Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ “NGHIÊN CỨU CHUỖI SẢN XUẤT, VẬN CHUYỂN VÀ TIÊU THỤ TRONG SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.03 KB, 22 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÚ

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
“NGHIÊN CỨU CHUỖI SẢN XUẤT, VẬN CHUYỂN VÀ TIÊU
THỤ TRONG SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ Ở MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM”

LUẬN VĂN THẠC SĨ: Ngành Khoa học môi trường

Hà Nội - Năm 2016


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
“NGHIÊN CỨU CHUỖI SẢN XUẤT, VẬN CHUYỂN VÀ TIÊU
THỤ TRONG SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ Ở MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM”
Ngành

: Khoa học môi trường

Mã số

: 60440301



Học viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú
Lớp
Khóa

: CH1MT
: 2015-2017
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hướng dẫn : PGS. TS. Lê Văn Hưng

Đơn vị công tác: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Hà Nội - Năm 2016


MỤC LỤC
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................................2
4.3. Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ theo PGS:...............................................................3
4.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ............................................................................4
4.5. Thị trường sản phẩm hữu cơ Việt Nam:..............................................................................6
4.6. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu đề tài.............................................................................9
- Nghiên cứu của TS. Lê Văn Hưng, Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và hướng
phát triển ở Việt Nam, 2004. Đề tài với nội dung ngiên cứu Lịch sử và sự phát triển sản xuất
nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, Định
hướng sản xuất hữu cơ trong thời gian tới. Và kết quả nghiên cứu đã xây dựng các tiêu chuẩn,
qui định và hướng dẫn cho sản xuất hữu cơ đối với các loại cây trồng. Hình thành hệ thống tổ
chức chứng nhận thực hiện quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra, công nhận và cấp giấy ứng
nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam. Mở rộng thị trường, Qui hoạch vùng sản xuất tập trung,
thâm canh, luân canh, Áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất sản phẩm hữu cơ. Tăng

cường kiểm tra chất lượng, giáo dục tuyển truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất và
tiêu dùng......................................................................................................................................9
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................13


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm 60 của thế kỷ 20, loài người đã đạt được thành tựu rực rỡ
của cuộc cách mạng xanh với các giống mới, với đầu tư thâm canh cao, đã đóng
góp vai trò quan trọng nâng cao năng suất cây trồng, đã giải quyết vấn đề cung
cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đã góp phần giải quyết nạn đói, thiếu
lương thực, thực phẩm...thời kỳ này. Nhưng mặt trái của quá trình đầu tư thâm
canh khi không kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất sẽ dẫn đến các sản phẩm
nông sản sẽ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và xuất khẩu các
sản phẩm nông sản Việt Nam với các nước trên Thế giới. Thực tế thời gian vừa
qua khi mà thực phẩm bẩn đã ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các sản
phẩm xuất khẩu của nước ta bị các thị trường nhập khẩu trả lại hoặc từ chối khi
các sản phẩm có chứa chất phụ gia cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các
thuốc kháng sinh cao. Trước thực trạng trên Chính phủ đã kêu gọi toàn dân “Nói
không với thực phẩm bẩn”
Với xu thế hiện nay sản xuất, thị trường và thói quen của người tiêu dùng
sản phẩm nông nghiệp đã thay đổi hướng tập trung nhu cầu cao vào nhóm hàng
hoá nông sản, thực phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Yếu tố
đó chính là động lực đối với sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là sản phẩm của quá trình sản xuất đòi hỏi
rất nghiêm ngặt kiểm soát vật tư đầu vào như không sử dụng phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các chất phụ gia, giống biến đổi gen... trong quá
trình sản xuất và kiểm soát rất chặt chẽ trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế
biến, bảo quản và vận chuyển. Do vậy sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là sản
phẩm sạch, an toàn chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cho nội tiêu và xuất khẩu.

Trên cơ sở kết quả thực hiện dự án “Phát triển khung thị trường và sản xuất
nông nghiệp hữu cơ Việt Nam” do Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức ADDA –
Đan Mạch triển khai ở 9 tỉnh, thành phố phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh, Hòa Bình từ
2005-2012) đã vận động và góp phần thúc đẩy sự ra đời của một số mô hình sản
xuất rau hữu cơ hiện nay.
1


Mặc dù nhu cầu sản phẩm rau hữu cơ lớn nhưng thị phần còn khiêm tốn.
Đó là do những trở ngại đến từ người tiêu dùng như nhận thức và mức độ sẵn
lòng chi trả, hay từ chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nông
nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, sự hạn chế về nguồn cung ứng rau hữu cơ cũng là một
trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hướng tới sự nhân rộng các mô hình
sản xuất rau hữu cơ. Hiện nay tuy có những mô hình đang hoạt động rất hiệu
quả song có những mô hình gặp nhiều khó khăn và đâu là nguyên nhân.
Bước đầu phát triển và áp dụng mô hình sản xuất rau hữu cơ bên cạnh
những thuận lợi thì luôn có những khó khăn kèm theo. Vì vậy để hiểu rõ hơn
tình hình áp dụng và hiệu quả sản xuất rau hữu cơ của các nông hộ hiện nay trên
địa bàn một số địa phương, so sánh với các mô hình ở các địa phương khác để
thấy được sự khác biệt giữa các phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm này, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuỗi sản xuất, vận chuyển và tiêu
thụ trong sản xuất rau hữu cơ ở một số địa phương các tỉnh phía Bắc Việt
Nam”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi liên kết sản xuất,
vận chuyển và tiêu thụ trong sản xuất rau hữu cơ ở từng địa phương nghiên cứu.
Từ đó có kiến nghị và đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế góp
phần phát triển và nhân rộng mô hình rau hữu cơ ở nước ta.

1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ đề tài, tôi tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau hữu cơ của các mô hình rau hữu cơ đã
được công nhận trong mối liên kết với chuỗi giá trị giữa sản xuất, vận chuyển và
tiêu thụ tại địa phương nghiên cứu. Tập trung vào diện tích, quy trình kỹ thuật,
năng suất, sản lượng, giá thành sản phẩm, các hình thức tổ chức sản xuất, các
kênh tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ.
- Phân tích các yếu tố tác động và nguyên nhân ảnh hưởng tới chuỗi giá trị
sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ rau hữu cơ từng nơi nghiên cứu.

2


4. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái niệm rau hữu cơ:
Rau hữu cơ là sản phẩm của quá trình sản xuất theo nguyên tắc của nông
nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới việc thực hiện các quá
trình sản xuất với kết quả là đảm bảo hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn,
dinh dưỡng tốt, chăm sóc chu đáo động vật và công bằng xã hội; làm hệ thống
sản xuất không sử dụng hoặc loại trừ các hóa chất hóa học tổng hợp trong các
vật tư đầu vào.
4.2. Những nguyên tắc cơ bản để sản xuất nông nghiệp hữu cơ
- Hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải gắn liền với hệ sinh
thái.
- Nông dân canh tác theo nông nghiệp hữu cơ phải dựa tối đa vào việc quay
vòng mùa vụ, tận dụng các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật vào canh tác
thủ công và cơ giới để duy trì độ phì cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
trồng, đồng thời có thể kiểm soát được các loại sâu, bệnh hại và cỏ dại.

- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là không sử dụng các hóa chất tổng hợp như
thuốc trừ sâu, phân vô cơ, các chất điều tiết sinh trưởng của cây trồng và các phụ
gia trong thức ăn gia súc.
- Hạn chế tối đa ô nhiễm và mất an toàn của cơ sở sản xuất, khu vực thu hái
tự nhiên và môi trường xung quanh.
- Đảm bảo chất lượng của sản phẩm hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất,
chế biến và trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
- Mục đích đầu tiên của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng
suất của cộng đồng, độc lập về đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
4.3. Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ theo PGS:
+ Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ PGS - Hệ thống đảm bảo cùng
tham gia (Participatory Guarantee Systems – PGS): được tổ chức IFOAM –
International Federation of Organic Agriculture Movements (Liên đoàn Các
phong trào nông nghiệp hữu cơ Quốc tế) công nhận. Đây là hệ thống công nhận
3


sản phẩm hữu cơ của một tổ chức phi chính phủ. Hiện nay PGS đang được vận
dụng ở hơn 50 nước trên thế giới. Hiện nay PGS Việt Nam đã được IFOAM
công nhận là Thành viên trong gia đình Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ
PGS thế giời từ năm 2013. Ở Việt Nam, có PGS đang vận hành ở Sóc Sơn (Hà
Nội); Lương Sơn ( Hòa Bình) và Trác Văn (Hà Nam) Ngoài ra còn có các PGS
Hội An, PGS Bến Tre, và đang hình thành PGS ở Tân Lạc (Hòa Bình). ADB với
chương trình CAPSII có dự án TA8163 REG đang thực hiện với Bộ NN qua Vụ
hợp tác Quốc Tế thúc đẩy PGS ỏ 6 nước tiểu vùng Mekong (GMS).
+ Tiêu chuẩn của Mỹ (USDA-NOP (US Department of Agriculture –
National Organic Product), Liên minh châu Âu (EU Organic Farming – Ủy ban
Châu Âu -Europe Commission), IFOAM : đã được một số doanh nghiệp Việt
nam áp dụng và được cấp chứng chỉ ( ví dụ: Công ty chè Hùng Cường tại Hà
Giang; Công ty Phú Viễn – Cà Mau…)

+ Trong nước, có Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602-2006 cho sản xuất, chế
biến nông nghiệp hữu cơ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hiện nay
chỉ để tham khảo); TCVN số 11041:2015: Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi
nhãn và tiếp thi thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, áp dụng cho
sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi do Bộ KHCN ban hành.
4.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
* Ở thế giới:
Với sự lớn mạnh của Liên Đoàn các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc
Tế -IFOAM như vậy mà nông nghiệp hữu cơ là một trong những lĩnh vực kinh
doanh nông nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng hai
con số hàng năm đất theo canh tác hữu cơ, giá trị của sản phẩm hữu cơ và số
lượng những người nông dân tham gia. Năm 2003, có khoảng 26 triệu ha đất
nông nghiệp hữu cơ và giá trị thị trường toàn cầu hàng hóa hữu cơ là 25 tỷ
USD / năm (Willer và Yussefi 2005), chiếm khoảng 2% so với khoản tiền 1,3
nghìn tỷ USD mỗi năm trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu (Wood et al.2001).
Nhưng năm 2012 đã tăng lên 37,5 triệu ha với giá trị thị trường là 64 tỷ
USD/năm. Như vậy, diện tích và nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng về các
4


sản phẩm hữu cơ(FiBL & IFOAM, 2014). Cũng theo FiBL 2016 kết quả nêu tại
Bảng 1 thì đến năm 2014 diện tích hữu cơ toàn cầu chiếm 43,662 triệu ha. Châu
Đại Dương chiếm diện tích cao nhất 17,342 triệu ha chiếm 4,1%, xếp sau là châu Âu,
châu Mỹ La tinh, châu Á...
Bảng 1. Tỷ lệ diện tích nông nghiệp hữu cơ khu vực với toàn cầu
TT

Châu lục

1

2
3
4
5
6

Châu Đại dương
Châu Âu
Mỹ La tinh
Châu Á
Bắc Mỹ
Châu Phi
Tổng số
Theo FiBL 2016

Diện tích triệu

Tỷ lệ (%)

ha
17,342
11,625
6,785
3,567
3,082
1,263
43,662

4,1
2,4

1,1
0,3
0,8
0,1
1,0

Qua Bảng 2 doanh số bán ra tăng nhanh qua các năm so với năm 1999,
năm 2004 tăng 188%, năm 2009 tăng gấp hơn 3 lần, năm 2014 tăng hơn 5 lần so
với năm 1999 (so với năm 2009 tăng vượt 145,7%)
Bảng 2. Sự phát triển thị trường toàn cầu về thực phẩm hữu cơ (1999-2014)
TT
Năm
Doanh số bán ra
Tăng so với 1999(%)
Theo FiBL 2016

Thị trường toàn cầu (tỷ USD)
1999
2004
2009
2014
15,2
28,7
54,9
80,0
100
188,8
361,2
526,3


Theo số liệu công bố năm 2012(FiBL và IFOAM, 2012) của Viện nghiên
cứu và truyền thông NNHC và Hiệp hội hữu Quốc tế:
Năm 2010 toàn thế giới có 160 nước được chứng nhận có sản xuất NNHC,
tăng 6 nước só với năm 2008, với diện tích 37,3 triệu ha NNHC chiếm 0,9%
diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn cầu, trong đó: Có 2,72 triệu ha NNHC
cây hàng năm, gồm 2,51 triệu ha ngũ cốc (trong đó có nông nghiệp) và 0,27
triệu ha rau.
Tại Châu Âu có 10 triệu ha NNHC với 219.431 hộ/trang trại
Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) có 2,652 triệu ha NNHC
5


Châu Á có 2,8 triệu ha NNHC có 460.764 triệu ha đất rừng nguyên sinh để
khai thác sản xuất hữu cơ tự nhiên (tăng 1,1 triệu ha so với năm 2009 và 11,1
triệu ha so với năm 2008)
* Ở Việt Nam:
Nông nghiệp hữu cơ đã được phát triển từ lâu ở nước ta, trước những năm
1960- 1970 người dân khi canh tác hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu hóa
học, phân hóa học mà chỉ dung phân xanh, phân chuồng, phân hữu cơ ủ với các
giống bản địa, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt. Theo số liệu IFOAM
công bố năm 2012 (FiLB và IFOAM, 2012), năm 2010 Việt Nam có 19.272 ha
sản xuất NNHC được chứng nhận (tương đương 0,19% tổng diện tích canh tác),
cộng với 11.650 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ/ sinh thái và 2.565 ha
rừng nguyên sinh để khai thác các sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Theo báo cáo của
Hiệp Hội NNHC Việt Nam thì NNHC đang trên đà phát triển tốt, năm 2010 cả
nước có 21.000 ha NNHH. Hai năm sau diện tích cũng chỉ tăng thêm được
2.400 ha, lên thành 23.400ha, chỉ bằng 0,2% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Nhưng năm 2013 diện tích đã đạt được là 37.490 ha tăng 1,78 lần so với năm
2010. Năm 2014 đạt 43.010 ha tăng 2,05 lần so với năm 2010, tập trung tại các
tỉnh thành như Hà Nội, Hòa Bình, Lài Cai, Hà Nam, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Cà

Mau, Bến Tre, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Nam…
4.5. Thị trường sản phẩm hữu cơ Việt Nam:
Thị trường hữu cơ Việt Nam đã bắt đầu từ hơn 10 năm trước khi có một số
doanh nghiệp nước ngoài hợp tác với người dân địa phương ở Hà Nội để sản
xuất hữu cơ vào những năm 1990. Tuy nhiên so với nhiều nước trên thế giới và
khu vực Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Pháp,… thì thị trường
sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam còn rất hạn chế cả về quy mô và chủng loại.
Đối với thị trường trong nước, người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng sản phẩm
hữu cơ ngay cả khi giá tiêu dùng một số loại sản phẩm này cao hơn so với các
sản phẩm truyền thống cùng loại, nhưng bản thân họ lại băn khoăn, nhầm lẫn
giữa sản phẩm an toàn, sạch và sản phẩm hữu cơ, đặc biệt trong lĩnh vực thực
phẩm hữu cơ, rau hữu cơ có tới 88,5% người tiêu dùng được hỏi sẵn sàng
6


chuyển sang dùng rau hữu cơ thay thế cho cho rau an toàn. Một số nghiên cứu
đã chỉ ra, xu hướng này còn tiếp tục tăng lên và ở một số thị trường lướn trong
nước hiện mới chỉ áp dụng được một phần nhu cầu tiêu dùng, như đối với mặt
hàng rau an toàn( bao gồm cả rau hữu cơ hiện ở Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng
60% nhu cầu về sử dụng. Một số nghiên cứu khác cho thấy việc sản xuất nông
nghiệp hữu cơ cũng có thể làm cho thu nhập của người dân tăng lên từ 30 đén
40% so với sản xuất rau thông thường, tuy nhiên giá tiêu dùng của rau hữu cơ
hiện nay thì vẫn rất cao so với phần lớn thu nhập của người dân(từ
12.000VNĐ/kg tới 25.000 – 28.000VNĐ/kg) nên vấn đề phát triển sản xuất hữu
cơ hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo tổ chức lương thực thế giới-FAO, có một số lý do dẫn đến hiện tượng
giá của sản phẩm hữu cơ thường cao hơn giá của sản phẩm thông thường cùng
loại:
Thứ nhất: Việc cung ứng sản phẩm hữu cơ hiện còn thấp hơn so với nhu
cầu về sản phẩm hữu cơ.

Thứ hai: Chi phí sản xuất cho sản phẩm hữu cơ thường cao hơn vì yếu tố
nhân công ban đầu vào theo đơn vị sản phẩm đầu ra thường lớn hơn so với sản
phẩm sản xuất truyền thống.
Thứ ba: Sản phẩm hữu cơ trong thu hoạch, chế biến và vận chuyển thường
có sản lượng nhỏ (không được thu hoạch hàng loạt) nên giá thành sản phẩm
thường cao hơn sản phẩm sản xuất truyền thống.
Thứ tư: Vấn đề marketing và chuỗi phân phối của sản phẩm hữu cơ còn
chưa hiệu quả và chi phí sản xuất cao thường kéo theo mức tiêu thụ nhỏ.
* Các đối tượng tham gia trên thị trường sản phẩm hữu cơ tại Việt
Nam gồm:
- Người sản xuất: Phần lướn là các nhóm nông dân, nông dân hoặc cá nhân
đơn lẻ( dưới hình thức là daonh nghiệp tư nhân) có đát hoặc tập trung đất cùng
nhau để canh tác theo kỹ thuật sản xuất hữu cơ (theo tiêu chuẩn hiện tại của Việt
Nam hoặc IFOAM).
7


- Người nhập khẩu: Chủ yếu là các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân
hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh về thực phẩm nhập khẩu.
- Người buôn bán: Thường là các công ty tư nhân, công ty cổ phần có quy
mô nhỏ và số lượng vẫn chưa nhiều, tập trung chủ yếu dưới dạng kinh doanh kết
hợp với nhiều mặt hàng khác nhau.
- Người bán lẻ: Các cửa hàng chuyên bán lẻ, các siêu thị bán lẻ và cả các
chợ “cóc”, chợ thông thường.
- Người xuất khẩu: Phần lớn là những doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty
trách nhiệm hữu hạn.
- Người tiêu dùng: Chủ yếu là những người nước ngoài sống tại Việt Nam,
những người có thu nhập cao và một số ít người có thu nhập trung bình hoặc nhà
hàng, trường học có nhu cầu phục vụ thực phẩm an toàn.
* Người tiêu dùng Việt Nam được cung ứng sản phẩm hữu cơ chủ yếu

qua hai kênh:
Người tiêu dùng sản phẩm hữu cơ Việt Nam

Siêu thị bán lẻ

Cửa hàng bán lẻ

Thị
trườn
g
quốc
tế

Đơn vị nhập khẩu

Công ty
thu mua

Đơn vị
xuất
khẩu
Đơn vị sản xuất

Hình 1. Mối liên kết giữa các đối tượng tham gia thị trường sản phẩm hữu cơ
hiện nay
Trong mối liên kết này, người sản xuất trực tiếp cung cấp, bán cho người
tiêu dùng: Thông qua các chợ tại địa phương (nơi sản xuất sản phẩm hữu cơ)
hoặc cửa hàng của đơn vị sản xuất. Theo kênh này, khi người tiêu dùng hoặc
người mua có nhu cầu, liên hệ trực tiếp với người sản xuất, người sản xuất sẽ
8



cung cấp cho khách hàng và giá sản phẩm thường cao hơn so với các kênh tiêu
thụ khác và giúp người sản xuất bù đắp được chi phí sản xuất tốt hơn. Nhưng
sản lượng nhu cầu lại không ổn định, ví dụ như rau hữu cơ có khi người sản xuất
lại phải bán ngang bằng rau thông thường cùng loại. Tại kênh tiêu thụ này chủ
yếu là ở rau, thịt, thủy sản.
Kênh tiêu thụ thứ hai là người sản xuất thông qua các đơn vị thương mại
bán buôn, bán lẻ, các siêu thị để cung cấp sản phẩm hữu cơ cho người tiêu dùng.
Các đơn vị thương mại, bán buôn đóng vai trò như những người bao tiêu sản
phẩm. Giữa người sản xuất và đươn vị thương mại sẽ thỏa thuận bằng hợp đồng.
Các đơn vị thương mại thường hỗ trợ kỹ thuật, giống, kế hoạch sản xuất.. để sản
xuất đạt hiệu quả. Những người sản xuất với quy mô nhỏ thường liên kết với
nhau hoặc vào hợp tác xã để đạt kết quả tốt. Ở kênh tiêu thụ này, giá bán sản
phẩm không cao, nhưng ổn định.
4.6. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu của Andre Leu, Chủ tịch Liên đoàn các phong trào nông
nghiệp hữu cơ quốc tế với bài viết “ Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giớiChia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam” nhận định rằng nông nghiệp hữu cơ có thể
nuôi sống cả thế giới, và các trang trại hữu cơ có thu nhập cao hơn, thích hợp
vơi Việt Nam vì phần lớn nông dân là các hộ sản xuất nhỏ.
Các tài liệu của FOAM, IFAD, ADDA-VNFU cung cấp những thông tin rất
bổ ích để có nhãn quan nhìn tổng thể khi nghiên cứu đề tài;
Ở Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đã biết đến từ lâu nhưng nó mới chỉ được
quan tâm và nghiên cứu trong vài năm trở lại đây như:
- Nghiên cứu của TS. Lê Văn Hưng, Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên
thế giới và hướng phát triển ở Việt Nam, 2004. Đề tài với nội dung ngiên cứu
Lịch sử và sự phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, Tình hình
phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, Định hướng sản xuất hữu cơ trong
thời gian tới. Và kết quả nghiên cứu đã xây dựng các tiêu chuẩn, qui định và
hướng dẫn cho sản xuất hữu cơ đối với các loại cây trồng. Hình thành hệ thống

tổ chức chứng nhận thực hiện quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra, công nhận
9


và cấp giấy ứng nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam. Mở rộng thị trường, Qui
hoạch vùng sản xuất tập trung, thâm canh, luân canh, Áp dụng các tiến bộ
KHKT trong sản xuất sản phẩm hữu cơ. Tăng cường kiểm tra chất lượng, giáo
dục tuyển truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất và tiêu dùng
- Nghiên cứu của Phạm Thị Thùy, Từ Thị Tuyết Nhung, Trung tâm Khoa
học và HTQT, VOAA với bài viết “ Hệ thống đảm bảo cùng tham giaParticipatory guarantee system(PGS), một phương hướng trong quản lý vệ sinh
an toàn thực phẩm ở Việt Nam” đã chỉ ra những khó khăn và thách thức của
PGS Việt Nam hiện nay và PGS có các ưu việt phù hợp với điều kiện sản xuất
quy mô nhỏ hiện nay ở Việt Nam bởi nó huy động được sự tham gia của các cá
nhân dọc theo chuỗi giá trị để tạo dựng và củng cố niềm tin vào chất lượng sản
phẩm.
- Nghiên cứu của Phạm Tiến Dũng, Khoa Nông học, Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, với bài viết” Sản xuất hữu cơ góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu”
nhận định rằng nông nghiệp hữu cơ được phát triển chắc chắn sẽ góp phần vó
hiệu quả cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các sản phẩm của nó, sản
xuất hữu cơ là cần thiết cho nông nghiệp Việt nam và cần được thức đẩy cho
phát tireern nhân, rộng trên phạm vi cả nước với tỷ lệ thích đáng.
- Đề tài cấp bộ “ Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật và đề xuất giải
pháp kinh tế xã hội phát triển sản xuất rau cải ngọt và dưa chuột theo phương
thức canh tác hữu cơ vung ngoại ô Hà Nội” của TS. Trịnh Khắc Quang, ThS. Vũ
Thị Hiền. Nội dung nghiên cứu của đề tài đề cập đến lựa chọn giá thể và xác
định liều lượng phân hữu cơ thích hợp cho cải ngọt, dưa chuột trồng theo hướng
hữu cơ. Kết quả của đề tài đã xác định được loại giá thể, liều lượng phân bón, 1
số giống cỏ, cà chua nhập nội phù hợp cho canh tác hữu cơ ở Việt Nam.
- Đề tài “ Sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại xã Thanh Xuân, Sóc
Sơn, Hà Nội” của Từ Thị Tuyết Nhung, Trung tâm Khoa học và HTQT, VOAA.

Đề tài đã nghiên cứu chi tiết quy trình kỹ thuật canh tác rau hữu cơ đảm bảo
tuân thủ một cách chặt chẽ và hiệu quả theo tiêu chuẩn PGS và những thành
10


công người dân xã Thanh Xuân đã gặt hái được cả về số lượng, chất lượng và đã
xây dựng được nhãn hiệu nông sản tin cậy trên thị trường.
- Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trường, Phạm Anh Cường, Vũ Văn
ĐínhCông ty Cổ phần phân bón Bình Điền với bài viết “Sản xuất phân hữu cơ
sinh học ứng dụng trong canh tác hữu cơ”, Hội thảo quốc Nông nghiệp hữu cơ,
2013. Đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ tới năng suất,
hàm lượng NO3- trong rau, chất hữu cơ trong đất và kết quả nghiên cứu cho thấy
vỏ café tươi, cỏ cà phê tươi, cúc quỳ tươi, than bùn, phân bò và vedago là những
nguồn nguyên liệu có tính khả thi cao có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất
phân hữu cơ.
- Đề tài “Ảnh hưởng của phân giun quế đến sinh trưởng, nâng suất của su
hào trồng trong hộp xốp theo hướng hữu cơ tại Hà Nội” của PGS.TS. Phạm Tiến
Dũng và Nguyễn Thị Nga, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.Đối tượng
nghiên cứu của đề tài là su hòa trong hộp xốp, kết quả của đề tài đã chỉ rõ những
lợi ích của giun quế đem lại cho quá trình trồng su hào, và cần nhân rộng mô
hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ sử dụng dụng quế để tạo ra các sản phẩm
rau an toàn, đưa sản xuất nôn nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi
trường.
- Luận văn thạc sỹ “Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp
hữu cơ đến môi trường đất tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà
Nội” của Dương Thị Huyền, 2012. Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên. Kết
quả nghiên cứu đưa ra quy trình sản xuất rau hữu cơ tại Thanh Xuân – Sóc Sơn
– Hà Nội, và đánh giá chi tiết những hưởng của mô hình sản xuất NNHC đến
môi trường đất.
- Đồ án “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình sản

xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” của Trần
Thị Thanh, 2016. Đại học Tài nguyên và Môi trường. Với nội dung nghiên cứu
tình hình phát triển mô hình sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, tính tuân
thủ tiêu chuẩn, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mà sản xuất hữu
cơ mang lại. Kết quả nghiên cứu tác giả đã đánh giá được những giá hiệu quả
11


kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh
Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát
triển mô hình.
- Đồ án “Đánh giá tính tuân thủ mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn sản
xuất hữu cơ tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam” của Bùi Thị Ngọc
Diệp,2016, Đại học Tài nguyên và Môi trường. Với nội dung nghiên cứu là đánh
giá thực trạng sự tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ của mô hình sản xuất rau
hữu cơ tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam và các hiệu quả về kinh
tế, xã hội và môi trường mà mô hình đem lại. Kết quả nghiên cứu tác giả đã
đánh giá tính tuân thủ mô hình sản xuất rau hữu cơ tại địa phương và đề xuất các
giải pháp thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất rau hữu cơ.
- Đồ án “ Đánh giá tính tuân thủ mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn sản
xuất hữu cơ tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình’’ của Hoàng
Phương Thảo, 2016. Đại học Tài nguyên và Môi trường, Với nội dung nghiên
cứu là tình hình sản xuất rau hữu cơ và tính tuân thủ trong sản xuất theo tiêu
chuẩn sản xuất hữu cơ tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Kết quả nghiên cứu tác giả đã đánh giá tính tuân thủ mô hình sản xuất rau hữu
cơ tại địa phương và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất
rau hữu cơ.
- Bộ KHCN đã công bố TCVN số 11041:2015: Hướng dẫn sản xuất, chế
biến, ghi nhãn và tiếp thi thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, áp
dụng cho sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Tiêu chuẩn cung cấp căn cứ để so

sánh, đối chiếu với đối tượng mà đề tài sẽ nghiên cứu có thực hiện đúng theo các
quy định về sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
Ngoài những đề tài nghiên cứu còn có các dự án sản xuất rau theo mô hình
sản xuất rau hữu cơ được các trang trại tư nhân áp dụng thành công và đã lấy
được chứng nhận hữu cơ của các tổ chức chứng nhận Quốc Tế để xuất khẩu
như: Công ty Organik Đà Lạt, Viễn Phú Green Farm, Công ty Ecolink.
Nhìn chung kết quả nghiên cứu của các đề tài, các dự án cho thấy sản xuất
rau hữu cơ có nhiều triển vọng tốt. Các chương trình, đề tài nghiên cứu và phát
12


triển đã và hiện đang tiến hành chủ yếu tập trung vào việc chon tạo giống cây
trồng, vật nuôi mới và xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với giống cây
trồng, vật nuôi đó. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng
thể hay so sánh chuỗi giá trị sản xuất, vận hành và tiêu thụ rau hữu cơ giữa các
mô hình đã được công nhận.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các hộ sản xuất rau hữu cơ đã được công nhận
- Các mô hình trồng rau hữu cơ đang được áp dụng tại địa phương nghiên cứu
- Các đơn vị cung ứng đầu vào cho sản xuất, một số thị trường tiêu thụ sản
phẩm
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Các mô hình trồng rau hữu cơ đã được công nhận ở xã Thanh Xuân,
huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội; xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; xã
Thành Lập, xã Hòa Hợp, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2016-6/2017
5.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: Tài liệu thứ cấp thu thập qua các niên giám

thống kê của các địa phương nghiên cứu. Ngoài ra tài liệu thứ cấp còn được thu
thập qua các sách, báo, tạp chí, tập san, các phương tiện thông tin đại chúng, các
báo cáo viết về chuỗi sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ rau hữu cơ ở địa phương
nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Dùng phiếu điều tra thu thập số liệu,
thông tin sơ cấp về diện tích sản xuất, nhận thức của người nông dân về rau hữu
cơ. Thu thập các thông tin về quy trình sản xuất, chủng loại, số lượng các loại
giống rau được sử dụng trong sản xuất rau hữu cơ, giá thành các sản phẩm khi
đem đi tiêu thụ. Dự kiến số phiếu điều tra hộ sản xuất ở xã Thanh Xuân 30
phiếu, xã Hòa Hợp 20 phiếu, xã Thành Lập 20 phiếu, xã Trác Văn 30 phiếu, đại
diện hợp tác xã nông nghiệp ở 4 xã. Các điểm kinh doanh được chọn trong
nghiên cứu gồm 4 chợ quy hoạch, 8 chợ tạm; các cửa hàng, siêu thị cung ứng
rau hữu cơ.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu về mô hình sản xuất rau hữu cơ có liên quan trước đó
13


- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp nghiên cứu dựa vào ý kiến
của các chuyên gia (nhà khoa học, nhà trồng rau có kinh nghiệm, cán bộ nông
nghiệp của các xã, huyện …). Ngoài ra thực hiện tra cứu các công trình nghiên
cứu đã công bố, từ đó lựa chọn, thừa kế và vận dụng có chọn lọc phù hợp với
điều kiện nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp xử lý số liệu: Tư liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm
Excel, thực hiện kiểm tra, phân loại và xử lý đầy đủ và thống nhất. Lựa chọn hệ
thống chỉ tiêu tính toán phù hợp và áp dụng phương pháp tổng hợp, xử lý tư liệu
thống nhất.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh hệ thống
sơ cấp va thứ cấp thu thập được nhằm phân tích, đánh giá, so sách tình hình sản
xuất, tiêu thụ rau hữu cơ ở các địa phương đang áp dụng mô hình.

* Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sách mức độ tiết kiệm chi phí trong một
đơn vị và khối lượng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất và góp
phần tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Là sự so sánh giữa
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện kết quả thu được:
H= Q- TC
Với: H: Hiệu quả, Q: Khối lượng sản phẩm, TC: Tổng chi phí
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ:
+ Diện tích, năng suất, sản lượng rau hữu cơ
+ Giá trị sản xuất (GO): Toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch được tạo
ra một chu kỳ sản xuất nhất định trên 1 đơn vị thời gian
GO=Tổng Q*P (P-Giá trị sản phẩm loại i, Q-khối lượng sản phẩm loại i)
+ Chi phí trung gian (IC): Toàn bộ các chi phí thường xuyên bằng tiền mà
chủ đề bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ trong thời kỳ
sản xuất ra tổng sản phẩm đó
IC= Tổng I*C (I- số đầu vào thứ i đã sử dụng, C- Đơn giá đầu vào thứ i đã
sử dụng)
+ Giá trị gia tăng(VA): Phản ánh kết quả của đầu từ các yếu tố chi phó
trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
Nó là hiệu số giữa giá trị sản phẩm và chi phí trung gian. VA=GO-IC
+ Chi phí lao động (LC): Là giá trị của toàn bộ lao động đã sử dụng để sản
xuất ra 1 lượng sản phẩm nhất định: LC=L*P( L- số ngày công lao động, P- giá
thuê lao động)
14


+ Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập của người sản xuất bao gồm của
người lao động và lợi nhuận thu được của người sản xuất
MI= VA- (A+T+LĐ)
Với: A- Khấu hao TSCĐ và chi phí phân bổ
T- Thuế nông nghiệp

LĐ- Lao động thuê (nếu có)
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Mô hình đảm bảo tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ
với các yêu cầu mô hình kỹ thuật cụ thể trong chuỗi liên kết các giá trị từ sản
xuất, vận chuyển, tiêu thụ đến người tiêu dùng.
- Các yếu tố tác động và nguyên nhân ảnh hưởng tới chuỗi giá trị sản xuất,
vận chuyển và tiêu thụ rau hữu cơ từng nơi nghiên cứu.
- Những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong khi áp dụng mô hình tại mỗi địa
phương

15


7. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Tháng

Tuần

Nội dung thực hiện
Tham khảo tài liệu

12

Tuần 3(1524/12/2016)

1

Tuần 4(2531/12/2016)
Tuần 1


Hoàn thành đề cương
chi tiết
Khảo sát thực tế

Tuần 2

Khảo sát thực tế

Điều kiện kinh tế, tự
nhiên, xã hội

Tuần 3

Khảo sát thực tế

Điều kiện kinh tế, tự
nhiên, xã hội

Tuần 4

Khảo sát thực tế

Điều kiện kinh tế, tự
nhiên, xã hội

Tuần 1

Thiết kế các mẫu biểu
điều tra
In các mẫu biểu điều tra

Triển khai các hoạt động
nghiên cứu tại hiện
trường: Thu thập số liệu
thứ cấp, lấy mẫu, điều
tra bổ sung thêm giá bán
tại các điểm bán hàng
của đại lý so với rau
thông thường rau an
toàn
Triển khai các hoạt động
nghiên cứu tại hiện
trường: Thu thập số liệu
thứ cấp,lấy mẫu, điều tra
bổ sung thêm giá bán tại
các điểm bán hàng của
đại lý so với rau thông
thường rau an toàn

Bảng hỏi

2

Tuần 2
Tuần 3

Tuần 4

16

Kết quả dự kiến


Địa điểm thực
hiện
Thư viện, Tại nhà

Đề cương chi tiết

Tại nhà

Điều kiện kinh tế, tự
nhiên, xã hội

Xã Thanh Xuân,
huyện Sóc Sơn,
TP Hà Nội
Xã Trác Văn,
huyện Duy Tiên,
Tỉnh Hà Nam
Xã Hòa Hợp,
huyện Lương
Sơn, Tỉnh Hòa
Bình
Xã Thành Lập
,huyện Lương
Sơn, Tỉnh Hòa
Bình
Tại nhà

Bảng hỏi
- Quy trình sản xuất

rau
-Giá thành sản phẩm
- Thu nhập người dân
trồng rau

Tại nhà
Xã Thanh Xuân,
huyện Sóc Sóc,
TP. Hà Nội

- Quy trình sản xuất
rau
-Giá thành sản phẩm
- Thu nhập người dân
trồng rau

Xã Trác Văn,
huyện Duy Tiên,
Tỉnh Hà Nam


3

Tuần 1

Tuần 3
Tuần 4

Triển khai các hoạt động
nghiên cứu tại hiện

trường: Thu thập số liệu
thứ cấp, lấy mẫu điều tra
bổ sung thêm giá bán tại
các điểm bán hàng của
đại lý so với rau thông
thường rau an toàn
Triển khai các hoạt động
nghiên cứu tại hiện
trường: Thu thập số liệu
thứ cấp, lấy mẫu điều tra
bổ sung thêm giá bán tại
các điểm bán hàng của
đại lý so với rau thông
thường rau an toàn
Xử lý nội nghiệp
Xử lý nội nghiệp

Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4

Xử lý nội nghiệp
Xử lý nội nghiệp
Viết luận văn
Viết luận văn

Tuần 1

Viết luận văn


Tuần 2

Viết luận văn

Tuần 3
Tuần 4

Viết luận văn
Chỉnh sửa, hoàn chỉnh
luận văn
Chỉnh sửa, hoàn chỉnh
luận văn
In và hoàn thiện luận
văn

Tuần 2

4

5

6

Tuần 1(17/6/2017)
Tuần 2(815/6/2017)

17

- Quy trình sản xuất

rau
-Giá thành sản phẩm
- Thu nhập người dân
trồng rau

Xã Hòa Hợp,
huyện Lương
Sơn, Tỉnh Hòa
Bình

- Quy trình sản xuất
rau
-Giá thành sản phẩm
- Thu nhập người dân
trồng rau

Xã Thành Lập,
huyện Lương
Sơn, Tỉnh Hòa
Bình

Tại nhà
Tại nhà

Mở đầu
Phần I. Tổng quan vấn
đề nghiên cứu
Phần II. Nội dung,
phương pháp nghiên
cứu

Phần III. Kết quả
nghiên cứu
Phần IV. Kết Luận
Luận văn

Tại nhà
Tại nhà
Tại nhà
Tại nhà
Tại nhà

Tại nhà
Tại nhà
Tại nhà

Luận văn bản mềm

Tại nhà

Luận văn bản cứng

Tại nhà


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bộ, 2013. Nông nghiệp hữu cơ: Hiện trạng và giải pháp
nghiên cứu-phát triển. Hội thảo quốc gia Nông nghiệp hữu cơ thực trạng và định
hướng phát triển, trang 284-302. Thành phố Hồ Chí Minh, 27 tháng 9 năm 2013.
2. Kim Dung, 2016. Phát triển, sản xuất rau an toàn và hữu cơ trên địa
bàn Hà Nội. Tạp chí Hữu cơ Việt Nam, tháng 5+6, trang 38-41.

3. Phạm Tiến Dũng, 2016. Nông nghiệp hữu cơ. Nhà xuất bản Đại học
Nông nghiệp.
4. Nguyễn Thế Đặng, 2012. Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ. Nhà xuất bản
Nông nghiệp
5. Lê Văn Hưng, 2016. Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Cơ hội, thách thức
và phát triển. Tạp chí Hữu cơ Việt Nam, tháng 5+6, trang 12-15.
6. Hiệp hội hữu cơ Việt Nam at />7.Phạm Đồng Quảng .“Thực trạng quản lý nhà nước đối với sản phẩm hữu
cơ và đề xuất giải pháp. Hội thảo “Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic
Việt Nam – Xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất tiêu thụ”
8. Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ at />9. Trịnh Khắc Quang, Vũ Thị Hiển, 2012. Hoạt động nghiên cứu và phát
triển một số loại rau theo hướng hữu cơ tại Viên nghiên cứu rau quả. Hội thảo
Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam,
trang 47-57. Hà Nội, 28 tháng 2 năm 2012.
Ngày

tháng

năm 201…

Trưởng Bộ môn

Học viên

………………………
Trưởng khoa

………………………….
Cán bộ hướng dẫn

18



……………………………

……………………….

19



×