Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CTRCN TẠI KCN PHÍA NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.72 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CTRCN TẠI KCN
PHÍA NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH
YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP”

Họ và tên sinh viên:

Giang Khánh Ly

Lớp:

ĐH3QM1

Giảng viên hướng dẫn :

ThS. Nguyễn Hà Linh

Cơ quan công tác:

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2017

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI


KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CTRCN TẠI KCN
PHÍA NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH
YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP”

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hà Linh

Giang Khánh Ly

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2017

2


MỤC LỤC

3


1.

Đặt vấn đề


Yên Bái là một tỉnh miền núi, lại nằm sâu trong nội địa nhưng có tiềm năng và
nguồn nhân lực dồi dào. Trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái có
những bước phát triển vượt bậc. Điều đó được thể hiện bằng các tập đoàn, doanh nghiệp
có tiềm lực đầu tư vào Yên Bái như: tập đoàn Vinaconex, tập đoàn Vinashin, … và hàng
loạt doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng, thủy điện, chế biến nông - lâm sản.
Mặt trái của sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp là lượng chất thải rắn công
nghiệp (CTRCN) đã tăng cả về số lượng và đa dạng về chủng loại, thành phần trong đó
không thể không kể đến một lượng không nhỏ chất thải nguy hại.
Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại là một thách thức lớn đối với
công tác quản lý môi trường của nhiều tỉnh thành trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh
Yên Bái nói riêng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, công tác thu gom và xử lý
CTRCN vẫn đang còn ở trong tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí, đất và cảnh quan môi trường, về lâu
dài ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, giải pháp để quản lý CTRCN một cách có hiệu quả vẫn đang là bài toán
nan giải cho các khu công nghiệp (KCN) tập trung. Do đó, việc quản lý CTRCN
hiện đang rất được quan tâm ở Việt nam nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Xuất phát từ
thực tiễn đó, em đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý CTRCN tại KCN phía
Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp”
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công
nghiệp tại KCN phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
3.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng: hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCN
tại KCN phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái
- Đánh giá về các văn bản quy định về quản lý CTRCN
- Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
2.
-


4


4.
4.1.

Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
Các khái niệm liên quan

Chất thải rắn (CTR) là chất thải tồn tại ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
CTRCN là chất thải dạng rắn được loại ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mà con
người không muốn giữ lại, bao gồm nguyên, nhiên liệu dư thừa, phế thải trong quá trình
công nghệ (phế phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang), các loại bao bì đóng gói
nguyên vật liệu và sản phẩm, những loại xỉ sau quá trình đốt, bùn từ hệ thống xử lý
nước thải.
Các chất thải công nghiệp có thể ở dạng khí, lỏng, rắn. Lượng và loại chất thải phụ
thuộc vào loại hình công nghiệp, mức tiên tiến của công nghệ và thiết bị, quy mô sản
xuất.
CTRCN bao gồm CTRCN nguy hại và CTRCN không nguy hại.
a. Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
CTRCN không nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu) từ quá trình
sản xuất công nghiệp không gây nguy hại cho sức khỏe con người, không gây tai họa cho
môi trường và các hệ sinh thái. Theo TCVN 6705:2009 chất thải rắn không nguy hại,
gồm 4 nhóm chính (A-B1, A-B2, A-B3, A-B4).
- Nhóm 1 (A-B1): gồm kim loại và chất chứa kim loại không độc hại.
- Nhóm 2 (A-B2): gồm các loại chất thải chủ yếu chứa chất vô cơ, có thể chứa các
kim loại hoặc các chất hữu cơ không độc hại như thủy tinh, silicat, gốm sứ, gốm kim loại,

phấn, xỉ, tro, than hoạt tính, thạch cao, cặn boxit, ...
- Nhóm 3 (A-B3): gồm các chất thải chủ yếu chứa chất hữu cơ có thể chứa các
kim loại hoặc các chất vô cơ không độc hại như nhựa và hỗn hợp nhựa không lẫn với các
chất bẩn khác, da, bụi, tro, mùn, mạt, cao su, giấy, bìa.
- Nhóm 4 (A-B4): gồm các chất thải có thể chứa cả các thành phần vô cơ và hữu cơ
không nguy hại như các chất thải từ quá trình đóng gói sử dụng nhựa, mủ, chất hóa
dẻo, nhựa, keo dán, không có dung môi và các chất bẩn, ...
Trong chất thải công nghiệp không nguy hại có rất nhiều phế liệu, phế phẩm có thể
tái sử dụng hoặc tái chế để thu hồi vật liệu như cao su, giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại,
nhiên liệu (xỉ than, dầu, ...) hoặc xử lý để thu hồi sản phẩm (khí gas là nhiên liệu đốt).
b. Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp nguy hại
CTR công nghiệp nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu hóa chất,
vật liệu trung gian, ...) sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có đặc tính bắt lửa, dễ
5


cháy nổ, dễ ăn mòn, chất thải bị oxy hóa, chất thải gây độc hại cho con người và hệ sinh
thái. Cụ thể như sau:
- Dễ nổ (N): các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hóa học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) tạo ra các
loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
- Dễ cháy (C): bao gồm:
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa
chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550 ͦC.
+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất thải rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên
trong điều kiện vận chuyển bình thường hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có
khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): các chất thải thông qua phản ứng hóa học, sẽ gây tổn

thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc hoặc trong trường hợp bị rò rỉ sẽ phá hủy
các loại vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc
hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH 2) hoặc kiềm mạnh (pH 12,5).
- Oxi hóa (OH): các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy
hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là
gây bệnh cho con người hoặc động vật.
- Có độc tính (Đ): bao gồm:
+ Độc tính cấp: các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có
hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc từ từ hoặc mãn tính: các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc
mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở hoặc ngấm qua da.
- Có độc tính sinh thái (ĐS): các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức
hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích lũy sinh học hoặc tác hại đến hệ sinh vật.
4.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
4.2.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây
Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21 040’-21016’độ vĩ bắc;
6


104050’08’’-104058’15’’ độ kinh đông. Tổng dân số trung bình thành phố đến năm 2016 là
94.716.
Phía Bắc, và phía Tây, phía Nam giáp huyện Trấn Yên và tỉnh Phú Thọ.
Phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Yên Bình

Hình 1 : Bản đồ hành chính thành phố Yên Bái
Thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là 10.674.19 ha bao gồm 17 đơn vị hành

chính với 7 phường, 10 xã; dân số thành phố năm 2016 có 94.716 người. Là trung tâm
kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của cả tỉnh. Có vị trí và mối quan
hệ với hành lang kinh tế xuyên Á (Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) thông qua
hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào cai; đường sắt, đường thủy cấp quốc
gia. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu
vực.

7


Với địa hình thành phố đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với
trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, song lại rất khó khăn cho việc sử dụng đất
cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố do phải chi phí rất lớn cho san tạo
mặt bằng, vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành
phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế
tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố
Yên Bái.
4.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Tăng trưởng GDP thành phố trong giai đoạn 2010 – 2015 tiếp tục giữ được mức
tăng khá do sự phát triển trong Công nghiệp - Xây dựng, dịch vụ. Tăng GDP bình quân
hàng năm đạt 14,96%. Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp - Xây dựng : 47,94%, Dịch
vụ: 48,57%, Nông - Lâm nghiệp: 3,49%. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 25,33
triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng: Giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tỷ
trọng Công nghiệp - Xây dựng, dịch vụ hiện chiếm 96,51% trong cơ cấu kinh tế trong đó
Công nghiệp và xây dựng chiếm 47,94%; Dịch vụ chiếm 48,57%, NLN và Thuỷ sản
chiếm 3,49%.
4.2.3. Giới thiệu về KCN phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái
Đây là khu công nghiệp thuộc hệ thống KCN quốc gia được khởi công xây dựng từ

năm 2003 đến nay.
1. Địa điểm: Xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, với quy mô diện tích
137,80 ha. Hiện nay đang điều chỉnh, mở rộng thêm 150ha.
2. Vị trí:
+ Phía Bắc giáp tuyến đường cảng Hương Lý đi cầu Văn Phú;
+ Phía Nam giáp khu vực đồi trồng rừng;
+ Phía Tây giáp UBND xã Văn Tiến và khu dân cư.
8


3. Tính chất khu công nghiệp:
Khu công nghiệp phía Nam, tỉnh Yên Bái là khu công nghiệp đa ngành thuộc hệ
thống các khu công nghiệp Quốc gia, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư
vào khu công nghiệp trong các lĩnh vực:
-

Sản xuất vật liệu xây dựng

+ Sản xuất ván sợi nhân tạo, gỗ cao cấp;
+ Sản xuất các loại vật liệu xây dựng cao cấp.
-

Chế biến khoáng sản

+ Nghiền Fendspat;
+ Chế biến các sản phẩm CaCo3;
+ Luyện gang thép, chì, kẽm...
-

Công nghiệp chế biến nông sản


+ Chế biến gỗ, giấy;
+ Chế biến chè.

Hiện nay trong khu công nghiệp đã có các dự án đang thực hiện gồm:
1. Nhà máy nghiền Pensfat(Cty CP Khoáng sản Yên Bái).
-

Diện tích đất đã được cho thuê: 3.18 ha;

2. Nhà máy nghiền bột đá Cacbonatcanci CaCO3(Công ty CP khai thác đá Mông
Sơn);
-

Diện tích đất được cho thuê: 2.0 ha;

3. Nhà máy Sơn dẻo nhiệt phản quang( Công ty TNHH sơn dẻo nhiệt
SYNTHETIC):
9


-

Diện tích đất được cho thuê: 0.35 ha;

4. Nhà máy chế biến thức ăn gia súc(Công ty Vật tư NN Yên Bái).
-

Diện tích đất được cho thuê: 1.2 ha


5. Nhà máy SX ván dăm(Công ty CP ván nhân tạo Yên Bái)
-

Diện tích đất được cho thuê: 10.0ha;

6. Nhà máy luyện gang thép thép Cửu Long Vinashin
-

Diện tích đất được cho thuê: 28.0 ha

7. Nhà máy chế biến Gỗ xuất khẩu(Công ty CP Đoàn kết)
-

Diện tích đất được cho thuê: 8.0 ha

8. Nhà máy luyện chì, kẽm(Công ty TNHH Vân Hải)
-

Diện tích đất được cho thuê: 3.0 ha

9. Nhà máy sản xuất gang lò điện công suất 13.300 T/năm(Công ty CP đầu tư
khoáng sản Kim Sơn)
5.
-

Diện tích đất được cho thuê: 4.0 ha

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn công nghiệp tại KCN phía Nam trên địa bàn


thành phố Yên Bái.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: KCN phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái.
+ Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 6 tháng 3 năm 2017 đến ngày 15
tháng 5 năm 2017 (tức 9 tuần).
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
-

6.1.1.1. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa

10


Phương pháp này rất quan trọng là phương pháp khảo sát, đánh giá, kiểm định ngoài
hiện trường.
Tiến hành khảo sát xung quanh khu công nghiệp. Quan sát cảm quan về không khí
xung quanh.
6.1.1.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Việc điều tra thực địa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tận mắt quan sát
hiện trạng chất thải rắn công nghiệp đang tồn tại trên địa bàn. Từ đó đưa ra những nhận
xét chính xác về công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Thành phố Yên Bái. Công
tác này thực hiên thông qua các cuộc điều tra thăm dò bằng cách phát phiếu điều tra cho
các đối tượng.
6.1.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Đề tài thu thập các tài liệu thứ cấp từ những nguồn đáng tin cậy như: Báo cáo hiện
trạng môi trường, báo cáo quản lý chất thải rắn... Các tài liệu về hiện trạng phát sinh, tình
hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trong phạm vi thành phố, các quy định về quản lý
chất thải rắn công nghiệp được thu thập từ báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, tạp chí

môi trường, đề tài nghiên cứu khoa học sách báo, khóa luận tốt nghiệp và văn bản pháp
luật liên quan nhằm đánh giá thực trạng phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn công
nghiệp.
6.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Phân tích tài liệu là phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu bằng cách phân tích
chúng thành từng mặt, từng bộ phận để hiểu vấn đề một cách đầy đủ và toàn diện, từ đó
chọn lọc những thông tin quan trọng cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin, từ
cái lý thuyết đã thu được để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc hơn về
vấn đề nghiên cứu.
Phân tích tài liệu đảm bảo cho tổng hợp nhanh và chọn lọc đúng thông tin cần thiết,
tổng hợp giúp cho phân tích sâu sắc hơn.
6.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

11


Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản
lý và phân tích với phần mềm Microsoft Excel và phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft
Word.
7.
Dự kiến kết quả và sản phẩm
- Một báo cáo tốt nghiệp với các nội dung sau:
+ Đánh giá hiện trạng: hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRCN tại KCN phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Đánh giá về các văn bản quy định về quản lý CTRCN.
Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp.
Các hình ảnh tư liệu về quá trình đi khảo sát thực tế.
Thu thập phiếu điều tra phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng CTRCN tại KCN

phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái.
+
+

-

STT

Đối tượng

1

Công nhân
làm việc tại
KCN

2

Các cán bộ
của các
doanh nghiệp
đang hoạt
động trong
KCN

Số phiếu

Mục tiêu/ Nội dung
Để biết được loại CTRCN
phát sinh chủ yếu


32

10

Hiện trạng thu gom, phân
loại CTRCN của các doanh
nghiệp

Hiện trạng lưu giữ, vận
chuyển và xử lý CTRCN
của các doanh nghiệp

Nguồn phát sinh CTRCN tại
KCN

3

8.

Các cán bộ
của Ban quản
lý KCN

3

Kế hoạch thực hiện
12

Đánh giá ý thức của các

doanh nghiệp trong việc
thực hiện trách nhiệm thu
gom, phân loại, vận chuyển
và xử lý CTRCN


STT

Thời gian

1

Ngày 26/02 đến
9/3/2017

2

Ngày 09/3 đến
14/3 / 2017

3

14/0315/03/2017

4

Ngày 16/3 đến
18/3/ 2017

5


6

7

Ngày 16/3 đến
24/4/2017

Nội dung thực hiện
Sinh viên gặp GVHD,
chốt tên đồ án, lập đề
cương cho đề tài
Duyệt đề cương, sinh
viên chỉnh sửa đề cương
Bộ môn lập danh sách
tên đồ án và nộp danh
sách kèm đề cương về
VPK
Chỉnh sửa đề cương.
Khoa duyệt đề cương
Quan sát và thu tập
thông tin

Đọc tài liệu liên quan
đến nội dung nghiên cứu
Nộp báo cáo dự thảo Đồ
Ngày 25/04 đến
án tốt nghiệp cho bộ
26/04/2017
môn

Sinh viên nộp 01 bản
báo cáo đồ án hoàn
chỉnh và bản nhận xét
15/05/2017
của GVHD giáo vụ khoa
để đề xuất hội đồng
chấm đồ án

8

18/05/2017

9

19/05/2017

Sinh viên nhận quyết
định thành lập hội đồng
chấm đồ án
Sinh viên nộp 03 báo
cáo đồ án+ 02 bản nhận
xét phản biện đồ án cho
thư kí Ủy viên Thư kí
13

Dự kiến kết quả

Địa điểm thực
hiện


Định hướng đề tài
đồ án

Khoa môi
trường

Xác định đề tài
đồ án

Khoa môi
trường
Khoa môi
trường

Đề cương hoàn
chỉnh đồ án
Lấy được hình
ảnh và số liệu

Khoa môi
trường
KCN phía
Nam – Thành
phố Yên Bái

Hà Nội

Hà Nội

Hà Nội

Hà Nội


10

20/0531/05/2017

11

05/06/2017

Hội đồng chấm đồ án
Sinh viên bảo vệ đồ án
trước hội đồng chấm
Sinh viên nộp đồ án theo
bộ môn sau khi sửa chữa

14

Hà Nội
Hoàn thành đồ án

Hà Nội


TÀI LIỆU THAM KHẢO\

Tên tác giả, năm xuất bản. tên tài liệu, nhà xuất bản, số trang.

1

2
3
4
5

Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2011 – 2015.
Năm 2011, Báo cáo nhiệm vụ quản lý CTRCN của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh
Yên Bái
Năm 2011, Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, Cục thống kê tỉnh Yên Bái.
Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, Yên Bái, năm 2010,
Quy hoạch BVMT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2007 - 2015, tầm nhìn 2020
Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái http:// www.yenbai.gov.vn

15



×