Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thị trấn Mộc Châu và Nông trường Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La; Giai đoạn 20202030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đồ án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn và kiến thức đã được
chọn lọc. Các tài liệu tham khảo hoàn toàn là tài liệu chính thống đã được công bố.
Đồ án dựa trên sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Bình Minh– Giảng viên Khoa
Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và TS. Phạm Thị
Tố Oanh.
Tôi xin cam đoan đồ án này chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm và tài liệu theo danh mục tài liệu của đồ án.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Hà Thị Diệu Linh


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và đặc biệt quý thầy cô Khoa Môi trường đã tận
tình truyền đạt cho em những kiến thức trong suốt 4 năm học qua, những kiến thức
quý báu đó sẽ là hành trang cho em trong công việc sau này.
Để đề tài “Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thị trấn Mộc Châu và
Nông trường Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La; Giai đoạn 2020-2030”
được hoàn thành một cách trọn vẹn, giúp em tổng kết được những kiến thức đã học
trong suốt quá trình học tập, cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai
ngoài sự nỗ lực của bản thân còn nhờ vào sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy
cô, bạn bè và gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị
Bình Minh– Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội và TS. Phạm Thị Tố Oanh.Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em


gặp không ít những vướng mắc, khó khăn nhưng nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo kịp thời
và tận tình của cô em đã hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp.
Do kiến thức thực tế chưa nhiều, thời gian thực hiện đề tài còn hạn hẹp nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được cảm thông và ý kiến
nhận xét của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHỤ LỤC 1: CÁC SẢN PHẨM VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT
PHỤ LỤC 2: TÍNH TOÁN SỐ XE ĐẨY TAY CHO CÁC PHƯƠNG ÁN
PHỤ LỤC 3: KHÁI TOÁN KINH TẾ
PHỤ LỤC 4: TÌNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC RỈ RÁC VÀ KHÍ SINH RA TỪ BÃI
CHÔN LẤP
PHỤ LỤC 5: THÔNG SỐ KỸ THUẬT LÒ ĐỐT RÁC CNC-3000


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH ẢNH


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTR


Chất thải rắn

R-SH

Rác sinh hoạt

R-TH

Rác trường học

R-CQ

Rác cơ quan

R-YT

Rác y tế

R-XN

Rác xí nghiệp

R-C

Rác chợ

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường


TH

Tiểu học, trung học

VNĐ

Việt Nam đồng

GDTX

Giáo dục thường xuyên


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về
vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi trường đã trở thành
vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Phát triển
bền vững là xu hướng chung của các nước, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi
trường.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong các hoạt
động tiêu thụ, sản xuất thì một lượng lớn chất thải rắn được đưa vào môi trường. Cần
có công tác quản lý phù hợp để thu gom, xử lý chất thải rắn, tránh gây ô nhiễm.
Do phát triển dân số và tốc độ phát triển đô thị ngày một tăng, nhu cầu về điều
kiện sống, sinh hoạt và nhà ở tăng lên rất nhiều so với những năm trước. Vì vậy, lượng
rác thải sinh hoạt cũng tăng đột biến và là một trong những vấn đề môi trường bức
xúc, là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường khu vực đô thị và khu vực
nông thôn, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Chất thải rắn sinh hoạt ở các khu đô

thị, nông thôn chủ yếu phát sinh từ các nguồn phát sinh như chất thải rắn của các hộ
dân, bệnh viện, trường học, dịch vụ, thương mại, cơ quan, công sở, chợ,... Chất thải
rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt bao gồm chất dẻo PVC, pin, bóng
đèn hỏng có chứa thủy ngân, sơn, dầu mỡ, vật liệu xây dựng... Điều quan trọng hiện
nay vẫn chưa có sự phân loại rác trên địa bàn 2 thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông
trường Mộc Châu, rác thải hầu hết được người dân cho tất cả vào túi nilon hoặc bao tải
dứa rồi đổ thải bừa bãi, thường là khu đất trống bỏ hoang gần nhà hoặc vứt ra ven bờ
mương không thể thu gom tạo thành các bãi rác tự phát gây ô nhiễm theo vùng nghiêm
trọng, đặc biệt là mùi hôi thối, ruồi nhặng là nguyên nhân tiềm ẩn các nguồn dịch
bệnh, mặt khác nước rỉ rác ngấm xuống đất, sông suối, ao hồ cũng gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho nguồn nước mặt, gây mất mỹ quan,...
Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế của Viện Khoa học môi trường và Sức
khỏe cộng đồng, lượng rác thải sinh hoạt trung bình mà 1 người dân thị trấn Mộc Châu
thải ra khoảng là 1 kg/ng.ngày và Nông trường Mộc Châu thải ra khoảng là 0,87
kg/ng.ngày. Theo đó, lượng rác thải sinh hoạt trung bình 2 thị trấn khoảng 120 tấn rác
mỗi ngày. Số rác này mới được thu gom, xử lý bằng cách chôn lấp ở các bãi rác
khoảng 50-60%, còn lại đổ vào môi trường tự nhiên. Số dân sống ở nông thôn nhận
thức còn kém, hầu hết số rác thải đổ trực tiếp vào môi trường. Với các rác thải nguy
hại như rác thải y tế tại 2 bệnh viện thị trấn, 1 năm sẽ thải ra trung bình 949 kg rác thải
7


y tế, trong đó có 243kg chất thải độc hại (gồm các mô, bệnh phẩm cắt bỏ trong phẫu
thuật, bông gạc nhiễm khuẩn, xylanh, kim tiêm, dược phẩm,...) chưa được xử lý đúng
quy định, mới chỉ ở mức độ thu gom rác thải, chôn lấp ở các bãi rác. Việc xây dựng,
vận hành một bãi chôn lấp chất thải đồng nghĩa với việc tập trung một lượng lớn chất
ô nhiễm vào cùng một thời điểm. Do đó, việc lựa chọn địa điểm, việc xây dựng bãi
chôn lấp chất thải phải đồng thời tiến hành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi
trường. Các biện pháp giảm thiểu cần đặc biệt chú trọng đến việc giảm thiểu ô nhiễm
nước (nước mặt và nước ngầm); giảm thiểu ô nhiễm không khí (mùi, các khí độc, bụi,

ồn,...) và phải kèm theo phương ăn vận hành đúng quy trình kỹ thuật, phương án
phòng ngừa sự cố đột xuất gây ô nhiễm môi trường mở rộng ra ngoài khu vực bãi chôn
lấp.
Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn đã và đang trở thành vấn đề
cấp thiết hiện nay ở 2 thị trấn. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học về
chất thải rắn trên địa bàn, các loại chất thải này nếu không được quản lý sẽ gây hại cho
môi trường và con người.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài:
“Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thị trấn Mộc Châu và Nông
trường Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La; Giai đoạn 2020-2030”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất được quy hoạch quản lý chất thải rắn khu vực thị trấn
Mộc Châu và Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; giai đoạn
2020-2030 phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội huyện Mộc Châu.
- Mục tiêu cụ thể:
• Tìm hiểu hiện trạng về phát sinh chất thải rắn ở 2 bệnh viện, các trường học, khách
sạn, nhà nghỉ và khu dân cư.
• Đưa ra biện pháp quản lý phù hợp: Thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về chất thải rắn, thu thập những số liệu về hệ thống quản lý chất thải rắn
trên địa bàn thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu: dân số, tốc độ phát
sinh chất thải rắn, nguồn phát sin chất thải rắn, hiện trạng thu gom vận chuyển chất
thải rắn, công nghệ xử lý chất thải rắn.
- Xác định số lượng CTR phát sinh trong khu vực 2 thị trấn.
• Vạch tuyến thu gom (02 phương án)
• Thiết kế hệ thống xử lý (02 phương án)
• Khái toán kinh tế (02 phương án)
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI THỊ
TRẤN MỘC CHÂU VÀ THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG MỘC CHÂU
8



1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Mộc Châu là huyện miền núi, cao
nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông
Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km
vềhướng Tây Bắc, diện tích tự nhiên là
1.081,66 km2,chiếm 7,49% diện tích của
tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện,
thành phố của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc
Châu có Quốc lộ 6, 43 đi qua, có chung
đường biên giới với Việt Nam - Lào dài
40,6km [8].
Thị trấn Mộc Châu và Nông Trường Mộc Châu có vị trí:
-

Phía Đông và Đông Nam huyện Vân Hồ.

-

Phía Tây Và Tây Bắc giáp xã Chiềng Hắc.

-

Phía Nam giáp xã Đông Sang, Mường Sang, Phiêng Luông.

-

Phía Bắc giáp xã Tân Lập.


1.1.2. Địa hình, địa chất
Mộc Châu có đặc điểm đặc trưng địa hình vùng miền núi Tây Bắc, chia cắt
phức tạp, nằm trên hệ thống núi đá vôi, có cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương
đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, độ cao trung bình khoảng 1.050 m
so với mặt nước biển [8].
Thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu này có địa hình bằng
phẳng, mang đậm đặc trưng khí hậu ôn đới có lợi thế cho phát triển du lịch; đất đai phì
nhiêu có các nhóm đất chính như đất đỏ vàng với độ dày tầng đất khá, tỷ lệ mùn và
chất dinh dưỡng khá, có tiềm năng phát triển hàng hoá nông sản. Kết cấu hạ tầng đô
thị, giao thông, điện, nước,... phát triển hơn các vùng khác. Địa chất có nguồn gốc
trầm tích nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (mùn, đạm, lân,....) ở mức
trung bình, nhưng tầng đất không dày, thành phần cơ giới nặng. Các lớp đất đá ở đây
có khả năng chịu tải tốt thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.

9


1.1.3. Khí hậu
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có cả bốn mùa rõ rệt, mùa
đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều.
Mộc Châu có độ cao lớn nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở đây
quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình/năm khoảng 18-20, nhiệt độ cao nhất khoảng
38thấp nhất khoảng 2.
Lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.500 - 1.600 mm và độ ẩm không khí trung
bình 85%. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa phân bố không đều,
tập trung vào các tháng 6,7,8 (chiếm 80% lượng mưa trong năm).
Thị trấn chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Đông bắc thổi vào
mùa lạnh và gió Đông nam thổi vào mùa nóng. Trong các tháng mùa lạnh lượng bốc
hơi cao, lượng mưa thấp nên thường gây ra hạn hán [8].

1.1.4. Thủy văn
Do địa hình đá vôi nên nước mặt ở Mộc Châu rất hạn chế, trên địa bàn 2 thị trấn
có nhiều sông suối có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển các
thủy điện vừa và nhỏ.
-

Mùa mưa: dòng chảy của các dòng suối này lớn, có khi gây ra lũ ống, lũ quét với sự
lên xuống rất nhanh của mực nước, thời gian xuất hiện nhanh chỉ một vài giờ hoặc vài
ngày liên tiếp.

-

Mùa khô: dòng chảy rất hạn chế, nhất là hệ thống các suối nhỏ, diện tích dòng chảy bé,
nguồn nước rất khan hiếm, gần như cạn kiệt. Lưu lượng cạn kiệt nhất thường tập trung
vào tháng 3, 4 hàng năm.
Do đặc điểm địa hình miền núi nên hiếm khi có hiện tượng ngập lụt, tuy nhiên
cần chú ý hiện tượng sạt lở, lũ quét tại những khe núi, dốc [8].
Do đó, khi lựa chọn vị trí xây dựng các công trình cần tiến hành khảo sát và có
các biện pháp khắc phục phòng chống trượt lở, lũ quét.

1.1.5. Thực trạng cảnh quan môi trường
Thị trấn đã đầu tư xây dựng 3 khu vực công viên, vườn hoa để phục vụ nhân dân
đồng thời tạo cảnh quan và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Cảnh quan của thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu mang nhiều
vẻ đẹp đặc trưng của thị trấn vùng núi Tây Bắc, dân cư phân bố chủ yếu dọc theo
tuyến đường quốc lộ 6 và các tuyến đường nhánh quanh thị trấn. Do tập quán sinh
10


sống và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao và hệ thống giao thông, hệ

thống thoát nước nội thị, vệ sinh môi trường của khu vực vẫn chưa được quy hoạch
hợp lý nên đã gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy mức độ ô nhiễm chưa nhiều, về cơ
bản môi trường tự nhiên của thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu vẫn
giữ được sắc thái tự nhiên. Song, để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai,
cần có các biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo vệ môi trường.
1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội

1.2.1. Dân số
Theo chi cục thống kê huyện Mộc Châu, tính đến đầu năm 2015, dân số thị trấn
Mộc Châu có 34575 người, với mật độ 925 người/1km 2 (đất ở). Dân số thị trấn Nông
Trường Mộc Châu có 61574 người, với mật độ 2284 người/ 1km 2. Dân cư phân bố
không đồng đều, tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm duy trì ở mức 1,1%.[4]
1.2.2. Y tế
Mạng lưới cơ sở y tế được củng cố và phát triển, hiện tại mỗi thị trấn có 01 bệnh
viện huyện, quy mô hiện trạng khoảng 150 giường và đang được nâng cấp đạt 320
giường quy hoạch đến năm 2030, 01 trung tâm y tế, 01 trạm y tế trị trấn gồm 15
giường và các phòng khám đa khoa quy mô nhỏ gồm 15 giường [9].
Bảng 1.1: Danh sách các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn 2 thị trấn
Tên cơ sở

Số lượng

Số giường

Bệnh viện đa khoa Thị trấn Mộc Châu

1


150

Bệnh Viện Đa khoa thị trấn Nông Trường Mộc Châu

1

150

Trung tâm y tế

1

10

Trạm y tế thị trấn

2

10

Phòng khám đa khoa

4

15

1.2.3. Giáo dục
Theo các số liệu thống kê, hệ thống giáo dục các cấp hiện tại khá đầy đủ về số
lượng, trên địa bàn 2 thị trấn bao gồm: 03 trường mẫu giáo, 04 trường tiểu học, 05
trường THCS, 02 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trung tâm

Chính trị [10].

11


Bảng 1.2: Danh sách các trường học và số lượng học sinh
Tên trường

Thị trấn

Số học sinh

TH Mộc Lỵ

545

TH Tây Tiến

512

TH 8-4

435

THCS Mộc Ly

Mộc Châu

764


THCS Lê Quý Đôn

460

PTDT Nội Trú

445

THPT Mộc Lỵ

1325

THCS 19-5
THPT Thảo Nguyên
TTGDTX Mộc Châu

Nông trường Mộc
Châu

435
925
594

1.2.4. Chợ
Hiện nay 2 thị trấn đều có 02 chợ trung tâm và 01 chợ thực phẩm đáp ứng
khoảng 60% nhu cầu thực phẩm của cả 2 thị trấn [10]. Các công trình dịch vụ thương
mại khác đã có nhưng chưa đầy đủ, được tập trung chủ yếu dọc theo Quốc lộ 6 và đặc
biệt xung quanh chợ trung tâm. Nhiều cửa hàng buôn bán nhỏ được hình thành tự phát
xen lẫn với nhà ở ven đường của nhanh dân, còn tồn tại nhiều chợ cóc.
1.2.5. Giao thông

Quốc lộ 6 đoạn chạy qua địa bàn thị trấn dài khoảng 7 km được nâng cải tạo góp
phần làm cho giao thông trên địa bàn thống thoáng hơn, lộ giới 20,5 m, lòng đường
15m. Các đoạn đường trục chính đã có vỉa hè dành cho người đi bộ. Toàn thị trấn có
khoảng 6 km đường nhành, 9 km đường ngõ ngách cơ bản thuận lợi, các đoạn đường
đều đã được bê tông hóa. Các tuyến đường chính Quốc lộ 6 và Quốc lộ 43 nối với
nhau tạo mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện [10].
Cấp, thoát nước đô thị: Việc cấp, thoát nước 2 thị trấn đang được triển khai bằng
nguồn vốn ODA của Hàn Quốc, dự án đang được triển khai với tổng mức đầu tư 300 tỷ
đồng.
Hạ tầng điện: Đến nay tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có điện,
tuy nhiên, đến nay còn 16 bản chưa có điện lưới quốc gia [8].

1.2.6. Công nghiệp
12


Trên địa bàn 2 thị trấn có 14 doanh nghiệp sản xuất chè, 1 doanh nghiệp sữa, 2
doanh nghiệp khai thác khoáng sản với lượng rác phát sinh trong quá trình sản xuất
không đáng kể.
1.2.7. Thực trạng phát triển khu dân cư
Cơ sở hạ tầng thuộc 2 thị trấn tương đối phát triển hơn các khu vực khác của
huyện Mộc Châu. Thị trấn Mộc Châu và Nông trường Mộc Châu là khu vực trung tâm
kinh tế -chính trị, văn hóa của huyện, có quốc lộ 6 chạy qua khu trung tâm thị trấn nối
liền với các vùng trong tỉnh và các tỉnh bạn. Trong những năm gần đây, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường, tốc độ gia tăng dân số đã kéo theo hàng loạt các
yêu cầu phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có sự phát triển
mạnh mẽ của các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và sự phát
triển của dịch vụ, thương mại.
Tuy nhiên đây là một đô thị mang sắc thái chung của đô thị miền núi, quy mô của
khu vực trung tâm nhỏ, đất xây dựng đô thị không tập trung, thường phát triển theo

dọc các trục đường chính, từ trung tâm lan rộng dần ra xa ở những khu vực địa thế
thuận lợi. Những vấn đề về nước thải, nước sinh hoạt, bãi thải cũng khá bức xúc, còn
bị bỏ ngỏ.
1.3.

Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại khu vực

1.3.1. Nguồn phát sinh và hiện trạng thu gom tại nguồn
Hoạt động sinh hoạt của khu dân cư: dân cư 2 thị trấn tính tại thời điểm năm
2015 là 96149 người, trong đó tập trung với mật độ dân số cao chủ yếu ở khu vực thị
trấn Mộc Châu (khu vực 1), đây cũng là khu vực có tốc độ phát sinh chất thải rắn cao
nhất vào khoảng 1 kg/người.ngày [4]. Tại khu vực thị trấn Nông trường Mộc Châu
(khu vực 2) có tốc độ phát sinh chất thải rắn khoảng 0,87 kg/người.ngày. Lượng rác
sinh hoạt này được thu gom bởi đội quản lý Đô thị và vận chuyển đến bãi thải tập
trung.
Từ các cơ quan công sở, trường học, bệnh viện và các cơ sở y tế: tự thu gom và
được vận chuyển bởi đội quản lý Đô thị.
Từ các chợ (rác chợ): Hàng hóa chủ yếu của khu chợ này là đồ may mặc, cơ khí,
dụng cụ nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi gia súc, đồ ăn khô và một sô mặt hàng nông
sản, thực phẩm khác,... Ngoài ra còn có một khu vực dịch vụ thức ăn như: bún, phở,
cơm, bánh,... Tổng lượng rác phát sinh tại các khu vực này ước tính 800 kg/ngày. Bên
ngoài cổng chợ là điểm tập kết rác, tuy nhiên các thùng thu gom rác không chứa hết

13


rác nên rác thải đổ thành đống bên cạnh các thùng thu gom, không có sự phân loại, và
việc thu gom không liên tục làm sinh ra nước rỉ rác gây ra mùi rất khó chịu.
Thành phần CTR và khối lượng thu gom: cho đến nay các hoạt động thu gom và
xử lý rác thải chưa được quản lý đồng bộ ở tất cả các địa phương, các cơ sở, các cấp,

các ngành. Do đó chưa có một báo cáo hay khảo sát chính thức nào về thành phần
CTR cũng như khối lượng rác thải phát sinh và thu gom của khu vực.
1.3.2. Hiện trạng xử lý
Tỷ lệ rác được thu gom còn chưa cao và chưa quy hoạch được điểm tập kết rác
chính thức. Hiện tượng rác thải tồn đọng tại các khu vực công cộng và khu dân cư khá
phổ biến.
Hiện tại 2 thị trấn có 1 khu chứa CTR tập trung tại ranh giới giữa 2 bản Mường
Sang 1 và Mường Sang 2, xã Mường Sang, cách Trung tâm huyện 7 km và một số bãi
rác nhỏ khác. Rác thải hầu hết không được phân loại, bị chôn lấp tự do, tạo ra nhiều
bãi rác nhỏ phân tán, không đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trường. Tại bãi đổ, rác
được xử lý bằng cách đổ đống, phun chế phẩm sau đó đổ dầu đốt tự do một phần để
giảm thể tích. Điều này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nghiêm trọng đến chất lượng môi
trường không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh. Nước ri rác không
đươc thu gom triệt để, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
1.4.

Quy hoạch dự kiến thiết kế trạm xử lý
Trạm xử lý CTR dự kiến được xây dựng nằm trên địa bàn tiểu khu Bó Bun, Thị
trấn Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La. Khu vực dự kiến nằm cách đường
quốc lộ 6 và khu dân cư gần nhất khoảng 3km, nên hầu như các đối tượng này không
chịu ảnh hưởng của trạm xử lý rác dự kiến.

14


CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN
THU GOM CHẤT THẢI RẮN
2.1.

Dự báo tổng lượng CTR phát sinh đến năm 2030


2.1.1. Rác sinh hoạt (R-SH) của KV1 và KV2
Tại thời điểm cuối năm 2016, dân số KV1 là 34995 người, dân số KV2 là 62251
người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,1%, tiêu chuẩn thải ở khu vực 1 là là 1 kg/ng.ngày, tiêu
chuẩn thải ở khu vực 1 là là 0,87 kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom 90% ở 2 khu vực.
Dân số khu đô thị được dự báo đến năm 2030 dựa vào mô hình sinh trưởng –
phát triển (Mô hình Euler cải tiến) từ đó có thể tính toán tổng lượng R-SH phát sinh
hiện tại cũng như tương lai của địa phương.
Công thức tính theo mô hình Euler cải tiến [6, tr37]:
N*i+1 = Ni + rNi
Trong đó:
Ni

: Số dân ban đầu (người)

N*i+1 : Số dân sau một năm (người)
R

: Tốc độ tăng trưởng (%/năm)
: Thời gian (năm)

Công thức tính khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh các năm:
Rsh =

N .(1 + g ).qSH × 365
1000

Trong đó:
N


: Số dân trong giai đoạn tính toán (người)

g

: Tỷ lệ gia tăng dân số (%)

qSH : Tiêu chuẩn thải rác (kg/người.ngàyđêm)
Công thức tính lượng rác thải được thu gom các năm:
Rshtg = RSH P
Trong đó:
RSH : Lượng rác phát sinh (tấn/năm)
P

: Tỷ lệ thu gom (%)

Khối lượng riêng của rác: theo quy chuẩn 100-400 kg/m3. Lấy bằng 380 kg/m3.
15


Thể tích rác thu gom = Lượng rác thu gom/ khối lượng riêng (m3/năm)
Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng:
Bảng 2.1: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinhvà thu gom
trong 11 năm ở KV1
Khu vực I
Dân số

Tỷ lệ
gia tăng
dân số


Tiêu chuẩn
thải rác

Khối
lượng rác

Tỷ lệ
thu
gom

Lượng rác
thu gom

người

%năm

kg/người.ngđ

tấn/năm

%

tấn/năm

2020

36519

1.1


1

13329

90

11996.5

2021

36921

1.1

1

13476

90

12128.5

2022

37327

1.1

1


13624

90

12261.9

2023

37737

1.1

1

13774

90

12396.7

2024

38153

1.1

1

13926


90

12533.1

2025

38572

1.1

1

14079

90

12671.0

2026

38997

1.1

1

14234

90


12810.4

2027

39425

1.1

1

14390

90

12951.3

2028

39859

1.1

1

14549

90

13093.7


2029

40298

1.1

1

14709

90

13237.8

2030

40741

1.1

1

14870

90

13383.4

Tổng


126080.8

Năm

16


Bảng 2.2: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom
trong 11 năm ở KV2
Khu vực II
Dân số

Năm

người
65036
65751
66475
67206
67945
68693
69448
70212
70984
71765
72555

2020
2021

2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030

Tỷ lệ gia
tăng dân
số
%năm
1.1
1.1
1.1
1.1
1.1
1.1
1.1
1.1
1.1
1.1
1.1

Tiêu chuẩn
thải rác

Khối

lượng rác

kg/người.ngđ
0.87
0.87
0.87
0.87
0.87
0.87
0.87
0.87
0.87
0.87
0.87

tấn/năm
20652
20879
21109
21341
21576
21813
22053
22296
22541
22789
23040

Tỷ lệ
thu

gom
%
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
Tổng

Bảng 2.3: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Thành phần
Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
Giấy

Cao su
Rác vườn
Nhựa
Chất vô cơ
Thủy tinh
Kim loại khác
Đá, cát, sỏi, sành sứ,...
Tổng

% về khối lượng

Tổng

43.5%
8.4%
4.3%
12%
6.3%

74.5%

11.4%
3.6%
10.5%

25.5%
100%

17


Lượng rác
thu gom
tấn/năm
18587.0
18791.4
18998.1
19207.1
19418.4
19632.0
19847.9
20066.3
20287.0
20510.2
20735.8
195345.3


2.1.2. Rác y tế ( R-YT)
Lượng CTR trung bình của các bệnh viện và phòng khám đa khoa là 0.86
kg/giường.ngày, trong đó chất thải rắn nguy hại tính trung bình là 0,14 – 0,2
kg/giường.ngày. Giả sử CTNH chiếm khoảng 20% lượng CTR y tế phát sinh (0,17
kg/giường.ngày), CTNH sẽ được thu gom riêng và được xử lý bằng công nghệ đốt rác [9].
Công thức tính lượng rác thải y tế:
Ryt = G gyt (kg/ngđ)
Trong đó:
G

: Số giường bệnh

gyt


: Tiêu chuẩn thải rác y tế (kg/giường.ngđ)

Bảng 2.4: Khối lượng Rác y tế (R-YT) của Bệnh viện đa khoa thị trấn Mộc
châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu
Số
giường

Năm

Tỷ lệ thu
TC thải
(Kg/ng.ngd) gom (%)

CTR thông
thường (80%)

CTNH (20%)

(tấn/năm)

(tấn/năm)

2020-2025

300

0,86

100%


75,33

18,8

2025-2030

640

1,12

100%

172

429,8

1408,26

352

Tổng (tấn/11 năm)

Bảng 2.5: Khối lượng Rác Y tế (R-YT) của trạm y tế và phòng khám đa khoa
thị trấn Mộc Châu và Thị trấn Nông Trường Mộc Châu
Số
giường

TC thải
(Kg/ng.ngd)


Tỷ lệ thu
gom (%)

90

0,86

100%

CTRTT thông thường
(80%)

CTNH
(20%)

(tấn/năm)

(tấn/năm)

22,6

5.65

226

62,15

Tổng (tấn/11 năm)




2.1.3. Rác trường học (R-TH), cơ quan công sở (R-CS)
Giả sử lượng rác thải phát sinh trung bình từ các trường học là 0,32 kg/ng.ngđ và
cơ quan công sở là 1,8 kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100%. Số học sinh tính theo năm
2016.
Công thức tính lượng rác của trường học, cơ quan công sở:
RTH = N (kg/ngđ)
18


Trong đó:
RTH : Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do học sinh, cơ quan công sở
N

: Số học sinh/ số nhân viên (người)

g

: Tiêu chuẩn thải rác của mỗi học sinh, nhân viên (kg/ng.ngđ)

p

: Tỷ lệ thu gom rác
Bảng 2.6: Khối lượng rác từ trường học (R-TH)
Lượng rác
phát sinh và
thu gom
(tấn/11
năm)


Số học
sinh

Rác phát sinh
và thu gom
trên ngày (kg)

Lượng rác
phát sinh và
thu gom
(tấn/năm)

a

b=a*0.32*1

c=b*365/1000

d=c*11

TH Mộc Lỵ

545

174.4

63.656

700.22


TH Tây Tiến

512

133.12

48.589

534.48

TH 8-4

435

113.1

41.282

454.1

764

198.64

72.504

797.54

460


119.6

43.654

480.19

PTDT Nội Trú

445

115.7

42.231

464.54

THPT Mộc Lỵ

1325

344.5

125.74

1383.2

435

113.1


41.282

454.1

925

240.5

87.783

965.61

594

154.44

56.371

620.08

1707.1

623.09

6854

Tên trường

THCS Mộc Ly

THCS Lê Quý
Đôn

THCS 19-5
THPT Thảo
Nguyên
TTGDTX Mộc
Châu
Tổng

Thị trấn

Mộc
Châu

Nông
trường
Mộc
Châu

19


Bảng 2.7: Khối lượng rác từ các cơ quan công sở
Số
người

Rác phát sinh
và thu gom
trên ngày (kg)


Lượng rác
phát sinh và
thu gom
(tấn/năm)

Lượng rác
phát sinh và
thu gom
(tấn/11 năm)

a

b=a*1.8*1

c=b*365/1000

d=c*11

Huyện ủy, UBND
Huyện Mộc Châu

165

297

108.41

1192.5


UBND Thị trấn Mộc
Châu

55

99

36.135

397.49

Ngân hàng Agribank

24

43.2

15.768

173.45

Kho bạc Mộc Châu

45

81

29.565

325.22


Bưu điện Huyện Mộc
Châu

26

46.8

17.082

187.9

Bến xe Mộc Châu

15

18

6.57

72.27

Chi cục Thuế

36

64.8

23.652


260.17

Ngân hàng BIDV Mộc
Châu

27

48.6

17.739

195.13

UBND Thị trấn Nông
trường Mộc Châu

46

82.8

30.222

332.44

781.2

285.14

3136.5


Tên cơ sở

Tổng

2.1.4. Rác cơ sở sản xuất, kinh doanh (R-SXKD)
Giả sử lượng CTR phát sinh trung bình từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ
là 2 kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100%.

Bảng 2.8: Khối lượng rác từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KV1 và KV2
20


Lượng rác thải phát sinh và thu gom
Tên cơ sở

Số dân

Kg/ngày

Tấn/năm

Tấn/11
năm

Khách sạn Mường Thanh

150

300


109.5

1204.5

Thảo Nguyên Resort

35

70

25.55

281.05

Khách sạn Thảo Nguyên

20

40

14.6

160.6

Khách sạn Công đoàn

35

70


25.55

281.05

Khách sạn Hương Sen

15

30

10.95

120.45

Khách sạn Sao xanh

25

50

18.25

200.75

Nhà nghỉ, nhà nghỉ cộng đồng

15

30


10.95

120.45

Đại lý hàng tạp hóa

5

10

3.65

40.15

Đại lý thức ăn chăn nuôi

8

16

5.84

64.24

Nhà hàng

30

60


21.9

240.9

Đại lý bảo dưỡng xe máy

65

130

47.45

521.95

Khu du lịch

40

80

29.2

321.2

886

323.39

3557.3


Tổng

21


2.1.5. Rác nhà máy, xí nghiệp (R-XN)
Trên địa bàn 2 thị trấn Mộc Châu và Nông trường Mộc Châu có nhà máy Chè Mộc Châu và công ty cổ phần giống bò sữa Mộc
Châu tạo ra lượng rác sản xuất khá thấp. Riêng Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu có hệ thống ủ vi sinh riêng. Nên rác từ các
nhà máy này chủ yếu là rác sinh hoạt của công nhân [9].
Bảng 2.9: Khối lượng rác sinh hoạt của công nhân từ các nhà máy
Dự án/Nhà máy đang
hoạt động
Nhà máy chè Mộc Châu
Công ty cổ phần giống bò
sữa Mộc Châu

Rác SH công nhân
Giai đoạn
Số công nhân
2020-2025
2025-2030
2020-2025
2025-2030

100
150
1600
2500

TC thải

kg/người.ngày
0,5
0,5
0,5
0,5

kg/ ngày

tấn/ năm

50
75
800
1250

18,3
27,4
292,0
456,3

Tấn/ 11năm
502,7
8231,3

2.1.6. Rác chợ (R-chợ)
Bảng 2.10: Khối lượng rác từ các chợ (R-C):
Rác chợ
Chợ thực phẩm Km70
và chợ Bảo Tàng
kg/ngày

tấn/năm
Tấn/ 11năm
1.2
438
4818

Chợ trung tâm huyện Mộc Châu
kg/ngày
800

tấn/năm
292

Tấn/ 11năm
3212

22


2.1.7. Chất thải rắn từ công cộng
- Lượng chất thải rắn công cộng chiếm 10% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt
- Tổng lượng chất thải rắn công cộng thu gom từ 2020 – 2030 là:
93477 10% = 9347,7 tấn
2.1.8. Tổng lượng CTR thu gom toàn khu vực trong giai đoạn 2020 - 2030
- Tổng lượng rác thu gom trong 1 ngày của năm 2030:
= Rác khu dân cư + rác công cộng + rác công nghiệp + rác y tế + rác trường học +
rác cơ quan + rác cơ sở kinh doanh + rác chợ
= (36667 + 56810) + 849,8 + 992,59 + (471 + 24,48) + 2060,8 + 781,2 + 886 +
(460 + 145) = 100284 (tấn) = 100,3 m3
-


Tổng lượng rác thu gom trong 11 năm từ 2020 – 2030:
= Rác khu dân cư + rác công cộng + rác công nghiệp + rác y tế + rác trường học
+ rác cơ quan + rác cơ sở kinh doanh + rác chợ
= (126080 + 195345,3) + 9347,7 + 3704,2 + (1846,97 + 582,2) + 8274,1 +3136,5 +
3557,3 = 354693,2 (tấn)

2.2. Đề xuất phương án vạch tuyến thu gom
2.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến thu gom
Khi vạch tuyến thu gom CTR cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
-

Xác định những chính sách, đường lối và luật lệ hiện hành liên quan đến hệ thống

-

quản lý CTR, vị trí thu gom và tần suất thu gom.
Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như: số công nhân viên của đội thu

-

gom, các loại xe thu gom.
Ở những nơi cụ thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc gần

-

đường phố chính. Sử dụng những rào cản địa lý và tự nhiên như đường ranh giới của
tuyến thu gom.
Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu ở đỉnh dốc và tiến


-

xuống dốc khi xe đã thu gom được chất thải nặng dần.
Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom trên tuyến

-

đặt ở gần bãi đổ nhất.
CTR phát sinh ở những vị trí tắc nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời điểm

-

sớm nhất trong ngày.
Các nguồn có khối lượng CTR phát sinh lớn phải được phục vụ nhiều lần vào thời

-

gian đầu của ngày công tác.
Những điểm thu gom nằm rải rác (nơi có khối phát sinh nhỏ) có cùng số lần thu gom,

phải sắp xếp để thu gom trên cùng 1 chuyến trong cùng 1 ngày.
2.2.2. Phương án thu gom 1: Thu gom không phân loại tại nguồn
Chất thải
23rắn
thông thường


Thu gom bằng
xe đẩy tay
Điểm tập kết


Vận chuyển bằng xe ép rác

Khu xử lý
Hình 2.1: Sơ đồ phương án thu gom CTR không phân loại tại nguồn (PA1)
Thuyết minh sơ đồ thu gom
Rác thu gom chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Rác từ các hộ gia đình và cơ quan
công sở được tập trung vào các túi nilon hoặc thùng chứa rác và các hộ gia đình có
trách nhiệm mang đến các xe đẩy tay có thể tích 500 lít được đặt tại các vị trí cố định.
Rác tại các điểm tập kết được nén ép, vận chuyển bằng các xe ép rác chuyên dụng và
vận chuyển thẳng đến trạm xử lý tần suất: 1 lần/ngày. Rác sau khi đưa về khu xử lí có
thể phân loại và sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp xử lí: đốt, ủ phân compost, tái chế,
chôn lấp hợp vệ sinh…

24


2.2.3. Phương án thu gom 2: Thu gom phân loại tại nguồn

Hình 2.2: Sơ đồ phương án thu gom CTR phân loại tại nguồn (PA2)
Thuyết minh sơ đồ thu gom
Rác thải thu gom chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Theo phương án này mỗi hộ gia
đình, cơ quan sẽ trang bị 2 thùng rác khác màu, thùng màu xanh dùng để thu gom chất
thải hữu cơ, thùng màu da cam dùng để gom chất thải vô cơ. Các xe thu gom đẩy tay
được chia thành 2 màu xanh và màu da cam để thu gom 2 loại chất thải khác nhau sẽ
đi đi dọc theo các đường phố và các ngõ trong khu vực cung cấp dịch vụ vào thời gian
đã định trước trong ngày. Các hộ gia đình có trách nhiệm mang chất thải rắn chứa
trong các thùng rác và đổ trực tiếp vào xe thu gom. Các xe thu gom đẩy tay sau khi đã
thu đầy rác sẽ được vận chuyển tập trung tới các điểm tập kết sau đó sẽ được các xe
nén ép rác chuyên dụng thu gom từng loại chất thải rồi vận chuyển thẳng đến trạm xử

lý. Rác thải nguy hại và rác thải tái chế được phân loại trực tiếp tại nguồn và được cho
vào các thùng riêng có dung tích 14m 3. CTNH sẽ được đưa tới bãi chôn lấp bằng xe
container, rác tái chế được các công ty hoặc người dân thu mua rồi vận chuyển tới địa
điểm tái chế.

25


×