Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 đến 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.04 KB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan.
Tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp đúng theo đề cương tốt nghiệp được Khoa
Môi trường và phòng Đào tạo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
phê duyệt quyết định.
Các bước thực hiện, tính toán, thiết kế được áp dụng theo các tài liệu khoa
học chính thống, được công bố rộng rãi.
Các số liệu, dẫn chứng hoàn toàn được sử dụng từ các tài liệu đã được thẩm
định và được giảng dạy trong trường và một số trường Đại học khác.
Các kết quả tính toán, nghiên cứu của đồ án hoàn toàn được thực hiện
nghiêm túc và chưa được công bố trong luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học
khác.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Lưu Văn Khang

1


LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ và là yêu cầu của sinh viên để kết thúc khóa
học trước khi tốt nghiệp ra trường, đồng thời nó cũng giúp cho sinh viên tổng kết
được những kiến thức đã học trong suốt quá trình học tập, cũng như định hướng
nghề nghiệp trong tương lai.
Từ thực tế đó, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quy hoạch hệ thống
quản lý chất thải rắn cho huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; giai đoạn 2020 – 2030”
Sau hơn ba tháng thực hiện Đồ án tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành đồ án của
mình. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Môi trường, trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện để bản thân tôi có thể hoàn thành
Đồ án tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Thị Mai- Giảng viên Khoa Môi


trường đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Đồ án tốt
nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Lưu Quang Hưởng, Chánh văn phòng Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình chuẩn bị, thu
thập tài liệu, những chia sẻ, góp ý của anh trong quá trình thực hiện đồ án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Môi trường đã dạy dỗ
và tạo điều kiện để tôi hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Do những hạn chế về mặt thời gian, khiến thức và kinh nghiệm thực tế nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
và các bạn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Lưu Văn Khang

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTCT
Bê tông cốt thép
CCN
Cụm công nghiệp
CTR
Chất thải rắn
CTRPHSHC


Chất thải rắn phân hủy sinh học

chậm
CTRPHSHN

Chất thải rắn phân hủy sinh học

nhanh
GTB
Giá thiết bị
GXL
Giá xây lắp
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
VNĐ
Đồng(tính theo đơn vị tiền tệ của Việt Nam)

4


DANG MỤC BẢNG

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH

6



MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Hưng Hà là một huyện đồng bằng, nằm ở rìa phía Tây Bắc của tỉnh Thái
Bình, diện tích tự nhiên là 200,42 km². Trong những năm gần đây, cùng với sự hội
nhập, phát triển của kinh tế thế giới bộ mặt làng quê cũng có những bước chuyển
mình mạnh mẽ. Từ nửa cuối những năm 2015, Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà đã cố
gắng, phấn đấu gấp rút hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới . Ngày
18/2/2016, Hưng Hà vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là
huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
Trong những năm gần đây, kinh tế Hưng Hà có sự tăng trưởng mạnh, cùng
với đó là sự phát triển của các khu công nghiệp, tốc độ hóa cao, mức thu nhập của
người dân được nâng cao. Cùng với sự phát triển của kinh tế, các vấn đề về môi
trường cũng đang nóng lên từng ngày. Con người ngày càng quan tâm đến các vấn
đề môi trường . Trong đó đáng kể nhất là vấn đề về chất thải rắn tại các làng quê, và
ngay cả ở 2 thị trấn: Thị trấn Hưng Nhân, Thị trấn Hưng Hà .
Mặc dù 35 xã ( 33 xã và 2 thị trấn) đều đã quy hoạch hệ thống thu gom chất
thải rắn nhưng theo thực tế quan sát thì việc thu gom hiện tại chưa đạt được hiệu
quả cao. Việc xử lí chất thải rắn chỉ dừng lại ở việc thu gom, tập kết ra các bãi đất
trống cách xa khu dân cư 500 – 1000m sau đó được đốt tự nhiên gây ảnh hưởng xấu
đến mĩ quan, chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả thu gom, xử lí , giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới
chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng, dưới sự hướng dẫn của ThS. Vũ Thị
Mai, Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội tôi quyết định lựa chọn đề tài : “Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn
cho huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; giai đoạn 2016-2030” để làm Đồ án tốt
nghiệpvới hi vọng mang những kiến thức mình được học về phục vụ quê hương.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Từ những số liệu thu thập được về thực trạng phát sinh rác thải trên địa bàn
huyện Hưng Hà, nghiên cứu, tính toán với mục tiêu:

7


+ Đề xuất 2 phương án thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện Hưng Hà,
tính toán, quy hoạch các tuyến thu gom, khái toán kinh tế cho từng phương án.
+ Quy hoạch, thiết kế xây dựng 2 phương án xử lí chất thải rắn kèm bản
khai toán kinh tế.

1.3. Nội dung nghiên cứu
Chương I: Tổng quan về huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Chương II: Đề xuất, tính toán 2 phương án thu gom chất thải rắn trên địa bàn
huyện Hưng Hà .
Chương III: Đề xuất, tính toán 2 phương án xử lý chất thải rắn huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình.
Chương IV: Kết luận, kiến nghị

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu, các công
thức dựa trên các tài liệu có sẵn, các tài liệu tham khảo, các TCVN, QCVN có liên
quan, thông tin về các công ty
Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện
khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội của huyện Hưng Hà.
Phương pháp tính toán theo các tiêu chuẩn thiết kế: Dựa vào các tài
liệu và thông tin thu thập được để tính toán, thiết kế hệ thống xử lý chất thải rắn
sinh hoạt phù hợp.
Phương pháp đồ họa: sử dụng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc
các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý chất thải rắn.

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Tham vấn ý kiến của cán
bộ tại địa phương.
1.5

-

Phạm vi thực hiện đề tài

Khu vực nghiên cứu: Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Đề xuất, tính toán chi tiết các phương án thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Đối với chất thải nguy hại chỉ đề xuất phương án thu gom, không tính toán chi tiết.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HƯNG HÀ , TỈNH THÁI BÌNH

8


1.1.
1.1.1.

Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Hưng Hà.
Vị trí địa lí [6]

Hình 1.1 Bản đồ huyện Hưng Hà
Hưng Hà nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, bao gồm 35 xã và
thị trấn (33 xã và 02 thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên là 21.028,68 ha, chiếm
12,96% tổng diện tích tỉnh Thái Bình. Ranh giới của huyện được xác định như
sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên.
- Phía Nam giáp huyện Vũ Thư.

- Phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và huyện Đông Hưng.
- Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam.
Huyện có ba mặt tiếp giáp với 3 con sông lớn (sông Hồng phía Tây, sông
Luộc phía Bắc và sông Trà Lý phía Tây Nam).
1.1.2.

Đặc điểm địa hình [6]
Huyện Hưng Hà thuộc vùng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng
phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% (trên 1km), cao trình biến thiên từ 1 - 2m so với mặt
nước biển. Nhìn chung, địa bàn huyện có độ cao bình quân lớn nhất tỉnh, hướng đất
thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Đất Hưng Hà thuộc khu vực phía Bắc sông Trà Lý được hình thành sớm và
chịu ảnh hưởng của phù sa sông Hồng và sông Luộc nên là vùng đất tương đối cao
hơn, độ cao trung bình từ 1,3 - 2,5 m so với mực nước biển.

1.1.2.1.

Đặc điểm khí hậu
9


Huyện Hưng Hà nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, và có sự ảnh
hưởng của biển. Đặc điểm khí hậu thời tiết của huyện như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,50C, cao nhất là 390C, nhiệt độ thấp
nhất là 40C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm xấp xỉ 2.000mm, biên độ giao động
1.200 - 3.000mm, phân bố theo mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài 7 tháng (tháng 5 đến
tháng 11).
Theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa lớn
nhất trên ngày trên địa bàn : 126mm vào ngày 21/7.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84%, mùa mưa
độ ẩm cao có thể đạt tới 88%, độ ẩm thấp nhất là 24%.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.372 giờ, các tháng
có số giờ nắng cao từ tháng 3 đến tháng 9 trung bình đạt 260 giờ/tháng (cao nhất vào
tháng 5), các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau trung bình
120 - 130 giờ/tháng (thấp nhất vào tháng 12).
- Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông từ tháng 11 đến tháng 4; gió Đông
Nam tháng 5; gió Tây tháng 6 đến tháng 9; gió Tây Nam tháng 10. Tốc độ gió trung
bình năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9m/s, trung bình tháng nhỏ nhất là
3,1m/s.
1.1.3.

Đặc điểm thủy văn [6]
Huyện Hưng Hà chịu ảnh hưởng chủ yếu của các sông là sông Hồng, sông
Luộc và sông Trà Lý.
- Sông Hồng chảy ven theo địa giới hành chính các xã Tiến Đức, Hồng An,
Minh Tân, Độc Lập, Hồng Minh; với chiều dài khoảng 14 km. Vào mùa mưa từ
tháng 6 đến tháng 10 mực nước sông lên nhanh và cao hơn mặt ruộng từ 2 - 5m.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau mực nước sông xuống thấp hơn mặt
ruộng từ 2 - 3m. Sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước
sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cũng cung cấp lượng phù sa không nhỏ phục vụ
việc cải tạo đồng ruộng.
- Sông Luộc là một nhánh của sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt đầu
từ xã Tân Lễ đến xã Điệp Nông qua địa phận các xã: Tân Lễ, Canh Tân, Cộng

10


Hòa, Hòa Tiến, Tân Tiến, Điệp Nông có chiều dài 21km. Lưu lượng dòng chảy
phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Sông Luộc cũng góp phần tích cực vào việc

tưới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng.
- Sông Trà Lý là một nhánh của sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt đầu từ
xã Hồng Minh đến xã Chí Hòa (qua địa phận 2 xã: Hồng Minh, Chí Hòa); có chiều dài
4,5km. Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm.
1.1.4.

Dân số[1]
Theo báo cáo của Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Hưng Hà
năm 2015:
Tính đến cuối năm 2015, dân số trên địa bàn huyện bao gồm 33 xã và 2 thị
trấn là 278365 người.
Ti lệ gia tăng dân số hàng năm xấp xỉ 1,2%.

1.1.5.

Điều kiện về giao thông[6]
- Quốc lộ:Có 1 tuyến Quốc lộ 39 chạy qua với tổng chiều dài 19,5 km, đi qua
Triều Dương nối với Hưng Yên. Hiện trạng đường thuộc đường cấp IV, V.
- Đường tỉnh:Có 4 tuyến với tổng chiều dài 44,1 km, bao gồm tỉnh lộ 452,
453, 454, 455. Các tuyến tỉnh lộ thuộc đường cấp IV và V.
- Đường huyện:Có 22 tuyến với tổng chiều dài 79,5 km, do huyện quản lý.
Các tuyến đường thuộc đường cấp IV và V.
- Hệ thống đường xã: Các tuyến đường do xã quản lý có tổng chiều dài 234,7
km.
- Hệ thống đường thôn xóm: Các tuyến đường do xóm quản lý có tổng chiều
dài 59 km.
Huyện Hưng Hà là một trong những địa phương cấp huyện có thành tích tốt
nhất trong cả nước về xây dựng cơ sở vật chất, với hệ thống điện, đường, trường,
trạm khá phát triển. Đến nay, mật độ trung bình cho các loại đường từ đường xã trở
lên đã đạt 2,12km/km2. Đường trục từ thị trấn huyện lỵ về các trung tâm xã cơ bản

đã được rải nhựa. Một số đoạn của tuyến đường đê và các tuyến đường quan trọng

phục vụ phòng, chống lũ bão đã được đầu tư xây dựng kè đá, chống sạt lở.
1.2.
Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Hưng Hà
1.2.1. Các nguồn và loại chất thải rắn phát sinh [2]
- Chất thải rắn sinh hoạt:
+ Ở Thị trấn: Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị được sinh ra từ các hộ gia
đình, các khu tập thể, chất thải đường phố, chợ, các trung tâm dịch vụ thương mại,

11


các cơ quan, trường học,... Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình
là 4,5 - 6 tấn/ngày.
+ Ở các xã: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi xã từ 1,5-

1,8 tấn/ngày
CTR y tế:
Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy
thuộc bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực
hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng... Lượng CTR y tế phát
sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy thuộc bệnh viện chuyên khoa hay
đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư
tiêu hao được sử dụng...
+ Hai bệnh viện đa khoa trên địa bàn huyện được đầu tư lò đốt rác theo công
nghệ Nhật Bản đã đi vào hoạt động khá hiệu quả.
+ Nếu tính trung bình lượng CTR y tế tại các trạm y tế phát sinh khoảng 0,83
kg/giường bệnh thực kê/ngày ; trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại chiếm
khoảng 7 -10%


-

CTR từ các cụm công nghiệp( CCN)
Bảng 1.1. Chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp.
TT

CCN

1

Đồng Tu

137.361

1.854

2

Hưng Nhân

42.520

574

3

Minh Tân

28.749


388

4

Diện tích sử dụng

Số lượng CTR phát sinh (tấn/năm)

Thái Phương
76.715
1.036
Thành phần CTR chủ yếu gồm: chất thải rắn từ quá trình sinh hoạt, ăn ca của

các doanh nghiệp, các phế thải nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, phế thải trong quá
trình sản xuất công nghiệp may mặc, các bao bì vật liệu tổng hợp, đóng gói sản
phẩm,...
1.2.2.

Hiện trạng thu gom, vận chuyển, quản lý chất thải rắn [2]
Tính đến đầu năm 2016, 35/35 xã, thị trấn ở Hưng Hà có quy hoạch
bãi chứa rác thải sinh hoạt theo tiêu chí NTM. Toàn huyện có 240 tổ thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt .Tuy nhiên việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các
12


xe cải tiến, tần suất thu gom còn thưa (trung bình từ 1 - 2 lần/tuần) và rác chưa được
thu gom triệt để. Tỉ lệ thu gom CTR ở địa phương đạt tỉ lệ không cao đạt 60-70%
Công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Tại nhiều khu vực, khu công nhiệp, chất

thải nguy hại không được phân loại riêng còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt
hoặc xử lý tự phát không đúng quy trình kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đời sống nhân
dân.
1.2.3. Khả năng phân loại chất thải rắn tại nguồn
Huyện Hưng Hà là huyện đang trong quá trình phát triển, số lượng xã
nông thôn chiếm tới 33/35 xã, thị trấn, trình độ nhận thức của người dân về phân
loại rác còn nhiều yếu kém. Hơn nữa, do việc triển khai phân loại và thu gom xử lí
theo hướng phân loại đòi hỏi lộ trình cụ thể, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí
nên khó áp dụng trên địa bàn huyện
1.2.4. Thành phần của CTR.[6]
Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Thái Bình
Thành phần chất thải bao gồm chất thải rắn hữu cơ chiếm tỷ lệ 55% (gồm:
rau quả, thức ăn thừa, thực phẩm thải bỏ, lá cây...); chất thải rắn vô cơ (gồm: cao su,
nilon, nhựa, giấy, bìa carton, giẻ vụn, kim loại, thủy tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát,
các loại vật liệu khác) chiếm tỷ lệ 45%, trong đó:giấy 4,5%, vải 4,5%, gỗ 4,9%,
nhựa 14,3%, da và cao su 1%, kim loại 0,5%, thủy tinh 1,7%, sành sứ 1,3%, đất và
cát 3,1%, xỉ than 5,7%, bùn 2,3%, các loại khác 1,2% (tỷ lệ % thành phần rác thải
không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực dân cư, khu vực
sản xuất).
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU GOM CHẤT THẢI RẮNCHO
HUYỆNHƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2020 – 2030
2.1.Tính toán dân số, lượng chất thải rắn phát sinh giai đoạn 2020 - 2030
2.1.1. Số liệu đầu vào
Theo “Báo cáo của Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Hưng Hà
năm 2015” dân số toàn huyện là 278365 người. Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm ở
mức 1,2%.
13



 Dân số của từng năm được tính như sau
Nn = Nn-1x 1,012 (người)
Trong đó: Nn: dân số năm cần tính
Nn-1: dân số của năm trước đó
Kết quả tính toán được thể hiện tại phụ lục I của đồ án này
Ta có thể tính toán dân số trên địa bàn vào năm 2030: 332907 người.
-

2.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt
Tính lượng rác thải:
Lượng rác = Dân số x Tiêu chuẩn thải rác (kg/ngđ)
Theo Kết quả điều tra khảo sát của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Bình
năm 2014, lượng chất thải rắn phát sinh ở các xã từ 1500-1800kg/ngày
(0,22kg/người.ngày), ở thị trấn là 4500-6000kg/ngày(0,44kg/người.ngày). Trong
giai đoạn 2020-2030, lượng chất thải rắn phát sinh theo đầu người ở khu vực các xã
ước tính 0,40kg/người.ngày, ở các thị trấn là 0,8kg/người.ngày.
-Lượng rác được thu gom hàng năm :
Rác được thu gom = Lượng rác x Tỷ lệ thu gom theo năm x 365

-

(kg/năm)
Khối lượng riêng của rác: theo quy chuẩn 100-400 kg/m3 . Lấy bằng 380kg/m3
Thể tích rác thu gom = Lượng rác thu gom/ khối lượng riêng (m 3/năm)
Kết quả cụ thể được thể hiện trong Bảng 2.1

14


Bảng 2.1 Dự báo lượng CTR phát sinh , thu gom vào năm 2030.


STT

Tên xã

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Bắc Sơn
Canh Tân
Chí Hoà
Chi Lăng
Cộng Hoà
Dân Chủ
Điệp Nông
Đoan Hùng
Độc Lập
Đông Đô
Duyên Hải
Hoà Bình
Hoà Tiến
Hồng An
Hồng Lĩnh
Hồng Minh
Hùng Dũng
Kim Trung
Liên Hiệp

Minh Hoà
Minh Khai
Minh Tân
Phúc Khánh
Tân Hoà
Tân Lễ
Tân Tiến
Tây Đô
Thái Hưng
Thái Phương
Thống Nhất
Tiến Đức
TT H.Nhân
TT Hưng Hà
Văn Cẩm
Văn Lang
Toàn huyện

Dân số
năm 2030
(người)

7349
7191
8723
8892
9722
6167
14116
9691

8553
10204
9650
5300
14346
11218
6579
11021
7111
10298
7025
8077
6834
7797
6582
7491
15768
8803
8526
6706
12862
10985
10482
19033
11859
8566
9377
332907

Tỉ lệ rác

phát sinh
(kg/người
/ngày)

Lượng
CTR phát
sinh
(kg/ngày)

Tỉ lệ
thu
gom
(%)

0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4

0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.8
0.8
0.4
0.4

2939.6
2876.4
3489.2
3556.8
3888.8
2466.8
5646.4
3876.4
3421.2
4081.6

3860
2120
5738.4
4487.2
2631.6
4408.4
2844.4
4119.2
2810
3230.8
2733.6
3118.8
2632.8
2996.4
6307.2
3521.2
3410.4
2682.4
5144.8
4394
4192.8
15226.4
9487.2
3426.4
3750.8
145518.4

90
90
90

90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90

90
90

15

Rác thu gom
theo ngày
(kg/ngày)

2645.64
2588.76
3140.28
3201.12
3499.92
2220.12
5081.76
3488.76
3079.08
3673.44
3474
1908
5164.56
4038.48
2368.44
3967.56
2559.96
3707.28
2529
2907.72
2460.24

2806.92
2369.52
2696.76
5676.48
3169.08
3069.36
2414.16
4630.32
3954.6
3773.52
13703.76
8538.48
3083.76
3375.72
130966.56


2.1.3

Chất thải rắn phát sinh từ sản xuất
Bảng 2.2 Dự báo lượng CTR phát sinh từ các cụm công nghiệp năm 2030.
TT

1
2
3
4

CCN


Diện tích
sử dụng
(m2)

CTR phát sinh
(tấn/năm)
2015

CTR phát sinh
(tấn/năm)
2030

Đồng Tu
13761
1854
Hưng Nhân
4252
574
Minh Tân
28749
388
Thái Phương
76715
1036
Trên địa bàn có 4 CCN với 2 loại hình sản xuất chính:

2781
861
582
1554


+ CCN Đồng Tu, Hưng Nhân, Thái Phương sản xuất ngành dệt may :
-

Chất thải chủ yếu là bông, vải nên được các doanh nghiệp kí kết với các đơn vị sản
xuất chăn gối, nguyên liệu cho việc chạy lò hơi nên lượng chất thải thực tế không
đáng kể .
+ CCN Minh Tân, sản xuất gạch Tuy nen, nên chất thải rắn chủ yếu là gạch
phế phẩm có thể dùng để gia cố hệ thống chân đê bao hoặc sử dụng cho các mục
đích xây dựng.
Chính vì vậy nên ta không tính vào lượng CTR thu gom.

2.1.3.

Chất thải rắn từ trường học:
Tiêu chuẩn thải rác: 0,2kg/học sinh.

-

Đối với Tiểu học cơ sở, Trung học cơ sở ở các xã.
Số học sinh tính toán cho mỗi khối: 5 lớp . Sĩ số: 30 học sinh.
Lượng CTR phát sinh:
M = Tiêu chuẩn thải rác số học sinh 1 khốiSố khối lớp
= 0,21509 = 270(kg/ngđ)
Đối với Thị trấn Hưng Hà ngoài trường Tiểu học cơ sở Thị Trấn, Trung học
cơ sở Thị Trấn, trên địa bàn còn có Tiểu học cơ sở Lê Danh Phương, Trung học cơ
sở Lê Danh Phương, với sĩ số gần 1200 học sinh.
Lượng CTR phát sinh 1 trường:
M = Tiêu chuẩn thải rác Số học sinh = 0,21200= 240(kg/ngđ).
Lượng CTR phát sinh từ các trường THCS, THCS trên địa bàn huyện trong 1

ngày là:
MCTR THCS,THCS = 270 90%35+224090%= 8937(kg/ngđ)
16


-

THPT và cấp học tương đương.
Bảng 2.3 Dự báo CTR phát sinh từ các trường THPT và cấp độ tương đương
trên địa bàn năm 2030.
Số
học
sinh

Tiêu
chuẩn
thải
(kg/
học
sinh)

Rác
phát
sinh
trên
ngày
(kg)

Tỉ lệ
thu

gom
(%)

CTR thu
gom
trên
ngày
(kg/ngđ)

Tên trường

Xã, thị trấn

THPT Trần Thị Dung

Thị trấn Hưng

1800

0.2

360

90

324

THPT Hưng Nhân
THPT Bắc Duyên Hà
TTGDTX Hưng Hà

Trung cấp nghề
THPT Nam Duyên

Nhân

1600
1800
1000
900

0.2
0.2
0.2
0.2

320
360
200
180

90
90
90
90

288
324
180
162


Minh Hòa

2000

0.2

400

90

360

THPT Đông Hưng Hà

Hùng Dũng

2200

0.2

440

90

396

THPT Trần Thủ Độ

Hồng Lĩnh


1000

0.2

200

90

180



TT. Hưng Hà

Tổng
2460
2214
Lượng CTR thu gom từ các Trường THPT và cấp tương đương trong 1 ngày:
MCTR THPT=2214 (kg/ngđ)
Vậy tổng lượng CTR phát sinh từ các trường học trên địa bàn huyện là:
MCTR Trường học = MCTR THCS,THCS + MCTR THPT
= 8937+2214= 11151,00 (kg/ngđ) = 11,15 (tấn/ngày đêm)

17


2.1.4.

Chất thải rắn từ bệnh viện
Đối với chất thải rắn phát sinh từ các bệnh viện.

+ Nếu tính trung bình lượng CTR y tế tại các trạm y tế phát sinh khoảng 0,83
kg/giường bệnh thực kê/ngày ; trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại chiếm
khoảng 7 -10%.
Các trạm y tế ở các xã quy mô nhỏ < 10 giường bệnh/ trạm.Nên lượng CTR
phát sinh hàng ngày là không đáng kể.
+ Hai bệnh viện đa khoa trên địa bàn huyện được đầu tư lò đốt rác theo công
nghệ Nhật Bản đã đi vào hoạt động khá hiệu quả.
CTR từ các trạm y tế sẽ được lưu trữ lại, vận chuyển đến xử lí ở 2
bệnh viện đa khoa trên địa bàn. Tần suất thu gom, xử lí: 1lần/tuần.

2.2.

Đề xuất phương án thu gom chất thải rắn
Từ thực tế về tình hình thu gom CTR ở địa phương còn nhiều bất cập:
Một là CTR phát sinh được thu gom với tần suất còn khá thưa ( 1 đến 2
lần/tuần đối với khu vực nông thôn) nên khi thu gom , có hiện tượng rác bị phân
hủy gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Hai là hiệu quả chưa thực sự cao(chỉ đạt từ 60-70%). Phần CTR chưa được
thu gom phân tán rải rác gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỹ quan môi trường và sức
khỏe cộng đồng.
Từ đó yêu cầu đề ra cấp thiết là phải xây dựng phương án thu gom mới phù
hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi,
tôi đề xuất 2 phương án thu gom CTR trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình;
giai đoạn 2020-2030 như sau:

18


2.2.1. Phương án 1


Nguồn phát sinh

Xe đẩy tay

Điểm tập kết

Xe cơ giới chuyên dụng

Khu xử lý
Hình 2.1 Sơ đồ thu gom phương án 1
Thuyết minh sơ đồ thu gom
Rác từ các hộ gia đình được tập trung vào các túi nilon hoặc xô,
thùng chứa rác đặt tại khu vực tập kết rác theo từng cụm gia đình(4-5 hộ liền kề).
Các công nhân có nhiệm vụ thu gom rác vào các xe đẩy tay và chở về các điểm tập
kết theo quy định.
Rác tại các điểm tập kết được nén ép, vận chuyển bằng các xe ép rác
chuyên dụng và vận chuyển thẳng đến trạm xử lý tần suất: 1 lần/ngày. Rác sau khi
đưa về khu xử lí có thể phân loại và sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp xử lí: ủ phân
compost, tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh…

19


2.2.2. Phương án 2
Về cơ bản thì phương pháp thu gom theo phương án 2 giống với
phương án 1. Tuy nhiên, tần suất thu gom theo phương án 2 có sự khác biệt: 1
lần/ngày đối với khu vực thị trấn và 2 ngày/1 lần đối với khu vực các xã . Rác thải
sau khi thu gom sẽ khó để phân loại, ủ phân compostnên thích hợp cho chôn lấp
hợp vệ sinh.
2.3.1 Tính toán thu gom theo phương án 1

Chất thải rắn không được phân loại tại nguồn.
Thu gom sơ cấp bằng xe đẩy tay
Chọn xe đẩy tay có V= 660m3, hệ số sử dụng thùng f = 0,85
 Vtt = 0,66 x 0,85 = 0,56m3

Chọn t = 4 h là thời gian đẩy hết 1 chuyến, 1 ngày làm việc 8h
Số chuyến xe 1 người đẩy được trong 1 ngày là = 2 chuyến
Thu gom thứ cấp bằng xe thùng cố định.
Hệ số nén fnén = 2
Tổng số xe đẩy tay : 614 xe.
Hệ số phục vụ: 1 người/xe đẩy tay.
Mỗi công thu gom 2 xe đẩy tay/ ngày.
Chất thải rắn phát sinh từ trường học.
-

Đối với Tiểu học cơ sở, Trung học cơ sở ở các xã.
Số thùng thu gom =
= = 1,14(xe).
Làm tròn 1 xe.
Đối với Thị trấn Hưng Hà ngoài trường Tiểu học cơ sở Thị Trấn, Trung học
cơ sở Thị Trấn, trên địa bàn còn có Tiểu học cơ sở Lê Danh Phương, Trung học cơ
sở Lê Danh Phương, với sĩ số gần 1200 học sinh.
Lượng CTR phát sinh 1 trường:
M = Tiêu chuẩn thải rác Số học sinh = 0,21200= 240(kg/ngđ)
Số thùng thu gom =
= = 1,01(xe).
Làm tròn: 1 xe.

-


THPT và cấp học tương đương.
Bảng 2.4 Lượng CTR phát sinh từ các trường THPT và cấp độ tương đương
trên địa bàn huyện Hưng Hà
20


Số học
sinh
(người)

Rác
phát
sinh(kg)

Tỉ lệ
thu
gom
(%)

Số
xe
thu
gom

Số
xe
thực
tế

1800

1600
1800
1000
900

360
320
360
200
180

90
90
90
90
90

1.52
1.35
1.52
0.84
0.76

2
2
2
1
1

Minh Hòa


2000

400

90

1.69

2

THPT Đông Hưng Hà

Hùng Dũng

2200

440

90

1.86

2

THPT Trần Thủ Độ

Hồng Lĩnh

1000


200

90

0.84

1

Tên trường

THPT Trần Thị Dung
THPT Hưng Nhân
THPT Bắc Duyên Hà
TTGDTX Hưng Hà
Trung cấp nghề
THPT Nam Duyên


Xã, thị trấn

TT. Hưng Nhân
TT. Hưng Hà

Từ đó ta có số liệu tính toán, đề ra phương án vạch tuyến thu gom, lựa
chọn loại xe thu gom thứ cấp có dung tích phù hợp. Kết quả được tổng hợptrong
bảng sau:
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp kết quả vạch tuyến thu gom chất thải rắn
theo phương án 1
ST

T

Tuyế
n

1

01

2

02

3

03

4

04

5

05

6

06

7


07

8

08

9

09

Địa bàn phục vụ

Tân Lễ
Canh Tân
Cộng Hòa
Hòa Tiến
TT. Hưng Nhân
TT. Hưng Nhân
Tân Hòa
Tiến Đức
Hồng An
Thái Hưng
Liên Hiệp
Phúc Khánh
Thái Phương
Kim Trung
Minh Tân
Độc Lập
Hồng Minh

Hồng Minh

Rác
trường
học

Số
thùng

27
12
16
24
40
24
13
18
19
11
12
11
22
17
13
14
12
7

1
1

1
1
1
4
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
21

Tổng
số
thùng

Số điểm
hẹn

Loại xe

41

6


12m3

42

6

12m3

41

6

12m3

42

6

12m3

39

6

12m3

37

6


12m3

41

6

12m3

41

6

12m3

41

6

12m3


ST
T

Tuyế
n

10

10


11

11

12

12

13

13

14

14

15

15

16

16

17

17

Địa bàn phục vụ


Chí Hòa
Minh Hòa
Minh Khai
Văn Lang
Hồng Lĩnh
TT Hưng Hà
TT Hưng Hà
Thống Nhất
Hòa Bình
Đoan Hùng
Tân Tiến
Tây Đô
Chi Lăng
Đông Đô
Bắc Sơn
Duyên Hải
Văn Cẩm
Dân Chủ
Điệp Nông
Hùng Dũng

Rác
trường
học

Số
thùng

15

14
12
16
11
36
4
19
9
16
15
14
15
17
12
16
14
10
24
12

1
3
1
1
2
6
1
1
1
1

1
1
2
1
1
1
1
1
3

22

Tổng
số
thùng

Số điểm
hẹn

Loại xe

42

7

12m3

42

6


12m3

34

6

9m3

33

5

9m3

31

5

9m3

32

5

9m3

43

7


12m3

40

6

12m3


Tính toán các tuyến thu gom rác:
- Thời gian lấy tải cho một chuyến
Pcd = Ct (uc) + (np -1)(dbc)
Trong đó
Pcd: thời gian lấy tải cho một chuyến (h/chuyến)
Ct: số xe đẩy tay đổ bỏ (dỡ tải) trong 1 chuyến thu gom ( xe đẩy
tay/ch)
uc: thời gian lấy tải trung bình cho một thùng, giờ / thùng.
Chọn uc = 0,05h/xe đẩy tay
np: số vị trí đặt xe thu gom trên một chuyến thu gom, vị trí/ch
dbc: thời gian trung bình hao phí giữa các vị trí đặt xe thu gom ( giờ/vị
trí)
Với dbc = a + bx’
+ a và b là các hằng số tương ứng vận tốc di chuyển giữa các
điểm tập kết chọn vận tốc là 24,1 km/h  a = 0,06; b = 0,04164
+ x’: khoảng cách trung bình giữa các điểm tập kết ,
- Thời gian cho một chuyến là
Tyêu cầu = (Pcd + s + Tchuyên chở )= (Pcd + s + a +b.x) )
Trong đó
Tcd : thời gian lấy tải cho một chuyến (h/ch)

Pcd : thời gian lấy tải cho một chuyển (giờ /ch)
s: thời gian tại bãi đỗ. Chọn s = 0,15(h)
Vận tốc trung bình của xe khi vận chuyển 2 chiều: 40,6 km/h
+ a và b là các hằng số tương ứng vận tốc 40,6km/h
 a = 0,05; b = 0,02860
x: Độ dài quãng đường chuyên chở(km)
W: Hệ số kể đến các yếu tố không sản xuất W = 0, 15
Tuyến 1: 30,23km
Số xe đẩy tay đổ bỏ (dỡ tải) trong 1 chuyến thu gom Ct = 41 xe đẩy
tay.
Số vị trí tập kết xe thu gom np =6 vị trí
23


Quãng đường chuyên chở, x=23,31km.
Khoảng cách giữa Điểm tập kết đầu tiên đến điểm tập kết cuối cùng:
6,92km
Khoảng cách trung bình giữa các điểm tập kết ,x’= = 1,384 km
dbc: thời gian trung bình hao phí giữa các vị trí đặt xe thu gom ( giờ/vị trí)
Với dbc = a + bx’
+ a và b là các hằng số tương ứng vận tốc di chuyển giữa các
điểm tập kết chọn vận tốc là 24,1 km/h  a = 0,06; b = 0,04164
dbc = 0,06 + 0,04164 1,384=0,118(h)
- Thời gian lấy tải cho một chuyến
Pcd = Ct (uc) + (np -1)(dbc)
 Pcd = 41 . 0,05 + (6-1)0,118 = 2,64(h)
- Thời gian yêu cầu cho một chuyến là:
Tyêu cầu = (Pcd + s + Tchuyên chở )= (Pcd + s + a +b.x)
 Tyêu cầu = (2,64 + 0,15 +0,05 + 0,0286. 23,31) = 4,12(h)
Tinh toán tương tự cho các tuyến thu gom còn lại ta có kết quả tính toán như

sau:

24


Bảng 2.6 Tổng kết tính toán các tuyến thu gom theo phương án 1.

STT

Tuyến

Tổng số
thùng

Số điểm
hẹn

(thùng)

(điểm)

Khoảng cách từ
Bãi chôn lấp đến
điểm tập kết dầu
tiên
(km)

Khoảng cách từ
điểm tập kết đầu
tiên đến điểm tập

kết cuối cùng
(km)

Khoảng cách từ
điểm tập kết cuối
cùng đến bãi chôn
lấp
(km)

Tổng chiều dài
tuyến thu gom
(km)

Quãng
đường
chuyên chở
x(km)

Khoảng cách
trung bình giữa
các điểm tập kết
x'(km)

Thời gian trung
bình hao phí
giữa các vị trí
đặt xe thu gom
dbc(h/vị trí)

Thời gian

cần thiết
cho 1
chuyến
Tcđ(h)

Thời gian yêu cầu
cho 1 chuyến tính
đến hệ số không
làm việc
Tyc(h)

1

1

41

6

11.72

6.92

11.59

30.23

23.31

1.384


0.118

2.64

4.12

2

2

42

6

14.23

6.69

9.67

30.59

23.9

1.338

0.116

2.68


4.19

3

3

41

6

13.46

4.79

9.78

28.03

23.24

0.958

0.100

2.55

4.02

4


4

42

6

13.16

5.24

7.92

26.32

21.08

1.048

0.104

2.62

4.02

5

5

39


6

7.3

7.1

4.87

19.27

12.17

1.420

0.119

2.55

3.64

6

6

37

6

7.68


7.38

6.47

21.53

14.15

1.476

0.121

2.46

3.60

7
8
9
10
11
12
13
14

7
8
9
10

11
12
13
14

41
41
41
42
42
34
33
31

6
6
6
7
6
6
5
5

2.12
2.09
5.74
3.16
3.71
8.26
7.52

8.42

6.96
5.52
9.52
7.03
5.55
5.59
6.45
4.75

0.8
7.61
10.23
5.92
4.28
4.03
7.61
10.08

9.88
15.22
25.49
16.11
13.54
17.88
21.58
23.25

2.92

9.7
15.97
9.08
7.99
12.29
15.13
18.5

1.392
1.104
1.904
1.172
1.110
1.118
1.613
1.188

0.118
0.106
0.139
0.109
0.106
0.107
0.127
0.109

2.64
2.58
2.75
2.75

2.63
2.23
2.16
1.99

3.44
3.60
4.00
3.78
3.60
3.28
3.28
3.20

15

15

32

5

12.98

3.46

15.06

31.5


28.04

0.865

0.096

1.98

3.51

16
17

16
17

43
40

7
6

11.86
14.26

7.69
7.02

8.97
8.78


28.52
30.06

20.83
23.04

1.282
1.404

0.113
0.118

2.83
2.59

4.27
4.06

25


×