Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

GIANG KHÁNH LY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

HÀ NỘI, 2017
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

GIANG KHÁNH LY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: 52 85 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Hà Linh

2


HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và học hỏi của tôi dưới sự hướng
dẫn của ThS. Nguyễn Hà Linh, không sao chép ở bất cứ tài liệu nào. Các số liệu
được sử dụng trong đồ án để thực hiện cho việc đánh giá, nhận xét, đề xuất là số
liệu thực tế. Ngoài ra, tôi có sử dụng một số nhận xét, nhận định của các tác giả từ
các nguồn khác nhau và được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu như phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả đồ án của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Giang Khánh Ly

3


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thiện bài đồ án tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các cơ quan, tổ chức và
Thầy, Cô trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới ThS. Nguyễn Hà Linh,
giảng viên khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình hoàn thành đồ án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý của các Thầy, Cô trong khoa Môi trường,
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban lãnh đạo, các Cán bộ tại Chi
cục bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái … đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thiện bài đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn
bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình thực hiện bài đồ
án.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Giang Khánh Ly

4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC BẢNG

6


DANH MỤC HÌNH

7



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

8

BVMT

Bảo vệ môi trường

CP

Cổ phần

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

KCN

Khu công nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VLXD


Vật liệu xây dựng


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đê
Chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các hoạt động của con người ngày càng gia
tăng cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, đặc biệt là trong xã hội công nghiệp.
Cùng với các dạng chất thải khác như nước thải và khí thải, CTR nếu không được
quản lý và xử lý nghiêm túc sẽ có khả năng gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Do đó, CTR đã trở thành vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội và cần được sự quan
tâm quản lý, thu gom triệt để, vận chuyển an toàn và xử lý hiệu quả, về kỹ thuật lẫn
kinh tế.[5]
Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTR đã và đang trở thành một
bài toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiệu quả đạt được
trong công tác quản lý, xử lý chất thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử
lý chất thải rắn không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác
động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, lại nằm sâu trong nội địa nhưng có có tiềm năng
và nguồn nhân lực dồi dào. Trong những năm qua, với những lợi thế của mình nhất
là từ khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, kinh tế của tỉnh Yên
Bái đã có những bước chuyển mình nhất định. Nhiều dự án lớn của các tập đoàn
kinh tế, các công ty nước ngoài đã, đang và sẽ được triển khai trên địa bàn tỉnh. Số
lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tăng lên đáng kể. Chất lượng và nhu
cầu cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên.Việc gia tăng nhanh chóng
các khu công nghiệp (KCN) gây ra một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay đó là
nguy cơ ô nhiễm do CTR công nghiệp phát sinh.
Áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển
bền vững đặt ra cho các cơ quan quản lý cần đánh giá thực tế tình hình quản lý CTR

công nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái và đề xuất các giải pháp để tăng cường
hiệu quả quản lý CTR công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác BVMT,
xuất phát từ thực tiễn đó tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn
công nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý phu
hợp”.

9


2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu chung:
Đánh giá hiện trạng (phát sinh, phân loại, thu gom, lưu trữ và xử lý) CTR
công nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái.

-

Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá hiện trạng (phát sinh, phân loại, thu gom, lưu trữ và xử lý) CTR
công nghiệp tại KCN phía Nam và KCN Âu Lâu trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Đánh giá công tác quản lý CTR công nghiệp tại KCN phía Nam và KCN Âu
Lâu trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
3. Nội dung nghiên cứu
Hiện trạng (phát sinh, phân loại, thu gom, lưu trữ và xử lý) CTR công nghiệp
tại KCN phía Nam và KCN Âu Lâu trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Hiện trạng công tác quản lý CTR công nghiệp tại KCN phía Nam và KCN
Âu Lâu trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Đề xuất giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quá quản lý CTRCN tại KCN

phía Nam và KCN Âu Lâu trên địa bàn thành phố Yên Bái.

10


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan chung vê chất thải rắn công nghiệp
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn công nghiệp
Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý
chât thải và phế liệu, một số các khái niệm liên quan đến CTR như sau:
-

Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải dạng rắn được loại ra trong quá trình
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động
khác mà con người không muốn giữ lại, bao gồm nguyên, nhiên liệu dư thừa, phế
thải trong quá trình công nghệ (phế phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm lỗi,hỏng), các
loại bao bì đóng gói nguyên vật liệu và sản phẩm, những loại xỉ sau quá trình đốt,
bùn từ hệ thống xử lý nước thải.
Các chất thải công nghiệp có thể ở dạng khí, lỏng, rắn. Lượng và loại chất
thải phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, mức tiên tiến của công nghệ và thiết bị,
quy mô sản xuất.
CTR công nghiệp bao gồm CTR công nghiệp nguy hại và CTR công nghiệp
không nguy hại.
a. Phân loại về chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
CTR công nghiệp không nguy hại là các CTR (dạng phế phẩm, phế liệu) từ
quá trình sản xuất công nghiệp không gây nguy hại cho sức khỏe con người, không
gây tai họa cho môi trường và các hệ sinh thái. Theo TCVN 6705:2009 chất thải
rắn không nguy hại, gồm 4 nhóm chính (A-B1, A-B2, A-B3, A-B4).


-

-

Nhóm 1 (A-B1): gồm kim loại và chất chứa kim loại không độc hại.
Nhóm 2 (A-B2): gồm các loại chất thải chủ yếu chứa chất vô cơ, có thể chứa các
kim loại hoặc các chất hữu cơ không độc hại như thủy tinh, silicat, gốm sứ, gốm
kim loại, phấn, xỉ, tro, than hoạt tính, thạch cao, cặn boxit, ...
Nhóm 3 (A-B3): gồm các chất thải chủ yếu chứa chất hữu cơ có thể chứa các kim
loại hoặc các chất vô cơ không độc hại như nhựa và hỗn hợp nhựa không lẫn với
các chất bẩn khác, da, bụi, tro, mùn, mạt, cao su, giấy, bìa.

11


-

Nhóm 4 (A-B4): gồm các chất thải có thể chứa cả các thành phần vô cơ và hữu cơ
không nguy hại như các chất thải từ quá trình đóng gói sử dụng nhựa, mủ, chất
hóa dẻo, nhựa, keo dán, không có dung môi và các chất bẩn, ...
Trong CTR công nghiệp không nguy hại có rất nhiều phế liệu, phế phẩm có
thể tái sử dụng hoặc tái chế để thu hồi vật liệu như cao su, giấy, nhựa, thủy tinh, kim
loại, nhiên liệu (xỉ than, dầu, ...) hoặc xử lý để thu hồi sản phẩm (khí gas là nhiên
liệu đốt).
b. Phân loại về chất thải rắn công nghiệp nguy hại
CTR công nghiệp nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu hóa
chất, vật liệu trung gian, ...) sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có đặc tính
bắt lửa, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, chất thải bị oxy hóa, chất thải gây độc hại cho con
người và hệ sinh thái.

Theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại (CTNH)
thì CTNH được phân loại dựa theo tính chất nguy hại như sau:
Bảng 1.1: Phân loại CTNH theo tính chất nguy hại
Tính chất
nguy hại


hiệu

Mô tả

Dễ nổ

N

Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có
thể nổ do kết quả của phản ứng hóa học (khi tiếp xúc với
ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở
nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường
xung quanh.

Dễ cháy

C

- Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn
hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc
lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về
ngưỡng CTNH.

- Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự
bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện
vận chuyển.

12


- Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn
hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển
bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí
và có khả năng bốc cháy.
- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc
với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.

OH

Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản
ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất
khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

Ăn mòn

AM

Các chất thải thông qua phản ứng hóa học gây tổn thương
nghiêm trọng các mô sống hoặc phá hủy các loại vật liệu,
hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là
các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc
kiềm mạnh theo QCKTMT về ngưỡng CTNH.


Có độc tính

Đ

Oxy hóa

- Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành
phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da
hoặc màng nhầy.
- Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây
các rủi ro sức khỏe ở mức độ thấp thông qua đường ăn
uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy
hại gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời
cho sức khỏe thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua
da.
- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành
phần nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe một cách
từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn uống, hô hấp
hoặc qua da.
- Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại
có khả năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

13


- Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần
nguy hại có khả năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả
năng sinh sản của con người thông qua đường ăn uống, hô

hấp hoặc qua da.
- Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy
hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông
qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi
tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí
độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.
Có độc tính
sinh thái

ĐS

Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại
nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh
vật thông qua tích lũy sinh học.

Lây nhiễm

LN

Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây
nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật.

1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp[1]
Trong quá trình sản xuất, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh
chất thải rắn, bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Thực tế cho thấy rằng:
Công nghệ càng phát triển thì tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên càng nhiều và
thải ra môi trường càng nhiều về số lượng và thành phần chất thải, kể cả CTR. Công
nghệ càng lạc hậu thì tỷ lệ lượng CTR tính trên đầu sản phẩm càng lớn.
Trong nền kinh tế quốc dân, nhiều ngành sản xuất công nghiệp cùng hoạt

động nên chất thải rắn phát sinh cũng rất đa dạng và phức tạp về thành phần, khối
lượng, nguồn phát sinh và mức độ nguy hại. Nguồn gốc phát sinh CTR công nghiệp
được chia làm 3 ngành công nghiệp chính sau:
-

Ngành công nghiệp khai khoáng: các chất thải rắn phát sinh trong ngành công
nghiệp này chính là các thành phần vật chất nằm trong các nguyên liệu tự nhiên.
Các ngành công nghiệp khai thác mỏ than, khai thác đá, khai thác gỗ và nông
nghiệp là những nguồn phát sinh chất thải rắn với lượng đáng kể. Ngoài ra công
nghiệp dầu mỏ cũng p hát sinh đáng kể vào tổng khối lượng CTR công nghiệp.

14


-

-

Ngành công nghiệp cơ bản: sử dụng các nguyên vật liệu thô cơ bản từ công nghiệp
khai khoáng để sản xuất thành các nguyên vật liệu tinh chế làm nguyên liệu đầu vào
cho các ngành công nghiệp khác sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Các
sản phẩm của ngành công nghiệp cơ bản bao gồm những vật liệu như là các thỏi,
tấm, ống, dây kim loại; các hóa chất công nghiệp; than; giấy; vật liệu nhựa; thủy
tinh; sợi tự nhiên và tổng hợp; gỗ xẻ, gỗ dán. So với chất thải rắn phát sinh từ công
nghiệp khai khoáng, các chất thải rắn có nguồn phát sinh từ các ngành công nghiệp
cơ bản có thành phần đa dạng hơn, và có tính chất khác biệt rõ rệt so với các
nguyên liệu thô ban đầu. Tám ngành công nghiệp cơ bản được coi là nguồn chủ yếu
phát sinh CTR công nghiệp bao gồm công nghiệp khai thác xử lý chế biến quặng
kim loại, công nghiệp hóa chất, giấy, nhựa, thủy tinh, dệt, sản phẩm gỗ và năng
lượng.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là các sản
phẩm của công nghiệp cơ bản sản xuất ra các sản phẩm vô cùng đa dạng phục vụ
cuộc sống của con người. Có thể kể ra các ngành công nghiệp chính như công
nghiệp đóng gói, công nghiệp ôtô, điện tử, giấy, chế tạo máy móc, hàng gia dụng,
thực phẩm và xây dựng. Trong các ngành công nghiệp này, giá trị đầu tư cho công
nghệ là cao nhất so với hai ngành công nghiệp trên, với dây chuyền các quá trình
sản xuất thường vô cùng phức tạp, nhiều công đoạn. Một đặc điểm quan trọng là
trong sản phẩm đầu ra của một loại hình công nghiệp ngoài phần nguyên vật liệu
chính còn có phần vật liệu không được sử dụng (vỏ hộp, bao bì, giá đỡ…) và thành
phần này sẽ trở thành chất thải rắn đối với ngành công nghiệp khác. Một đặc điểm
khác đối với chất thải rắn phát sinh từ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là
các vật liệu dư thừa của các nguyên vật liệu cơ bản thường chiếm phần lớn nhất
trong tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh.
1.1.3. Đặc điểm, thành phần chất thải rắn công nghiệp
Tùy theo loại hình công nghiệp, theo loại sản phẩm tạo ra, quy mô, mức độ
yêu cầu về số lượng và chất lượng của sản phẩm và quy trình công nghệ sẽ quyết
định khối lượng và thành phần chất thải rắn tạo thành. Các ngành công nghiệp khác
nhau sẽ sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào khác nhau, cùng với các tác động lên
nguyên liệu một cách khác nhau nên chất thải rắn phát sinh sẽ mang những đặc tính
của nguyên liệu đầu vào và quá trình công nghệ.

15


Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn của các ngành công nghiệp

16


Ngành

công
nghiệp

Hoạt động

Đóng gói

Chế tạo các vật dụng có thể
chứa, đựng, làm bao bì sản
phẩm.. từ các vật liệu cơ bản

Ôtô

- Sản xuất, phân phối các bộ
phận thành phần (săm, lốp,
rađio, bộ phận phát điện, bộ
chế hòa khí, đèn, bộ giảm sóc,
côngtơmét, vòng bi…)

Thành phần CTR

-

Nhôm, thép, thủy tinh, nhựa,
bìa các tông, tấm giấy - nhựa
và các loại giấy có hoặc không
có lớp tráng phủ bề mặt.

-


Phế thải (kim loại, nhựa, sơn,
vải, da…) từ quá trình sản
xuất, hoàn thiện lắp ráp; vỏ
bao bì đựng các nguyên vật
liệu sử dụng.

-

Nhựa, thủy tinh, dây điện,
mảnh vụn kim loại và phế liệu
của các sản phẩm cơ bản khác

-

Giấy vụn (chủ yếu là giấy loại
từ sách, báo tạp chí cũ, hỏng,
bỏ…)

-

Các mẩu thừa kim loại, các vật
đúc bị hỏng…

-

Chất thải lỏng từ quá trình mạ,
khắc (giống như các chất thải
tương tự từ công nghiệp hóa
chất cơ bản).. cuối cùng được
xử lý chuyển về dạng rắn


-

Phế thải từ quá trình gia công
các vật liệu như vải, da,
nhựa…

-

Đất, lá, vỏ, hạt…

-

Xương,bì,lông,da,vảy,nội

- Hoạt động lắp ráp hoàn thiện
- Sản xuất linh kiện
Điện tử - Lắp ráp

Giấy văn
phòng phẩm
và trong gia
đình

-

-

Máy móc
thiết bị


Hàng gia
dụng

-

-

Thực phẩm
17

Khoan, gia công cơ khí;
quá trình rèn, đúc kim
loại; quá trình mạ
khắc…

Quá trình chế biến rau
quả


1.2. Tác động của chất thải rắn công nghiệp đến môi trường và sức khỏe con
người

-

Với việc phát triển công nghiệp thì những tác động của nó đối với môi trường là lớn
nhất và toàn diện nhất, cụ thể như:

-


Làm gia tăng các dòng thải, trong đó có CTNH vào môi trường, có nguy cơ dẫn đến
ONMT khu vực, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường đất, môi trường
nước,... và tác động tới sức khỏe cộng đồng.

-

Gia tăng tốc độ khai thác và sử dụng TNTN, đặc biệt là TNKS (phục vụ công
nghiệp khai thác, chế biến VLXD) và tài nguyên nước phát triển thủy điện.

-

Gia tăng tác động của giao thông vận tải đến môi trường không khí khu vực.

-

Khai thác tài nguyên sẽ gây ONMT không khí, gây suy thoái đất đai, suy giảm tài
nguyên rừng, suy giảm tầng nước ngầm, thúc đẩy các hiện tượng thiên tai như sạt lở
đất, rửa trôi, xói mòn, lũ quét, tác động đến môi trường cảnh quan.[2].
1.3. Hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp
1.3.1. Hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới
Hiện nay, bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý rác thải là vấn đề mang
tính toàn cầu. Chính phủ các nước đang cố gắng tìm biện pháp giải quyết vấn đề
này một cách hiệu quả nhất.
Ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á dã thực
hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao
về kinh tế và môi truờng. Tại các quốc gia này nhu Ðan Mạch, Anh, Hà Lan, Ðức
(châu Âu) hay các quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Singapo (châu Á)... việc quản lý chất
thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ.
Phương pháp thiêu đốt được sử dụng rộng rãi ở một số nước như Nhật Bản,
Đức, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch… là những nước có số lượng đất cho các khu thải

rác bị hạn chế.
Ðối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân
loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để
thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác,
chính quyền yêu cầu các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến
18


nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính
đến chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải.
1.3.2. Hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến tháng 10/2014, trên địa
bàn cả nước đã có: 209 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên
54.060 ha. Các KCN đã đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội nước ta: giá
trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 1 ha đất đã cho thuê đạt khoảng 1,6 triệu
USD/ha/năm; các khu công nghiệp đang tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động
trực tiếp và gần 1,8 triệu lao động gián tiếp.
Ngoài ra, còn có lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ
các ngành công nghiệp khác: khai thác than, công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp
rượu bia nước giải khát,… chưa được thống kê đầy đủ.
Hầu hết các cơ sở trong khu công nghiệp trên địa bàn cả nước đã ký hợp
đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải, chiếm
tỷ lệ 74,2%; các cơ sở bán chất thải có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ 18%; một số cơ sở
thực hiện nghiền nát chất thải làm nguyên liệu đun.
Tuy nhiên, ngoài 1 số KCN đã chú trọng đầu tư các hệ thống xử lý chất thải
và tuân thủ tốt các quy định pháp luật về BVMT, nhìn chung công tác quản lý môi
trường và kiểm soát ô nhiễm ở nhiều KCN còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp bắt
nguồn từ việc xả các loại chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy
hại) vào môi trường. Mặc dù mô hình tập trung các cơ sở sản xuất vào các KCN tạo

thuận lợi cho quản lý chất thải tuy nhiên cho đến nay bên cạnh các KCN thực hiện
đúng quy định pháp luật về quản lý chất thải nhiều KCN vẫn chưa hoàn thiện các
công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung.
Thực tế, còn tồn tại hiện tượng các chất thải không có giá trị kinh tế được thu
gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt thậm chí còn lẫn cả với chất thải nguy hại, gây
khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý. Trước khi được chuyển giao cho các đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chất thải rắn công nghiệp thường
được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn
viên cơ sở. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa chất thải rắn công
19


nghiệp còn chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên trong khuôn viên cơ sở.
Việc thu gom chất thải rắn công nghiệp trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong
khu, cụm công nghiệp do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm và Ban
quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chung. Tại nhiều khu công
nghiệp chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn theo quy định.
Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tỷ lệ thu gom
CTR công nghiệp khá cao, đạt trên 90% khối lượng CTR công nghiệp phát sinh. Tỷ
lệ này đạt được do chủ nguồn thải xác định và có đăng ký với Ban quản lý khu công
nghiệp. Hầu hết các cơ sở trong khu công nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải; các cơ sở bán chất thải có giá trị
kinh tế; một số cơ sở thực hiện nghiền nát chất thải làm nguyên liệu đun.
Hiện nay, trong cả nước đang rất thiếu các khu xử lý chất thải rắn công
nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải trung quy mô lớn. Việc xử lý chất thải rắn
công nghiệp mới chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mô nhỏ. Ngoài ra, có một số cơ
sở sản xuất công nghiệp ngoài cụm công nghiệp, khu công nghiệp hợp đồng với các
tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển, dẫn đến việc đổ chất
thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ
người dân.

Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp diễn ra khá phổ biến chủ
yếu là tự phát tại các cơ sở công nghiệp. Các chất thải có thể tái sử dụng được các
cơ sở thu hồi để quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để tái chế.
[5]
1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp
-

-

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chât thải và
phế liệu.
Nghị định 155/2016/ NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT.
Thông tư 31/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi
trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về quản lý chất thải nguy hại.
20


-

-

-

Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại
ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020.
Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ :
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
đến năm 2020.
Quyết định số 01/2016/QĐ- UBND ngày 7/1/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành quy định một số nội dung về công tác BVMT tại tỉnh Yên Bái.
1.5. Tổng quan vê khu vực nghiên cứu
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu
Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21 040’-21016’độ vĩ bắc;
104050’08’’-104058’15’’ độ kinh đông. Tổng dân số trung bình thành phố đến năm
2016 là 94.716 người.
Phía Bắc, và phía Tây, phía Nam giáp huyện Trấn Yên và tỉnh Phú Thọ.
Phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Yên Bình

Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Yên Bái
Thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là 10.674.19 ha bao gồm 17 đơn vị
hành chính với 7 phường, 10 xã; dân số thành phố năm 2016 có 94.716 người. Là
trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của cả tỉnh. Có vị
21


trí và mối quan hệ với hành lang kinh tế xuyên Á (Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội Hải Phòng) thông qua hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào cai;
đường sắt, đường thủy cấp quốc gia. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các
huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực.
Với địa hình thành phố đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích

hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, song lại rất khó khăn cho
việc sử dụng đất cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố do phải chi
phí rất lớn cho san tạo mặt bằng, vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, kỹ thuật của thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến
đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng
là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái.[2]
1.5.2. Tình hình kinh tế - xã hội
-

Giao thông vận tải:
Là một trong những cửa ngõ để tiến sâu vào miền Tây Bắc với một mạng
lưới đường sắt, đường bộ, đường thuỷ khá thuận lợi. Thành phố Yên Bái có một vị
trí khá quan trọng trong đầu mối giao thông huyết mạch nối vùng Tây Bắc với trung
du Bắc Bộ. Tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ Hải Phòng - Hà Nội - Yên Bái Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Tuyến đường thuỷ sông Hồng từ thành phố Yên
Bái xuôi về Hà Nội rồi đi tiếp đến cảng Hải Phòng. Tuyến ngược cập bến cửa khẩu
quốc tế Lào Cai. Trong tương lai, đường băng sân bay Yên Bái sẽ được mở rộng
thành sân bay dân dụng khai thác đón khách đến với Yên Bái.

-

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Là trung tâm kinh tế của tỉnh, thành phố đã phát huy được sức mạnh tổng
hợp bằng chính nội lực của mình. Những công ty lớn của tỉnh đóng trên địa bàn như
gạch Xuân Lan, sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, công ty Trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) Hòa Bình Minh đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp cũng là một trong những thế mạnh của thành phố..
Nhiều cơ sở như tổ hợp cơ khí Hồng Hà, công ty TNHH Tân Thành, Hợp tác xã
Thành Công... đã mạnh dạn đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản
phẩm.

-


Về sản xuất nông - lâm nghiệp:
Năm 2014, thành phố có diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 1.301
ha với sản lượng là 5.671 tấn. Do địa hình ở ven sông, đất đai màu mỡ nên thành
22


phố có một vùng chuyên canh rau là 503 ha với sản lượng là 8.019 tấn. Diện tích
trồng chè là 775 ha, sản lượng là 5.071 tấn. Tổng đàn trâu là 974 con, đàn bò 533
con và đàn lợn là 27.654 con.
Toàn thành phố có 4.500,15 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng sản xuất
là 4.331,96 ha, rừng phòng hộ là 168,19 ha chủ yếu là trồng các cây nguyên liệu
giấy như bạch đàn, bồ đề, keo, nứa, vầu...
-

Thương mại, dịch vụ:
Ngày nay, thành phố đã có một hệ thống chợ đã đáp ứng được nhu cầu trao
đổi, mua bán của thị trường. Chợ Yên Bái (chợ Ga) là trung tâm thương mại của
tỉnh nằm ở vị trí tập trung các đầu mối giao thông. Hàng hoá ở đây được chuyển đi
các nơi trong tỉnh và các vùng lân cận. Có thể gọi đây là một chợ đầu mối. Hoạt
động dịch vụ của thành phố đa dạng phong phú.

-

Văn hoá - xã hội:
Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự nghiệp văn hoá xã hội của thành phố có
nhiều tiến bộ góp phần phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương và
nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Đánh giá chung: Trong những năm qua, tình hình xã hội của thành phố Yên
Bái rất ổn định, kinh tế phát triển. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố tăng

ổn định. Việc tăng trưởng của nền kinh tế luôn kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi
trường bởi các chất thải, nhất là chất thải rắn. Vì vậy việc thống kê số lượng và
thành phần của chúng theo thời gian và không gian cụ thể để phục vụ công tác quản
lý, bảo vệ môi trường cũng như dự báo các tác động của môi trường lên nền kinh tế
- xã hội của thành phố là rất cần thiết.
1.6. Đặc điểm của 2 khu công nghiệp tiến hành nghiên cứu
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 5 KCN là: KCN phía Nam, KCN Âu
Lâu thuộc địa bàn thành phố Yên Bái, KCN Minh Quân thuộc huyện Trấn Yên,
KCN Bắc Văn Yên thuộc huyện Văn Yên, KCN Mông Sơn thuộc huyện Yên Bình.
Vì vậy đề tài tiến hành nghiên cứu 2 KCN thuộc địa bàn thành phố Yên Bái đó là
KCN phía Nam, KCN Âu Lâu.
1.6.1. Khu công nghiệp Phía Nam
Khu công nghiệp phía Nam được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt
quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 300/QĐ-UBND 15/9/2005; Điều chỉnh quy
23


hoạch chi tiết tại Quyết định số 328/QĐ-UBND 16/3/2007 với diện tích đất quy
hoạch là 137,8; phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng mở rộng khu công nghiệp
phía Nam (khu A) tại Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 với diện tích
đất quy hoạch là 320 ha; phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng mở rộng
khu công nghiệp phía Nam (khu B, khu C) tại Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày
17/3/2010 trong đó: khu B với diện tích đất quy hoạch là 20 ha và khu C với diện
tích đất quy hoạch là 55 ha.[4]
Khu công nghiệp phía Nam được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch các
khu công nghiệp Quốc gia tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 với diện
tích đất quy hoạch là 100 ha và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh mở
rộng từ 100 ha lên 137,8 ha tại Văn bản số 2149/TTg-KTN ngày 08/12/2008, điều
chỉnh từ 137,8 ha lên 400 ha vào quy hoạch các khu công nghiệp Quốc gia tại Văn bản
số 1826/TTg-KTN ngày 07/10/2010.[4]

Hiện nay tỉ lệ lấp đầy của KCN phía Nam là 61.55%.[4]
1. Địa điểm: Xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, với quy mô diện
tích 137,80 ha. Hiện nay đang điều chỉnh, mở rộng thêm 150ha.
2. Vị trí:
+ Phía Bắc giáp tuyến đường cảng Hương Lý đi cầu Văn Phú;
+ Phía Nam giáp khu vực đồi trồng rừng;
+ Phía Tây giáp UBND xã Văn Tiến và khu dân cư.

24


Hình 1.2: Bản đồ Khu công nghiệp Phía Nam
3. Tính chất khu công nghiệp:
Khu công nghiệp phía Nam, tỉnh Yên Bái là khu công nghiệp đa ngành thuộc
hệ thống các khu công nghiệp Quốc gia, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đầu tư vào khu công nghiệp trong các lĩnh vực:
-

Sản xuất vật liệu xây dựng

+ Sản xuất ván sợi nhân tạo, gỗ cao cấp;
+ Sản xuất các loại vật liệu xây dựng cao cấp.
-

Chế biến khoáng sản

+ Nghiền Fendspat;
+ Chế biến các sản phẩm CaCo3;
+ Luyện gang thép, chì, kẽm...
-


Công nghiệp chế biến nông sản

+ Chế biến gỗ, giấy;
+ Chế biến chè.

Hiện nay trong KCN phía Nam được chia thành 3 khu A, B ,C. Với số lượng
dự án đang hoạt động tại khu A, B, C lần lượt là 14, 1, 3. Tuy nhiên chỉ có khu A có
địa giới hành chính thuộc địa bàn thành phố Yên Bái. Còn lại khu B,C thuộc địa bàn
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Thống kê 14 dự án đã đi vào hoạt động thuộc khu A tại KCN phía Nam trên
địa bàn thành phố Yên Bái bao gồm:

25


×