenport và Prusak, 1998; Khanmohammadi, 2014; Lee
và Al-Hawamdeh, 2002; Yang và Chen, 2007; Zubair và ctg, 2014) nhưng vẫn chưa có
sự thống nhất về khái niệm này. Do đó, để hiểu rõ thế nào là sự chia sẻ kiến thức, đề tài
sẽ xem xét một số khái niệm về sự chia sẻ kiến thức đã được các nhà nghiên cứu trên thế
giới đưa ra.
Theo Davenport và Prusak (1998), sự chia sẻ kiến thức là một trong những quy
trình quản lý kiến thức nhằm truyền tải kiến thức từ một người sang người khác trong tổ
chức. Sự truyền tải này có thể thực hiện giữa các cá nhân, từ một cá nhân đến một nhóm,
bên trong một nhóm, giữa các nhóm, khối và phòng ban để cùng giúp nhau hoàn thành
công việc trong tổ chức.
10
Lee và Al-Hawamdeh (2002) cho rằng sự chia sẻ kiến thức là hành động có cân
nhắc nhằm cho phép kiến thức của một người được người khác sử dụng lại. Đây có thể
được xem như sự tình nguyện phổ biến những kỹ năng và kiến thức cho các cá nhân
trong công ty (Wang và Noe, 2010). Điều này rất quan trọng vì kiến thức của một người
không đủ ảnh hưởng đến công ty trừ khi nó được trang bị cho tất cả thành viên. Bằng
việc chia sẻ kiến thức, công ty đã tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả công việc
(Yang, 2007).
Theo Boon – In và ctg (2010), sự chia sẻ kiến thức là một hoạt động phổ biến
thông tin, giá trị và ý tưởng cho các bên liên quan để tạo ra kiến thức mà các bên liên
quan có thể hiểu và sử dụng được. Ngoài ra, Moller và Svahn (2004) nhấn mạnh rằng sự
chia sẻ kiến thức không chỉ là chia sẻ thông tin được hệ thống hóa (như mô tả sản phẩm,
mô tả quy trình sản xuất, vận chuyển…) mà còn chia sẻ niềm tin, kinh nghiệm và thói
quen trong tổ chức (như quy trình công việc…).
Kết hợp quan điểm của Boon – In và ctg (2010) và của một số tác giả khác, định
nghĩa về sự chia sẻ kiến thức được sử dụng trong đề tài này như sau: “Sự chia sẻ kiến
thức là một quy trình trong quản lý kiến thức nhằm truyền tải kiến thức hiện và kiến thức
ngầm của một người cho các bên liên quan để tạo ra kiến thức mới mà các bên liên quan
có thể hiểu và sử dụng được, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức và nâng cao hiệu
quả công việc”.
Tuy trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về sự chia sẻ kiến thức nhưng tại Việt
Nam và trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sâu về các yếu
ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động. Do đó, để có thể xây dựng mô
hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh của lĩnh vực sản xuất dược phẩm, cụ thể là các
công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì đề tài này cần tham
khảo thêm một vài nghiên cứu khác có liên quan.
2.3. Các nghiên cứu có liên quan
Trong công trình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ kiến
thức của người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia, Alam và ctg (2009)
đã đưa ra mô hình với các biến độc lập bao gồm: Sự cam kết, Hệ thống khen thưởng, Văn
11
hóa tổ chức, Sự tương tác xã hội, Sự tin tưởng, Công nghệ. Với mẫu ngẫu nhiên gồm 305
người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp từ bang Melaka đến bang Johor, kết
quả nghiên cứu cho thấy Hệ thống khen thưởng, Văn hóa tổ chức, Sự tin tưởng và Công
nghệ có tác động cùng chiều đến hành vi chia sẻ kiến thức của người lao động, trong đó
yếu tố Công nghệ có tác động lớn nhất và yếu tố Sự tin tưởng có tác động thấp nhất.
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Alam và ctg (2009)
Khanmohammadi (2014) nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến
thức của các giảng viên tại trường đại học tư ở Malaysia dựa trên mẫu ngẫu nhiên gồm
221 giảng viên đang công tác tại 4 trường đại học tư tại Selangor và Kuala Lumpur. Các
biến độc lập gồm có: Sự hỗ trợ của cấp quản lý, Sự tin tưởng, Khen thưởng, Quan điểm
cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các biến độc lập đều có tác động cùng chiều
đến sự chia sẻ kiến thức, trong đó mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố theo thứ tự giảm
12
dần lần lượt là Sự tin tưởng, Khen thưởng, Sự hỗ trợ của cấp quản lý, Quan điểm cá
nhân.
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Khanmohammadi (2014)
Trong công trình nghiên cứu về các yếu tố khuyến khích sự chia sẻ kiến thức của
người lao động tại các công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn thành phố Karachi
(Pakistan), Zubair và ctg (2014) đã đưa ra mô hình với các biến độc lập bao gồm: Sự hỗ
trợ từ văn hóa tổ chức, Động lực chia sẻ, Cấu trúc của tổ chức, Sự nhận thức, Sự tin
tưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có các yếu tố Sự hỗ trợ từ văn hóa tổ chức và
Cấu trúc của tổ chức có tác động cùng chiều đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động
trong các công ty sản xuất dược phẩm tại thành phố Karachi.
13
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Zubair và ctg (2014)
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi tóm lược một số nghiên cứu có liên quan (Bảng 2.1), tác giả nhận thấy có
sự tương đồng về bối cảnh nghiên cứu giữa đề tài này và nghiên cứu của Zubair và ctg
(2014) (đều thực hiện tại các công ty sản xuất dược phẩm); đồng thời những yếu tố trong
mô hình nghiên cứu của Zubair và ctg (2014) đã được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng
có tác động đáng kể đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động, cụ thể như: Sự hỗ trợ từ
văn hóa tổ chức (Alam và ctg, 2009; Gazor và ctg, 2012; Yiu và Law, 2012), Động lực
chia sẻ (Gazor và ctg, 2012; Lin, 2008), Cấu trúc của tổ chức (Al-Alawi và ctg, 2007;
Gazor và ctg, 2012; Rehman và ctg, 2011), Sự nhận thức (Bock và ctg, 2005; Fishbein và
Ajzen, 1975; Fishbein và Ajzen, 1981; Gazor và ctg, 2012; Jiacheng và ctg, 2010), Sự tin
14
tưởng (Alam và ctg, 2009; Gazor và ctg, 2012; Khanmohammadi, 2014; Kim và Lee,
2004). Do đó, 5 yếu tố này sẽ được chọn vào mô hình nghiên cứu của đề tài.
Khi so sánh các mô hình được sử dụng trong một số nghiên cứu trước đây, tác giả
nhận thấy yếu tố Sự hỗ trợ của cấp quản lý trong nghiên cứu của Khanmohammadi
(2014) có tác động lớn đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động bởi vì khi nhận được
sự hỗ trợ từ cấp quản lý thì họ sẽ cảm thấy được khuyến khích trong việc tiếp nhận và
chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp. Do đó, tác giả quyết định đưa yếu tố Sự hỗ trợ của cấp
quản lý vào mô hình nghiên cứu của đề tài và sẽ đánh giá sự phù hợp khi đưa yếu tố này
vào mô hình bằng nghiên cứu sơ bộ.
Một số yếu tố như: Sự cam kết, Sự tương tác xã hội, Khen thưởng, Công nghệ và
Quan điểm cá nhân chỉ được sử dụng trong từng nghiên cứu riêng biệt với bối cảnh khác
nhau hoặc đã được bao hàm trong các yếu tố Sự hỗ trợ từ văn hóa tổ chức, Động lực chia
sẻ, Cấu trúc của tổ chức và Sự nhận thức. Do đó, những yếu tố này sẽ không được đưa
vào mô hình nghiên cứu của đề tài.
Tóm lại, mô hình nghiên cứu đề xuất (Hình 2.4) chính là sự mở rộng có điều chỉnh
từ mô hình được sử dụng trong nghiên cứu của Zubair và ctg (2014), trong đó kết hợp
thêm yếu tố Sự hỗ trợ của cấp quản lý đã được Khanmohammadi (2014) chứng minh là
có tác động đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động.