Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 135 trang )

Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................ii
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................iii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Sự cần thiết phải lập dự án.....................................................................1
2. Các căn cứ..............................................................................................2
3. Phạm vi và mục tiêu của dự án:.............................................................3
4. Đơn vị chủ trì, thực hiện dự án:.............................................................4
5. Nội dung thực hiện của dự án bao gồm:................................................4
6. Sản phẩm của dự án bao gồm:...............................................................5
CHƯƠNG I:..................................................................................................8
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI...........................................8
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.....................................................................8
I.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................19
I.3. Quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật........................................30
I.4. Xây dựng chính quyền......................................................................32
I.5. Định hướng phát triển kinh tế xã hội.................................................34
CHƯƠNG II:...............................................................................................44
PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN.................................44
II.1. Phương pháp thực hiện....................................................................44
II.2. Khối lượng đã thực hiện...................................................................48
CHƯƠNG III:..............................................................................................52
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT.......................................52
III.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng...........................................................52
III.3. Tiềm năng nước dưới đất................................................................56
III.4. Mức độ đáp ứng của nguồn nước, của công trình khai thác...........56


CHƯƠNG IV: NHU CẦU KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
.............................................................................................................................61
i


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

IV.1. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước....................................................61
IV.2. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước dưới đất......................................63
IV.3. Tổng hợp xu thế biến động của nhu cầu nước và khả năng đáp ứng
của nguồn nước................................................................................................69
CHƯƠNG V:...............................................................................................74
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT................74
VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA NGUỒN NƯỚC......................................74
V.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất...................................74
V.2. Phân tích, đánh giá về tính hợp lý của sơ đồ khai thác hiện tại.......93
V.3. Đánh giá xu thế biến động về nhu cầu và thay đổi hình thức, khai
thác, sử dụng nước dưới đất.............................................................................94
V.4. Đánh giá xu thế biến động chất lượng nước....................................97
CHƯƠNG VI:...........................................................................................101
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ KHAI THÁC, SỬ DỤNG
NƯỚC DƯỚI ĐẤT...........................................................................................101
VI.1. Tình hình quản lý trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới
đất..................................................................................................................101
VI.2. Tình hình cấp phép, thực hiện giấy phép và quản lý sau cấp phép
.......................................................................................................................103
VI.3. Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra....................................104
VI.4. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và trao đổi thông tin về tài nguyên
nước...............................................................................................................105

VI.5. Các dự án, hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước..................105
VI.6. Định hướng về sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, quy hoạch phân
bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất..........................................................106
VI.7. Tình hình quan trắc, giám sát tài nguyên nước dưới đất..............108
CHƯƠNG VII: CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM LIÊN QUAN ĐẾN
KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG
HƯỚNG KHẮC PHỤC....................................................................................109
VII.1. Các vấn đề xã hội: mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước giữa
các công trình liền kề; mâu thuẫn do khai thác nước dưới đất ảnh hưởng đến
đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội....................................109
ii


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

VII.2. Các ảnh hưởng hạ thấp mực nước quá mức, tháo khô phức hệ, hệ
tầng (hoặc cấu trúc) chứa nước; diễn biến xâm nhập mặn............................109
VII.3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động do hoạt động khai thác
nước dưới đất đến nguồn nước vùng điều tra, gồm: giải pháp về kinh tế, chính
sách xã hội; giải pháp về kỹ thuật và giải pháp trong quản lý nhà nước.......110
KẾT LUẬN...............................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................118
PHỤ LỤC..................................................................................................119

iii


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND
VBQPPL
KCN
KT, SD
SH, CN, DV
NDĐ
ĐCTV
CTTL
GK

ML
CT
TNN
KT-XH
CN-TTCN
KH
TCVN
QCVN
TCXDVN
KH
QLTNN
BTNMT
CP

Ủy ban nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật
Khu Công nghiệp
Khai thác, sử dụng

Sinh hoạt, Công nghiệp, Dịch vụ
Nước dưới đất
Địa chất thủy văn
Công trình thủy lợi
Giếng khoan
Giếng đào
Mạch lộ
Công trình
Tài nguyên nước
Kinh tế - xã hội
Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
Kế hoạch
Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Kế hoạch
Quản lý tài nguyên nước
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chính phủ

i


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.Thống kê nhiệt độ trung bình các tháng trong năm........................11
Bảng 2. Thống kê lượng mưa trung bình các tháng trong năm...................12
Bảng 3. Thống kê số giờ nắng các tháng trong năm (Đơn vị: giờ).............12

Bảng 4. Thống kê độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm..........13
Bảng 5. Đặc trưng của các hệ thống sông...................................................14
Bảng 6. Bảng thống kê tiềm năng tài nguyên nước các hồ chứa................15
Bảng 7. Tổng khối lượng mẫu lấy trên toàn huyện.....................................47
Bảng 8. Khối lượng công việc đã thực hiện................................................48
Bảng 9. Số lượng công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất..................50
Bảng 10. Tổng hợp trữ lượng tiềm năng nước dưới đất..............................56
Bảng 11. Tổng hợp khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt trên các sông
lớn........................................................................................................................57
Bảng 12. Các công trình cấp nước sinh hoạt khai thác nguồn nước mặt trên
các hồ và sông nội địa.........................................................................................57
Bảng 13. Nhu cầu nước sử dụng cho chăn nuôi năm 2016.........................62
Bảng 14. Tổng mức tưới cho các loại cây trồng..........................................62
Bảng 15. Nhu cầu nước cho các ngành kinh tế năm 2015..........................63
Bảng 16. Hướng dẫn tính toán nhu cầu nước theo TCXDVN 33:2006......64
Bảng 17. Cách tính toán nhu cầu sử dụng nước trong các giai đoạn..........65
Bảng 18. Dân số dự báo đến năm 2020.......................................................67
Bảng 19. Dự báo nhu cầu sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt.................69
Bảng 20. Tổng hợp vị trí lấy mẫu nước.......................................................71
Bảng 21. Các đơn vị cấp nước và công trình khai thác nước dưới đất tập
trung trên 10 m3/ng.đêm.....................................................................................75
Bảng 22. Phân nhóm công trình khai thác quy mô lớn theo đơn vị hành
chính....................................................................................................................78
Bảng 23. Số lượng giếng và tổng lượng khai thác nước dưới đất theo các
đơn vị hành chính................................................................................................85
Bảng 24. Lượng nước dưới đất khai thác theo mục đích sử dụng...............87
Bảng 25. Số giếng khai thác quy mô nhỏ theo đơn vị hành chính..............89
ii



Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Bảng 26. Tổng khối lượng mẫu lấy trên toàn huyện mỗi mùa....................97
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ vị trí huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình..................................8
Hình 2. Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch.................................................9
Hình 3. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm.......................................11
Hình 4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm..................................12
Hình 5. Tỷ lệ các nguồn nước mặt và nước dưới đất được khai thác..........58
Hình 6. Kết quả phân tích mẫu tại trạm cấp nước Thanh Trạch..................80
Hình 7. Số lượng giếng khai thác nước dưới đất theo đơn vị hành chính...81
Hình 8. Hàm lượng Mangan trong các mẫu nước lấy tại các vị trí lấy mẫu
nước mùa khô năm 2016.....................................................................................83
Hình 9. Hàm lượng Mangan trong các mẫu nước lấy tại các vị trí lấy mẫu
nước mùa mưa năm 2016....................................................................................83
Hình 10. Hàm lượng Clorua trong các mẫu nước lấy tại các vị trí lấy mẫu
nướcdưới đất mùa khô năm 2016........................................................................84
Hình 11. Hàm lượng Clorua trong các mẫu nước lấy tại các vị trí lấy mẫu
nước dưới đất theo mùa mưa năm 2016..............................................................84
Hình 12. Lượng nước dưới đất khai thác theo đơn vị hành chính...............85
Hình 13.Tương quan khai thác nước dưới đất tập trung và nhỏ lẻ..............87
Hình 14. Các giếng đào khảo sát phân theo thời gian xây dựng.................91
Hình 15. Các giếng khoan khảo sát phân theo thời gian xây dựng.............92
Hình 16. Biến động số lượng giếng khoan khai thác nước dưới đất thống kê
theo thời gian xây dựng.......................................................................................96
Hình 17. Biến động số lượng giếng đào thống kê theo thời gian xây dựng 96
Hình 18. Hàm lượng Mangan cao hơn tiêu chuẩn trong mẫu nước dưới đất
tại một số xã trên địa bàn huyện Bố Trạch lấy năm 2016...................................98
Hình 19. Hàm lượng Nitrat cao hơn tiêu chuẩn trong mẫu nước dưới đất tại

một số xã trên địa bàn huyện Bố Trạch lấy năm 2016........................................99
Hình 20. Sơ đồ tổ chức nhà nước về tài nguyên nước..............................102

iii


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

MỞ ĐẦU
Dự án "Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình " được Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Bình phê duyệt theo Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 22/9/2015
do Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường thuộc Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện theo Hợp đồng kinh tế số
65/2015/HĐ ký ngày 30 tháng 11 năm 2015 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Quảng Bình.
1. Sự cần thiết phải lập dự án
Ngày 12 tháng 6 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQCP về một số giải pháp cấp bách trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường. Trong đó, đối với lĩnh vực tài nguyên nước, Nghị quyết đã nêu rõ và
nhấn mạnh trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác điều tra, đánh
giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước ở địa phương.
Huyện Bố Trạch nằm phía Bắc tỉnh Quảng Bình có vị trí rất đặc biệt trong
quá trình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng tỉnh Quảng Bình cũng
như khu vực Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, địa hình, các sông, suối,… ở huyện
Bố Trạch chịu chi phối mạnh bởi các yếu tố khí tượng thuỷ văn. Vào các tháng
mùa khô, mực nước sông thường hạ thấp, một số nơi bị nhiễm bẩn. Chính vì vậy,
nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của huyện, đặc biệt trong mùa
khô hạn gặp rất nhiều khó khăn, mặt khác, trên địa bàn huyện Bố Trạch một số

vùng nguồn nước dưới đất có biểu hiện của nhiễm bẩn, nhiễm mặn và có nguy
cơ thiếu hụt nguồn nước, đặc biệt là vào mùa khô đang ảnh hưởng đến đời sống
và sản xuất của nhân dân trong huyện.
Các giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn điều tra hầu hết được
khoan, đào tự phát, thi công không đúng quy trình kỹ thuật, hầu hết không có
giấy phép của các cấp chính quyền, dẫn đến khai thác tràn lan và nguy cơ ô
nhiễm nguồn nước dưới đất là khá cao gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất
của nhân dân. Nếu không có những giải pháp điều hòa, phân bổ và bảo vệ nguồn
nước dưới đất đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đối tượng, các ngành sử dụng
nước thì việc khai thác, sử dụng nước dưới đất sẽ không bảo đảm hiệu quả tổng
hợp về kinh tế - xã hội và môi trường.
1


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Cùng với việc gia tăng nhu cầu khai thác nước dưới đất phục vụ cho các
ngành kinh tế, trong khi điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, động thái chất
lượng nước dưới đất rất phức tạp và mức độ nghiên cứu về nước dưới đất của
huyện Bố Trạch cũng như tỉnh Quảng Bình còn hạn chế sẽ là một khó khăn lớn
cho công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất của vùng dự án.
Vì vậy công tác điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới
đất trên địa bàn huyện Bố Trạch nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung là cần
thiết và cấp bách.
2. Các căn cứ
2.1. Căn cứ pháp lý
Luật Tài nguyên nước (Luật số 17/2012/QH13, được Quốc hội thông qua
ngày 21 tháng 6 năm 2012), tại Điều 12 có quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn theo

phân cấp của Chính phủ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04
năm 2006, Phần Dự án - Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, có nội dung tăng cường kiểm soát việc khai thác, sử dụng
tài nguyên nước. Tại Điều 2, về tổ chức thực hiện Chiến lược, nêu rõ: Các Bộ,
ngành, địa phương theo chức năng, Dự án được giao có trách nhiệm tổ chức
thực hiện các đề án, dự án ưu tiên của Chiến lược và các nội dung, mục tiêu, giải
pháp của Chiến lược có liên quan đến Bộ, ngành, địa phương mình.
Thông tư số 20/2009/TT-BTNMT ngày 05 tháng 11 năm 2009 do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá
hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước là căn cứ xác định nội dung và
khối lượng kỹ thuật của Dự án điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng
nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình;
Thông tư liên tịch số 118 /2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 05 tháng 12
năm 2008 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với
hoạt động quản lý tài nguyên nước, bao gồm các Dự án được ngân sách địa
phương đảm bảo, là căn cứ xây dựng dự toán Dự án.

2


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới
đất;
Quyết định số 2669/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 12 năm 2013 về việc ban

hành Quy chế quản lý các đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 22/9/2015 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc phê duyệt Đề cương dự án và dự toán Điều tra, đánh giá hiện trạng
khai thác, sử dụng nước dưới đất, tỷ lệ 1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch;
Quyết định số 34/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2009 của UBND
tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh
về việc ban hành Bộ đơn giá quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình;
Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2015 của UBND
tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình;
2.2. Căn cứ thực hiện
Hợp đồng kinh tế số 65/2015/HĐ ký ngày 30 tháng 11 năm 2015 giữa Sở
Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình và Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài
nguyên Môi trường về việc điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước
dưới đất, tỷ lệ 1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3. Phạm vi và mục tiêu của dự án:
3.1. Phạm vi thực hiện dự án
Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 01 năm
2017 trên phạm vi diện tích tự nhiên của huyện Bố Trạch với tổng diện tích điều
tra 1.034 km2 (chiếm 48,7% diện tích tự nhiên của huyện Bố Trạch, trừ 2 xã Tân
Trạch và Thượng Trạch) với các dạng công tác chủ yêu gồm: Thu thập và tổng
hơp tài liệu liên quan; điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên
nước dưới đất; Lấy và phân tích các loại mẫu nước; Xử lý thông tin, dữ liệu lập
báo cáo theo quy định hiện hành về công tác điều tra, đánh giá hiện trạng khai
thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000.
3



Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

3.2. Mục tiêu thực hiện dự án
a. Mục tiêu tổng quát:
Kiểm soát được hiện trạng khai thác, sử dụng các nguồn nước dưới đất trên
địa bàn huyện Bố Trạch trên cơ sở thông tin, dữ liệu chính xác; tạo lập công cụ
thông tin cho quản lý, cấp phép và lập kế hoạch, quy hoạch về tài nguyên nước
dưới đất trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
b. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ hiện trạng về số lượng, chất lượng, loại hình công trình và tình
hình khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn huyện Bố Trạch;
- Làm rõ mức độ khai thác tài nguyên nước dưới đất từ các tầng chứa nước
chính cho các mục đích sử dụng nước của các hộ khai thác nước dưới đất chủ
yếu.
- Làm rõ mức độ đáp ứng của tài nguyên nước dưới đất đang được khai
thác so với các nhu cầu sử dụng nước hiện tại trên địa bàn tỉnh và dự báo được
mức độ đáp ứng trong tương lai gần.
- Xác định được các vấn đề lớn có nguyên nhân liên quan đến việc khai
thác, sử dụng nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp khắc
phục.
- Xác lập được cơ sở dữ liệu về khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa
bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý.
4. Đơn vị chủ trì, thực hiện dự án:
+ Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
+ Cơ quan chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình.
+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường.
+ Đơn vị phối hợp thực hiện: UBND huyện Bố Trạch, Phòng Tài nguyên và

Môi trường huyện Bố Trạch, các Sở, Ngành, các cơ quan doanh nghiệp trên địa
bàn và UBND các xã, thị trấn liên quan.
5. Nội dung thực hiện của dự án bao gồm:
(1) Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất;
(2) Thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung của dự án;
(3) Rà soát dữ liệu, thông tin và chuẩn bị triển khai công tác điều tra;
4


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

(4) Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý dữ liệu, thông tin thu thập và kết quả điều tra
thực địa theo các nội dung đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất;
(5) Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất vùng điều
tra;
(6) Biên tập các bản đồ tỷ lệ 1:50.000;
(7) Tổng hợp, xây dựng các báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng
khai thác, sử dụng nước dưới đất vùng điều tra.
Sau khi hợp đồng giữa Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Bình và Trung
tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường được ký kết, Trung tâm đã triển
khai công tác điều tra khảo sát thực địa hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới
đất đối với các đối tượng điều tra có quy mô như sau: Công trình có lưu lượng
khai thác từ 10 m3/ngày đêm trở lên và nhóm công trình khai thác nước dưới đất
giếng khoan, giếng đào, mạch lộ có quy mô dưới 10 m3/ngày đêm.
Kết thúc quá trình điều tra, khảo sát thực địa trên toàn bộ diện tích dự án,
đơn vị thực hiện đã tổng hợp các số liệu điều tra từ thực địa và số liệu do UBND
các xã, thị trấn cung cấp nhằm phục vụ công tác lập báo cáo dự án và đánh giá
tổng quan hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn dự án. Tổng
cộng đơn vị đã điều tra, khảo sát tại 28 xã, thị trấn thuộc huyện Bố Trạch điều

tra chi tiết tại 1.043 công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất.
Ngoài công tác điều tra, khảo sát thực địa tại các xã, thị trấn nêu trên, trong
quá trình thực hiện dự án, đơn vị thực hiện cũng đã tiến hành thu thập thông tin,
số liệu về đặc điểm mạng lưới sông, suối, tài nguyên nước và sơ bộ tình hình
khai thác, sử dụng nước trên lưu vực Sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh cũng
như tình hình xả thải có ảnh hưởng tới tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn dự
án để phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá tổng quan.
Nhìn chung, khối lượng phạm vi thực hiện của dự án đã đạt nội dung, mục
tiêu đề ra của đề cương, kết quả của dự án bước đầu đáp ứng kịp thời yêu cầu
phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
6. Sản phẩm của dự án bao gồm:
a. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Dự án theo quy định tại Thông tư số
20/2009/TT-BTNMT.
Các báo cáo chuyên đề gồm:
5


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

- Phân tích, đánh giá nhu cầu khai thác, sử dụng nước;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng NDĐ và khái quát mức
độ đáp ứng về số lượng, chất lượng của nước dưới đất cho từng mục đích sử
dụng;
- Đánh giá xu thế biến động về nhu cầu và thay đổi hình thức, khai thác, sử
dụng NDĐ;
- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và hiệu quả khai thác, sử dụng
NDĐ;
- Xác định các vấn đề nảy sinh do các hoạt động khai thác NDĐ và đề xuất

các giải pháp giảm thiểu;
- Tổng hợp các vấn đề về hiện trạng khai thác, sử dụng NDĐ để xác định
các vấn đề nổi cộm liên quan đến khai thác, sử dụng NDĐ và đề xuất phương
hướng khắc phục.
b. Các bản đồ, tỷ lệ 1:50.0000 kèm theo gồm:
- Bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ khoanh vùng mục đích sử dụng nước, tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ phân bố các khu vực khai thác chính, tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ khoanh vùng các khu vực nước dưới đất bị nhiễm mặn, ô nhiễm
hoá chất, khai thác quá mức, tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ vị trí lấy mẫu nước dưới đất, tỷ lệ 1:50.000.
c. Bộ dữ liệu về hiện trạng khai thác nước dưới đất, gồm: tên, tọa độ, giới
hạn theo đơn vị hành chính của các công trình/ giếng khai thác nước dưới đất;
giấy phép khai thác nước dưới đất (ngày cấp, thời hạn giấy phép, lưu lượng khai
thác, số lượng giếng khai thác, chế độ khai thác, tầng chứa nước khai thác);
Danh mục các công trình khai thác có lưu lượng trên 10 m 3/ngày đêm), lưu
lượng nước khai thác của các công trình (trung bình, lớn nhất) và các thông tin
điều tra khác.
Sản phẩm giao nộp bao gồm: Mười (10) bộ gồm: bản giấy và đĩa CD lưu
trữ các sản phẩm.
Lời cảm ơn: Dự án được hoàn thành đúng tiến độ đề ra với sự điều hành
thực hiện của Chủ nhiệm dự án PGS.TS Phạm Quý Nhân và các chuyên gia đầu
ngành tài nguyên nước của Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
6


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Hội địa chất thủy

văn Việt Nam. Qua đây, tập thể tác giả bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến sự giúp
đỡ quý báu tận tình của các cơ quan UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Tài nguyên và
Môi trường Quảng Bình, Phòng Tài nguyên nước, UBND huyện Bố Trạch,
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch, UBND các xã trên địa bàn
huyện Bố Trạch và nhân dân trên địa bàn huyện Bố Trạch.

7


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
I.1.1.Vị trí địa lý.
Huyện Bố Trạch là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình. Phía Đông
giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía
Nam tiếp giáp với thành phố Đồng Hới, phía Bắc giáp với các huyện: Quảng
Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa. Vùng đồng bằng tuy nhỏ nhưng có các hệ thống
giao thông, sông ngòi đảm bảo thuận tiện cho quá trình phát triển kinh tế.

Hình 1. Sơ đồ vị trí huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình
Phạm vi thực hiện dự án gồm 26 xã và 2 thị trấn, bao gồm: Thị trấn Hoàn
Lão, thị trấn Nông Trường Việt Trung và các xã: Bắc Trạch, Cự Nẫm, Đại
Trạch, Đồng Trạch, Đức Trạch, Hạ Trạch, Hải Trạch, Hoà Trạch, Hoàn
Trạch, Hưng Trạch, Lâm Trạch, Liên Trạch, Lý Trạch, Mỹ Trạch, Nam
Trạch, Nhân Trạch, Phú Định, Phú Trạch, Phúc Trạch, Sơn Lộc, Sơn Trạch, Tân
Trạch, Tây Trạch, Thanh Trạch,Thượng Trạch, Trung Trạch, Vạn Trạch, Xuân
8



Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Trạch. Diện tích điều tra 1.034 km2 (chiếm 48,7% diện tích tự nhiên của huyện,
trừ 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch là các xã vùng cao hiểm trở, mật độ dân cư
thưa thớt).

Hình 2. Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch
Với lợi thế huyện có di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha- Kẻ Bàng được
UNESCO vinh danh, bãi biển Đá Nhảy, đường biển, hệ thống giao QL 1A,
đường Hồ Chí Minh nhánh Đông- Tây, các tuyến đường quốc lộ 15A, tỉnh lộ 2,
2B, 3, tỉnh lộ 20 nối liền các tuyến đường dọc huyện, có cửa khẩu Kà Roòng Noọng Ma (Lào), đường sắt Bắc-Nam chạy qua thuận lợi cho giao lưu phát triển
kinh tế.
I.1.2. Địa hình, địa mạo.
Địa hình vùng dự án điều tra rất đa dạng, vừa có địa hình đồng bằng, cồn
cát ven biển, một phần nhỏ địa hình đồi thấp, địa hình núi cao. Phần phía Đông
huyện địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho giao thông đi lại giữa các
xã, thị trấn. Ven biển là dải cồn cát trắng, kéo dài dọc theo Quốc lộ 1A. Vùng
9


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

biển của huyện Bố Trạch có bãi tắm Đá Nhảy đã được khai thác. Phía Tây huyện
và địa hình đồi núi từ thấp đến cao, đặc biệt các xã Thượng Trạch, Tân Trạch địa
hình núi đá vôi rất hiểm trở, đi lại giao thông khó khăn. Địa hình có thể phân
chia thành 4 tiểu vùng:

*Vùng núi cao nằm dọc sườn Đông Trường Sơn: Có độ cao từ 250 2000m, độ dốc trung bình 25˚. Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, thấp dần về phía đông, bị các sông suối chảy theo hướng Tây Nam - Đông
Bắc chia cắt. Địa hình phức tạp phân cắt mạnh, đặc biệt vùng Phong Nha - Kẻ
Bàng với địa hình núi đá vôi rất hiểm trở, song rất đẹp và hùng vĩ.
* Vùng gò đồi và trung du: Đây là vùng có độ cao từ 50 - 200m, độ dốc
trung bình từ 3˚ trở lên, bao gồm các dải đồi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, thấp dần về phía đông và bị các sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông
Bắc chia cắt mạnh.
Địa hình gò đồi hẹp và dốc, dòng chảy các sông đều chảy theo hướng cắt
ngang địa hình, nhiều dãy núi vươn ra tận bờ biển nên địa hình vùng gò đồi phức
tạp và chia cắt tương đối mạnh. Do đặc điểm bị chia cắt nên vùng gò đồi tuy có
kết dải nhưng không thuần nhất. Trong từng tiểu vùng đồng thời tồn tại cả khu
vực bồi tích và bào mòn. Các tính chất hoá lý của đất chênh lệch nhau rất xa.
*Vùng đồng bằng ven biển: Vùng đồng bằng ven biển có độ cao từ 50m trở
xuống, dây là các đồng bằng có nguồn gốc mài mòn, bồi tụ. Đồng bằng ven biển
nhỏ hẹp, chủ yếu dùng vào việc trồng lúa nước. Đây là vùng có nền kinh tế phát
triển hơn các vùng khác.
*Vùng cồn cát ven biển: Vùng cồn cát này bao gồm các dải đụn cắt, bãi cát
chạy dọc bờ biển đang bị các sông suối nhả, mưa xói bào phá, có độ cao thay đổi
từ 2 - 3m, đến 30 - 40m, nơi rộng nhất đạt 7km, độ dốc lớn, chịu tác động bởi
quá trình hoạt động của gió và nước dẫn đến hiện tượng cát bay, cát lấp vào
đồng ruộng, đường giao thông gây khó khăn cho sản xuất và đi lại. Đây cũng là
vùng cần đầu tư trồng rừng chắn cát và phát triển mô hình kinh tế vùng cát được
coi là khắc nghiệt nhưng lại đầy tiềm năng của tỉnh.
I.1.3. Khí hậu
Vùng điều tra nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia
làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

10



Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

- Chế độ nhiệt: Chế độ nhiệt thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa, với một
nền nhiệt độ cao và phân hóa nhiệt độ trong năm lớn. Nhiệt độ bình quân hàng
năm trên địa bàn tỉnh từ 200C đến 250C, được chia thành hai mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm với nhiệt độ trung
bình trên 250C. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7, 8 có nhiệt độ trung
bình cao trên 290C do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29,50C.
+ Mùa lạnh: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung
bình 190C. Thời tiết lạnh nhất trong năm vào tháng 1 (bình quân 18,10C).
+ Ngoài hai mùa nóng, lạnh thì giữa các mùa còn có thời kỳ chuyển tiếp,
thời tiết giai đoạn này diễn biến khá phức tạp và thay đổi thất thường.
Bảng 1.Thống kê nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
(Đơn vị: 0C)
Tháng

I

II

Nhiệt độ 18,1 22,1

III

IV

V


VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

TB
năm

23,3

24,5

27,1

30,3

30,3

28,6


27,2

24,9

21,4

21,9

25,0

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Bình)

Hình 3. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1800 ÷ 2600 mm, tăng
dần từ đồng bằng lên miền núi và từ Bắc vào Nam. Lượng mưa phân bố không

11


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

đều là do địa hình hẹp, chia cắt, và hướng đón gió mùa khác nhau của tiểu vùng
gây nên.
+ Mùa mưa gắn liền với mùa hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa
Đông Bắc, hội tụ nhiệt đới và các hình thế thời tiết khác kết hợp. Mùa mưa kéo
dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa lớn nhất thường tập trung vào
tháng 9, 10, 11. Tổng lượng mưa 3 tháng nói trên chiếm 56 ÷ 60% tổng lượng
mưa năm và tháng 10 là tháng có lượng mưa lớn nhất 892,5 mm (chiếm 43,77%
tổng lượng mưa cả năm).

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, trời nắng nóng, thường có Tây
Nam (gió Lào) thổi mạnh và khô, nhiệt độ ngày có khi lên đến trên 33,3ºC.
Bảng 2. Thống kê lượng mưa trung bình các tháng trong năm
(Đơn vị: mm)
Tháng

I

II

III

IV

Lượng
53,3 11,2
mưa

81,7

156,5

V

VI

142,6 21,4

VII


VIII

IX

X

XI

XII

TB
năm

29,2 279,1 161,2 892,5 145,6 64,8 2.039,1

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Bình)

Hình 4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
- Nắng:
+ Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm: 1.887,3 giờ.
+ Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng 7): 307,7 giờ.
+ Tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 10): 37,1 giờ.
Bảng 3. Thống kê số giờ nắng các tháng trong năm (Đơn vị: giờ)
12


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Tháng


I

Giờ
nắng

II

III

IV

V

VI

VII

46,1 114,4 96,9 124,0 216,3 240,7 307,7

VIII
153,8

XI

XII

Cả
năm


144,5 37,1 67,0

87,3

1.635,8

IX

X

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Bình)

- Độ ẩm, bốc hơi:
+ Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm từ 70 ÷ 90%. Có hai mùa khô và ẩm khá
rõ rệt, mùa ẩm cao từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, với độ ẩm trung bình khoảng
80 ÷ 90%, mùa khô từ tháng 6 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 ÷ 79%.
Bảng 4. Thống kê độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm
(Đơn vị: %)
Tháng

I

II

III

IV

V


VI

VII

VIII IX

X

XI

XII

TB
năm

Độ ẩm

89

90

92

86

82

73

71


78

89

80

89

83,5

83

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Bình)

+ Bốc hơi:
Ở Quảng Bình lượng bốc hơi trung bình hàng năm khá cao, biến động từ
960 ÷ 1.200 mm/năm. Bốc hơi có xu hướng giảm dần theo hướng Đông - Tây.
Lượng bốc hơi trong mùa hè khá cao do tác động của gió phơn Tây Nam (gió
Lào) khô nóng. Vào mùa đông lượng bốc hơi thấp và tương đối đồng đều.
Tổng lượng bốc hơi tháng lớn nhất xuất hiện vào tháng 7 (tương ứng với
thời kỳ gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh), tổng lượng bốc hơi tháng
nhỏ nhất xuất hiện vào tháng 2.
+ Gió mùa
Không khí lạnh từ phía Bắc xâm nhập sâu vào Quảng Bình từ các tháng
đầu mùa đông và gây ra mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa từ 100 - 200mm,
có khi lớn hơn.
Gió mùa tràn xuống kết hợp với sự hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới
hoặc hội tụ nhiệt đới ở phía Nam, ảnh hưởng của hai loại hình thế này thường
cho mưa rất to trên diện rộng. Đặc biệt khi có đới gió Đông hoạt động mạnh gây

mưa càng lớn trên diện rộng và sẽ hình thành lũ lụt lớn. Đây là những hình thế
gây nên các trận lũ đặc biệt lớn tháng X năm 1992, 1993 và tháng XI năm 1999.
13


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

I.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện Bố Trạch có đặc điểm chiều dài
ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ kịch phát trong
mùa mưa.
Đặc điểm nổi bật của chế độ mưa và dòng chảy là đường phân phối dòng
chảy trong năm có hai đỉnh rõ rệt. Đỉnh chính xuất hiện vào tháng IX, X; đỉnh
phụ tiểu mãn xuất hiện vào tháng V, VI. Mùa lũ tập trung vào các tháng X, XI,
XII và chiếm 60 - 80% tổng lượng dòng chảy cả năm. Vào mùa này, sông ngòi
thường có lũ đột ngột gây úng lụt trầm trọng vùng cửa sông. Trong mùa khô,
nhiều đoạn sông bị cạn dòng và vùng cửa sông bị thủy triều tăng cường xâm
nhập mặn vào đất liền. Dòng chảy kiệt kéo dài trung bình 8 - 9 tháng, dài nhất là
10 tháng, ngắn nhất là 7 tháng. Trong mùa kiệt vẫn có mưa và lũ tiểu mãn, tháng
lũ tiểu mãn chiếm 1,72 - 5,75% lượng dòng chảy năm.
Bố Trạch có 3 con sông lớn chảy qua: Phía Bắc có Sông Gianh với tổng
chiều dài khoảng 158 km, chiều dài lưu vực 121 km, chiều rộng lưu vực bình quân
38,8 km,mật độ lưới sông 1,54 có 2 phụ lưu lớn là sông Rào Cái, và sông Son,
phần trung tâm đồng bằng ven biển huyện có sông Lý Hòa, bắt nguồn từ dãy núi
phía Tây thị trấn Hoàn Lão, chảy theo hướng Đông Bắc, đổ nước ra biển tạo cửa
Lý Hoà với chiều dài khoảng 22 km nằm trọn trong huyện Bố Trạch. Sông có 3
phụ lưu cấp 1, chiều dài các phụ lưu từ 14 - 24 km, với diện tích lưu vực 177
km2. Sông có quy mô nhỏ, song có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung
cấp nước cho vùng thị trấn Hoàn Lão và các xã Vạn Trạch, Hoàn Trạch, Phú

Trạch, Đông Trạch, Trung Trạch,… Hiện tại trên diện tích của lưu vực đã xây
dựng được 13 hồ chứa nước với tổng dung tích 16,368 triệu m3, trong đó hồ Vực
Nồi có dung tích lớn nhất đạt 11,2 triệu m3; phía Nam và Tây Nam có sông Dinh
chảy qua dài 37 km. mật độ lưới sông bình quân 0,93 km/km 2. Đặc điểm chung
là các sông đều chảy theo hướng từ Tây sang Đông và đổ ra biển với độ dốc mặt
nước thấp dần về phía biển, thoát nước rất nhanh. Do đó về mùa mưa lũ mực
nước các sông thường lên rất nhanh và cũng xuống nhanh, gây lũ lụt và ngập
úng cho vùng đồng bằng ven cửa sông.
Nhìn chung hệ thống thuỷ văn không mấy thuận lợi về nguồn nước tưới
cho sản xuất nông nghiệp, kể cả vào mùa khô và bồi đắp phù sa cho vùng đất do
hàm lượng phù sa ít.
Bảng 5. Đặc trưng của các hệ thống sông
14


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

STT

Tên
sông

Chiều
dài
(km)

Diện
tích
lưu

vực
(km2)

Độ cao
bình
quân
lưu vực
(m)

Mật độ
sông suối
bình quân
(km/km2)

Độ dốc
bình
quân
lưu vực

Lượng
nước cấp
Wo(106m3)

(m)

Lưu
lượng
dòng
chảy
Qo(m3/s)


1

Sông
Gianh

158

4.680

360

1,04

19,2

346,4

10.895,0

2

Sông

Hoà

22

177


130

0,70

15

10,14

318,0

3

Sông
Dinh

37

212

203

0,93

16

12,15

382,0

I.1.5. Tài nguyên nước.

Tài nguyên nước mặt: Theo Báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, huyện Bố Trạch có mật
độ sông là 0,84 km/km2. Toàn huyện có 3 sông lớn là sông Gianh, Lý Hòa, Dinh.
Các dòng sông cùng với các ao, hồ, kênh rạch, thuỷ nông có sức chứa hàng triệu
m3 nước ngọt là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp chủ yếu cho sản
xuất nông nghiệp và một phần cho sinh hoạt của người dân các thị trấn và thị tứ
trong huyện.
Bảng 6. Bảng thống kê tiềm năng tài nguyên nước các hồ chứa
Toạ độ VN - 2000
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Tên hồ
Hồ Khe Trám
Hồ Đá Liền
Hồ Khe Điện
Hồ Khe Ngang

Hồ Khe Nước
Hồ Cù Lạc
Hồ Khe Su
Hồ Khe Chè
Hồ Khe Lẫm
Hồ Ồ Ồ
Hồ Đồng Suôn
Hồ Bồng Lai
Hồ Khe Tắt
Hồ Trục Vực

Vị trí

Lâm Trạch
Phúc Trạch
Sơn Trạch

Hưng Trạch

Liên Trạch

X (m)

Y (m)

1955480
1955820
1955870
1951930
1949465

1946755
1949785
1948085
1947140
1948175
1948145
1945190
1954749
1953253

641260
637585
636040
639834
642195
641215
642810
643750
641830
644355
645972
644450
649674
644466

Dung
Dung tích
tích
hữu ích
(triệu

(triệu m3)
m3)
0,107
0,086
0,578
0,462
0,46
0,368
1,71
1,368
0,63
0,504
0,5
0,4
0,681
0,545
0,387
0,31
0,36
0,288
0,45
0,36
0,8
0,64
0,407
0,326
0,5
0,4
0,7
0,56

15


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Toạ độ VN - 2000
TT

Tên hồ

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35

Hồ Vũng Ngạ
Hồ Cây Trôi
Hồ Cây Khế
Hồ Bàu Trạng
Hồ Thông Thống
Hồ Cửa Nghè
Hồ Vực Sanh
Hồ Đồng Ran
Hồ Mụ U
Hồ Cồn Roọng
Hồ Cỏ Đắng
Hồ Khe Cáo
Hồ Trọt Hóp
Hồ Đầu Ngọn
Hồ Cây Gạo
Hồ Bàu Làng
Hồ Khe Cạn
Hồ Khe Cầy
Hồ Vực Nồi
Hồ Bàu Cừa
Hồ Bàu Sen

36

Hồ Bàu Mọ

37

38
39
40
41
42

Hồ Bàu Giới
Hồ Bàu Bàng 1
Hồ Bàu Rì
Thác Chuối
Hồ Thắng Lợi
Đập Đá Mài
Hồ TTNT Việt
Trung
Hồ Bàu Biên
Hồ Bàu Mía
Hồ Bàu Bàng 2
Bàu Vũng Chè
Hồ Cây Sến

43
44
45
46
47
48

Vị trí

Cự Nẫm

Mỹ Trạch
Hạ Trạch
Bắc Trạch
Thanh
Trạch
Phú Định
Tây Trạch
Hoà Trạch
Vạn Trạch

Phú Trạch
TT. Hoàn
Lão
Trung Trạch

Phú Định
TT.NT
V.Trung
Đại Trạch
Lý Trạch
Xuân Trạch
CỘNG

Dung Dung tích
tích
hữu ích
(triệu (triệu m3)
3
m
)

0,506
0,405
0,314
0,251
0,63
0,504
0,531
0,425
0,32
0,256
0,84
0,672
3,12
2,496
5,25
4,2
2,75
2,2
0,65
0,52
0,474
0,379
0,4
0,32
0,3
0,24
0,639
0,511
0,87
0,696

0,56
0,448
0,31
0,248
0,45
0,36
11,2
8,96
0,65
0,52
0,375
0,3

X (m)

Y (m)

1952220
1948910
1947958
1940045
1958117
1956953
1956272
1955055
1954817
1954176
1945240
1944356
1944500

1942060
1941535
1939240
1949370
1948470
1947992
1950810
1953930

649180
647254
647968
650375
647700
650320
651901
653694
655869
658200
650362
651659
656205
655241
657200
658220
652225
653775
655155
658300
656990


1945104

663052

0,2

0,16

1947895
1945860
1944270
1928643
1932517
1934981

663513
663935
662822
655299
660952
659397

0,32
0,314
0,18
34,06
0,32
3,2


0,256
0,251
0,144
27,24
0,256
2,56

1937181

657945

0,5

0,4

1940040
1942330
1938578
1937650

661499
655070
667915
655495

0,3
0,718
0,85
0,66
5

93,031

0,24
0,574
0,68
0,528
4
76,817

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước
tỉnh Quảng Bình đến năm 2020)
16


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Nước dưới đất: Trong phạm vi huyện Bố Trạch có mặt các tầng chứa nước
lỗ hổng gồm: trong trầm tích Đệ tứ không phân chia (q), Holocen (qh) và
Pleistocen (qp); tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Neogen (n), CacbonPecmi hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs), Tầng chứa nước thuộc hệ tầng Long Đại – Tập
4 (O3-S1lđ4), tầng chứa nước thuộc thành tạo magma (g) nghèo nước phức hệ
Trường Sơn (Gdi/C1ts1) – pha 1). Tầng chứa nước lỗ hổng chủ yếu phân bố phía
Đông huyện và dọc theo các sông Gianh, Lý Hòa và Dinh. Tầng chứa nước khe
nứt trong đá Karst hệ tầng Bắc Sơn chủ yếu phân bố phía Tây huyện. Đây là
tầng chứa nước khá phong phú và có triển vọng khai thác sử dụng đặc biệt cho
các xã cao, sâu huyện.
Nước dưới đất trên địa bàn huyện Bố Trạch nhìn chung có đặc tính thuỷ
hoá phức tạp, sự phân bố nước mặn và nhạt biến đổi theo cả phương ngang và
phương thẳng đứng do giáp biển.
I.1.6. Các nguồn tài nguyên khác

Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyệnrất lớn với loài cây chủ yếu là rừng cao su, thông,
bạch đàn, phi lao, cây trong rừng kín nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi,
quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên đất đá vôi, rừng kín thường xanh nhiệt đới
ẩm trên núi đất, có vai trò và tác dụng rất lớn như giữ đất, chống xói mòn, phòng
hộ biển, tạo điều kiện cho lắng đọng phù sa của các sông bồi đắp ra biển, tăng
diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp hàng năm, khôi phục hệ sinh thái ven biển
và có giá trị lớn về quốc phòng. Rừng ở đây có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ,
mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Toàn huyện năm
2015 trồng mới 398 ha rừng tập trung, đạt 79,6%, 64.000 cây phân tán; khai thác
265,4 ha rừng trồng, sản lượng 16.725 m3.
Tài nguyên biển
Bờ biển dài 24 km với hàng chục nghìn km2 lãnh hải, tiềm năng hải sản khá
dồi dào với trữ lượng cá ước tính khoảng 24.000 - 25.000 tấn, tôm 600 - 1.000
tấn, mực 700 - 800 tấn. Sản lượng đánh bắt thuỷ hải sản khai thác đạt 8.559,8
tấn , sản lượng nuôi trồng đạt 854,7 tấn (năm 2015). Ngoài ra, các khu vực cửa
sông và ven bờ có khả năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua, sò, vạng,
ngao, vọp...
Tài nguyên khoáng sản
17


Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Bố Trạch là huyện có ít loại tài nguyên khoáng sản. Theo tài liệu thu thập
được, trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản như:
Cát: Phân bố ở vùng ven biển huyện Bố Trạch, được đánh giá có trữ lượng
lớn. Là nguồn vật liệu lớn để phục vụ cho xây dựng, vì vậy cần phải có quy
hoạch khai thác sử dụng hợp lý.

Đá vôi: Đá vôi các loại có trữ lượng lớn đá vân sọc với nhiều màu sắc đẹp,
phân bố ở Xuân Sơn, Phong Nha, ...
Tiềm năng du lịch
Huyện Bố Trạch là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Di sản
thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi tắm Đá Nhảy;
những di tích lịch sử văn hóa có giá trị như phà Xuân Sơn, đường 20 Quyết
Thắng, hang “Tám cô”, cảng Gianh, làng chiến đấu Cự Nẫm... Đó là điều kiện
để hình thành và phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái
kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch vui chơi
giải trí và du lịch tâm linh.
Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch như Chày Lập, suối Nước
Moọc, Khu tưởng niệm TNXP, động Thiên Đường... đã được đầu tư nâng cấp và
thu hút số lượng khách đến tham quan khá lớn. Ngoài ra, Trung tâm Du lịch
Phong Nha - Kẻ Bàng đưa vào hoạt động có hiệu quả các tuyến du lịch mới như:
khám phá 1.500m vào động Phong Nha, du lịch hang động Rào Thương, hang
Én, du lịch sinh thái khám phá hang động thung lũng Sinh Tồn; tổ chức khai
trương nhiều sản phẩm du lịch như Zip-line tắm sông, tắm bùn tại tuyến du lịch
Sông Chày – Hang Tối thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Các xã có lợi thế bờ biển trên địa bàn huyện cũng đã từng bước lập quy
hoạch các khu dịch vụ, bãi tắm nhằm phát triển dịch vụ của địa phương.
Truyền thống nhân văn
Quảng Bình đã có hơn 400 năm hình thành và phát triển, là nơi giao thoa
giữa hai miền văn hóa Đại Việt và Chăm Pa, là nơi ghi dấu những trang huyền
thoại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vùng đất của những thắng cảnh
kỳ thú, vùng đất của những di sản thiên nhiên thế giới. Người dân Bố Trạch có
truyền thống cần cù trong lao động, anh dũng trong đấu tranh chống phong kiến,
giặc ngoại xâm, sáng tạo và thông minh trong xây dựng quê hương, đất

18



Báo cáo dự án: “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

nước.Lịch sử đã được ghi nhận công đức, tinh thần anh dũng chiến đấu hy sinh
qua các văn bia thành tích, sắc phong.
Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh đã chia đất nước thành 2 miền, chiến
trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến trường kỳ
chống thực dân Pháp, mảnh đất Bố Trạch đã có những đóng góp không nhỏ, đây
là một trong những cơ sở kháng chiến sớm và mạnh của Quảng Bình.
Huyện có nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đây là đặc điểm và thế
mạnh cần được bảo vệ, phát triển trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
I.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
I.2.1. Dân số, lao động
Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2015, dân số huyện Bố
Trạch năm 2015 là 183.181 người, chiếm khoảng 20,98% dân số toàn huyện
Quảng Bình. Mật độ dân số trung bình rất thấp khoảng trên 87 người/km2. Tỷ lệ
tăng tự nhiên dân số 0,98 %. Tỷ lệ di cư của tỉnh là không lớn và tăng chậm qua
các năm, trong đó chủ yếu là di cư ngoại tỉnh. Di cư nội tỉnh, đặc biệt từ nông
thôn ra thành thị rất nhỏ và ổn định trong nhiều năm. Dân số phân bố không
đồng đều, tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng ven biển.
I.2.2. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2017 của UBND huyện Bố Trạch, kết quả đạt được như sau:
1. Nông nghiệp
Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa, việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng và sử dụng giống mới, giống xác nhận vào sản xuất được đẩy
mạnh theo định hướng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; công tác cơ giới hoá
đồng ruộng, đầu tư chăm sóc được quan tâm nên năng suất, sản lượng nhiều loại
cây trồng cao hơn so cùng kỳ.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 19.090 ha, đạt 109% KH, tăng
5,5% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực 52.600 tấn, đạt 109%KH, tăng 4% so
cùng kỳ.
Diện tích cao su toàn huyện 9.295 ha, đạt 110%KH, bằng 98% so năm
2015, đã đưa vào khai thác 3.223 ha, sản lượng mủ khô thu hoạch 1.870 tấn,
tăng 25% so với cùng kỳ.
19


×