Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông Chu, đoạn chảy qua huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trường, các Phòng,
Ban của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi để em nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn
Thị Thu Phương, người đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các cán bộ quản lý Phòng Thí nghiệm Trung tâm Tư vấn và
Công nghệ Môi trường – Tổng Cục Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá
trình nghiên cứu thực nghiệm.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong đồ án này dựa trên các
kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kỳ kết
quả nghiên cứu nào của các tác giả khác. Nội dung của luận án có tham khảo và sử
dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí được liệt kê trong danh
sách mục các tài liệu tham khảo.
Sinh viên
Lê Thị Hiền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................2
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................................1
3. Tom tăt nôi dung nghiên cứu..............................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoa.........................................3
1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................................................... 3
1.1.2 Địa hình, địa mạo.......................................................................................................................... 3
1.1.3. Khí hậu........................................................................................................................................ 4
1.1.4 Các nguồn tài nguyên.................................................................................................................... 6

Bảng 1.1: Khối lượng sản phẩm khai thác từ rừng ước tính giai đoạn 2008-2014 của
huyện Thọ Xuân..............................................................................................................7
1.2. Tình hình kinh tế, xã hội...................................................................................................9
1.2.1. Phát triển kinh tế.......................................................................................................................... 9

Hình 1.1: Biểu đồ tỷ lệ đong gop GDP của các ngành kinh tế...........................................9
Bảng 1.2: Tổng kết thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2008- 2014.........11
Bảng 1.3: Thực trạng phát triển xã hội huyện Thọ Xuân giai đoạn 2008- 2014..............16
1.3. Tổng quan về đặc điểm sông Chu chảy qua huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoa.................17
1.3.1. Giới thiệu về sông Chu.................................................................................................17
1.3.2. Các nguồn ô nhiễm môi trường nước sông Chu đoạn chảy qua huyện Thọ Xuân tỉnh
Thanh Hoa.................................................................................................................................17
1.3.3.Các nghiên cứu về sông Chu.........................................................................................19

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................20
2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu..................................................................................... 20

2.3. Thực nghiệm..................................................................................................................20



Bảng 2.2: Bảng điều kiện bảo quản và dụng cụ lưu trữ mẫu.........................................22
Thông số tổng chất rắn lơ lửng............................................................................................................. 24
Thông số COD..................................................................................................................................... 25
Thông số BOD5................................................................................................................................... 27
Thông số NO2-.................................................................................................................................... 28
Thông số NO3-.................................................................................................................................... 30
Thông số NH4+................................................................................................................................... 32
Thông số PO43-................................................................................................................................... 33
Thông số Fe......................................................................................................................................... 35
Thông số Cl-........................................................................................................................................ 37
Thông số Coliform............................................................................................................................... 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................59


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxy hóa sinh học

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

DO

: Oxy hòa tan


PTN

: Phòng thí nghiệm

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

WQI

: Chỉ số chất lượng nước

PTN

: Phòng thí nghiệm

Dd

: dung dịch

TT


: Thị Trấn

KCN

: Khu công nghiệp


DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................2
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................................1
3. Tom tăt nôi dung nghiên cứu..............................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoa.........................................3
1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................................................... 3
1.1.2 Địa hình, địa mạo.......................................................................................................................... 3
1.1.3. Khí hậu........................................................................................................................................ 4
1.1.4 Các nguồn tài nguyên.................................................................................................................... 6

Bảng 1.1: Khối lượng sản phẩm khai thác từ rừng ước tính giai đoạn 2008-2014 của
huyện Thọ Xuân..............................................................................................................7
1.2. Tình hình kinh tế, xã hội...................................................................................................9
1.2.1. Phát triển kinh tế.......................................................................................................................... 9

Hình 1.1: Biểu đồ tỷ lệ đong gop GDP của các ngành kinh tế...........................................9
Bảng 1.2: Tổng kết thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2008- 2014.........11
Bảng 1.3: Thực trạng phát triển xã hội huyện Thọ Xuân giai đoạn 2008- 2014..............16

1.3. Tổng quan về đặc điểm sông Chu chảy qua huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoa.................17
1.3.1. Giới thiệu về sông Chu.................................................................................................17
1.3.2. Các nguồn ô nhiễm môi trường nước sông Chu đoạn chảy qua huyện Thọ Xuân tỉnh
Thanh Hoa.................................................................................................................................17
1.3.3.Các nghiên cứu về sông Chu.........................................................................................19

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................20
2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu..................................................................................... 20

2.3. Thực nghiệm..................................................................................................................20


Bảng 2.2: Bảng điều kiện bảo quản và dụng cụ lưu trữ mẫu.........................................22
Thông số tổng chất rắn lơ lửng............................................................................................................. 24
Thông số COD..................................................................................................................................... 25
Thông số BOD5................................................................................................................................... 27
Thông số NO2-.................................................................................................................................... 28
Thông số NO3-.................................................................................................................................... 30
Thông số NH4+................................................................................................................................... 32
Thông số PO43-................................................................................................................................... 33
Thông số Fe......................................................................................................................................... 35
Thông số Cl-........................................................................................................................................ 37
Thông số Coliform............................................................................................................................... 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................59


DANH MỤC HÌNH
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................1

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................2
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................................1
3. Tom tăt nôi dung nghiên cứu..............................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoa.........................................3
1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................................................... 3
1.1.2 Địa hình, địa mạo.......................................................................................................................... 3
1.1.3. Khí hậu........................................................................................................................................ 4
1.1.4 Các nguồn tài nguyên.................................................................................................................... 6

Bảng 1.1: Khối lượng sản phẩm khai thác từ rừng ước tính giai đoạn 2008-2014 của
huyện Thọ Xuân..............................................................................................................7
1.2. Tình hình kinh tế, xã hội...................................................................................................9
1.2.1. Phát triển kinh tế.......................................................................................................................... 9

Hình 1.1: Biểu đồ tỷ lệ đong gop GDP của các ngành kinh tế...........................................9
Bảng 1.2: Tổng kết thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2008- 2014.........11
Bảng 1.3: Thực trạng phát triển xã hội huyện Thọ Xuân giai đoạn 2008- 2014..............16
1.3. Tổng quan về đặc điểm sông Chu chảy qua huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoa.................17
1.3.1. Giới thiệu về sông Chu.................................................................................................17
1.3.2. Các nguồn ô nhiễm môi trường nước sông Chu đoạn chảy qua huyện Thọ Xuân tỉnh
Thanh Hoa.................................................................................................................................17
1.3.3.Các nghiên cứu về sông Chu.........................................................................................19

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................20
2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu..................................................................................... 20


2.3. Thực nghiệm..................................................................................................................20


Bảng 2.2: Bảng điều kiện bảo quản và dụng cụ lưu trữ mẫu.........................................22
Thông số tổng chất rắn lơ lửng............................................................................................................. 24
Thông số COD..................................................................................................................................... 25
Thông số BOD5................................................................................................................................... 27
Thông số NO2-.................................................................................................................................... 28
Thông số NO3-.................................................................................................................................... 30
Thông số NH4+................................................................................................................................... 32
Thông số PO43-................................................................................................................................... 33
Thông số Fe......................................................................................................................................... 35
Thông số Cl-........................................................................................................................................ 37
Thông số Coliform............................................................................................................................... 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................59


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống cho con người
cũng như toàn bộ sinh vật trên Trái Đất, tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển
của con người, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp,… làm cho nguồn nước
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người,
suy giảm đa dạng sinh học.Sông Chu là phụ lưu lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ
vùng núi Houa (2.062 m), tây bắc Sầm Nưa ở Lào, chảy theo hướng tây bắc - đông
nam, đổ vào bờ phải sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Ngã Ba Đầu, Ngã Ba Bông), cách
cửa sông 25,5 km. Dài 325 km, phần chảy ở Việt Nam là 160 km, qua các
huyện Quế Phong (Nghệ An); Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Diện tích lưu

vực 7.580 km², phần ở Việt Nam 3.010 km²; cao trung bình 790 m, độ dốc trung
bình 18,3%; mật độ sông suối 0,98 km/km². Tổng lượng nước 4,72 km³ ứng với lưu
lượng trung bình năm 148 m³/s và môđun dòng chảy năm 18,2 l/s.km².
Nhận thức được tầm quan trọng của sông Chu. Em muốn tiến hành đánh giá
môi trường nước sông Chu từ đoạn chảy qua huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để
đánh giá chính xác được chất lượng nước sông tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh giá chất lượng nước sông Chu, đoạn chảy qua huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa 6 tháng đầu năm 2016”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá chất lượng nước sông Chu, đoạn chảy qua huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa 6 tháng đầu năm 2016.
- Luận giải được nguyên nhân gây ô nhiễm.
3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
- Lấy mẫu và đo nhanh các thông số (DO, pH, nhiệt độ).

1


- Phân tích tại PTN các thông số: COD, BOD, NO 3-, NO2-, NH4+, TSS, PO43- ,
tổng Fe, Cl-, Coliform.
- Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường nước.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Thọ Xuân nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng miền núi
phía Tây Thanh Hoá với toạ độ địa lý từ 19050’ đến 20000’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến
105030’ kinh độ Đông.
Thị trấn Thọ Xuân là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá của
huyện; Cách thành phố Thanh Hoá 38km về phía Đông, cách khu công nghiệp Lam
Sơn(cùng huyện) 20km về phía Tây. Quốc lộ 47 từ huyện Triệu Sơn chạy về phía
Tây bắc qua huyện Thọ Xuân rồi theo hương Tây nối với khu công nghiệp Lam Sơn
và cũng là nối với đường Hồ Chí Minh. Vị trí tiếp giáp các huyện sau:
– Phía Bắc giáp huyện Ngọc Lặc và huyện Yên Định
– Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn
– Phía Đông giáp huyện Thiệu Hoá
– Phía Tây giáp huyện Thường Xuân.
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Thọ Xuân là huyện đồng bằng bán sơn địa, vị trí chuyển tiếp giữa các huyện
đồng bằng và từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Địa hình Thọ Xuân được chia làm hai vùng cơ bản: vùng trung du và vùng
đồng bằng.
a. Vùng trung du
Gồm 13 xã nằm về phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện. Đây là vùng đồi
thoải có độ cao từ 15m đến 150m, tích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp,
cây ăn quả, lâm nghiệp,…
Toàn vùng có 17.988,63 ha chiếm 59,94% diện tích toàn huyện, vùng này
được chia thành hai tiểu vùng:
• Tiểu vùng đồi núi thấp bao quanh phía Tây Bắc của huyện gồm 6 xã: Thọ
Lập, Xuân Thiên, Xuân Châu, Quảng Phú, Thọ Minh, Xuân Lai; địa hình có độ cao
từ 15m – 150m.

3



• Tiểu vùng đồi bao quanh phía Tây Nam của huyện có 7 xã: Thọ Lập, Thọ
Xương, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Bái, Xuân Sơn và thị trấn Lam Sơn; địa hình
có độ cao từ 20m đến 150m.
Địa hình phức tạp, có nhiều đồi thấp bát úp, xen kẽ với đất trồng lúa.
b. Vùng đồng bằng
Gồm 27 xã, 1 Thị trấn nằm hai phía tả và hữu ngạn sông Chu, có độ cao từ
6m – 17m. Diện tích tự nhiên toàn vùng 12.021,51 ha chiếm 36,67 ha diện tích toàn
huyện. Vùng này được chia thành 2 tiểu vùng.
• Tiểu vùng hữu ngạn sông Chu gồm 18 xã: Xuân Khánh, Thọ Nguyên,
Xuân Thành, Hạnh Phúc, Thị trấn Thọ Xuân, Tây Hồ, Bắc Lương, Nam Giang,
Xuân Phong, Thọ Lộc, Xuân Quang, Xuân Trường, Xuân Giang, Xuân Hoà, Thọ
Hải, Thọ Diên, Xuân Sơn, Xuân Hưng địa hình có độ cao từ 6m – 17m, nghiêng dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
• Tiểu vùng tả ngạn sông Chu gồm 9 xã: Phú yên, Xuân Yên, Xuân Bái,
Xuân Minh, Xuân Lập, Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường, Thọ Thắng; địa hình có
độ cao từ 6m – 15m.
1.1.3. Khí hậu
Là vùng tiếp giáp giữa hai nền khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ và khu Bốn cũ
và sự nối tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, nền khí hậu của huyện Thọ
Xuân vẫn là nền khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa. Nhưng ngoài những yếu tố
chung, khí hậu ở đây vẫn có những yếu tố khác biệt, đặc thù riêng.
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí bình quân năm 23,4 0C; Trung bình năm cao 26,7 0C;
Trung bình năm thấp 20,30C; Nhiệt độ cao tuyệt đối 41,10C.
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí bình quân năm 86%; Trung bình năm cao 97%, trung bình
năm thấp 60%. Độ ẩm không khí thấp tuyệt đối 18%.
c. Lượng mưa
Lượng mưa bình quân năm 1.642 mm; Năm cao nhất 2.947mm; Năm thấp
nhất 1.459mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9: 375mm; Tháng có lượng

4


mưa nhỏ nhất là tháng 1: 2mm; Số ngày mưa trung bình trong năm 137 ngày; Tháng
có ngày mưa nhiều nhất tháng 8: 16 ngày; Tháng có ngày mưa ít nhất tháng 12: 4
ngày.
d. Giờ nắng
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 1.680 giờ; Số giờ nắng nhiều nhất
trong tháng là tháng 7 tổng số 219 giờ; Số giờ nắng ít nhất trong tháng là tháng 2
tổng số 48 giờ.
e. Sương
Sương mù: Thường xuất hiện trong mùa đông và mùa xuân. Số ngày có
sương mù trong năm tập trung vào các tháng 11 và 12, từ 6 – 8 ngày, sương mù xuất
hiện làm tăng độ ẩm không khí và đất.
Sương múi: Những năm rét nhiều, sương muối xuất hiện vào tháng 1 và
tháng 2 gây ảnh hưởng tới sản xuất, tuy nhiên mức độ gây hại không lớn.
g. Gió, bão, mưa
Hàng năm ở Thọ Xuân vẫn chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa:
- Mùa đông: Gió mùa Đông Bắc thường rét, khô và hanh, xuất hiện từ tháng
9 đến tháng 3 năm sau.
- Mùa hè: Có gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 mang hơi nước từ
biển vào, thường có mưa.
Ngoài ra trong mùa này còn có gió Tây Nam (dân gian thường giọ là gió
Lào) xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7 gây ra tình trạng naóng và khô hạn. Gió này
thường kéo dài từ 15 – 20 ngày chia làm nhiều đợt trung bình mỗi đợt từ 2 – 3 ngày,
dài hơn là 6 – 7 ngày gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và đời sống dân cư.
Hướng gió thịnh hành nhất vẫn là Đông và Đông Nam, tốc độ trung bình 1,3
m/s, lớn nhất là 20 m/s.
Từ tháng 7 đến tháng 10, bão thường đổ bộ từ biển vào, tốc độ gió cấp 8 – 9
cá biệt có thể tới cấp 11 – 12 kèm theo mưa to, gây thiệt hại về tài sản, tác hại đến

cây trồng, vật nuôi…

5


Riêng mưa ở Thọ Xuân có thể chia mưa thành 2 thời kỳ: Mưa tiểu mãn và
mưa lũ chính.
- Từ tháng 5 đến 6 do hội tụ các loại gió, thường xuất hiện lụt tiểu mãn. Lúc
này, nước mưa cục bộ và từ sông cầu Chày đổ về gây ảnh hưởng đến phía Đông Bắc
huyện.
- Mùa mưa chính: Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 85% lượng
mưa cả năm, tập trung chủ yếu ở các tháng 8, 9, 10. Lượng mưa 3 tháng này chiếm
50% – 60% lượng mưa cả năm và thường gây ra lũ lụt.
- Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, tổng lượng mưa các tháng
này khoảng 105mm – 180mm. Chiếm 10% – 15% lượng mưa cả năm.
1.1.4 Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 30.035,58 ha. Trong đó quỹ đất
cho sản xuất nông nghiệp là 15.347 ha.
Đất đai của huyện Thọ Xuân được hình thành một các rõ rệt trên sản phẩm
phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất tích tụ từ tác động của sông – biển. Các
loại đá mẹ và mẫu chất hình thành đất bao gồm: Đá gabro, đá phiến, đá vôi, sản
phẩm dốc tụ của các loại đá phiến - cát kết – gabro, phù sa cổ, phù sa mới.
Theo kết quả điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất của Đoàn đo đạc bản đồ
và quy hoạch sở địa chính Thanh Hoá năm 2015, đất nông nghiệp của Huyện Thọ
Xuân. Được chia thành 4 nhóm chính sau:
– Nhóm đất xám: Agrsols, có diện tích:
8.931,0 ha;
– Nhóm đất phù sa: Fluvisols, có diện tích:


15.893,2 ha;

– Nhóm đất đỏ: Fersalsols, có diện tích:
– Nhóm đất tầng mỏng: Leptosls, có diện tích:

809,1 ha;
627,3 ha.

b. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Thọ Xuân chủ yếu là rừng trồng mới được khôi phục,
động vật hầu như không có. Kết quả kiểm tra rừng năm 2014, Thọ Xuân có
6


2.799,62 ha rừng, trong đó đất rừng sản xuất là 2672,84 ha, đất rừng phòng hộ
107,78 ha, đất rừng đặc dụng 19,0 ha. Hiện tại đất đồi núi chưa sử dụng đang tiếp
tục được khai thác để trồng cây lâm nghiệp vào năm tới là 2.688,6 ha. Khối lượng
sản phẩm lâm nghiệp có thể khai thác được ước tính như sau:
Bảng 1.1: Khối lượng sản phẩm khai thác từ rừng ước tính giai đoạn 2008-2014
của huyện Thọ Xuân
Cây lâm

UTH

Bình quân

4851,0

Năm 2014
4980


Năm(%)
100,6

467,0

485,0

510,0

101,2

196,0

202,0

227,0

102,9

Năm 2008

Năm 2010

m

4492,0

Tre luồng


1000cây

Nứa giấy

Tấn

nghiệp
Gỗ tròn

Đơn vị
3

Trích từ Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa năm 2014.
d. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
Khoáng sản ở Thọ Xuân, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, đá
xây dựng tập chung ở các xã Thọ Lâm 52,0 ha, Xuân Phú 22,50 ha, Xuân Thắng
40,20 ha, Xuân Châu 5,5 ha. Ngoài ra còn có đá, sỏi, cát xây dựng tập trung ở các
xã ven sông Chu và đất sét làm gạch ngói ở nhiều xã trong huyện.Tài nguyên
khoáng sản ở Thọ Xuân tuy không phong phú và đa dạng về loại hình so với những
vùng đất khác, nhưng khoáng sản ở Thọ Xuân vẫn là nguồn lực quan trọng và to lớn
để tận dụng khai thác phục vụ cho trong vùng.
e. Tài nguyên nước
• Nước mặt
Thọ Xuân có nguồn nước mặt khác phong phú từ sông Chu, sông Hoàng,
sông Cầu Chày. Ngoài ra còn có các kênh rạch nhỏ và các hồ chứa nước: Hồ Sao
Vàng, hồ Cửa Trát…, ngồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu
được lấy từ sông Chu qua hệ thống thuỷ nông sông Chu tưới cho các xã, tiểu vùng
hữu ngạn sông Chu và lấy từ sông Cầu Chày bằng các trạm bơm điện tưới cho các
xã đồng bằng thuộc tiểu vùng tả ngạn sông Chu.

7


• Nước ngầm
Nước ngầm của Thọ Xuân tuy phong phú nhưng phân bố không đồng đều
giữa các vùng. Phía Đông Thọ Xuân, địa hình hơi dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam,
địa chất ở đây là trầm tích hệ thứ 4 có bề dày trung bình 60m tạo ra 3 lớp nước
ngầm, hai lớp dưới rất phong phú, lưu lượng 22 – 23 l/s, độ khoáng 1 -1,2 g/l. Phủ
lên 2 lớp dưới là lớp nước trầm tích rất nghèo. Lưu lượng chỉ 0,1 – 0,7 l/s. Phía Tây
bao gồm dải đồi thấp ven đồng bằng có độ cao trung bình trên dưới 20m. Nước
ngầm ở khu vực này phân thành 2 lớp, lớp trên lượng nước rất nghèo trong mùa
khô. Lớp dưới có độ sâu 70 -80m, trử lượng khá phong phú, lưu lượng 4 – 6
l/s. Ngoài giếng khơi nhân dân còn sử dụng giếng khoan lấy từ mạch nước sâu
phục vụ sinh hoạt và đời sống.
f. Tài nguyên du lịch
Huyện Thọ Xuân có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và đặc sắc mang
đậm chất dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn huyện còn lưu giữ và tồn tại rất nhiều các
khu di tích lịch sử các giá trị văn hoá đặc sắc. Đó chính là một lợi thế cho huyện
phát triển mở rộng phát triển du lịch văn hoá.
- Trò Xuân Phả ở xã Xuân Trường là một món ăn tinh thần, một loại hình
nghệ thuật đặc biệt, đã từng được tiến vua.
- Di tích lịch sử kiến trúc Lê Hoàn tại xã Xuân Lập, gồm: đền thờ, lăng
Hoàng Khảo, lăng Quốc Mẫu, lăng bố nuôi Lê Ðột và đền sinh thánh.
- Khu di tích lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam và thị trấn Lam Sơn) gồm: đền
thờ Lê Thái tổ, cung điện, lăng bia các vua và hoàng hậu nhà Lê.
- Ðền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm (tại xã Thọ Diên và
Xuân Lập).
- Quần thể di tích cách mạng xã Xuân Hoà, Thọ Xuân.
- Quần thể di tích lịch sử cách mạng xã Xuân Minh huyện Thọ Xuân.
Ngoài ra, Thọ Xuân còn nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh như: đền thờ

khắc Quốc công Lê Văn An (làng Diên Hào - xã Thọ Lâm), đền thờ Quốc Mẫu
(làng Thịnh Mỹ - xã Thọ Diên).
8


Bên cạnh đó Thọ Xuân còn có những món ăn nổi tiếng như bánh gai Tứ Trụ,
bánh răng bừa đã co tiếng khắp xa gần
1.2. Tình hình kinh tế, xã hội
1.2.1. Phát triển kinh tế

Hình 1.1: Biểu đồ tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế.
Trích từ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa năm 2015.
a. Tình hình phát triển công nghiệp
- Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân hàng
năm trên 20%. Các ngành nghề truyền thống như: cót nan, cót ép, gạch ngói, cơ khí
tiếp tục phát triển cả quy mô, số lượng và chất lượng. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã
bắt đầu được khôi phục với tiềm năng đầy triển vọng. Các nghề như làm bột giấy,
nghề mộc cao cấp, nghề xẻ xuất khẩu… phát triển nhanh chóng. Trong đó, các công
nghiệp sản xuất công nghiệp sản xuất đường và sản xuất giấy chiếm 1 tỷ trọng lớn
trong sự phát triển công nghiệp của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
• Công nghiệp sản xuất đường
Trên địa bàn có 2 nhà máy đường của công ty cổ phần mía đườg LASUCO
nằm ở Thị trấn Lam Sơn với công suất 9000 tấn /ngày. Tiêu thụ khoảng

9


100.000.000 tấn mía/ năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 15%/năm. Thu
nhập bình quân đầu người: 371,5 USD/tháng

• Công nghiệp sản xuất giấy
Trên địa bàn có 1 nhà máy nằm tại Thị trấn Lam Sơn Công ty CP Giấy Mục
Sơn Thanh Hóa, thuộc khu 3, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, là
đơn vị chuyên sản xuất giấy bìa cacton, với dây chuyền thiết kế của nhà máy
khoảng 10.000 tấn/năm. Nguyên liệu sản xuất bột giấy của nhà máy là giấy phế
liệu, bột giấy, tre, nứa. Có công suất chế biến từ 25 - 30 tấn giấy/ngày đêm, lượng
nước thải từ chế biến khoảng trên 150 m3 nước thải/ngày đêm.. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân: 4,7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người: 223.5 USD/tháng.
Nước thải của bộ phận nấu bột và nghiền ủ bột được thu hồi chảy qua đường
ống dẫn nước đưa qua các hồ trung chuyển và lắng đọng cuối cùng đến hồ sinh học
để xử lý, sau đó được xả vào bể lắng để phục vụ tái sản xuất, một phần nước thải
thừa mới xả ra môi trường.
b. Tình hình phát triển nông- lâm nghiệp
Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính tới năm 2010 là 1592.0 tỷ đồng( tính
theo giá năm 1994 giá so sánh) trung bình giai đoạn 2006- 2010 tăng 13%/năm.
Giai đoạn 2008- 2014, Thọ Xuân vẫn luôn xác định “Nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu”. Nhưng với sự hoạt động và phát triển của khu công nghiệp mía
đường Lam Sơn và nhà máy giấy Mục Sơn đã có tác dụng làm thay đổi cục diện
kinh tế cho 15 xã và vùng bán sơn địa và miền núi của huyện. Hiệu quả sử dụng quỹ
đất đạt mức bình quân 55 - 60 triệu đồng/ha/năm.
Về nông nghiệp: Nông nghiệp đã có sự chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu
cây trồng, vật nuôi phù hợp theo xu hướng sản xuất hàng hóa ở các vùng chuyên
canh, thâm canh. Năng suất lúa và cây lương thực tăng lên rõ rệt. Sản lượng mía
đường nguyên liệu từ 227 nghìn tấn/năm. Trong 5 năm qua huyện cũng đã có chính
sách chuyển đổi giống cây trồng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng
của huyện như việc trồng rộng rãi các loại cây công nghiệp năng xuất cao như cây
cao su, cây đậu tương tại các khu vực đát trống đồi núi trọc thuộc nông trường Sao
10



Vàng. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nghành cũng được đánh giá là tương đối nhanh so
với mặt bằng chung toàn tỉnh. Được thể hiện trong bảng 1.2:
Bảng 1.2: Tổng kết thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 20082014.
ST
T
1

Đơn
Chỉ tiêu

vị
tính

Thực
hiện

Thực hiện

năm

năm 2010

2008

Ước tính

Bình

thực hiện


quân

năm 2014

năm (%)

Tổng diện
tích gieo

Ha

31,413

31,413

30,000

98,8

trồng
+ Vụ đông

Ha

6,948

6,948

6,500


98,3

Ha

13,849

13,849

13,500

99,36

Ha

10,616

10,616

10,650

100,01

Ha

15,345

15,042

15,600


100.91

Ngô

Ha

5,612

5,437

3,500

89,5

Lạc

Ha

839

777

800

100,73

Mía

Ha


3,795

3,900

3,500

97,3

Đậu tương

Ha

601

463

1,200

126,8

Cao su

Ha

550

483

280


87,2

trồng chính
Lúa

Tạ/ha

57,6

62,5

65,0

102,26

Ngô

Tạ/ha

47,4

48,9

52,0

104,7

Lạc

Tạ/ha


17,8

18,0

19,6

102,1

Mía

Tạ/ha

60,2

64,89

65,0

100,03

+ Vụ chiêm
xuân
+ Vụ thu mùa
Lúa cả năm

2

Năng suất
một số cây


11


ST
T
3

Đơn
Chỉ tiêu

vị
tính

Thực
hiện

Thực hiện

năm

năm 2010

2008

Ước tính

Bình

thực hiện


quân

năm 2014

năm (%)

Sản phẩm
chủ yếu
Sản lượng
lương thực có

1000
tấn

hạt
Trong đó +

1000

Thóc
Ngô

tấn
1000

Lạc vỏ

tấn
1000


Mía cây

tấn
1000

115,003

120,544

122,210

100,61

88,381

93,941

101,400

100,8

26,622

26,603

19,250

99,9


1,494

1,398

1,568

96,2

228,459
253,071
227,500
99,6
tấn
Trích từ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa năm 2015.
- Về chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 42,3% giá trị sản xuất nông
nghiệp. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm được thay đổi cơ bản theo hướng năng suất và
chất lượng. Các đàn bò lai, lợn hướng nạc, gà - vịt siêu trứng…đã phát huy hiệu quả
cao. Hiện nay cả huyện có 429 trang trại với quy mô lớn và vừa.
- Về lâm nghiệp: Huyện chuyển nhanh từ khai thác sang trồng mới, phủ xanh
đất trống đồi trọc, khoanh nuôi chăm sóc,bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế
lâm nghiệp.

12


c. Dịch vụ- thương mại
Các hoạt động dịch vụ – thương mại phát triển ngày một nhiều ở khắp các
địa phương bình quân tăng 36%/ năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng xã hội hàng năm đạt 643 tỷ đồng trở lên.Hoạt động vận tải cũng phát triển

nhanh chóng. Khối lượng vận tải hàng hóa năm 2008 đạt 1,126.2 nghìn tấn, tới năm
2014 ước tính đạt 1,866.9 nghìn tấn. Hoạt động vận tải hành khách trung bình năm
2014 dạt 1,834.9 nghìn lượt hành khách. Hoạt động dịch vụ du lịch và dịch vụ lễ hội
ngày càng tạo sức hút như ở khu di tích lịch sử Lam Kinh, khu di tích lịch sử Lê
Hoàn và lăng mộ vua Lê Dụ Tông…. Hàng năm thu hút hàng nghìn người từ khắp
nơi về dâng hương tham gia lễ hội.
1.2.2 Phát triển xã hội
a) Tốc độ gia tăng dân số
Dân số toàn huyện năm 2014 là 239,6 nghìn người, dân tộc Kinh là chủ yếu,
chiếm khoảng 80% dân số, dân tộc Mường, Thái chiếm 20%, mật độ dân số 768
người/km2, gấp 2,3 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh Thanh Hoá (330 người/
km2), gấp 3,7 lần mật độ dân số trung bình của vùng Bắc Trung Bộ (206 người/km 2)
và 3,0 lần mật độ dân số trung bình cả nước (252 người/km2).
Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2008 – 2014 là 0,64%/ năm, thấp hơn
mức tăng dân số của tỉnh 1,02% và của vùng Bắc Trung Bộ 1,01%. Trong những
năm qua huyện đã thực hiện tốt công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình, nhận thức
của người dân về dân số – kế hoạch hoá gia đình ngày các cao nên tốc độ tăng dân
số của huyện có xu hướng giảm dần. Năm 2009 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của
huyện là 8,9%, năm 2008 là 5,4%. Tuy nhiên mức sinh ở một số vùng dân cư còn
cao và tiếp tục tăng, như ở vùng dân cư theo đạo thiên chúa, vùng dân chài sống
trên sông nước, các xã nghèo, vùng sâu vùng xa.
Về phân bố dân cư: hầu hết dân cư của huyện sống ở địa bàn nông thôn,
chiếm trên 90,7% dân số toàn huyện, dân số thành thị chiếm 9,3%, thấp hơn so với
bình quân chung của tỉnh 9,8% và thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước

13


27%. Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thọ
Xuân trong những năm qua còn thấp.

Sự phân bố dân cư trong huyện không đồng đều, xã có dân số cao nhất huyện
là Xuân Thiên 10.895 người, chiếm 4,5% dân số toàn huyện, xã có dân số ít nhất
Thọ Thắng 2.333 người, chiếm 0,97% dân số của huyện. Mật độ dân số tập trung
cao ở những xã đồng bằng và khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cao nhất là thị
trấn Thọ Xuân 3.476 người/km 2, thị trấn Sao Vàng 3.290 người/km 2. Các xã miền
núi như Xuân Phú, Quảng Phú, Xuân Thắng, Thọ Lâm, có mật độ dân số thấp trong
toàn huyện.
b. Thực trạng phát triển xã hội
Về giáo dục, Thọ Xuân là huyện có truyền thống khoa cử với nhiều người tài
giỏi đã đi vào lịch sử và đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước qua các thời
kì. Giai đoạn 2008- 2014 huyện đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học,
100% số xã đạt chuẩn về phổ cập THCS. Số học sinh tiểu học đạt 14,215.0 nghìn
người, số học sinh trung học đạt 13,200.0 nghìn người, số học sinh phổ thông
8,771.0 nghìn người( ước tính năm 2010). Hệ thống giáo dục nhìn chung dã hoàn
thiện, không còn trường lớp mái tranh không kiên cố, không có tình trạng học 3 ca,
hệ thống trang thiết bị giáo dục đang được trang bị hoàn thiện, trình độ giáo viên đã
đáp ứng nhu cầu dạy học và đổi mới sách giáo khoa của bộ giáo dục. Hiện nay số
giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 97% tổng số giáo viên đang công tác
giảng dạy trên địa bàn huyện. Hàng năm huyện có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, tỉ
lệ đỗ vào các trường đại học lớn của cả nước liên tục tăng và nằm trong tốp đầu của
tỉnh. Trường THCS chuyên Lê Thánh Tông, trường THPT Lê Lợi là những trường
có tiếng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Về y tế, mạng lưới y tế đã được phát triển rộng khắp tới tận thôn bản trên địa
bàn toàn huyện và có nhiều kết quả đáng khen ngợi. Toàn huyện đã thực hiện đầy
đủ các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em, vệ sinh môi trường v.v… Nhờ đó mà hạn chế và ngăn chặn kịp thời
các loại dịch bệnh. Huyện đã ổn định được tỷ lệ tăng dân số ở mức 0.5 – 0.6%,
14



giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 17,1%. Hầu hết các gia đình đã có nhà
tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh. 100% dân số trong huyện đều được sử dụng nguồn nước
hợp vệ sinh. Tỉ lệ số giường bệnh/vạn dân năm 2010 ước tính là 7.5 giường bệnh/
vạn dân. Số bác sĩ đạt 1.3 bác sĩ/ vạn dân. Tỉ lệ xã có bác sĩ là 35% (năm 2010).
Nhìn chung mảng y tế huyện trong những năm qua phát triển nhưng chưa đáp ứng
thật sự đúng mức yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tỉ lệ bác sĩ tính trên khu
vực dân cư còn thấp, số xã đạt chuẩn y tế cũng còn thấp. Sự phát triển về y tế chưa
tương xứng với sự phát triển chung của huyện.
Về môi trường, môi trường sinh thái của huện vẫn được đảm bảo. Trung tâm
y tế dự phòng huyện phối hợp tốt với các phòng ban của huyện trông việc an toàn
thực phẩm, vệ sinh nguồn nước khu dân cư, thường xuyên kiểm tra rà soát các cơ sở
kinh doanh, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện về chất thải sản xuất, sinh hoạt ra môi
trường. Bên cạnh đó huyện cũng đang thực hiện kế hoạch phủ xanh đất trống đồi
núi trọc trên địa bàn cải tạo nguồn nước và cảnh quan trên địa bàn huyện. Việc giao
đát giao rừng tới hộ dân cũng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Đời sống văn hóa của nhân dân cũng luôn được quan tâm, 100% số xã có
nhà văn hóa. Số người tập thể dục thể thao chiếm 32,5% dân số, số gia đình thể dục
thể thao chiếm 22% số hộ. Các lĩnh vực thể dục thể thao cũng được chú trọng phát
triển, các cuộc thi thể dục thể thao thường xuyên tổ chức, hội khỏe phù đổng là nơi
giao lưu của nhân dân, mô hình đội bóng đá nữ của chi bộ phụ nữ huyện đang được
nhân rộng ở các xã trở thành một nét đẹp văn hóa. An ninh quốc phòng luôn được
đảm bảo.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả đạt được của huyện về phát triển xã hội
trong giai đoạn 2008- 2014

15


Bảng 1.3: Thực trạng phát triển xã hội huyện Thọ Xuân giai đoạn 2008- 2014


STT

Chỉ tiêu

1

Giáo dục
Số cháu đi nhà trẻ
Số học sinh mẫu
giáo
Số học sinh tiểu học
Số học sinh THCS
Số xã đạt chuẩn phổ
cập THCS
Số học sinh THPT

2

3

Văn hóa
Tỷ lệ xã phường có
nhà văn hóa
Tỷ lệ số hộ được
xem truyền hình
Tỷ lệ số hộ nghe
được đài tiếng nói
Việt Nam
Y tế
Tổng số giường bệnh

Số giường bệnh/vạn
dân
Số bác sĩ/vạn dân
Tỷ lệ xã có bác sĩ

Đơn vị

Ng.
người
Ng.
người
Ng.
người
Ng.
người

Thực
hiện
năm
2005

Ước tính
Thực
thực
hiện năm
hiện
2006
năm
2010


Bình
quân
năm
(%)

2,099.0

1,932.0

2,120.0

100.76

8,108.0

7,841.0

7,020.0

97.2

16,799.0

15,272.0

14,215.0

99.2

20,463.0


18,527.0

13,200.0

94.8



41.0

41.0

41.0

100

Ng.
người

7,833.0

8,678.0

8,771.0

98.9

%


100

100

100

%

99

99.1

99.3

%

100

100

100

Giường

180

180

180


Giường

7.5

7.5

7.5

Bác sĩ

1.3

1.3

1.6

%

29.2

29.3

35.2

Trích từ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa năm 2015.

16



×